1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH

45 1,7K 25
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 49,11 KB

Nội dung

TỔNG QUAN VỀ QUẢN CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH. 1.1. CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM VÀ QUẢN CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM. 1.1.1. Chất lượng sản phẩm. 1.1.1.1. Khái niệm về chất lượng sản phẩm. Chất lượng sản phẩm là một khái niệm đã xuất hiện từ lâu và được sử dụng rất phổ biến trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người. Tuy nhiên, để hiểu rõ và đầy dủ về khái niệm chất lượng sản phẩm thì thật không hề đơn giản. Bởi đây là một phạm trù phức tạp phản ánh tổng hợp các nội dung kỹ thuật, kinh tế và xã hội. Đứng ở những góc độ khác nhau và tùy theo mục tiêu, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh có thể đưa ra những quan niệm về chất lượng sản phẩm thành những nhóm chủ yêu sau: - Quan niệm siêu việt: cho rằng chất lượng là sự tuyệt vời và hoàn hảo nhất của sản phẩm. Quan niệm này quá tính trừ tượng bởi chất lượng sản phẩm không thể xác định một cách chính xác. - Quan niệm theo hướng công nghệ: cho rằng chất lượng sản phẩm là tồng hợp những đặc tính bên trong sản phẩm, có thể đo được hoặc so sánh được, phản giá trị sử dụng và chức năng của sản phẩm đó đáp ứng yêu cầu định trước cho nó, trong những yêu cầu xác định về kinh tế xã hội. Ưu điểm của quan niệm này là có thể dễ dàng đánh giá được chất lượng đơn thuần về mặt kỹ thuật và ở mặt tương đối tĩnh. Tuy nhiên, nó cũng có nhược điểm là dễ dẫn đến nguy cơ làm cho chất lượng không kịp thời cải tiến, không gắn chặt với nhu cầu thị trường và dẫn đến kết quả là tiêu thụ sản phẩm kém. - Quan niệm theo hướng khách hàng: theo hướng này có rất nhiều chuyên gia nổi tiếng như: Theo W.E.Deming: “ Chất lượng là mức độ dự đoán trước về tính đồng đều và có thể tin cậy được, tại mức chi phí thấp và được thị trường chấp nhận”. Theo Philip B.Crosby trong quyển “ Chất lượng là thứ cho không” đã diễn tả: “ Chất lượng là sự phù hợp với yêu cầu”. Theo A. Feigenbaum: “ Chất lượng là những đặc điểm tổng hợp của sản phẩm dịch vụ mà khi sử dụng sẽ làm cho sản phẩm, dịch vụ đáp ứng được mong đợi của khách hàng”. Hầu hết các tác giả đều khẳng định chất lượng sản phẩm chính là mức độ thỏa mãn nhu cầu hay sự phù hợp với những đòi hỏi của khách hàng. Từ đó mà mức độ đáp ứng nhu cầu là cơ sở đánh giá trình độ chất lượng sản phẩm đạt được. Chất lượng sản phẩm không chỉ là các chỉ tiêu kỹ thuật mà cả về những yêu cầu về mặt kinh tế xã hội. Điểm đặc biệt nổi bật của quan niệm này là ở chỗ chất lượng sản phẩm luôn gắn bó chặt chẽ với nhu cầu và xu hướng vận động của nhu cầu thị trường nên sản phẩm phải thường xuyên cải tiến, đổi mới phù hợp cho thích ứng với đòi hỏi của khách hàng. - Ngoài ra, xuất phát từ việc nhấn mạnh đến mục tiêu chủ yếu của từng doanh nghiệp theo đổi nhằm thích ứng với đòi hỏi của thị trường như lợi thế cạnh tranh, tính hoàn thiện không ngừng của sản phẩm, khả năng vượt những đòi hỏi của khách hàng,…ta còn có các quan điểm khác về chất lượng sản phẩm như: Quan niệm của tổ chức tiêu chuẩn chất lượng của nhà nước Liên Xô (IOCT: 15467:70): “Chất lượng sản phẩm là tổng thể những thuộc tính của nó quy định tính thích hợp sử dụng của sản phẩm để thỏa mãn những nhu cầu phù hợp với công dụng của nó”. Quan niệm của tổ chức tiêu chuẩn chất lượng Quốc tế ISO: “Chất lượngtổng thể các chỉ tiêu, những đặc trưng của nó thể hiện được sự thỏa mãn nhu cầu trong những điều kiện tiêu dùng xác định, phù hợp với công dụng của sản phẩm mà người tiêu dung mong muốn.” Cho tới nay quan niệm chất lượng sản phẩm tiếp tục được mở rộng hơn nữa, “Chất lượng là sự kết hợp giữa các đặc tính của sản phẩm thỏa mãn những nhu cẩu của khách hàng trong giới hạn chi phí nhất định. Trong thực tế ta thấy rằng các doanh nghiệp không theo đuổi chất lượng cao với bất cứ giá nào mà luôn đặt nó trong một giới hạn về công nghệ, kinh tế, xã hội. 1.1.1.2. Phân loại chất lượng sản phẩm. Qua sự phân tích nghiên cứu, các chuyên gia chất lượng sản phẩm đã đưa ra 6 loại chất lượng sản phẩm như sau: Chất lượng thiết kế: là chất lượng thể hiện những thuộc tính chỉ tiêu của sản phẩm được phác thảo trên cơ sở nghiên cứu thị trường được định ra để sản xuất, chất lượng thiết kế được thể hiện trong các bản vẽ, bản thiết kế, các yêu cầu về vật liệu chế tạo, những yêu cầu về gia công, sản xuất chế tạo, yêu cầu về bảo quản, về thử nghiệm và những yêu cầu hướng dẫn sử dụng. Chất lượng thiết kế còn gọi là chất lượng chính sách nhằm đáp ứng đơn thuần về thuyết đối với nhu cầu thị trường, còn thực tế có đạt được điều đó hay không thì nó còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Chất lượng chuẩn: là loại chất lượng mà thuộc tính và chỉ tiêu của nó được phê duyệt trong quá trình quản chất lượng và người quản chính là các cơ quan quản và chính chỉ có họ mới có quyền phê chuẩn. Sau khi phê chuẩn rồi thì chất lượng này trở thành pháp lệnh, văn bản pháp quy. Chất lượng thực tế: là mức độ thực tế đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của sản phẩm và nó được thể hiện sau quá trình sản xuất, trong quá trình sử dụng sản phẩm. Chất lượng cho phép: là mức độ cho phép về độ lệch giữa chất lượng chuẩn và chất lượng thực tế của sản phẩm. Chất lượng cho phép do cơ quan quản chất lượng sản phẩm, cơ quan quản thị trường, hợp đồng quốc tế, hợp đồng giữa đôi bên quy định. Chất lượng tối ưu: biểu thị khả năng toàn diện đáp ứng nhu cầu của thị trường trong điều kiện xác định với những chi phí xã hội thấp nhất. Nó nói lên mối quan hệ giữa chất lượng sản phẩm và chi phí. Chất lượng toàn phần: là mức chất lượng thể hiện mức tương quan giữa hiệu quả có ích cho sử dụng sản phẩm có chất lượng cao và tổng chi phí để sản xuất và sử dụng sản phẩm đó. 1.1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Chất lượng sản phẩm bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố nhưng ta có thể chia thành hai nhóm yếu tố chủ yếu. Đó là nhóm yếu tố bên ngoài và nhóm yếu tố bên trong. * Nhóm yếu tố bên ngoài: - Nhu cầu của nền kinh tế: Ở bất cứ trình độ nào, với mục đích sử dụng gì, chất lượng sản phẩm bao giờ cũng bị chi phối, rằng buộc bởi hoàn cảnh, điều kiện nhu cầu nhất định của nền kinh tế, được thể hiện ở những mặt sau: + Nhu cầu của thị trường: là xuất phát điểm của quá trình quản chất lượng. Trước khi tiến hành thiết kế, sản xuất sản phẩm, cần phải tiến hành nghiêm túc, thận trọng công tác điều tra nghiên cứu nhu cầu thị trường, phân tích môi trường kinh tế - xã hội, nắm bắt chính xác các yêu cầu chất lượng cụ thể của khách hàng cũng như những thói quen tiêu dung, phong tục tập quán, văn hóa lối sống, khả năng thanh toán của khách hàng …để có đối sách đúng đắn. + Trình độ kinh tế, trình độ sản xuất: đảm bảo chất lượng luôn là vấn đề nội tại của bản thân nền sản xuất xã hội nhưng việc nâng cao chất lượng không thể vượt ra ngoài khả năng cho phép của nền kinh tế. + Chính sách kinh tế: hướng đầu tư, hướng phát triển loại sản phẩm nào đó cũng như mức thỏa mãn các loại nhu cầu được thể hiện trong các chính sách kinh tế có tầm quan trọng đặc biệt ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. - Sự phát triển của khoa học - kỹ thuật: Trong thời đại ngày nay, trình độ chất lượng của bất cứ sản phẩm nào cũng gắn liền và bị chi phối bởi sự phát triển của khoa học – kỹ thuật, đặc biệt là sự ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Hướng chính của việc áp dụng các kỹ thuật tiến bộ hiện nay là: + Sáng tạo ra vật liệu mới hay vật liệu thay thế. + Cải tiến hay đổi mới công nghệ. + Cải tiến sản cũ và chế thử sản phẩm mới. - Hiệu lực của cơ chế quản lý: Có thể nói rằng khả năng cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm của mỗi tổ chức phụ thuộc rất nhiều vào cơ chế quản của mỗi nước. Hiệu lực quản nhà nước là đòn bẩy quan trọng trong việc quản chất lượng sản phẩm, đảm bảo cho sự phát triển ổn định của sản xuất, đảm bảo uy tín và quyền lợi của nhà sản xuất và người tiêu dung. Mặt khác, nó còn góp phần tạo tính tự chủ, độc lập, sáng tạo trong cải tiến chất lượng sản phẩm của các tổ chức, hình thành môi trường thuận lợi cho việc huy động các nguồn lực, các công nghệ mới, tiếp thu ứng dụng những phương pháp quản chất lượng hiện đại. * Nhóm yếu tố bên trong tổ chức. Trong phạm vi một tổ chức thì có 4 yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm ( được biệu thị bằng quy tắc 4 M), đó là: - Men (con người): lực lượng lao động trong tổ chức (bao gồm tất cả thành viên trong tổ chức, từ cán bộ lãnh đạo đến nhân viên thừa hành). Năng lực, phẩm chất của mỗi thành viên và mối liên kết giữa các thành viên có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng. - Methods (phương pháp): phương pháp công nghệ, trình độ tổ chức quản và tổ chức sản xuất của tổ chức. Với phương pháp công nghệ thích hợp, với trình độ quản và tổ chức sản xuất tốt sẽ tạo điều kiện cho tổ chức có thể khai thác tốt nhất các nguồn lực hiện có, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm. - Machines (máy móc thiết bị): khả năng về công nghệ, máy móc thiết bị của tổ chức. Trình độ công nghệ, máy móc thiết bị có tác động rất lớn trong việc nâng cao những tính năng kỹ thuật của sản phẩm và nâng cao năng suất lao động. - Materials (nguyên vật liệu): vật tư, nguyên nhiên liệu và hệ thống tổ chức đảm bảo vật tư, nguyên nhiên liệu của tổ chức. Nguồn vật tư, nguyên nhiên liệu được đảm bảo những yêu cầu chất lượng và được cung cấp đúng số lượng, đúng thời hạn sẽ tạo điều kiện đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm. [1] 1.1.2. Quản chất lượng. 1.1.2.1. Khái niệm về quản chất lượng. Quản chất lượng là một khái niệm rộng xét từ khái niệm “quản lý” và “chất lượng”. Theo định nghĩa của Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) nêu trong Tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9000:2000: [1][1] Quản chất lượng trong các tổ chức, Nxb Thống kê( từ trang 35-37) - Chất lượng là mức độ đáp ứng yêu cầu của một tập hợp các đặc tính vốn có. - Quản chất lượng được hiểu là các hoạt động nhằm điều chỉnh và kiểm soát một cơ quan, tổ chức về (vấn đề) chất lượng. Theo các định nghĩa này ta có thể thấy phạm vi quản là rất rộng. Tuy nhiên, đứng ở phạm vi quốc gia quản chất lượng được thực hiện chủ yếu ở hai cấp độ chính là Nhà nước và Doanh nghiệp. Xét về đối tượng, đối tượng của quản chất lượng chính là các sản phẩm của tổ chức, trong đó bao gồm hàng hóa, dịch vụ hoặc quá trình. [2] 1.1.2.2. Sự ra đời của quản chất lượng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Ta sẽ chỉ xét quản chất lượng ở cấp doanh nghiệp. Hoạt động quản chất lượng trong các doanh nghiệp hay nói rộng hơn là của các tổ chức không phải là nhà nước hết sức đa dạng do tính chất hoạt động của các tổ chức này. [2][2] Trang web: Công ty cổ phần cơ giới, lắp máy & xây dựng - VIMECO [...]... thống quản hồ sơ, lịch máy, mở sổ nhật ký theo dõi lịch trình hoạt động của thiết bị, phương tiện 1.2.2.4 Về phương pháp Trình độ quản nói chung và trình độ quản chất lượng nói riêng là một trong những nhân tố cơ bản góp phần đẩy mạnh tốc độ cải tiến, hoàn thiện chất lượng công trình Trong đó quản thi công công trình là một khâu quan trọng trong quản chất lượng công trình Phương pháp công. .. việc sẽ cao hơn - Tỷ lệ cán bộ quản kỹ thuật so với số lượng công trình thi công phải hợp để đảm bảo chất lượng công trình Do khả năng quản của con người có hạn, vì vậy tỷ lệ cán bộ quản kỹ thuật so với số lượng các công trình cần quản ít nhiều sẽ ảnh hưởng tới hiện quản công tác quản chất lượng Điều này đặc biệt quan trọng khi mà công tác kiểm tra chất lượng trong xây lắp đòi hỏi cán... thiết kế, thi công đến giai đoạn khai thác, sử dụng và dỡ bỏ công trình sau khi đã hết thời hạn phục vụ Chất lượng công trình xây dựng thể hiện ở chất lượng quy hoạch xây dựng , chất lượng dự án đầu tư xây dựng công trình, chất lượng khảo sát, chất lượng các bản vẽ thiết kế - Chất lượng công trình tổng thể phải được hình thành từ chất lượng của nguyên vật liệu, cấu kiện, chất lượng của công việc xây... với trình độ tố chức quản tốt thì sẽ tạo điều kiện tốt cho việc nâng cao chất lượng sản phẩm Quản thi công công trìnhtổng hợp các hoạt động từ xây dựng hình thức tổ chức thi công thể hiện tính khoa học và kinh tế đến quản quy phạm, quy trình kỹ thuật, định mức khối lượng, …, quản hệ thống hồ sơ công trình theo quy định Quy trình quản thi công như sau: a) Các hình thức tổ chức thi công. .. lượng công trình, bao gồm: con người, vật tư, biện pháp kỹ thuật và áp dụng các tiêu chuẩn tiên tiến 1.2.2 Nội dung cơ bản của hoạt động quản chất lượng công trình 1.2.2.1 Về con người Để quản chất lượng công trình tốt thì nhân tố con người là hết sức quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công trình Cán bộ phải là những kỹ sư chuyên ngành có nhiều kinh nghiệm trong công tác, có phẩm chất, ... đối với công trình đã được thẩm định quyết toán 1.2.3 Một số chỉ tiêu đánh hiệu quả quản theo từng nội dung của các yếu tố tác động đến chất lượng công trình 1.2.3.1 Chỉ tiêu đánh giá về quản con người - Tỷ lệ số cán bộ quản lý, kỹ thuật có trình độ chuyên môn so với tổng số lao động trong Công ty Nếu tỷ lệ nay nhỏ thì chứng tỏ Công ty đã tuyển dụng không tốt, trình độ của cán bộ quản lý, kỹ thuật... ra Sự liệt kê các phương pháp quản chất lượng nêu trên cũng phản ảnh sự phát triển của hoạt động quản chất lượng trên phạm vi thế giới diễn ra trong hàng thế kỷ qua, thông qua sự thay đổi tư duy của các nhà quản chất lượng trong tiến trình phát triển kinh tế, thương mại, khoa học và công nghệ của thế giới Ngoài các bộ tiêu chuẩn của ISO về hệ thống quản chất lượng (ISO 9001), nhiều các hệ... thực hiện rất tốt, điều này cho thấy chất lượng cán bộ, công nhân trong Công ty luôn được đảm bảo, nó sẽ giúp nâng cao hiệu quả công việc lên rất nhiều 1.2.3.2 Chỉ tiêu đánh giá về quản vật tư Tỷ lệ vi phạm chất lượng vật tư (Kvpcl) Kvpcl = (Số lần phát hiện vi phạm / tổng số công trình thi công) x 100% Chỉ tiêu này trực tiếp phản ánh hiệu quả công tác quản chất lượng nguyên vật liệu đầu vào không... thành công tác thu hồi vốn đồng thời vẫn đảm bảo các công tác triển khai thi côngcông trường cũng như công tác quản chất lượng - Ban chỉ huy công trường + Tập hợp các công việc được nghiệm thu + Lập bảng tổng hợp giá trị công việc hoàn thành căn cứ trên khối lượng công việc được nghiệm thu và giá dự thầu + Hệ thống toàn bộ biên bản nghiệm thu (Công việc, giai đoạn) và các chứng chỉ chất lượng. .. vai trò quan trọng, là điều kiện tiên quyết trong việc đảm bảo chất lượng công trình Quản và sử dụng đúng các chủng loại vật liệu, đảm bảo chất lượng và số lượng các loại vật tư sẽ góp phần nâng cao chất lượng công trình xây dựng Để là được điều đó thì cần phải thực hiện quản toàn bộ quá trình từ khi tìm kiếm, khai thác nguồn cung cấp vật tư cho đến khi đưa vật tư vào sản xuất và thi công, bao . TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH. 1.1. CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM. 1.1.1. Chất lượng sản phẩm. 1.1.1.1. Khái niệm về. tốt chất lượng cán bộ, công nhân thì sẽ kiểm soát được chất lượng công trình góp phần vào việc quản lý tốt chất lượng công trình. Nội dung về quản lý nguồn

Ngày đăng: 23/10/2013, 03:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w