Đề tài: Tổng quan về thành phố Hồ Chí Minh
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Phân loại rác tại nguồn là chủ trương lớn của Nhà nước và được công bố tại các Nghò quyết, các chủ trương của Đảng và Nhà nước, nhất là trong những năm gần đây. Phân loại rác tại nguồn phục vụ cho công tác tái chế nhằm mục dích cuối cùng là hạn chế đến mức có thể lượng chất thải rắn thấp nhất trước khi đưa đi xử lý chúng. Với dân số ở Thành phố Hồ Chí Minh là 5.547.900 người (2002) sinh sống trên diện tích 2.093,7 km 2 của 24 quận, huyện, với hơn 800 nhà máy riêng rẽ, 500 nhà máy nằm trong 12 khu công nghiệp tập trung, 03 khu chế xuất, 01 khu công nghệ cao, 59 bệnh viện, hơn 300 trung tâm y tế và gần 6.000 phòng khám tư nhân. Mỗi ngày thành phố Hồ Chí Minh đổ ra khoảng 4.500 - 4.900 tấn chất thải rắn sinh hoạt lẫn lộn từ 14 đến 24 thành phần khác nhau (bao gồm cả chất thải sinh hoạt nguy hại), 1.000-1.100 tấn chất thải rắn xây dựng, khoảng 1.000 tấn chất thải rắn công nghiệp (trong đó có khoảng 200 tấn chất thải nguy hại) và 7 - 9 tấn chất thải rắn y tế. Mức gia tăng của khối lượng chất thải rắn đô thò khoảng 15 - 20% năm. Sau khi được thu gom từ các nguồn phát sinh, một phần được phân loại, tái sinh, tái chế và trao đổi, hầu hết lượng chất thải rắn trên đều được vận chuyển lên bãi chôn lấp, đây là công nghệ xử lý chất thải rắn thuần túy duy nhất được áp dụng ở thành phố Hồ Chí Minh. 1 Với hệ thống như trên, hàng năm mặc dù đã phải chi ra từ 300 - 400 tỷ đồng cho công tác quét dọn vệ sinh, thu gom, trung chuyển và vận chuyển, xử lý và chôn lấp (chi phí này ngày càng tăng theo khối lượng chất thải rắn) thành phố Hồ Chí Minh vẫn phải đối mặt với nhiều vấn đề về quản lý và môi trường, đặc biệt là ô nhiễm môi trường tại các bãi chôn lấp rác. Và một nghòch lý nữa là trong khi phải tốn rất nhiều tiền để mua phân hoá học và phân hữu cơ (kể cả tốn ngoại tệ để nhập ngoại) thì mỗi ngày thành phố Hồ Chí Minh đang bỏ đi khoảng 3.000- 3.500 tấn chất hữu cơ mà sau khi qua chế biến không mấy tốn kém có thể sử dụng làm chất cải tạo đất đã bò chai cứng do thói quen chỉ sử dụng phân bón hóa học hoặc làm phân bón cho hàng trăm ngàn hecta đất trồng rau sạch và bỏ hoang hóa xung quanh thành phố Hồ Chí Minh. Thực tế quản lý chất thải rắn đô thò hiện nay cho thấy, trong khi khâu thu gom và vận chuyển đã có nhiều cải tiến và được đầu tư đáng kể để nâng cao hiệu suất và cải thiện chất lượng môi trường, thì khâu xử lý vẫn dậm chân tại chỗ, các dự án làm compost đều thất bại, giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường từ các bãi chôn lấp “dậm chân tại chỗ” gần như không có lối thoát. Cần phải có phương thức tiếp cận giải quyết vấn đề mới hơn và cách mạng hơn. Qua kinh nghiệm quản lý chất thải rắn đô thò của các nước phát triển và đang phát triển, phân tích các điều kiện thực tế của thành phố Hồ Chí Minh, phân loại chất thải rắn tại nguồn chắc chắn sẽ là phương án quan trọng nhất góp phần giải quyết cơ bản cho các vấn đề về môi trường do chất thải rắn sinh ra. Để giảm áp lực thu gom và xử lý cuối cùng, bên cạnh dùng những biện pháp phân loại chất thải thì quy trình tái chế tại chỗ chất thải sinh hoạt hữu cơ thành phân vi sinh dùi sự tham gia của vi sinh vật (Trùn quế) sẽ làm giảm áp lực đáng kể đối với các bãi chôn lấp, các vấn đề ô nhiễm môi trường tại nguồn hay tại bãi 2 chôn lấp cũng như tạo ra một loại phân bón sạch có chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu canh tác và cải tạo đất. 1.2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 1.2.1. Mục tiêu của đề tài Các mục tiêu chính của đề tài “Nghiên cứu phân loại rác tại nguồn và tái chế tại chỗ chất hữu cơ với sự tham gia của trùn quế thành phân bón vi sinh phục vụ cây trồng” là : - Giảm thiểu đến mức thấp nhất các chất thải rắn sinh hoạt bằng phương pháp tái chế và tái sử dụng tại nguồn trước khi xử lý cuối cùng. - Sử dụng tác nhân trùn quế để tham gia quá trình phân hũy chất thải rắn hữu cơ tạo thành phân vi sinh phục vụ cây trồng. 1.2.2. Nội dung của đề tài Đề tài nghiên cứu nhằm thực hiện với các nội dung chính sau : - Khái quát về hiện trạng CTRSH ở Tp.HCM. - Khảo sát, đánh giá hiện trạng tái chế và tái sử dụng CTRSH. Đánh giá, nhận xét. - Nghiên cứu phân loại CTRSH tại nguồn phục vụ cho việc tái chế tại chỗ CTRHC thành phân vi sinh. - Nghiên cứu vai trò của Trùn quế trong phân hũy chất hữu cơ. - Thiết kế, xây dựng mô hình phân hũy CTRHC với sự tham gia của Trùn quế thành phân vi sinh. 3 - Đưa ra các thông số môi trường tối ưu nhằm giúp cho quá trình phân hũy diễn ra nhanh hơn và hiệu quả hơn. - Triển khai mô hình. - Đánh giá – nhận xét kết quả nghiên cứu. 1.2.3. Phương pháp nghiên cứu - Đề tài sẽ áp dụng phương pháp nghiên cứu dựa trên các mô hình thực nghiệm sử dụng nguồn rác từ các hộ gia đình ở thành phố Hồ Chí Minh. - Sử dụng con trùn quế tham gia quá trình nghiên cứu này. - Phương pháp khảo sát thực tế. - Phương pháp so sánh. 1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC, THỰC TIỄN - Giảm khối lượng rác thải, mùi hôi phát sinh tại nguồn và giảm lượng rác tại bãi chôn lấp. - Giảm chi phí đầu tư cho công tác thu gom và xử lý chất thải. - Sử dụng tác nhân trùn Quế tham gia quá trình phân hũy chất thải rắn hữu cơ tại nguồn sau khi đã phân loại. - Tạo nguồn phân bón vi sinh có chất lượng cao thay thế phân hóa học sử dụng quá trình trồng trọt. Phân vi sinh là sản phẩm của rác hữu cơ đã phân loại và Trùn quế có khả năng cải tạo đất để cho cây trồng phát triển tốt hơn. 4 - Đưa ra các chỉ số môi trường (pH, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng …) để cho quá trình phân hũy chất thải rắn hữu cơ sau khi phân loại với Trùn quế đạt hiệu quả cao. 5 CHƯƠNG 2 HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1. TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng trọng điểm kinh tế phía Nam, nằm ở ngã tư quốc tế giữa các con đường hàng hải từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây, là tâm điểm của khu vực Đông Nam Á. Với vò trí chiến lược quan trọng và thuận lợi thành phố Hồ Chí Minh đã trở thành trung tâm kinh tế xã hội của cả nước và của khu vực. Thành phố Hồ Chí Minh có diện tích 2.958 km 2 , dân số 6,117 triệu người và được dự đoán đến năm 2010 dân số sẽ lên đến 7,5 – 7,7 triệu người. Với tốc độ đô thò hóa và công nghiệp hóa cao, số lượng dân cư, các nhà máy và các khu công nghiệp tăng nhanh, thành phố đang phải chòu một sức ép lớn về lượng chất thải rắn đổ ra mỗi ngày của hơn 6 triệu dân với hơn 800 nhà máy riêng rẽ, hơn 28.000 cơ sở sản xuất, 12 khu công nghiệp, 3 khu chế xuất và 1 khu công nghệ cao, 59 bệnh viện, gần 400 trung tâm chuyên khoa, trung tâm y tế và hơn 5.000 phòng khám tư nhân … Vì vậy, quá trình hoạt động và sản xuất đã sản sinh ra một lượng chất thải rắn đô thò gần 7000 tấn/ngày ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và đe dọa đến quá trình phát triển kinh tế. 2.2. NGUỒN PHÁT SINH, KHỐI LƯNG VÀ THÀNH PHẦN CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ 2.2.1. Nguồn phát sinh chất thải rắn đô thò Các nguồn phát sinh chất thải rắn đô thò gồm có : 6 - Chất thải rắn sinh ra từ: các khu nhà ở (biệt thự, hộ gia đình riêng lẻ, chung cư, .). - Chất thải sinh ra từ khu thương mại và dòch vụ (cửa hàng, chợ, siêu thò, quán ăn, nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ, trạm dòch vụ, .). - Chất thải sinh ra từ khu cơ quan (trường học, viện và trung tâm nghiên cứu, các cơ quan hành chánh nhà nước, văn phòng công ty, nhà tù, .). - Chất thải từ các hoạt động dòch vụ công cộng (quét dọn và vệ sinh đường phố, công viên, khu giải trí, tỉa cây xanh, .). - Chất thải từ sinh hoạt (ăn uống, vệ sinh, .) của các khoa, bệnh viện không lây nhiễm, từ sinh hoạt của cán bộ, công nhân trong các cơ sở công nghiệp (khu công nghiệp, nhà máy, cơ sở sản xuất vừa và nhỏ), và từ công tác nạo vét cống rãnh thoát nước. 2.2.2. Khối lượng và thành phần chất thải rắn đô thò Khối lượng Với dân số 5.551.554 người (2004) và hơn 300.000 khách vãng lai, hàng ngày thành phố Hồ Chí Minh thải ra một khối lượng rất lớn chất thải rắn sinh hoạt với nhiều thành phần khác nhau, bao gồm khoảng 4.500 - 5.000 tấn CTR sinh hoạt, kể cả chất thải rắn nguy hại có trong CTR sinh hoạt, khoảng hơn 1.000 tấn xà bần (chất thải rắn xây dựng) và hơn 14 tấn CTR y tế. Tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt của thành phố Hồ Chí Minh ước tính đến năm 2010 được trình bày trong Bảng 2.1. 7 Bảng 2.1 : Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt (không kể xà bần) của Tp. HCM tính đến năm 2010 Năm Dân số (người) (*) Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt Tấn/năm (**) Tấn/ngày Kg/người/ngày 1996 4.748.596 1.058.468 2.900 0,61 1997 4.852.590 983.811 2.695 0,56 1998 4.957.856 939.943 2.575 0,52 1999 5.011.487 1.066.272 2.921 0,58 2000 5.117.129 1.483.963 4.066 0,79 2001 5.223.975 1.369.358 3.752 0,72 2002 5.332.006 1.508.543 4.133 0,78 2003 5.441.206 1.608.518 4.407 0,81 2004 5.551.554 1.708.493 4.681 0,84 2005 5.663.029 1.808.468 4.955 0,87 2006 5.775.610 1.908.443 5.229 0,91 2007 5.889.274 2.008.418 5.503 0,93 2008 6.003.997 2.108.393 5.776 0,96 2009 6.119.754 2.208.368 6.050 0,99 2010 6.236.519 2.308.343 6.324 1,01 Ghi chú : (*) Dân số từ năm 1996 đến năm 2001 lấy từ niên giám thống kê của thành phố Hồ Chí Minh. (**) Khối lượng CTRSH từ năm 1992 đến năm 2002 do Công ty môi trường đô thò Tp.HCM cung cấp. 8