Một số loại thức ăn chính dùng trong chăn nuôi lợn thịt 1 Nguồn thức ăn cung cấp năng lượng

Một phần của tài liệu Hiệu quả của việc bổ sung chế phẩm axit amin tổng hợp L- Lysine và DL-Methionine trong khẩu phần lợn thịt F1 (MóngCái –Yorkshire) nuôi ở trại Tiền Phong (Trang 33 - 34)

2.6.1. Nguồn thức ăn cung cấp năng lượng

Ngô : Là thành phần thức ăn cung cấp cho lợn rất tốt vì nó rất

giàu năng lượng (3300 Kcal ME). Về giá trị dinh dưỡng ngô chứa 730g tinh bột/kg vật chất khô, protein thô 8-13%, lipit 3-6% chủ yếu là các axit béo chưa no nhưng là nguồn phong phú axit linoleic. Ngô chứa nhiều vitamin E nhưng ít vitamin D và vitamin nhóm B. Ngô chứa ít Ca, nhiều Photpho nhưng chủ yếu dưới dạng kém hấp thu là axit phiticphotphoric.

Có 2 loại ngô vàng và trắng, đều có giá trị dinh dưỡng như nhau. Tuy nhiên, ngô vàng có hàm lượng caroten cao hơn và được sử dụng nuôi gia súc, 50% protein trong ngô dưới dạng zein và tương đối thiếu lysine, tryptophan, methionine và cysteine. Vì vậy, protein của ngô có giá trị sinh học kém, khi sử dụng ngô cần kết hợp các loại thức ăn giàu protein khác để cân đối đầy đủ axit amin nhất là Lysine.

Hàm lượng ngô trong khẩu phần được sử dụng với tỷ lệ như sau : Lợn ở giai đoạn vỗ béo : 35%

Lợn vỗ béo hướng nạc : 25% Lợn vỗ béo hướng mỡ : 45%.

Cám gạo : Gồm 3 phần chính : Vỏ cám, một ít tấm và trấu ;

cám có lẫn nhiều trấu thì hàm lượng xơ thô và silic cao, làm giảm tỷ lệ tiêu hoá và giảm giá trị năng lượng trao đổi.

Cám gạo là sản phẩm có giá trị dinh dưỡng, chứa 11-13% protein thô, 10-15% lipit thô, 8-9% chất xơ thô, dẫn xuất không đạm 41,6%, khoáng tổng số 9-10%. Tuy nhiên giá trị sinh vật học protein không cao do axit amin không cân đối.

Cám gạo là nguồn thức ăn có sinh tố nhóm B dồi dào, nhất là B1, B3, B6, PP, biotin; tương đối nghèo canxi, còn photpho cám thường ở dạng phytin phosphate do đó hàm lượng photpho chỉ hấp thu được 50%, mặt khác lại ảnh hưởng tới sự hấp thu của kẽm (A. Renig, 1984). Vì vậy, khi sử dụng nhiều cám cần chú ý bổ sung kẽm (Nguyễn Như Pho, 1991).

Do tỷ lệ chất béo trong cám cao (6-13%) và nhiều axit béo không no nên cám tồn trữ dễ bị oxy hoá, dễ vón cục, ôi dầu, có mùi khét, vị đắng, giảm ngon miệng. Trong khẩu phần lợn con không dùng quá 30% cám. Nếu dùng trên 40% cám trong khẩu phần sẽ làm ảnh hưởng tới sức tăng trọng của lợn con (Nguyễn Bạch Trà, 1992).

Một phần của tài liệu Hiệu quả của việc bổ sung chế phẩm axit amin tổng hợp L- Lysine và DL-Methionine trong khẩu phần lợn thịt F1 (MóngCái –Yorkshire) nuôi ở trại Tiền Phong (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w