4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.3. Ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm L-Lysine và DL-Methionine đến khả năng ăn vào của lợn qua các tháng thí nghiệm
đến khả năng ăn vào của lợn qua các tháng thí nghiệm
Lượng ăn vào của lợn sẽ quyết định mức tăng trọng của lợn. Đây là chỉ tiêu ảnh hưởng trực tiếp đến trọng lượng kết thúc của lợn và ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của việc chăn nuôi lợn.
Lượng thức ăn ăn vào của lợn qua các tháng thí nghiệm được trình bày ở bảng 13 :
Bảng 13 : Ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm L-Lysine và DL- Methionine đến khả năng ăn vào của lợn qua các tháng thí nghiệm.
Chỉ tiêu Lô
ĐC TN
SE : Sai số của số trung bình P : Xác suất 0 0,5 1 1,5 2 2,5 L ư ợ n g ăn v ào ( k g T Ă /n gà y) Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 TB 3 tháng Tháng TN ĐC TN
Biểu đồ 3 : Ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm L-Lysine và DL- Methionine đến khả năng ăn vào của lợn qua các tháng thí nghiệm (kg TĂ/con/ngày).
Kết quả ở bảng 13 cho thấy: Qua các tháng thí nghiệm, khả năng ăn vào của lợn tăng lên. Điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật là khi trọng lượng cơ thể càng cao thì khả năng thu nhận thức ăn càng lớn.
Ở tháng thí nghiệm thứ nhất, lượng ăn vào của lợn ở lô thí nghiệm đã có sự chênh lệch so với lượng ăn vào của lợn ở lô đối chứng, cụ thể lượng ăn vào của lợn ở lô đối chứng và thí nghiệm lần lượt là 1,6 và 1,75 kg TĂ/con/ngày. Lượng ăn vào của lợn ở lô thí nghiệm cao hơn lượng ăn vào của lợn ở lô đối chứng là 0,15 kg/con/ngày (9,4%). Song sự sai khác này chưa có ý nghĩa với p = 0,124.
kg/con/ngày. Lượng ăn vào của lợn ở lô thí nghiệm cao hơn lượng ăn vào của lợn ở lô đối chứng là 0,63 kg/con/ngày. Sự sai khác này có ý nghĩa với p = 0,006.
Ở tháng thí nghiệm thứ 3, lượng ăn vào của lợn ở lô thí nghiệm cũng cho kết quả tương tự tháng thứ 2, lượng ăn vào của lợn ở lô thí nghiệm cao hơn lượng ăn vào của lợn ở lô đối chứng. Cụ thể lượng ăn vào của lợn ở lô đối chứng và lô thí nghiệm lần lượt là 2,41 và 2,65 kg/con/ngày. Lượng ăn vào của lợn ở lô thí nghiệm cao hơn lô đối chứng là 0,24 kg/con/ngày. Sự sai khác này rất có ý nghĩa thống kê với p = 0,001.
Trung bình sau 3 tháng thí nghiệm thì lượng ăn vào của lợn ở lô đối chứng và lô thí nghiệm lần lượt là 2,01 và 2,21 kg/con/ngày. Lượng ăn vào của lợn ở lô thí nghiệm cao hơn lượng ăn vào của lợn ở lô đối chứng là 0,2 kg/con/ngày tương ứng 10%. Sự chênh lệch này cũng có ý nghĩa với p = 0,009. Có sự chênh lệch này là do khi bổ sung hai axit amin này vào khẩu phần đã làm cân đối tỷ lệ axit amin thiết yếu đáp ứng nhu cầu của lợn. Khi bổ sung hai axit amin này đã làm tăng khả năng tiếp nhận thức ăn của lợn thí nghiệm, kích thích tính thèm ăn của lợn, làm cho lợn phàm ăn (Lương Đức Phẩm, 1982), tăng khả năng tiêu hóa hấp thu, vì vậy đã làm tăng lượng ăn vào của lợn. Đây cũng có thể là một trong những nguyên nhân giải thích cho sự tăng trọng khác nhau giữa lợn của lô đối chứng và lô thí nghiệm.
So với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Lộc (2001) [17], kết quả của chúng tôi có chiều hướng cao hơn. Theo tác giả thì lượng ăn vào ở các mức bổ sung 0,1%; 0,2%; 0,3% DL-Methionine trong khẩu phần chứa 40% sắn ủ là 2,1 kg/ngày. Mặc dù lượng ăn vào cao hơn nhưng tăng trọng chỉ tương đương so với kết quả trên.
So với nghiên cứu của Nguyễn Thị Hoa Lý (2005) [39] thì kết quả của
chúng tôi thu được có xu hướng cao hơn. Theo tác giả khi bổ sung 0,2% L- Lysine + 0,1% DL-Methionine cho lợn ở giai đoạn 20-50kg và 0,1% L- Lysine + 0,05% DL-Methionine cho lợn ở giai đoạn 50-100 kg vào khẩu phần
có chứa 15% lá sắn ủ (VCK) của lợn F1 (ĐB x MC) thì lượng ăn vào là 1,71
kg.
Từ kết quả trên chúng tôi có thể kết luận: Việc bổ sung L-Lysine và DL-Methionine với hàm lượng là 0,3% L-Lysine + 0,15% DL-Methionine
trong giai đoạn 20-50 kg và 0,15% L-Lysine + 0,07% DL-Methionine trong giai đoạn 50-100 kg đã làm tăng khả năng ăn vào của lợn, tăng khả năng tiêu hóa hấp thu và chuyển hóa các chất dinh dưỡng có trong thức ăn.