NHỮNG KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG tín DỤNG của NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH CHI NHÁNH HUYỆN đặc CHƯNG TỈNH sê KONG (Trang 55 - 58)

9. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

3.4.NHỮNG KIẾN NGHỊ

+ Kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước Lào * Về quy trình cho vay

Quy định tín dụng đối với khách hàng trong hệ thống Ngân hàng nhà nước Lào, cần ban hành những văn bản hướng dẫn cụ thể hơn nữa về thực hiện quy trình cho vay. Một số quy định cụ thể về quy trình áp dụng cho từng loại tín dụng ngắnhạn nhìn chung còn chưa đầy đủ, cần có hướng dẫn chi tiết để giúp cán bộ tín dụng nắm bắt và thực hiện được đúng công việc đảm bảo chất lựơng công việc.

* Về đảm bảo tiền vay

Ngân hàng nhà nước đã ban hành công văn hướng dẫn bổ sung thực hiện đảm bảo tiền vay, trong đó, có quy định các nội dung cần thực hiện. Tuy nhiên, cần có sự

hướng dẫn cụ thể hơn nữa, nhất là sự hỗ trợ về chuyên môn để thành lập Tổ thẩm định tài sản đảm bảo tại sở giao dịch. Hiện nay, đây vẫn còn là một vấn đề chưa giải quyết được ở sở giao dịchhuyện Đặc chưng.

* Về nhân sự

Ngân hàng nhà nước Lào cũng cần thực hiện tốt hơn nữa chính sách về nhân sự: tuyển chọn, đào tạo cán bộ, khen thưởng, kịp thời, rõ ràng. Ngân hàng chính sách cần tiếp tục thường xuyên có chính sách đào tạo cán bộ qua các lớp tập huấn cấp Hệ thống, gửi cán bộ đi đào tạo chuyên sâu, nghiên cứu các nghiệp vụ mới, công nghệ Ngân hànghiện đại trên thế giới để tìm cách áp dụng vào Ngân hàng. Tuyển chọn nhân sự ngày càng trở nên quan trọng. Ngân hàng chính sách phải có chính sách tuyển chọn đúng đắn để từng bước nâng cao trình độ đội ngũ đưa Ngân hàng vươn đến tầm cao của các hoạt động và dịch vụ chuyên nghiệp, hoàn hảo.

* Về chương trình hiện đại hoá

Đây là chương trình mà Ngân hàng chủ động triển khai tích cực từ trước đến nay, đã đưa lại những kết quả nhất định. Trong thời gian tới, Ngân hàng chính sách cần tiếp tục triển khai mạnh mẽ hơn, nhanh chóng áp dụng công nghệ tiên tiến trong hoạt động của mình, đồng thời, luôn tích cực cập nhật, học hỏi công nghệ mới, tạo điều kiện áp dụng nhanh chóng các công nghệ này ở các Ngân hàng chi nhánh.

* Về phát triển hợp tác quốc tế

Ngân hàng chính sách cần đẩy mạnh hơn nữa quan hệ hợp tác quốc tế để khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn lực bên ngoài, mở rộng hoạt động kinh doanh trên thị trường tiền tệ quốc tế, từng bước tiến gần đến các tiêu chuẩn quốc tế trong hoạt động.

* Về hình ảnh và văn hoá ngân hàng

Ngân hàng chính sách đã rất chủ động, tích cực, trong việc xây dựng thương hiệu: “An toàn, chất lượng, hiệu quả, tăng trưởng bền vững”. Việc củng cố, làm tôn vinh thương hiệu này không chỉ trong tầm quốc gia mà còn ở tầm quốc tế có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của Ngân hàng chính sách nói chung và hệ thống các sở giao dịch nói riêng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong chương 3, tác giả đã nêu ra định hướng hoạt động kinh doanh NHCS, chi nhánh huyện Đặc Chưng tỉnh Sê Kong, định hướng hoạt động tín dụng ngắn hạn của NHCS, chi nhánh huyện Đặc Chưng tỉnh Sê Kng. Tác giả còn đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng của NHCS, chi nhánh huyện Đặc Chưng tỉnh Sê Kong.

KẾT LUẬN

Hoạt động tín dụng NHCS, chi nhánh huyện Đặc Chưng tỉnh Sê Kong chủ yếu tập trung vào các đối tượng hoạt động sản xuất nông nghiệp và các dịch vụ phục vụ nông nghiệp, nông thôn; trong đó coi hộ sản xuất nông nghiệp là chủ đạo. Khi mà xu thế hội nhập vừa tạo ra vô vàn cơ hội kinh doanh nhưng cũng rất nhiều khó khăn cho hoạt động kinh doanh, chất lượng tín dụng NHCS nên việc nghiên cứu đề tài: “Nâng cao chất lượng tín dụng của NHCS, chi nhánh huyện Đặc Chưng tỉnh Sê Kong” đã giải quyết được những nội dung chủ yếu sau đây:

1) Hệ thống hoá những vấn đề cơ bản về tín dụng ngân hàng

2) Đánh giá được thực trạng hoạt động tín dụng của NHCS, chi nhánh huyện Đặc Chưng tỉnh Sê Kong, đồng thời chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân gây ra những hạn chế đó trong quá trình ngân hàng cấp tín dụng;

3) Đề xuất một số giải pháp chủ yếu để nâng cao chất lượng tín dụng NHCS trong thời kỳ mới và kiến nghị làm tiền đề cho việc triển khai các giải pháp trong thực tế. Phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn là một chiến lược quan trọng bậc nhất trong đường lối phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước ta; hoạt động của tín dụng ngân hàng trong lĩnh vực này vì thế cũng rất rộng lớn, đa dạng và thường xuyên biến đổi không ngừng. Trong khuôn khổ của luận văn chỉ đề cập nghiên cứu hoạt động và chất lượng tín dụng. Do vậy, còn có những khiếm khuyết cần phải tiếp tục nghiên cứu sâu hơn để tiếp tục hoàn thiện hoạt động ngân hàng góp phần cho sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn trên địa bàn huyện.

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO

* Tiếng Việt:

[1] Adam Mc Carthy (2001), Tài chính vi mô Việt Nam, Nhà xuất bản Hà Nội. [2] Trần Đình Định (2008), Quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng theo chuẩn mực, thông lệ quốc tế và quy định của Việt Nam, Nhà xuất bản Tư pháp.

[3] Frederic S.Mishkin (2001), Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội.

[4] Phan Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Thu Thảo (2002), Ngân hàng Thương mại- Quản trị và nghiệp vụ, Nhà xuất bảnThống kê Hà Nội.

[5] Tô Ngọc Hưng, Nguyễn Kim Anh (2005), Nghiệp vụ Kinh doanh Ngân hàng nâng cao, Học viện Ngân hàng, Hà Nội.

* Tiếng Lào:

[6] Ngân hàng chính sách Lào (2013), Quy chế về cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng ban của các chi nhánh trực thuộc.

[7] Ngân hàng chính sách, chi nhánh huyện Đặc chưng tỉnh Sê Kong, Báo cáo thường niên hoạt động kinh doanh các năm 2011 – 2013.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG tín DỤNG của NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH CHI NHÁNH HUYỆN đặc CHƯNG TỈNH sê KONG (Trang 55 - 58)