Hiệu quả của việc bổ sung chế phẩm axit amin tổng hợp L- Lysine và DL-Methionine trong khẩu phần lợn thịt F1 (MóngCái –Yorkshire) nuôi ở trại Tiền Phong
Trang 1PHẦN 1
TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA TRẠI TIỀN PHONG
Trang 21 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
Trại chăn nuôi Tiền Phong được thành lập vào năm 1978, thuộc hợp tácxã sản xuất Nông nghiệp Tiền Phong, Điện Thọ, Điện Bàn, Quảng Nam; làtrại chăn nuôi tập thể đầu tiên của huyện, tỉnh Đàn lợn lúc đầu là giống lợnngoại (Yorkshire, Landrace) được nhập từ thành phố Hồ Chí Minh về là 100nái ngoại
Trại duy trì, phát triển ổn định tốt, đến năm 1996 hợp tác xã giao trại lạicho ông Nguyễn Đức Sơn Từ 1996 đến nay trại được củng cố và phát triểnliên tục.
2 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ
Trại chăn nuôi Tiền Phong được xây dựng trên mảnh đất có nguồnlương thực, thực phẩm phong phú thuộc xã Điện Thọ, huyện Điện Bàn, tỉnhQuảng Nam.
- Phía Bắc giáp với xã Điện Phước là nơi trồng lúa, ngô, lạc và chănnuôi chủ yếu.
- Phía Nam giáp với xã Điện Quang là nơi trồng trọt các loại hoa màu,rau xanh cung cấp nguồn thức ăn sạch cho lợn.
- Phía Đông giáp với xã Điện Trung, là nơi có dãi đất biền ven sôngThu Bồn, sản xuất cây lương thực, cây họ đậu, rau xanh phục vụ cho chănnuôi.
- Phía Tây giáp với xã Điện Hồng, phía Tây - Bắc có ga Nông Sơn.- Hướng Bắc có đường 14 D kéo dài từ đường Trường Sơn huyện NamGiang qua Thị Trấn Ái Nghĩa Huyện Đại Lộc đến Thị Trấn Vĩnh Điện HuyệnĐiện Bàn, giáp đường Quốc lộ 1A, thuận lợi cho việc vận chuyển thức ăn vàcung cấp giống cho các vùng lân cận.
- Phía Đông và Đông Nam có sông Thu Bồn chảy dài đến Vĩnh Điện,tạo môi trường tiểu khí hậu có phần thuận lợi trong việc chăn nuôi, và là nơivận chuyển thức ăn trong mùa mưa lụt
3 ĐỊA CHẤT, THỔ NHƯỠNG
Trại nằm cách sông Thu Bồn 700 m, hàng năm được một lượng phù sabồi đắp nên đất ở đây màu mỡ thuận lợi cho việc trồng ngô, lúa, cỏ, rau phụcvụ tốt cho ngành chăn nuôi.
Trang 34 KHÍ HẬU
Do chịu ảnh hưởng nhiệt đới gió mùa rõ rệt nên nhiệt độ biến thiêngiữa các mùa rất lớn Nhiệt độ trung bình trong năm 25,60C, nhiệt độ cao nhấtlà 380C–390C (vào các tháng 5-6-7), nhiệt độ thấp nhất trong năm là 16–170C(vào các tháng 9-10-11), sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ khá cao giữa cáctháng dễ gây nên dịch bệnh đối với gia súc, đặc biệt là gia súc non thường bịbệnh về đường tiêu hoá, đường hô hấp, đồng thời công tác phòng chống dịchbệnh cho gia súc gặp không ít khó khăn.
* Thời tiết có hai mùa rõ rệt :
+ Mùa khô từ tháng 2 đến tháng 8.
+ Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 1 năm sau, mưa nhiều nhất vào cáctháng 9, 10, 11; lượng mưa trung bình 900 – 1000 mm, tuy nhiên do lượngmưa phân bố không đều lại nằm trên vùng đất thấp lụt gây nên lầy lội, ônhiễm môi trường, bất lợi cho đi lại và vận chuyển thức ăn.
* Gió bão:
+ Có hai hướng gió chính: Đông Bắc và Tây Nam
Gió mùa Đông Bắc thường vào tháng 10 đến tháng 1 năm sau, gió cótính chất lạnh kèm theo mưa nên nhiệt độ không khí thấp, ẩm độ không khícao Đây là điều kiện làm gia súc ngã bệnh, do mất nhiều năng lượng chốnglại lạnh nên sức đề kháng cơ thể vật nuôi giảm.
Gió mùa Tây Nam thổi từ tháng 4 đến tháng 7, có tính chất hanh khô,gia súc mệt mỏi, ăn ít, ảnh hưởng đến sức khoẻ gia súc non.
* Độ ẩm: trung bình 50 – 70%.
5 DIỆN TÍCH VÀ CHUỒNG TRẠI
Diện tích trại 1 là 3,5 ha, chuyên nuôi lợn đực giống, lợn ngoại Ngoàira còn một trại thứ 2, chuyên nuôi bò lai Sind tại Điện Quang với diện tích 4,5ha.
Trại được xây dựng kiên cố, nền chuồng cao tương đối khô ráo, thoángmát về mùa hè, ngược lại mùa đông ấm và kín gió, đảm bảo vệ sinh, cách khudân cư 200 m, cách đường nhựa khoảng 400m.
- Hướng chuồng :
Trang 4Có 2 dãy chuồng được xây song song và cách nhau 50m, xây hướngĐông Nam Ngoài ra, có một dãy chuồng chuyên nuôi Móng Cái giống vàmột dãy chuồng bò.
Mỗi dãy trại có 40 ô chuồng, được xây dựng đúng quy cách (kiểuchuồng K.54), chuồng hai mái, hành lang ở giữa, chuồng xây 2 bên, ngoài cósân chơi, có hệ thống bi ô ga, đảm bảo được khâu vệ sinh, mỗi ô chuồng đềucó đầy đủ máng ăn, máng uống cố định Hiện nay trại có 15 chuồng sàn chonái ngoại và Móng Cái đẻ Chuồng lợn nái có ô riêng để lợn con tập ăn vàsưởi ấm Đặc biệt cơ sở đã nâng cấp được 16 ô chuồng chống lụt.
6 CHỨC NĂNG CỦA TRẠI
Trại Tiền Phong là nơi sản xuất và cung cấp giống lợn ngoại(Yorkshire, Landrace, Omega,…), lợn Móng Cái, bò lai Sind.
- Trại Tiền Phong chủ yếu cung cấp tinh lỏng lợn cho các vùng lân cận,cung cấp thuốc thú y, thức ăn gia súc Mỗi ngày trại cung ứng khoảng 250 –350 liều tinh cho các huyện Điện Bàn, Duy Xuyên, Quế Sơn, Thăng Bình,Đại Lộc, Hoà Vang, Hoà Khánh.
- Mỗi năm trại cung cấp khoảng 2 – 3 tấn thịt gà cho thị trường QuảngNam – Đà Nẵng.
- Nhiệm vụ chính của trại: Là một nơi tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật,công nghệ, áp dụng và phổ biến cho chăn nuôi tại địa phương.
7 CƠ CẤU ĐÀN VẬT NUÔI CỦA TRẠI
Trong những năm gần đây, chăn nuôi của trại cũng như các tỉnh lân cậnchịu ảnh hưởng của đợt bão số 6 và lụt kéo dài làm cho đàn gia súc gia cầmgiảm xuống.
Trang 5Bảng1: Cơ cấu đàn gia súc, gia cầm của trại năm 2008
1 Lợn
*Tổng số đàn
- Đực giống cơ bản+ Đực ngoại+ Đực Móng Cái+ Đực hậu bị- Lợn nái
+ Nái ngoại+ Nái Móng Cái+ Nái F1
- Móng cái con nuôi giống- Lợn thịt
2 Bò: chủ yếu là bò lai Sind
- Tổng đàn+ Bò Cái+ Bò đực+ Bê
3 Gia cầm
- Tổng đàn+ Gà+ Vịt + Ngan
8 TÌNH HÌNH THỨC ĂN VÀ CÔNG TÁC THÚ Y8.1 Tình hình thức ăn
- Sử dụng thức ăn công nghiệp cho đàn lợn con.
- Tự trộn thức ăn cho lợn thịt, lợn đực giống, lợn nái, theo các thức ăntại địa phương như ngô, lúa, cám gạo, bánh dầu, Premix vitamin, Lysine,Methionine.
8.2 Công tác thú y
+ Phòng dịch
Trang 6- Sát trùng định kỳ bằng Virkons, farfewid,…
- Thường xuyên tiêm phòng các bệnh: dịch tả, tụ huyết trùng, phóthương hàn, lở mồm long móng, cúm gia cầm, suyễn, parvo, Auizefski, leptotheo quy trình, theo định kỳ.
+ Điều trị: Điều trị tích cực bằng các loại kháng sinh, trợ sức,
9 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN9.1 Thuận lợi
Trại được sự quan tâm của các cấp ban ngành địa phương về nhiều mặt:chính sách nhà nước, tài chính ngân hàng, hỗ trợ chăn nuôi, hỗ trợ kỹ thuật,khuyến nông.
Trại có nhiều kinh nghiệm trong việc chăn nuôi giống, điều trị, thú ynên thành công trong việc khống chế dịch bệnh, nâng cao hiệu quả kinh tếtrong chăn nuôi.
Có nhiều đối tác, quan hệ giao dịch tạo đầu ra cho sản phẩm sản xuấtcũng như sản phẩm dịch vụ.
Hàng năm, trại được một lượng phù sa bồi đắp thuận lợi cho trồng cỏ,trồng các loại đậu, cây ngô, cung cấp thức ăn cho gia súc.
Trại gần đường quốc lộ và tỉnh lộ nên thuận lợi giao lưu, vận chuyển,mua bán
9.2 Khó khăn
Ngoài những thuận lợi trên, trại còn gặp phải những khó khăn như sau:Điện Bàn là vùng chịu ảnh hưởng nhiều về thiên tai, bão lụt, nên nhiềunăm bão lụt lớn thường gây tổn thất cho trại.
Nguồn vốn không đáp ứng đủ để mở rộng quy mô sản xuất và kinhdoanh của trại.
Còn thiếu nhiều phương tiện kỹ thuật để kiểm tra, chẩn đoán bệnhnhanh và chính xác.
Hiện nay trại đang thiếu công nhân, trung cấp thú y, bác sỹ…
Trang 7PHẦN 2
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Trang 81 ĐẶT VẤN ĐỀ
Trên thế giới, chăn nuôi lợn là một bộ phận rất quan trọng trong côngnghiệp chăn nuôi gia súc, thịt lợn chiếm 40% tổng các loại thịt (Giáo trìnhchăn nuôi lợn - 2005) Ở nước ta, chăn nuôi lợn chiếm vị trí hàng đầu trongngành chăn nuôi, và có vai trò quan trọng trong hệ thống sản xuất nôngnghiệp Cùng với nghề trồng lúa nước, nghề chăn nuôi lợn là một trong haihợp phần quan trọng và xuất hiện sớm nhất trong sản xuất nông nghiệp ở ViệtNam
Trong những năm qua, ngành chăn nuôi lợn đã đạt được nhiều thànhtựu đáng kể Các mô hình chăn nuôi lợn được hình thành và phát triển ở cáctỉnh miền Nam và các tỉnh phía Bắc, hình thức chăn nuôi lợn theo trang trạivà doanh nghiệp tư nhân hình thành và phát triển mạnh Ở nước ta thịt lợnchiếm gần 80% tổng lượng các loại thịt tiêu thụ trên thị trường (Trần TrọngChiến) Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi lợn nước ta đã có sự giatăng về số lượng, chất lượng cũng như tổng sản lượng thịt
Hiện nay, chăn nuôi lợn ở nước ta đóng vai trò rất quan trọng trongviệc đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho người tiêu dùng trong nước và xuấtkhẩu Bởi vậy, nâng cao năng suất trong chăn nuôi lợn có tầm quan trọngchiến lược trong việc thoả mãn nhu cầu thực phẩm, nâng cao thu nhập chongười chăn nuôi
Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay (đặc biệt ở các hộ nuôi lợn cá thể vùngnông thôn) trình độ kỹ thuật chăn nuôi lợn chưa cao, chi phí thức ăn cho mộtkg tăng trọng còn cao Người chăn nuôi sử dụng các phụ phẩm và sản phẩmtừ trồng trọt cho chăn nuôi lợn đạt hiệu quả chưa cao, do thiếu sự cân bằngcác chất dinh dưỡng mà đặc biệt là protein, axit amin Để khắc phục đượcđiều này, ta cần phải nắm được nhu cầu về các chất dinh dưỡng của lợn Trêncơ sở đó phối hợp khẩu phần thức ăn nhằm thỏa mãn nhu cầu các chất dinhdưỡng, đặc biệt thoả mãn nhu cầu axit amin, để đảm bảo cho con vật phát huyhết tiềm năng của giống, cho năng suất cao, hạ giá thành sản phẩm
Để phát huy tiềm năng nhất định của mỗi phẩm giống, cần phải cungcấp đầy đủ một lượng axit amin phù hợp cho việc phát triển mô nạc cơ thể.Trong khẩu phần thức ăn của lợn thường thiếu 3 axit amin quan trọng là
Trang 9Lysin, Methionine, Tryptophan Cho lợn ăn theo khẩu phần thức ăn được cânđối lysin, methionine và các axit amin thiết yếu thì có thể giảm protein thôtrong khẩu phần mà không làm giảm tăng trọng, đồng thời nâng cao hiệu quảsử dụng protein trong khẩu phần Nhu cầu hiệu quả sử dụng Lysine,Methionine ở lợn thịt phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giống, dòng nạc haymỡ, tuổi, trọng lượng, tính biệt, nhiệt độ môi trường.
Quảng Nam là một tỉnh có ngành chăn nuôi phát triển, trong đó ĐiệnBàn là một huyện có ngành chăn nuôi phát triển nhất của tỉnh Trên địa bànhuyện đã hình thành nhiều trang trại chăn nuôi lợn theo hướng công nghiệpmang tính chất tư nhân, chủ yếu nuôi lợn thịt F1, lợn siêu nạc; loại thức ănthường sử dụng ở các trang trại là thức ăn công nghiệp, hay sử dụng nhữngthức ăn tự chế biến ở trang trại
Trại chăn nuôi Tiền Phong là một trại nằm trên mảnh đất huyện ĐiệnBàn; được thành lập từ năm 1978 Với nguồn nguyên liệu thức ăn sẵn có ở địaphương, trại phát triển chăn nuôi lợn thịt F1 với quy mô vài trăm lợn thịt Tuynhiên, việc sử dụng nguyên liệu chủ yếu của địa phương từ các nguồn thức ăngiàu năng lượng như ngô, cám, lúa, khô dầu lạc, khô dầu đậu tương chưacân đối axit amin, đặc biệt các axit amin thiết yếu; thức ăn hỗn hợp tự chếbiến ở trang trại chưa đảm bảo nhu cầu axit amin cho lợn thịt F1 Vì vậy, tăngtrọng của lợn thịt còn thấp, hiệu quả kinh tế mang lại chưa cao
Để tăng hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt F1, trong điều kiệnthức ăn tự chế biến ở trang trại, việc nghiên cứu khẩu phần ăn thích hợp dựatrên tiềm năng thức ăn sẵn có của địa phương có ý nghĩa rất lớn Do đó, tôitiến hành nghiên cứu đề tài :
“Hiệu quả của việc bổ sung chế phẩm axit amin tổng hợp L- Lysinevà DL-Methionine trong khẩu phần lợn thịt F1 (MóngCái –Yorkshire) nuôiở trại Tiền Phong - Điện Bàn -Quảng Nam”
Chúng tôi thực hiện đề tài này với mục đích :
- Xác định hiệu quả của việc bổ sung axit amin tổng hợp L - Lysine,DL - Methionine trong khẩu phần lợn thịt F1.
- Tăng hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt ở trang trại.
Trang 10Tuy vậy, đàn lợn trên thế giới phân bố không đồng đều ở các châu lục.Có tới 70% số đầu lợn được nuôi ở Châu Á và Âu, khoảng 30% ở các châulục khác Trong đó tỷ lệ đàn lợn được nuôi nhiều ở các nước có chăn nuôi lợntiên tiến Nơi nào có nhu cầu thịt lợn cao, nơi đó nuôi nhiều lợn Tính đến nayở các nước Châu Âu có khoảng 52%, Châu Á 30,4%, Châu Úc 5,8%, ChâuPhi 3,2%, Châu Mỹ 8,6%
* Sản lượng thịt lợn thế giới :
Tổng sản lượng thịt lợn thế giới năm 2008 dự báo sẽ giảm 3,9%, đạtxấp xỉ 93 triệu tấn Trung Quốc, nước chiếm khoảng một nửa tổng sản lượngthịt lợn thế giới, dự báo sẽ phục hồi trong 6 tháng cuối năm 2008 Đàn lợnđang phục hồi vững chắc sau một năm thiếu hụt trong cung ứng do bùng phátdịch bệnh tai xanh ở qui mô lớn, do giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, và do đànlợn nái giảm.
Tổng xuất khẩu thịt lợn thế giới năm 2008 dự báo sẽ giảm 1,8%, đạt5,156 triệu tấn.
2.1.2 Tình hình chăn nuôi lợn ở Việt Nam
Chăn nuôi lợn là một nghề truyền thống có từ lâu đời ở nước ta Trongthời gian qua, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành trồng trọt, đặc biệt làsự tăng trưởng nhanh về sản xuất lương thực, nghề chăn nuôi lợn ở nước ta đãphát triển khá tốt, số lượng tổng đàn và chất lượng đàn lợn đều tăng.
Trang 11Trong những năm qua, đàn lợn trong cả nước có tốc độ tăng trưởngnhanh Tốc độ tăng trưởng bình quân 4,29%/năm, tổng đàn từ 21,8 triệu connăm 2001 tăng lên 26,9 triệu con năm 2006 Năm 2007, tổng đàn lợn 26,561triệu con, giảm 1,1% so với năm 2006 Đàn lợn nái năm 2005 đạt 3,88 triệucon, chiếm 14,2% tổng đàn Trong tổng đàn nái có khoảng 372 ngàn con náingoại, chiếm 9,6%; nái lai khoảng 2.990 ngàn con và nái nội khoảng 520ngàn con Các tỉnh có tỷ lệ lợn nái ngoại cao là thành phố Hồ Chí Minh, ĐồngNai, Bình Dương,
- Dịch lợn "tai xanh" xảy ra trong những tháng đầu năm 2007 tại mộtloạt các tỉnh thành đã làm sụt giảm tổng đàn lợn của cả nước Đến nay, tổngđàn lợn thịt đã tăng hơn so với những tháng trước, đạt khoảng 24,5 - 25 triệucon
- Năng suất và sản lượng thịt: Khối lượng lợn xuất chuồng trung bìnhcả nước là 63,7 kg/con
Sản lượng thịt lợn hơi năm 2001 là 1,51 triệu tấn Năm 2006 là 2,50triệu tấn, tăng 10,6%/năm Năm 2007, sản lượng thịt lợn hơi 2,55 triệu tấntăng 2,0% so với năm 2006 Thịt lợn luôn chiếm từ 76-77% trong tổng sảnlượng thịt các loại sản xuất trong nước.
- Cơ cấu giống lợn hiện nay đã được cải thiện tích cực, hầu hết cácgiống lợn có năng suất và chất lượng cao trên thế giới đã được nhập vào nướcta như Landrace, Yorkshire, Pietrain, Duroc.
- Khối lượng thịt sản xuất/nái/năm hiện nay còn thấp, 2005 sản lượngthịt sản xuất trung bình đạt 589 kg/nái, trong khi đó các nước có trình độ chănnuôi lợn tiên tiến là 1800 – 1900 kg/nái/năm.
- Số lượng lợn thịt/nái/năm bình quân cả nước chưa cao, năm 2005bình quân đạt 9,3 con/nái, trong khi đó các nước có trình độ chăn nuôi lợntiên tiến là 18 – 22 con/nái/năm.
- Chăn nuôi lợn trang trại, công nghiệp ngày càng phát triển Sản xuấtvà nhân giống lợn bằng thụ tinh nhân tạo đang được nhân rộng ở nhiều địaphương
- Hằng năm nước ta xuất khẩu được một khối lượng sản phẩm hạn chế.Từ năm 2001 đến 2005, bình quân mỗi năm xuất khẩu được từ 18 – 20 ngàn
Trang 12tấn/năm, khoảng 1 – 3% tổng sản lượng thịt sản xuất trong nước, riêng 2001đạt đỉnh cao là 30 ngàn tấn chiếm 2,8% số thịt sản xuất ra Ba mặt hàng thịtlợn xuất khẩu là lợn sữa, lợn mảnh và lợn choai, trong đó sản phẩm lợn choaicó tỷ lệ nạc cao 50 - 55% đã có nhiều thuận lợi hơn về thị trường và giá cảxuất khẩu.
- Việc xuất khẩu thịt lợn nhìn chung còn ít về số lượng và bị cạnh tranhvề giá cả rất gay gắt với thịt lợn của Braxin và Trung Quốc Mặc dù ở gần mộtsố thị trường tiêu thụ chính như Trung Quốc, Nga, Hồng Kông, Nhật Bản nhưng sản xuất và xuất khẩu thịt lợn của Việt Nam vẫn chưa có được sức cạnhtranh bởi các nguyên nhân như con giống chưa tốt, chăn nuôi chủ yếu làquảng canh và phân tán nên các hộ gia đình không có điều kiện để áp dụngrộng rãi các loại giống mới và các kỹ thuật chăn nuôi hiện đại Thức ănthường chiếm 65-70% giá thành sản xuất 1 kg thịt lợn hơi Nhưng nguồnnguyên liệu để chế biến thức ăn gia súc ở trong nước còn thiếu, hàng năm vẫnphải nhập khẩu nhiều loại và giá cả còn cao hơn quốc tế 20-30% nên việc sảnxuất trong nước các loại thức ăn gia súc nói chung và cho chăn nuôi lợn nóiriêng còn bị động, ảnh hưởng đến chất lượng và giá thành sản phẩm thịt lợn
2.1.3 Định hướng phát triển chăn nuôi lợn (2006 – 2010)
+ Đẩy mạnh chăn nuôi lợn theo hướng tập trung, công nghiệp, hàng hoábảo đảm an toàn dịch bệnh và có sức cạnh tranh cao trên thị trường, quyhoạch chăn nuôi lợn ngoại tại các vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, ĐồngBằng Sông Hồng, Nam Trung Bộ và một số tỉnh ở Đông Bắc, Bắc Trung Bộ,Đồng Bằng Sông Cửu Long.
+ Hình thành một số vùng chăn nuôi lợn đặc sản ở Tây Nguyên, ĐôngNam Bộ và Tây Bắc.
+ Thay thế và nâng dần tỷ lệ nái lai, nái ngoại; giảm dần đàn nái địaphương.
+ Phát triển các cơ sở giống ông bà, bố mẹ lợn ngoại + Củng cố và xây dựng mới một số trạm thụ tinh nhân tạo.
+ Phấn đấu mỗi tỉnh có ít nhất 2 – 3 cơ sở nuôi lợn đực ngoại khai tháctinh phục vụ thụ tinh nhân tạo.
Trang 132.2 Vai trò, chức năng của protein đối với cơ thể động vật
Protein là hợp chất hữu cơ có khối lượng phân tử cao được cấu tạo từcác nguyên tố chính là cacbon, hydro, oxy và nitơ Ngoài ra còn có lưu huỳnh,photpho, sắt.
Protein giữ vị trí quan trọng trong các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơthể động vật và có vai trò quan trọng đối với cơ thể: Trong cơ thể, proteinđóng vai trò là chất tạo hình Nhiều protein giữ vai trò làm khung và giá đỡcho tế bào cơ thể sống, tham gia vào sự hình thành các mô bào, dịch mô.Ngoài ra, nó còn tham gia cấu tạo nên các enzym, cấu tạo nên các chất khángthể đặc hiệu và không đặc hiệu,… Protein còn thực hiện chức năng dự trữ vàvận chuyển Một số protein có chức năng điều hoà quá trình truyền thông tindi truyền, điều hoà quá trình trao đổi chất Các phân tử tham gia cấu tạohormon có thể làm tăng cường hoặc kìm hãm hoạt động của các enzym nhưadrenalin, insulin Bên cạnh đó, nhiều protein trực tiếp tham gia trong quátrình chuyển động như co cơ, chuyển vị trí các nhiễm sắc thể trong quá trìnhphân bào Protein cũng chuyển hoá thành các chất khác cung cấp cho cơ thể.Protein còn thực hiện chức năng bảo vệ Ngoài ra nó còn là nguồn cung cấpnăng lượng cho các hoạt động cơ thể.
Do protein có vai trò quan trọng như vậy nên việc thừa hay thiếu đềuảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng phát triển của lợn Khi trong khẩu phầnthức ăn không cung cấp đủ protein thì cơ thể vật nuôi sẽ bị rối loạn trao đổichất, giảm cân bằng nitơ, giảm tính ngon miệng và gây nên hiện tượng tíchluỹ mỡ ở gan.
Ngược lại, khi protein thừa trong khẩu phần cũng gây nên những tácđộng xấu như khi dư thừa protein trong khẩu phần, dẫn đến nồng độ axit amintrong máu tăng cao làm giảm tính thèm ăn của con vật, không cải thiện tăngtrọng, thậm chí giảm sự tăng trọng so với khẩu phần bình thường Đồng thờicơ thể tiêu hoá không hết protein gây ra sự lên men thối ở ruột già, manhtràng có thể dẫn đến tình trạng tiêu chảy.
Trang 142.3 Axit Amin
2.3.1 Khái niệm và phân loại
Axit amin là những dẫn xuất của axit hữu cơ mà trong thành phần củanó có 2 nhóm cacboxyl (-COOH) và amin (-NH2) đính ở nhóm Cα Nó cócông thức chung là :
R - Cα H - COOH NH2
Hiện nay, trong các sản phẩm sinh học người ta đã phát hiện có trên100 loại axit amin, trong đó có 20 - 22 axit amin quan trọng trong dinh dưỡngđộng vật (Vũ Duy Giảng, 1999, [6]) Dựa vào cấu trúc lạp thể người ta phânthành 2 dạng L và D axit amin, tất cả những axit amin này (trừ Glycine) đềumang hoạt tính quang học, còn dạng DL không mang hoạt tính quang học.Trong tự nhiên hầu hết các axit amin đều thuộc dạng L, còn dạng D thườngtìm thấy ở một số loài vi sinh vật, dạng DL được tạo thành trong công nghệtổng hợp axit amin So với dạng L thì dạng D và DL axit amin động vật sửdụng kém, trừ DL – Methionine được động vật sử dụng tốt hơn.
Trong số các axit amin đó thì có những axit amin mà cơ thể không cókhả năng tự tổng hợp được như: lysine, methionine, threonine hoặc tổng hợpkhông đủ đáp ứng nhu cầu của cơ thể vì nó tổng hợp được rất ít hay rất chậmcho nên phải bổ sung trực tiếp bằng con đường thức ăn Những axit amin nàygọi là các axit amin thiết yếu hay các axit amin không thay thế.
Các axit amin có thể tổng hợp được bằng việc sử dụng nguồn cacbonvà nhóm amin từ các axit amin khác cung cấp quá nhu cầu, những axit aminđược tổng hợp theo kiểu này gọi là các axit amin không thiết yếu hay các axitamin có thể thay thế được.
Đối với lợn cả 2 loại axit amin thiết yếu và không thiết yếu đều cầnthiết cho hoạt động sinh lý và trao đổi nhưng trong khẩu phần thông dụng củalợn đều chứa đủ lượng axit amin không thiết yếu hay các nhóm amin để tổnghợp nên chúng Điều này cũng đúng với các khẩu phần có hàm lượng proteinthấp và phải bổ sung bằng các axit amin kết tinh (Brudboid và Southern,1994) Như vậy, vấn đề quan trọng trong dinh dưỡng lợn là các axit amin thiếtyếu.
Trang 15Các axit amin thiết yếu đối với lợn là: Arginine, histidine, leucine,izoleucine, lysine, methionine, phenylalanine, threonine, tryptophan và valine.Riêng lợn ở giai đoạn trưởng thành chỉ cần 9 loại axit amin trừ arginine.
Trong thực tế, một vài axit amin cùng loại có thể thay thế cho nhauđược như: Cystin có thể thay thế 50% nhu cầu methionine của lợn Ví dụ:Nhu cầu Methionine là 0,6% thì 0,3 % Methionine có thể được Cystin bù đắp.Cystin và methionine là những axit amin chứa lưu huỳnh Methionine khôngthể tổng hợp được từ Cystin vì vậy phải cung cấp từ thức ăn Tyrosin vàphenylalanin là những axit amin có gốc phenyl Trong thực tế, Tyrosinkhoảng 30% có thể được thay thế bởi phenylalanin Tuy nhiên đây là phảnứng một chiều vì vậy không thể cung cấp tyrosin để tổng hợp phenylalanin.Arginin thường được coi là axit amin thiết yếu, lợn có khả năng tổng hợparginine từ glutamic và quá trình tổng hợp này diễn ra trước lúc đẻ khoảng 1giờ (Wu và Knable, 1995) Tuy nhiên sự tổng hợp này chỉ đủ đáp ứng nhu cầudinh dưỡng trong giai đoạn phát triển đầu của lợn (Southern và Baker, 1983).Còn Prolin lại không được xếp vào loại axit amin thiết yếu của lợn Lợn contừ 1 - 5 kg không thể tổng hợp đủ prolin cho nhu cầu của cơ thể cho nên phảibổ sung vào khẩu phần (Ball và cs,1986) Tuy nhiên những nghiên cứu saunày người ta thấy không có sự khác biệt trong quá trình phát triển của lợnđược nuôi bằng khẩu phần không có prolin và lợn được nuôi bằng khẩu phầncó prolin (Murphy, 1992; Chung và Baker, 1993).
* AXIT AMIN GIỚI HẠN
Axit amin giới hạn (Limiting amino acid) được định nghĩa như là cácaxit amin thiết yếu có hàm lượng trong thức ăn thấp hơn so với nhu cầu củavật nuôi Hay nói cách khác axit amin giới hạn là những axit amin rất quantrọng trong dinh dưỡng động vật nhưng thường thiếu trong các khẩu phầnthức ăn đặc biệt là khẩu phần thức ăn có nguồn gốc thực vật.
Tuỳ thuộc vào thành phần thức ăn trong khẩu phần và nhu cầu của giasúc, người ta xác định các axit amin giới hạn khác nhau Những axit amin sauthường được xếp vào axit amin giới hạn: lysin, methionine, tryptophan,threonine, glycine Mức giới hạn của mỗi axit amin không phải do ở số lượngcủa nó ít hay nhiều so với các axit amin khác trong thức ăn hay khẩu phần mà
Trang 16là do ít hay nhiều so với nhu cầu của gia súc Ví dụ: Đối với khẩu phần của gàcon, trong đó bột cá là nguồn protein chính thì trình tự giới hạn của các axitamin là: Tryptophan, methionine, phenylalanin,…; còn trong khẩu phần ngô -đậu tương thì Methionine lại là axit amin giới hạn thứ nhất.
Axit amin thiết yếu nào thiếu nhiều nhất so với nhu cầu của gia súc thìđược gọi là axit amin giới hạn 1, tương tự có giới hạn 2, 3…
Thông thường trong khẩu phần thức ăn của lợn thì lysine là axit amingiới hạn 1, methionine là axit amin giới hạn 2, threonine là axit amin giới hạn3.
Để xác định axit amin nào là giới hạn 1, 2, 3 trong khẩu phần người tathường dùng chỉ số axit amin giới hạn(Pa a)
Axit amin nào có P thấp nhất là axit amin giới hạn thứ nhất.
BẢNG 2 : Axit amin giới hạn trong một số loại thức ăn phổ biến cho lợn:
(Nguồn: Thống kê của Easter, 1994)
* Các trường hợp mất cân đối gây sự xuất hiện axit amin có giới hạn :
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra sự thiếu hụt axit amin trong khẩuphần, nhưng không phải axit amin nào cũng thiếu, mà có loại thừa, có loạithiếu Cả hai trường hợp này đều làm cho sự tăng trưởng của lợn không tốiưu Vậy, nếu biết được các yếu tố làm mất cân đối axit amin, ta sẽ có giảipháp bổ sung thích hợp Sau đây là các yếu tố đó :
+ Khẩu phần nghèo protein có chất lượng cao như: bột cá, bột thịt, đậunành… Khi cân đối chỉ chú ý đến chất đạm mà không chú ý đến axit amin, dođó có sự mất cân đối, xuất hiện axit amin có giới hạn.
Trang 17+ Khẩu phần có mức protein thấp so với nhu cầu, nó sẽ lộ ra nhiều axitamin có giới hạn dưới mức nhu cầu của cơ thể.
+ Khẩu phần có chất ức chế tiêu hoá protein, hoặc protein bị biến tính,tỷ lệ tiêu hoá hấp thu sẽ thấp ở một số loại axit amin dẫn đến sự có giới hạncủa những axit amin thiết yếu ấy.
+ Khẩu phần mất cân đối giữa năng lượng với protein và axit amin Vìthiếu năng lượng nên cơ thể phải phân huỷ một số axit amin để sinh nănglượng nên làm giảm khả năng tích luỹ protein trong cơ thể.
+ Khẩu phần bị khiếm khuyết một số vitamin có liên quan đến chuyểnhoá axit amin và tổng hợp protein (như Vitamin A, …) thì hiệu quả tổng hợpprotein cơ thể sẽ giảm thấp.
+ Khẩu phần có chất đối kháng với axit amin như Mimosin đối khángvới Tyrosin…, ngoài ra còn có sự đối kháng giữa các axit amin với axit amin(như Lysin đối kháng với Arginin khi mất cân đối).
2.3.2 Vai trò của axit amin Lysine, Methionine và mối tương quan giữa chúng
Các axit amin là nguyên liệu để xây dựng nên các phân tử protein vìvậy mà vai trò của các axit amin thể hiện qua vai trò của protein, protein tạonên thành phần của cơ thể sinh vật như xương, gân, cơ, lông, máu… Các loạiprotein được tạo thành từ các loại axit amin và với cách trình tự sắp xếp khácnhau, các loại protein khác nhau thì có chức năng khác nhau Vì vậy, các axitamin khác nhau thì có chức năng sinh học khác nhau đặc biệt là các axit amingiới hạn như lysin, methionine.
2.3.2.1 Lysine
Là axit amin giới hạn, quyết định mức độ tổng hợp protein của gia súc.Trong phân tử, Lysine có 2 nhóm amin (-NH2) và một nhóm axit (-COOH) CH2 – (CH2)3 – CH - COOH
NH2 NH2
Khác với những axit amin khác, nó rất trơ trong quá trình trao đổi chấtvà khi đã bị khử amin hoá, Lysine không thể tái tổng hợp được nữa
Trang 18Trong cơ thể gia súc, Lysine tham gia vào cấu trúc phân tử của dãypolypeptit, tham gia thực hiện hàng loạt chức năng sinh hoá quan trọng, tạođiều kiện cho vận chuyển canxi vào tế bào Lysine cần thiết cho các hoạtđộng của hệ thần kinh, hệ sinh dục, tham gia vào quá trình tổng hợphemoglobin, tạo sắc tố melanin của lông Lysine còn làm giảm độc tính củagossipol trong khẩu phần ăn có khô dầu bông.
Ngoài ra nó còn có tác dụng làm tăng tính thèm ăn, tăng tốc độ sinhtrưởng, tăng sức sản xuất trứng, sữa Đối với lợn lớn, thiếu lysine không thểsinh tế bào mới, hiệu quả sử dụng thức ăn giảm, lợn bị ói mửa do lysin thamgia cấu tạo tế bào thần kinh Đối với lợn giống, thiếu lysine làm giảm khảnăng sinh sản, tiết sữa, ảnh hưởng đến chất lượng tinh dịch.
Khi thiếu Lysine trong khẩu phẩn làm giảm tính ngon miệng, giảmlượng hồng cầu huyết sắc tố và tốc độ chuyển hoá canxi photpho gây còixương, con vật kém ăn dẫn đến phá vỡ quá trình trao đổi nitơ, cơ thể suynhược, lông xù, da khô, giảm năng suất Đặc biệt đối với gia súc non, lysinerất cần thiết vì khi thiếu lysine sẽ làm giảm độ dự trữ kiềm trong máu và nướcprotein trong huyết thanh (Nguyễn Văn Thưởng, 1992, 36) Nếu Lysine quádư thừa cũng làm giảm tăng trọng, giảm sự tích luỹ nitơ, giảm việc sử dụngkhoáng trong khẩu phần thức ăn và có thể làm gan tăng lên do tích mỡ.
2.3.2.2 Methionine
Methionine là axit amin chứa lưu huỳnh có trong thành phần của nhiềupolypeptit; dẫn xuất của nó là cystein và cystin, chúng là nguồn tạo ra H2SO4có ý nghĩa quan trọng trong việc loại trừ tác động có hại ở gan của một số sảnphẩm độc hại của sự trao đổi chất.
CH2 – CH2 – CH – COOH S – CH3 NH2
Methionine là axit amin thiết yếu, được Muler tìm thấy trong caseincủa sữa năm 1922 Trong phân tử methionine chứa một nguyên tử lưu huỳnhvà một nhóm metyl (-CH3) rất không bền, nhóm này được cơ thể sử dụng đểmetyl hoá những hợp chất khác
Trang 19Methionine tham gia vào quá trình chuyển hoá protein, lipit và quátrình oxy hoá khử ở các mô trong cơ thể Methionine ảnh hưởng đến chứcnăng của gan và tuyến tụy Nó cùng với cystin để tạo lông, có tác dụng điềuhoà trao đổi lipit, chống mỡ hoá gan, tham gia tạo nên serin, cystin.
Trong cơ thể động vật, Methionine liên quan chặt chẽ đến sự tạo thànhvà trao đổi cholin, vitamin B12 và axit folic Cùng với những vitamin này,Methionine làm tăng khả năng sử dụng chất béo trong khẩu phần thức ăn củađộng vật Cũng như Lysine, Methionine thúc đẩy sự phát triển cơ thể, thamgia trực tiếp vào quá trình tạo máu, cần thiết cho sự hoạt động của tuyến giáptrạng, đồng thời bảo vệ cơ thể ngăn ngừa một số chất độc Nhu cầuMethionine ở động vật trưởng thành cao hơn so với động vật non, có thể liênquan đến việc phát triển lông (Lương Đức Phẩm, 1982, 24).
Nếu thiếu methionine thì làm gia súc mất tính thèm ăn, thoái hoá cơ,thiếu máu, nhiễm mỡ gan, làm giảm quá trình phân huỷ các chất độc thải ratrong quá trình trao đổi chất, hạn chế sự tổng hợp axit nucleic và hemoglobin,lông da thô, cơ teo (Nguyễn Văn Thưởng và cs, 1992, 36).
Theo Lương Đức phẩm (1982, 24) thì việc dư thừa methionine trongkhẩu phần ăn sẽ làm giảm tốc độ sinh trưởng của động vật Trong trường hợpnày, Methionine được xem như là chất độc vì làm thay đổi bệnh lý của lálách, tuyến tụy, gan, thận, ruột non.
2.3.2.3 Mối tương quan giữa Lysine và Methionine
Trong chăn nuôi nguời ta thường dùng là L-Lysine và DL-Methioninevà thường tính toán hàm lượng hai axit amin này có trong thức ăn sau khi bổsung có tỷ lệ lysine/methionine = 1/0,5 – 0,6.
Một thí nghiệm bổ sung methionine và lysine vào khẩu phần thức ăn làngô và khô dầu đậu tương có tổng hàm lượng protein khác nhau (16,14% và12%) cho hiệu quả tăng trọng của lợn cai sữa khá cao, đặc biệt là khẩu phầncó 12 – 14% protein Ở khẩu phần 14% protein thêm 0,0375% methionine thìtăng trọng và tiêu tốn thức ăn/1kg tăng trọng lần lượt là 762,7g/ngày đêm và3,09kg Thêm 0,075% methionine và 0,15% lysine vào khẩu phần 12%protein thì các chỉ tiêu trên lần lượt là 731g và 3,15kg (Lương Đức Phẩm,1982, 24).
Trang 20Bổ sung đồng thời hai axit amin này vào thức ăn sẽ làm tăng sự đồnghoá nitơ và nâng cao hàm lượng thịt trong cơ thể lợn.
Theo Trần Tố (2006, 30) thì thức ăn hỗn hợp cho gà broiler có cùngmột tỷ lệ đậu tương và đậu nho nhe là 70/30 có tỷ lệ giữa Methionine/Lysinelà 40,5% cho kết quả tốt hơn các tỷ lệ 45,5% và 35,5%.
2.3.3 Sự cân bằng axit amin trong khẩu phần
* Khái niệm về sự cân bằng axit amin
Cân bằng axit amin là sự cân đối giữa các axit amin đặc biệt là các axitamin không thay thế trong khẩu phần sao cho phù hợp với nhu cầu của cơ thểđộng vật nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng protein một cách tối ưu.
* Ý nghĩa của mối quan hệ cân bằng axit amin trong khẩu phần
Cơ thể con vật chỉ có thể tổng hợp nên protein của nó theo một mẫucân đối về axit amin, những axit amin nào nằm ngoài cân đối sẽ bị oxy hoácho năng lượng Do vậy nếu cung cấp axit amin theo tỷ lệ cân đối sẽ nâng caohiệu quả lợi dụng protein, tiết kiệm được protein thức ăn.
Cân bằng axit amin có ý nghĩa quan trọng vì sự vắng mặt hay thiếu hụtbất kỳ một axit amin thiết yếu nào trong khẩu phần đều ảnh hưởng xấu đếnviệc sử dụng các axit amin khác cho quá trình sinh tổng hợp protein (Rose,1938).
Một thí nghiệm trên lợn sinh trưởng cho thấy: Khẩu phần cân bằng axitamin chỉ cần 11-12% protein, lợn đạt tăng trọng 585g/ngày nhưng nếu khôngcân bằng axit amin, muốn duy trì tốc độ tăng trọng như trên phải đưa mứcprotein tổng số trong khẩu phần lên 20-22% (Lương Đức Phẩm, 1982, 24).
* Sơ đồ cân bằng axit amin trong cơ thể động vật
(Nguồn: Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng động vật – ĐHNL TPHCM )
N-Protein,- A.amin,-NPN
trong phânProtein trong thức ăn A.amin trong ống tiêu hoá
Axit amin trong máuAxit amin trong tổ chứcSự phân huỷ protein
trong cơ thể
Axit amin trong sản phẩmNitơ trong nước tiểu
Trang 21*Những nguyên nhân làm mất cân bằng axit amin trong khẩu phần :
- Thiếu một hoặc một vài axit amin thiết yếu nào đó: Thức ăn cho giasúc thực tế thường thiếu Lysine, Methionine, Tryptophan, Threonine.
- Thừa axit amin: Trong khẩu phần thừa một axit amin nào đó làm thayđổi cân bằng axit amin trong khẩu phần tạo ra "yếu tố hạn chế mới", làm giảmhiệu suất lợi dụng protein khẩu phần
- Khẩu phần có chất đối kháng với axit amin hoặc khẩu phần bị khiếmkhuyết một số vitamin có liên quan đến chuyển hoá axit amin và tổng hợpprotein (Ví dụ: Vitamin A) Ngoài ra, có thể do khẩu phần mất cân đối giữanăng lượng và protein, axit amin.
*Hậu quả của sự mất cân bằng giữa các axit amin :
+ Sự dư thừa Lysine sẽ làm tăng cường mức độ thiếu Arginine Điềunày sẽ gây ra sự rối loạn chu trình tổng hợp ure Tỷ lệ giữa Lysine/Arginine =1,2/1 là mức giới hạn tối đa, không nên tăng hơn nữa.
+ Sự khiếm khuyết Tryptophan sẽ làm tăng sự cung cấp vitamin PPtrong thực phẩm, vì từ tryptophan cơ thể có thể chuyển hoá một phần thànhvitamin PP.
+ Sự nghèo Methionine sẽ làm tăng nhu cầu Cholin trong thức ăn, vì cảCholin và Methionine đều có vai trò sinh học là nguồn cung cấp nhóm Metyl(-CH3) cho một số phản ứng sinh hoá học trong cơ thể.
+ Sự khiếm khuyết vitamin A, vitamin E sẽ làm cho cơ thể kém chịuđựng sự mất cân bằng axit amin.
*Cơ sở sinh lý học của việc tính toán nhu cầu axit amin :
Theo Baker (1991) thì có 70% axit amin có nguồn gốc từ protein cơ thểbị thoái hoá được sử dụng lại để tái tổng hợp protein trong cơ thể Còn 30%axit amin có nguồn gốc từ thức ăn được cơ thể sử dụng để tổng hợp protein cơthể Nhu cầu axit amin cho sự duy trì là để bù đắp cho các sự mất mát sauđây: Phân huỷ, sử dụng chuyển hoá trao đổi chất, mất qua da, mất qua ốngtiêu hoá (Moughan, 1989; Fuller et al, 1991; Chung và Baker, 1992, 13) Cơsở để xác lập cân bằng axit amin là dựa trên tỷ lệ các axit amin thiết yếu trongprotein lý tưởng.
Trang 22* Các biện pháp cân bằng axit amin trong khẩu phần :
- Một là nâng cao số lượng proten trong khẩu phần: biện pháp này khắcphục sự thiếu một phần các axit amin trong khẩu phần bằng cách cho vật nuôiăn nhiều protein Nhược điểm của biện pháp này là mặc dù tăng lượng proteinlên nhưng vẫn không cân đối các axit amin mà chỉ đáp ứng cho nhu cầu dinhdưỡng một vài loại axit amin giới hạn, nhiều khi lại quá thừa các axit aminkhác làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của con vật, thậm chí còn gâyhại Chi phí thức ăn tăng lên mà hiệu quả mang lại không cao hoặc không có.Biện pháp này được áp dụng trong chăn nuôi thô sơ và đơn giản, chăn nuôi tựtúc gia đình và phân tán.
- Biện pháp thứ hai là chọn lựa nguyên liệu để tổ hợp khẩu phần cânđối protein, axit amin, năng lượng Biện pháp này là phối hợp các nguồnprotein tự nhiên (protein động vật, protein thực vật), qua tính toán có thể bổsung cho nhau để cân đối thành phần axit amin trong khẩu phần Ta có thểphối hợp thức ăn có nguồn gốc động vật, thực vật, vi sinh vật lại với nhau.
- Biện pháp thứ ba là bổ sung các axit amin thiết yếu có giới hạn bịthiếu hụt vào thức ăn để đạt đến cân đối tối ưu, bổ sung bằng các chế phẩmaxit amin tổng hợp (hoá học hoặc vi sinh vật) Thường bổ sung Lysine,Methionine, Tryptophan Các nguyên tắc bổ sung axit amin công nghiệp :
+ Chỉ bổ sung axit amin thiếu, tức là chỉ bổ sung yếu tố hạn chế và bổsung sao cho lấp đầy chỗ thiếu, không bổ sung dư thừa vì tác hại của sự thừaaxit amin giống như thiếu axit amin.
+ Phải bổ sung axit amin giới hạn một rồi đến giới hạn hai tiếp đến giớihạn ba Nếu làm ngược lại, tác dụng bổ sung không những không còn mà còncó hại
- Biện pháp thứ tư là xử lý nhiệt: Xử lý bằng nhiệt để làm tăng giá trịsinh học của protein chứa trong thức ăn Đồng thời, để diệt các chất khángmen tiêu hoá như antitrypsin trong đậu nành; loại trừ các yếu tố kháng dinhdưỡng cũng như kháng axit amin.
2.3.4 Bổ sung axit amin công nghiệp
Axit amin công nghiệp thường được sản xuất bằng con đường vi sinhvật (như lysine) hoặc hoá học (như methionine) đang được sử dụng phổ biến
Trang 23trong chăn nuôi để cân bằng axit amin trong khẩu phần Các axit amin thườngđược sử dụng là lysine, methionine, threonine; trong đó axit amin giới hạnmột thường là lysine và giới hạn thứ hai là methionine.
Như vậy việc cân đối axit amin giới hạn nhờ các sản phẩm tổng hợpthì đầu tiên là bổ sung Lysine đến mức độ cần thiết tiếp đến bổ sungmethionine, sau đó là tryptophan.
* Lợi ích của việc bổ sung axit amin công nghiệp.
Khi bổ sung axit amin công nghiệp vào thức ăn thì làm giảm đượclượng protein tổng số (giảm bớt lượng khô đậu tương hoặc bột cá) nhưng vẫnduy trì được năng suất sản xuất và hiệu quả chuyển hoá thức ăn Nuôi lợnbằng khẩu phần nhiều sắn 40,5% bột sắn + 13,5% bột ngô + thức ăn giàuprotein có bổ sung lysine và methionine lần lượt là 0,1% và 0,13% cho tăngtrọng và tiêu tốn thức ăn không thua kém khẩu phần ít sắn (40,5% ngô +13,5% bột sắn + thức ăn giàu protein).
Bổ sung Lysine và Methionine vào khẩu phần làm giảm tỷ lệ bột cá,khô dầu đậu tương, khô dầu lạc để giảm giá thành sản xuất cho 1 kg thức ănhỗn hợp, tiết kiệm được nguồn protein động vật và nguồn protein thực vật.Theo Rerat (1963) bổ sung 230g lysine tiết kiệm được 10 kg bột cá + 17 kglúa mạch.
Người ta đã tính rằng năm 1972 ở Nhật Bản nhờ sử dụng methioninecông nghiệp đã tiết kiệm được 170.000 tấn khô dầu lạc, đậu tương/năm Dùnglysine tiết kiệm được 320.000 tấn khô dầu lạc, đậu tương/năm.
2.3.5 Protein lý tưởng
Giá trị sinh học của protein là thuật ngữ dùng để đánh giá chất lượngprotein Giá trị sinh học của protein phụ thuộc vào thành phần các axit amintrong protein, phụ thuộc vào khả năng tiêu hoá và hấp thu của từng đối tượngvật nuôi về các axit amin nêu trên trong các loại nguyên liệu thức ăn khácnhau Hiện nay trong dinh dưỡng vật nuôi chúng ta đã đưa ra khái niệm"protein lý tưởng" Protein lý tưởng được định nghĩa là loại protein cung cấpđầy đủ và đúng tỷ lệ các axit amin thiết yếu so với nhu cầu của vật nuôi Tỷ lệaxit amin trong protein lý tưởng có thể tính theo 100g protein (16gN) hay tínhtỷ lệ theo lysine (100%).
Trang 24Việc xác định protein lý tưởng có ý nghĩa quan trọng trong thực hànhcân đối axit amin của khẩu phần Khi đã biết được nhu cầu chính xác một axitamin thiết yếu (thường là lysine) thì ta có thể suy ra nhu cầu các axit aminthiết yếu khác theo tỷ lệ tương ứng giống như trong protein trong lý tưởng.
2.4 Đặc điểm sinh trưởng, phát dục và nhu cầu dinh dưỡng của lợn thịt2.4.1 Đặc điểm sinh trưởng, phát dục của lợn
Sinh trưởng là quá trình tích luỹ các chất hữu cơ do đồng hoá và dị hoá,là sự tăng lên về chiều cao, chiều dài, bề ngang, khối lượng của các bộ phậnvà toàn bộ cơ thể con vật trên cơ sở đặc tính di truyền từ thế hệ trước.
Phát dục là một quá trình thay đổi về chất, tức là sự thay đổi tăng thêmhoàn chỉnh tính chất, chức năng của các bộ phận trong cơ thể gia súc.
Sinh trưởng và phát dục là hai quá trình luôn đi liền với nhau trong suốtquá trình sống của một cơ thể, có thể nói sinh trưởng là quá trình tăng vềlượng còn phát dục là quá trình biến đổi về chất.
Trong thực tế chăn nuôi lợn, sự sinh trưởng được đánh giá như là sựtăng lên về trọng lượng cơ thể theo thời gian Sự sinh trưởng phần lớn phụthuộc vào số lượng thức ăn lợn được ăn vào, hoặc tổng các chất dinh dưỡngăn vào Trong khi đó, phát dục liên quan đến những thay đổi về hình dáng,ngoại hình và chức năng của con vật trong quá trình sinh trưởng.
Trong suốt quá trình phát triển của vật nuôi thường tuân theo 3 quy luậtsinh trưởng và phát dục cơ bản là :
+ Quy luật sinh trưởng và phát dục theo giai đoạn: Sự phát triển của
gia súc từ lúc phôi thai đến lúc già cỗi phải trải qua những giai đoạn nhấtđịnh, giai đoạn này nối tiếp giai đoạn kia Nếu không phải trải qua giai đoạnnày thì không thể chuyển sang giai đoạn khác Sự phát triển của gia súc nóichung chia thành 2 giai đoạn lớn: Giai đoạn trong thai và giai đoạn ngoài thai.Giai đoạn trong thai gồm: thời kỳ phôi, thời kỳ tiền phôi, thời kỳ thai nhi.Giai đoạn ngoài thai gồm: thời kỳ bú sữa, thời kỳ thành thục, thời kỳ trưởngthành, thời kỳ già cỗi.
+ Quy luật sinh trưởng và phát dục không đồng đều :
Quy luật này được thể hiện qua các mặt sau :
Trang 25* Không đồng đều về tăng trọng: Lúc còn nhỏ gia súc tăng trọng ít, sau
đó tăng trọng nhanh hơn, đến thời kỳ trưởng thành tăng trọng chậm lại rồi dầndần ổn định, cuối cùng hoặc chỉ còn tích luỹ mỡ hoặc trọng lượng nói chunggiảm xuống do cơ mỡ không phát triển thêm mà lại còn già cỗi và chết đi.
0 20 40 60 80 100 120 140 160 Trọng lượng (kg)Qua đồ thị trên ta thấy sự tích luỹ nạc đạt trọng lượng cao nhất vào thờiđiểm trên dưới 60 kg và sau đó giảm dần, ngược lại sự tích luỹ mỡ tăng dầnkhông ngừng, không giảm cho đến trọng lượng trưởng thành Thực tế, tuybiết lợn ở trọng lượng 60 kg đạt mức tích luỹ nạc cao nhất, nhưng người ta ítkhi giết thịt vào trọng lượng đó mà ở mức cao hơn, vì tổng trọng lượng cơ thểtrong đó có tổng lượng nạc thu được cũng tăng lên (trừ đối với một số giốngchuyên nạc).
+ Quy luật sinh trưởng phát dục theo chu kỳ: Quy luật này thể hiện
trong hoạt động sinh lý, sự tăng trọng và trong trao đổi chất của con vật.Tóm lại sự phát triển của gia súc tuân theo các quy luật nhất định, nhờhiểu rõ các quy luật này người chăn nuôi đã điều khiển nuôi dưỡng gia súctheo hướng có lợi.
2.4.2 Nhu cầu dinh dưỡng của lợn thịt
2.4.2.1 Nhu cầu năng lượng
E = E dt + E tt + E chống rét Trong đó : - E : Nhu cầu năng lượng
- E dt : Nhu cầu năng lượng cho duy trì E dt = 0,5 MJDE x W0,75
Tăng trọng nạc( g/ngày )
Tăng trọng mỡ
Hình 1.1 Đồ thị tích luỹ nạc và mỡ của gia súc
Trang 26E tích luỹ nạc = 15 MJDE/1kg nạc, tức là để sản xuất 1 kg tổ chức nạccần 15 MJDE.
E tích luỹ mỡ = 50 MJDE/1kg mỡ.
Khi nhiệt độ môi trường hạ xuống thấp dưới nhiệt độ tới hạn (Lowcritical temperature, LCT), lợn cần thiết phải có một năng lượng thêm đểchống rét và mỗi loại lợn có một nhiệt độ tới hạn thấp khác nhau Cứ 10Cdưới nhiệt độ thấp tới hạn thì phải thêm một lượng nhiệt năng là 0,0017MJDE /kg W0,75 (Verstegen, 1997).
Bảng 3 : Nhu cầu năng lượng cho lợn thịt
2.4.2.2 Nhu cầu Protein
Proten là chất quan trọng cho sự sinh trưởng và phát triển của lợn Dođó việc cung cấp đủ protein cho lợn không những có ảnh hưởng tốt đến tăngtrưởng, thành phần phẩm chất thịt mà còn làm giảm chỉ số biến chuyển thứcăn Gia súc càng nhỏ càng chịu ảnh hưởng của mức độ protein cung cấp trongkhẩu phần Nếu cho ăn quá thừa protein sẽ không làm tăng tích luỹ proteintrong cơ thể và không làm tăng sức lớn, mà còn làm giảm hiệu quả sử dụngcủa protein do việc khử các axit amin để tạo ra năng lượng, đưa đến giảmhiệu quả kinh tế Vì vậy, người chăn nuôi phải biết tính toán nhu cầu proteincủa lợn thịt trong từng giai đoạn nuôi khác nhau để cung cấp protein cho thíchhợp.
Nhu cầu protein: Pr = Pr dt + Pr tt Pr là nhu cầu protein.
Pr dt là nhu cầu protein cho duy trì.Pr tt là nhu cầu protein cho tăng trọng.
Trang 27Nhu cầu protein cho duy trì: Người ta ước tính khoảng 15% khối lượngcơ thể lợn là protein, trong đó 6 – 13% có thể tham gia vào sự chu chuyểnhàng ngày để duy trì, có khoảng 6% protein trong cơ thể bị mất đi Do vậynhu cầu protein cho duy trì có tương quan với khối lượng cơ thể theo phươngtrình :
Prdt = a x W
Trong đó a là hệ số được cho ở bảng dưới đây :
Bảng 4 : Các hệ số tương ứng với trọng lượng cơ thểKhối lượng lợn
(Nguồn : Vũ Duy Giảng, 1999 ; Vũ Trọng Hốt, 2000)
+ Protein cho tăng trọng :
Từ sự tăng trọng hằng ngày của lợn ta có thể xác định được lượngprotein tích luỹ trong cơ thể vì protein trong tổ chức nạc chiếm 22%
Do đó, nhu cầu protein cho tăng trọng :
Prtt = P x 0,22 (P: tăng trọng phần nạc (g))
Khi biết được nhu cầu protein của lợn người chăn nuôi có thể phối trộnmột khẩu phần hợp lý thoả mãn nhu cầu cần thiết cho con vật, mang lại hiệuquả kinh tế mà không gây lãng phí.
Nhu cầu protein của con vật, ngoài việc phụ thuộc vào trọng lượng thìnó còn phụ phuộc vào giá trị sinh vật học và tỷ lệ tiêu hoá của protein Khi giátrị sinh vật học và tỷ lệ tiêu hoá thấp thì nhu cầu protein càng cao Vì vậy khibổ sung protein cho lợn ta phải chú ý đến chất lượng protein, đặc biiệt phảiđảm bảo nhu cầu lợn về các axit amin thiết yếu như lysin, methionine vàtryptophan
* Nhu cầu axit amin
Giá trị protein được đánh giá dựa vào thành phần và số lượng các axitamin thiết yếu chứa trong đó Axit amin là nguyên liệu tổng hợp protein, do đó
Trang 28Trong tính toán nhu cầu axit amin cần chú ý đến axit amin tiêu hoá haycòn gọi là axit amin hữu dụng, bởi vì gia súc, gia cầm cần axit amin là nhữngaxit amin được tiêu hoá hấp thu, mà trong thực tế giữa tiêu hoá thực và tiêuhoá biểu kiến có sự chênh lệch.
Bảng 5 : Nhu cầu về protein và axit amin ở lợn sinh trưởng
Chỉ tiêu Trọng lượng cơ thể (kg)
Bảng 6 : Khuyến cáo về nhu cầu dinh dưỡng cho lợn thịt (%)
Chỉ tiêu Trọng lượng cơ thể (kg)
77 - 1515 - 3030 - 6060 - 100
(Nguồn: Lã Văn Kính, tạp chí chăn nuôi số 2/2004)
Qua bảng trên, ta thấy khi trọng lượng cơ thể tăng lên thì nhu cầuprotein và axit amin giảm.
Như vậy, thông qua nhu cầu protein và axit amin mà chúng ta có thể ranhững tiêu chuẩn ăn phù hợp cho từng loại lợn và từng giai đoạn phát triểncủa nó.
Theo Nguyễn Đức Trân (1986, 35) Tiêu chuẩn ăn cho lợn thịt nhưsau :
18 – 16% protein thô trong vật chất khô khẩu phần lợn con 14% protein thô trong vật chất khô khẩu phần lợn nhỡ 12% protein thô trong vật chất khô khẩu phần lợn vỗ béo.
Theo tiêu chuẩn của Việt Nam 1547 – 1994 tiêu chuẩn thức ăn hỗn hợpcho lợn như sau :
Trang 29
(Nguồn: Bảng tiêu chuẩn ăn Việt Nam, 1994)
Bảng 7 : Tiêu chuẩn ăn của lợn thịt
Giai đoạnTiêu chuẩn
* Nhu cầu khoáng và vitamin
Vitamin tham gia hầu hết quá trình trao đổi chất và hoạt động của cơthể như: Nó là chất xúc tác sinh học, xúc tiến việc tổng hợp và phân giải cácchất dinh dưỡng Trong cơ thể có tới 850 loại men, khoảng 120 loại men cósự tham gia của vitamin trong thành phần hoá học (Võ Trọng Hốt, 2000,10) Vitamin có trong các tế bào cơ thể và giúp cho lợn sinh trưởng, phátdục bình thường Do đó, hàng ngày cần cung cấp vitamin bằng cách cho lợnăn những loại thức ăn giàu vitamin như rau xanh, các loại thức ăn ủ chua,hoặc sử dụng premix vitamin
Tác dụng của các chất khoáng: Cấu tạo tế bào, điều hoà cơ thể, đồnghoá thức ăn protein, chất béo, thiếu khoáng lợn chậm lớn Trong đó, hai chấtkhoáng quan trọng đối với cơ thể gia súc là canxi và photpho Đặc biệt, tronggiai đoạn đầu do sự hình thành và phát triển của bộ xương nên nhu cầu Ca vàP cần được chú ý Sự thiếu Ca và P trong thời kỳ tăng trưởng có thể làm bộxương bị biến dạng Tỷ lệ cân đối Ca/P đối với gia súc nhỏ: 1,5 – 1,2/1 ; ở giasúc lớn: 1,2 - 1/1 Do đó, hàng ngày cung cấp khoáng bằng cách cho lợn ănnhững loại thức ăn giàu khoáng như bột cá, …hoặc sử dụng premix khoáng.
Trang 302.4.3 Quy luật ưu tiên dinh dưỡng cho tích luỹ
Trong cơ thể lợn có sự ưu tiên dinh dưỡng khác nhau theo từng giaiđoạn sinh trưởng phát triển của lợn và cho từng hoạt động chức năng của cáccơ quan bộ phận.
Thứ tự ưu tiên về tích luỹ sử dụng các chất dinh dưỡng như sau :(1) Hoạt động thần kinh
(2) Hoạt động sinh sản (3) Phát triển bộ xương
(4) Tích luỹ nạc (5) Tích luỹ mỡ
Hình 1.2 Sơ đồ ưu tiên dinh dưỡng cho tích luỹ
( Nguồn: Nguyễn Quang Linh, 2005).
Khi nuôi lợn có tiêu chuẩn ăn giảm xuống 20% so với nhu cầu của cơthể lợn thì quá trình tích luỹ các chất vào cơ thể bị ngừng trệ Khi tiêu chuẩnăn giảm xuống 40% thì sự sinh trưởng của lợn bị ngừng trệ, sự tích luỹ mỡ vànạc vào cơ thể sẽ bị dừng (Nguyễn Quang Linh, 2005).
2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất, phẩm chất thịt lợn
Quá trình sinh trưởng và phát triển của lợn thịt chịu ảnh hưởng nhiềuyếu tố : P = G + E, trong đó :
P : là các tính trạng của gia súcG : là các yếu tố di truyền E : là các yếu tố ngoại cảnh
2.5.1 Ảnh hưởng của khả năng di truyền và con giống
Giống được coi là tiền đề, các giống khác nhau thì có năng suất và chấtlượng thịt khác nhau.
Sinh sản
Cơ bắp
Dinh dưỡng trong máu
Mô mỡBộ xương
Não và hệ thần kinh