LÀM ĐỒ CHƠI BÚP BÊ CỦA BÉ I. Mục đích yêu cầu: - Kiến thức: Trẻ có thể làm nhưng con búp bê theo ý thích. - Kĩ năng: Rèn luyện cho trẻ có đôi tay khéo léo, phát triển óc sáng tạo cho trẻ - Thái độ: Trẻ biết giữ gìn sản phẩm, tham gia tích cực, sáng tạo vào hoạt động. - Biết giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ để bảo vệ sức khỏe * Tích hợp: Âm nhạc: Khuôn mặt cừoi Văn học: Búp bê Toán: Đếm sản phẩm đẹp II. Chuẩn bị - Một số búp bê trai gái khác nhau - Búp bê (sản phẩm) của của các anh chị khóa trước gửi tặng - Giấy màu, bút chì, hồ dán, khăn lau tay, giấy A4 (có ghi tên bài tên trẻ) đủ cho số trẻ. - Giá trưng bày sản phẩm, bàn ghế kê theo 3 dãy dọc thuận tiện cho trẻ hoạt động. III. Tổ chức hoạt động. - Hoạt động theo nhóm trong lớp học theo hướng dẫn của cô giáo. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Trò chuyện: + Trẻ và cô cùng hát múa bài hát “Khuôn mặt cười” - Bài hát nói về gì? - Khuôn mặt có chức năng gì trên cơ thể? - Trên khuôn mặt có những bộ phận nhỏ nào nữa? - Cho trẻ nêu từng chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận? - Cô giáo dục trẻ. + Cô cho trẻ quan sát góc nghệ thuật có những bài Làm búp bê đồ chơi của các anh chị khóa trước, cho trẻ nhận xét. + Giới thiệu bài: - Hôm nay cô cho các con “Làm đồ chơi búp bê của bé” 2. Hoạt động 2: Quan sát tranh: + Cô cho trẻ quan sát búp bê (3 búp bê kích cỡ khác nhau) cô đàm thoại với trẻ: - Bạn nào có nhận xét gì không? - Trẻ hát múa và trò chuyện cùng cô. - Trẻ quan sát và nhận xét - Búp bê có những bộ phận gì? - Những bộ phận đó cô làm bằng vật liệu gì? Làm như thế nào? - Khuôn mặt của búp bê có những bộ phận nhỏ nào? (Cô gợi mở để trẻ trả lời) - Mầu sắc? + Cô hỏi ý tưởng của trẻ: - Con định làm đồ chơi như thế nào? - Khuôn mặt búp bê làm như thế nào? - Con sẽ làm tóc như thế nào? - Con sẽ sắp xếp những bộ phận đó như thế nào? (Gọi khoảng 3 trẻ) 3. Hoạt động 3: Trẻ thực hiện: + Cô mở nhạc nhẹ cho trẻ vừa nghe vừa thực hiện - Cô đến từng trẻ hỏi ý tưởng của trẻ, động viên gợi mở cho trẻ thực hiện. - Nhắc nhở gợi mở cho trẻ thực hiện đúng các kỹ năng, sắp xếp bố cục khoa học, sáng tạo. + Trẻ nào thực hiện song trưng bầy sản phẩm lên giá. Khi trẻ đã thực hiện song cô giúp trẻ trưng bày hết những sản phẩm lên giá. 4. Hoạt động 4: Nhận xét sản phẩm. + Trẻ nhận xét - Con thích sản phẩm nào nào nhất? (Mời trẻ có sản phẩm đó giới thiệu về sản phẩm của mình) - Vì sao? - Nếu là con, con sẽ sáng tạo thêm gì cho sản phẩm này? - Cô có thể cho trẻ đếm những sản phẩm đẹp + Cô nhận xét chung, tuyên dương, giáo dục, dặn do trẻ. + Cho trẻ đọc bài thơ: “Búp bê” và trưng bầy sản phẩm vào góc nghệ thuật. 5. Kết thúc: Trẻ hát bài hát “Khuôn mặt cười” và chuyển hoạt động ngoài trời. - Trẻ trả lời theo ý hiểu của trẻ. - Trẻ vừa nghe nhạc vừa thực hiện. - Trẻ nhận xét. - Trẻ đếm. - Trẻ đọc thơ và trưng bày sản phẩm vào góc nghệ thuật. - Trẻ hát và ra sân. . cô cho các con “Làm đồ chơi búp bê của bé” 2. Hoạt động 2: Quan sát tranh: + Cô cho trẻ quan sát búp bê (3 búp bê kích cỡ khác nhau) cô đàm thoại với trẻ:. các bộ phận? - Cô giáo dục trẻ. + Cô cho trẻ quan sát góc nghệ thuật có những bài Làm búp bê đồ chơi của các anh chị khóa trước, cho trẻ nhận xét. + Giới