Các nhân tố khách quan 1 Cơ chế quản lý thuế

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ THANH TRA THUẾ (Trang 32 - 34)

V. Các tỷ suất khác

1.3.2. Các nhân tố khách quan 1 Cơ chế quản lý thuế

Để quản lý thu thuế, người ta thường áp dụng một trong hai cơ chế: Cơ quan thuế tính và ra thông báo nộp thuế hoặc cơ sở kinh doanh tự khai tự nộp thuế.

- Cơ chế cơ quan thuế tính và ra thông báo nộp thuế:

Trước đây, Việt Nam đã thực hiện quản lý thu thuế theo cơ chế này. Theo cơ chế này, cơ quan thuế căn cứ và tờ khai thuế do người nộp thuế kê khai để kiểm tra và tính thuế, sau đó thông báo số thuế phải nộp cho người nộp thuế. Người nộp thuế có trách nhiệm nộp đầy đủ tiền thuế theo thông báo trong thời gian quy định. Cơ chế này đảm bảo việc tính toán chính xác số thuế phải nộp vào ngân sách nhà nước của người nộp thuế. Tuy nhiên cơ chế này tạo nên gánh nặng về nghiệp vụ cho cơ quan thuế, dễ xảy ra hiện tượng tiêu cực giữa cán bộ thanh tra thuế và người nộp thuế làm thất thu ngân sách nhà nước, mang tính áp đặt và không phát huy được trách nhiệm và nghĩa vụ của người nộp thuế. Do vậy, công tác thanh tra thuế gặp nhiều khó khăn, hiệu quả thu thuế thấp.

Nhằm khắc phục những hạn chế đó, nước ta đã chuyển sang cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế.

- Cơ chế người nộp thuế tự khai tự nộp thuế:

Theo đó, người nộp thuế căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh và các nghiệp vụ phát sinh của mình để tự kê khai, tự tính toán số thuế phải nộp và chủ động nộp thuế theo đúng thời hạn quy định của pháp luật thuế. Cơ quan thuế không can thiệp vào quá trình kê khai nộp thuế trừ khi phát hiện các sai sót và các dấu hiệu vi phạm của người nộp thuế. Cơ quan thuế có trách nhiệm tuyên truyền, hỗ trợ, hướng dẫn để người nộp thuế hiểu rõ và tự giác thực hiện nghĩa vụ thuế, đồng thời giám sát chặt chẽ việc tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế. Thông qua công tác kiểm tra, thanh tra thuế để phát hiện, xử lý kịp thời những hành vi vi phạm của người nộp thuế.

Thực hiện cơ chế tự khai tự nộp thuế, bộ máy quản lý thuế được tổ chức tập trung theo các chức năng: tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế; xử lý tờ khai

và kế toán thuế, thu nợ và cưỡng chế thuế, kiểm tra và thanh tra thuế. Trong đó chức năng thanh tra kiểm tra thuế là chức năng trọng tâm.

Chỉ khi người nộp thuế nhận thức rằng cơ quan thuế đang thực hiện các chương trình thanh tra thuế và nếu có gian lận về thuế, họ sẽ bị cơ quan thuế phát hiện và xử lý, người nộp thuế mới có ý thức hơn trong việc thực hiện đúng nghĩa vụ thuế. Trong cơ chế tự khai tự nộp, công tác thanh tra không phải để tăng số thu thuế mà mục tiêu chính là nhằm ngăn ngừa, phát hiện kịp thời những vi phạm về thuế. Cơ chế này tạo nên sự thông suốt cũng như phát huy được tính tương tác hai chiều giữa cơ quan quản lý thuế và người nộp thuế.

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ THANH TRA THUẾ (Trang 32 - 34)