9. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH CỦA LÀO
2.1.1. Qúa trình hình thành và phát triển
Tỉnh Sê Kong nằm ở miền Nam Lào có biên giới giáp với Việt Nam, phần lớn dân số là dân tộc Lào Thơng, với mật độ dân cư thưa thớt với diện tích là 11.000 km2
, dân số: 83.600 người. Đa số người dân sống bằng nghề nông. Sekong có những khu rừng nhiệt đới nguyên sinh chưa được khai phá với hệ thực vật và động vật phong phú, có thác nước nổi tiếng Tat May Hear. Đây là những tiềm năng để tỉnh phát triển du lịch sinh thái.
Tại Nghị quyết số 09-NQ/HNTW,07/05/2007 Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII, về việc tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế – xã hội nông thôn, Đảng ta chủ trương có chế độ tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo, hộ chính sách, vùng nghèo, vùng dân tộc thiểu số, vùng cao, vùng căn cứ cách mạng; mở rộng hình thức cho vay thông qua tín chấp đối với các hộ nghèo…
Để thực hiện có hiệu quả Nghị quyết của Đảng và Chiến lược quốc gia về xóa đói giảm nghèo, năm 2003, Chính phủ đã thành lập Quỹ cho vay ưu đãi hộ nghèo với số vốn ban đầu là 44 tỷ đồng, do Ngân hàng Khuyến khích NôngNghiệp và Ngân hàng Nhà nước đóng góp. Quỹ được sử dụng cho vay hộ nghèo thiếu vốn sản xuất kinh doanh với lãi suất ưu đãi và không phải bảo đảm tiền vay.
Với mô hình tổ chức được triển khai đồng bộ từ Trung ương đến địa phương trên cơ sở tận dụng bộ máy và màng lưới sẵn có của Ngân hàng Chính Sách, Ngân hàng Phục vụ người nghèo đã thiết lập được kênh tín dụng riêng để hỗ trợ tài chính cho các hộ nghèo ở Lào với các chính sách tín dụng hợp lý, giúp hộ nghèo có vốn sản xuất, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, từng bước làm quen với nền sản xuất hàng hoá và có điều kiện thoát khỏi đói nghèo.
Tuy nhiên, từ bộ phận quản trị đến bộ phận điều hành của Ngân hàng phục vụ người nghèo đều làm việc theo chế độ kiêm nhiệm nên rất ít thời gian để nghiên cứu những vấn đề thực tiễn, hạn chế công việc nghiên cứu đề xuất chính sách, cơ chế quản lý điều hành. Mọi hoạt động về nghiên cứu, đề xuất cơ chế chính sách đều giao cho
ban điều hành nghiên cứu soạn thảo trong khi ban điều hành đang thuộc Ngân hàng Chính Sách. Như vậy, không tách được chức năng hoạch định chính sách và điều hành theo chính sách.
Hơn nữa, bên cạnh Ngân hàng Phục vụ người nghèo, nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước hỗ trợ người nghèo và các đối tượng chính sách khác còn được giao cho nhiều cơ quan Nhà nước, hội đoàn thể và Ngân hàng thương mại Nhà nước cùng thực hiện theo các kênh khác nhau, làm cho nguồn lực của Nhà nước bị phân tán, chồng chéo, trùng lắp, thậm chí cản trở lẫn nhau. Bên cạnh nguồn vốn cho vay hộ nghèo được Ngân hàng Phục vụ người nghèo và Ngân hàng Chính Sách thực hiện thì thực tế còn có: nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm do Kho bạc Nhà nước quản lý và cho vay; nguồn vốn cho vay đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn do Ngân hàng Công thương thực hiện; nguồn vốn cho vay ưu đãi các tổ chức kinh tế và hộ sản xuất, kinh doanh thuộc hải đảo, thuộc khu vực II, III miền núi, các xã đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình xóa đói giảm nghèo của Chính phủ…
Việc hình thành các nguồn vốn cho vay chính sách nằm rải rác ở nhiều tổ chức tài chính với cơ chế quản lý khác nhau đã gây nhiều trở ngại cho quá trình kiểm soát của Nhà nước, không tách bạch được tín dụng chính sách với tín dụng thương mại.
Để triển khai Luật các tổ chức tín dụng trong việc thực hiện chính sách tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách; các nghị quyết của Đại hội Đảng IX, tách tín dụng ưu đãi ra khỏi tín dụng thương mại; đồng thời thực hiện cam kết với Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ tiền tệ thế giới (IMF) về việc thành lập Ngân hàng Chính sách ngày 29/01/2007 [6].
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của ngân hàng chính sách
NHCS được thành lập để thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Hoạt động của NHCS không vì mục đích lợi nhuận, được Nhà nước bảo đảm khả năng thanh toán, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0% (không phần trăm), không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được miễn thuế và các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước.
NHCS được thực hiện các nghiệp vụ: cho vay, thanh toán, ngân quỹ và được nhận vốn uỷ thác cho vay ưu đãi của chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế, chính trị – xã hội, các hiệp hội, các hội, các tổ chức phi Chính phủ, các cá nhân trong và ngoài nước đầu tư cho các chương trình dự án phát triển kinh tế xã hội.
NHCS là một trong những công cụ đòn bẩy kinh tế của Nhà nước nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo và đối tượng chính sách có điều kiện tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện sống, vươn lên thoát nghèo, góp phần thực hiện chính sách phát triển kinh tế gắn liền với xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội [6]
.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức
NHCS được tổ chức theo 3 cấp: cấp Trung ương, Chi nhánh ở cấp tỉnh, Phòng giao dịch ở cấp huyện. Mỗi cấp đều có bộ máy quản trị và bộ máy điều hành tác nghiệp.
Bộ máy quản trị, gồm: Hội đồng quản trị và bộ máy giúp việc ở Trung ương; Ban đại diện Hội đồng quản trị ở cấp tỉnh, cấp huyện.
Bộ máy điều hành tác nghiệp bao gồm: Hội sở chính ở Trung ương; Sở giao dịch, 07 Chi nhánh cấp tỉnh và 46 Phòng giao dịch cấp huyện. Sơ đồ 2.1.
(Nguồn: Ngân hàng chính sách Lào, 2012)
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của NHCS Lào
2.1.4. Tình hình hoạt động từ năm 2011 - 2013
NHCS là đơn vị hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, nhằm góp phần thực hiện thắng lợi công cuộc xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội được ra đời cùng thời điểm đất nước chuyển mạnh sang kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.
Sự khởi đầu của NHCS gặp rất nhiều khó khăn, thiếu thốn về cơ sở vật chất, phương tiện làm việc, địa điểm làm việc. Đội ngũ cán bộ, nhân viên được điều chuyển từ Ngân Hàng Khuyến khích nông nghiệp, với chương trình tín dụng hộ nghèo. Bên cạnh đó, tỷ lệ đói nghèo trong nhân dân ở mức cao đã trở thành thách thức lớn đối với NHCS - một tổ chức tín dụng đặc thù trong hệ thống các TCTD của Lào.
Mặc dù vậy, tập thể NHCS đã nhanh chóng xây dựng hệ thống mạng lưới giao dịch từ Trung ương đến địa phương, hoàn thiện các quy chế, chính sách có liên quan đến tín dụng ưu đãi tạo điều kiện vận hành một mô hình tổ chức tín dụng đặc thù đạt hiệu quả và đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Để đạt được kết quả khả quan đó, NHCS đã khẩn trương xây dựng và thường xuyên thực hiện việc đơn giản hóa các quy trình, thủ tục cho vay phù hợp với trình độ người nghèo; tổ chức giải ngân trực tiếp cho người nghèo vay tại các Điểm giao dịch tại xã trước sự chứng kiến của chính quyền, hội, đoàn thể cơ sở.
Qua 5 năm tổ chức thực hiện của NHCS Lào đã giành được những thắng lợi to lơn để góp phần xóa đói giảm nghèo của người dân trên cả nước và góp phần đáng kể vào việc phát triển kinh tế xã hội như: đã giảm nghèo cho 11 huyện trong 46 huyện nghèo trên cả nước.
Riêng năm 2011 đến năm 2013, NHCS đã cho vay tín dụng trên 532 tỷ kíp và trong đó đã ưu đãi cho hộ nghèo vay 432 tỷ kíp, và tín dụng do khuyến khuých nông nghiệp 100 tỷ kíp [6]
.
2.1.5. Giới thiệu về ngân hàng chính sách, chi nhánh huyện Đặc Chưng, tỉnh Sê Kong Sê Kong
2.1.5.1. Quá trình thành lập và phát triển
Huyện Đặc Chưng nằm ở phía Đông của tỉnh Sekong có biên giới giáp với tỉnh Quảng Nam của Việt Nam. Huyện bao trùm bởi đồi núi có khí hậu mát lạnh phù hợp với công tác phát triển ngành trồng trọt và chăn nuôi, huyện Đặc Chưng bao gồm 77 làng bản và trong đó có 47 làng bản nghèo đói. Có dân số khoảng 2.961 người dân và 1.603 hộ gia đình, người dân sống ở đây đa số là làm nương và làm ruộng, chăn nuôi.
Sở giao dịch huyện Đặc Chưng tỉnh Sêkong phụ thuộc chi nhánh ngân hàng Chính Sách tỉnh Champasak, thành lập ngày 14/05/2009. Có trụ sở tại đường 16B, Bản Nong Nhưn huyện Đặc Chưng tỉnh Sê Kong.
2.1.5.2. Các phòng, ban và cơ cấu nhân sự
Cơ cấu tổ chức của NHCS huyện Đặc Chưng bao gồm bốn phòng ban như sơ đồ 2.2.
(Nguồn: Phòng tổ chức cán bộ, ngân hàng chính sách – chi nhánh huyện Đặc Chưng,2013)
Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức tại ngân hàng chính sách huyện Đặc Chưng
Cơ cấu tổ chức phòng tín dụng bao gồm:Bộ phận quản lý tín dụng về trồng trọt; Bộ phận quản lý tín dụng về chăn nuôi; Bộ phận quản lý về tín dụng sản xuất lụa, ngành công nghiệp và dịch vụ khác; Bộ phận thống kê, kiểm soát và thu hồi vốn.
2.2.THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH HUYỆN ĐẶC CHƯNG, TỈNH SÊ KONG SÁCH HUYỆN ĐẶC CHƯNG, TỈNH SÊ KONG
Các hình thức cho vay(thông thường): Sở trưởng
Phó sở trưởng
Phòng tín dụng Phong tổ chức cán bộ Phòng IT Thủ qũy
Khách hàng vay vốn là dân cư và doanh nghiệp có hai loại mục đích chính: Vay vốn phục vụ đời sống, sinh hoạt; Đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh.
Tùy theo từng mục đích mà cán bộ tín dụng thẩm định khách hàng vay vốn theo những nội dung sau:
* Thời hạn cho vay, Ngân hàng và khách hàng thoả thuận về thời hạn cho vay căn cứ vào: Chu kỳ sản xuất kinh doanh; Thời hạn thu hồi của dự án đầu tư; Khả năng trả nợ của khách hàng; Nguồn vốn cho vay của ngân hàng.
Từ đó Ngân hàng sẽ quyết định dựa theo đề nghị của khách hàng cho vayvới các thể loại là ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn.
* Lãi suất cho vay:
- Mức lãi suất cho vay do ngân hàng nơi cho vay và khách hàng thoảthuận phù hợp với quy định của ngân hàng và Ngân hàng Nhà nước.
- Mức lãi suất áp dụng đối với khoản nợ gốc quá hạn do ngân hàng chovay ấn định nhưng không vượt quá 150% lãi suất cho vay áp dụng trong thời hạn cho vay đã được ký kết hoặc điều chỉnh trong hợp đồng tín dụng, theo quy định của NHNN Lào và hướng dẫn của mỗi ngân hàng.
* Mức cho vay:
- Việc xác định mức cho vay căn cứ vào nhu cầu vay vốn của kháchhàng, giá trị tài sản làm đảm bảo tiền vay (Ngân hàng sẽ cho vay tối đa bằng75% giá trị tài sản bảo đảm), khả năng hoàn trả nợ của khách hàng, khả năngnguồn vốn của ngân hàng. Mức cho vay tối đa đối với một khách hàng khôngquá 15% vốn tự có của Ngân hàng.
- Số tiền vay sẽ giúp hộ sử dụng vốn có hiệu quả, độ an toàn vốn cao, đảm bảochất lượng tín dụng.
- Quy định về vốn tự có:
+ Đối với cho vay ngắn hạn: khách hàng phải có vốn tự có tối thiểu 10%trong tổng nhu cầu vốn
+ Đối với cho vay trung, dài hạn: khách hàng phải có vốn tự có tối thiểu15% trong tổng nhu cầu vốn
- Riêng đối với hộ sản xuất hoặc những khách hàng có tín nhiệm thì được vay đến 10 triệu kíp mà không phải bảo đảm bằng tài sản; nếu vốn tự có thấp hơn quy định trên, giao cho Giám đốc Ngân hàng nơi cho vay quyết định.
- Đối với những hộ vay trên 10 triệu thì phải thực hiện bảo đảm bằng tài sản theo 29
quy định hiện hành của Chính phủ, của Thống đốc NHNN Lào, của từng ngân hàng. * Đối tượng cho vay: chủ yếu là giá trị vật tư hàng hoá, máy móc thiết bịvà các kho chi phí thực hiện các dự án, phương án sản xuất kinh doanh, các vật dụng cần thiết cho sản xuất ...
* Nguồn vốn cho vay: Vốn của Ngân hàng là giá trị tiền tệ mà Ngânhàng tạo lập hay huy động được từ các nguồn nhàn rỗi để sử dụng vào hoạtđộng kinh doanh. Nó được hình thành từ 2 nguồn cơ bản sau: Vốn tự có; Vốn đi vay [7]
. * Thời gian cho vay
Bảng số 2.1: Thời gian cho vay vốn của ngân hàng chính sách Lào
STT Thời hạn cho vay Lãi suất (%)/năm
1 Ngắn hạn 5
2 Trung hạn 6
3 Dài hạn 7
(Nguồn: Phòng tín dụng, ngân hàng chính sách – chi nhánh huyện Đặc Chưng,2013)
2.2.1. Đánh giá chất lượng tín dụng tại ngân hàng chính sách huyện Đặc Chưng, tỉnh Sê Kong Chưng, tỉnh Sê Kong
* Những kết quả đạt đươc trước và sau khi cho vay tín dụng
Qua tổ chức thực hiện công tác tín dụng ở huyện Đặc trưng tỉnh Sekong thấy rằng năm 2011 chỉ cho vay hai nhóm khách hàng như sản xuất lúa và công nghiệp, nông nghiệp. Đến năm 2012 đã cho vay thêm ba nhóm khách hàng là giao thông vận tải, thương mại, dịch vụ. Đa số những người vay đều là dân nghèo với mục đích vay là để tổ chức sản xuất trong hộ gia đình để cải thiện đời sống. Dưới đây là bảng tổng kết số tiền cho vay tín dụng từ năm 2011-2013.
Bảng số 2.2: Tổng kết số tiền cho vay tín dụng từ năm 2011-2013.
Đơn vị tính: LAK
ST
T Ngành Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1 Công nghiệp- lụa 145.500.000 145.500.000 178.000.000
2 Xây dựng 3 Nông nghiệp 18.302.795.300 27.967.511.300 28.313.025.300 4 Thương mại 100.000.000 5 Vận tải và bưu chính 400.000.000 390.000.000 6 Dịch vụ 350.000.000 7 Tổng nợ trong hạn 18.448.295.300 28.513.011.300 29.331.052.300 8 Tổng nợ quá hạn 2.884.800.000 10.538.455.300 9.500.637.300
(Nguồn: Phòng tín dụng, ngân hàng chính sách – chi nhánh huyện Đặc Chưng,2013)
Từ số liệu trong bảng trên cho ta thấy rằng năm 2011-2013 tổng số tín dụng tăng lên, đồng thời, số nợ quá hạn cũng tăng lên từ 2,88 tỷ kíp năm 2011 lên 9,5 tỷ kíp năm 2013 hoặc bằng 229,8%, bằng 32,3% tổng tín dụng cả chi nhánh, lý do số lượng tín dụng tăng lên vì nhân dân có nhu cầu cao đối với vốn sản xuất nông nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi để xây dựng tăng kinh tế gia đình.
Bảng 2.3: Báo cáo kết quả doanh thu 2011-2013 (so sánh từng năm)
Đơn vị tính: LAK
STT Nội dung Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1 Doanh thu trong năm 832,317,208 2,133,626,238 2,605,357,168
2 Chi phí KD trong năm 127,000,000 147,236,413 182,929,247
3 Lãi/lỗ 705,317,208 1,986,389,825 2,422,427,921
4 Kết quả từ kinh doanh 99.97% 97.79% 92.98%
5 Kết quả từ đầu tư 4.3% 6.8% 7.5%
(Nguồn: Phòng tín dụng, ngân hàng chính sách – chi nhánh huyện Đặc Chưng,2013)
Chất lượng trong hoạt động kinh doanh cho thấy từ báo cáo kết của kinh doanh bảng 4 so với 3 năm 2011-2013 Doanh thu trong năm 2011 là 832.317.208 kíp, và trong năm có chi phí kinh doanh trong năm bằng 127.000.000kip. Rõ ràng là ngân hàng kinh doanh có hiệu quả tốt.
2.2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng tại ngân hàng chính sách huyện Đặc Chưng, tỉnh Sê Kong Chưng, tỉnh Sê Kong
2.2.2.1. Thực trạng chất lượng tín dụng
Trong thời gian qua, các Ngân hàng thương mại đang nâng lãi suất huy động để 31
có đủ vốn cho hoạt động cuối năm. Về cơ chế chính sách và pháp luật của nhà nước tiếp tục được hoàn thiện tạo môi trương pháp lý hoàn chỉnh đã tác động đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và hoạt động Ngân hàng. Trong đó các luật đất đai luật các tổ chức tín dụng sửa đổi, luật doanh nghiệp, bộ luật dân sự sửa đổi.... có tác động mạnh mẽ. Tuy nhiên Chi nhánh cũng gặp phải không ít khó khăn trong công tác xây dựng thị phần trên địa bàn đã có nhiều Ngân hàng cạnh tranh, đội ngũ cán bộ trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm. Phòng tín dụng cũng không nằm ngoài những thuận lợi khó khăn đó, đội ngũ cán bộ phòng tín dụng- chi nhánh Ngân hàng đã nổ lực phấn đấu, đã cố găng hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch được giao.
2.2.2.2. Quy trình tín dụng tại ngân hàng chính sách huyện Đặc Chưng
Để chuẩn hoá quá trình tiếp xúc, phân tích, cho vay và thu nợ đối với các khách hàng các Ngân hàng thường đặt ra quy trình phân tích tín dụng. Khi cho vay thì đều phải tuân thủ theo quy trình phân tích tín dụng này. Quy trình phân tích tín dụng ngắn