GIẢI PHÁPĐẨYMẠNHHOẠTĐỘNG THANH TOÁNQUỐCTẾTẠIHỘISỞNGÂNHÀNGVPBANK 3.1. Định hướng phát triển hoạtđộngthanhtoánquốc tế. 3.1.1. Định hướng chung của nghành Ngânhàng Việt Nam. Ngày 07/11/2006, Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Nền kinh tế nói chung và nghành Ngânhàng nói riêng đều chịu những ảnh hưởng tích cực cũng như những khó khăn trở ngại khi đất nước tham gia vào quá trình hội nhập sâu rộng này. Trong thời gian qua, Ngânhàng nhà nước đã tích cực triển khai các hoạtđộng trong khuân khổ hợp tác, thực hiện các cam kết quốc tế, chủ động phát triển quan hệ tài chính ngânhàng với các nước trong và ngoài khu vực. Nghành Ngânhàng đã xây dựng kế hoạch và lộ trình hội nhập kinh tếquốctế ban hành kèm theo quyết định số 663/2003/QĐ- NHNN ngày 26/06/2003. Các định hướng lớn: - Chủ độnghội nhập kinh tếquốctế trong lĩnh vực Ngânhàng theo lộ trình đã xây dựng và bước đi phù hợp với khả năng của hệ thống Ngânhàng Việt Nam. Thực hiện cam kết quốctế về lĩnh vực tiền tệ và hoạtđộngNgân hàng, thực hiện Hiệp định thương mại Việt - mỹ, Hiệp định khung về thương mại dịch vụ (AFAS) của ASEAN và của WTO. - Tăng cường vai trò và tầm ảnh hưởng của hệ thống Ngânhàng Việt Nam đối với thị trường tài chính trong khu vực và trên trường quốc tế. Tiếp tục phát hành và niêm yết chứng khoán của các Ngânhàng thương mại Việt Nam trên thị trường chứng khoán trong nước và trên thị trường tài chính quốc tế. - Tiến hành mở cửa thị trường Ngân hàng, nới lỏng dần theo lộ trính các hạn chế về quyền tiếp cận và nội dung hoạtđộng cảu các chi nhánh cũng như của Ngânhàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nma. - Tăng cường áp dụng các thông lệ và chuẩn mực quốctế về hoạtđộngNgânhàng thương mại, đặc biệt là các chuẩn mực về kế toán, kiểm toán, quy chế quan hệ bắt buộc giữa các Ngânhàng trung gian với Ngânhàng trung ương về vấn đề tái cấp vốn, thị trường mở, thanhtoánquốc gia và các chuẩn mực, nguyêntắc về thanh tra, giám sát hoạtđộngNgân hàng. - Tích cực tham gia các điều ước quốc tế, các câu lạc bộ, các diễn dàn khu vực và quốctế về tiền tệ và Ngân hàng. 3.1.2 Định hướng phát triển hoạtđộngthanhtoánquốctếtạihộisở VPBank. 3.1.2.1. Mục tiêu chung - Đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ và nâng cao hiệu quả của hoạtđộngthanhtoánquốc tế. - Tiếp tục khẳng định vai trò, thị phần hoạtđộng của VPBank trong thanhtoánquốc tế. - Tăng cường năng lực cạnh tranh và hội nhập quốctế về thanhtoánquốc tế. 3.1.2.2. Định hướng hoạtđộng Để hoàn thành 3 mục tiêu lớn như trên thì trong thời gian tới định hướng hoạtđộngthanhtoánquốctế cảu VPBank sẽ có những thay đổi cơ bản cả về mặt lượng và mặt chất. Ngânhàng cần phải xây dựng chiến lược kinh doanh đối ngoại một cách toàn diện nhằm tối ưu hoá khả năng cạnh tranh đối ngoại ngay trên thị trường trong nước, nâng cao vị thế của VPBank trong lĩnh vực tài chính. Định hướng cụ thể như sau: - Từng bước tiến hành cơ cấu lại các mảng trong hoạtđộngthanhtoánquốctế theo mô hình Ngânhàng tiên tiến hiện đại. Bao gồm các khối Tài trợ thương mại quốc tế, khối trung tâm chuyển tiền, khối định chế tài chính, phù hợp với chiến lược phát triển chung của VPBank. - Tích cực ứng dụng công nghệ tiên tiến để nâng cao chất lượng hoạtđộngthanhtoánquốc tế, đảm bảo yêu cầu phục vụ đa dạng hoá các loại hình đối tượng khách hàng khác nhau. Bao gồm các Tổ chức tín dụng, doanh nghiệp, các cá nhân… - Phấn đấu đưa trình độ nghiệp vụ thanhtoánquốctế của VPBank bắt kịp các chuẩn mực quốctế và tập quán Ngânhàngquốctế trong từng lĩnh vực. - Đẩymạnh công tác tiếp cận và thu hút các khách hàng lớn là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu lớn. Giữ gìn, củng cố quan hệ với các khách hàng truyền thống, có cơ chế chính sách mềm dẻo, phừ hợp với từng loại khách hàng. Đổi mới chất lượng phục vụ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. - Tiếp tục mở rộng quan hệ với các Ngânhàng đại lí tạo điều kiện cho hoạtđộngthanhtoánquốctế được thuận lợi và nhanh chóng. Tăng khả năng cạnh tranh của VPBank. - Đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất thiết bị kỹ thuật, đồng thời đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ thanhtoán viên, phối hợp thống nhất với các bộ phận chức năng khác. - Đa dạng hoá các sản phẩm tài trợ cho hoạtđộng xuất nhập khẩu để cung cấp cho khách hàng, duy trì mối quan hệ thân thiết giữa khách hàng và VPBank. 3.2. Giải phápđẩymạnhhoạtđộng thanh toánquốctếtạihộisở VPBank. 3.2.1.Tăng cường tài trợ cho hoạtđộng xuất nhập khẩu. Hoạtđộngthanhtoánquốctế cần đến sự can thiệp, trợ giúp về kỹ thuật, và tài chính của ngân hàng. Việc Ngânhàng mở rộng hoạtđộng tín dụng xuất nhập khẩu giúp cac doanh nghiệp mở rộng hoạtđộng sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu và tham gia nhiều hơn vào các giao dịch thương mại. Từ đó, tạo điều kiện cho hoạtđộngthanhtoánquốctế phát triển theo. Ngânhàng có thể cho nhà nhập khẩu vay để thanhtoán tiền hàng cho nhà xuất khẩu. Ngânhàng phải có sự ưu tiên hơn về lãi suất cho vay xuất nhập khẩu so với các món vay khác, bởi vì Ngânhàng qua việc cho vay xuất nhập khẩu còn thu được các loại phí thanhtoánquốctế như phí chuyển tiền, phí mở L/C và các loại phí khác. Ngânhàng nên đưa ra tỷ lệ ký quỹ tối thiểu cho khách hàng khi thanhtoán bằng vốn tự có của khách hàng giúp khách hàng không bị ứ đọng vốn. Khuyến khích cán bộ tín dụng chủ động tìm kiếm duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng, tìm hiểu đánh giá các dự án khả thi để tài trợ xuất khẩu. Bộ phận thanhtoánquốctế và tín dụng phải có sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên để hạn thiểu rủi ro trong hoạtđộng xuất nhập khẩu của doanh nghiệp trên cơ sở đó giảm lãi suất cho vay để sản xuất cũng như mua bán hàng xuất nhập khẩu. Đối với hoạtđộng xuất khẩu, Ngânhàng tiếp tục triển khai rộng rãi các nghiệp vụ như chiết khấu chứng từ (chiết khấu truy đòi và miễn đòi). Hình thức này ít rủi ro hơn hình thức cho vay ở trên vì Ngânhàng đảm bảo hàng đã được giao đủ số lượng và đúng chất lượng đến tay người mua hàng. Đồng thời cũng cần phải nghiên cứu nghiệp vụ miễn truy đòi đối với những bộ chứng từ hoàn hảo, có Ngânhàng phát hành đáng tin cậy bảo lãnh, hoặc với những hối phiếu đã được Ngânhàng có uy tín chấp nhận thanh toán. Như vậy thì mới tăng được nguồn ngoại tệ, giúp góp phần cân đối cán cân thương mại. Việc tài trợ của Ngânhàng đối với người mua hàng có thể diễn ra trong giai đoạn chuẩn bị hàng xuât khẩu. Ngânhàng cần đa dạng hoá các hình thức bảo lãnh như: bảo lãnh việc thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh trả trước… nhằm tăng doanh thu cũng như uy tín đối với các đối tác nước ngoài. Riêng đối với hoạtđộng bảo lãnh dưới hình thức thư tín dụng trả chậm cần phải được giám sát chặt chẽ để đảm bảo doanh nghiệp sẽ thanhtoán khi đến hạn thanhtoán chứ không nhất thiết phải dùng hình thức tăng ký quỹ như hiện nay. 3.2.2. Tăng cường quan hệ đại lý với các Ngân hàng. Tích cực tăng cường mở rộng quan hệ đại lý với các Ngânhàng nước ngoài đặc biệt là Ngânhàng của các nước mà Việt Nam có quan hệ thương mại lớn như Nhật Bản, Trung Quốc, và các nước trong khu vực ASEAN. Tiến hành mở các chi nhánh tại các quốc gia này. 3.2.3. Đảm bảo nguồn ngoại tệ cung ứng cho khách hàng Tình trạng thiếu hụt ngoại tệ xảy ra khá phổ biến ở các Ngânhàng hiện nay. Để cải thiện tình trạng thiếu hụt nguồn ngoại tệ thì giảipháp hữu hiệu nhất là tìm cách thu hút khách hàng mở tài khoản tạiNgânhàng VPBank. Đặc biệt là những khách hànghoạtđộng trong lĩnh vực xuất khẩu các mặt hàng lớn ở nước ta như xuất khẩu cà phê, chè, hạt tiêu, điều, hàng thủ công mỹ nghệ… Có được những khách hàng này thì nguồn ngoại tệ không những ổn định mag chi phí lại thấp. Ngoài ra, bộ phận kinh doanh ngoại tệ nên cố gắng thực hiện nhiều hơn nữa các giao dịch hoán đổi, kỳ hạn và mở rộng thêm các hợp đồng tương lai, hợp đông quyền chọn. Bên cạnh đó, Ngânhàng cũng nên đa dạng hoá việc mua bán, huy động các ngoại tệ khác trên thị trường như đồng JPY, AUD…bên cạnh các ngoại tệ USD và EURO đang huy động hiện nay. Ngòi việc huy động ngoại tệ từ khách hàng thì nguồn ngoại tệ huy động trên thị trường liên Ngânhàng cũng đóng vai trò quan trọng. Vì vậy, VPBank nên mở rộng hơn nữa quan hệ với các Ngânhàng có nguồn ngoại tệ dồi dào, để khi các Ngânhàng này có nhu cầu bán ngoại tệ thì kịp thời mua bổ sung. 3.2.4. Tiếp tục hoàn thiện qui trình nghiệp vụ thanhtoánquốc tế. Qui trình thanhtoánquốctế cần được hoàn thiện hơn như đơn giản hoá thủ tục, thủ tục nhanh chóng, chính xác, giảm đến mức tối đa các yêu cầu về giấy tờ, chứng từ đối với khách hàng. Đồng thời cũng chú ý đến việc giảm chi phí cho doanh nghiệp mà vẫn đảm bảo lợi nhuận cho Ngân hàng, giúp tăng khả năng cạnh tranh với các Ngânhàng khác. 3.2.5. Thực hiện chiến lược thu hút khách hàng. Khách hàng luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định đến sự phát triển của mỗi Ngân hàng. Vì vậy VPBank luôn coi lợi ích của khách hàng là trên hết, sự phát triển của khách hàng cũng chính là sự phát triển của VPBank. Hiện nay, việc mở rộng và ra đời nhiều ngânhàng mới nên khách hàng có rất nhiều sự lựa chọn ngânhàng phục vụ mình. Sự cạnh tranh khách hàng giữa các ngânhàng là điều không thể tránh khỏi. VPBank muốn thu hút thêm khách hàng đến giao dịch và tham gia thanhtoánquốctế với mình thì việc thực hiện chính sách khách hàng là rất cần thiết. Đối với khách hàng quan hệ thường xuyên hoặc khách hàng có uy tín thì ngânhàng nên có chính sách ưu đãi về lãi suất cho vay, giảm chi phí thanh toán, giảm tỉ lệ ký quỹ… Đối với khách hàng không thường xuyên, ít có kinh nghiệm trong giao dịch xuất nhập khẩu thì các cán bộ thanhtoánquốctế cần tư vấn, lựa chọn phương thức thanhtoán có lợi nhất cho khách hàng, giúp giảm thiểu rủi ro, tạo lòng tin và uy tín của Ngânhàng cho khách hàng. Nhân viên cần có phong các làm việc chuyên nghiệp, lịch sự khi giao dịch, thái độ phải nhiệt tình, tận tình hướng dẫn các thủ tục cho khách hàng tạo sự thoải mái và tin cậy cho khách hàng khi giao dịch. Giữa các khách hàng không nên có sự phân biệt. 3.2.6. Đâymạnhhoạtđộng Marketing Marketing hiện nay là một công cụ không thể thiếu trong chiến lược phát triển của mỗi Ngân hàng. Marketing là hoạtđộng nhằm tạo dựng và quảng bá thương hiệu, hình ảnh, uy tín và chất lượng phục vụ của Ngân hàng. Sản phẩm của Ngânhàng có thành công đem lại lợi nhuận cao hay không phụ thuộc rất lớn vào thái độ của khách hàng đối với sản phẩm cũng như cung cách ohục vụ khách hàng của nhân viên ngân hàng.Chính vì thế, các nhân viên ngânhàng và các thanhtoán viên cần nâng cao nhận thức về hoạtđộng marketing vì chính họ là những người làm marketing một cách tốt nhất cho ngân hàng. Đặc biệt trong thanhtoánquốctế cần chú trọng những điểm sau: + Thái độ phục vụ khách hàng nhiệt tình, lịch sự, chu đáo tạo nên một nét văn hoá đặc trưng riêng trong hoạtđộngthanhtoánquốctế cũng như trong hoạtđộng kinh doanh của ngân hàng. + Đẩymạnh công tác tiếp thị bằng nhiều hình thức như: báo chí, truyền hình, đài phát thanh…để giới thiệu về ngânhàng đến mọi người dân. + Chủ động tìm đến với những khách hàng có tiềm năng, có hoạtđộng xuất nhập khẩu thường xuyên và có giá trị lớn. + Tăng cường các biện pháp cạnh tranh về giá và các dịch vụ kèm theo trong việc thu hút khách hàng. Tư vấn cho các khách hàng trong việc ký kết các hợp đồng thương mại quốctế với đối tác nước ngoài nhằm giảm thiểu rủi ro. 3.2.7 Đổi mới và hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật của ngânhàng Trong thời đại công nghệ thông tin đang phát triển và nền kinh tế mở cửa như hiện nay, Ngânhàng phải áp dụng công nghệ mới để tránh tình trạng lạc hậu và thêo kịp với xu thế chung của thế giới. Đặc biệt, trong hoạtđộngthanhtoánquốc tế, ngânhàng với vai trò là cầu nối giữa hai đối tác trong nước và quốc tế, vì vậy các nghiệp vụ đòi hỏi phải được thực hiện một các an toàn chính xác và kịp thời.Phát triển hệ thống thanhtoán điện tử và hiện đại hoá hệ thống thanhtoán điện tử liên ngânhàng trên phạm vi toànquốc để tiến tới tự động hoá hoàn toàn hệ thống thanhtoánngân hàng. 3.2.8 Nâng cao năng lực trình độ cho đội ngũ cán bộ thanhtoánquốctế Trong việc đào tạo và tuyển dụng cán bộ Ngânhàng cần tuyển chọn nhân viên thanhtoánquốctế có trình độ, kinh nghiệm và năng lực chuyên môn cao. Đối với nhân viên mới tuyển dụng,VPBank cần tổ chức các khoá đào tạo và huấn luyện nghiệp vụ một cách có hệ thống và bài bản. Ngânhàng cũng cần thường xuyên tổ chức các buổi thảo luận để học tập kinh nghiệm lẫn nhảutong nội bộ Ngân hàng. Cử cán bộ đi du học nước ngoài về lĩnh vực thanhtoánquốctế để tiếp thu những công nghệ mới về thanhtoánquốc tế. KẾT LUẬN Hiện nay xu hướng mở cửa hội nhập với nền kinh tế thế giới đã đặt ra những cơ hội và thách thức mới cho các quốc gia.Việt Nam cũng không nằm ngoài tình hình đó. Chính vì thế quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta ngày càng có vai trò quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế. Do sự phát triển không ngừng của thương mại quốc tế, nhu cầu thanhtoánquốctế cũng gia tăng đáng kể. Các doanh nghiệp ngày càng mở rộng sản xuất kinh doanh, có nhiều các cơ hội đầu tư hơn, vì thế các Ngânhàng sẽ có điều kiện để mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ của mình. Tuy nhiên, trước sự phát triển mạnh mẽ, đa dạng của thương mại quốctế thì nghiệp vụ thanhtoánquốctế của Ngânhàng thương mại nhiều lúc tỏ ra bất cập, chưa đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao cua thương mại quốc tế, điều này sẽ làm ảnh hưởng tới lợi ích kinh tế của quốc gia. Khi nghiên cứu đề tài “Đẩy mạnhhoạtđôngthanhtoánquốctếtạihộisởNgânhàngVPBank “ em đã tập trung phân tích tình hình thanhtoánquốctế của Ngânhàng trong giai đoạn 2005-2007 để qua đó rút ra những nhận xét, ưu nhược điểm, mặt tích cực cũng như tồn tại nhằm đưa ra những giảipháp để đẩy mạnhhoạtđộng này. Em xin gửi lời cảm ơn tới các anh chị tại phòng Thanhtoánquốctế - HộisởNgânhàngVPBank đã giúp đỡ em trong thời gian thực tập tạiNgân hàng. Đặc biệt em xin cảm ơn thầy giáo T.S Mai Thế Cường đã chỉ bảo và hướng dẫn tận tình để giúp em hoàn thành tốt chuyên đề thực tập này. Tuy nhiên với lượng kiến thức còn hạn hẹp, kinh nghiệm thực tế ít ỏi, trình độ lý luận còn nhiều hạn chế nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong các thầy cô góp ý và chỉ bảo thêm để bài biết được hoàn thiện hơn. . GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI HỘI SỞ NGÂN HÀNG VPBANK 3.1. Định hướng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế. 3.1.1 quốc tế, điều này sẽ làm ảnh hưởng tới lợi ích kinh tế của quốc gia. Khi nghiên cứu đề tài Đẩy mạnh hoạt đông thanh toán quốc tế tại hội sở Ngân hàng VPBank