Nguồn nhân lực phục vụ thanh tra thuế

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ THANH TRA THUẾ (Trang 30 - 31)

V. Các tỷ suất khác

1.3.1.1.Nguồn nhân lực phục vụ thanh tra thuế

Theo quy định của Luật quản lý thuế, bộ máy quản lý thuế ở cơ quan thuế các cấp được cải cách theo hướng tổ chức tập trung theo 4 chức năng nhằm chuyên môn hoá, nâng cao năng lực quản lý thuế ở từng chức năng, gồm: Thanh tra, kiểm tra thuế; Tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế; Kê khai kế toán thuế; Đôn đốc thu nợ và cưỡng chế thuế. Trong đó bộ phận thanh tra trực tiếp thực hiện công tác thanh tra người nộp thuế.

Để phù hợp với yêu cầu quản lý thuế hiện đại và tính chất phong phú, phức tạp, nhiều loại hình của người nộp thuế cũng như tình hình phát triển kinh tế hiện nay, trình độ chuyên môn của cán bộ thanh tra thuế là yếu tố vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công tác thanh tra. Cán bộ thanh tra phải được đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên để đáp ứng yêu cầu của tình hình về chính sách thuế, nghiệp vụ thanh tra các sắc thuế. Ngoài ra, để có thể lựa chọn đúng người nộp thuế đưa vào kế hoạch thanh tra hàng năm cũng như để phân tích chính xác thông tin người nộp thuế trong quá trình thanh tra tại doanh nghiệp thì kỹ năng phân tích, đánh giá rủi ro, trình độ tin học của cán bộ thanh tra cũng là một yêu cầu bắt buộc. Bên cạnh đó, thái độ và phong cách ứng xử của cán bộ thuế thật tận tụy, công tâm, khách quan giữa quyền lợi của Nhà nước với quyền lợi của đối tượng nộp thuế, là người bạn đồng hành đáng tin cậy của các đối tượng nộp thuế trong việc thực hiện các luật thuế. Phẩm chất cán bộ thanh tra, đạo đức nghề nghiệp phải được rèn luyện, tu dưỡng thường xuyên để không bắt tay với đối tượng vi phạm luật thuế.

Số lượng cán bộ thanh tra thuế cũng ảnh hưởng lớn đến kết quả thanh tra thuế. Với số lượng doanh nghiệp ngày càng tăng, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh phức tạp, các thủ đoạn luồn lách trốn thuế ngày càng tinh vi thì việc thanh tra thuế cần đảm bảo một tần suất nhất định. Nếu nguồn lực thanh tra thiếu thì không thể đạt hiệu quả thanh tra cao. Nhưng nếu bộ máy thanh tra cồng kềnh sẽ

gây lãng phí nguồn nhân lực, trở thành gánh nặng cho công tác quản lý cũng như ngân sách nhà nước. Do vậy, tổ chức bộ máy cán bộ công chức thuế nói chung và bộ máy thanh tra thuế nói riêng có ý nghĩa quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến công tác thanh tra thuế.

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ THANH TRA THUẾ (Trang 30 - 31)