1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nguồn nhân lực thông tin – thư viện tại thư viện quốc gia việt nam và thư viện hà nội – thực trạng và giải pháp

65 38 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 4,83 MB

Nội dung

Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Xuất phát từ mục đích nghiên cứu đề tài đi vào thực hiện một số nhiệm vụsau: o o Phân tích khái niệm nguồn nhân lực, nguồn nhân lực TT-TV,làm rõ vai trò ng

Trang 1

Khóa luận tốt nghiệp

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN……….… …

LỜI CAM ĐOAN………

PHẦN 1 LỜI MỞ ĐẦU………4

1 Lý do chọn đề tài……… ……….4

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu……… ……… 5

2.1.Mụch đích nghiên cứu của đề tài……….5

2.2.Nhiệm vụ nghiên cứu……… ………….……5

3.Tình hình nghiên cứu của đề tài……… ………… ….….6

4 Phạm vi nghiên cứu……… … ……6

4.1 Phạm vi về thời gian……… … …… 6

4.2.Phạm vi về không gian……… …… 6

5 Phương pháp nghiên cứu……….……… ….7

5.1 Phương pháp luận……….… ……7

5.2 Phương pháp cụ thể……….……… … 7

6 Đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn……… …… ……7

6.1 Đóng góp về mặt lý luận……….….….… ….7

6.2 Đóng góp về mặt thực tiễn……… … … 8

7 Bố cục của Khóa luận……… … ……8

PHẦN NỘI DUNG……… … ….…9

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NGUỒN NHÂN LỰC TT-TV … … 9

1.1 Khái niệm chung về nguồn nhân lực TT-TV……… … … 9

1.2 Đặc điểm nghề nghiệp của cán bộ thư viện……… ….….10

1.3 Vai trò của cán bộ thư viện……… ….… 11

Trang 2

1.4 Vai trò về nguồn nhân lực TT-TV……… ……13

1.5 Yêu cầu về nguồn nhân lực TT-TV trong thời đại thông tin… …15

1.5.1 Yêu cầu về nguồn nhân lực trên Thế giới……….… … … 15

1.5.2 Yêu cầu về nguồn nhân lực tại Việt Nam……… 16

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC TT-TV TẠI THƯ VIỆN QUỐC GIA VIỆT NAM VÀ THƯ VIỆN HÀ NỘI………… ….18

2.1 Thư viện Quốc gia Việt Nam……… ….….18

2.1.1 Vài nét khái quát về TVQGVN……… ………18

2.1.2 Nguồn nhân lực TT-TV tại TVQGVN……… ……….19

2.1.2.1 Trình độ học vấn……… … ….19

2.1.2.2 Trình độ tin học……… ……… … 24

2.1.2.3 Trình độ ngoại ngữ……… …….25

2.1.2.4 Thái độ phục vụ……… ……26

2.1.2.5 Điều kiện làm việc……… ……27

2.1.2.6 Thu nhập bình quân của cán bộ thư viện………… …… ……28

2.2 Thư viện Hà Nội ……… …28

2.2.1 Thư viện Thành phố Hà Nội……… … 28

2.2.1.1 Vài nét khái quát về Thư viện Thành phố Hà Nội 28

2.2.1.2 Nguồn nhân lực TT-TV tại Thư viện Thành phố Hà Nội…… 29

2.2.1.2.1 Trình độ học vấn……… ….29

2.2.1.2.2 Trình độ tin học……… 34

2.2.1.2.3 Trình độ ngoại ngữ……….……… 35

2.2.1.2.4 Thái độ phục vụ……….36

2.2.1.2.5 Điều kiện làm việc……….36

2.2.1.2.6 Thu nhập bình quân của cán bộ thư viện……… 37

2.2.2 Thư viện Hà Tây……….……37

2.2.2.1 Vài nét khái quát về Thư viện Hà Tây……… …… … 37

2.2.2.2 Nguồn nhân lực TT-TV tại Thư viện Hà Tây………… … … 38

2

Sinh viên: Nguyễn Thị Sâm K50 TT-TV

Trang 3

Khóa luận tốt nghiệp

2.2.2.2.1 Trình độ học vấn……… … …38

2.2.2.2.2 Trình độ tin học……… ……41

2.2.2.2.3 Trình độ ngoại ngữ……….… ….….…42

2.2.2.2.4 Thái độ phục vụ……….….42

2.2.2.2.5 Điều kiện làm việc……….………….…42

2.2.2.2.6 Thu nhập bình quân của cán bộ thư viện………… ………….….43

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TT-TV TẠI TVQGVN VÀ THƯ VIỆN HÀ NỘI………44

3.1 Một vài nhận xét, đánh giá,……….…… …… 44

3.1.1 Ưu điểm……….………… 44

3.1.2 Ưu điểm chung……….……….44

3.1.3 Ưu điểm riêng……….…… ….… 46

3.2 Hạn chế……….……… … … 47

3.3 Một số nhận xét, đánh giá và đề xuất nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực TT-TV tại TVQGVN và Thư viện Hà Nội……… …… 49

KẾT LUẬN……… …….….52

TÀI LIỆU THAM KHẢO……….….……53

PHỤ LỤC……… ……55

Trang 4

PHẦN 1 LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, con người luôn giữ vai trò

quyết định và là yếu tố then chốt Hồ Chí Minh đã từng nói: “Cán bộ là cái gốc

của mọi công việc, thành công hay thất bại là do cán bộ tốt hay kém” Ở bất cứ

ngành nghề nào cũng vậy, muốn có đội ngũ cán bộ tốt, có chất lượng, cần phảituyển dụng đào tạo cán bộ một cách căn bản, có hệ thống, đồng thời khôngngừng bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho họ Và điều này đã trở thành nguyên lýchung cho mọi lĩnh vực, tất nhiên không loại trừ ngành thông tin - thư viện.Trong công tác TT-TV (thông tin – thư viện), người cán bộ thư viện luôn giữmột vai trò hết sức quan trọng Phẩm chất và năng lực của cán bộ thư viện chính

là nhân tố quyết định chất lượng hoạt động của thư viện Như Krupxkaia đã xác

định “Cán bộ thư viện là linh hồn của sự nghiệp thư viện”.

Chúng ta đều biết có bốn yếu tố cấu thành nên thư viện đó là: Cơ sở vậtchất, vốn tài liệu, người dùng tin và cán bộ thư viện Trong bốn yếu tố đó thìngười cán bộ là yếu tố giữ vai trò quan trọng và là nòng cốt của thư viện Họ

là người lựa chọn, bổ sung, thu thập, quản lý, bảo quản tài liệu theo một trình

tự nhất định và là người giới thiệu chúng, phục vụ chúng cho bạn đọc Cán bộthư viện còn là người môi giới, là người giữ vai trò trung gian giữa tài liệuvới người dùng tin, họ còn là người tạo ra các dịch vụ nhằm thỏa mãn nhucầu của bạn đọc

Với tình hình hiện nay, nguồn nhân lực tại các cơ quan TT-TV đã cónhiều chuyển biến so với trước đây Chúng ta đã có tương đối một đội ngũcán bộ thư viện có trình độ tri thức, có kĩ năng nghiệp vụ, có tinh thần tráchnhiệm, song bên cạnh đó cũng đang bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế Trướcnhững yêu cầu mới của sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước,

4

Sinh viên: Nguyễn Thị Sâm K50 TT-TV

Trang 5

Khóa luận tốt nghiệp

trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và xu thế toàn cầu hóa thì cán bộ thưviện ở Việt Nam chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu tra cứu tin, tìm tin củangười dùng tin, và đặc biệt chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ của người đóng vai

trò là “sứ giả thông tin”.

Xuất phát từ thực tế đó, tôi đã chọn đề tài Khóa luận của mình là:

“Nguồn nhân lực thông tin – thư viện tại Thư viện Quốc gia Việt Nam và Thư

viện Hà Nội – Thực trạng và giải pháp”

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu của đề tài

Mục đích nghiên cứu của đề tài là khảo sát thực trạng nguồn nhân lực

TT-TV tại Thư viện Quốc gia Việt Nam (TT-TVQGVN) và Thư viện Hà Nội Trên

cơ sở nghiên cứu, đề tài sẽ đưa ra những nhận xét, so sánh, đánh giá nhữngkết quả cũng như những tồn tại hiện có về nguồn nhân lực TT-TV đồng thờixác định phương hướng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượngnguồn nhân lực TT-TV của hai thư viện trên

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Xuất phát từ mục đích nghiên cứu đề tài đi vào thực hiện một số nhiệm vụsau:

o

o

Phân tích khái niệm nguồn nhân lực, nguồn nhân lực TT-TV,làm rõ vai trò nguồn nhân lực trong hoạt động của các cơ quanTT-TV

Khảo sát thực trạng nguồn nhân lực TT-TV tại TVQGVN vàThư viện Hà Nội

Trang 6

o Nhận xét, đánh giá, điểm mạnh và điểm yếu về nguồn nhân lực

TT-TV của hai Thư viện trên

o Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực TT-TV tại TVQGVN và Thư viện Hà Nội

3 Tình hình nghiên cứu theo hướng đề tài

Liên quan đến đề tài: “Nguồn nhân lực thông tin – thư viện tại Thư viện

Quốc gia Việt Nam và Thư viện Hà Nội - Thực trạng và giải pháp” đã có một

số công trình khoa học nghiên cứu đến nhưng mới chỉ dừng lại ở mức độ tổngquan hoặc đi sâu vào một bộ phận hoặc một khía cạnh nào đó về nguồn nhânlực của thư viện Vì thế vấn đề mà tôi chọn để nghiên cứu chưa có ai nghiêncứu đến Tôi cũng hy vọng có thể kế thừa những thành quả nghiên cứu củacác tác giả đi trước, đồng thời vận dụng những kiến thức đã được học trong

nhà trường để làm rõ thực trạng “Nguồn nhân lực TT-TV tại TVQGVN và

Thư viện Hà Nội”.

4 Phạm vi nghiên cứu của đề tài

4.1 Phạm vi về không gian

Phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn về mặt không gian là:Nguồn nhân lực TT-TV tại TVQGVN và Thư viện Hà Nội (Thư viện Thànhphố Hà Nội và Thư viện Hà Tây)

Trang 7

Khóa luận tốt nghiệp

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp luận

Đề tài dựa trên cơ sở lý luận và quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và

tư tưởng Hồ Chí Minh cùng các văn bản pháp quy của Đảng và Nhà nước vềnguồn lực con người trong các cơ quan TT-TV

5.2 Phương pháp cụ thể

Trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài, trên cơ sở nắm vững phương phápluận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, để giải quyết tốtmục tiêu đề ra, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

o Phương pháp điều tra thực tế,

Trang 8

7 Bố cục của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, phần nội dung của Khóa luận được coi là trọng tâm gồm 3 chương:

Chương 1: Tổng quan về nguồn nhân lực TT-TV

Chương 2: Thực trạng nguồn nhân lực TT-TV tại TVQGVN và Thư viện Hà Nội

Chương 3: Một số nhận xét, đánh giá và đề xuất nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực TT-TV tại TVQGVN và Thư viện Hà Nội

8

Sinh viên: Nguyễn Thị Sâm K50 TT-TV

Trang 9

Khóa luận tốt nghiệp

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NGUỒN NHÂN LỰC

THÔNG TIN – THƯ VIỆN1.1 Khái niệm chung về nguồn nhân lực TT-TV

Để hiểu rõ hơn về nguồn nhân lực TT-TV, trước hết chúng ta cùng tìmhiểu một số khái niệm về nguồn nhân lực

Có nhiều khái niệm và cách hiểu khác nhau về nguồn nhân lực xuất phát

từ những cách tiếp cận khác nhau Nhìn chung, nguồn nhân lực được hiểunhư là nguồn lực con người của một quốc gia, một vùng lãnh thổ, là một bộphận của các nguồn lực có khả năng huy động tham gia vào quá trình pháttriền kinh tế - xã hội như nguồn lực tài chính, nguồn lực vật chất, nguồn lựccon người, v.v…

Nguồn nhân lực được hiểu theo nghĩa bao gồm kinh nghiệm, kỹ năng, trình độ đào tạo và những sự tận tâm, nỗ lực hay bất cứ đặc điểm nào khác tạo giá trị gia tăng và năng lực cạnh tranh cho tổ chức của những người lao động.

Theo GS Phạm Minh Hạc thì nguồn nhân lực là: “Tổng thể tiềm năng

lao động của một nước hoặc địa phương sẵn sàng tham gia vào một công việc lao động nào đó” Còn theo PGS.TS Phùng Rân, Trường Đại học Khoa

học Kỹ thuật Thành Phố Hồ Chí Minh cho rằng: “Nguồn nhân lực chính là

nguồn lao động.”

Trang 10

Từ đó ta có thể hiểu nguồn nhân lực TT-TV là những người hoạt độngtrong lĩnh vực hành chính công, cụ thể là đội ngũ cán bộ hoạt động trong lĩnhvực TT-TV.

Cán bộ thư viện, theo Kvortxov: “Là người môi giới của sản phẩm, người

trung gian, người tổ chức, người tạo điều kiện tối ưu phối hợp thành công mối quan hệ giữa con người với thông tin, tạo điều kiện tiên quyết để đưa thông tin vào hoạt động có hiệu quả.”

Theo PGS.TS Trần Thị Quý “Nguồn nhân lực được hiểu là nguồn tài

nguyên con người/ nhân sự cùng các vấn đề liên quan đến con người/ nhân

sự trong hoạt động của các cơ quan TT-TV”.

Trong hệ thống giao tiếp, “Cơ sở vật chất kỹ thuật – tài liệu – Người dùngtin” thì cán bộ thư viện là người tổ chức, môi giới giữa tài liệu với bạn đọc

Họ không chỉ tuyên truyền, giới thiệu tài liệu một cách tích cực mà còn là cầunối trung gian giữa bạn đọc với bạn đọc, cơ sở vật chất kỹ thuật – tài liệu, cơ

sở vật chất với bạn đọc

Thư viện có hoạt động tốt và đạt hiệu quả cao trong các hoạt động kinh tế,chính trị, giáo dục, văn hóa hay không, phụ thuộc rất nhiều vào trình độ, phẩmchất, sự năng động, sáng tạo của cán bộ thư viện Dường như tất cả đườnglối, chính sách của Đảng và Nhà nước, cán bộ thư viện phải quán triệt nhưmáu thịt trong cơ thể mình thì mới phục vụ bạn đọc một cách tốt nhất

1.2 Đặc điểm nghề nghiệp của cán bộ thư viện

Đặc điểm nghề nghiệp của cán bộ thư viện là yêu nghề, tức là yêu quýsách, ham thích đọc sách, báo, lựa chọn điều hay, điều tốt trong sách Biết yêuquý và nhiệt tình với nghề thư viện, cán bộ thư viện phải là người tinh thông,nắm vững nội dung sách một cách sâu sắc và toàn diện, là người cố vấn cho

10

Sinh viên: Nguyễn Thị Sâm K50 TT-TV

Trang 11

Khóa luận tốt nghiệp

độc giả lựa chọn sách hay, sách tốt, hướng dẫn bạn đọc cách đọc sách Đây làvai trò giáo dục to lớn của người cán bộ thư viện

Hoạt động TT-TV là một loại lao động đặc thù, mang tính chất lao độngtinh thần bởi luôn gắn liền với việc xử lý, quản trị thông tin, tri thức, các sảnphẩm tinh thần của con người Bởi vậy, các năng lực tinh thần, trí tuệ đóngvai trò quan trọng trong các năng lực nền tảng của nghề thư viện

Hoạt động Thư viện là cả một quá trình khép kín, cho nên cán bộ thư việnphải nắm vững chuyên môn, nghiệp vụ, phải biết mô tả tài liệu, phân loại, tổchức kho sách, biên soạn mục lục, công tác với độc giả…

Bên cạnh những phẩm chất nghề nghiệp chính, với đặc thù riêng của từngloại hình thư viện, cán bộ thư viện cũng không thể thiếu những kiến thức,lĩnh vực chuyên ngành của thư viện, khả năng biên tập, khả năng tạo lập, khảnăng tạo lập các sản phẩm và dịch vụ thông tin, đặc biệt phải có lòng yêunghề Bởi vì không phải nghề nghiệp làm cho con người vinh quang mà chínhcon người làm vinh quang cho nghề nghiệp

1.3 Vai trò của nguồn nhân lực

Bác Hồ đã từng nói: “Cán bộ là cốt lõi của mọi công việc” Trong côngviệc, mọi vấn đề có liên quan đến chất lượng và hiệu quả đều phụ thuộc vàoyếu tố con người

Để phát triển, mỗi quốc gia phải dựa vào các nguồn lực cơ bản: nguồn nhânlực, tài nguyên thiên nhiên, tiềm lực khoa học công nghệ và cơ sở vật chất kỹthuật, nguồn vốn trong đó nguồn nhân lực (hay nguồn lực con người) luôn

là nguồn lực cơ bản và chủ yếu nhất cho sự phát triển

Trang 12

Cùng với khoa học – công nghệ, vốn đầu tư, nguồn nhân lực đóng vai trò quyết định đến sự thành công của sự nghiệp đổi mới toàn diện kinh tế – xã hội

ở nước ta Giáo dục - đào tạo là cơ sở phát triển nguồn nhân lực, là conđường cơ bản để phát huy nguồn lực con người Nền giáo dục Việt Nam bướcvào thế kỷ XXI với những triển vọng tốt đẹp, ngày càng đáp ứng lòng mong mỏicủa mọi tầng lớp nhân dân, tiếp tục đào tạo thế hệ con người Việt Nam có đủ khảnăng và tâm huyết trong việc giữ gìn nền độc lập dân tộc và xây dựng một nướcViệt Nam giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh

Việc Phát triển kinh tế - xã hội được dựa trên nhiều nguồn lực: nhân lực(nguồn lực con người), vật lực (nguồn lực vật chất), tài lực (nguồn lực về tàichính, tiền tệ), vv , song chỉ có nguồn lực con người mới tạo ra động lực cho

sự phát triển, những nguồn lực khác muốn phát huy được tác dụng chỉ có thểthông qua nguồn lực con người Ngay cả trong điều kiện đạt được tiến bộkhoa học kỹ thuật hiện đại như hiện nay thì cũng không thể tách rời nguồnlực con người bởi lẽ:

Chính con người tạo ra những máy móc thiết bị hiện đại đó Điều đó thểhiện mức độ hiểu biết và chế ngự tự nhiên của con người Ngay cả đối vớimáy móc thiết bị hiện đại, nếu thiếu sự điều khiển, kiểm tra của con người thìchúng chỉ là vật chất Chỉ có tác động của con người mới phát động chúng vàđưa chúng vào hoạt động

Trong phạm vi xã hội, đó là một trong những nguồn nội lực quan trọng cho

sự phát triển Đặc biệt, đối với nước ta có nền kinh tế đang phát triển, dân sốđông, nguồn nhân lực dồi dào đã trở thành một nguồn nội lực quan trọng nhất.Nếu biết khai thác nó sẽ tạo nên một động lực to lớn cho sự phát triển Bởicon người là lực lượng tiêu dùng của cải vật chất và tinh thần của xã hội, nóthể hiện rõ nét nhất mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng Mặc dù mức độphát triển của sản xuất quyết định mức độ tiêu dùng, song nhu cầu tiêu dùng

12

Sinh viên: Nguyễn Thị Sâm K50 TT-TV

Trang 13

Khóa luận tốt nghiệp

của con người lại tác động mạnh mẽ tới sản xuất, định hướng phát triển sảnxuất thông qua quan hệ cung cầu hàng hoá trên thị trường

Con người không chỉ là mục tiêu, động lực của sự phát triển, thể hiện mức

độ chế ngự tự nhiên, bắt thiên nhiên phục vụ cho con người, mà còn tạo ranhững điều kiện để hoàn thiện chính bản thân con người

Chính vì vậy mà trong bất kỳ một cơ quan hay đơn vị nào thì nguồn nhânlực luôn đóng một vai trò vô cùng quan trọng Cho dù cơ quan hay đơn vị đó

có nguồn tài chính phong phú, cơ sở vật chất dồi dào, hệ thống trang thiết bịhiện đại đến đâu đi chăng nữa cũng sẽ trở nên vô ích nếu yếu tố con ngườikhông được phát huy và khai thác đúng mức Đại hội IX của Đảng cộng sảnViệt Nam đã khẳng định: “Con người và nguồn nhân lực là nhân tố quyếtđịnh sự phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đấtnước”

1.4 Vai trò của nguồn nhân lực trong hoạt động TT-TV

Trong xã hội thông tin với nền kinh tế tri thức, thông tin đã và đang giữ vaitrò quan trọng trong mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội Nó quyếtđịnh tới sự sinh tồn và phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc Vì vậy, bất cứmột quốc gia nào, một dân tộc nào, một tổ chức nào, hay một cá nhân nào nếunắm bắt được thông tin chính xác, đầy đủ và nhanh chóng sẽ là một lợi thếcho quá trình phát triển bền vững của mình

Với ý nghĩa như vậy, ngành TT-TV là một trong những ngành có chứcnăng và nhiệm vụ lựa chọn, phát triển thông tin, xử lý thông tin, tổ chức cácsản phẩm và dịch vụ thông tin nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu thông tin chocộng đồng, nó đã và đang có vị trí quan trọng trong mọi lĩnh vực của đời sống

xã hội

Trang 14

Theo nhận định của Charles Curran về người cán bộ trong thời kỳ mới:công việc của người cán bộ thư viện bao gồm cả việc cung cấp thông tin cóchất lượng nhất vào thời điểm thích hợp với một hình thức phù hợp với yêucầu Trong môi trường thư viện điện tử, cán bộ thư viện đã và đang trở thànhnhững cán bộ đa năng: không chỉ có nhiệm vụ tổ chức, bảo quản, cho bạn đọcmượn sách, báo, tài liệu truyền thống, mà quan trọng hơn là đào tạo, phổ biếnthông tin, giúp người dùng tin tiếp cận với các nguồn tài liệu điện tử Vì vậy,môi trường ấy đòi hỏi người cán bộ thư viện phải có những năng lực, phẩmchất, kiến thức vững vàng về chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ, kỹnăng tin học và ứng dụng công nghệ, khả năng nhận biết và sử dụng các phầnmềm hiện đại, phổ biến kiến thức và kỹ năng thông tin cho đồng nghiệp… Cónhư vậy thì người cán bộ thư viện mới có thể điều khiển, khai thác có hiệuquả trang thiết bị hiện đại của thư viện, mới hướng dẫn được độc giả trongviệc khai thác có hiệu quả nguồn lực thông tin của thư viện.

Bên cạnh đó, sự bùng nổ thông tin trên quy mô toàn cầu: Internet phát triểnkéo theo sự gia tăng đột biến các nguồn thông tin dưới nhiều hình thức khácnhau khiến người dùng tin dễ lạc lối trong “ma trận” thông tin Nắm rõ bảnchất của các nguồn thông tin như sách, báo, tạp chí, tài liệu nghe nhìn, đaphương tiện… cán bộ thư viện sẽ có vai trò là người trực tiếp hướng dẫn, hỗtrợ bạn đọc tiếp cận, khai thác và sử dụng nguồn tài liệu một cách hiệu quảnhất

Trong hoạt động của các cơ quan TT-TV, người cán bộ được xem là mộttrong những yếu tố cần thiết để cấu thành thư viện Như bà Crup – Xcai - a

nhà giáo dục học Xô Viết nổi tiếng đã từng nói: “Cán bộ Thư viện là linh hồn

của sự nghiệp thư viện”.

Vì thế, trong Tuyên ngôn 1994 của UNESCO về Thư viện công cộng đã

nhấn mạnh vai trò của cán bộ thư viện: “Cán bộ Thư viện là người môi giới

14

Sinh viên: Nguyễn Thị Sâm K50 TT-TV

Trang 15

Khóa luận tốt nghiệp

tích cực giữa người dùng tin và nguồn lực Việc đào tạo nghề nghiệp và trình

độ chuyên môn của cán bộ Thư viện là đòi hỏi tất yếu để nâng cao trình độ phục vụ”.

Dù muốn hay không, Việt Nam cũng tất yếu phải bước vào xã hội thôngtin với sự phát triển của nền kinh tế trí thức Người cán bộ TT-TV sẽ khôngchỉ là người quản lý tư liệu, quản lý thông tin, mà còn là nhà quản lý tri thức.Bởi chính họ là lực lượng quan trọng trong việc đảm bảo thông tin chính xác,đầy đủ và cập nhật phục vụ cho quản lý, nghiên cứu, học tập và giảng dạy…

Họ sẽ trở thành động lực quan trọng góp phần thúc đẩy sự nghiệp nghiên cứukhoa học, giáo dục và đào tạo phát triển nhằm đảm bảo sự phát triển kinh tế -

xã hội một cách bền vững trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế

1.5 Yêu cầu về nguồn nhân lực TT-TV trong thời đại thông tin

1.5.1 Yêu cầu về nguồn nhân lực trên Thế giới

Theo quan điểm của hội Thư viện Mỹ đã ban hành “ Điều lệ về đạo

đức đối với người làm công tác Thư viện”, trong đó gồm những nguyên tắc cơ

2 Chúng ta luôn tuân thủ nguyên tắc tự do trí tuệ

3 Chúng ta bảo vệ quyền lợi của người dùng tin

4 Chúng ta thừa nhận và tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ

Trang 16

5 Chúng ta đối xử với những người cùng làm việc và bạn đồng nghiệpvới sự tôn trọng thân thiên, và trung thành.

6 Chúng ta không mở rộng nhu cầu cá nhân khi điều đó làm tổn hại đến người đọc, các bạn đồng nghiệp và cơ quan

7 Chúng ta phân biệt giữa nhận thức cá nhân của chúng ta với các tráchnhiệm nghề nghiệp và không cho phép chúng ta lấy danh nghĩa cá nhân gây cảntrở tới mục tiêu chung của cơ quan

8 Chúng ta phấn đấu hoàn thiện nhiệm vụ bằng cách không ngừng họchỏi, nâng cao kiến thức và kĩ năng của bản thân, khuyến khích tạo điều kiện cho sựphát triển nghề nghiệp và quan tâm đến bồi dưỡng lòng yêu nghề cho mọi thànhviên trong cộng đồng Thư viện

1.5.2 Yêu cầu về nguồn nhân lực TT-TV tại Việt Nam

Đối với nước ta, yêu cầu của cán bộ Thư viện trong thời đại hiện nay là:

- Cán bộ TT-TV phải là người có phẩm chất đạo đức

- Có kiến thức, kỹ năng trong tổ chức hoạt động TT-TV, có kỹ năng kếthợp các kỹ năng truyền thống cơ bản với chuyên môn thông tin như: Các kỹ năngtìm kiếm, phân tích, xử lý thông tin, các kỹ năng hướng dẫn và phục vụ, các kỹnăng đánh giá và phục vụ người dùng tin

- Biết xác định cơ quan cần thông tin gì; biết tổ chức và quản trị cácnguồn lực thông tin cho cơ quan.; biết cách tìm kiếm và tìm ở đâu những thông tincần thiết

- Hiểu được ý nghĩa (nội dung cơ bản) của thông tin đang được quản trị

- Có kiến thức tin học vững vàng, nắm bắt kịp thời công nghệ mới, có khả năng ứng dụng công nghệ vào hoạt động TT-TV

16

Sinh viên: Nguyễn Thị Sâm K50 TT-TV

Trang 17

Khóa luận tốt nghiệp

- Biết tối thiểu một ngoại ngữ để có thể giao tiếp, đọc và dịch được tài liệu cũng như xử lý nguồn tài nguyên thông tin trên mạng

- Có khả năng phổ biến kiến thức kỹ năng cho đồng nghiệp và người dùng tin

- Phải biết định hướng đúng các nguồn lực thông tin trên thế giới để tiếpcận nhanh tới chúng Cán bộ Thư viện trở thành người trung gian giữa nguồn tin

và người sử dụng

- Cán bộ thư viện phải có ý thức thường xuyên tự cập nhật thông tinnâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tận dụng các cơ hội đào tạo và có ý thứchình thành thói quen tự học để nâng cao trình độ

- Với người dùng tin hay bạn đọc, cán bộ TT-TV phải:

+ Là người đàm phán để nhận diện các nhu cầu tin;

+ Là người tạo điều kiện để cung cấp các chiến lược tìm kiếm hiệu quả;+ Là nhà giáo dục am hiểu các tài liệu ở mọi dạng thức của chúng;

+ Là người trung gian thông tin để cung cấp các dịch vụ cho những người mà mình phục vụ

+ Bên cạnh đó cán bộ TT-TV cũng cần phải trang bị cho mình năng lực

cá nhân và khả năng thích ứng để phục vụ có hiệu quả trong môi trường thư việnđiện tử

Với những yêu cầu cơ bản kể trên có thể nói người cán bộ TT-TV giữmột trọng trách hết sức quan trọng trong hoạt động của mỗi cơ quan TT-TV

Trang 18

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC

TT-TV TẠI TVQGVN VÀ THƯ VIỆN HÀ NỘI

2.1 Thư viện Quốc gia Việt Nam

2.1.1 Vài nét khái quát về TVQGVN

TVQGVN là Thư viện Khoa học Tổng hợp lớn nhất của cả nước, là thưviện đứng đầu hệ thống Thư viện công cộng Nhà nước, tiêu biểu cho nền vănhóa dân tộc, trung tâm giao lưu các mối quan hệ giữa các hệ thống Thư việntrong nước và quốc tế

Tiền thân của TVQGVN là Thư viện Trung ương Đông Dương trựcthuộc Nha (Sở) Lưu trữ và Thư viện Đông Dương, được thành lập theo Nghịđịnh ngày 29/11/1917 của A.Sarraut, Toàn quyền Pháp ở Đông Dương

TVQGVN là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Bộ Văn hóa – Thể thao –

Du lịch có trách nhiệm giữ gìn di sản thư tịch dân tộc, thu thập tàng trữ, khaithác và sử dụng chung vốn tài liệu trong xã hội

Hơn 90 năm xây dựng và phát triển, hiện nay TVQGVN có trụ sở tại 31Tràng Thi – Hà Nội với tổng diện tích sử dụng của Thư viện là 18.000m2,gồm 12 phòng và bộ phận

12 phòng, ban và bộ phận của TVQGVN bao gồm: Ban Giám đốc

Trang 19

Khóa luận tốt nghiệp

 Phòng Báo – Tạp chí

 Phòng Tra cứu – Thông tin tư liệu

 Phòng nghiên cứu khoa học

2.1.2 Nguồn nhân lực TT-TV tại Thư viện Quốc gia Việt Nam

2.1.2.1 Trình độ học vấn

Tổng số cán bộ hiện nay của TVQGVN là 187 người, trong đó có 78 cán

bộ tốt nghiệp đại học thư viện, số còn lại là tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp vàmột số chuyên nghành khác

 Số cán bộ có trình độ trên đại học là 17 người (trong đó có 1 cán bộ có trình độ tiến sĩ, 16 cán bộ có trình độ Thạc sĩ) chiếm 9,1%

 Số cán bộ có trình độ đại học là 125 người, chiếm 66,9 %

 Số cán bộ có trình độ cao đẳng là 3 người, chiếm 1,6%

 Số cán bộ có trình độ trung cấp là 11 người, chiếm 5,9%

 Số cán bộ có trình độ Phổ thông là 31 người, chiếm 16,7%

Trang 20

Trên ĐH 9.1

PTTH 66.7

Đại học

Cao đẳng Trung cấp

Biểu đồ: Tỷ lệ trình độ học vấn của cán bộ TVQGVN

Tỷ lệ trên cho thấy, số cán bộ có trình độ đại học chiếm số lƣợng nhiềunhất, chủ yếu là cán bộ thuộc khối nghiệp vụ và khối phục vụ Đây là tỷ lệkhá cao, cho thấy trình độ học vấn của cán bộ TVQGVN trong những nămgần đây tăng lên đáng kể

Tuy nhiên, số lƣợng cán bộ có trình độ cao đẳng, trung cấp và phổthông vẫn còn khá cao (24,2%), chủ yếu tập trung ở các bộ phận nhƣ: bảoquản, bảo vệ

Với 187 cán bộ đƣợc phân bổ tại các phòng, ban nhƣ sau:

20

Trang 21

Sinh viên: Nguyễn Thị Sâm K50 TT-TV

Trang 22

vụ độc giả – với số lượng ngày càng lớn, phong phú và đòi hỏi các yêu cầucủa bạn đọc phải được đáp ứng nhanh, chính xác nên cần phải được ưu tiênvới số lượng cán bộ lớn.

Các phòng có số lượng cán bộ ít hơn (trung bình trên 10 cán bộ/ phòng),thường tập trung ở khối các phòng về nghiệp vụ như: Phòng lưu chiểu; Phòng

21

Trang 23

Sinh viên: Nguyễn Thị Sâm K50 TT-TV

Trang 24

Bổ sung – Trao đổi quốc tế; Phòng phân loại – Biên mục Do đây là khối các

phòng chuyên về nghiệp vụ, khối lượng công việc có thể dự đoán trước, hơn

nữa nhu cầu công việc chủ yếu tập trung về chất lượng chứ không quá bắt

buộc về thời gian

Các phòng có số lượng cán bộ ít hơn (trung bình dưới 10 cán bộ/ phòng),

thường tập trung ở khối các phòng mang tính chất nghiên cứu, lý luận… như

Phòng nghiên cứu khoa học; Tạp chí Thư viện Việt Nam …

Về độ tuổi của đội ngũ cán bộ TVQGVN có thể phân thành các nhóm sau:

40 35 30 25

0

Biểu đồ: Tỷ lệ về độ tuổi của cán bộ TVQGVN

Qua số liệu ở bảng trên ta thấy, số lượng cán bộ ở các độ tuổi khác nhau có

Trang 25

Khóa luận tốt nghiệp

Tuy số lượng cán bộ ở độ tuổi từ 40 trở lên chỉ chiếm (35%), nhưng đây làđội ngũ cán bộ có vị trí quan trọng trong cơ cấu đội ngũ cán bộ tại TVQGVN.Hầu hết trong số này đều đang đảm nhận vị trí lãnh đạo, hoặc trưởng/ phó cácphòng Họ là những người có trình độ cao, tích lũy được nhiều kinh nghiệm,

có năng lực quản lý và có uy tín trong tập thể, và đang ở “độ chín” về nghềnghiệp

Chiếm số lượng nhiều nhất là cán bộ ở độ tuổi từ 20-40 (65%) Đây lànhững cán bộ được tuyển dụng trong khoảng vài năm trở lại đây, theo chế độtuyển dụng viên chức Đây là độ tuổi vừa có sức khỏe, vừa có trình độ chuyênmôn cao (tốt nghiệp đại học hệ chính quy), nhưng lại chưa có nhiều kinhnghiệm trong thực tế, nên có thể còn gặp nhiều khó khăn trong công việc Tuynhiên đây lại là đội ngũ sẽ đảm nhiệm những vị trí đòi hỏi tính chuyên nghiệpcao trong thời gian tới Đây thực sự là một hứa hẹn đầy tiềm năng về nguồnnhân lực TVQGVN

 Phân theo giới tính

27

Nam Nữ

73

Biều đồ: Tỷ lệ giới tính của cán bộ taị TVQGVN

Trang 26

Kết quả thống kê ở bảng trên cho thấy, tỷ lệ nam và nữ trong tổng số cán bộtại TVQGVN có sự chênh lệch lớn: nữ chiếm khoảng 73%, nam chiếmkhoảng 27% Tỷ lệ này đã phần nào thể hiện quan niệm giới trong nghề Thưviện ở Việt Nam chúng ta.

2.1.2.2 Trình độ tin học

Việc không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cũng như kỹnăng tin học, ngoại ngữ cho cán bộ là một vấn đề lớn, luôn được TVQGVNcoi trọng Nhưng đào tạo, bồi dưỡng trình độ cho cán bộ phải luôn gắn liềnvới việc hoàn thành nhiệm vụ của Thư viện Điều này có nghĩa là, Thư viện

sẽ tạo điều kiện cho cán bộ học tập, nâng cao trình độ của mình, song cán bộThư viện vẫn luôn phải hoàn thành đúng chỉ tiêu, định mức lao động mà Thưviện đã giao cho Và để đồng thời thực hiện được hai mục tiêu: Vừa hoànthành nhiệm vụ của một cán bộ Thư viện, vừa có thể nâng cao trình độ chocán bộ, Ban lãnh đạo TVQGVN trong thời gian qua đã tạo mọi điều kiệnthuận lợi để cán bộ có điều kiện nâng cao trình độ bằng việc tham gia cáckhóa học, các khóa đào tạo ngay tại Thư viện, đào tạo ở Việt Nam và đặc biệtTVQGVN luôn duy trì và tổ chức các chuyến tham quan, công tác cho cáccán bộ tại các thư viện nước bạn như: Anh, Pháp, Mỹ, Campuchia… Đáng

kể nhất phải kể đến Ấn Độ Hàng năm TVQGVN đều phối hợp với Bộ GiáoDục và Đào tạo (thông qua quan hệ ngoại giao) để cử cán bộ tham gia các lớpđào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ tin học tại Ấn Độ

Tin học hóa Thư viện được tiến hành ở TVQGVN vào năm 1986, ở cácthư viện tỉnh, thành phố vào năm 1991 Ngay sau khi trang bị máy tính,TVQGVN đã liên tục mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng về kỹ năng sử dụng máytính cho cán bộ thư viện với các chương trình như: World, Excel, Window…

24

Sinh viên: Nguyễn Thị Sâm K50 TT-TV

Trang 27

Khóa luận tốt nghiệp

Ngoài ra, cán bộ TVQGVN còn được học các lớp bồi dưỡng nghiệp vụngắn hạn liên quan đến kỹ năng tìm tin trên Internet, xây dựng, khai thác và

sử dụng Thư viện điện tử, số hóa tài liệu Nội dung của lớp học giới thiệu vềcác khái niệm cơ bản về thư viện điện tử, có liên hệ đến điều kiện cụ thể ởViệt Nam; hướng dẫn các học viên khai thác và sử dụng thư viện điện tử;giới thiệu về các ấn phẩm điện tử và cách sử dụng, kỹ năng tìm tin trênInternet và khai thác các thư viện điện tử trên thế giới; giới thiệu về mô hìnhxây dựng thư viện điện tử và vấn đề mượn liên thư viện

Nhờ có những lớp bồi dưỡng nâng cao kiến thức tin học trong hoạt độngthư viện cho đội ngũ viên chức quản lý và chuyên môn mà trình độ tin họccủa đội ngũ cán bộ TVQGVN đã nâng cao rõ rệt Họ không chỉ sử dụng thànhthạo các phần mềm thư viện mà còn có kỹ năng tin học, sử dụng phần mềmhiện đại (phần mềm Ilib phiên bản đặc biệt của công ty CMC– tương đương

là 4.0) và tập trung xử lý các vấn đề còn tồn tại trong việc ứng dụng CNTT tạiThư viện

2.1.2.3 Trình độ ngoại ngữ

Là Thư viện đứng đầu hệ thống Thư viện công cộng trong cả nước, xâydựng theo chuẩn nghiệp vụ, phản ánh toàn bộ tình hình phát triển không chỉcủa Thư viện Việt Nam, mà qua đó còn thể hiện được tình hình đời sống,kinh tế - xã hội của Việt Nam, do đó TVQGVN luôn được đón tiếp các tổchức, đoàn thể, các Thư viện các nước khi họ đến thăm Việt Nam Đây cũng

là điều kiện thuận lợi giúp Thư viện trao đổi kiến thức, kinh nghiệm tronglĩnh vực TT-TV, đồng thời tăng cường mở rộng quan hệ ngoại giao giữa cácnước, giữa các Thư viện với nhau Qua đó các cán bộ TVQGVN cũng cóthêm điều kiện để nâng cao hiểu biết, kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ đặcbiệt là có điều kiện thuận lợi hơn trong quá trình học hỏi, nâng cao trình độngoại ngữ cho mỗi cán bộ thư viện

Trang 28

Chính vì vậy, yêu cầu về ngoại ngữ đối với cán bộ thư viện luôn được banlãnh đạo TVQGVN quan tâm và chú trọng Trong thời gian qua, ban lãnh đạothư viện đã tạo điều kiện cho cán bộ TVQGVN tham dự các khóa học ngoạingữ dài hạn và ngắn hạn ở cả trong nước và quốc tế.

Theo thống kê, năm 2000 có 18 cán bộ học ngoại ngữ (Anh văn, Trungvăn)

Năm 2001 có 35 cán bộ viên chức học ngoại ngữ (Anh văn, Trung văn).Đây là năm TVQGVN có số người được bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoạingữ nhiều nhất (bằng 31% tổng số biên chế của đơn vị)

Vì vậy, trình độ ngoại ngữ của cán bộ TVQGVN được nâng lên rõ rệt.Trong tổng số 187 cán bộ của Thư viện, theo số liệu từ phòng tổ chức thì100% cán bộ có chứng chỉ C tiếng Anh, tuy nhiên khi tôi tiến hành khảo sátthực tế, chỉ có một số người đạt trình độ C tiếng Anh , số còn lại chỉ đạt đếntrình độ A và B tiếng Anh (mặc dù họ đã có chứng chỉ C tiếng Anh) Ngoài racòn có một số cán bộ biết thêm ngoại ngữ thứ hai như tiếng Pháp, tiếng Nga,tiếng Trung, điều này tạo thuận lợi cho quá trình giao lưu, trao đổi kinhnghiệm đối với cán bộ thư viện các nước trên thế giới

2.1.2.4 Thái độ phục vụ

Qua khảo sát thực tế và phỏng vấn người dùng tin tại TVQGVN cho thấycán bộ Thư viện là những người có kỹ năng giao tiếp tốt, sự thân thiện, cókhả năng đưa ra những câu hỏi phù hợp để nắm bắt chính xác nhu cầu tinthực sự của người dùng tin

Bên cạnh thái độ niềm nở, nhiệt tình của cán bộ thư viện thì vẫn còn một số ítcán bộ thư viện do còn mang nặng cách thức làm việc thụ động, đặc biệt là

26

Sinh viên: Nguyễn Thị Sâm K50 TT-TV

Trang 29

Khóa luận tốt nghiệp

những cán bộ phục vụ lâu năm nên đôi khi còn có thái độ khó dễ cho bạn đọckhi đến mượn tài liệu

Song không vì thế mà số lượng bạn đọc đến Thư viện ít đi mà ngược lại sốlượt bạn đọc đến với Thư viện còn tăng theo hàng năm : Năm 2006 là414.780 lượt bạn đọc/năm ; năm 2007 là 449.791 lượt/năm ; Năm 2008 là489.342 lượt/ năm ; Số tài liệu luân chuyển năm 2006 là 697.789 lượt/năm ;năm 2007 là 1.065.034 lượt/năm Năm 2008 là 1.372.124 lượt/ năm

2.1.2.5 Điều kiện làm việc

Thế kỷ XXI – kỷ nguyên của thông tin với sự bùng nổ của khoa học côngnghệ Khoa học và công nghệ đã và đang tác động mạnh mẽ, không ngừng vàảnh hưởng ngày càng sâu rộng đến mọi lĩnh vực, khía cạnh của đời sống xãhội Trước xu thế chung của thời đại, hệ thống thư viện Việt Nam, mà đứngđầu là TVQGVN cũng đang tự “chuyển mình” để hội nhập với xã hội, vớithời đại Trong những năm đầu thế kỷ này, TVQGVN đã và đang nỗ lực hếtsức để ứng dụng CNTT vào việc nâng cao và khai thác có hiệu quả hơn nữacác nguồn lực của mình CNTT mới đã và đang làm thay đổi căn bản quan hệgiao tiếp giữa cán bộ thư viện và tài liệu, cũng như quan hệ giao tiếp giữa cán

bộ thư viện với bạn đọc Hay nói rõ hơn, CNTT mới đã dẫn tới nhiều thay đổiquan trọng trong việc xử lý tài liệu cũng như các hoạt động, dịch vụ TT-TV

Từ bộ máy tra cứu tìm tin đơn thuần là mục lục, là hộp phích, là thư mục…vốn tài liệu từ chỗ chỉ đơn thuần là tài liệu in bằng giấy, thì ngày nay,TVQGVN được biết đến với hệ thống tra cứu tìm tin hiện đại bằng máy vitính, với sự đa dạng về hình thức tài liệu: Tài liệu trên giấy, CD-ROM, Tàiliệu online…Cơ sở vật chất kỹ thuật ngày càng hiện đại, độc giả ngày càng cótrình độ cao, có kỹ năng tốt trong việc sử dụng máy tính Chính nhờ điều này

mà điều kiện làm việc của cán bộ thư viện cũng có nhiều thay đổi Họ đượclàm việc trong môi trường chuyên nghiệp hơn, năng động hơn

Trang 30

Với cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại như vậy đã giúp cho cán bộthư viện say sưa với công việc và yêu nghề hơn Mặt khác cán bộ thư việncòn có điều kiện nâng cao trình độ chuyên môn, học hỏi và trao đổi kinhnghiệm góp phần phục vụ bạn đọc ngày càng tốt hơn.

2.1.2.6 Thu nhập bình quân của cán bộ thư viện

Qua khảo sát thực tế và phỏng vấn đội ngũ cán bộ tại TVQGVN, thu nhậpbình quân của mỗi cán bộ là 2 triệu đồng/ tháng/ người Ngoài ra cán bộ Thưviện còn có các phụ cấp khác như phụ cấp chất độc, phụ cấp ngoài giờ nhưthứ bảy, chủ nhật; hỗ trợ tiền xe; cán bộ được đi nghỉ mát, tham quan …

Như vậy, với mức lương trung bình 2 triệu đồng/ người như vậy, thiếtnghĩ rằng chưa tương xứng với vị trí, vai trò của cán bộ thư viện làm việctrong một đơn vị có vị trí quan trọng như TVQGVN như hiện nay

2.2 Thư viện Hà Nội

2.2.1 Thư viện Thành phố Hà Nội

2.2.1.1 Vài nét khái quát về Thư viện Thành phố Hà Nội

Thư viện Thành phố Hà Nội được thành lập ngày 15/10/1956 với tên gọiban đầu là “Phòng đọc sách nhân dân” Thư viện đã qua nhiều lần thay đổiđịa điểm Đến tháng 10/2008 Thư viện chính thức đóng tại 47 Bà Triệu vàmang tên “Thư viện nhân dân Hà Nội”, nay là Thư viện Hà Nội

Ngày 04/02/2009 Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội quyếtđịnh thành lập Thư viện Hà Nội trực thuộc sở Văn hóa, Thể thao và Du lịchThành phố Hà Nội trên cơ sở hợp nhất Thư viện Hà Nội (cũ) và Thư viện HàTây

28

Sinh viên: Nguyễn Thị Sâm K50 TT-TV

Trang 31

Khóa luận tốt nghiệp

Thư viện Hà Nội là đơn vị sự nghiệp có chức năng tàng trữ, luân chuyểnsách báo kể cả các loại sách, báo, tài liệu do địa phương xuất bản Thư việnThành phố Hà Nội vừa phục vụ bạn đọc rộng rãi, kể cả thiếu nhi, vừa phục vụnhững người nghiên cứu khoa học kỹ thuật Vì vậy, Thư viện Hà Nội là mộtThư viện Khoa học Tổng hợp đồng thời còn có chức năng nghiên cứu vàhướng dẫn nghiệp vụ cho Thư viện cơ sở

Thư viện Hà Nội ngoài Ban Giám đốc Thư viện ( 1 Giám Đốc, 2 Phó

Giám đốc) có tất cả 05 phòng, ban với tổng số cán bộ là 38 người bao gồm:

Vì vậy cán bộ của Thư viện Thành phố Hà Nội phần đa đều được trang bịđầy đủ các kiến thức cơ bản về nghiệp vụ Thư viện Dù đứng ở vị trí nào

Trang 32

trong Thư viện thì họ cũng khẳng định được khả năng đối với công việc, khả

năng tư duy, vận dụng một cách hiệu quả kiến thức nghiệp vụ vào thực tiễn

công tác

Dưới đây là biểu đồ thể hiện trình độ học vấn (theo từng chuyên ngành)

của cán bộ Thư viện Thành phố Hà Nội

Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy:

Trong tổng số 38 cán bộ: 31 cán bộ có chuyên môn TT-TV chiếm (81,5%),

02 cán bộ chuyên ngành kế toán (5,26%), 03 cán bộ là cử nhân công nghệ

thông tin (7,89%), 01 cán bộ là cử nhân ngoại ngữ tiếng Anh (2,63%) và một

trung cấp tin học (2,63%) Ngoài ra có một số ít cán bộ tốt nghiệp thêm văn

bằng của những chuyên ngành khác và 04 cán bộ đang theo học hệ tại chức

ngoại ngữ tiếng Anh

Thư viện Thành phố Hà Nội có 17 cán bộ có trình độ trên đại học (chiếm

44.74%), số cán bộ có trình độ đại học là 19 cán bộ (chiếm 50%), trung cấp là

2 cán bộ (chiếm 5.26%)

Trình độ học vấn của cán bộ Thư viện Thành phố Hà Nội được thể hiện

bằng biểu đồ dưới đây

30

Sinh viên: Nguyễn Thị Sâm K50 TT-TV

Ngày đăng: 20/10/2020, 09:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w