Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 17 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
17
Dung lượng
24,58 KB
Nội dung
CÔNGTÁCQUẢNLÝKHOẢNPHẢITHUCỦADOANHNGHIỆP 1.1. QUẢNLÝ TÀI CHÍNH CỦADOANHNGHIỆP 1.1.1 Côngtácquảnlý tài chính Quảnlý tài chính là việc sử dụng các thông tin phản ánh chính xác tình trạng tài chính của một doanhnghiệp để phân tích điểm mạnh, điểm yếu của nó và lập các kế hoạch kinh doanh, kế hoạch sử dụng nguồn tài chính, tài sản cố định và nhu cầu nhân công trong tương lai nhằm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Việc quảnlý tài chính bao gồm việc lập các kế hoạch tài chính ngắn hạn và dài hạn, đồng thời quảnlý có hiệu quả vốn hoạt động thực củacông ty. Đây là công việc rất quan trọng đối với tất cả các doanhnghiệp bởi vì nó ảnh hưởng tới cách thức và phương thức mà nha quảnlýthu hút vốn đầu tư để thành lập, duy trì và mở rộng công việc kinh doanh. Lập báo cáo tài chính sẽ cho phép quyết định lượng nguyên vật liệu mà doanhnghiệp có thể mua, sản phẩm có thể tung ra thị trường và khả năng công ty có thể tiếp thị, quảng cáo để bán sản phẩm ra thị trường. Khi có kế hoạch tài chính, doanhnghiệp cũng có thể xác định chính xác được nguồn nhân lực mà doanhnghiệp cần. “Việc quảnlý tài chính không có hiệu quả là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến sự thất bại của các doanh nghiệp, bất kể là doanhnghiệp vừa và nhỏ hay các tập đoàn, công ty lớn”. 1.1.2 Kế hoạch tài chính dài hạn củadoanhnghiệp Kế hoạch tài chính củadoanhnghiệp thường là các kế hoạch mang tính chiến lược và liên quan đến việc lập các mục tiêu tăng trưởng doanhthu và lợi nhuận trong vòng từ ba đến năm năm. Các doanhnghiệp thường sử dụng báo cáo thu nhập chiếu lệ cho khoảng thời gian từ ba đến năm năm. Vấn đề khó khăn đặt ra là làm sao có thể dự đoán hết được những biến động sẽ xảy ra với doanhnghiệp trong vòng mấy năm sắp tới. Các nhà quảnlý sẽ dễ dàng làm được điều này theo quy trình sau: Xác lập tốc độ tăng trưởng mong muốn mà công ty có thể đạt được. Tính toán mức vốn cần thiết để trang trải các khoản tồn kho, trang thiết bị, nhà xưởng, bù đắp các khoảnphải thu, phải trả và nhu cầu nhân sự cần thiết để đạt được tốc độ tăng doanh thu. Nhà quản trị phải dự tính được chính xác và kịp thời nhu cầu vốn để có kế hoạch thu hút vốn bên ngoài trong trường hợp ngân quỹ từ lợi nhuận không chia không đủ đáp ứng. Có 2 nguồn vốn trang trải cho nhu cầu vốn để tăng trưởng là: lợi nhuận và vay nợ. “Nếu công ty không có đủ vốn để tài trợ cho chương trình mở rộng công việc kinh doanh thông qua tăng tồn kho, đổi mới trang thiết bị và tài sản cố định và tăng chi phí điều hành công ty thì sự phát triển củacông ty sẽ bị chậm lại hoặc dừng lại hẳn do công ty không thanh toán được các khoản nợ đến hạn.” Để tránh tình trạng này, nhà quản trị phải tích cực lập kế hoạch tài chính để kiểm soát được tốc độ tăng trưởng. Muốn thế bạn phải xác định được chính xác các nhu cầu củadoanhnghiệp trong tương lai bằng cách sử dụng báo cáo thu nhập chiếu lệ trong vòng từ 3 đến 5 năm. Trong trường hợp lợi nhuận làm ra không đủ để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng dự báo củacông ty, người quản trị phải bố trí vay nợ bên ngoài hoặc giảm tốc độ tăng trưởng để mức lợi nhuận làm ra có thể theo kịp nhu cầu tăng trưởng và mở rộng. Do việc thu hút vốn đầu tư và vay nợ mất rất nhiều thời gian nên đòi hỏi nhà quản trị phải dự báo chính xác và kịp thời để tránh tình trạng gián đoạn công việc kinh doanh. 1.1.3 Kế hoạch tài chính ngắn hạn củadoanhnghiệp 1.1.3.1 Khái niệm Kế hoạch tài chính ngắn hạn là việc lập kế hoạch về lợi nhuận và ngân quỹ công ty. Các công cụ sử dụng trong việc lập báo cáo tài chính ngắn hạn thường dùng là: báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, bảng cân đối kế toán, phân tích tình hình ngân quỹ và chiến lược giá cả. Kế hoạch tài chính ngắn hạn nên được lập theo từng tháng để có được cái nhìn sát hơn và đưa ra được các biện pháp nâng cao tình hình tài chính. 1.1.3.2 Các bước xác lập kế hoạch tài chính ngắn hạn • Thiết lập mục tiêu tăng trưởng, mục tiêu về lợi nhuận trên vốn đầu tư và hướng mở rộng phát triển doanh nghiệp. Những mục tiêu này phải được thể hiện bằng các con số cụ thể. Hãy sử dụng kế hoạch tài chính dài hạn để đưa ra các dự báo về lợi nhuận, doanh số và so sánh với kết quả thực sự đạt được. • Trong quá trình lập kế hoạch, nhà quản trị nên tập trung vào các điểm mạnh, điểm yếu củadoanhnghiệp và các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô và vi mô có thể ảnh hưởng đến việc đạt được các mục tiêu đã đề ra. Đồng thời phải phát triển các chiến lược dựa trên kết quả phân tích các yếu tố có liên quan (chiến lược giá, tiềm năng về thị trường, cạnh tranh, so sánh chi phí sử dụng vốn đi vay và vốn tự có…) để có thể đưa ra hướng đi đúng đắn nhất cho sự phát triển củacông ty. • Chú ý tới nhu cầu về tài chính, nhân lực và nhu cầu về vật chất hạ tầng cần thiết để hoàn thành kế hoạch tài chính bằng cách đưa ra những dự báo về doanh số, chi phí và lợi nhuận không chia cho khoảng thời gian từ 3 đến 5 năm. • Trau dồi phương pháp điều hành hoạt động doanh nghiệp, nắm bắt các cơ hội về thị trường và phát triển sản phẩm mới để có thể tìm ra biện pháp tốt nhất nâng cao năng suất và hiệu quả hoạt động củacông ty. • Cập nhật kế hoạch tài chính thông qua các báo cáo tài chính mới nhất củacông ty. Thường xuyên so sánh kết quả tài chính công ty thu được với các số liệu hoạt động của các công ty trong cùng ngành để biết được vị trí củacông ty trong ngành. Tìm ra và khắc phục điểm yếu củacông ty. Không ngại thay đổi kế hoạch tài chính nếu mục tiêu bạn đề ra quá thụ động hoặc vượt quá khả năng củacông ty. 1.1.3.3 Phân tích vốn lưu động ròng và nhu cầu vốn lưu động ròng Vốn lưu động ròng là chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn hiện có củacông ty và các khoản nợ phải trả ngắn hạn. Các nhà quản trị phải luôn chú ý đến những thay đổi trong vốn lưu động ròng, nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi và ảnh hưởng của sự thay đổi đó đối với tình hình hoạt động củacông ty. Nhu cầu vốn lưu động ròng củacông ty là chênh lệch giữa các khoảnphảithu và hàng tồn kho với các khoảnphải trả, phải nộp và chi phí phải trả. Khi xem xét tới vốn lưu động ròng và nhu cầu vốn lưu động ròng, ta phải chú ý tới các khoản mục sau: • Tiền mặt và các khoản tương đương tiền mặt (các loại chứng khoán và tiền gửi ngắn hạn). Khi lập các kế hoạch tài chính bạn phải trả lời được những câu hỏi liên quan đến tiền mặt như : lượng tiền mặt củacông ty có đáp ứng nhu cầu chi phí không? Mối quan hệ giữa lượng tiền thu được và chi phí như thể nào? Khi nào thì công ty cần đến các khoản vay ngân hàng? • Các khoảnphải thu: chủ yếu bao gồm các khoản tín dụng mua hàng cho khách hàng. Nhà quản trị phảiquan tâm đến những khách hàng nào thường hay trả chậm và biện pháp cần thiết để đối phó với họ. • Tồn kho: khoản tồn kho thường chiếm tới 50% tài sản hiện có củacông ty do đó nhà quản trị phải kiểm soát tồn kho thật cẩn thận thông qua việc xem xét xem lượng tồn kho có hợp lý với doanh thu, liệu doanh số bán hàng có sụt giảm nếu không có đủ lượng tồn kho hợp lý cũng như các biện pháp cần thiết để nâng hoặc giảm lượng hàng tồn kho. • Các khoảnphải trả và các tín phiếu đến hạn chủ yếu là các khoản tín dụng mà các nhà cung cấp cho công ty hưởng. • Các khoản vay phải trả bao gồm các khoản vay từ ngân hàng và các nhà cho vay khác. Nhà quản trị phảiquan tâm đến các vấn đề như: lượng vốn đi vay có phù hợp với tình hình phát triển củacông ty, khi nào thì lãi suất cho vay đến hạn trả? • Chi phí và thuế đến hạn trả bao gồm: các khoản trả lương, lãi phải trả đối với các tín phiếu, phí bảo hiểm… 1.2. TỔNG QUAN VỀ QUẢNLÝKHOẢNPHẢITHU 1.2.1 Khái niệm các khoảnphảithu Là một loại tài sản củacông ty tính dựa trên tất cả các khoản nợ, các giao dịch chưa thanh toán hoặc bất cứ nghĩa vụ tiền tệ nào mà các con nợ hay khách hàng chưa thanh toán cho công ty. Phảithu được kế toán củacông ty ghi lại và phản ánh trên bảng cân đối kế toán, bao gồm tất cả các khoản nợ công ty chưa đòi được, tính cả các khoản nợ chưa đến hạn thanh toán. Các khoảnphảithu được ghi nhận như là tài sản củacông ty vì chúng phản ánh các khoản tiền sẽ được thanh toán trong tương lai. Các khoảnphảithu dài hạn (chỉ đáo hạn sau một khoản thời gian tương đối dài) sẽ được ghi nhận là tài sản dài hạn trên bảng cân đối kế toán. Hầu hết các khoảnphảithu ngắn hạn được coi như là một phần của tài sản vãng lai củacông ty. Trong kế toán, nếu các khoản nợ này được trả trong thời hạn dưới 1 năm (hoặc trong một chu kỳ hoạt động kinh doanh) thì được xếp vào loại tài sản vãng lai. Nếu hơn 1 năm hoặc hơn 1 chu kỳ kinh doanh thì không phải là tài sản vãng lai. Phảithu còn được phân chia cụ thể hơn trong bảng cân đối kế toán thành phảithu thương mại (trade) và phi thương mại (nontrade). Phảithu thương mại xuất phát từ việc cung cấp hàng hoá-dịch vụ củacông ty cho khách hàng trong kỳ kinh doanh bình thường. Phảithu thương mại có thể là tài khoảnphảithu (accounts receivables) hoặc phảithu tiền mặt (notes receivables). Phảithu phi thương mại xuất phát từ các loại giao dịch khác các loại kể trên và cũng có thể là phiếu nhận nợ của bên mua. Ví dụ như các khoản tạm ứng cho nhân viên; các khoản hoàn lại như hoàn thuế, tiền bồi thường bảo hiểm, tiền đặt cọc; và các khoảnphảithu tài chính như tiền lãi, cổ tức, v.v. 1.2.2 Nội dung côngtácquảnlý các khoảnphảithu 1.2.2.1 Chính sách tín dụng thương mại Chính sách tín dụng thương mại ảnh hưởng mạnh nhất tới khoảnphảithu và sự kiểm soát của giám đốc tài chính. Tín dụng thương mại có thể làm cho doanhnghiệp đứng vững trên thị trường và trở nên giàu có nhưng cũng có thể đem lại những rủi ro cho hoạt động kinh doanhcủadoanh nghiệp. Giám đốc tài chính có thể thay đổi tiêu chuẩn tín dụng để kiểm soát khoảnphảithu sao cho phù hợp với sự đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro. Hạ thấp tiêu chuẩn tín dụng có thể kích thích được nhu cầu dẫn tới gia tăng doanhthu và lợi nhuận, nhưng sẽ làm phát sinh khoảnphải thu, và do bao giờ cũng có chi phí đi kèm theo khoảnphảithu nên giám đốc tài chính cần xem xét cẩn thận sự đánh đổi này.Ngoài ra, ta còn thấy trong thời kỳ áp dụng chính sách tín dụng bán hàng dài hạn thì số nợ phảithu cũng cao hơn thời kỳ áp dụng chính sách bán hàng ngắn hạn. Do chính sách tín dụng bán hàng có quan hệ chặt chẽ với lượng hàng hóa tiêu thụ và được coi như một biện pháp để kích thích tiêu thụ nên khi xem xét số nợ phảithu phát sinh, nhà phân tích cần liên hệ với lượng hàng hóa tiêu thụ để đánh giá. Liên quan đến chính sách tín dụng thương mại, chúng ta sẽ lần lượt xem xét các vấn đề như tiêu chuẩn tín dụng khách hàng, điều khoản tín dụng và chính sách và quy trình thu nợ. • Phân tích khả năng tín dụng của khách hàng Để thực hiện được việc cấp tín dụng cho khách hàng thì vấn đề quan trọng là phải phân tích khả năng tín dụng của khách hàng. Mỗi doanhnghiệp đều thiết lập tiêu chuẩn bán chịu của mình chính thức hoặc không chính thức. Công việc này phải bắt đầu bằng viêc doanhnghịêp xây dựng một tiêu chuẩn tín dụng hợp lý, sau đó xác minh phẩm chất tín dụng của khách hàng tiềm năng. Nếu khả năng tín dụng của khách hàng phù hợp với những tiêu chuẩn của tối thiểu mà doanhnghiệp đưa ra thì tín dụng thương mại có thể được cấp. Việc thiết lập tiêu chuẩn tín dụng của khách hàng cần phải đạt tới sự cân bằng phù hợp. Nếu tiêu chuẩn tín dụng quá cao thì sẽ loại bỏ mất nhiều khách hàng tiềm năng, do đó làm giảm lợi nhuận. Nhưng nếu một chính sách tín dụng quá thấp có thể làm tăng doanhthu nhưng sẽ tạo ra nhiều khoản tín dụng có rủi ro cao và chi phí thu tiền cũng cao. Các tài liệu được sử dụng để phân tích khách hàng có thể là kiểm tra bảng cân đối kế toán, bảng ngân quỹ, phỏng vấn trực tiếp, xuống tận nơi để kiểm tra tìm hiểu qua các khách hàng khác. Khi thực hiện việc phân tích khả năng tín dụng của khách hàng, người ta có thể sử dụng các phương pháp chủ yếu sau: - Phẩm cách và tư cách tín dụng. Tiêu chuẩn này nói lên tinh thần trách nhiệm của khách hàng trong việc trả nợ. Điều này cũng chỉ phán đoán dựa trên cơ sở việc thanh toán các khoản nợ trước đây đối với doanhnghiệp hoặc đối với các doanhnghiệp khác - Năng lực trả nợ. Tiêu chuẩn này được dựa vào hai chỉ tiêu về khả năng thanh toán nhanh và bảng dự trữ ngân quỹ củadoanhnghiệp . - Vốn của khách hàng. Đây là chỉ đánh giá về tiềm năng tài chính dài hạn. - Thế chấp. là xem xét khách hàng dưới giác độ các tài sản riêng mà họ có thể sử dụng để đảm bảo cho các khoản nợ. - Điều kiện kinh tế, tức là đề cập đến khả năng phát triển của khách hàng, xu thế phát triển về ngành nghề kinh doanhcủa họ . • Điều khoảncủa chính sách tín dụng thương mại Điều khoản tín dụng là điều khoản xác định độ dài thời gian hay thời hạn tín dụng và tỷ lệ chiết khấu áp dụng nếu khách hàng trả sớm hơn thời gian tín dụng cho phép. Ví dụ, điều khoản tín dụng là “2/10 net 30” có nghĩa là khách hàng được hưởng chiết khấu 2% nếu thanh toán trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hoá đơn được phát hành và nếu khách hàng không lấy chiết khấu thì khách hàng được trả chậm 30 ngày kể từ ngày phát hành hoá đơn. Nội dung của chình sách tín dụng thương mại không chỉ liên quan tới tiêu chuẩn tín dụng nói trên mà cong liên quan đến điều khoản tín dụng. Thay đổi điều khoản tín dụng lại thay đổi tới thời hạn tín dụng và tỷ lệ chiết khấu. Trong điều khoản về chiết khấu, có hai vấn đề liên quan là thời hạn tín dụng và tỷ lệ chiết khấu. Thời hạn tín dụng là thời gian mà nếu người mua thanh toán trước hoặc trong thời gian đó người mua sẽ nhận được tỷ lệ chiết khấu. Tỷ lệ chiết khấu là tỷ lệ phần trăm củadoanhthu hoặc giá bán được khấu trừ nếu người mua trả tiền đối với các khoảnphải thu. Nhưng tỷ lệ chiết khấu sẽ làm giảm doanhthu ròng, do đó, làm giảm lợi nhuận. Lỉệu giảm chi phí đầu tư khoảnphảithu có bù đắp thiệt hại do giảm lợi nhuận hay không là một vấn đề mà nhà quảnlý cần quan tâm. Cần phải chú ý rằng, mỗi thời kỳ khác nhau đều có những thay đổi nhất định, do đó, cần xem xét nội dung của chính sách tín dụng thương mại thường xuyên xem có phù hợp không. • Chính sách thu nợ Khi doanhnghiệp cho khách hàng vay, để tranh tình trạng không thu hồi vốn kịp thời hoặc bị chíêm dụng vốn,doanh nghiệp cần xây dựng chính sách chiết khấu thanh toán hợp lý, linh hoạt. Trong trường hợp do khả năng quảnlý khách hàng kém, khoản nợ phảithu sẽ tăng do phát sinh các khoản nợ “xấu” trong kỳ (nợ khó đòi, nợ quá hạn), để giảm bớt rủi ro có thể xảy ra, doanhnghiệp cần có các bịên pháp thích hợp như : bán các khoảnphảithu nợ cho công ty mua bán nợ, ngừng cung cấp hàng hoá cho các khách hàng này hay nhờ sự can thiệp của pháp luật để thu hồi nợ. Đồng thời, để tránh tình trạng khê đọng nợ tăng thêm, doanhnghiệp cần tìm hiều kỹ càng về khách hàng trước khi đặt quan hệ làm ăn. • Phân tích khoản tín dụng được đề nghị Việc phân tích đánh giá khoản tín dụng được đề nghị nhằm mục đích để quyết định có nên cấp hay không được dựa vào tính NPV của luồng tiền. Việc phân tích NPV sẽ giúp cho doanhnghiệp biết có nên cấp tín dụng cho khách hàng hay không và các điều khoản tín dụng sẽ như thế nào. 1.2.2.2 chính sách bán hàng Số nợ phảithucủadoanhnghiệp tăng hoặc giảm trong kỳ còn phụ thuộc vào phương thức tiêu thụ áp dụng tại doanh nghiệp. Nếu doanhnghiệp áp dụng phương thức bán lẻ là chủ yếu thì số nợ phảithucủadoanhnghiệp sẽ thấp do hàng bán được thu tiền ngay; ngược lại, phảithu sẽ cao nếu doanhnghiệp áp dụng phương thức bán buôn là chủ yếu do đặc trưng của phương thức này là thanh toán chậm. Hoặc nếu chính sách tín dụng bán hàng khác nhau thì số nợ phảithu cũng khác nhau. Chúng ta cần chú ý tới lượng hàng tiêu thụ để có thể đưa ra những quyết định đúng đắn tránh gây tổn thất cho doanh nghiệp. 1.2.2.3 Theo dõi các khoảnphảithu Để quảnlý các khoảnphải thu, nhà quảnlýphải biết cách theo dõi các khoảnphải thu, trên cơ sở đó có thể thay đổi chính sách tín dụng thương mại kịp thời. Thông thường người ta dựa vào các chỉ tiêu, phương pháp và mô hình sau: [...]... và rủi ro xuất phát từ các khoảnphảithu là chi phí quảnlý và thu hồi nợ khó đòi 1.2.3 Hiệu quả quản lýkhoảnphảithu Đánh giá hiệu quả quản lýkhoảnphảithu là một vấn đề then chốt trong các doanhnghiêp Nó gắn liền với sự tồn tại và phát triển củadoanhnghiệp Do vậy, việc doanhnghiệp phân tích hiệu quả quản lý các khoảnphảithu sẽ đánh gía được chất lượng trong quản lý, xây dựng chính sách bán... càng nhỏ kỳ thu tiền = Các khoảnphảithuDoanhthu tiêu thụ bình quân 1 ngày bình quân - Vòng quay khoảnphảithu trong kỳ Vòng quay khoảnphảithu trong kỳ = Doanhthu trong kỳ Các khoảnphảithu bình quân Trong đó các khoảnphảithu bình quân là bình quân số học của các khoảnphảithu ở đầu kỳ và cuối kỳ Vòng quay các khoảnphảithu cho biết trung bình 1 năm khoảnphảithu quay được bao nhiêu vòng... củadoanhnghiệp bị ứ đọng ở khâu thanh toán Khi đó nhà quảnlý cần phải có biện pháp can thiệp kịp thời • Sắp xếp tuổi của các khoảnphảithu Theo phương pháp này nhà quảnlý sắp xếp các khoảnphảithu theo độ dài thời gian để theo dõi và có biện pháp thu nợ khi đến hạn Ví dụ: Sau khi xem xét các khoảnphảithucủacông ty X Các nhà quảnlý lập được bảng theo dõi các khoảnphảithu như sau: Tuổi của. .. sánh với khoảnphải trả củadoanhnghiệp Trên bảng cân đối kế toán, khoảnphải trả được gọi là một khoản nợ ngắn hạn củadoanhnghiệp Nó thể hiện nghĩa vụ củadoanhnghiệpphải trả toàn bộ số nợ ngắn hạn này cho chủ nợ khi đến hạn Khoảnphải trả chủ yếu bao gồm 2 khoản mục chính là phải trả nhà cung cấp và người mua trả tiền trước Nhìn vào khoảnphải trả , chúng ta có thể nhận thấy doanhnghiệp đang... của các khoảnphảithu (ngay) Tỷ lệ củakhoảnphảithu so với 0 - 15 tổng số cấp tín dụng 32% 16 – 30 30% 31 – 45 19% 46 – 60 12% 61 - 75 4% • Xác định số dư khoảnphảithu Theo phương pháp này, khoảnphảithu sẽ hoàn toàn không chịu ảnh hưởng bởi yếu tố thay đổi theo mùa vụ củadoanh số bán Sử dụng phương pháp này doanhnghiệp hoàn toàn có thể thấy được nợ tồn đọng của khách hàng nợ doanhnghiệp Cùng...• Kỳ thu tìên bình quân (The average collection period – ACP) kỳ thu tiền = Các khoảnphảithuDoanhthu tiêu thụ bình quân 1 ngày bình quân Kỳ thu tiền bình quân là một tỷ số tài chính đánh giá hiệu quả hoạt động củadoanhnghiệp Tỷ số này cho biết doanhnghiệp cần mất bình quân là bao nhiêu ngày để thu hồi các khoảnphảithucủa mình Dựa vào kỳ thu tiền bính quân, có thể nhận... qúy nhất củadoanhnghiệp có ảnh hưởng to lớn đến sự thành bại trong kinh doanh và khả năng cạnh tranh trên thị trường củadoanhnghiệp Trình độ và kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ công nhân viên sẽ quyết định đến chất lượng của sản phẩm, dịch vụ, năng suất lao động và từ đó tác động đến hiệu quả quản lýkhoảnphảithu Còn với cán bộ lãnh đạo và quản lý, việc đưa ra các quyết định sản xuất kinh doanh, ... uy tín củadoanhnghiệp với bạn hàng từ đó có thể vạch ra các khả năng tiềm tàng để nâng cao hơn nữa kết quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả sử dụng các khoảnphảithu Đánh giá hiệu quả quản lý các khoảnphảithu được thông qua các chỉ tiêu sau: - kỳ thu tiền bình quân: Chỉ tiêu này cho biết số ngày cần thiết để thu hồi được các khoảnphảithu và hiệu quả càng cao thì chỉ tiêu này càng nhỏ kỳ thu tiền... nghiệp đang chiếm dụng vốn của đối tác là bao nhiêu? Việc so sánh giữa khoảnphảithu và khoảnphải trả sẽ cho biết là doanhnghiệp đang chiếm dụng vốn hay bị chiếm dụng vốn, để từ đó các nhà quảnlý sẽ có những thay đổi về chính sách bán hàng, nguyên vật liệu chính sách tín dụng thương mại nhằm phù hợp với điều kiện mới 1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HIỆU QUẢ QUẢNLÝKHOẢNPHẢITHU 1.3.1 Các nhân tố khách... thương mại củadoanhnghịêp Chất lượng côngtác theo dõi thu hồi nợ củadoanhnghiệp Theo quy tắc chung, kỳ thu tiền bình quân không được dài hơn (1+1/3) kỳ hạn thanh toán Còn nếu phương thức thanh toán củadoanhnghiệp có ấn định kỳ hạn được hưởng chiết khấu thì kỳ thu tiền bình quân không được dài hơn (1+1/3) dố ngày của kỳ hạn được hưởng chiết khấu Do vậy, khi kỳ thu tiền bình quân tăng lên mà doanh . CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHOẢN PHẢI THU CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1.1 Công tác quản lý tài chính Quản lý tài chính. thất cho doanh nghiệp. 1.2.2.3 Theo dõi các khoản phải thu Để quản lý các khoản phải thu, nhà quản lý phải biết cách theo dõi các khoản phải thu, trên