Nguồn protein động vậ t:

Một phần của tài liệu Hiệu quả của việc bổ sung chế phẩm axit amin tổng hợp L- Lysine và DL-Methionine trong khẩu phần lợn thịt F1 (MóngCái –Yorkshire) nuôi ở trại Tiền Phong (Trang 34 - 36)

Bột cá : Là loại thức ăn bổ sung hoàn hảo cho gia súc, gia cầm ;

là loại thức ăn giàu protein. Loại bột cá tốt chứa 50-60% protein, tỷ lệ axit amin cân đối, có nhiều axit amin chứa lưu huỳnh. 1kg bột cá có 52 g Lysine, 15-20g Methionine, 8-10g Cystine, giàu Ca, P tỷ lệ tương đối cân đối : Ca khoảng 6-7%, P khoảng 4%, giàu vitamin B12, B1, ngoài ra còn có vitamin A, D, Niacin. Lượng protein và axit amin của bột cá cao gấp 2 lần bột sữa, gấp 1,5 lần bánh dầu đậu nành.

Canxi có nguồn gốc từ bột cá được hấp thu tốt hơn canxi có nguồn gốc thực vật (Hennin, 1984).

Theo Braude (1961) nhận xét : bột cá có những yếu tố kích thích tố tăng trọng. Trong bột cá hàm lượng béo cao : 5-15%, mỡ cá có nhiều axit béo không no làm ảnh hưởng tới chất lượng thịt lợn. Đặc biệt mùi của mỡ cá làm ảnh hưởng tới mùi của thịt lợn, cho nên trước 4-6 tuần xuất thịt lợn nên giảm % bột cá trong khẩu phần. Bột cá thường sử dụng 5-10% trong khẩu phần.

Khô dầu lạc

Khô dầu lạc thu được sau khi tách dầu khỏi lạc. Hàm lượng protein thô trong khô dầu lạc 35-38%. Chất lượng khô dầu phụ thuộc vào độ lẫn vỏ lạc, mức độ xử lý nhiệt trong quá trình ép dầu, phụ thuộc vào nguyên liệu chế biến.

Khô dầu lạc tăng sự ngon miệng của khẩu phần. Khô dầu lạc có chất lượng cao bảo quản tốt khi tỷ lệ dầu trong khô dầu < 6%. Khi tỷ lệ dầu cao việc bảo quản sẽ khó khăn, dễ bị nấm mốc phát triển. Nhất là Aspergillus Flavus sản sinh ra Aflatocin. Độc tố này vào cơ thể lợn làm giảm chức năng gan, gây viêm gan, gây rối loạn hệ thống enzym trong cơ thể, nó kìm hãm sự tổng hợp ARN và làm giảm tính thèm ăn, ảnh hưởng khả năng sinh trưởng, sinh sản và khả năng lợi dụng thức ăn của lợn. Lợn con mẫn cảm với Aflatocin hơn lợn lớn (Nguyễn Bạch Trà, 1992).

Axit amin trong khô dầu lạc không cân đối, thiếu lysine, cystine, methionine. Axit amin hạn chế thứ nhất của khô dầu là lysine. Ngoài ra, trong khô dầu không có vitamin B12, vì vậy khi dùng protein khô dầu lạc cần bổ sung các loại thức ăn giàu vitamin B12. Nên sử dụng khô dầu lạc mức tối đa là 25% tính theo khối lượng khẩu phần.

Để khắc phục tình trạng mất cân đối của các axit amin trong khô dầu lạc, cần phối hợp khô dầu lạc với các loại thức ăn bổ sung protein khác như bột cá, bột thịt… Hoặc bổ sung axit amin tổng hợp như lysine, methionine.

Theo Hoàng Văn Tiến (1987, [28]) khô dầu lạc có khả năng thay thế 50% khô dầu đậu nành trong khẩu phần chứa 16% protein. Nếu dùng khô dầu lạc làm nguồn thức ăn bổ sung protein thì phải bổ sung tối thiểu 3-5% bột cá mới có thể bảo đảm năng suất.

Khô dầu đậu tương

Là một trong những nguồn thức ăn lý tưởng để bổ sung protein cho lợn. Khô dầu đậu tương có hàm lượng protein cao (chiếm 42-45% VCK). Protein của khô dầu đậu tương chứa hầu hết các axit amin thiết yếu, nhưng nghèo axit amin chứa lưu huỳnh như cystine và methionine… Nếu chỉ dùng khô đậu tương là nguồn bổ sung protein duy nhất, thì phần lớn các axit amin sẽ thừa

với nhu cầu của lợn. Do đó để tiết kiệm thức ăn đạm, phải tiến hành phối hợp với các nguồn protein khác như bột cá, khô dầu dừa.

Trong khô dầu đậu tương chỉ tồn tại một lượng nhỏ khoáng và nhiều vitamin, trừ vitamin B12.

Một phần của tài liệu Hiệu quả của việc bổ sung chế phẩm axit amin tổng hợp L- Lysine và DL-Methionine trong khẩu phần lợn thịt F1 (MóngCái –Yorkshire) nuôi ở trại Tiền Phong (Trang 34 - 36)