1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

GIẢI PHÁP CHO CHÍNH SÁCH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI CỦA HÀ NỘI

22 389 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 34,85 KB

Nội dung

GIẢI PHÁP CHO CHÍNH SÁCH THU HÚT VỐN ĐẦU NƯỚC NGOÀI CỦA NỘI 1.Quan điểm về thu hút vốn đầu trực tiếp nước ngoài Cũng như các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Hồng và trong cả nước thì thủ đô Nội một trung tâm phát triển kinh tế của cả nước cũng đưa ra những quan điểm nhất quán nhằm phát triển toàn thành phố, đưa thành phố có những vị trí quan trọng nhất trong vùng đồng bằng sông Hồng và là một trong những thành phố phát triển nhất cả nước. Trong giai đoạn tới tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả nước tiếp tục được đẩy nhanh, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, đạt được bước chuyển biến quan trọng theo hướng phát triển nhanh và bền vững, phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Cải thiện rõ rệt đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần của nhân dân. Tạo được nền tảng để đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và từng bước phát triển kinh tế tri thức. Giữ vững ổn định chính trị và trật tự, an toàn xã hội. Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia. Nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế. Dự kiến trong giai đoạn 2006-2010 tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 8- 8,5%/năm và trong giai đoạn 2011-2020 phấn đấu đạt cao hơn. Nền kinh tế - xã hội cả nước, vùng đồng bằng sông Hồng và các tỉnh lân cận sẽ tiếp tục tăng nhanh trong những năm tới đòi hỏi thành phố Nội phải có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn để từng bước hoà nhập vào sự phát triển chung của cả nước. Trong vùng đồng bằng sông Hồng, kinh tế của tiểu vùng Nam đồng bằng sông Hồng (bao gồm 4 tỉnh Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình) chậm phát triển so với vùng Bắc đồng bằng sông Hồng (vùng KTTĐ Bắc Bộ): GDP/người vùng Nam đồng bằng sông Hồng chỉ bằng 46% bình quân của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, các chỉ tiêu khác như thu ngân sách, xuất nhập khẩu, đầu đều thấp thua so với toàn vùng cũng như vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong GDP của vùng còn khá cao (trên 35%), công nghiệp - xây dựng mới chiếm khoảng 30%. Trong giai đoạn tới để toàn vùng đồng bằng sông Hồng có mức tăng trưởng kinh tế cao, nhất định phải đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội thành phố Nội làm trọng tâm phát triển các tỉnh còn lại. Để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Hồng, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 14 tháng 9 năm 2005 về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 và Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết trên. Trong Nghị quyết 54- NQ/TW đã xác định mục tiêu phát triển của vùng là tập trung đầu tư, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, đáp ứng yêu cầu phát triển, khai thác tối đa các lợi thế về tài nguyên, nguồn nhân lực, trí tuệ của đội ngũ trí thức, doanh nhân; phát huy tinh thần cần cù, sáng tạo của nhân dân để phát triển nhanh, đạt trình độ cao, tiếp tục khẳng định rõ vai trò của vùng kinh tế động lực, đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế của cả nước, thúc đẩy hỗ trợ các vùng khác cùng phát triển, tạo sự phát triển cân đối, hài hòa giữa các địa phương và giữa các tiểu vùng trong vùng đồng bằng sông Hồng. Dự kiến tổng sản phẩm của nội của vùng tăng bình quân khoảng 11- 12%/năm giai đoạn 2006-2010 và khoảng 11%/năm giai đoạn 2011-2020. Đến năm 2010 tỷ trọng công nghiệp, xây dựng trong tổng GDP đạt khoảng 42%, dịch vụ 48%, nông nghiệp 10% và góp phần quan trọng vào việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hàng năm 2%. Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế để vượt qua thách thức và tranh thủ được các cơ hội để thúc đẩy phát triển, mở rộng thị trường, bảo đảm giá trị xuất khẩu hàng năm tăng bình quân trên 18%/năm. Tốc độ đổi mới công nghệ bình quân hàng năm đạt 20%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 55% vào năm 2010 và trên 80% vào năm 2020. Giảm tỷ lệ lao động không có việc làm xuống 6,5% vào năm 2010 và tiếp tục kiểm soát ở mức 4%. Trên địa bàn vùng đồng bằng sông Hồng, hệ thống kết cấu hạ tầng dự kiến được đầu đồng bộ, trong đó có nhiều công trình liên quan đến đồng bằng sông Hồng nói chung và Nội nói riêng. Cải tạo hệ thống giao thông trên sông Hồng trở thành trục vận tải, du lịch của vùng, cải tạo sông để thoát lũ tốt hơn và và bảo vệ môi trường nước. Từng bước bê tông hóa hệ thống đê, kè bờ những nơi sạt lở ở các sông quan trọng, nơi xung yếu. Kiên cố hóa, nâng cấp các công trình đầu mối, hệ thống kênh mương phục vụ nông nghiệp . Đầu xây dựng một số trung tâm y tế chuyên sâu ngang tầm khu vực ở Hải Phòng, Nội, Quảng Ninh đủ điều kiện cung cấp các dịch vụ y tế chất lượng cao phục vụ nhân dân, người nước ngoài. Chuyển dịch mạnh cơ cấu nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao trên một đơn vị diện tích; hình thành các vùng sản xuất nguyên liệu cung cấp đủ cho chế biến và xuất khẩu. Xây dựng thành phố Nội trở thành trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, làm hạt nhân phát triển đồng bằng sông Hồng. 1.1 Huy động cao nhất các nguồn lực để phát triển với tốc độ tăng trưởng nhanh Để các dự án có hiệu quả cao nhất tất nhiên không thể thiếu đến nguồn nhân lực có trình độ cao.Việc đào tạo phát triển nguồn nhân lực được coi là vấn đề cấp thiết nhất là đối với Việt Nam nói chung và Nội nói riêng. Tiếp tục tăng cường đầu cho các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế, văn hoá để nâng cao trình độ dân trí, tỷ lệ lao động được đào tạo và sức khoẻ cho người lao động. -Đào tạo, nâng cao chất lượng lao động +Đào tạo dài hạn: tạo nguồn lao động có chất lượng đáp ứng yêu cầu lao động kỹ thuật đa dạng của sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá; nhất là phục vụ phát triển các khu công nghiệp. Chú trọng đào tạo để xuất khẩu lao động chất lượng cao. +Đào tạo ngắn hạn: dạy nghề cho nông dân, dạy nghề cung cấp nguồn lao động phục vụ cho phát triển các làng nghề, tiểu thủ công nghiệp. Phấn đấu đến năm 2010 có trên 45%, năm 2020 trên 65% lao động qua đào tạo. Củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ sở dạy nghề trên địa bàn. Khuyến khích thành lập thêm một số trường cao đẳng, trung cấp dạy nghề mới ngoài công lập. Thành lập thêm các trung tâm dạy nghề ở các huyện và thành phố Nội. Xây dựng các cơ sở đào tạo nghề quy mô vùng để đào tạo nghề cho thành phố và các địa phương lân cận. -Việc làm: Chú trọng tạo việc làm, nang cao chất lượng việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, coi đây là nhiệm vụ xuyên suốt đối với tất cả các chương trình kinh tế trên địa bàn tỉnh. Phát triển và nhân rộng các mô hình tạo việc làm, phát triển hệ thống trung tâm giới thiệu việc làm, các hoạt động thông tin thị trường lao động. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi (về chính sách đất đai, hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng, đào tạo, xúc tiến thương mại .) cho các thành phần kinh tế phát triển để giải quyết nhiều việc làm . Chú trọng đào tạo nghề và tạo việc làm cho dân cư tại khu vực phát triển mở rộng đô thị, xây dựng khu công nghiệp. Giảm tỷ lệ thất nghiệp ở đô thị xuống 4% vào năm 2010 và ổn định ở mức 3-4% trong giai đoạn đến năm 2020 . Để huy động cao nhất các nguồn lực để phát triển kinh tế cần phải nâng cao chất lượng tăng trưởng, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm nhanh tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP và cơ cấu lao động. Để tạo được sự thu hút cao nhất vốn đầu của nước ngoài cần có chất lượng lao động tốt, kĩ năng nghề nghiệp cao nhằm tạo được sự tin tưởng nhất của các nhà đầu tư. Trong các nguồn lực sẵn có thì nguồn lực con người đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút vốn đầu tư. Đào tạo lao động là một vấn đề cấp thiết mà các ban ngành lãnh đạo đưa ra trong quan điểm của mình. 1.2 Phát triển thành phố Nội đảm bảo vị trí vai trò của tỉnh đối với đồng bằng Sông Hồng Toàn bộ vùng đồng bằng sông Hồng ngày càng có lượng thu hút vốn đầu ngày càng lớn. Đặc biệt trong đó phải kể đến thành phố Nội - một trong những thành phố chiếm tỷ trọng đầu lớn nhất trong cả nước. Quan điểm của thành phố là cần phải đảm bảo đúng chức năng, vị trí của mình là một trọng tâm phát triển không những trong khu vực đồng bằng sông Hồng mà toàn miền Bắc và cả đất nước. Việc phát triển thành phố Nội đối với tiểu vùng Nam đồng bằng sông Hồng cũng như cả vùng đồng bằng sông Hồng nhằm đảm bảo cho cả vùng có sự tăng trưởng bằng việc thu hút vốn đầu đúng với tiềm năng của mình. Trong lĩnh vực nông nghiệp, thuỷ sản Nội, các đô thị lớn trong vùng là thị trường lớn tiêu thụ các sản phẩm nông, thuỷ sản của HN và cùng với HN hợp tác trong việc chuyển giao công nghệ, hỗ trợ kỹ thuật, kinh nghiệm về sản xuất gieo ươm hạt giống, vùng sản xuất rau an toàn đảm bảo vệ sinh thực phẩm, sản xuất cây trồng có chất lượng cao, phù hợp với yêu cầu của thị trường và đáp ứng cho nhu cầu chế biến công nghiệp. Về công nghiệp: Hợp tác phát triển công nghiệp chế biến rau quả, hỗ trợ kỹ thuật và công nghệ tiên tiến cho các cụm công nghiệp, làng nghề truyền thống, hỗ trợ tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm . Trong lĩnh vực thương mại, hợp tác xây dựng các trung tâm thương mại, chợ đầu mối . Hợp tác phát triển công tác thông tin và xúc tiến thương mại, cùng tổ chức các cuộc hội chợ, triển lãm. Hợp tác phát triển du lịch: Phối hợp tuyên truyền và quảng bá du lịch, hình thành các tour du lịch nhằm khai thác các lợi thế so sánh và đặc thù riêng của mỗi địa phương về di tích lịch sử, văn hoá, các lễ hội truyền thống, các làng nghề; đào tạo nguồn nhân lực cung cấp cho ngành du lịch, hợp tác để xây dựng một số cơ sở lưu trú, một số hoạt động dịch vụ khác . 1.3 Phát triển kinh tế gắn với phát triển xã hội Công cuộc phát triển kinh tế của tỉnh phải gắn liền với công cuộc xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm, giảm chênh lệch về phát triển xã hội giữa các khu vực, nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân. Không thể để chỉ phát triển kinh tế, tăng trưởng với mức cao nhưng bên cạnh đó là sự tàn phá của việc hiện đại hóa, sự ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân dân, đời sống nhân dân không những về vật chất mà còn về cả tinh thần. 1.4 Phát triển kinh tế phải kết hợp chặt chẽ với khai thác tài nguyên thiên nhiên hợp lý Nếu phát triển kinh tế cần đặc biệt gắn với sự phát triển xã hội thì phát triển kinh tế gắn với các yếu tố khai thác tài nguyên thiên nhiên hợp lý cũng là vấn đề quan trọng bởi nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế cũng như đời sống của nhân dân tầm vĩ mô. Phát triển kinh tế gắn với khai thác tài nguyên thiên nhiên hợp lý còn là vấn đề mấu chốt để bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo phát triển bền vững và cảnh quan cho phát triển du lịch . 1.5 Phát triển kinh tế kết hợp với bảo vệ an ninh - quốc phòng Cũng như đối với cả nước cần thực hiện một cách triệt để vấn đề phát triển kinh tế gắn với công tác bảo vệ an ninh quốc phòng thì quan điểm của cơ quan lãnh đạo thành phố Nội cũng phải được thực hiện theo quan điểm của thủ tướng và chính phủ. Kết hợp kinh tế và an ninh quốc phòng là quan điểm cần thiết bởi kinh tế và an ninh quốc phòng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Phát triển kinh tế thu hút được sự đầu lâu dài ổn định cần có an ninh quốc phòng ngược lại an ninh quốc phòng muốn được tăng cường cần có một nền kinh tế vững mạnh. Kết hợp chặt chẽ việc thực hiện "Chiến lược an ninh quốc gia" với "Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới". Phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị để xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững chắc. Tiếp tục xây dựng tỉnh, huyện, thành phố thành khu vực phòng thủ vững chắc. Tổ chức tốt các cuộc diễn tập quân sự, phòng chống bão lụt, tìm kiến cứu nạn khi có yêu cầu. Triển khai thực hiện có hiệu quả các đề án phát triển kinh tế kết hợp với quốc phòng .Tạo cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế và thực hiện tốt nhiệm vụ động viên công nghiệp đáp ứng yêu cầu quốc phòng và nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Từng bước xây dựng một số công trình phòng thủ và công trình chiến đấu ở một số điểm trọng yếu trên địa bàn thành phố. 1.6 Phát triển các tiểu vùng 1.6.1 Vùng công nghiệp - dịch vụ thành phố Nội và phụ cận Phát triển thành phố Nội theo hướng trở thành trung tâm kinh tế, văn hoá, xã hội, làm hạt nhân phát triển của đồng bằng sông Hồng: - Trung tâm của một số ngành công nghiệp: Công nghiệp phục vụ nông nghiệp (cơ khí nông nghiệp, thiết bị bảo quản và chế biến nông sản .); Công nghiệp cơ khí phục vụ dệt - may; Công nghiệp cơ khí phục vụ vận tải (lắp ráp và sản xuất phụ tùng ô tô), trung tâm đóng và sửa chữa tầu cỡ trung bình; Công nghiệp công nghệ cao (công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, điện tử, công nghệ vật liệu mới.( . -Trung tâm đào tạo (không trùng lặp với đào tạo các tỉnh xung quanh): Xây dựng tại các cấp học các cơ sở giáo dục chất lượng cao mang tính quy mô vùng nhằm tìm kiếm và bồi dưỡng nhân tài; Đào tạo trình độ đại học chất lượng cao, theo hướng ưu tiên các ngành nghề phục vụ cho đồng bằng sông Hồng, §µo tạo cán bộ phục vụ các cơ quan quản lý và hoạch định chính sách, Đào tạo cán bộ chuyển giao công nghệ cho Đồng bằng sông Hồng. -Trung tâm khoa học - công nghệ: Trung tâm về công nghệ sinh học: lai tạo, sản xuất giống cây, con có năng suất, chất lượng cao; Trung tâm công nghệ thông tin; Trung tâm về chuyển giao công nghệ. -Trung tâm y tế, chăm sóc sức khỏe và nghiên cứu y học cho ĐBSH (để giảm tập trung về Nội): Các dịch vụ y tế chất lượng cao đáp ứng yêu cầu người có thu nhập cao, người nước ngoài và dân cư; Nghiên cứu về y tế dự phòng, điều dưỡng, dinh dưỡng, mô hình bệnh tật của vùng . -Trung tâm văn hóa, du lịch của vùng: Là nơi bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá, lịch sử của vùng: văn hoá lúa nước, văn hóa nhà Trần, các làng nghề .; Là địa điểm du lịch văn hoá, tâm linh; du lịch sinh thái, du lịch làng nghề, du lịch hội nghị, hội thảo. -Trung tâm dịch vụ chất lượng cao của vùng: Trung tâm tổ chức hội nghị, hội thảo; Trung tâm hội chợ, triển lãm, xúc tiến thương mại . của vùng. -Trung tâm về thể thao: Trung tâm tổ chức thi đấu, huấn luyện, đào tạo vận động viên cho vùng. Tiếp tục kêu gọi, khuyến khích các nhà đầu nhằm phát triển, mở rộng các khu công nghiệp tập trung, các khu đô thị mới, các dự án phát triển du lịch và dịch vụ. Chuyển nhanh các cơ sở sản xuất ra khỏi trung tâm thành phố để chỉnh trang đô thị . Nâng cấp hạ tầng các khu du lịch, dịch vụ, khu di tích lịch sử, văn hoá. Phát triển mạnh giáo dục và đào tạo nghề, nhằm tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao cho tỉnh và khu vực. Xây dựng mạng lưới kết cấu hạ tầng của thành phố đạt các tiêu chí của đô thị loại I, đảm bảo đáp ứng các yêu cầu của đô thị trung tâm vùng. Đô thị Nội được phát triển mở rộng gắn kết với vùng phụ cận. Chú trọng công tác quy hoạch đô thị và quản lý đô thị theo quy hoạch. Giữ gìn vệ sinh môi trường, tạo dựng nếp sống văn minh đô thị. Tăng cường công tác quản lý đất theo quy hoạch đã được duyệt. 1.6.2 Vùng sản xuất nông nghiệp Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá và đảm bảo giữ vững an ninh lương thực. Tăng cường công tác quy hoạch, quản lý sử dụng đất. Tập trung thâm canh cây lúa, cây màu vụ đông và cây con đặc sản có giá trị kinh tế cao, nâng hệ số sử dụng đất lên 2,5-2, 7 lần. Khuyến khích dồn điền đổi thửa, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng giá trị sản xuất lên 42 triệu /1 ha năm 2010, 50-60 triệu đồng /ha vào năm 2020. Phát triển chăn nuôi gắn với công nghiệp chế biến nông sản hàng hoá . Đổi mới hợp tác xã theo luật, xây dựng nhiều mô hình kinh tế trang trại vừa và nhỏ, phát triển mô hình doanh nghiệp ở nông thôn. Tiếp tục phát triển các cơ sở chế biến nông sản thực phẩm, các cụm công nghiệp - làng nghề nhằm tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập cho nông dân. Đầu nâng cấp, cải tạo hệ thống điện, bưu chính - viễn thông, giao thông, thuỷ lợi, cấp thoát nước, các công trình phúc lợi công cộng trong tiểu vùng . Phát triển hệ thống thương mại, dịch vụ, hình thành các cụm thương mại - dịch vụ là trung tâm thu gom, thu mua các sản phẩm nông thủy sản phục vụ cho các cơ sở chế biến và tổ chức tiêu thụ ra ngoài khu vực, ngoài tỉnh, đồng thời là trung tâm cung ứng vật tư, cây con giống cho sản xuất trong khu vực và thực hiện các dịch vụ khác phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân. Hình thành trung tâm thương mại tại khu vực đầu cầu Ninh Bình (xã Yên Bằng, huyÖn ý Yªn), cung cấp các dịch vụ gắn với nhu cầu của người và phương tiện lưu thông trên đường cao tốc Nội - Ninh Bình . Đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá, phát triển các thị trấn, thị tứ, xây dựng nông thôn mới theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Hình thành thị xã gắn với phát triển thị trấn và các khu công nghiệp [...]... này Chính sách thu hút vốn đầu nước ngoài phải hỗ trợ cho việc thúc đẩy phát triển kinh tế đi đôi với duy trì ổn định và hiệu quả, giảm thiểu phát sinh những vấn đề xã hội và phát triển kinh tế theo hướng thân thiện với môi trường Chuyên đề "Giải pháp và chính sách thu hút vốn đầu trực tiếp nước ngoài của Nội giai đoạn 2006 – 2010" nhằm đưa ra được những chính sách đúng đắn về sử dụng và thu hút. .. lượng của các quy hoạch Đa dạng hóa hình thức và mở rộng lĩnh vực thu hút vốn đầu nước * ngoài, tiếp tục đẩy mạnh hoạt động vận động và xúc tiến đầu Phát triển thị trường lao động trong doanh nghiệp có vốn đầu nước * ngoài nhằm thúc đẩy đầu nước ngoài vào Việt Nam Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với khu vực có vốn đầu * nước ngoài Phát triển nguồn nhân lực 2.2 Tiếp tục tăng cường đầu. .. kịp thời giải quyết vướng mắc cho DN Tạo cơ chế khuyến khích, ưu đãi như xây dựng quỹ đất để nhà đầu dễ dàng lựa chọn địa điểm đầu bằng cách đền bù giải tỏa trước hoặc tổ chức đấu giá đất đã hoàn thành hạ tầng kỹ thu t Khuyến khích các nhà đầu nước ngoài đầu vào các KCN tập trung bằng các cơ chế, chính sách cụ thể Có chính sách đặc biệt ưu đãi đầu trong lĩnh vực đòi hỏi vốn đầu cao...Một số giải pháp nhằm thu hút vốn đầu trực tiếp nước ngoài 2 vào thành phố Nội FDI có vai trò khá quan trọng và đã tác động đến tăng trưởng tổng nguồn vốn đầu của nước ta trong thời gian vừa qua, nó không chỉ như là yếu tố “mồi” trong thu hút đầu trong nước và góp phần vào tăng trưởng GDP và GDP /người Xu hướng FDI ngày càng hướng tới những vùng lãnh thổ có môi trường đầu thu n lợi... cách thủ tục hành chính ) Đẩy mạnh nghiên cứu, xây dựng, áp dụng các hình thức đầu mới có sử dụng vốn đầu nước ngoài trong đầu xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thu t và cung cấp dịch vụ; xây dựng quy chế đầu thu hút đầu nước ngoài trong bối cảnh Việt Nam là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) thông qua việc nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi... tế có vốn đầu nước ngoài Giải quyết một cách cơ bản vấn đề nhận thức còn khác nhau về thành * phần kinh tế có vốn đầu nước ngoài Khẩn trương cải thiện môi trường đầu nhằm tạo sức mạnh cạnh tranh * cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới (bao gồm hoàn thiện hệ (thống pháp lý, thực hiện lộ trình giảm chi phí đầu Cụ thể hoá các định hướng toàn diện về thu hút đầu nước ngoài *... hút vốn FDI Nội đang chuẩn bị những điều kiện cần thiết để thu hút và quản lý nguồn vốn FDI Đó là, tham mưu cho thành phố ban hành quy định quản lý các doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp trên địa bàn Nội, gồm cả các dự án đầu nước ngoài trong bối cảnh thành phố đã xây dựng một số quy định áp dụng thống nhất cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước ( như về quản lý đầu xây dựng, một đầu. .. trường của Việt Nam hay không, phụ thu c rất lớn vào chính sách môi trường, chính sách ĐTNN và công tác quản lý cả về môi trường và thực hiện ĐTNN của Việt Nam Cải cách hành chính và kiến nghị với trung ương 3.4 Đề nghị trung ương có cơ chế chính sách và ưu tiên đầu phát triển cho các vùng Đồng Bằng sông Hồng,( trong đó có Nội) Đề nghị Trung ương cho phép thực hiện một số cơ chế, chính sách đối... mà nhà đầu có thể đem lại hiệu quả cao Việc nước ta gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và thực hiện đầy đủ các cam kết AFTA cũng sẽ tạo ra môi trường thu hút FDI thu n lợi hơn Nâng cao hiệu quả khu vực kinh tế có nhiều vốn FDI 2.1 Để thu hút FDI chúng ta phải nâng cao được hiệu quả khu vực kinh tế có vốn đầu nước ngoài ở trong nước nói chung và trong tỉnh thành phố nói riêng .Giải pháp. .. ứng mặt bằng cho các nhà đầu nước ngoài Thứ sáu, làm tốt các công tác giải phóng mặt bằng và cung cấp hạ tầng ngoài hàng rào, tập trung xây dựng hệ thống giao thông quan trọng phục vụ phát triển kinh tế xã hội, giải quyết tốt yêu cầu về giao thông cho các khu công nghiệp, các dự án đầu lớn Thứ bảy, đẩy mạnh đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu lao động về công nghệ kỹ thu t của các nhà đầu Thứ tám, . GIẢI PHÁP CHO CHÍNH SÁCH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI CỦA HÀ NỘI 1.Quan điểm về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Cũng như các. nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhằm thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào Việt Nam . * Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

Ngày đăng: 23/10/2013, 03:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w