1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Công tác nghiên cứu và nắm bắt dư luận xã hội phục vụ lãnh đạo quản lý ở Thái Nguyên hiện nay

11 234 8
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 74,5 KB

Nội dung

Công tác nắm bắt và định hướng dư luận xã hội có vai trò đặc biệt quan trọng đối với công tác lãnh đạo quản lý. Để đáp ứng yêu cầu công tác lãnh đạo, quản lý xã hội trong giai đoạn mới ở Thái Nguyên một địa bàn có nhiều nét đặc thù do điều kiện tự nhiên, lịch sử, kinh tế, văn hóa, xã hội quy định, đòi hỏi lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên cần phải quan tâm nhiều hơn nữa và có các biện pháp cụ thể khắc phục những khó khăn, hạn chế của công tác dư luận xã hội. Các cơ quan lãnh đạo, quản lý các cấp cần quan tâm khai thác tối đa kết quả nghiên cứu, nắm bắt dư luận xã hội trong vùng phục vụ cho việc ra các quyết định đúng đắn, kịp thời, có hiệu quả; tránh được sự vô cảm hoặc “rối loạn cảm giác” trong công tác lãnh đạo, quản lý. Trong phạm vi cho phép, em xin chọn chủ đề: “Công tác nghiên cứu và nắm bắt dư luận xã hội phục vụ lãnh đạo quản lý ở Thái Nguyên hiện nay” để làm bài thu hoạch môn dư luận xã hội trong lãnh đạo quản lý, tìm hiểu lý luận và liên hệ thực tiễn tại địa phương về vai trò dư luận xã hội đối với lãnh đạo quản lý.

Trang 1

II NỘI DUNG 1 2.1 Một số vấn đề lý luận cơ bản 1 2.2 Thực trạng công tác dư luận xã hội phục vụ lãnh đạo quản lý ở Thái Nguyên hiện nay 2

3 Một số giải pháp nằm nâng cao chất lượng công tác dư luận xã hội phục vụ lãnh đạo quản lý 6 III KẾT LUẬN 9 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 10

Trang 2

I MỞ ĐẦU

Công tác nắm bắt và định hướng dư luận xã hội có vai trò đặc biệt quan trọng đối với công tác lãnh đạo quản lý Để đáp ứng yêu cầu công tác lãnh đạo, quản lý xã hội trong giai đoạn mới ở Thái Nguyên - một địa bàn có nhiều nét đặc thù do điều kiện tự nhiên, lịch sử, kinh tế, văn hóa, xã hội quy định, đòi hỏi lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên cần phải quan tâm nhiều hơn nữa và có các biện pháp cụ thể khắc phục những khó khăn, hạn chế của công tác dư luận xã hội

Các cơ quan lãnh đạo, quản lý các cấp cần quan tâm khai thác tối đa kết quả nghiên cứu, nắm bắt dư luận xã hội trong vùng phục vụ cho việc ra các quyết định đúng đắn, kịp thời, có hiệu quả; tránh được sự vô cảm hoặc “rối loạn cảm giác” trong công tác lãnh đạo, quản lý

Trong phạm vi cho phép, em xin chọn chủ đề: “Công tác nghiên cứu

và nắm bắt dư luận xã hội phục vụ lãnh đạo quản lý ở Thái Nguyên hiện nay”

để làm bài thu hoạch môn dư luận xã hội trong lãnh đạo quản lý, tìm hiểu lý luận và liên hệ thực tiễn tại địa phương về vai trò dư luận xã hội đối với lãnh đạo quản lý

II NỘI DUNG 2.1 Một số vấn đề lý luận cơ bản

2.1.1 Định nghĩa dư luận xã hội

Dư luận xã hội (DLXH) là một hiện tượng xã hội đặc biệt biểu thị sự phán xét, đánh giá và thái độ của các nhóm xã hội đối với các vấn đề liên quan đến lợi ích của các nhóm trong xã hội

Công tác DLXH có nhiệm vụ nắm bắt tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trước những vấn đề, sự kiện, hiện tượng để phản ánh cho các cấp có thẩm quyền; từ đó có định hướng, giải

Trang 3

quyết các sự việc, hiện tượng một cách hợp tình, hợp lý Đây là một trong những kênh thông tin quan trọng, là căn cứ khoa học phục vụ quá trình soạn thảo, ban hành và tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp

2.1.2 Vai trò của công tác nghiên cứu, nắm bắt dư luận xã hội đối với lãnh đạo, quản lý

Một là, Tham mưu cho các cơ quan lãnh đạo, quản lý trong việc soạn

thảo, ban hành, tổ chức thực hiện quyết định; thông tin, tuyên truyền định hướng dư luận xã hội

Hai là, Góp phần củng cố và mở rộng nền dân chủ trong Đảng, trong

xã hội Công tác nghiên cứu, nắm bắt dư luận xã hội tạo điều kiện để cán bộ, đảng viên và nhân dân đóng góp ý kiến, tham gia vào các công việc của Đảng, Nhà nước

Ba là, Góp phần đổi mới, nâng cao chất lượng công tác nắm bắt tâm

trạng, tư tưởng cán bộ, đảng viên và nhân dân của các cấp ủy đảng

2.1.3 Quan điểm chỉ đạo của Đảng về công tác nghiên cứu, nắm bắt

dư luận xã hội Đảng Cộng sản Việt Nam

Ngay từ khi mới thành lập đã coi việc nắm bắt lòng dân (tâm tư, nguyện vọng, ý chí của nhân dân) là một trong những công việc quan trọng hàng đầu nhằm đề ra được các chủ trương, đường lối cách mạng phù hợp lòng dân Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Dân chúng đồng lòng, việc gì cũng làm được Dân chúng không ủng hộ, việc gì làm cũng không nên”

Những năm đầu đổi mới và đặc biệt là thời gian gần đây, Đảng ta tiếp tục có những sự chỉ đạo nhằm tăng cường công tác điều tra xã hội học, nắm bắt dư luận xã hội Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương (Khóa VII) đã nêu ra nhiệm vụ đối với công tác tư tưởng: “Nâng cao chất lượng thông tin nội bộ và công tác tuyên truyền, coi trọng biện pháp điều tra

Trang 4

dư luận xã hội.” Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương (Khóa VII) tiếp tục yêu cầu: “Tổ chức điều tra dư luận xã hội về những vấn đề cần thiết cho công tác lãnh đạo, quản lý Nhà nước Xây dựng luật về trưng cầu dân ý.”Nghị quyết Trung ương 5 (Khoá X) về Công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới, tiếp tục nhấn mạnh: "Chú trọng công tác nghiên cứu, điều tra xã hội học, nắm bắt dư luận xã hội phục vụ công tác tư tưởng"

2.2 Thực trạng công tác dư luận xã hội phục vụ lãnh đạo quản lý

ở Thái Nguyên hiện nay

Công tác nắm bắt và định hướng dư luận xã hội phục vụ lãnh đạo quản

lý ở Thái Nguyên hiện nay đang tập trung vào các nội dung sau:

Một là, nắm bắt, phân tích, tổng hợp và phản ánh nhanh dư luận của

các tầng lớp nhân dân trước những sự kiện, hiện tượng, vấn đề xã hội quan trọng trong nước, trong ngành, tại địa phương và trên thế giới, đặc biệt là trước các chủ trương, chính sách của cấp ủy đảng và chính quyền các cấp

Hai là, tiến hành các cuộc điều tra xã hội học về dư luận xã hội phục vụ

quá trình hình thành, hoàn thiện và thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách quan trọng của cấp ủy đảng, chính quyền ngành, địa phương; định kỳ điều tra dư luận xã hội về hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị của địa phương

Ba là, đề xuất các biện pháp định hướng, hình thành dư luận xã hội tích

cực, tạo sự thống nhất về nhận thức, ý chí và hành động trong xã hội, thúc đẩy quá trình thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước và của ngành, địa phương; tham gia đấu tranh chống thông tin và quan điểm sai trái, thù địch

Bốn là, phối hợp với các cơ quan chức năng giám sát an ninh tư tưởng,

chính trị của các cuộc thăm dò dư luận xã hội do các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tiến hành trên địa bàn ngành, địa phương

Trang 5

* Về Thành tựu

Những năm qua, công tác nắm bắt và định hướng DLXH trên địa bàn tỉnh luôn được các cấp ủy Đảng quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện, không ngừng đổi mới về nội dung, phương thức hoạt động để nâng cao chất lượng; góp phần củng cố niềm tin trong cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc trong tỉnh vào sự nghiệp đổi mới; khơi dậy tinh thần yêu quê hương đất nước, góp phần giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, phát triển kinh

tế - xã hội, an ninh quốc phòng, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân Công tác nắm bắt và định hướng DLXH từng bước đổi mới về nội dung và phương thức hoạt động; từ đó có nhiều biện pháp giải quyết kịp thời, hiệu quả các vấn đề bức xúc nảy sinh trong thực tiễn cuộc sống

Công tác nắm bắt, định hướng DLXH đã được tỉnh Thái Nguyêns quan tâm từ nhiều năm nay Năm 2014, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã có Đề án số 17-ĐA/TU ngày 12-11-2014 về nâng cao chất lượng nắm bắt và định hướng DLXH trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2014-2018 Từ khi có Đề án, đội ngũ làm công tác DLXH ở các cấp thường xuyên được củng cố, kiện toàn để đáp ứng với yêu cầu công việc Thông qua việc thực hiện Đề án, Ban Tuyên giáo Tỉnh

ủy đã có một mạng lưới đội ngũ cộng tác viên ở hầu hết các cơ quan, ngành, lĩnh vực, địa phương ở trong tỉnh, đặc biệt là những vùng cần phải nắm thông tin, cập nhật thường xuyên

Không chỉ xây dựng mạng lưới cộng tác viên rộng khắp, mà việc nâng cao chất lượng cộng tác viên DLXH cũng luôn được Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy quan tâm Bởi chất lượng cộng tác viên được nâng lên thì chất lượng thông tin

dư luận cũng được nâng lên, sát với tình hình thực tiễn, mang tính thời sự và góp phần cho Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy có những thông tin cập nhật, cần thiết,

từ đó tham mưu cho cấp ủy, chính quyền định hướng được dư luận xã hội, xử

lý kịp thời những thông tin tránh tình trạng để bùng lên, tạo thành những dư

Trang 6

luận không tốt Tổ chức các lớp tập huấn, thường xuyên bố trí cộng tác viên

đi học tập, trao đổi kinh nghiệm…, là những việc làm thường xuyên được Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chú trọng

Việc nắm bắt DLXH trên địa bàn tỉnh được duy trì thường xuyên thông qua phiếu phản ánh của báo cáo viên tại hội nghị báo cáo viên các cấp tỉnh, huyện và cơ sở Từ năm 2011 đến nay, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã tổ chức được 39 hội nghị báo cáo viên thường kỳ với 3.900 lượt đại biểu tham dự; cung cấp gần 6.000 trang tài liệu tham khảo phục vụ công tác tuyên truyền miệng; hàng tháng, phát hành trên 5.000 cuốn Thông tin nội bộ phục vụ sinh hoạt chi bộ; đã phối hợp với ban tuyên giáo các cấp tổ chức được 22 cuộc điều tra xã hội học với trên 22 nghìn phiếu điều tra Kết quả điều tra đã giúp cho cấp ủy Đảng, chính quyền chỉ đạo khắc phục kịp thời những hạn chế, khuyết điểm trong lãnh đạo, quản lý và tổ chức thực hiện nhiệm vụ; đồng thời cung cấp dữ liệu cho các cơ quan chức năng kịp thời sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện những cơ chế, chính sách cho phù hợp với thực tế

Công tác thông tin, định hướng tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân được tăng cường Thông qua tổ chức hội nghị báo cáo viên, hội nghị công tác tuyên giáo định kỳ và các bản tin nội bộ phục vụ sinh hoạt chi bộ, bản tin phục vụ công tác lãnh đạo quản lý đã kịp thời cung cấp thông tin về chính sách pháp luật, tình hình thời sự trong nước và quốc tế cũng như trong tỉnh đến người dân

Trong công tác điều tra DLXH, hàng quý, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã

tổ chức các cuộc điều tra gắn với những vấn đề "nóng" mà xã hội đang quan tâm như: Các sự kiện chính trị; tình hình phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng; việc tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước Công tác trực tiếp đối thoại với nhân dân ngày càng được coi trọng Việc thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa ban tuyên

Trang 7

giáo các cấp với các cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp trong triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết những vấn đề bức xúc của nhân dân trên địa bàn đã góp phần giải quyết kịp thời những vấn đề tư tưởng, DLXH nảy sinh ngay trong từng chủ trương, chính sách, dự án và ngay từ cơ

sở, không để tâm trạng lo lắng, bức xúc kéo dài

Công tác nắm bắt và phản ánh DLXH đã trở thành kênh thông tin quan trọng, hữu ích, giúp cấp ủy, chính quyền các cấp trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị

* Hạn chế

Việc nắm bắt, phản ánh tình hình DLXH có lúc, có nơi chưa được thường xuyên, dẫn đến không kịp thời nắm được diễn biến tư tưởng của cán

bộ, đảng viên, nhân dân Vẫn còn có sự việc khi trở thành vấn đề bức xúc trong nhân dân mới được báo cáo; việc tham mưu cho cấp ủy, chính quyền thiếu chủ động, chậm và chưa đề xuất được nhiều giải pháp tích cực; công tác

dự báo và tham mưu định hướng DLXH chưa đáp ứng yêu cầu đề ra Một số cấp ủy cơ sở chưa nhận thức đầy đủ về công tác DLXH, vẫn còn tình trạng nặng về thành tích, che dấu thông tin Do chưa có tổ chức bộ máy chặt chẽ từ tỉnh đến cơ sở nên đội ngũ cán bộ làm công tác DLXH chưa được kiện toàn, khả năng phân tích, dự báo tình hình còn hạn chế; việc tập huấn cho những người làm công tác DLXH chưa thường xuyên; sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong công tác nắm bắt DLXH chưa chặt chẽ

Hoạt động của đội ngũ cộng tác viên dư luận xã hội chưa đi vào nền nếp, nhất là thực hiện chế độ về giao ban, báo cáo, phản ánh và dự báo dư luận xã hội chưa đầy đủ, chính xác, thông tin thu được còn đơn giản; chưa có

cơ chế và chính sách hợp lý cho hoạt động của đội ngũ cộng tác viên nên chưa phát huy được hiệu quả hoạt động…

Trang 8

3 Một số giải pháp nằm nâng cao chất lượng công tác dư luận xã hội phục vụ lãnh đạo quản lý ở Thái Nguyên hiện nay

Để nâng cao chất lượng công tác nắm bắt và định hướng dư luận xã hội, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã xây dựng Đề án Nâng cao chất lượng nắm bắt

và định hướng DLXH trên địa bàn giai đoạn 2014-2018 với các mục tiêu cụ

thể: Đưa công tác nắm bắt và định hướng DLXH trở thành nhiệm vụ thường xuyên, có nề nếp của cả hệ thống chính trị; nâng cao chất lượng nắm bắt và định hướng tư tưởng của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn về những vấn đề bức xúc, nổi cộm, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị; dự báso kịp thời, chính xác tình hình DLXH và đề xuất các giải pháp phù hợp, giúp cấp ủy, chính quyền đưa ra những quyết sách đúng đắn; lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cộng tác viên DLXH có khả năng nắm bắt, tổng hợp, phân tích tâm trạng DLXH.

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả nghiên cứu, nắm bắt dư luận xã hội phục vụ công tác lãnh đạo, quản lý hiện nay:

3.1 Sử dụng các kết quả nghiên cứu, nắm bắt dư luận xã hội phục

vụ quá trình ra quyết định của các cấp lãnh đạo, quản lý

Để có được những quyết định đúng đắn, các cơ quan lãnh đạo, trước hết phải nắm được trạng thái tư tưởng, tâm lý, những suy nghĩ, nhu cầu, tâm trạng và nguyện vọng của các tầng lớp xã hội trong vùng đối với những vấn

đề mà các quyết định nhằm giải quyết Dư luận xã hội là một trong những cơ

sở thông tin giúp các cấp lãnh đạo đánh giá đúng tình hình tâm trạng, tư tưởng xã hội để đưa ra những quyết định phù hợp lòng dân, kịp thời bổ sung chỉnh lý những quyết định còn khiếm khuyết, tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình tổ chức, thực hiện

Trang 9

3.2 Sử dụng các kết quả nghiên cứu, nắm bắt dư luận xã hội để đánh giá hiệu quả và đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền, định hướng dư luận xã hội

Công tác nghiên cứu dư luận xã hội là kênh thông tin phản hồi đáng tin cậy, cung cấp cho chủ thể tuyên truyền những băn khoăn, thắc mắc của đối tượng, nhờ đó, chủ thể tuyên truyền có thể chủ động giải đáp các băn khoăn, thắc mắc của người nghe, chuyển từ phương pháp độc thoại sang phương pháp đối thoại Dư luận xã hội là người phản biện tốt nhất đối với các luận điểm tuyên truyền Trên cơ sở nghiên cứu, nắm vững cơ chế hình thành, biến đổi dư luận xã hội, nhà quản lý có thể chủ động hình thành, định hướng dư luận xã hội một cách có hiệu quả Định hướng dư luận là sử dụng các nguồn thông tin chính thống tác động đến cá nhân, nhóm và cộng đồng làm thay đổi nhận thức, thái độ của họ, tạo ra sự nhất trí và đồng thuận thực hiện thắng lợi các mục tiêu, phương hướng đề ra

3.3 Sử dụng các kết quả nghiên cứu, nắm bắt dư luận xã hội để tập hợp trí tuệ, phát huy sáng kiến của các tầng lớp nhân dân

Các cuộc thăm dò dư luận xã hội có tác dụng kích thích tư duy sáng tạo của quần chúng trong việc tìm giải pháp cho các vấn đề thực tiễn và lý luận Trước các vấn đề nan giải, dư luận xã hội có thể nêu ra các khuyến nghị sáng suốt Các khuyến nghị này có thể được thu thập qua mạng lưới cộng tác viên

dư luận xã hội hoặc qua các cuộc điều tra dư luận xã hội Đó là những thông tin rất quan trọng giúp các cấp lãnh đạo, quản lý đề ra được các biện pháp có hiệu quả

2.3.4 Sử dụng các kết quả nghiên cứu, nắm bắt dư luận xã hội để đề xuất các biện pháp có hiệu quả nhằm ngăn chặn, giải quyết các điểm nóng

Điểm nóng trước khi xuất hiện, bao giờ cũng được báo trước trong dư luận xã hội qua sự xuất hiện của những băn khoăn, thắc mắc, những ý kiến

Trang 10

phản đối, thái độ bất bình, sức căng của các yêu cầu, đòi hỏi của nhân dân Thực tiễn cho thấy, một trong những nguyên nhân làm xuất hiện các điểm nóng, các cuộc phản ứng tập thể của nhân dân là do các cấp lãnh đạo không lắng nghe dư luận xã hội, không quan tâm đến tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân, hoặc do bị cấp dưới vì những lợi ích cá nhân, cục bộ, cố tình bưng bít thông tin, phản ánh sai lệch những vấn đề tâm trạng, tư tưởng của các tầng lớp nân dân Thiết chế nghiên cứu dư luận xã hội nhờ có những quy chế và những phương pháp bảo đảm tính khách quan của thông tin có thể khắc phục những căn bệnh nói trên

3.5 Sử dụng các kết quả nghiên cứu, nắm bắt dư luận xã hội để nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh chống các biểu hiện tham nhũng, quan liêu, thiếu trách nhiệm, trong bộ máy nhà nước

Dư luận xã hội chính là tai mắt của công chúng Các phần tử thoái hóa, biến chất trong bộ máy nhà nước sẵn sàng chà đạp lên các giá trị đạo đức và pháp luật nhưng lại rất ngại báo chí và dư luận xã hội Các phần tử này luôn tìm cách bưng bít thông tin, tránh né sự phát giác của báo chí và dư luận xã hội Sự lên án kịp thời và nghiêm khắc của dư luận xã hội không những sẽ thôi thúc các cơ quan pháp luật quan tâm giải quyết vụ việc mà còn làm cho các phần tử tham nhũng, quan liêu, tắc trách chùn tay

3.6 Sử dụng các kết quả nghiên cứu, nắm bắt dư luận xã hội để hình thành và củng cố các giá trị luân thường, đạo lý trong xã hội

Xét dưới góc độ cơ chế tâm lý xã hội, dư luận xã hội có sức mạnh to lớn trong việc bảo vệ các giá trị, chuẩn mực, thuần phong, mỹ tục của xã hội

Dư luận xã hội gắn liền với ý chí của các cộng đồng, các nhóm xã hội nên nó

có sức ép lớn đến tư tưởng và hành vi của mỗi cá nhân Trong công tác quản

lư, thông qua việc khuyến khích báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng

đề cao, ca ngợi các tấm gương đạo đức và lối sống cao đẹp, phê phán, lên án

Ngày đăng: 14/10/2020, 20:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w