Proten là chất quan trọng cho sự sinh trưởng và phát triển của lợn. Do đó việc cung cấp đủ protein cho lợn không những có ảnh hưởng tốt đến tăng trưởng, thành phần phẩm chất thịt mà còn làm giảm chỉ số biến chuyển thức ăn. Gia súc càng nhỏ càng chịu ảnh hưởng của mức độ protein cung cấp trong khẩu phần. Nếu cho ăn quá thừa protein sẽ không làm tăng tích luỹ protein trong cơ thể và không làm tăng sức lớn, mà còn làm giảm hiệu quả sử dụng của protein do việc khử các axit amin để tạo ra năng lượng, đưa đến giảm hiệu quả kinh tế. Vì vậy, người chăn nuôi phải biết tính toán nhu cầu protein của lợn thịt trong từng giai đoạn nuôi khác nhau để cung cấp protein cho thích hợp.
Pr dt là nhu cầu protein cho duy trì. Pr tt là nhu cầu protein cho tăng trọng.
Nhu cầu protein cho duy trì: Người ta ước tính khoảng 15% khối lượng cơ thể lợn là protein, trong đó 6 – 13% có thể tham gia vào sự chu chuyển hàng ngày để duy trì, có khoảng 6% protein trong cơ thể bị mất đi. Do vậy nhu cầu protein cho duy trì có tương quan với khối lượng cơ thể theo phương trình :
Prdt = a x W
Trong đó a là hệ số được cho ở bảng dưới đây :
Bảng 4 : Các hệ số tương ứng với trọng lượng cơ thể
Khối lượng lợn (kg) Hệ số a Khối lượng lợn (kg) Hệ số a 20 0,0012 60 0,0008 30 0,0011 70 0,0007 40 0,0010 80 - 100 0,0006 50 0,0009 100 – 120 0,0005
(Nguồn : Vũ Duy Giảng, 1999 ; Vũ Trọng Hốt, 2000)
+ Protein cho tăng trọng :
Từ sự tăng trọng hằng ngày của lợn ta có thể xác định được lượng protein tích luỹ trong cơ thể vì protein trong tổ chức nạc chiếm 22%.
Do đó, nhu cầu protein cho tăng trọng :
Prtt = P x 0,22 (P: tăng trọng phần nạc (g))
Khi biết được nhu cầu protein của lợn người chăn nuôi có thể phối trộn một khẩu phần hợp lý thoả mãn nhu cầu cần thiết cho con vật, mang lại hiệu quả kinh tế mà không gây lãng phí.
Nhu cầu protein của con vật, ngoài việc phụ thuộc vào trọng lượng thì nó còn phụ phuộc vào giá trị sinh vật học và tỷ lệ tiêu hoá của protein. Khi giá trị sinh vật học và tỷ lệ tiêu hoá thấp thì nhu cầu protein càng cao. Vì vậy khi bổ sung protein cho lợn ta phải chú ý đến chất lượng protein, đặc biiệt phải đảm bảo nhu cầu lợn về các axit amin thiết yếu như lysin, methionine và tryptophan.
Giá trị protein được đánh giá dựa vào thành phần và số lượng các axit amin thiết yếu chứa trong đó. Axit amin là nguyên liệu tổng hợp protein, do đó
việc cung cấp đầy đủ và cân đối các axit amin trong khẩu phần là cần thiết.
Trong tính toán nhu cầu axit amin cần chú ý đến axit amin tiêu hoá hay còn gọi là axit amin hữu dụng, bởi vì gia súc, gia cầm cần axit amin là những axit amin được tiêu hoá hấp thu, mà trong thực tế giữa tiêu hoá thực và tiêu hoá biểu kiến có sự chênh lệch.
Bảng 5 : Nhu cầu về protein và axit amin ở lợn sinh trưởng
Chỉ tiêu Trọng lượng cơ thể (kg)
3 - 5 5 - 10 10 - 20 20 - 50 50 - 80 80 - 120
Protein thô (%) 26 23,7 20,9 18,0 15,5 13,2
Lysine (%) 1,5 1,35 1,15 0,95 0,75 0,60
Methionine (%) 0,4 0,35 0,3 0,25 0,20 0,16
(Nguồn: NRC, 1998)
Bảng 6 : Khuyến cáo về nhu cầu dinh dưỡng cho lợn thịt (%)
Chỉ tiêu Trọng lượng cơ thể (kg)
7 7 - 15 15 - 30 30 - 60 60 - 100
Protein thô (%) 20,0 18,0 16,0 14,0 12,5
Lysine (%) 1,35 1,10 0,90 0,75 0,65
Methionine (%) 0,36 0,30 0,24 0,20 0,18
(Nguồn: Lã Văn Kính, tạp chí chăn nuôi số 2/2004)
Qua bảng trên, ta thấy khi trọng lượng cơ thể tăng lên thì nhu cầu protein và axit amin giảm.
Như vậy, thông qua nhu cầu protein và axit amin mà chúng ta có thể ra những tiêu chuẩn ăn phù hợp cho từng loại lợn và từng giai đoạn phát triển của nó.
Theo Nguyễn Đức Trân (1986, [35]). Tiêu chuẩn ăn cho lợn thịt như sau :
18 – 16% protein thô trong vật chất khô khẩu phần lợn con. 14% protein thô trong vật chất khô khẩu phần lợn nhỡ. 12% protein thô trong vật chất khô khẩu phần lợn vỗ béo.
(Nguồn: Bảng tiêu chuẩn ăn Việt Nam, 1994)
Bảng 7 : Tiêu chuẩn ăn của lợn thịt
Giai đoạn Tiêu chuẩn
20 - 50 kg 50 – 90kg
Nội Lai Ngoại Nội Lai Ngoại
ME (Kcal/ kg) 2800 2900 3000 2800 2900 3000
Protein thô (%) 12 15 17 10 12 14
Lysine (%) 0,6 0,7 0,8 0,5 0,6 0,7
Methionine (%) 0,3 0,4 0,5 0,2 0,3 0,4