1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại hội sở Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam

101 574 12
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 558,5 KB

Nội dung

Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại hội sở Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Gần 20 năm sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, đất nước ta đã có nhữngchuyển biến sâu sắc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội Chính trị ổnđịnh, kinh tế tăng trưởng bền vững đã thúc đẩy các hoạt động đầu tư, xây dựng,kinh doanh, buôn bán… phát triển, tạo tiền đề cho việc tăng việc làm, thu nhậpvà nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân Cùng với sự phát triểncủa nền kinh tế thị trường, hàng hoá tiêu dùng trở nên phong phú và đa dạngvới nhiều chủng loại, mẫu mã khác nhau phù hợp với nhu cầu người mua Tuynhiên, với mức thu nhập hiện nay, phần lớn người tiêu dùng không thể chi trảcho tất cả các nhu cầu mua sắm cùng lúc, đặc biệt là với những vật dụng đắttiền Nắm bắt được thực tế đó, các ngân hàng đã thực hiện cung cấp các khoảncho vay tiêu dùng dưới nhiều hình thức nhằm tạo điều kiện cho khách hàng cóthể thoả mãn nhu cầu của mình trước khi có khả năng thanh toán Và chỉ trongmột thời gian ngắn sau khi sản phẩm này ra đời, số lượng khách hàng tìm đếnngân hàng tăng lên không ngừng đã tạo ra nguồn thu nhập đáng kể cho ngânhàng Mặc dù vậy, so với hoạt động tín dụng thì cho vay tiêu dùng vẫn chiếmmột tỷ trọng vô cùng nhỏ bé cả về doanh số cho vay lẫn dư nợ và chưa thực sựphát huy vai trò vốn có của nó Với tư cách là trung gian quan trọng bậc nhấttrong nền kinh tế, các ngân hàng phải làm gì để đẩy mạnh hơn nữa hoạt độngcho vay tiêu dùng, trở thành kênh kết nối hiệu quả giữa nguồn vốn huy độngđược với nhu cầu bị giới hạn bởi khả năng thanh toán từ đó tạo ra lợi nhuậncho mình và cho sự phát triển chung của toàn xã hội.

Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động cho vay tiêu dùng trong đờisống xã hội nói chung và đối với ngân hàng nói riêng, sau thời gian thực tập tạiHội sở ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam kết hợp vớinhững kiến thức thu thập được trong quá trình học tập và nghiên cứu của mình,

Trang 2

em đã chọn “Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại hội sởNgân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam” làm đề tài nghiên

cứu cho chuyên đề tốt nghiệp và luận văn của mình Kết cấu của chuyên đề tốtnghiệp ngoài phần Lời nói đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo gồm 3chương:

Chương I: Lý luận tổng quan về hoạt động cho vay tiêu dùng

Chương II: Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Hội sở ngânhàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam

Chương III: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân

hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam

Với những nội dung trình bày trong chuyên đề này, em hy vọng sẽ làm sángtỏ phần nào thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại các ngân hàng hiện nay,đồng thời có đưa ra một số giải pháp với mong muốn đóng góp một phần lýluận nhỏ bé của mình vào sự phát triển của hoạt động cho vay tiêu dùng nóiriêng và sự nghiệp phát triển của toàn ngành ngân hàng nói chung.

Trang 3

1.1.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại

Đối với hầu hết chúng ta, ngân hàng là một loại hình tổ chức kinh doanh có vai trò vô cùng quan trọng Với sự hiện hữu của ngân hàng, các cá nhân, hộ gia đình có thể nhận được các khoản vay để trang trải chi phí học tập, mua sắm ô tô, đồ dùng gia đình, sửa chữa và xây dựng nhà cửa Với các hãng kinh doanh, các khoản vay của ngân hàng được coi như nguồn tài trợ hiệu quả khi cần bổ sung vốn để mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trên thị trường trong nước và quốc tế Bên cạnh đó, ngân hàng cũng là một địa chỉ đáng tin cậy nếu chúng ta muốn cất giữ tiền hay mong nhận được lời khuyên về lĩnh vực đầu tư cho khoản tiền tiết kiệm.

Ngày nay, hoạt động của ngân hàng không ngừng phát triển trên tất cả các phương diện, từ sự ra đời của các sản phẩm dịch vụ mới cho đến sự xuất hiện của các tập đoàn ngân hàng quy mô lớn có thể cho vay đối với hàng triệu người tiêu dùng và số lượng lớn các cơ quan, chính quyền địa phương Trong mọi thời kỳ, ngân hàng là một trong những thành viên quan trọng nhất trên thị trường trái phiếu và tín phiếu do chính quyền địa phương phát

Trang 4

hành để tài trợ cho các công trình công cộng từ hội trường, sân bóng cho đếnsân bay, đường cao tốc …

Có thể nói rằng, mỗi chủ thể trong nền kinh tế dù trực tiếp hay gián tiếp đều ít nhất một lần được hưởng những lợi ích do hoạt động của ngân hàng mang lại Vậy ngân hàng là gì?

Do hoạt động ngân hàng có liên quan đến hầu hết các lĩnh vực trong nền kinh tế nên khó có thể đưa ra một khái niệm thống nhất về ngân hàng mà tuỳthuộc mục đích và khía cạnh nghiên cứu Khi xét trên phương diện những loại hình dịch vụ cung cấp, ngân hàng là loại hình tổ chức tài chính cung cấpmột danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất- đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế.

Song dưới giác độ nghiên cứu của một nhà quản lý, chúng ta có thể đưa

ra một khái niệm chung nhất về ngân hàng như sau “ Ngân hàng là loại hìnhtổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tư, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác và các loại hình ngân hàng khác”.

1.1.2.Khái niệm tín dụng ngân hàng

1.1.2.1.Tín dụng là gì?

Khó có thể đưa ra một định nghĩa rõ ràng về tín dụng, vì vậy tuỳ thuộc góc độ nghiên cứu mà chúng ta có thể xác định nội dung của thuật ngữ này Tuy nhiên, khi xem xét tín dụng như là một chức năng cơ bản của ngân

hàng thì tín dụng được hiểu là: “Tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hoá) giữa bên cho vay (ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể khác), trong đó

Trang 5

bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời hạn nhất định theo thoả thuận, bên đi vay có trách nhiệm hòan trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán”.

Từ khái niệm trên, bản chất của tín dụng là một giao dịch về tài sản trên cơ sở hoàn trả và có các đặc trưng sau:

 Tài sản giao dịch trong quan hệ tín dụng ngân hàng bao gồm hai hình thức là cho vay (bằng tiền) và cho thuê (bất động sản và động sản) Trong những năm 1960 trở về trước hoạt động tín dụng của ngân hàng chỉ có cho vay bằng tiền Xuất phát từ tính đặc thù đó mà nhiều lúc thuật ngữ tín dụng và cho vay được coi là đồng nghĩavới nhau Từ những năm 1970 trở lại đây, dịch vụ cho thuê vận hành và cho thuê tài chính đã được các ngân hàng hoặc các định chế tài chính khác cung cấp cho khách hàng Đây là một sản phẩm kinh doanh của ngân hàng, một hình thức tín dụng bằng tài sản thực (nhà ở, văn phòng làm việc, máy móc- thiết bị).

 Xuất phát từ nguyên tắc hoàn trả, vì vậy người cho vay khi chuyển giao tài sản cho người đi vay sử dụng phải có cơ sở để tin rằng người đi vay sẽ trả đúng hạn Đây là yếu tố hết sức cơ bản trong quản trị tín dụng Trong thực tế một số nhân viên tín dụng khi xét duyệt cho vay không dựa trên cơ sở đánh giá mức độ tín nhiệm về khách hàng mà chú trọng đến các bảo đảm, chính quan điểm này đã làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.

 Giá trị hoàn trả thông thường phải lớn hơn giá trị lúc cho vay, hay nói cách khác là người đi vay phải trả thêm phần lãi ngoài vốn gốc.Để thực hiện được nguyên tắc này phải xác định lãi xuất danh nghĩa lớn hơn tỷ lệ lạm phát, hay nói cách khác phải xác định lãi xuất thực dương

Trang 6

 Trong quan hệ tín dụng ngân hàng tiền vay được cấp trên cơ sở cam kết hoàn trả vô điều kiện Về khía cạnh pháp lý, những văn bản xác định quan hệ tín dụng như hợp đồng tín dụng, khế ước …Thực chất là lệnh phiếu, trong đó bên đi vay cam kết hoàn trả vô điều kiện cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán

1.1.2.2 Các loại hình cho vay của ngân hàng.

Hoạt động cấp tín dụng giữ vai trò quan trọng đối với bản thân ngân hàng bởi thu nhập từ hoạt động này không những chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập của ngân hàng mà còn đảm bảo cho việc trả lãi các nguồn vốn huy động Việc cấp tín dụng được thực hiện trên cơ sở nguồn vốn huy động đượcvà nhu cầu về vốn của khách hàng Hoạt động cấp tín dụng có thể hiểu là việc mua bán “ quyền sử dụng vốn tệ’’ trong đó người mua là các chủ thể kinh tế có nhu cầu về vốn để tài trợ cho các hoạt động như: Sản xuất– kinh doanh, mua sắm, dự trữ …còn người bán chính là ngân hàng.

Để hiểu rõ hơn về hoạt động này, chúng ta cần phân loại chúng theo những tiêu thức nhất định:

- Căn cứ theo thời hạn cho vay

+ Cho vay ngắn hạn: Là hình thức cấp tín dụng thường có thời hạn dướimột năm và mục đích sử dụng chủ yếu là để bù đắp sự thiếu hụt vốn tạm thời như phục vụ cho thanh toán tiền hàng hoá, tài trợ vốn lưu động hay thanh toán ngoại thương …

+ Cho vay trung hạn: Đây là hình thức cấp tín dụng có thời hạn từ 1 đến5 năm và thường sử dụng để đổi mới trang thiết bị, mua sắm máy móc mà thời gian khấu hao thường không quá dài để có thể hoàn trả vốn đúng hạn cho ngân hàng.

+ Cho vay dài hạn: Là khoản cấp tín dụng có thời hạn trên 5 năm và thường sử dụng để xây nhà xưởng, đầu tư dây chuyền công nghệ với những

Trang 7

dự án sản xuất lớn có thời gian thu hồi vốn dài Các khoản vay này thường đòi hỏi thế chấp và chịu nhiều rủi ro

- Căn cứ theo khách hàng vay vốn

+ Cho vay các định chế tài chính bao gồm cấp tín dụng cho các ngân hàng, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, công ty bảo hiểm, quỹ tíndụng và các định chế tài chính khác.

+ Cho vay các tổ chức, doanh nghiệp sản xuất- kinh doanh.+ Cho vay cá nhân.

- Căn cứ theo mục đích sử dụng khoản vay

+ Cho vay nhằm mục đích phục vụ sản xuất- kinh doanh.+ Cho vay nhằm phục vụ đời sống, tiêu dùng.

- Căn cứ theo mức độ tín nhiệm đối với khách hàng

+ Cho vay không bảo đảm: Là loại hình cho vay không có có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc sự bảo lãnh của người thứ 3, mà việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng Đối với những khách hàng tốt, trung thực trong kinh doanh, có khả năng tài chính lành mạnh, quản trị có hiệu quảthì ngân hàng có thể cấp tín dụng dựa vào uy tín của bản thân khách hàng mà không cần một nguồn thu nợ thứ hai bổ sung.

+ Cho vay có bảo đảm là loại hình cấp tín dụng dựa trên cơ sở các bảođảm như thế chấp hay cầm cố, hoặc phải có sự bảo lãnh của bên thứ 3 Đối với các khách hàng không có uy tín cao đối với ngân hàng, khi vay vốn đòi hỏi phải có bảo đảm Sự bảo đảm này là căn cứ pháp lý để ngân hàng có thêm một nguồn thu thứ hai, bổ sung cho nguồn thu nợ thứ nhất thiếu chắc chắn.

- Căn cứ theo phương thức cho vay

+ Cho vay theo hạn mức tín dụng: Đây là hình thức cấp tín dụng mà ngân hàng và khách hàng cùng ký kết một hơp đồng hạn mức trong đó qui

Trang 8

định một khối lượng tiêu dùng mà khách hàng được phép vay của ngân hàngtrong một thời gian nhất định, hết thời gian này thì số còn lại mà khách hàngkhông sử dụng sẽ không còn giá trị nữa Trong hợp đồng hạn mức có thể baogồm các điều khoản như việc sử dụng vốn vay, lãi suất, kỳ hạn trả nợ, cung cấp các báo cáo tài chính và các dữ liệu về tình hình sản xuất- kinh doanh khác, tài sản đảm bảo, và trong trường hợp vỡ nợ, các điều khoản liên quan đến việc chấm dứt hợp đồng chi trả những khoản vay còn tồn đọng Trong thời gian của hợp đồng hạn mức, khi khách hàng có nhu cầu vay vốn mà không vượt quá hạn mức đã ký thì chỉ cần nộp đơn xin vay và lập hợp đồng vay là được ngân hàng xem xét với những điều kiện vay vốn đã được thoả thuận trước trong hợp đồng hạn mức tín dụng.

+ Cho vay từng lần: Đây là hình thức cấp tín dụng mà ngân hàng và người vay sẽ ký kết hợp đồng riêng đối với mỗi khoản vay khi khách hàng có nhu cầu Mỗi lần khách hàng có nhu cầu vay vốn thì việc ký kết hợp đồngđược thực hiện từ đầu, khách hàng và ngân hàng sẽ thoả thuận riêng cho từng lần đó về số lượng tín dụng, thời hạn khoản vay, lãi suất áp dụng, tài sản đảm bảo, báo cáo tài chính…

1.2 Lý luận tổng quan về cho vay tiêu dùng

1.2.1 Sự hình thành và phát triển của cho vay tiêu dùng

Cho vy tiêu dùng được hình thành và phát triển từ việc giải quyết hai mâu thuẫn Đó là mâu thuẫn giữa nhu cầu tiêu dùng và khả năng thanh toán của các cá nhân người tiêu dùng và mâu thuẫn giữa sản xuất hàng hoá và tiêu thụ hàng hoá tiêu dùng.

Với mâu thuẫn thứ nhất, người tiêu dùng hay còn gọi là người nhận tài trợ, là những người thuộc mọi tầng lớp dân cư, không phân biệt màu da, lứa tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn… là những người có công việc và thu nhập ổn định, có nhu cầu mua sắm nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống khi

Trang 9

chưa có đủ tiền để thực hiện những mong muốn trên Thuật ngữ “nhu cầu” ởđây được hiểu theo ba mức độ khác nhau là nhu cầu tự nhiên, mong muốn vàyêu cầu.

Nhu cầu tự nhiên là vốn có, là một mặt gắn liền với quá trình tồn tại của con người như những đòi hỏi về ăn, ở, mặc…

Mong muốn là nhu cầu có dạng đặc thù, tương ứng với trình độ văn hoá và nhân cách của mỗi cá nhân Mong muốn thì có nhiều nhưng khả năng đápứng mong muốn là có hạn.

Yêu cầu là mong muốn gắn liền với khả năng thanh toán Người ta lựa chọn hàng hoá thoả mãn tốt nhất nhu cầu riêng lẻ của họ nhưng có tính đến khả năng thanh toán.

Trong khi nhu cầu tự nhiên là vô hạn thì nhu cầu có khả năng thanh toán là hữu hạn Để biến nhu cầu tự nhiên thành nhu cầu có khả năng thanh toán thì phải tính đến tình trạng thu nhập trong tương lai của người tiêu dùng.

Trên thực tế, người tiêu dùng không thể có ngay được các khoản thu nhập, các khoản tiền lớn trong hiện tại mà phải qua quá trình tích luỹ lâu dài,có thể gần cả đời người Do đó, thông qua việc cấp tín dụng, ngân hàng đã cho phép khách hàng được sử dụng trước hàng hoá khi khi chưa có khả năngthanh toán.

Mâu thuẫn thứ hai là mâu thuẫn giữa việc sản xuất hàng hoá và tiêu thụ hàng hoá của các nhà sản xuất- kinh doanh Những người sản xuất chỉ đạt được hiệu quả trong hoạt động của mình khi họ nắm bắt được nhu cầu và đáp ứng tốt nhu cầu này Các công ty thương mại lớn có thể cho phép các công ty con của mình bán chịu hàng hoá cho khách hàng, chủ yếu là bán trả góp để nâng cao khả năng cạnh tranh Tuy nhiên, trong trường hợp này, thường thì người tiêu dùng chỉ được thoả mãn với một số loại hàng hoá nhất định Khi đó, các tổ chức tín dụng có thể đáp ứng nhu cầu về nhiều loại hàng

Trang 10

hoá khác nhau do các công ty thương mại khác nhau cung cấp thông qua tài trợ trực tiếp hoặc gián tiếp cho người tiêu dùng (bằng việc mua các phiếu tiêu dùng của người bán lẻ hàng hoá cho khách hàng tiêu dùng) do vậy đã xuất hiện cho vay tiêu dùng.

1.2.2 Đối tượng của hoạt động cho vay tiêu dùng

- Phân theo mức thu nhập

+ Những người có thu nhập thấp: Nhu cầu tín dụng của nhóm người này thường rất hạn chế do nguồn thu nhập không đủ để thoả mãn những nhu cầu đa dạng của họ Tuy nhiên, họ cũng có những mong muốn chi tiêu không khác mấy so với với những người có thu nhập cao hơn Do đó, nếu cóbiện pháp phù hợp cũng có thể hình thành được các khoản vay hợp lý đến các nhóm đối tượng này.

+ Những cá nhân có thu nhập trung bình: Nhu cầu tín dụng của nhóm này có xu hướng tăng trưởng ngày càng mạnh bởi khoản tích luỹ của nhóm này tuy ít song thu nhập trong tương lai của họ có phần ổn định có thể chi trảcho những nhu cầu tiêu dùng hiện tại.

+ Những cá nhân có thu nhập cao: Những người này thường cần tới những khoản vay với tư cách là những khoản phụ trợ linh hoạt, trợ giúp thêm cho khả năng thanh toán đặc biệt khi tiền của họ đã bị trói chặt vào những khoản đầu tư dài hạn Mặc dù việc vay mượn nhằm mục đích tiêu dùng của họ chỉ thể hiện một tỷ trọng nhỏ trong tổng số tài sản mà họ sở hữunhưng lại là những món tiền lớn so với các nhóm khách hàng khác nên các ngân hàng tỏ ra đặc biệt quan tâm đến nhóm khách hàng này.

- Phân theo tình trạng công tác hay lao động: Nhu cầu tiêu dùng của các cá nhân còn phụ thuộc vào tính chất công việc, nghề nghiệp hoặc nơi công tác Xét theo khía cạnh này, chúng ta có các nhóm khách hàng sau:

+ Những người làm công ăn lương.

Trang 11

+ Những người có công việc kinh doanh riêng.

+ Những người hành nghề chuyên nghiệp (Bác sĩ, ca sĩ, tư vấn…).+ Những người lao động tự do.

Trên thực tế, những người thuộc 3 nhóm đầu có thu nhập cao và ổn định hơn so với những người thuộc nhóm cuối nên nhu cầu vay tiêu dùng cũng chủ yếu phát sinh từ 3 nhóm trên.

1.2.3 Lịch sử phát triển của cho vay tiêu dùng trên thế giới

Vào những năm 1980, hệ thống ngân hàng thương mại của Mỹ phải tiến hành cải cách với lý do dưới sức ép của cạnh tranh, việc thực hiện nghiệp vụcủa các ngân hàng thương mại gặp nhiều bất lợi Trong thực tế, sức mạnh cạnh tranh đã tạo ra những thay đổi trong lĩnh vực công nghệ, dân số học, luật pháp và chính nó cũng góp phần vào sự thay đổi về dịch vụ mà ngân hàng cung ứng, đồng thời cũng làm giảm vai trò của các ngân hàng thương mại trong hệ thống tài chính dẫn đến sự thay đổi cơ cấu trong các ngân hàng Môi trường cạnh tranh thay đổi một cách nhanh chóng, cùng với nó làviệc các ngân hàng không còn duy trì được khả cạnh tranh như trước Hiện tượng này mang nét đặc trưng của cuộc khủng hoảng trong những năm 1930nhưng nó xoá dần khả năng đứng vững của các ngân hàng dẫn đến một hệ thống ngân hàng yếu kém, hoạt động không hiệu quả.

Cuộc khủng hoảng trong hệ thống ngân hàng bắt đầu vào những năm 1970 khi các nhà môi giới lập ra “thị trường tiền tệ bán lẻ” dẫn đến cuộc cạnh tranh giữa các công ty tài chính tiêu dùng, các công ty thương mại với các ngân hàng Do đó, đến đầu những năm 1980, trước đòi hỏi của các ngân hàng về một “lĩnh vực tham gia ở mức độ cao hơn”, Quốc hội Mỹ đã cho phép các ngân hàng cung ứng nhiều sản phẩm và dịch vụ mới.

Những thay đổi đó đòi hỏi các ngân hàng phải đổi mới công nghệ để thích ứng và để nâng cao khả năng cạnh tranh Đầu tiên, đó là việc các ngân

Trang 12

hàng sử dụng hệ thống máy vi tính nhằm giảm thời gian và chi phí quản lý Kế đến là sự xuất hiện của máy rút tiền tự động (Automated Teller Machine-ATM) được đặt các trung tâm buôn bán, phi trường, các trung tâm vận tải nhằm tạo thuận lợi cho người sử dụng dịch vụ ngân hàng và giảm chi phí xây cất cho ngân hàng.

Cùng với thời gian, hoạt động cấp tín dụng của các ngân hàng đã thay đổi Nếu như trước đây các ngân hàng chỉ giới hạn phạm vi hoạt động trong cho vay thương mại thì ngày nay họ đã mở rộng thêm hoạt động cho vay tiêu dùng đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng vào những năm 1930.

Cải cách lớn nhất trong lĩnh vực tài chính trong thời gian này là việc các qui định về kiểm soát tiền tệ và các qui định khác đối với các tổ chức tài chính làm nhiệm vụ ký thác đã được ban hành thành luật Sắc luật này cho phép các ngân hàng tiết kiệm công cộng liên bang được kinh doanh, hợp tác và có các quan hệ cho vay với các doanh nghiệp nhận tiền ký thác, đươc tiếnhành cho vay tiêu dùng và cung ứng các dịch vụ khác.

Như vậy hệ thống ngân hàng Mỹ đã có sự cải tổ để nâng cao tính cạnh tranh không chỉ với các tổ chức tài chính trong nước mà với cả các tổ chức nước ngoài Từ đó cho vay tiêu dùng đã ra đời và chính thức được công nhận như một nghiệp vụ của ngân hàng Đến năm 1987, sau khoảng 7 năm ban hành luật này, các ngân hàng Mỹ đã cung cấp 80% khối lượng tín dụng tiêu dùng, trong đó 45% dựa trên cơ sở cho vay trả góp Ngày nay cho vay tiêu dùng đã phát triển mạnh theo xu thế chung của nền kinh tế thế giới.

Một yếu tố khách quan nữa thúc đẩy hoạt động cho vay tiêu dùng là xuất phát từ mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng Thông qua mối quan hệ này, ngân hàng thấy được các nhu cầu từ cả phía người sản xuất lẫn người tiêu dùng: Các nhà sản xuất cần có sự hỗ trợ để gia tăng tiêu thụ hàng hoá còn người tiêu dùng cần tìm nguồn tài trợ cho các nhu cầu của mình.

Trang 13

1.2.4 Khái niệm cho vay tiêu dùng

1.2.4.1 Khái niệm

Có nhiều quan điểm khác nhau về cho vay tiêu dùng, có người cho rằng: “Cho vay tiêu dùng là hình thức cấp tín dụng đối với người tiêu dùng nhằm tài trợ cho chính sự tiêu dùng”, người khác lại nói: “Tín dụng tiêu dùng là quan hệ kinh tế giữa một bên là ngân hàng và một bên là cá nhân người tiêu dùng, trong đó ngân hàng chuyển giao tiền cho khách hàng với nguyên tắc người đi vay (khách hàng) sẽ hoàn trả cả gốc lẫn lãi tại một thời điểm xác

định trong tương lai”….Nhưng tựu chung lại, chúng ta có thể hiểu “cho vay tiêu dùng là hình thức cấp tín dụng trong đó ngân hàng thoả thuận để kháchhàng là cá nhân hay hộ gia đình sử dụng một khoản tiền với mục đích tiêu dùng với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi sau một thời gian nhất định”

Cho vay tiêu dùng là hình thức cấp tiêu dùng rất hữu ích nhằm tài trợ chonhu cầu chi tiêu, mua sắm, sửa chữa nhà cửa… của các cá nhân, hộ gia đình.Các khoản vay này giúp người tiêu dùng có thể sử dụng hàng hoá, dịch vụtrước khi họ có khả năng chi trả, tạo cho họ có được một cuộc sống với chấtlượng cao hơn như mua xe, mua nhà, nghỉ ngơi, du lịch…

1.2.4.2 Đặc điểm cho vay tiêu dùng

- Qui mô mỗi khoản vay nhỏ nhưng số lượng các khoản vay lớn

Các khách hàng khi tìm đến ngân hàng nhằm mục đích vay tiêu dùngthường có nhu cầu vốn không lớn lắm Đó là vì: Khi xác định mua sắm bấtcứ vật dụng gì người tiêu dùng phải có một khoản tích luỹ từ trước (vì khôngkhi nào các ngân hàng cho vay đến 100% nhu cầu vốn) và các vật dụngtrong gia đình thường không quá đắt đỏ, kể cả khi người tiêu dùng vay đểmua nhà, xây nhà hoặc sửa chữa nhà để ở thì qui mô các khoản đó cũngkhông quá lớn đối với một ngân hàng Nhưng số lượng các khoản vay tiêu

Trang 14

dùng lại lớn do đối tượng của cho vay tiêu dùng là mọi tầng lớp dân cư trongxã hội.

- Các khoản vay tiêu dùng có lãi suất “cứng nhắc”

Không như hầu hết các khoản vay kinh doanh hiện nay, lãi suất có thểthay đổi theo điều kiện thị trường, các khoản vay tiêu dùng thường có lãisuất ở một mức cố định, đặc biệt là trong cho vay tiêu dùng trả góp Ngay cảkhi quan hệ tín dụng được xác lập thì mức lãi suất đã được đưa ra và duy trìtrong suốt thời hạn vay (kể cả có thay đổi lãi suất thì việc thay đổi đó cũngđược qui định ngay trong hợp đồng tín dụng khi ký kết).

- Các khoản cho vay tiêu dùng thường có độ rủi ro cao

Vì đối tượng của hoạt động cho vay tiêu dùng là các cá nhân, hộ gia đìnhnên bên cạnh các yếu tố khách quan từ bên ngoài còn có các yéu tố chủ quantừ chính người tiêu dùng Các yếu tố khách quan như thiên tai, bệnh tật, mấtmùa, thất nghiệp và chu kỳ kinh tế Thời kỳ nền kinh tế mở rộng và mọingười dân đều lạc quan tin tưởng vào tương lai thì nhu cầu tiêu dùng sẽ tănglên nhưng khi nền kinh tế suy thoái, các cá nhân, hộ gia đình thường có tưtưởng phòng bị cho tương lai, họ sẽ hạn chế tiêu dùng và tăng cường tíchluỹ Đây là thời kỳ khó khăn cho các nhà sản xuất và các ngân hàng trongviệc phát triển các sản phẩm, dịch vụ Ngoài ra, cho vay tiêu dùng còn chịuảnh hưởng bởi các yếu tố chủ quan từ phía người tiêu dùng khi họ muốn vaymượn để chi tiêu nhưng không muốn trả Trong những trường hợp nhưvậythì dù có nắm giữ tài sản đảm bảo hay không thì các ngân hàng vẫn phảiđối mặt với rủi ro giảm thu nhập Mặt khác, do các khoản vay tiêu dùng cólãi suất “cứng nhắc” nên khi chi phí huy động tăng lên, ngân hàng phải đốimặt với rủi ro lãi suất.

- Các khoản cho vay tiêu dùng có chi phí khá lớn

Trang 15

Đặc điểm của các khoản cho vay tiêu dùng là qui mô mỗi khoản vay nhỏ,thời gian vay thường không dài trong khi tâm lý người đi vay là không muốncông khai tình hình tài chính nên việc thẩm định trước khi cho vay tốn nhiềuthời gian và chi phí Đồng thời, số lượng các khoản vay tiêu dùng lớn nênngoài các chi phí trên ngân hàng còn phải chịu các chi phí khác như chi phíquản lý khoản vay, theo dõi và kiểm tra khách hàng thường xuyên…

- Cho vay tiêu dùng là một trong những khoản mục tín dụng có khả năngsinh lời cao nhất mà ngân hàng thực hiện, do các khoản cho vay tiêu dùng

được định giá rất cao (bao hàm cả một phần rủi ro lãi suất) đến mức mà bảnthân lãi suất vay vốn trên thị trường lẫn tỷ lệ tổn thất tín dụng phải tăng lênđáng kể thì hầu hết các khoản cho vay tiêu dùng mới không mang lại lợinhuận Việc định giá cao là do cho vay tiêu dùng là khoản mục cho vay cóchi phí lớn và đọ rủi ro cao Hơn nữa khi vay tiền, người tiêu dùng dườngnhư kém nhạy cảm với lãi suất Người tiêu dùng thường quan tâm đến khoảntiền phải trả hàng tháng hơn là lãi suất (mặc dù rõ ràng là lãi suất ghi trênhợp đồngảnh hưởng đến qui mô số tiền phải trả) Trong khi lãi suất khôngphải là một trong những yếu tố quan trọng mà hộ gia đình quan tâm thì mứcthu nhập và trình độ dân trí lại tác động rất lớn đến việc sử dụng các khoảntiền vay của người tiêu dùng Những người có thu nhập ổn định thường cóxu hướng chi tiêu nhiều hơn thu nhập vì họ cho rằng thu nhập trong tươnglai sẽ có thể đảm bảo chi trả cho những nhu cầu hiện tại Mặt khác, nếu nhưtrong kinh doanh người ta thường phải hạch toán lỗ, lãi thì trong tiêu dùngngười ta đặt yếu tố thoả mãn lên hàng đầu dù có phải trả chi phí lớn hơn.

Chính vì triển vọng về lợi nhuận do hoạt động cho vay tiêu dùng manglại mà dù phải đối mặt với khá nhiều thách thức nhưng các ngân hàng trêntoàn thế giới hiện nay đều hướng sự quan tâm vào hoạt động này, coi nó như

Trang 16

một trong những lĩnh vực có vai trò chủ đạo trong dịch vụ ngân hàng cũngnhư trong quản lý ngân hàng.

1.2.4.3 Phân loại cho vay tiêu dùng

Thông qua cách phân loại này, chúng ta có thể có được cái nhìn khá toàndiện về hoạt động cho vay tiêu dùng từ nhiều khía cạnh khác nhau.

 Căn cứ vào mục đích vay, chúng ta có:

- Cho vay tiêu dùng cư trú: Là các khoản cho vay nhằm tài trợ chonhu cầu mua sắm, xây dựng hoặc cải tạo nhà cho khách hàng là các cá nhân,hộ gia đình.

- Cho vay tiêu dùng phi cư trú: Là các khoản cho vay nhằm tài trợcho việc trang trải các chi phí như chi phí mua sắm xe cộ, đồ dùng gia đình,chi phí cho học hành, giải trí, du lịch…

 Căn cứ vào phương thức hoàn trả, ta có:

- Cho vay tiêu dùng trả góp: Đây là hình thức cho vay trong đó ngườiđi vay trả nợ (gồm cả gốc và lãi) cho ngân hàng nhiều lần, theo những kỳhạn nhất định trong thời hạn cho vay, phương thức này thường áp dụng chocác khoản vay có giá trị lớn hoặc thu nhập từng kỳ của người đi vay khôngđủ để thanh toán hết một lần số nợ vay.

Đối với loại cho vay tiêu dùng này, các ngân hàng thường chú ý đến mộtsố vấn đề cơ bản, có tính nguyên tắc sau:

+ Loại tài sản được tài trợ:

Thực tế cho thấy thiện chí trả nợ của người vay sẽ tốt hơn rất nhiều nếutài sản được hình thành từ tiền vay đáp ứng nhu cầu cấp thiết của họ lâu dàitrong tương lai Khi lựa chọn tài sản để tài trợ, ngân hàng thường chú ý đếnđiều này nên chỉ muốn tài trợ cho nhu cầu mua sắm đối với tài sản có thờihạn sử dụng lâu bền và có giá trị lớn vì với những tài sản này, người tiêudùng sẽ được hưởng những tiện ích từ chúng trong một thời gian dài.

Trang 17

+ Số tiền phải trả trước:

Ngân hàng yêu cầu người đi vay phải thanh toán trước một phần giá trịtài sản cần mua sắm- số tiền này được gọi là số tiền phải trả trước, phần cònlại ngân hàng sẽ cho vay, số tiền trả trước cần phải đủ lớn để một mặt làmcho người vay nghĩ rằng họ chính là chủ sở hữu của tài sản, mặt khác có tácdụng hạn chế rủi ro cho ngân hàng Một khi không cảm nhận được rằngmình là chủ sở hữu của tài sản hình thành từ tiền vay thì người vay có tháiđộ miễn cưỡng trong việc trả nợ Ngoài ra, khi khách hàng không trả nợtrong nhiều trường hợp ngân hàng đành phải bán và thanh lý tài sản để thuhồi nợ.

Số tiền phải trả trước thường phụ thuộc vào các yếu tố sau:

 Loại tài sản: Đối với các tài sản có mức độ giảm giá nhanh thì sốtiền phải trả trước nhiều và ngược lại, đối với các tài sản có mức độ giảm giáchậm Thì số tiền phải trả trước ít.

 Thị trường tiêu thụ tài sản sau khi đã sử dụng: nếu hàng hoá đóđược tiêu thụ một cách nhanh chóng và dễ dàng sau khi sử dụng thì số tiềntrả trướcsẽ ít hơn là trong trường hợp ngược lại.

 Môi trường kinh tế: nếu môi trường kinh tế ổn định thì thiện chícủa ngân hàng trong việc cho vay sẽ tốt hơn và có thể yêu cầu một mức trảtrước thấp hơn.

 Năng lực tài chính của người đi vay: Người vay có năng lực tàichính tốt đã là một trong những đảm bảo cho việc thu hồi nợ của ngân hàngnên ngân hàng có thể yêu cầu người vay một mức trả trước thấp hơn nếungay lúc đó người vay chưa có đủ.

+ Chi phí tài trợ:

Chi phí tài trợ là chi phí mà người đi vay phải trả cho ngân hàng trongviệc sử dụng vốn Chi phí tài trợ chủ yếu bao gồm lãi vay và các chi phí

Trang 18

khác có liên quan Chi phí tài trợ phải đủ trang trải cho chi phí huy động, chiphí hoạt động, rủi ro đồng thời phải mang lại một phần lợi nhuận cho ngânhàng.

+ Điều khoản thanh toán:

Khi xác định điều khoản liên quan đến việc thanh toán nợ của kháchhàng, ngân hàng thường chú ý đén các vấn đề sau:

 Số tiền thanh toán mỗi định kỳ phải phù hợp với khả năng và thunhập, trong mối quan hệ hài hoà với nhu cầu chi tiêu khác của khách hàng.

 Giá trị tài sản tài trợ không được thấp hơn số tiền tài trợ chưa đượcthu hồi.

 Kỳ hạn trả nợ phải thuận lợi cho việc trả nợ của khách hàng, kỳhạn trả nợ thường theo tháng vì thông thường, nguồn trả nợ chính của ngườivay tiêu dùng là lương được nhận hàng tháng.

 Thời hạn cho vay không nên quá dài Thời hạn cho vay bị giới hạnbởi thời gian hoạt động của tài sản tài trợ Thời hạn cho vay quá dài trongtrường hợp giá trị tài sản tài trợ giảm mạnh sẽ dẫn đến rủi ro tín dụng Hơnnữa khi thời hạn cho vay quá dài thì thiện chí trả nợ của người vay cũng nhưviệc thu nợ thường gặp nhiều rắc rối.

 Số tiền khách hàng phải thanh toán cho ngân hàng mỗi kỳ hạn trảnợ có thể được tính theo một trong các cách sau đây:

 Phương pháp gộp: Đây là phương pháp thường được áp dụng trongcho vay tiêu dùng trả góp, do tính chất đơn giản và dễ hiểu của nó Theophương pháp này, trước hết lãi được tính bằng cách lấy vốn gốc nhân với lãisuất và thời hạn vay, sau đó cộng gộp vào vốn gốc rồi chia cho số kỳ hạnphải thanh toán để tìm số tiền phải thanh toán ở mỗi kỳ trả.

 Phương pháp lãi đơn: Theo phương pháp này, vốn gốc người đivayphải trả từng kỳ hạn trả nợ được tính đều nhau bằng cách lấy vốn vay ban

Trang 19

đầu chia cho số kỳ hạn thanh toán, còn lãi phải trả mỗi kỳ được tính trên sốtiền mà khách hàng thực sự còn thiếu đối với ngân hàng.

+ Vấn đề phân bổ lãi cho vay theo thời gian:

Khi sử dụng phương pháp gộp để tính lãi, các ngân hàng thường tiếnhành phân bổ phần lái cho vay đã được tính Việc phân bổ có thể được thựchiện theo định kỳ gắn liền với các kỳ hạn thanh toán hoặc cũng có thể đượcthực hiện theo quí hoặc theo năm tài chính.

+ Vấn đề trả nợ trước hạn:

Thông thường người đi vay được quyền thanh toán tiền vay trước hạn màkhông bị phạt Nếu tiền trả góp tính theo phương pháp lãi đơn thì vấn đề rấtđơn giản, người vay phải thanh toán toàn bộ vốn gốc còn thiếu và lãi vay củakỳ hạn hiện tại (nếu có) cho ngân hàng Tuy nhiên, nếu tiền trả góp đượctính theo phương pháp gộp thì sẽ phức tạp hơn Vì theo phương pháp này, lãiđược tính dựa trên cơ sở giả định rằng tiền vay sẽ được sử dụng cho đến lúckết thúc hợp đồng, cho nên nếu khách hàng trả trước hạn thì thời hạn trả nợthực tế sẽ khác thời hạn đã giả định ban đầu và như vậy số tiền lãi phải trảcũng có sự thay đổi Khi đó người ta phải sử dụng phương pháp phân bổ lãicho vay theo thời gian.

- Cho vay tiêu dùng phi trả góp: Đây là hình thức cho vay mà tiềnvay được khách hàng thanh toán chỉ một lần khi đến hạn Thường thì cáckhoản vay tiêu dùng phi trả góp được cấp cho các nhu cầu vay nhỏ và thờihạn không dài.

- Cho vay tiêu dùng tuần hoàn: Là khoản vay trong đó ngân hàngcho phép khách hàng sử dụng thẻ tín dụng hoặc ngân hàng phát hành loạiséc cho phép thấu chi dựa trên số tiền trên tài khoản vãng lai Theo phươngthức này, trong thời hạn tín dụng được thoả thuận trước, căn cứ vào nhu cầuchi tiêu và thu nhập kiếm được từng kỳ, khách hàng được ngân hàng cho

Trang 20

phép thực hiện việc vay và trả nợ nhiều kỳ một cách tuần hoàn, theo một hạnmức tín dụng.

 Căn cứ vào nguồn gốc của khoản nợ:

- Cho vay tiêu dùng gián tiếp: Là hình thức cho vay trong đó ngânhàng mua các khoản nợ phát sinh do những công ty bán lẻ đã bán chịu hànghoá hay dịch vụ cho người tiêu dùng.

(1): Ngân hàng và công ty bán lẻ ký kết hợp đồng mua bán nợ Tronghợp đồng ngân hàng thường đưa ra các điều kiện về đối tượng khách hàngđược bán chịu, số tiền bán chịu tối đa và các loại tài sản bán chịu.

(2): Công ty bán lẻ và người tiêu dùng ký kết hợp đồng mua bán chịu hàng hoá Thông thường, người tiêu dùng phải trả trước một phần giá trị tài sản.

Công tybán lẻ

Người tiêudùng

(1)(4)(5)

Trang 21

(3): Công ty bán lẻ giao tài sản cho người tiêu dùng.

(4): Công ty bán lẻ bán bộ chứng từ bán chịu hàng hoá cho ngân hàng.(5): Ngân hàng thanh toán tiền cho công ty bán lẻ.

(6): Người tiêu dùng thanh toán tiền trả góp cho ngân hàng.

+ Cho vay tiêu dùng gián tiếp có ưu điểm:

 Cho phép ngân hàng dễ dàng tăng doanh số cho vay tiêu dùng. Cho phép ngân hàng tiết kiệm được chi phí trong cho vay. Là nguồn gốc của việc mở rộng quan hệ với khách hàng và các hoạt động khác.

 Trong trường hợp có quan hệ với những công ty bán lẻ tốt, cho vaytiêu dùng gián tiếp an toàn hơn cho vay tiêu dùng trực tiếp.

+ Bên cạnh những ưu điểm trên, cho vay tiêu dùng gián tiếp có một sốnhược điểm sau:

 Ngân hàng không tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng đã được bán chịu.

 Thiếu sự kiểm soát của ngân hàng khi công ty bán lẻ thực hiện việcbán chịu hàng hoá.

 Kỹ thuật nghiệp vụ cho vay tiêu dùng gián tiếp có tính phức tạp cao.

- Cho vay tiêu dùng trực tiếp: Là các khoản cho vay tiêu dùng trong đó ngân hàng trực tiếp tiếp xúc và cho khách hàng vay cũng như trực tiếp thu nợ từ những người này Cho vay tiêu dùng trực tiếp thường được thực hiện theo sơ đồ sau:

Trang 22

(1): Ngân hàng và người tiêu dùng ký kết hợp đồng vay.

(2): Người tiêu dùng tả trước một phần số tiền mua tài sản cho công tybán lẻ.

(3): Ngân hàng thanh toán số tiền mua tài sản còn thiếu cho công ty bán lẻ.

(4): Công ty bán lẻ giao tài sản cho người tiêu dùng.(5): Người tiêu dùng thanh toán tiền vay cho ngân hàng.

+ So với cho vay tiêu dùng gián tiếp, cho vay tiêu dùng trực tiếp có những ưu điểm sau:

 Trong cho vay tiêu dùng trực tiếp ngân hàng có thể tận dụng được sở trường của nhân viên tín dụng Những người này thường được đào tạo chuyên môn và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tín dụng cho nên các quyết định tín dụng trực tiếp của ngân hàng thường có chất lượng cao hơn sovới trường hợp chúng được quyết định bởi những công ty bán lẻ hoặc nhân viên tín dụng của công ty bán lẻ Ngoài ra, trong hoạt động của mình, nhân viên tín dụng ngân hàng có xu hướng chú trọng đến việc tạo ra các khoản

bán lẻ

Người tiêudùng

(3)

Trang 23

vay có chất lượng tốt trong khi nhân viên của những công ty bán lẻ thường chú trọng đến việc bán được hàng Bên cạnh đó, tại các điểm bán hàng, các quyết định tín dụng thường được đưa ra vội vàng và như vậy, có thể có nhiều khoản tín dụng được cấp ra một cách không chính đáng Hơn nữa, trong một số trường hợp, do quyết định nhanh, công ty bán lẻ có thể từ chối cấp tín dụng đối với những khách hàng tốt.

 Cho vay tiêu dùng trực tiếp linh hoạt hơn so với cho vay tiêu dùng gián tiếp.

 Khi khách hàng có quan hệ trực tiếp với ngân hàng có thể làm thoảmãn nhu cầu của họ hơn.

1.2.5 Sự khác nhau giữa cho vay tiêu dùng và cho vay kinh doanh của ngân hàng thương mại

Mặc dù cho vay tiêu dùng và cho vay kinh doanh đều là hình thức cấp tín dụng của ngân hàng song giữa chúng vẫn có những điểm khác biệt lớn

Cho vay tiêu dùng Cho vay kinh doanh

Đối tượngCác cá nhân và hộ gia đìnhGồm cả các cá nhân, hộ gia đình và các hãng kinh doanh

Mục đích sử dụng vốn vay

Nhằm mục đích phục vụ đời sống như mua sắm các hàng hoá, dịch vụ, xây dung và sửa chữa nhà cửa…

Nhằm tài trợ cho việc xây dựng nhà xưởng, mua sắm trang thiết bị máy móc, nguyên vật liệu…phục vụ cho sản xuất – kinh doanhĐặc điểm- Các khoản cho vay tiêu dùng

thường có lãi suất “cứng nhắc”.

- Các khoản cho vay kinh doanh thường có lãi suất

Trang 24

- Các khoản cho vay tiêu dùng có độ rủi ro cao.

- Quy mô mỗi khoản vay tiêu dùng nhỏ nhưng số lượng các khoản vay tiêu dùng lớn.

- Các khoản cho vay tiêu dùng mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng.

- Chi phí của các khoản vay tiêu dùng thường lớn.

thay đổi theo điều kiện thị trường.

- Các khoản cho vay kinh doanh có độ rủi ro thấp hơn.

- Quy mô mỗi khoản vay lớn hơn song số lượng các khoản vay nhỏ hơn.

- Các khoản cho vay kinh doanh có độ rủi ro thấp hơnsong nó cũng mang lại thu nhập thấp hơn cho ngân hàng.

- Các khoản vay kinh doanhthường có chi phí thấp hơn

Về qui trình cho vay, cả hai hình thức cho vay này đều phải qua các bướcsau:

- Bước 1: Tìm hiểu sơ bộ về khách hàng.

- Bước 2: Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn.- Bước 3: Phân tích tín dụng.

- Bước 4: Quyết định tín dụng.- Bước 5: Giải ngân.

Trang 25

Công ty tài chính là tổ chức cung ứng tín dụng tiêu dùng quan trọng nhất,xét trong bối cảnh cho vay tiêu dùng đã được phát triển đáng kể Những hìnhthức tín dụng tiêu dùng mà công ty tài chính cung cấp là cho thuê, các khoảnvay mua bất động sản.

Phần lớn quỹ của công ty tài chínhđược hình thành từ tiền gửi của khách hàng, ngoài ra là các khoản vay của chính công ty, vốn góp và lợi nhuận để lại.

1.2.4.2 Ngân hàng thương mại

Các ngân hàng thương mại có vai trò khá quan trọng trong cho vay tiêu dùng Các hình thức cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại cúng khá đa dạng như cho vay để mua xe, mua nhà, đi du học, du lịch, mua sắm vạt dụng gia đình… Khác với các nước đang phát triển, nơi mà việc đánh giá tài sản thế chấp còn nhiều phức tạp và các ngân hàng còn hạn chế cho vay tiêu dùng, ở các nước đang phát triển, cho vay tiêu dùng là một loại hình tài sản có khá phổ biến, có khả năng sinh lời cao nhất mà ngân hàng thực hiện.1.2.4.3 Hiệu cầm đồ

Đối với người tiêu dùng, các hiệu cầm đồ có khả năng cung cấp các khoản cho vay quy mô nhỏ, phù hợp với nhu cầu vốn không lớn của khách hàng, đồng thời đây là những nhu cầu mang tính ngắn hạn, việc mà các ngânhàng không mấy ưa thích.

Phần lớn khách hàng của hiệu cầm đồ thuộc nhóm có thu nhập thấp, những người gặp khó khăn khi vay ngân hàng hoặc công ty tài chính do chỉ đưa ra những đảm bảo không chắc chắn, bởi uy tín và tư cách không rõ ràng Mô hình hoạt động của một hiệu cầm đồ khá đơn giản Các cá nhân đem các vật có gía trị đến hiệu cầm đồ để vay một khoản tiền Lượng tiền có được phụ thuộc vào giá trị của vật đem cầm cố, thị trường của tài sản đó,

Trang 26

thời gian sử dụng …thông thường lãi suất quy định đối với các khoản vay từviệc cầm đồ lớn, tài sản khấu hao nhanh.

1.2.4.4 Công ty bảo hiểm

Ngành bảo hiểm có vai trò bổ sung trong việc huy động quỹ để cho vay tiêu dùng Các công ty bảo hiểm cho vay chủ yếu tới những người nắm giữ hợp đồng bảo hiểm Các bảo hiểm thường là tài sản cầm cố, thế chấp và hợpđồng bảo hiểm Đồng thời các công ty bảo hiểm có một số chiến lược kinh doanh hỗ trợ cho tiêu dùng như bảo hiểm nhân thọ Bảo hiểm sự mất giá củatài sản cầm cố thế chấp.

Nguồn vốn chính của công ty bảo hiểm là vốn tự có, thu nhập từ phí bảo hiểm, đầu tư đúng hạn, lợi tức từ các khoản cho vay

1.2.4.5 Ngân hàng tiết kiệm bưu điện.

Tuỳ thuộc vào từng quốc gia, ngân hàng tiết kiệm bưu điện có thể có các chi nhánh của tổng cục bưu điện hoặc là một ngân hàng độc lập Nó cũng tham gia ứng vốn, tham gia vào thị trường chiết khấu Phương thức cấp tín dụng cho người tiêu dùng là:cho vay mua nhà, sửa chữa nhà, cho vay mua sắm tiện nghi sinh hoạt.

Thông thường để vay thì khách hàng phải có tài khoản gửi tại ngân hàng số dư tài khoản phải đạt đến mức nhất định.

1.2.4.6 Hợp tác xã.

Hợp tác xã là một hình thức kinh tế tự chủ do những người lao động có nhu cầu lợi ích chung tự nguyện cùng góp vốn, góp sức lao động theo quy định của pháp luật nhằm phát huy sức mạnh tập thể và từng thành viên để giúp nhau thực hiện tốt hơn các hoạt động sản xuất kinh doanh hay nhu cầu cần thiết của đời sống thông qua quá trình hoạt động, hợp tác xã có thể trợ giúp cho các thành viên của mình mua sắm nhà đất, mua sắm hàng hoá …1.2.4.7 Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.

Trang 27

Thường các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có thể cho vay khách hàng trong thời gian ngắn khi họ mua hàng mà chưa có tiền thanh toán Các doanh nghiệp có thể bán chịu (nếu khách hàng quen, có uy tín ) bán trả góp …

Ngoài các tổ chức cho vay tín dụng trên, trên thế giới hiện nay đã xuất hiện nhiều hình thức khác cấp tín dụng cho người tiêu dùng như các tổ chức phát hành thẻ (Master card, Visa card….) những người bán lẻ ….

1.2.7 Vai trò tiêu dùng đối với sự phát triển kinh tế xã hội

1.2.7.1 Đối với người tiêu dùng:

Như đã đề cập ở trên, nhu cầu của con người thường rất phong phú và đa dạng từ việc mua sắm các vật dụng gia đình, tiện nghi sinh hoạt đến mua sắm và xây dung nhà đất, đi du lịch, nghỉ ngơi…nhưng không phải lúc nào thu nhập và tích luỹ cũng cho phép họ đáp ứng nhu cầu đó Điều đó dẫn đến một thực tế là người ta mua sắm nhà cửa và mua sắm tiện nghi khác khi đã về già, khi đó lợi ích cảm nhận được từ sự hưởng thụ có xu hướng giảm xuống Cho nên, người tiêu dùng luôn tìm cách kết hợp một cách khéo léo giữa việc thoả mãn nhu cầu với yếu tố thời gian và khả năng thanh toán trong hiện tại và trong cả tương lai Nghĩa là họ sẽ hưởng thụ phần thu nhập sẽ nhận được trong tương lai.

Mặt khác, việc thoả mãn trước nhu cầu sẽ thúc đẩy người tiêu dùng phấn đấu để chi trả cho nhu cầu đó càng sớm càng tốt vì thông thường khi vay ngân hàng để mua sắm, thì chính tài sản đó sẽ trở thành vật đảm bảo đối với ngân hàng mà tâm lý chung không ai muốn nắm giữ tài sản mà không phải là của mình Điều này gián tiếp đưa đến việc tăng thu nhập trong tương lai của người tiêu dùng.

Trang 28

Chính vì những lý do trên mà ngày càng nhiều các cá nhân, hộ gia đình tìm đến ngân hàng với mong muốn ngân hàng sẽ giúp đỡ họ trong việc mua sắm những hàng hóa thiết yếu, những hàng hóa có giá trị cao nhằm thoả mãnnhu cầu tiêu dùng và nâng cao cuộc sống.

1.2.7.2 Đối với người sản xuất.

Mục tiêu của tất cả các nhà sản xuất là giá trị tăng thêm của tài sản, do đódù bằng cách nào hay cách khác thì họ đều mong muốn tiêu thụ được càng nhiều hàng hóa càng tốt.Tuy nhiên, họ cũng phải đối mặt với một thực tế là không phải lúc nào khách hàng cũng có tiền để thanh toán ngay mà có thể trong vài tuần, vài tháng sau khi họ đã nhận được thu nhập hoặc sau khi đã tích luỹ đủ Mục tiêu tăng lợi nhuận, mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ sản xuất cùng loại hàng hoá trên thị trường, các nhà sản xuất sẵn sàng bán hàng hoá trả góp, thậm chí bán chịu trong mộtthời gian Để có tiền quay vòng, các cửa hàng này sẽ tìm đến sự trợ giúp củangân hàng (các ngân hàng có thể mua lại các phiếu nợ của khách hàng, sau đó khi đến hạn khách hàng mang trả thì ngân hàng sẽ thu hoặc ngân hàng sẽ tài trợ cho khách hàng thông qua sự kết hợp với các cửa hàng bán trả góp)

Như vậy việc cấp tín dụng của ngân hàng trong trường hợp này cũng giántiếp tạo ra thu nhập của người tiêu dùng (tạo công ăn việc làm), nâng cao chất lượng cuộc sống (thúc đẩy việc mở rộng sản xuất, tạo ra khả năng cạnh tranh giữa các hãng thay đổi mẫu mã chủng loại hàng hoá, đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng).

1.2.7.3 Đối với ngân hàng thương mại

Hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại là nhận tiền gửi với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng tiền đó để cho vay, song song với lỗ lực huy độngvốn, các ngân hàng thương mại còn cố gắng tối đa trong việc cấp tín dụng cho mọi cá nhân tổ chức mọi kinh tế trong và ngoài nước đối với hầu hết các

Trang 29

ngân hàng, khoản mục cho vay thường chiếm quá nửa giá trị tổng tài sản từ 1/2 đến 2/3 nguồn thu của ngân hàng Đối với cá nhân, hộ gia đình ngân hàng thực hiện loại hình cho vay chủ yếu như mua ô tô, sắm sửa các phươngtiện sinh hoạt, tài trợ cho qúa trình học tập hoặc xây dựng và sửa chữa nhà ở … mặc dù cấp tín dụng cho các đối tượng này ngân hàng phải đối mặt với nhiều rủi ro song ngày nay các ngân hàng đều tập trung khai thác bởi vì hoạtđộng này nó tạo ra thu nhập cao cho ngân hàng Các khoản vay tiêu dùng thường được định giá khá cao (do các khách hàng thường không qúa quan tâm đến lãi suất mà trước hết họ quan tâm đến lợi ích mà họ được hưởng, sau đó đến tổng số tiền mà họ phải trả) do đó cho vay tiêu dùng vẫn được coilà khoản mục tín dụng có khả năng sinh lời cao nhất cho ngân hàng Mặt khác cho vay tiêu dùng có thể hạn chế và loại bỏ được ảnh hưởng của chu kỳkinh doanh (yếu tố mà theo chu kỳ sẽ dẫn đến sự suy thoái đáng kể trong nhiều tài khoản cho vay kinh doanh truyền thống của ngân hàng) và tránh được sự cạnh tranh gay gắt từ ngân hàng nước ngoài đồng thời thông qua cho vay tiêu dùng, ngân hàng cũng mở rộng được hoạt động, tận dụng được nguồn huy động một cách hiệu quả

Ngày nay, để tạo ra sự phong phú trong hoạt động và tạo ra những nét hấp dẫn riêng nhằm thu hút khách hàng, các ngân hàng không chỉ cho vay trực tiếp đối với người tiêu dùng mà còn thực hiện việc tài trợ gián tiếp qua các cửa hàng bán lẻ, các cửa hàng bán trả góp.

1.2.7.4 Đối với nền kinh tế

Có thể nói rằng hầu hết các chủ thể trong nền kinh tế,dù là trực tiếp hay gián tiếp cũng đều được hưởng những lợi ích do hoạt động của ngân hàng mang lại Việc ngân hàng thực hiện cho vay tiêu dùng khách hàng chỉ làm thoả mãn những nhu cầu thiết yếu nâng cao chất lượng của người tiêu dùng việc cho vay này còn thúc đẩy sản xuất, tạo ra công ăn việc làm, tăng khả

Trang 30

năng cạnh tranh của các hãng sản xuất kinh doanh, tạo ra sự năng động cho nền kinh tế.

Thông qua hoạt động cấp tín dụng cho người tiêu dùng, các ngân hàng thương mại đã góp phần kích cầu trong nền kinh tế, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng sức cạnh tranh của hàng hóa trong nước từ đó hỗ trợ nhà nước trong việc đạt được các mục tiêu xã hội như xoá đói, giảm nghèo, giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập giảm tệ nạn xã hội, cải thiện nâng cao mức sống cho người dân.

1.2.8 Các nhân tố ảnh hưởng đến cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại

1.2.8.1 Các nhân tố vĩ mô.

Giống như các thể chế kinh tế khác, các ngân hàng thương mại cũng hoạtđộng và chịu ảnh hưởng của môi trường xung quanh như môi trường kinh tế xã hội, môi trường quản lý, các môi trường về văn hóa và các chính sách kinh tế của nhà nước.

Môi trường kinh tế xã hội mà đặc trưng là trình độ phát triển kinh tế, thu nhập quốc dân, thu nhập bình quân đầu người, mức sống của dân cư cùng với chế độ xã hội có ảnh hưởng khá mạnh đến tới mức tiêu dùng của dân cư.Môi trường này mà ổn định là một trong những điều kiện thúc đẩy người dân tiêu dùng, hạn chế tiết kiệm do đó dẫn đến mở rộng hoạt động cho vay của ngân hàng Môi trường pháp lý bao gồm hệ thống văn bản pháp luật của nhà nước cũng là một nhân tố vĩ mô khác có tác động sâu rộng đến hoạt động cho vay tiêu dùng của các ngân hàng thương mại Môi trường pháp lý có ảnh hưởng đến trật tự, tính ổn định và tạo điều kiện cho hoạt động cho vay tiêu dùng diễn ra thông suốt, đảm bảo sự phát triển bền vững, hạn chế những rắc rối tổn hại đến lợi ích của các bên tham gia quan hệ vay mượn

Trang 31

Nếu hệ thống pháp luật có quy định đầy đủ cụ thể các vấn đề về cho vay tiêudùng sẽ thúc đẩy người tiêu dùng tìm đến ngân hàng đồng thời cũng khuyến khích tính tích cực của các ngân hàng tham gia lĩnh vực này Ngược lại, nếu tất cả các quy định đều mang tính chung chung không rõ ràng sẽ khiến cả ngân hàng và khách hàng gặp nhiêu khó khăn trong việc đi đến một thoả thuận chung.

Môi trường văn hóa như thói quen, tâm lý, trình độ học vấn, bản sắc dân tộc (thể hiện qua những nét tính cách của người dân như thích tằn tiện hay ưa hưởng thụ) hoặc các yếu tố về nơi ở, nơi làm việc…cũng ảnh hưởng lớn đến thói quen chi dùng của người dân.

Hoạt động cho vay tiêu dùng còn chịu ảnh hưởng của hệ thống các chính sách và chương trình kinh tế của nhà nước, nếu nhà nước tăng đầu tư hoặc đưa ra các biện pháp thông thoáng để khuyến khích đầu tư trong nước và tăng đầu tư nước ngoài như giảm các thủ tục rườm rà, giảm thuế cho các công ty mới thành lập, tạo công ăn việc làm cho người lao động Đây rõ rànglà tiền đề thuận lợi để phát triển cho vay tiêu dùn Mặt khác các chính sách như giảm thuế thu nhập; áp dụng lãi suất ưu đãi đối với cho vay hộ nông dân, hộ nghèo, các hộ dân tộc ở miền núi, các chương trình xóa đói giảm nghèo nhằm thực hiện công bằng xã hội Tất cả các biện pháp này sẽ có ảnh hưởng đến cầu tiêu dùng của dân cư trước mắt và lâu dài

Tuy nhiên, muốn thực hiện tốt tất cả những chủ trương chính sách và những chương trình hành động trên cần có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cấp, các nghành, các cơ quan, doanh nghiệp với nhau và giữa các tổchức đó với các ngân hàng thương mại

1.2.8.2 Các nhân tố vi mô.

Trang 32

Những nhân tố vi ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tiêu dùng nằm trong phạm vi ngân hàng bao gồm các nhân tố khách quan từ phía khách hàng và nhân tố chủ quan từ bản thân ngân hàng.

* Những nhân tố khách quan:

Trong nhóm các nhân tố khách quan này, trước hết phải kể đến đạo đức khách hàng, được đánh giá dựa trên năng lực pháp lý và độ tín nhiệm Vì rằng nếu thực sự khách hàng có thu nhập cao, ổn định để trả nợ, thậm trí đưara được điều kiện đảm bảo tốt thì chưa chắc họ đã có thiện trí khi trả nợ Bởilẽ, khi đi vay, có thể người vay vẫn có ý định trả nợ đầy đủ, nhưng trong sử dụng tiền vay, có thể do tư cách, do lòng tham hoặc muốn làm giàu nhanh chóng họ sử dụng vốn vay sai mục đích đã hứa vì không phải lúc nào người cho vay cũng có đầy đủ thông tin về người đi vay Mặt khác, với những lĩnh vực có rủi ro cao thì khả năng mang lại lợi nhuận cũng cao do đó người đi vay sẽ tìm mọi cách để có được khoản vay đó Nên trước khi cho vay, các cán bộ tín dụng phải đánh gía độ tín nhiệm của khách hàng trên cơ sở tính thật thà của người vay, ý muốn kiên quyết của khách hàng trong việc thực hiện tất cả các giao ước trong hoạt động tín dụng, điều này được thể hiện một phần trong hồ sơ của người xin vay.

Năng lực pháp lý là những quy định cụ thể về mặt pháp lý mà người vay cần phải có, đây là cơ sở hình thành nghiệp vụ trả nợ của khách hàng trong quan hệ tín dụng, thông qua thẩm định về năng lực pháp lý Ngân hàng có thể biết được hiện khách hàng có liên quan đến vụ án nào hay không, tài sản đảm bảo có liên quan đến các vụ kiện hoặc các tranh chấp không.

Khả năng tài chính của khách hàng cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ ngân hàng, nếu khách hàng có thu nhập cao và ổn định thì việc trả nợ ngân hàng thường ít ảnh hưởng đến các chi tiêu khác trong gia đình, đặc biệt là các nhu cầu thiết yếu và với những người này họ

Trang 33

sẵn sàng thanh toán tiền cho ngân hàng để tránh những rắc rối về mặt pháp lý có thể gây ảnh hưởng đến nghề nghiệp công việc của họ Ngược lại, với những cá nhân hoặc hộ gia đình có thu nhập không ổn định hoặc thu nhập ở mức trung bình thì việc thu hồi nợ của ngân hàng sẽ gặp rất nhiều khó khăn do họ không biết trước thời điểm sẽ nhận được thu nhập là khi nào, và bao giờ mới tích luỹ đủ để trả nợ ngân hàng Ngày nay, phần lớn các món vay tiêu dùng quy định nguồn trả là thu nhập thường xuyên của khách hàng trong tương lai, ngoại trừ các khoản cho vay ngắn hạn.

Tài sản đảm bảo là cơ sở pháp lý có thêm nguồn thu nợ thứ hai cho ngân hàng ngoài nguồn thu nợ thứ nhất, mang tính dự phòng rủi ro Mặc dù nắm giữ tài sản đảm bảo song nếu khách hàng không trả nợ thì ngân hàng phải đối mặt với rủi ro thu nhập vì muốn phát mại tài sản phải có thời gian và phải mất chi phí khác liên quan, đó là chưa kể đến có thể tại thời điểm đó giátrị tài sản trên thị trường không được duy trì như khi khách hàng định giá đểcho vay Vì vậy, tài sản đảm bảo không giữ vai trò quyết định trong việc khách hàng vay hay không mà nó chỉ là một tiêu chuẩn để xét duyệt khi cho vay.

* Những yêu tố chủ quan

Các nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại nằm trong các quy định và các định hướng phát triển của ngân hàng Nếu ngân hàng không có một định hướng toàn thể về phát triển cho vay tiêu dùng thì cũng có nghĩa là không có một hoạt động nào dành cho sự phát triển của hoạt động này.

Nội dung làm việc và chế độ thưởng phạt nghiêm minh cũng ảnh hưởng nhất định đến hoạt động cho vay tiêu dùng, nội quy làm việc quy định nghiêm ngặt sẽ nâng cao trách nhiệm của các cán bộ trong công việc cũng như thái độ của họ đối với khách hàng Việc thưởng phạt nghiêm minh sẽ

Trang 34

khuyến khích các cán bộ ngân hàng học hỏi, phấn đấu để nâng cao khả năng trình độ của mình, những yếu tố trên không những tạo tâm lý thoải mái cho khách hàng khi đến ngân hàng mà còn thu hút được sự quan tâm của số lượng lớn các khách hàng đối với những sản phẩm dịch vụ mà ngân hàng cung cấp.

Nếu như đạo đức người vay được xếp vào vai trò hàng đầu các nhân tố khách quan thì đạo đức cán bộ tín dụng cũng ở vị trí tương đương trong nhóm các nhân tố chủ quan Nhiều cán bộ tín dụng vì tư lợi cá nhân mà làm tổn hại cho cả ngân hàng và khách hàng Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, các khách hàng sẵn sàng tìm đến ngân hàng khác nếu họ thấy rằng không đáng tin cậy vào cán bộ trực tiếp quản lý khoản vay của họ, nếu bên cạnh trình độ nghiệp vụ cao và trình độ hiểu biết rộng, các cán bộ ngân hàngphải luôn trau dồi đạo đức, đặt lợi ích khách hàng và ngân hàng lên hàng đầu, sẵn sàng từ chối các khoản vay nếu thấy có vấn đề và càng không vì nhu cầu cấp thiết của người vay mà ép họ tư lợi cho bản thân.

Kỹ thuật và thủ tục thẩm định hiệu qủa và không rườm rà, phức tạp là một trong những phương thức quan trọng để thu hút khách hàng Tuy nhiên sự tồn tại các kỹ thuật và thủ tục này là không chỉ nhằm mục đích đó mà nhằm đưa ra các đánh giá đúng đắn về khách hàng, về các khoản vay, từ đó có các quyết định cho vay đúng đắn Một hệ thống kỹ thuật thẩm định hợp lý, khoa học, thống nhất là yếu tố quyết định chất lượng thẩm định và do đó quyết định chất lượng khoản vay.

Bên cạnh các yếu tố trên, yếu tố vốn cũng giữ vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay tín dụng nói riêng Cũng như các doanh nghiệp kinh doanh khác, muốn tiến hành kinh doanh ngân hàng cũng phải có vốn Vốn tự có của ngân hàng cànglớn thì ngân hàng càng có khả năng mở rộng phạm vi cho vay và tăng cường

Trang 35

cung cấp các sản phẩm dịch vụ …Mặt khác, khi có vốn lớn, các ngân hàng cũng có điều kiện đầu tư vào các cơ sở hạ tầng, máy móc công nghệ, nâng cao khả năng cạnh tranh và uy tín của ngân hàng đồng thời đảm bảo được antoàn, hạn chế được rủi ro trong hoạt động

CHƯƠNG II

Trang 36

THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI HỘI SỞ NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM

2.1 Tổng quan về Ngân hàng thương mại Cổ Phần Kỹ Thương Việt Nam

2.1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển

Ngân hàng thương mại Cổ Phần Kỹ Thương Việt Nam được thành lập ngày 27 tháng 9 năm 1993 theo giấy phép thành lập số 1534/QĐ-UB do Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội cấp ngày 04/09/1993, giấy phép hoạt động số 0040/ NH-GP do thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam cấp ngày 06/08/1993, giấy phép kinh doanh số 055697 do Trọng tài kinh tế Hà Nội (Nay là Sở kế hoạch và Đầu tư Hà Nội) cấp ngày 07/09/1993 Tên gọi tắt là Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam, tên tiếng Anh là Vietnam Technological and Commercial Join Stock Bank (viết tắt: Techcombank).

Ngày 27/09/1993, Ngân hàng thương mại Cổ Phần Kỹ Thương Việt Namđược thành lập với số vốn điều lệ là 20 tỷ đồng, nhằm mục đích trở thành một trung gian tài chính hiệu quả, nối liền những nhà tiết kiệm với những nhà đầu tư đang cần vốn để kinh doanh, phát triển nền kinh tế trong thời kỳ mở cửa Trụ sở chính ban đầu được đặt tại số 24 Lý Thường kiệt

Năm 1995, vốn điều lệ được tăng lên 51,495 tỷ đồng Gắn liềnvới sự kiệnđó là việc thành lập chi nhánh Techcombank Hồ Chí Minh, khởi đầu cho quá trình phát triển nhanh chóng của Techcombank tại các đô thị lớn.

Năm 1996, Chi nhánh Techcombank Thăng Long cùng phòng giao dịch Nguyễn Chí Thanh được thành lập tại Hà Nội, đồng thời phòng giao dịch Thắng Lợi trực thuộc Techcombank Hồ Chí Minh cũng được chính thức khai trương Vốn điều lệ tiếp tục tăng lên 70 tỷ đồng.

Năm 1998, trụ sở chính được chuyển sang toà nhà Techcombank – 15 Đào Duy Từ, Hà Nội Với việc thành lập chi nhánh Techcombank Đà Nẵng,mạng lưới giao dịch đã phủ khắp Bắc- Trung- Nam.

Trang 37

Năm 1999, Techcombank tăng vốn điều lệ lên 80,020 tỷ đồng, đồng thời khai trương phòng giao dịch số 3 tại phố Khâm Thiên, Hà Nội.

Năm 2000, mạng lưới tiếp tục được mở rộng với phòng giao dịch Thái Hà.

Năm 2001, vốn điều lệ tăng lên 102,345 tỷ đồng, đồng thời ký kết hợp đồng với nhà cung cấp hệ thống phần mềm hệ thống ngân hàng hàng đầu trên thế giới Temenos holding NV về việc triển khai hệ thống ngân hàng GLOBUS cho toàn hệ thống Techcombank nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

Năm 2002, thành lập liên tiếp chi nhánh Chương Dương và Chi nhánh Hoàn Kiếm tại Hà Nội, chi nhánh Hải Phòng, chi nhánh Thanh Khê tại Đà Nẵng, chi nhánh Tân Bình tại Thành phố Hồ Chí Minh Techcombank tự tin là Ngân hàng cổ phần có mạng lưới giao dịch rộng nhất tại Hà Nội Mạng lưới bao gồm Hội sở chính và 9 chi nhánh cùng 4 phòng giao dịch tại các thành phố lớn trong cả nước Vốn điều lệ tăng lên 104,435 tỷ đồng.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức

+ Cơ cấu cổ đông và đại hội cổ đông: Hiện có 4 doanh nghiệp là quốc doanh là cổ đông của Ngân hàng chiếm 6,6% vốn pháp định và hơn 150 thể nhân chiếm 93,4% vốn pháp định Đại hội cổ đông là cơ quan có quyền quyết định về chiến lược phát triển của ngân hàng và bầu ra các cơ quan quản lý: Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát Đại hội cổ đông tiến hành địnhkỳ hàng năm và có thể tổ chức bất thường.

+ Hội đồng quản trị và hệ thống các uỷ ban trực thuộc:

Hội đồng quản trị có 8 thành viên Thường trực Hội đồng quản trị gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch thứ nhất, hai Phó chủ tịch và thành viên thường trực.

Các uỷ ban trực thuộc Hội đồng quản trị: Ban kiểm soát, uỷ ban quản trị rủi ro, hội đồng tín dụng và uỷ ban quản lý tài sản nợ - tài sản có

Trang 38

Đại hội cổ đông

Hội đồngquản trị

Ban kiểmsoát

Uỷ ban kiểmsoát rủi ro

Ban Tổng giámđốc

Hội đồngtín dụng

Uỷ ban quản lýtài sản nợ- tài

sản có

Khối hỗ trợđiều hành

tổng hợp

VănphòngNhân sự

Kiểm soátnội bộTài chính

kế toán

Khối nghiệp vụ,hỗ trợ kinhdoanh phát triển

sản phẩm

Quản lý tíndụngDịch vụ NH quốc tế

Xử lý nợ

Marketing & quan hệ đại chúng

Khối giaodịch, tiếp thị

khách hàng

Dịch vụ NH doanh nghiệpDịch vụNH bán

Giao dịch& kho quỹ

Các chinhánh

Các côngty thành

viên

Trang 39

2.1.3 Các sản phẩm và dịch vụ cung cấp

2.1.3.1 Các sản phẩm tiền gửi dành cho dân cư

- Tài khoản tiền gửi không kỳ hạn: Dành cho quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ thanh toán tiên tiến không dùng tiền mặt thông qua tài khoản ngân hàng Bên cạnh đó, số dư tiền gửi trên tài khoản này vẫn được hưởng lãi suất không kỳ hạn theo công bố của Techcombank Bản sao kê cácgiao dịch sẽ được gửi đến khách hàng hàng tháng hoặc bất cứ khi nào khách hàng yêu cầu, sẽ giúp khách hàng dễ dàng kiểm tra và theo dõi trên tài khoảncủa mình Tiên tiến hơn, khách hàng có thể đăng ký dịch vụ truy vấn tài khoản tại nhà hoàn toàn miễn phí với dịch vụ ngân hàng tại gia.

- Tiết kiệm có kỳ hạn: Techcombank cung cấp các loại sản phẩm tiết kiệm với lãi suất hấp dẫn, cạnh tranh và đa dạng về kỳ hạn, từ ngắn hạn tới trung hạn và dài hạn Ngoài ra còn có hình thức “tiết kiệm theo thời gian thực gửi” sẽ giúp khách hàng có nhu cầu gửi rút thường xuyên có thể tận dụng tối đa được thời gian sinh lời của tiền gửi Khách hàng có thể lựa chọn hình thức trả lãi trước, trả lãi hàng tháng, hàng quý, hoặc trả lãi cuối kỳ Toàn bộ tiền gửi của khách hàng sẽ luôn được đảm bảo an toàn bằng khả năng bảo toàn vốn và trách nhiệm bảo hiểm tiền gửi của khách hàng.

- Tiết kiệm định kỳ: Là sản phẩm đặc biệt dành cho những khách hàng cókế hoạch cho một khoản mua sắm, chi dùng lớn trong tương lai Thời hạn tiết kiệm định kỳ có thể kéo dài từ 1 đến 15 năm, tuỳ theo kế hoạch của khách hàng, ngân hàng sẽ tư vấn để khách hàng lựa chọn số tiền tiết kiệm mỗi kỳ, định kỳ nộp và thời hạn tiết kiệm phù hợp nhất Khi kết thúc kỳ hạn,nếu khách hàng có nhu cầu, Techcombank sẵn sàng cho vay tới 75% tổng số

Trang 40

chi phí mà khách hàng dự định để giúp giấc mơ của khách hàng sớm thành hiện thực.

2.1.3.2 Tín dụng dành cho cá nhân

Với sự tinh thông về nghiệp vụ có được trong suốt quá trình từ khi thành lập đến nay, với nền tảng khách hàng rộng lớn và sự chuyên nghiệp cùng kinh nghiệm của đội ngũ nhân viên, Techcombank là một trong số những Ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu trong lĩnh vực tín dụng bằng việc cung cấp đa dạng các sản phẩm tín dụng dành cho cá nhân để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cũng như kinh doanh.

- Cho vay kinh doanh hộ gia đình: Dành cho các gia đình có nhu cầu vay vốn để kinh doanh phát triển kinh tế, phục vụ cho đời sống.

- Cho vay cổ phần hoá: Đáp ứng nhu cầu của cán bộ công nhân viên của các doanh nghiệp nhà nước đang trong quá trình cổ phần hoá có thể có được số vốn cần thiết để mua được lượng cổ phần mong muốn của doanh nghiệp mình.

- Cho vay cầm cố bằng sổ tiết kiệm và chứng từ có giá: Là một cách thuận tiện và nhanh chóng giúp khách hàng có gửi tiết kiệm tại

Techcombank có được lượng tiền bằng 100% giá trị sổ tiết kiệm trong ngắn hạn.

2.1.3.3 Dịch vụ ngân hàng dành cho cá nhân

- Thanh toán không dùng tiền mặt: Thông qua các công cụ Séc, Ngân phiếu, Uỷ nhiệm thu, Uỷ nhiện chi

- Chuyển tiền nội địa: Với hệ thống mạng lưới các chi nhánh rộng khắp tại các trung tâm đô thị lớn, đồng thời là thành viên của tất cả các hệ thống thanh toán trong nội địa cũng như toàn cầu và thanh toán điện tử,

Techcombank cung cấp dịch vụ chuyển tiền nội địa an toàn, nhanh chóng và hết sức thuận tiện.

Ngày đăng: 10/11/2012, 09:11

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

- Cho vay tiêu dùng phi trả góp: Đây là hình thức cho vay mà tiền vay được khách hàng thanh toán chỉ một lần khi đến hạn - Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại hội sở Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam
ho vay tiêu dùng phi trả góp: Đây là hình thức cho vay mà tiền vay được khách hàng thanh toán chỉ một lần khi đến hạn (Trang 20)
Mặc dù cho vay tiêu dùng và cho vay kinh doanh đều là hình thức cấp tín dụng của ngân hàng song giữa chúng vẫn có những điểm khác biệt lớn - Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại hội sở Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam
c dù cho vay tiêu dùng và cho vay kinh doanh đều là hình thức cấp tín dụng của ngân hàng song giữa chúng vẫn có những điểm khác biệt lớn (Trang 24)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w