Hiện nay, trong sách giáo khoa Ngữ văn 6, Tập 1 có một số văn bản truyền thuyết dân gian Việt Nam được dạy học đọc hiểu chính thức như: Con Rồng, cháu Tiên; Thánh Gióng; Sơn Tinh, Thủy Tinh; Sự tích Hồ Gươm. Trong đó bài Con Rồng, cháu Tiên đã được giảm tải, chuyển sang đọc thêm. Ngoài ra, còn có bài tự học có hướng dẫn là Bánh chưng, bánh giầy. Các văn bản được dạy học đọc hiểu chính đang được các giáo viên dạy tách rời nhau, mức độ kiến thức và kĩ năng ở bài sau chưa cao hơn, phức tạp hơn bài trước, bài nào giáo viên cũng phải dạy với thời lượng như nhau (2 tiếtbài). Các bài đọc thêm, tự học có hướng dẫn ít được quan tâm. Ngữ liệu để kiểm tra đánh giá sau các bài học này vẫn là những văn bản học sinh đã được học chính trong sách giáo khoa… Điều này khiến cho việc dạy học của giáo viên khá vất vả, và sau khi học xong, nhiều học sinh vẫn chưa hình thành được kĩ năng đọc hiểu văn bản truyền thuyết dân gian Việt Nam. Để khắc phục tình trạng này, có thể nhóm các văn bản truyền thuyết dân gian Việt Nam thành một chuyên đề để dạy học, góp phần hình thành kĩ năng đọc hiểu nói riêng và năng lực đọc nói chung cho học sinh. Có thể đặt tên cho chuyên đề này là: Đọc hiểu truyền thuyết Việt Nam. Thời lượng dạy học chuyên đề này là 8 tiết, trong đó giáo viên sẽ sử dụng 4 tiết để dạy đọc hiểu chính thức (2 văn bản), 3 tiết để hướng dẫn học sinh tự đọc trên lớp và 1 tiết để kiểm tra, đánh giá. II. Mục tiêu Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn quy định các chuẩn kiến thức, kĩ năng cho các bài học về truyền thuyết dân gian Việt Nam ở đầu học kì 1, lớp 6 như sau: Mức độ cần đạt: Hiểu, cảm nhận được những nét chính về nội dung và nghệ thuật của một số truyền thuyết Việt Nam tiêu biểu (Sơn Tinh, Thủy Tinh ; Thánh Gióng ; Con Rồng cháu Tiên ; Bánh chưng, bánh giầy ; Sự tích Hồ Gươm): phản ánh hiện thực đời sống, lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, khát vọng chinh phục tự nhiên, cách sử dụng các yếu tố hoang đường, kì ảo. Ghi chú: + Nhớ được cốt truyện, nhân vật, sự kiện, một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu và ý nghĩa của từng truyện : giải thích nguồn gốc giống nòi (Con Rồng cháu Tiên) ; giải thích các hiện tượng tự nhiên và xã hội (Sơn Tinh, Thủy Tinh ; Bánh chưng, bánh giầy) ; khát vọng độc lập và hoà bình (Thánh Gióng ; Sự tích Hồ Gươm). + Nhận biết dụng các yếu tố hoang đường, mối quan hệ giữa các yếu nghệ thuật sử tố hoang đường với sự thực lịch sử. Nay, khi nhóm thành chuyên đề như đã nói ở trên, học xong chuyên đề này, HS sẽ được hình thành và phát triển cho HS những năng lực, phẩm chất sau: Năng lực giao tiếp (cụ thể là khả năng đọc hiểu văn bản truyền thuyết), gồm các kiến thức, kĩ năng cơ bản, cụ thể sau đây: + Nắm được cốt truyện, kể lạitóm tắt nội dung của các văn bản: Con Rồng cháu Tiên, Thánh Gióng; Sơn Tinh, Thủy Tinh, Sự tích Hồ Gươm, Bánh chưng, bánh giầy. + Nêu và lý giải được nội dung ý nghĩa của các truyện: Con Rồng cháu Tiên (giải thích, suy tôn nguồn gốc giống nòi và thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất cộng đồng của người Việt); Thánh Gióng (thể hiện quan niệm và mơ ước của nhân dân ta ngay từ buổi đầu lịch sử về người anh hùng cứu nước chống ngoại xâm); Sơn Tinh, Thủy Tinh (giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện sức mạnh, ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai, đồng thời suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng); Sự tích Hồ Gươm (ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược do Lê Lợi lãnh đạo ở đầu thế kỉ XV; đồng thời giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm, thể hiện khát vọng hòa bình của dân tộc). + Chỉ ra và phân tích được đặc trưng nghệ thuật của các truyền thuyết: yếu tố lí tưởng hóa và tưởng tượng kì ảo, mối quan hệ giữa các yếu tố hoang đường với sự thực lịch sử. + Vận dụng hiểu biết về truyền thuyết để đọc hiểu các truyền thuyết khác trong kho tàng văn học của Việt Nam và thế giới. + Vận dụng những kiến thức và kĩ năng đã học vào giải quyết những tình huống trong thực tiễn đời sống và học tập của bản thân. Phẩm chất: + Yêu nước, tự hào dân tộc. + Yêu chuộng hòa bình. + Đoàn kết, tương thân tương ái…
Trang 1NGỮ VĂN THCS Tên chuyên đề:
ĐỌC HIỂU TRUYỀN THUYẾT VIỆT NAM
(Ngữ văn 6, Học kì 1)
I Mô tả chuyên đề
Hiện nay, trong sách giáo khoa Ngữ văn 6, Tập 1 có một số văn bản truyền thuyết dân gian Việt Nam được dạy học đọc hiểu chính thức như: Con Rồng, cháu Tiên; Thánh Gióng; Sơn Tinh, Thủy Tinh; Sự tích Hồ Gươm Trong
đó bài Con Rồng, cháu Tiên đã được giảm tải, chuyển sang đọc thêm Ngoài ra, còn có bài tự học có hướng dẫn là Bánh chưng, bánh giầy
Các văn bản được dạy học đọc hiểu chính đang được các giáo viên dạy tách rời nhau, mức độ kiến thức và kĩ năng ở bài sau chưa cao hơn, phức tạp hơn bài trước, bài nào giáo viên cũng phải dạy với thời lượng như nhau (2 tiết/ bài) Các bài đọc thêm, tự học có hướng dẫn ít được quan tâm Ngữ liệu để kiểm tra đánh giá sau các bài học này vẫn là những văn bản học sinh đã được học chính trong sách giáo khoa… Điều này khiến cho việc dạy học của giáo viên khá vất vả, và sau khi học xong, nhiều học sinh vẫn chưa hình thành được
kĩ năng đọc hiểu văn bản truyền thuyết dân gian Việt Nam
Để khắc phục tình trạng này, có thể nhóm các văn bản truyền thuyết dân gian Việt Nam thành một chuyên đề để dạy học, góp phần hình thành kĩ năng đọc hiểu nói riêng và năng lực đọc nói chung cho học sinh Có thể đặt tên
cho chuyên đề này là: Đọc hiểu truyền thuyết Việt Nam.
Thời lượng dạy học chuyên đề này là 8 tiết, trong đó giáo viên sẽ sử dụng 4 tiết để dạy đọc hiểu chính thức (2 văn bản), 3 tiết để hướng dẫn học sinh tự đọc trên lớp và 1 tiết để kiểm tra, đánh giá
II Mục tiêu
Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn1 quy định các chuẩn kiến thức, kĩ năng cho các bài học về truyền thuyết dân gian Việt Nam ở đầu học kì 1, lớp 6 như sau:
- Mức độ cần đạt: Hiểu, cảm nhận được những nét chính về nội dung
và nghệ thuật của một số truyền thuyết Việt Nam tiêu biểu ( Sơn Tinh, Thủy Tinh ; Thánh Gióng ; Con Rồng cháu Tiên ; Bánh chưng, bánh giầy ;
Sự tích Hồ Gươm): phản ánh hiện thực đời sống, lịch sử đấu tranh dựng
nước và giữ nước, khát vọng chinh phục tự nhiên, cách sử dụng các yếu tố hoang đường, kì ảo
- Ghi chú:
+ Nhớ được cốt truyện, nhân vật, sự kiện, một số chi tiết nghệ thuật
tiêu biểu và ý nghĩa của từng truyện : giải thích nguồn gốc giống nòi ( Con
1 NXB Giáo dục, 2006
Trang 2Rồng cháu Tiên) ; giải thích các hiện tượng tự nhiên và xã hội (Sơn Tinh, Thủy Tinh ; Bánh chưng, bánh giầy) ; khát vọng độc lập và hoà bình (Thánh Gióng ; Sự tích Hồ Gươm).
+ Nhận biết dụng các yếu tố hoang đường, mối quan hệ giữa các yếu nghệ thuật sử tố hoang đường với sự thực lịch sử
Nay, khi nhóm thành chuyên đề như đã nói ở trên, học xong chuyên đề này, HS sẽ được hình thành và phát triển cho HS những năng lực, phẩm chất sau:
- Năng lực giao tiếp (cụ thể là khả năng đọc hiểu văn bản truyền thuyết), gồm các kiến thức, kĩ năng cơ bản, cụ thể sau đây:
+ Nắm được cốt truyện, kể lại/tóm tắt nội dung của các văn bản: Con Rồng cháu Tiên, Thánh Gióng; Sơn Tinh, Thủy Tinh, Sự tích Hồ Gươm, Bánh chưng, bánh giầy.
+ Nêu và lý giải được nội dung ý nghĩa của các truyện: Con Rồng cháu Tiên (giải thích, suy tôn nguồn gốc giống nòi và thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất cộng đồng của người Việt); Thánh Gióng (thể hiện quan niệm và
mơ ước của nhân dân ta ngay từ buổi đầu lịch sử về người anh hùng cứu nước
chống ngoại xâm); Sơn Tinh, Thủy Tinh (giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện
sức mạnh, ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai, đồng thời suy
tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng); Sự tích Hồ Gươm (ca ngợi
tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược do Lê Lợi lãnh đạo ở đầu thế kỉ XV; đồng thời giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm, thể hiện khát vọng hòa bình của dân tộc)
+ Chỉ ra và phân tích được đặc trưng nghệ thuật của các truyền thuyết: yếu tố lí tưởng hóa và tưởng tượng kì ảo, mối quan hệ giữa các yếu tố hoang đường với sự thực lịch sử
+ Vận dụng hiểu biết về truyền thuyết để đọc hiểu các truyền thuyết khác trong kho tàng văn học của Việt Nam và thế giới
+ Vận dụng những kiến thức và kĩ năng đã học vào giải quyết những tình huống trong thực tiễn đời sống và học tập của bản thân
- Phẩm chất:
+ Yêu nước, tự hào dân tộc
+ Yêu chuộng hòa bình
+ Đoàn kết, tương thân tương ái…
Sau đây là bảng mô tả mức độ nhận thức của học sinh ở chuyên đề Đọc hiểu truyền thuyết Việt Nam:
- Nhận biết các
thông tin về văn
bản truyền
- Chỉ ra được đặc điểm chung của thể loại truyền
- Vận dụng hiểu biết về tác phẩm, thể loại để lý giải
- Trình bày những kiến giải riêng, phát hiện sáng tạo
Trang 3thuyết được học
trong chương
trình và sách
giáo khoa
thuyết giá trị nội dung,
nghệ thuật của từng tác phẩm
về văn bản dựa trên những hiểu biết về văn bản truyền thuyết được học trong chương trình và sách giáo khoa
- Tóm tắt tác
phẩm, chỉ ra
được đề tài, chủ
đề của tác phẩm
- Lý giải sự phát triển của các tình tiết, sự kiện, tình huống…
- So sánh giữa các tình tiết, sự kiện, tình huống trong cùng một tác phẩm hoặc giữa các tác phẩm cùng thể loại để chỉ ra điểm giống và khác nhau
- Kể chuyện sáng tạo dựa trên cốt truyện của tác giả dân gian
- Nhận diện hệ
thống nhân vật
(nhân vật chính,
nhân vật phụ)
- Chỉ ra được nguồn gốc ra đời, đặc điểm của nhân vật ; cách mà nhân dân lí tưởng hóa nhân vật ; lí giải
ý nghĩa của việc xây dựng nhân vật
- Từ cuộc đời, của nhân vật khái quát giá trị nội dung của tác phẩm, ý nghĩa
tư tưởng mà tác giả dân gian muốn gửi gắm
- Phát biểu những suy nghĩ của cá nhân về nhân vật; rút ra bài học cho bản thân và những người xung quanh từ việc tìm hiểu nhân vật
- Chỉ ra các chi
tiết kì ảo hoang
đường, hình ảnh
nghệ thuật đặc
sắc của mỗi
truyện và các
yếu tố nghệ thuật
khác của thể loại
truyền thuyết
- Lý giải ý nghĩa, tác dụng của các chi tiết kì ảo, hình ảnh nghệ thuật đặc sắc và các yếu tố nghệ thuật khác trong tác phẩm
- Khái quát về giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm; chỉ ra điểm khác biệt giữa các chi tiết
kì ảo trong cùng tác phẩm hoặc cùng thể loại
- Chỉ ra được những biểu hiện trong đời sống tín ngưỡng của nhân dân ta hiện nay có liên quan đến các chi tiết kì ảo hoang đường trong tác phẩm; nêu được ý nghĩa của những biểu hiện tín ngưỡng
Trang 4- Chỉ ra được
“cốt lõi sự thật
lịch sử” (nhân
vật, sự kiện lịch
sử…) mà tác
phẩm muốn phản
ánh; nhận ra
những sáng tạo
của nhân dân về
nhân vật, sự kiện
lịch sử… ấy
- Nêu được những đặc điểm
cơ bản của nhân vật, sự kiện lịch sử… mà tác phẩm đề cập đến; thấy được giá trị của những
“mơ và mộng”
mà nhân dân gửi gắm thông qua sáng tạo về nhân vật, sự kiện lịch sử… ấy
- Nhận xét, đánh giá những “mơ
và mộng” mà nhân dân gửi gắm thông qua sáng tạo về nhân vật, sự kiện lịch sử… ấy
- Chỉ ra được những biểu hiện trong đời sống tín ngưỡng của nhân dân ta hiện nay có liên quan đến nhân vật, sự kiện lịch sử… mà tác phẩm phản ánh; nêu được ý nghĩa của những biểu hiện tín ngưỡng ấy
- Nhận ra được
những bài học
mà dân gian gửi
gắm trong tác
phẩm
- Lí giải được nội dung, ý nghĩa của các bài học mà dân gian gửi gắm trong tác phẩm
- Nhận xét, đánh giá về các bài học mà dân gian gửi gắm qua các tác phẩm
- Chỉ ra được những tình huống trong đời sống của cá nhân có sự vận dụng một cách linh hoạt những bài học mà dân gian gửi gắm qua những truyền thuyết
- Nhận biết được
các văn bản viết
theo thể truyền
thuyết trong kho
tàng văn học
Việt Nam và thế
giới (đọc thêm)
- Nắm được những nét chính
về nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm viết theo thể truyền thuyết trong kho tàng văn học Việt Nam và thế giới (đọc thêm)
- Vận dụng hiểu biết thể loại để lý giải giá trị nội dung, nghệ thuật của từng tác phẩm viết theo thể truyền thuyết trong kho tàng văn học Việt Nam và thế giới (đọc thêm)
- Trình bày những kiến giải riêng, phát hiện sáng tạo
về văn bản dựa trên đặc điểm về thể loại của các tác phẩm viết theo thể truyền thuyết trong kho tàng văn học Việt Nam
và thế giới (đọc thêm)
III Tiến trình tổ chức hoạt động học tập
Trang 5Trước hết, để tổ chức các hoạt động học tập của HS khi dạy học chuyên
đề Đọc hiểu truyền thuyết Việt Nam, giáo viên cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
* Dạy học đọc hiểu truyền thuyết phải bám sát vào đặc trưng thể loại:
- Truyền thuyết là một thể loại tự sự dân gian:
+ Tự sự: có cốt truyện và hệ thống nhân vật Cốt truyện được triển khai, nhân vật được khắc họa nhờ một hệ thống chi tiết nghệ thuật phong phú đa dạng, bao gồm chi tiết sự kiện xung đột, chi tiết nội tâm, ngoại hình của nhân vật, chi tiết tính cách và cả những chi tiết liên tưởng, tưởng tượng, hoang đường
+ Tự sự dân gian: mang những đặc trưng của tác phẩm tự sự (có cốt truyện, có thể kể lại hoặc tóm tắt được; nhân vật được xây dựng theo bút pháp lãng mạn, lý tưởng hóa) và đặc trưng của văn học dân gian (là những sáng tác truyền miệng, là kết quả của quá trình sáng tác tập thể, có tính diễn xướng (ở đây là gắn với các lễ hội, phong tục thờ cúng nhân dân)
- Đặc trưng riêng của truyền thuyết:
+ Nhân vật: là các nhân vật có liên quan đến lịch sử thời quá khứ của đất nước, dân tộc
+ Chi tiết: có nhiều chi tiết kì ảo hoang đường
+ Ý nghĩa: phản ánh quan điểm đáng giá, thái độ và tình cảm của nhân dân về các sự kiện lịch sử và các nhân vật lịch sử
* Dạy đọc hiểu truyền thuyết phải chú ý đến mức độ đọc hiểu giữa các bài trong cụm bài để phát triển năng lực đọc hiểu truyền thuyết Cụ thể là, giáo
viên phải xác định được các văn bản dạy học sinh đọc hiểu một cách kĩ càng, các văn bản để học sinh tự đọc hiểu và các văn bản dùng để kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS sau khi học xong chuyên đề
* Dạy đọc hiểu truyền thuyết phải chú ý đến mối quan hệ với dạy học phần Tiếng Việt và Tập làm văn.
Đây là một yêu cầu quan trọng trong dạy học Ngữ văn ở trường THCS Các văn bản truyền thuyết được sử dụng để dạy đọc hiểu sẽ trở thành nguồn ngữ liệu để hướng dẫn học sinh tiếp thu các tri thức cơ bản về tiếng Việt và cách sử dụng tiếng Việt, cách tạo lập các kiểu văn bản và phương thức biểu đạt (ở đây là các văn bản tự sự) Tuy nhiên, mỗi mạch kiến thức đều có tính độc lập và logic của nó Vì thế, khi hướng dẫn HS đọc hiểu, GV cần đảm bảo cho
HS tiếp nhận được nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của mỗi tác phẩm, tránh tình trạng lạm dụng việc “tích hợp” để biến giờ đọc hiểu thành giờ học tiếng Việt, tập làm văn, dẫn đến phá vỡ việc tiếp nhận chỉnh thể văn bản nghệ thuật dân gian
Sau đó, giáo viên phân phối thời gian cho từng họa động dạy học Trong chuyên đề này, sẽ có 3 hoạt động chính như sau: Đầu tiên, giáo viên sử
dụng 4 tiết đầu để dạy học sinh đọc hiểu kĩ 2 văn bản đầu tiên (Con Rồng cháu Tiên và Thánh Gióng); sau đó, giáo viên dành 3 tiết hướng dẫn học sinh tự đọc văn bản thứ 3 (Sơn Tinh, Thủy Tinh) và văn bản đọc thêm (Bánh chưng, bánh
Trang 6giầy ); cuối cùng, giáo viên sử dụng 1 tiết để kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS sau khi học xong chuyên đề Ngữ liệu để kiểm tra có thể là văn bản Sự tích Hồ Gươm hoặc một văn bản tương đương nhưng không có trong sách giáo
khoa
Từ đó, giáo viên xác định mục tiêu, phương tiện cần thiết, cách thức tổ chức dạy học như sau:
1 Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh đọc hiểu truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên và Thánh Gióng
a) Mục tiêu: Giúp HS hình thành kĩ năng đọc hiểu văn bản truyền thuyết dân
gian Việt Nam, bao gồm:
- Nắm được cốt truyện, kể lại/tóm tắt nội dung của các văn bản
- Nêu và lý giải được nội dung ý nghĩa của các truyện
- Chỉ ra và phân tích được đặc trưng nghệ thuật của các truyền thuyết: yếu tố lí tưởng hóa và tưởng tượng kì ảo, mối quan hệ giữa các yếu tố hoang đường với sự thực lịch sử
Từ đó bồi dưỡng các phẩm chất như: tự hào dân tộc; yêu nước, yêu chuộng hòa bình; đoàn kết, tương thân tương ái…
b) Phương tiện cần thiết: Sách giáo khoa, tranh/ảnh minh họa, video clip (nếu
có), máy tính và máy chiếu, các phương tiện khác
c) Tổ chức dạy học:
Trước khi tổ chức dạy học, giáo viên cần xác định mức độ dạy học ở từng bài như sau:
- Con Rồng cháu Tiên: Đây là bài học đầu tiên trong chủ đề Truyền thuyết Vì vậy, giáo viên cần hướng dẫn học sinh bước đầu nắm được những
đặc trưng cơ bản của thể loại truyền thuyết bằng việc tổ chức các hoạt động để giúp học sinh nắm được cốt truyện; làm rõ sự kiện lịch sử mà tác phẩm đề cập đến; nhận diện được các chi tiết tưởng tượng kì ảo để chỉ ra đặc điểm khác thường của các nhân vật; giải thích được ý nghĩa của truyện
Sau đây là một số lưu ý về nội dung và hình thức nghệ thuật của truyện định hướng cho giáo viên trong việc tổ chức các hoạt động học của học sinh:
Về nội dung:
+ Truyện cho thấy tính chất kì lạ, cao quý của Lạc Long Quân và Âu
Cơ về nguồn gốc, hình dạng và về sự nghiệp mở nước của Lạc Long Quân
+ Truyện giải thích, suy tôn nguồn gốc cao quý, thiêng liêng của cộng đồng người Việt Từ bao đời, người Việt tin vào tính chất xác thực của những điều “truyền thuyết” về sự tích tổ tiên và tự hào về nguồn gốc, dòng giống Tiên, Rồng rất đẹp, rất cao quý, linh thiêng của mình
+ Truyện đề cao nguồn gốc chung và biểu hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất của nhân dân ta ở mọi miền đất nước Người Việt Nam, dù miền xuôi hay miền ngược, dù ở đồng bằng, miền núi hay ven biển, trong nước hay
ở nước ngoài, đều cùng chung nguồn cội, đều là con của mẹ Âu Cơ, vì vậy, phải luôn yêu thương, đoàn kết lẫn nhau
Trang 7Các nội dung, ý nghĩa trên góp phần quan trọng vào việc xây dựng, bồi đắp những sức mạnh tinh thần của dân tộc
Về nghệ thuật: Truyện sử dụng các chi tiết tưởng tượng kì ảo Tác dụng:
+ Tô đậm tính chất kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ của nhân vật, sự kiện;
+ Thần kì hóa, linh thiêng hóa nguồn gốc giống nòi, dân tộc, để chúng
ta thêm tự hào, tin yêu, tôn kính tổ tiên, dân tộc mình;
+ Làm tăng sức hấp dẫn của tác phẩm
- Thánh Gióng: Đây là bài thứ hai trong chủ đề Truyền thuyết Với bài
này, giáo viên cần tổ chức các hoạt động để học sinh vận dụng những điều đã
học được từ bài Con Rồng cháu Tiên vào việc đọc hiểu văn bản Thánh Gióng.
Số lượng câu hỏi và bài tập của bài học này nhiều và khó hơn so với bài Con Rồng cháu Tiên Ngoài việc nắm vững cốt truyện, học sinh còn đọc kĩ từng
đoạn để trả lời các câu hỏi và bài tập liên quan đến việc nhận diện sự kiện lịch
sử được đề cập đến; xác định nhân vật chính và những chi tiết kì ảo mà tác giả dân gian sử dụng để xây dựng hình tượng nhân vật đó; giải thích ý nghĩa của một số chi tiết để khái quát được đặc điểm của nhân vật; làm rõ cơ sở sự thật lịch sử của truyện và phát biểu suy nghĩ cá nhân về nhân vật; khái quát ý nghĩa của tác phẩm
Riêng cơ sở sự thật lịch sử của truyện, giáo viên cần giúp học sinh nhận rõ:
+ Vào thời đại Hùng Vương, chiến tranh tự vệ ngày càng trở nên ác liệt, đòi hỏi phải huy động sức mạnh của cả cộng đồng
+ Số lượng và kiểu loại vũ khí của người Việt cổ tăng lên từ giai đoạn Phùng Nguyên đến giai đoạn Đông Sơn
+ Vào thời Hùng Vương, cư dân Việt cổ tuy nhỏ nhưng đã kiên quyết chống lại mọi đạo quân xâm lược lớn mạnh để bảo vệ cộng đồng
Dưới đây là một số lưu ý về nội dung và hình thức nghệ thuật của truyện định hướng cho giáo viên trong việc tổ chức các hoạt động học của học sinh:
Về nội dung:
+ Truyện kể về ý thức và sức mạnh đánh giặc đã có từ rất sớm của người Việt cổ
+ Truyện cho thấy Gióng là hình tượng tiêu biểu, rực rỡ của người anh hùng đánh giặc giữ nước Trong văn học Việt Nam nói chung, văn học dân gian nói riêng, đây là hình tượng người anh hùng đánh giặc đầu tiên, tiêu biểu cho lòng yêu nước của nhân dân ta Gióng là người anh hùng mang trong mình sức mạnh của cả cộng đồng ở buổi đầu dựng nước: sức mạnh của tổ tiên thần thành (sự ra đời thần kì); sức mạnh của tập thể cộng đồng (bà con làng xóm góp gạo nuôi Gióng); sức mạnh của thiên nhiên, văn hóa, kĩ thuật (núi non và khắp vùng trung châu, tre và sắt)
Trang 8- Về nghệ thuật: Truyện sử dụng nhiều chi tiết đặc sắc để xây dựng nhân vật trung tâm – Thánh Gióng, như:
+ Tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đánh giặc;
+ Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, giáp sắt để đánh giặc;
+ Bà con làng xóm góp gạo nuôi Gióng;
+ Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ;
+ Gậy sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc;
+ Đánh giặc xong, Gióng cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng về trời Với cả hai văn bản này, việc hướng dẫn học sinh đọc hiểu đều bắt đầu từ những hiểu biết, kinh nghiệm của học sinh có liên quan đến chủ đề của bài học Những hiểu biết ấy vừa là tiền đề dẫn nhập vào hoạt động tìm hiểu bài mới diễn ra sau đó vừa là kiến thức để GV có thể khai thác để phục vụ cho hoạt động đọc hiểu
Chẳng hạn, với bài Con Rồng cháu Tiên, học sinh khởi động bằng hoạt
động sau:
(1) Quan sát các tranh minh họa nội dung một số truyện dân gian Việt Nam kể về thời các vua Hùng dưới đây và cho biết : Em đã đọc truyện nào trong số những truyện đó?
(2) Hãy giới thiệu nhân vật và sự việc thể hiện trong tranh minh họa truyện mà em đã đọc
Trong hoạt động trên, học sinh sẽ quan sát tranh và trao đổi với nhau về nội dung của các bức tranh ấy Trong những nội dung mà học sinh trao đổi sẽ
có những vấn đề nào đó có liên quan đến bài học Đây là cách thức huy động vốn kiến thức và kĩ năng để chuẩn bị tiếp nhận kiến thức và kĩ năng mới; đồng thời tạo ra hứng thú để các em bước vào bài học mới
Sau đó, giáo viên hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản thông qua hệ thống các bài tập/nhiệm vụ Có 2 nhóm hoạt động được thực hiện trong bước
này, đó là đọc văn bản và tìm hiểu văn bản Với hoạt động đọc văn bản (gồm
cả đọc Chú thích), học sinh có thể thực hiện trước ở nhà, đến lớp chỉ đọc một
đoạn hoặc bài ngắn và một vài lưu ý trong chú thích Với hoạt động tìm hiểu văn bản, học sinh sẽ trả lời một số câu hỏi, làm một số bài tập trắc nghiệm kết
Trang 9hợp tự luận để đọc hiểu văn bản theo đặc trưng của thể loại truyền thuyết như
đã nói ở trên
Chẳng hạn, với bài Con Rồng, cháu Tiên, học sinh sẽ đọc hiểu văn bản
thông qua các hoạt động sau:
(1) Đọc văn bản
(2) Tìm hiểu văn bản:
(a) Hoạt động cá nhân: Hãy kể lại một cách ngắn gọn truyện Con Rồng, cháu Tiên.
(a) Hoạt động cặp đôi: Truyện Con Rồng cháu Tiên kể về những nhân vật
và sự kiện lịch sử nào? Các nhân vật và sự kiện đó thuộc thời đại nào?
(b) Hoạt động nhóm: Các nhân vật và sự kiện trong Con Rồng cháu Tiên
có gì khác thường (về nguồn gốc, hình dạng)?
(c) Hoạt động nhóm: Truyện Con Rồng cháu Tiên muốn giải thích điều gì?
(d) Hoạt động cặp đôi: Chỉ ra các chi tiết tưởng tượng kì ảo trong truyện
(e) Hoạt động với cả lớp: Dựa vào định nghĩa dưới đây, em hãy nêu
những đặc điểm tiêu biểu của truyền thuyết:
Truyền thuyết là loại truyện dân gian truyền miệng kể về các nhân vật và
sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì
ảo Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các nhân vật và sự kiện lịch sử
Với bài Thánh Gióng, học sinh sẽ đọc hiểu văn bản thông qua các hoạt
động sau:
(1) Đọc văn bản
(2) Tìm hiểu văn bản:
(a) Hoạt động cặp đôi: Hãy nói cho bạn nghe những điều em biết thêm về Thánh Gióng sau khi đọc xong văn bản
(b) Hoạt động cá nhân: Em hãy đọc và đánh số thứ tự vào trước các chi tiết
sau theo đúng trình tự xuất hiện trong truyện Thánh Gióng:
- Vào đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão sống phúc đức nhưng lại muộn con
- Đứa bé cất tiếng nói đầu tiên, đòi đi đánh giặc
- Đứa trẻ lên ba vẫn không biết nói, biết cười, cũng không biết đi, đặt đâu nằm đấy
- Giặc Ân xâm lược nước ta Thế giặc rất mạnh
- Đứa bé lớn nhanh như thổi Bà con hàng xóm góp gạo nuôi chú, mong chú giết giặc cứu nước
- Một hôm bà lão ra đồng thấy một vết chân to, ướm thử, về nhà bà thụ thai và mười hai tháng sau sinh ra một đứa bé rất khôi ngô
- Đứa bé đòi ngựa sắt, roi sắt, giáp sắt để đánh giặc
- Đánh giặc xong, tráng sĩ cởi giáp sắt để lại và bay thẳng về trời
- Đứa bé vươn vai một cái bỗng biến thành tráng sĩ, phi ngựa đến nơi có giặc, giết hết lớp giặc này đến lớp giặc khác
Trang 10(c) Hoạt động nhóm: Em hãy đọc kĩ hai đoạn văn đầu của truyện Thánh Gióng (từ đầu đến “… những vật chú bé dặn” và cho biết: Truyện kể về
khoảng thời gian nào trong lịch sử nước ta ? Thời ấy, nước ta có sự kiện gì đặc biệt ?
(d) Hoạt động nhóm: Truyện Thánh Gióng có những nhân vật nào ? Theo
em, ai là nhân vật chính của truyện? Trong truyện, nhân vật chính được xây dựng bằng nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo (do nhân dân ta hư cấu, tưởng tượng nên) Hãy tìm và liệt kê ra những chi tiết đó
(e) Hoạt động nhóm: Đọc kĩ đoạn văn thứ hai của truyện Thánh Gióng (từ
“Bấy giờ…” đến “… chú bé dặn”) và cho biết : Câu nói đầu tiên của Gióng là
gì ? Gióng nói về điều gì ? Câu nói ấy cho em biết gì về Thánh Gióng ? Những
hình ảnh ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt cho em biết gì về vũ khí đánh giặc của
nhân dân ta lúc bấy giờ ?
(f) Hoạt động nhóm: Em hãy đọc kĩ đoạn văn thứ ba trong văn bản (từ
“Càng lạ hơn nữa…” đến “… cứu nước”) và nêu cảm nhận về chi tiết : Bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé.
(g) Hoạt động nhóm: Đọc kĩ các đoạn văn còn lại và cùng nhau nêu suy nghĩ về ý nghĩa của các chi tiết sau :
– Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ.
– Gậy sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc.
– Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng về trời.
(Với mỗi chi tiết, hãy cho biết: Chi tiết đó có thật không ? Chi tiết đó cho
em biết điều gì về Thánh Gióng ?)
(h) Hoạt động cặp đôi: Truyền thuyết thường liên quan đến sự thật lịch
sử Hãy cho biết truyện Thánh Gióng có liên quan đến sự thật lịch sử nào ?
(i) Hoạt động với cả lớp: Đọc xong câu chuyện, em thấy hành động nào của Thánh Gióng là đẹp nhất ? Qua câu chuyện về Thánh Gióng, nhân dân ta muốn gửi gắm những suy nghĩ và ước mơ gì?
Hoặc giáo viên có thể dựa vào bảng mô tả mức độ nhận thức ở trên, biên soạn các câu hỏi/bài tập cụ thể để dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả
đọc hiểu văn bản Thánh Gióng như sau:
- Truyện Thánh
Gióng được sáng
tác theo thể loại
nào ?
- Nêu những đặc điểm cơ bản của thể loại truyền thuyết ?
- Nêu cách đọc hiểu văn bản viết theo thể truyền thuyết ?
- Tóm tắt truyện
Thánh Gióng
- Truyện Thánh
Gióng viết về đề
- Lý giải sự phát triển của các sự kiện và mối quan
hệ của các sự kiện, chi tiết tiêu
- Kể lại truyện Thánh Gióng bằng lời văn của em