Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 36 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
36
Dung lượng
55,56 KB
Nội dung
TỔNGQUANVỀTHANHTRATHUẾ 1.1. Những nội dung cơ bản vềthanhtrathuế 1.1.1. Khái niệm thanhtrathuếThanhtrathuế là chức năng thiết yếu của cơ quanthuế đối với việc thực hiện chính sách pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Để hiểu rõ hơn về khái niệm thanhtra thuế, trước hết cần nắm được khái niệm thanh tra. * Khái niệm thanh tra: Hoạt động thanhtra là việc xem xét tại chỗ, làm rõ những việc làm đúng sai đối với nước vụ việc và hành vi của người thừa hành công vụ trong chức năng thực hiện công tác quản lý của mình. Trong mối quan hệ giữa quản lý và thanh tra, quản lý giữ vai trò chủ đạo, chi phối hoạt động của thanh tra. Quản lý Nhà nước và thanhtra có cái chung là nhóm dành quyền lực Nhà nước tác động lên đối tượng quản lý. Song, xét về cơ cấu chức năng của quản lý thì thanhtra là những công cụ, phương tiện để quản lý Nhà nước. Thanhtra mang tính quyền lực Nhà nước, là chức năng của quản lý Nhà nước, thanhtra thể hiện như một tác động tích cực nhằm thực hiện quyền lực của chủ thể quản lý đối với đối tượng quản lý. Chủ thể tiến hành thanhtra luôn luôn là cơ quan Nhà nước. Thanhtra luôn áp dụng quyền lực của Nhà nước trong quá trình tiến hành hoạt động của mình và nhân danh Nhà nước khi áp dụng quyền năng đó. Thanhtra có tính độc lập tương đối. Đây là đặc điểm vốn có, xuất phát từ bản chất của thanh tra, đặc điểm này phân biệt thanhtra với các loại hình cơ quan chức năng khác của bộ máy Nhà nước. Khái niệm vềthanhtra đă được cụ thể hoá trong Luật thanhtra năm 2004: Thanhtra Nhà nước là việc xem xét, đánh giá, xử lý của cơ quanquản lý Nhà nước đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự quản lý theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục được pháp luật quy định. *Khái niệm thanhtra thuế: Thanhtrathuế là việc xem xét, đánh giá, xử lý của cơ quanthuế đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật về thuế, nghĩa vụ đối với NSNN của các cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự quản lý theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục quy định trong các văn bản qui phạm pháp Luật vềthuế và các quy định khác của pháp luật. Thanhtrathuế nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về thuế, phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với Nhà nước các biện pháp khắc phục, phát huy nhân tố tích cực góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực của hoạt động quản lý nhà nước nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, các quyền và lợi ích hợp pháp của người nộp thuế. 1.1.2. Mục đích của thanhtrathuế Hoạt động thanhtrathuế nhằm: - Phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về thuế: Đây là mục tiêu chủ yếu, trực tiếp của hoạt động thanhtra thuế. Thanhtrathuế là hoạt động thường xuyên của cơ quanquản lý Nhà nước nhằm đảm bảo cho các quyết định quản lý được chấp hành, bảo đảm mọi hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật. Tính chất thường xuyên của hoạt động thanhtra có tác dụng phòng ngừa các vi phạm pháp luật. Nghị quyết 26-HĐBT ngày 15/02/1984 của HĐBT nêu rõ thanhtra là "nhằm mục đích phát huy mặt đúng, ngăn ngừa sửa chữa cái sai, làm cho chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước được chấp hành nghiêm chỉnh và thu hành có hiệu quả thiết thực. - Phát hiện và xử lý các vi phạm pháp luật: Định hướng xã hội Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đặt ra yêu cầu phải tăng cường tính pháp chế, kỷ cương pháp luật trong mọi hoạt động của cơ quan, tổ chức và trong cách thức hành xử của mỗi công dân. Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều phải phát hiện nhanh chóng và xử lý nghiêm minh. Hoạt động thanhtrathuế là xem xét việc thực hiện pháp luật vềthuế của cơ quan, tổ chức, cá nhân, từ đó tìm ra những hành vi sai phạm, người vi phạm, đánh giá tính chất, mức độ vi phạm, kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý. Hiện nay, khi hành vi vi phạm vềthuế còn diễn ra phổ biến thì phát hiện các vi phạm để xử lý là một trong những nhiệm vụ hàng đầu và là mục đích quan trọng của hoạt động thanhtra thuế. - Phát hiện những sơ hở, hạn chế chưa đồng bộ trong cơ chế quản lý và chính sách thuế để kiến nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền kịp thời sửa đổi bổ sung: Hoạt động thanhtra không chỉ nhằm phát hiện và xử lý những vi phạm pháp luật, mà còn giúp cơ quanquản lý Nhà nước đánh giá lại bản thân cơ chế, chính sách, các quy định của pháp luật, các quyết định quản lý của mình đã phù hợp với thực tiễn cuộc sống chưa, có khiếm khuyết, sơ hở gì dễ dẫn đến sự vi phạm để kịp thời sửa đổi, bổ sung nhằm khắc phục các sơ hở, khiếm khuyết đó. - Phát huy nhân tố tích cực, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khi thực hiện chính sách pháp luật về thuế: Đây là những mục đích có tính chất gián tiếp nhưng cũng không kém phần quan trọng của hoạt động thanh tra, nhất là việc “Phát huy nhân tố tích cực’ qua hoạt động thanh tra. Nhân tố tích cực ở đây được hiểu là những việc làm hay, mạnh dạn thể hiện một tư duy mới, một tư cách suy nghĩ và hành động mới phù hợp với quan điểm và chủ trương đổi mới toàn diện đất nước của Đảng ta, nhất là trong lĩnh vực thuế. Mặt khác, thanhtrathuế không chỉ xem xét, đánh giá sự việc đúng, sai và còn phải đấu tranh bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của người nộp thuế. Thông qua hoạt động thanhtrathuế cần kiên quyết đấu tranh chống mọi biểu hiện tham nhũng, nhũng nhiễu gây tổn thất tài sản xã hội chủ nghĩa và xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Đây không chỉ là yêu cầu của nhà nước mà còn là yêu cầu của nhân dân đối với ngành thuế. 1.1.3. Nguyên tắc thanhtrathuế Nguyên tắc thanhtrathuế là tập hợp các quy tắc chỉ đạo, những tiêu chuẩn hành động mà các cơ quanquản lý, các tổ chức thanh tra, các thanhtra viên và các đối tượng thanhtra phải tuân theo trong quá trình hoạt động thanh tra. Hoạt động thanhtra thực hiện theo các nguyên tắc sau đây: - Tuân thủ pháp luật: Không được làm trái pháp luật là nguyên tắc quan trọng đối với cán bộ thanhtra khi thi hành công vụ. Việc tuân theo pháp luật được thể hiện trong quá trình thanh tra, kiểm tra phải đúng những quy định văn bản pháp luật, bảo đảm tính độc lập, nghiêm túc khi thực hiện những thủ tục cần thiết trong phạm vi thẩm quyền cho phép. - Tuân thủ quy trình, quy phạm của hoạt động thanhtra do ngành thuế quy định: Theo nguyên tắc này, muốn tiến hành thanh tra, trước hết phải có quyết định thanhtra do người có thẩm quyền ban hành. Nội dung quyết định thanhtra phải bảo đảm tính pháp lý. Người thực hiện quyết định là Đoàn thanhtra hoặc thanhtra viên được giao nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định pháp luật. Kết thúc cuộc thanh tra, Đoàn thanhtra hoặc thanhtra viên phải có kết luận, kiến nghị, quyết định về nội dung đã được thanhtra và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các kết luận, kiến nghị các quyết định đó. - Bảo đảm chính xác, khách quan, công khai, dân chủ, kịp thời: Tính chính xác đòi hỏi chủ thể thanhtrathuế phải nhận thức đúng vấn đề, nội dung thanh tra, xác định, đánh giá đúng bản chất của sự việc để kết luận thanhtra được chính xác. Tính chính xác của kết quả thanhtra bảo đảm công tác thanhtrathuế đạt hiệu quả cao. Tính khách quan bảo đảm phản ánh đúng sự vật, hiện tượng như nó vốn có, không được lồng ý kiến chủ quan khi mô tả sự vật, hiện tượng, không thiên lệch và bóp méo sự thật. Tính công khai thể hiện ở chỗ chủ thể thanhtrathuế phải thông báo đầy đủ, công khai từ nội dung, kế hoạch, quyết định thanhtra đến kết luận thanhtra để các tổ chức, các nhân liên quan biết, giám sát và phối hợp thực hiện. Việc công khai hoạt động thanhtrathuế nhằm nâng cao tính khách quan, hạn chế những tiêu cực phát sinh trong quá trình thanhtra thuế. Tuy nhiên, tuỳ tính chất cuộc thanhtra cụ thuể mà cần có hình thức, mức độ công khai phù hợp nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động thanhtra thuế. Tính dân chủ trong hoạt động thanhtrathuế tạo cơ hội cho đối tượng thanhtra được trình bày ý kiến, quan điểm về nội dung, kết luận thanhtra cũng như về hoạt động của đoàn thanh tra, tránh tình trạng áp đặt của chủ thể thanh tra, góp phần tích cực vào kết quả thanh tra. Tính kịp thời trong hoạt động thanhtra thuế: hoạt động thanhtrathuế nhằm phục vụ các mục tiêu quản lý thuế trong những thời điểm nhất định. Thanhtrathuế kịp thời giúp cho đối tượng thanhtra nhận rõ sai phạm để khắc phục sửa chữa ngay, tránh vi phạm kéo dài. Bên cạnh đó, việc thanhtrathuế kịp thời còn giúp cơ quanthuế chấn chỉnh và sửa đổi cơ chế, chính sách pháp luật vềthuế phù hợp thực tiễn, nâng cao hiệu quả quản lý thuế. Tính kịp thời còn đảm bảo cuộc thanhtra có kết luận đúng thời hạn theo luật định, tránh tình trạng dây dưa kéo dài thời gian, gây khó khăn cho đối tượng thanhtra thuế. - Không làm cản trở hoạt động bình thường của đối tượng thanhtra thuế: Hoạt động thanhtrathuế luôn là "vấn đề hết sức nhạy cảm" đối với đối tượng thanh tra. Việc cơ quanthuế tiến hành thanhtrathuế tại cơ sở kinh doanh của người nộp thuế là cần thiết nhưng ít nhiều cũng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của đối tượng bị thanh tra. Nguyên tắc này nhằm hạn chế tối đa những cuộc thanhtra chồng chéo của các cơ quanquản lý, đảm bảo hoạt động bình thường của đối tượng thanh tra. Trong một năm người nộp thuế chỉ bị thanhtra một lần cùng một nội dung. Cùng với việc thực hiện tốt nguyên tắc kịp thời, nguyên tắc này nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của đối tượng thanhtra thuế. 1.1.4. Phương pháp thanhtrathuế Trong quá trình thanhtra thuế, cán bộ thanhtra thường sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp đối chiếu, so sánh: Nội dung của phương pháp này là thực hiện việc so sánh, đối chiếu nội dung cần thanhtra với các nguồn thông tin khác nhau để đánh giá, xem xét nội dung cần thanh tra. Cán bộ thuế cần so sánh, đối chiếu các nguồn thông tin kê khai của người nộp thuế, phân tích so sánh thông tin về người nộp thuế qua các kỳ với nhau và với biến động của ngành để xác định mức độ ổn định và tuân thủ của người nộp thuế. - Phương pháp kiểm tra từ tổng hợp đến chi tiết: Đây được coi là phương pháp tối ưu để kiểm tra số liệu kế toán. Theo phương pháp này, việc kiểm tra được thực hiện từ kiểm tra từ số liệu tổng hợp đến số liệu chi tiết, tức là từ báo cáo tổng hợp (báo cáo tài chính và các báo cáo thuế khác) đến sổ sách kế toán (sổ tổng hợp), đến nhật ký chứng từ, sổ chi tiết và cuối cùng là chứng từ gốc. Phương pháp này nhằm rút ra những nhận xét tổng quá để từ đó định hướng những nội dung cần đi sâu kiểm tra chi tiết. - Phương pháp kiểm tra chứng từ gốc: Phương pháp này được thực hiện xuôi theo đúng trình từ hạch toán bắt đầu từ chứng từ gốc đến bảng kê, bảng phân bổ, sau đố đến nhật ký, sổ cái và cuối cùng là các báo cáo tổng hợp. Có ba cách kiểm tra chứng từ gốc: + Kiểm tra theo trình tự thời gian là việc kiểm tra chứng từ gốc đã được sắp xếp theo trình tự thời gian phát sinh. Cách thức này mất nhiều thời gian và hiệu quả thấp nên ít được sử dụng. + Kiểm tra theo loại nghiệp vụ là việc thực hiện kiểm tra chứng từ gốc đã được phân loại, sắp xếp theo một nghiệp vụ nhất định, như chứng từ thu, chi tiền mặt, chứng từ ngân hàng, chứng từ xuất nhập kho… Phương pháp này được áp dụng khi cần rút ra kết luận đầy đủ về một loại nghiệp vụ theo yêu cầu của nội dung thanh tra. + Kiểm tra điển hình là việc kiểm tra ngẫu nhiên một số chứng từ của một loại nghiệp vụ kinh tế phát sinh từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc. Phương pháp này tiết kiệm nhiều thời gian nhưng độ tin cậy của kết luận không cao. - Các phương pháp kiểm tra bổ trợ: + Phưong pháp phỏng vấn: phương pháp này được sử dụng khi cần thu thập thông tin từ những người có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp đến nội dung thanh tra. Phương pháp này giúp cán bộ kiểm tra có được cái nhìn tổng quát ban đầu về hoạt động của người nộp thuế. Trong một số trường hợp, qua phòng vấn cán bộ thuế có thể phát hiện được những nghi ngờ, mâu thuẫn để có định hướng kiểm tra. + Phương pháp quan sát, tham quan cơ sở doanh nghiệp giúp cán bộ thanhtra nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh thực tế của doanh nghiệp, từ đó so sánh với số liệu được báo cáo trong hồ sơ khai thuế của người nộp thuế. Ngoài ra còn một số phương pháp như: phương pháp thẩm tra, xác nhận từng phần… 1.1.5. Các hình thức thanhtrathuế Hoạt động thanhtrathuế bao gồm các hình thức sau: * Theo tính kế hoạch: Xét theo tính kế hoạch, hoạt động thanhtrathuế có hai hình thức là thanhtra theo chương trình, kế hoạch thanhtra và thanhtra đột xuất. - Thanhtra theo chương trình, kế hoạch thanh tra: được tiến hành theo chương trình, kế hoạch đã được phê duyệt. Căn cứ vào nguồn nhân lực hiện có, tình hình chấp hành pháp luật thuế trên địa bàn và mục tiêu quản lý thuế, cơ quanthuế xây dựng kế hoạch thanhtra và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tiếp đó, cơ quanthuế tiến hành tổ chức thực hiện kế hoạch thanhtra theo đã được phê duyệt. - Thanhtra đột xuất: được tiến hành khi cơ quanthuế phát hiện người nộp thuế có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc do Thủ trưởng cơ quan quyết định. * Theo nội dung và phạm vi thanh tra: Xét theo nội dung và phạm vi thanh tra, thanhtrathuế bao gồm thanhtra toàn diện và thanhtra hạn chế. - Thanhtra toàn diện: Thanhtra toàn diện là loại hình thanhtratổng hợp, toàn diện tình hình tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế mà người nộp thuế đó có nghĩa vụ thực hiện và ngành thuế có trách nhiệm quản lý. Thanhtra toàn diện là hình thức thanhtra được tiến hành một cách đồng bộ đối với tất các các sắc thuế: thu nhập doanh nghiệp, giá trị gia tăng, tiêu thụ đặc biệt, thu nhập cá nhân và các loại thuế khác trong kỳ kê khai thuế. Cán bộ thanhtra cần áp dụng kỹ thuật chọn mẫu và mức độ công việc thanh tra. Số kỳ tài chính cần thanhtra sẽ được mở rộng khi các phát hiện của đội thanhtra yêu cầu phải mở rộng phạm vi thanh tra. Cơ quanthuế cần dự tình nguồn nhân lực cũng như kinh phí để thực hiện thanhtra toàn diện trong quá trình lập kế hoạch thanhtra hàng năm. - Thanhtra hạn chế: Thanhtra hạn chế là thanhtra trong phạm vi hẹp gồm: + Thanhtra một sắc thuế, một hoặc một số kỳ tính thuế; + Thanhtra một hoặc một số bộ hồ sơ hoàn thuế; + Thanhtra một hoặc một số yếu tố liên quan đến một hoặc một số kỳ tính thuế như: thanhtra doanh thu tính thuế, giá vốn hàng bán, khấu hao, tiền lương, tài sản ròng… 1.1.6. Quy trình thanhtrathuế Để chuẩn hoá hoạt động thanhtrathuế và hướng dẫn cán bộ thuế tiến hành thanhtra đảm bảo các nguyên tắc của thanhtra thuế, Tổng cục thuế đã ban hành Quy trình thanhtra thuế. Hiện nay, hoạt động thanhtrathuế được tổ chức tiến hành theo Quy trình thanhtra ban hành theo Quyết định số 460/QĐ-TCT ngày 05/05/2009 của Tổng cục trưởng Tổng cục thuế. Nội dung quy trình có thể tóm lược như sau: Quy trình thanhtrathuế gồm 3 phần cơ bản: lập kế hoạch thanhtra năm, tổ chức thanhtra tại trụ sở người nộp thuế và xử lý kết quả sau thanh tra. a. Lập kế hoạch thanhtra năm: Bước 1. Thu thập, khai thác thông tin dữ liệu về người nộp thuế Bộ phận thanhtrathuế và cán bộ thanhtrathuế thu thập, khai thác thông tin về người nộp thuế từ các nguồn thông tin, dữ liệu sau: - Cơ sở dữ liệu thông tin về người nộp thuế của ngành thuế: Hồ sơ khai thuế, hồ sơ hoàn thuế, hồ sơ quyết toán thuế; Báo cáo tài chính doanh nghiệp; Thông tin về tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh của người nộp thuế; Thông tin về việc chấp hành pháp luật vềthuế của người nộp thuế. - Cơ sở dữ liệu thông tin về người nộp thuế của các cơ quan thuộc ngành Tài chính như: Hải quan và Kho bạc Nhà nước; Thanhtra tài chính; Uỷ ban chứng khoán; Cục quản lý giá . - Dữ liệu, thông tin của các cơ quan khác có liên quan: Kiểm toán Nhà nước; Thanhtra chính phủ; các cơ quanquản lý thuộc Bộ, ngành, hiệp hội ngành nghề kinh doanh; thông tin từ các cơ quan truyền thông phát thanh, truyền hình, báo chí . - Thông tin từ đơn tố cáo trốn thuế, gian lận thuế. Bước 2. Đánh giá, phân tích để lựa chọn đối tượng lập kế hoạch thanh tra. Khi đánh giá, phân tích lựa chọn đối tượng để lập kế hoạch thanhtra thuế, bộ phận thanhtrathuế và cán bộ thanhtrathuế phải dựa vào các căn cứ sau: - Hệ thống tiêu chí xác định rủi ro vềthuế và thang điểm từng tiêu chí. - Định hướng xây dựng kế hoạch thanhtra hàng năm của Cơ quanThuế cấp trên. Bước 3. Trình, duyệt kế hoạch thanhtrathuế năm. [...]... thanh tra, cán bộ thanhtrathuế thuộc cơ quanTổng cục thuế và Cục thuế thực hiện thanhtrathuế đối với người nộp thuế Mọi hoạt động thanhtrathuế của cơ quanthuế đều phải tuân theo quy trình này 1.2 Thanhtrathuế trên cơ sở phân tích hồ sơ khai thuế 1.2.1 Sự cần thiết của phân tích hồ sơ khai thuế trong công tác thanhtrathuế Quy trình thanhtrathuế gồm có các phần: lập kế hoạch thanh tra, tổ... hoạch thanhtra Các trường hợp thanhtra đột xuất không phải lập kế hoạch: - Qua kiểm tra người nộp thuế, Bộ phận kiểm trathuế đề nghị chuyển sang hình thức thanhtra - Thanhtra người nộp thuế theo đơn tố cáo - Thanhtra người nộp thuế theo chỉ đạo của Thủ trưởng Cơ quanThuế hoặc theo chỉ đạo của Thủ trưởng Cơ quanThuế cấp trên b Tổ chức thanhtra tại trụ sở người nộp thuế Bước 1 Chuẩn bị thanh tra. .. bản thanhtra thì Trưởng đoàn thanhtra báo cáo Lãnh đạo bộ phận thanhtra trình Thủ trưởng Cơ quanThuế ký kết luận thanh tra; Quyết định xử lý truy thu thuế; Quyết định xử phạt vi phạm hành chính vềthuế theo đúng thời hạn quy định c Xử lý kết quả sau thanhtra - Chậm nhất 15 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc thanh tra, Trưởng đoàn thanhtra phải báo cáo kết quả thanh tra; dự thảo kết luận thanh tra; ... đổi, bổ sung nội dung thanhtra kèm theo dự thảo Quyết định thay đổi, bổ sung nội dung thanhtra để Lãnh đạo bộ phận thanhtra trình Thủ trưởng Cơ quanThuế ký Quyết định thay đổi, bổ sung nội dung thanhtra Bước 6 Lập Biên bản thanhtrathuế - Sau thời hạn kết thúc thanhtra và trước thời hạn công bố công khai Biên bản thanh tra, Trưởng đoàn thanhtra phải lập Biên bản thanhtrathuế - Trong quá trình... Cơ quanThuế biết người nhận Quyết định thanhtra Trường hợp khi nhận được Quyết định thanh tra, người nộp thuế có văn bản đề nghị hoãn thời gian tiến hành thanhtra thì Trưởng đoàn thanhtra phải báo cáo Lãnh đạo bộ phận thanhtra trình Thủ trưởng Cơ quanThuế ra thông báo cho người nộp thuế biết về việc chấp nhận hay không chấp nhận hoãn thời gian thanhtra Bước 2 Công bố Quyết định thanhtra thuế. .. Quyết định thanhtra chậm nhất là 15 ngày làm việc, kể từ ngày Thủ trưởng Cơ quan Thuế ký Quyết định thanhtrathuế Bước 3 Phân công công việc và lập nhật ký thanhtrathuế - Sau ngày công bố Quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanhtra phân công và giao nhiệm vụ cho từng thành viên đoàn thanhtra theo nội dung Quyết định thanhtra - Trưởng đoàn thanhtra và mỗi thành viên trong đoàn thanhtra có trách... Căn cứ vào kế hoạch thanhtra đã được duyệt, Lãnh đạo bộ phận thanhtra dự kiến thành lập đoàn thanhtra và giao số lượng đơn vị cần thanhtra cho từng đoàn thanhtra theo kế hoạch thanhtra đã được duyệt - Chậm nhất là 03 ngày làm việc, kể từ ngày Thủ trưởng Cơ quan Thuế ký Quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanhtra có trách nhiệm giao trực tiếp Quyết định thanhtra cho người nộp thuế hoặc gửi bằng... thu thuế; dự thảo Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế để báo cáo Lãnh đạo bộ phận thanhtra trình Thủ trưởng Cơ quan Thuế - Chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ trình của Lãnh đạo bộ phận thanh tra, Thủ trưởng Cơ quan Thuế phải ký kết luận thanh tra; Quyết định xử lý truy thu thuế; Quyết định xử phạt vi phạm hành chính vềthuế Quy trình thanhtrathuế được áp dụng cho bộ phận thanh. .. sơ khai thuế Phân tích hồ sơ khai thuế giúp cán bộ thuế lựa chọn tập trung thanhtra những người nộp thuế có rủi ro vềthuế cao, góp phần nâng cao hiệu quả thanhtrathuế trong điều kiện nguồn lực thanhtra bị hạn chế Bên cạnh đó, thời gian thanhtra tại trụ sở người nộp thuế luôn có hạn, khối lượng nghiệp vụ kinh tế phát sinh của doanh nghiệp lại rất lớn nên cán bộ thanhtra không thể thanhtra toàn... hoàn thiện, nâng cao hiệu quả của công tác thanhtrathuế thì cơ quanthuế phải xây dựng được chương trình thanhtra hiệu quả Khi đã lập được kế hoạch thanhtra hiệu quả nhưng việc thanhtra tại trụ sở người nộp thuế không đạt mục tiêu mong muốn thì công tác thanhtra cũng không thể đạt kết quả cao Lập kế hoạch thanhtra và tổ chức thanhtra tại trụ sở người nộp thuế là nền tảng cho mức độ tuân thủ bền . TỔNG QUAN VỀ THANH TRA THUẾ 1.1. Những nội dung cơ bản về thanh tra thuế 1.1.1. Khái niệm thanh tra thuế Thanh tra thuế là chức năng thiết yếu của cơ quan. Quy trình thanh tra thuế được áp dụng cho bộ phận thanh tra, cán bộ thanh tra thuế thuộc cơ quan Tổng cục thuế và Cục thuế thực hiện thanh tra thuế đối