LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan răng, những sô liệu và kêt quả nghiên cứu trong luận văn này là trung
thực và chưa được sử dụng đê bảo vệ một học vị nào
Tôi xin cam đoan răng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm
on va các thông tin trích dân trong luận văn đêu đã được ghi rõ nguồn gôc
Tác giả luận văn
Trang 2LỜI CÁM ƠN
Đề hoàn thành được bản luận văn này, trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn thây giáo PGS.TS Nghiêm Văn Lợi, người đã trực tiếp hướng dẫn trong suốt thời gian tôi thực hiện đê tài
Tôi cũng xin cảm ơn sự góp ý chân thành của các thầy, cô giáo khoa Kinh tế và Quản
lý, Phòng Đào tạo - Trường Đại học Thủy Lợi đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực
hiện đê tài
Tôi xin chân thành cảm ơn các câp ban ngành và các cơ quan, đơn vị trên địa ban tinh
Trang 3MỤC LỤC LỚI CAM ĐOAN c n1 1 12 1211111111111 11 011111011111 0111 1101111111111 1.11 1111 1111grk i 0909.) 092 ii DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐÔ - G- SH 3E 1 3 1511111111 1171511 11111151111 111 11111 x0 vi DANH MỤC BẢNG - 5< 1 t2 1 1513111151111 1115 1111111111111 1111111111111 T1 cx vii DANH MỤC CÁC VIET TAT VA GIAI THICH THUAT NGU oo ix PHÂN MỞ ĐẦU - 5-52 1 1115 12111 121115111115 111111111115 11 111511111111 11 01.0 T1 1 CHUONG 1 TONG QUAN VE VIEC LAM CHO LAO DONG NONG THON VA VẤN ĐÉ ĐÔ THỊ HÓAA G5 2222325 121515 12151511211511 1111151111111 11111111 L0 7
1.1 Cơ sở lý luận 2 52223 E13 E1 1115131511115 1115 111511151115 1115 1115111111 L0 7
1.1.1 Khu vực nông thôn và đặc điểm của lao động nông thôn Quan điểm của Đảng và chính sách tạo việc làm cho lao động nông thôn - 7
1.1.2 Đô thị hóa và tác động của đô thị hóa - 555cc ++++SSSSSSx+2 12
1.1.3 Các khái niệm cơ bản về việc làm ở nông thôn và vấn đề đô thị hóa L4 1.1.4 Các lý thuyết về tạo việc làm khu vực nông thôn .- 52s s52 21
1.1.5 Nội dung tạo việc làm cho lao động nông thôn . 5-5-5: 23
1.1.6 Những yếu tổ ảnh hưởng đến tạo việc làm cho lao động nông thôn 27 Tiêu chí đánh giá công tác tạo việc làm cho lao động nông thôn 29
| 7 Q 202 S11 T1 12 12121121211 11211 1121111111111 1111 1111112111111 11111111 111.11 11.1111.1111 29
1.2 Cơ sở thực tiễn - + + S213 1 1 11191512 313131111 1111111111 110111 0111110107010 01 3C 30 1.2.1 Kinh nghiệm tạo việc làm cho lao động nông thôn ở một số địa phương
VIỆT ÌNa1m CC Q01 ST Hee 30
1.2.2 Kinh nghiệm cho Thái Nguyên trong tạo việc làm đối với lao động nơng
thƠN - - - 5E SE 1E123E15E523E151121115112115 1111151111511 111 111111111011 T111111 11011111 32
1.3 Các nghiên cứu có liÊn quan c5 3222222311139 1 11 1111111111111 18g g.2 33 Kết luận chương Ì - - - SE 5E SE S111 11111111 1111111111111 111111111 rrke 36
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
Trang 42.1.1 Đặc điểm tự nhiên - tac E S3 E8 11181581818 5511151555111 EE111 E511 eeeree 37 2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội : c2-ct2ctcrterrtirrtirrrtrrrrrrrrrrrrrrrrk 42
2.2 Thực trạng đô thị hóa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên << <2 52 2.3 Khái quát về lao động và việc làm ở khu vực nông thôn Thái Nguyên 55 2.3.1 Khái quát về dân số, lực lượng lao động ở khu vực nông thôn 55 2.3.2 Khái quát về việc làm ở khu vực nông thôn . - - 5 +s+s+s+s+c+z 57 2.4 Thực trạng tạo việc làm cho lao động nông thôn Thái Nguyên 60 2.4.1 Các chính sách và giải pháp tạo việc làm đã thực hiện cho lao động nông 0108-80 /2:077177.= 60 2.4.2 Các bên có liên quan trong hoạt động tạo việc làm cho lao động nông 0108-80 /2:077177.= 63 2.4.3 Kết quả của các giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn tỉnh Thái 20 ääa AA 64
2.4.4 Đánh giá thực trang tạo việc làm cho lao động nông thôn 74
2.5 Các yếu tô ảnh hưởng đến tạo việc làm cho lao động nông thôn Thái Nguyên.78
2.5.1 Chính sách tạo việc làm Error! Bookmark not defined
2.5.2 Mức độ phát triển của các doanh nghiệp công nghiệp nông thôn 78 2.5.3 Mức độ phát triển của các ngành trong khu vực nông thôn 78 2.5.4 Công tác dạy nghề và nâng cao chất lượng lao động - +: 79
2.5.5 Hoạt động của thị trường lao động . << 55s **++++sessssss 79 2.5.6 Mức độ mở rộng của hoạt động xuất khẩu lao động . - S0
2.5.7 Các yếu tô từ bản thân người lao động + - 6 sx+x+x+x+Eexeeeeseee 81 2.5.8 CAC yOu tO KhAC eeeccecccesseceesesesesesecscscscscacsvsvsvsvstsestssesscssesssssnsusssasavavevens 83
2.6 Nguyên nhân của các tồn tại hạn chế trong tạo việc làm cho lao động nông thôn
i00, 83
Két ludin Chuong 2 vocccccccsccssccccssscssecscscsesescscecscscevsvsvevsesesesesssssssssasavavevevsnstststenseensen 84
CHUONG 3 GIAI PHAP CHU YEU TANG CUONG TAO VIEC LAM CHO LAO DONG NONG THON THAI NGUYENTRONG BOI CANH DO THI HOA 86
3.1 Muc tiéu va dinh hung vé tao Vide LAM eeeeesesesesesecscscsceceseveveveteesteeeees 86 3.1.1 Muc tidu va quan GiGi cccccccccccsccssssscsssescscscststsscscscscscsvavevscavavsvevens 86
Trang 53.2 Căn cứ để xuất giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn Thái Nguyên trong bối cảnh đô thị hÓa - 6k SEEEE9E9 9E E1 111111111 xe 90 3.2.1 Dự báo cung cầu lao động «+ + s31 E111 5 1E Exrxrxrkio 90 3.2.2 Tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa và chuyền dịch cơ cấu kinh tế 9Ị
3.2.3 Căn cứ thực trạng tạo VIỆC lằm - << Ă 5 11 1111111111111 1xx2 92
3.3 Một số giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn tỉnh Thái Nguyên trong bối cảnh đô thị hóa - - - SE SE SE 9E EEEEEEE51511 1111111515 111111515111 111k 93
3.3.1 Giải pháp tạo việc làm thông qua phát triển kinh tế - xã hội 93
3.3.2 Giải pháp phát triển nguồn nhân lực theo chiều sâu . -« 95
3.3.3 Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội phù hợp thực tiễn địa 0m06 á ằăằằ .ằằ 97 3.3.4 Nâng cao nhận thức về tự tạo và tìm kiếm việc làm của người nông dân H1111 111 HH HH TT TT kí 101 3.3.5 Giải pháp về quản lý lao động - + xxx EEEEEEeEsEerererees 102 3.4 Giải pháp đột phá - - - - c1 1211112111111 1111191111 HH 105 3.4.1 Mở rộng tạo việc làm trong sản xuất nông nghiệp - 5s: 105 3.4.2 Mở rộng tạo việc làm trong công nghiệp, sản xuất tiểu thủ công nghiệp, phát huy thế mạnh của các làng nghÈ - 5 +s+E+E+E+E+EeEeEEererezxeeeed 106 3.4.3 Mở rộng tạo việc làm trong dịch vụ thương mại . - - 106
3.4.4 Đây mạnh công tác đảo tạo nghề cho lao động nông thôn 107
3.4.5 Mở rộng các hình thức xuất khẩu lao động + + + cscscsreree 107 3.4.6 Phát triển và đa dạng hóa các loại hình tô chức sản xuất - kinh doanh 108 Kết luận chương 3 - - - SE SE S911 E1 11111111 1111111111111 111112101 gxke 110 /90108009/.))A1.0.9)000)9500107 111
IV.900)00005790407 (0n 115
50808 9 120
PHU LUC 1 BO CÔNG CỤ THU THẬP DỮ LIỆU PHẦN TÍCH 121
PHU LUC 2 MOT SO KET QUA PHONG VAN VE ANH HUONG THU HOI DAT
Trang 6DANH MỤC HÌNH, SƠ DO
Hình 2.1 GRDP và tốc độ tăng trưởng GRDP tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2016
H101 kí 44
Hình 2.2 Quy mô và gia tăng dân số tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2005 - 2016 47 Hình 2.3 Cơ cấu sử dụng đất tỉnh Thái Nguyên năm 20 16 + + sec 53 Hình 2.4 Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản khu vực nông thôn năm 20 144 (⁄6) c5 2222233 33333333555555555xxxxs 81
Trang 7DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Dân số và mật độ dân số các đơn vị hành chính tỉnh Thái Nguyên năm 2016
H101 kí 37
Bảng 2.2 Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 — 2016 42 Bảng 2.3 Chuyển dịch cơ cầu ngành giai đoạn 2005 — 20 16 - - -c+c+csesesesese 45 Bảng 2.4 Lao động và cơ cấu lao động theo ngành của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 0) 0 7 48 Bảng 2.5 Quy mô dân số, dân số đô thị và tỷ lệ dân số đô thị tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2000 — 2 Ï G LH Họ nọ 52 Bang 2.6 Cơ cấu sử dụng đất phân theo loại đất và đơn vị hành chính tỉnh Thái Nguyên năm 2Ú ÏỐ - S3 54 Bang 2.7 Dân số trung bình và nông thôn của Thái Nguyên . - + c+s+cscsz 55 Bảng 2.8 Dân số trung bình nông thôn phân theo huyện/thành phố(thị xã tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010-22 - G Q00 0000011111199 1 1111111111111 T00 111k ke 56 Bảng 2.9 Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo giới tính và phân theo thành
thi, MONG thon 1 57
Bảng 2.10 Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc hàng năm phân theo thành thị,
019)01501019:866134ì010020200777 “11a .ỖẦ 58
Bang 2.11 Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc hàng năm trong nên kinh tế
đã qua đào tạo phân theo giới tính và theo thành thi, nông thôn (%) - 59
Bảng 2.12 Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi phân theo giới tính
và theo thành thị, nông thôn - - - 110101011181883331111198893311 1111111 1 ng vờ 60
Bảng 2.13 Tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi theo giới tính và
theo thành thị, nông thôn E222 2222222229113311 1111111111111 1118025 111111 re 65
Bảng 2.14 Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc hàng năm trong nên kinh tế
đã qua đào tạo phân theo giới tính và theo thành thi, nông thôn (%) - 65 Bảng 2.15 Lao động được tạo việc làm ở nông thôn giai đoạn 2010-2016 68
Bang 2.16 Đào tạo nghệ cho lao động nông thôn theo số liệu điều tra - 69
Bảng 2.17 Số lao động được tạo việc làm trong năm (Người) - -<< <<<<<5 73
Trang 8huyen/TP/th Xa oo — ằằằẰằẰằẰŠằ S0
Trang 9Từ viết tắt CNH-HDH CS CMKT DVVL ĐTN GQVL GDCN ILO KCN KT LD LDNT LDTBXH LFS NSLD ODA PTNT TP TVL TW TCTK UBND VHLSS VL DANH MUC CAC VIET TAT VA GIAI THICH THUAT NGU Cụm từ tiếng Việt Công nghiệp hóa-Hiện đại hóa Chính sách Chuyên môn kỹ thuật Dịch vụ việc làm Đào tạo nghề Giải quyết việc làm Cáo dục chuyên nghiệp Tổ chức Lao động quốc tế Khu công nghiệp
Kinh tế
Lao động
Lao động nông thôn
Lao động Thương bĩnh và Xã hội
Điều tra lao động việc làm
Năng suất lao động
Trang 11PHAN MO DAU
1 Tinh cap thiét ctia dé tai
Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa tất yếu sẽ dẫn đến quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng một bộ phận diện tích đất nông nghiệp sang phục vụ quá trình phát triển
đô thị và các khu kinh tế, khu - cụm công nghiệp Vì vậy, sẽ có những tác động tích
cực cũng như tiêu cực đến hộ gia đình nông nghiệp nông thôn Những hộ gia đình này phải đối mặt với việc chuyển đối nghề do bị mất đất sản xuất, rơi vào trạng thái bị động và thiếu các điều kiện đảm bảo cuộc sống khi họ bị mất việc làm và buộc phải chuyển đổi nghề từ sản xuất nông nghiệp sang các ngành nghề khác, lao động nông nghiệp mất việc làm truyền thống và khó chuyển đổi nghề nghiệp Vẫn đề giải quyết
việc làm để ốn định đời sống cho người lao động nổi lên như một hiện tượng vừa mang tính khách quan của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, vừa mang tính đặc
thù của khu vực nông nghiệp, nông thôn nói chung và của tỉnh Thái Nguyên nói riêng Q trình đơ thị hố đã và đang diễn ra mạnh mẽ ở Thái Nguyên Đô thị hóa có thể tác
động làm người nông dân không còn tư liệu sản xuất, mất việc làm trong nông nghiệp,
quá trình chuyển đổi nghề nghiệp và tìm kiếm việc làm của họ rất khó khăn bởi trình độ tay nghề còn thấp và hạn chế, thiếu kinh nghiệm và kỹ năng làm việc trong môi trường
công nghiệp Vì vậy, mặc dù dự án mở ra nhiều, nhưng để có việc làm, thu nhập ôn định
vẫn luôn là vẫn đề cần giải quyết Có thể nói, đô thị hoá đã tác động rất lớn đến việc làm của người lao động nói chung và người nông dân nói riêng Sự quá tải về cơ sở hạ tầng, thiếu việc làm, thất nghiệp gia tăng làm phát sinh các tệ nạn xã hội, ô nhiễm môi trường gây không ít khó khăn cho việc hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, bảo vệ an ninh
chính trị, trật tự an toàn xã hội Mặc dù, đi cùng những dự án hạ tầng kĩ thuật và hạ tầng
xã hội ở các khu vực dân cư xung quanh vùng quy hoạch cũng được cải tạo và nâng cấp đồng bộ Đời sống của người dân có nhiều thay đổi theo chiều hướng tích cực, hạ tầng cơ sở và hệ thống (y tế, giáo dục, giao thông ) ngày càng được cải thiện hơn Tóm lại, bên cạnh những tác động của đơ thị hố đối với đời sống kinh tế - xã hội nói chung thì
đô thị hóa tác động trực tiếp đến vẫn đề lao động - việc làm của người dân nông thôn
Trang 12Vì vậy, việc nghiên cứu để tong két lý luận và thực tiễn tạo việc làm cho lao động
nông thôn Thái Nguyên là hết sức cần thiết, nhăm phân tích, đánh giá khái quát thực trạng việc làm, tạo việc làm cho người lao động nông thôn Thái Nguyên trong bối
cảnh đồ thị hóa và phân tích nhân t6 tac dong dén tao viéc lam khu vuc nong thon Tir
đó đề xuất những giải pháp tăng cường tạo việc làm cho người lao động nông thôn tỉnh Thái Nguyên Từ những lý do trên tác giả chọn đề tài: “Giđi pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn tỉnh Thái Nguyên trong bối cảnh đô thị hóa ” làm đề tài nghiên cứu cho
luận văn của mình
2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu tác động của đô thị hóa đến tình trạng thất nghiệp của người lao động trên địa bản tỉnh TN và đề xuất các giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn trong bồi cảnh đô
thị hóa
3 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
* Cách tiếp cận: Nghiên cứu dưới các giác độ tiếp cận toàn diện, tổng hợp, nhưng chủ yếu là các cách tiếp cận sau:
(1) Tiếp cận hệ thông
Khi nghiên cứu về giải pháp tạo việc làm tác giả tiếp cận các nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến tạo việc làm Qua cách phân tích ở từng nội dung cũng như từng nhân tố ảnh hưởng tác giả sẽ có cách nhìn tổng thể đến vẫn đề tạo việc làm cho người lao động nông thôn tỉnh Thái Nguyên trong bối cảnh ĐTH Từ đó, phân tích những nội hàm của vẫn đề và đưa ra các giải pháp cụ thể để tăng cường tạo việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh ĐTH Tiếp cận theo hệ thống giải pháp - các yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm cho lao động nông thôn Nghiên cứu tiếp cận từ lý thuyết, thực trạng và đưa ra các hệ thống giải pháp về tạo việc làm cho lao động nông thôn
(2) Tiếp cận có sự tham gia
Trang 13phương ) về tạo việc làm cho lao động nông thôn
Cách tiêp cận có sự tham gia được tiêp cận xuyên suôt ở tât cả các hoạt động, các nội
dung của luận văn, từ việc điêu tra, khảo sát và đánh giá thực trạng đên việc xác định
các giải pháp về tạo việc làm cho người lao động nông thôn tỉnh Thái Nguyên
(3) Ti iép cận thể chế
Phương pháp tiếp cận thể chế xem xét các nội dung của tạo việc làm trong mối quan hệ với pháp luật của Nhà nước Các chính sách vẻ kinh tế, các văn bản pháp quy, các quy định trong hợp đồng đã ban hành áp dụng liên quan đến việc làm và tạo việc làm được phân tích và được coi là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến tạo việc làm cho lao động nông thôn
* Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điêu tra: Phương pháp này áp dụng trong việc trên cơ sở phân tích của số liệu thông kê, tác giả tiến hành điều tra khảo sát thực tế để đối chiếu cơ sở lý luận và có cơ sở thực tiên cho vần đề nghiên cứu
- Phương pháp tổng hợp phân tích: Dựa trên các kết quả phân tích sâu về từng nội dung nghiên cứu đánh giá một cách tổng hợp mọi vẫn để vẻ việc làm cho lao động nông thôn trong bồi cảnh ĐTH
- Phương pháp so sảnh: Để tìm ra mối liên hệ giữa các hiện tượng, quá trình; kết quả
và hiệu quả quá trình tạo việc làm cho lao động nông thôn Phương pháp so sánh được áp dụng trong phân tích để thấy ra sự khác biệt trong các vẫn đề có liên quan đến tạo việc làm theo các tiêu thức khác nhau trong điều kiện không gian, thời gian nghiên cứu
hoặc trong cùng chỉ tiêu của các hộ: để tạo ra sự khác biệt về việc làm, thu nhập sự
Trang 14ngành, cơ quan Trung ương và địa phương; các nhà khoa học, các cơ sở đảo tạo, dạy
nghề; các doanh nghiệp sử dụng lao động nông thôn có liên quan; đặc biệt là các chuyên gia chính sách, chuyên gia có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực Sau khi thu thập ý kiến của các chuyên gia, tiễn hành một loạt các biện pháp xử lý các ý kiến này Mỗi chuyên gia được hỏi sẽ đưa ra ý kiến dự báo về vấn để nghiên cứu dưới dạng bảng thống kê tóm tắt
- Phương pháp phân tích: Dựa trên các kết quả phân tích sâu về từng nội dung nghiên cứu đánh giá một cách tông hợp mọi vấn đề về việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh ĐTH Đề tài áp dụng các mô hình phân tích khả năng có việc làm và phân tích cầu lao động vào trường hợp nghiên cứu cụ thể, ngoài việc sử dụng các biến truyền thống thường có sẵn như lao động, vốn, giá trị gia tăng hay tiền lương, sử
dụng một số biến đại diện cho quá trình thay đổi cơ câu kinh tế, chính sách tạo việc
làm nhờ đó phản ánh được phần nảo vai trò của các yếu tô tác động đến tạo việc làm cho khu vực nôngthôn
- Phương pháp thông kê kinh tế: Phương pháp này sử dụng số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân nhờ đó có thể phân tích ý nghĩa các con số, để tính toán các chỉ tiêu phục vụ
quá trình nghiên cứu Các chỉ tiêu phân tích có thể phân loại theo một chỉ tiêu hoặc phối
kết hợp hai hay nhiều chỉ tiêu tuỳ thuộc vào từng mục tiêu nghiên cứu cụ thể
- Phương pháp thong kê mô tả: Phương pháp này áp dụng trong việc mô tả tình hình chung của số liệu thông kê
4 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu a Đối trợng nghiên cứu
Đôi tượng nghiên cứu của đê tài là lý luận và thực tiên tạo việc làm cho lao động nông
thôn Thái Nguyên trong bối cảnh đô thị hóa b Phạm vì nghữHiÊH cứu
Trang 15- Phạm vi nội dung: Giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn Thái Nguyên - Phạm vi thời gian: Đề tài thực hiện nghiên cứu và phân tích dữ liệu về dân số, lao động - việc làm của Thái Nguyên giai đoạn 2015-2017, kết hợp các số liệu điều tra
thực địa do tác giả thực hiện: Các đề xuất cho giai đoạn đến năm 2025
5 Y nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài a, Ý nghĩa khoa học
Hệ thông hóa và làm rõ thêm cơ sở lý luận về tạo việc làm nói chung, tạo việc làm cho lao động nông thôn nơi có tôc độ đô thị hóa diễn ra rât nhanh và các yêu tô ảnh hưởng đền tạo việc làm từ đó đưa ra giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn trong bôi cảnh đồ thị hóa
Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học để xây dựng chính sách tạo việc làm, Tăng cường nhận thức cho các cấp lãnh đạo, các nhà quản lý trong việc vận dụng cơ sở lý luận về tạo việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh đô thị hóa
b, Y nghĩa thực tiễn
Cung câp thông tin về thực trạng việc làm và các chính sách tạo việc làm của Thái Nguyên giai đoạn 2010-2016
Làm rõ những vẫn đề tôn tại trong tạo việc làm cho người lao động nông thôn của Thái Nguyên
Đánh giá phân tích định lượng và định tính các yếu tố tác động đến tạo việc làm cho
lao động nông thôn Thái Nguyên trong bối cảnh đô thị hóa
Đê xuât các giải pháp tạo việc làm, tăng cường tạo việc làm cho người lao động nông thôn của Thái Nguyên
6 Kết quả dự kiến đạt được
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn
- Phân tích thực trạng thất nghiệp do ảnh hưởng của đô thị hóa
Trang 16từ quá trình đô thị hóa
7 Nội dung của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung đề tài chia làm 3 chương
Chương 1: Tổng quan về việc làm cho lao động nông thôn và vẫn đề đô thị hóa
Chương 2: Thực trạng tạo việc làm cho lao động nông thôn tỉnh Thái Nguyên trong
bối cảnh đô thị hóa
Trang 17CHUONG 1 TONG QUAN VE VIEC LAM CHO LAO DONG NONG THON VA VAN DE DO THI HOA
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Khu vực nông thôn và đặc điểm của lao động nông thôn Quan điểm của Đảng và chính sách tạo việc làm cho lao động nông thôn
1.1.1.1 Khái niệm về nông thôn
Nhiều quan điểm cho rằng nông thôn là địa ban ma ở đó dân cư sống chủ yếu bằng nông nghiệp, tuy nhiên như vậy là chưa đầy đủ vì có nhiều vùng dân cư sống chủ yếu băng tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, thu nhập từ nông nghiệp trở thành thứ yếu, chiếm một tỷ trọng rất thấp trong tổng thu nhập của dân cư Theo tác giả Triệu Đức Hạnh (2012) đã đưa ra khái niệm vẻ nông thôn như sau:
"Nông thôn là vùng khác với thành thị ở chô ở đó có một cộng đồng chu yêu là nông dan song va lam việc, có mật độ dán cư tháp, cơ cấu hạ táng kém phái triên hơn, có trình độ tiếp cận thị trường và sản xuất hàng hoá thấp hơn"
Đây là khái niệm dùng nhiều chỉ tiêu để đánh giá giữa nông thôn và thành thị vì vậy nó mang tính toàn diện hơn và được nhiều người chấp nhận hơn
1.1.1.2 Đặc trưng chủ yếu của khu vực nông thôn, so sánh với khu vực thành thị
Với khái niệm về nông thôn như trên, tác giả Tống Văn Chung (2000) đã chỉ ra những đặc trưng chủ yếu của khu vực nông thôn và so sánh với khu vực thành thị như sau:
Thứ nhát, nông thôn là vùng sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, các hoạt động kinh tế chủ yếu nhằm phục vụ cho nông nghiệp và cộng đồng cư dân nông thôn Phần lớn việc làm của khu vực nông thôn nằm trong khu vực nông nghiệp và thường là những việc làm có chất lượng và năng suất lao động thấp do mức độ ứng dụng khoa học công nghệ vào nông nghiệp của Việt Nam nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng
chưa cao
Thứ hai, khu vực nông thôn có cơ sở hạ tang kém phat triển hơn thành thị, trình độ tiếp
Trang 18Thứ ba, khu vực nông thôn bao gồm đa số người lao động có thu nhập trình độ văn
hoá, khoa học và công nghệ thấp hơn thành thị Vì vậy, khó có thể có được những điều kiện việc làm tôt
Thứ tư, khu vực nông thôn có tính cộng đồng làng, xã, thôn/bản rất chặt chẽ Điều này cũng có ảnh hưởng đến vẫn đề tạo việc làm, khi mà người lao động chỉ quen với cuộc sống ở nông thôn, làm những công việc nông nghiệp, do đó khó thích nghi với những
công việc ở lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ
1.1.1.3 Vai trò của khu vực nông thôn trong phái triển kinh tế xã hội
Theo Chu Tiến Dũng (2001) nông thôn có vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển
kinh tế xã hội
Thứ nhái, khu vực nông thôn cung câp những sản phâm thiệt yêu cho cuộc sông của
con người, do vậy nó đảm bảo sự ôn định và phát triên của xã hội Nông thôn là nơi
cung cấp nguồn nguyên liệu cho công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp phát triển
Thứ hai, lao động nông thôn chiếm đa số trong tổng lao động xã hội Vì vậy, nông thôn là nơi cung cấp nguồn lao động chủ yếu cho phát triển công nghiệp và các ngành khác Thứ ba, khu vực nông thôn không những là thị trường rộng lớn cho phát triển công nghiệp mà còn có vai trò đặc biệt quan trọng trong củng cố an ninh và quốc phòng giữ
gìn trật tự và an toàn xã hội
Thứ tr, nông thôn chiếm giữ tuyệt đại bộ phận tải nguyên của đất nước, từ rừng núi
sông biển với các loại thuỷ hải sản, động thực vật tới các loại khống sản Vì vậy,
nơng thơn có vai trò to lớn trong việc quản lý, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguôn tải nguyên để phát triển kinh tế xã hội
l.1.14 Lao động nông thôn
Lao động nông thôn là những người thuộc lực lượng lao động và tham gia hoạt động trong hệ thống các ngành kinh tế nông thôn như trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ trong nông thôn (Mai Thanh Cúc
Trang 19+ Lao động nông thôn sống và làm việc rải rác trên địa bàn rộng gây khó khăn trong việc bồi dưỡng đào tạo nghẻ, thông tin thị trường lao động cho lao động nông thôn Do
đó, ảnh hưởng lớn đến khả năng tạo việc làm cho người lao động
+ Lao động nông thôn có trình độ văn hố và chun mơn thấp hơn Tỷ lệ lao động nông thôn đã qua đào tạo chiếm tỷ lệ rất thấp Lao động nông thôn chủ yếu học nghề
thông qua việc hướng dẫn của thế hệ trước hoặc tự truyền cho nhau nên lao động theo
truyền thống và thói quen là chính, tạo ra sự khó khăn cho việc thay đối phương hướng
sản xuất và thực hiện phân công lao động, tạo việc làm bền vững, đồng thời hạn chế sự
phát triển kinh tế nông thôn
+ Việc làm của lao động nông thôn mang tính thời vụ rõ rệt, đặc biệt là các vùng nông thôn thuần nông Do đó, việc sử dụng lao động trong nông thôn kém hiệu quả, van dé
thiêu việc làm xảy ra phô biên và lâu dài ảnh hưởng đên vân đề tạo việc làm
+ Lao động nông thôn có khả năng tiếp cận và tham gia thị trường kém, thiếu khả năng năm bắt và xử lý thông tin thị trường, khả năng hạch toán hạn chế Do đó, gây khó khăn
trong việc tạo việc làm đặc biệt là những việc làm đòi hỏi kỹ năng của người lao động
1.1.1.5 Quan điểm của Đảng và chính sách tạo việc làm cho lao động nông thôn của
Việt Nam
s* Quan điểm của Đảng
Trong đường lối và chiến lược phát triển kinh tế xã hội Đảng ta xác định: "Đưa nước
ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vat chat tinh thần của
nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công
mon
nghiệp theo hướng hiện đại " Muốn vậy phải rất coi trọng "tăng cường" "nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ ” (Ban chấp hành Trung ương, 2009)
Theo đó, phải "chuyển biến mạnh cơ cấu kinh tế, cơ cẫu lao động theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hoá" "Tao chuyển biến mạnh về giáo dục vả đào tạo Phát huy nhân tố con người” cụ thể hơn Đại hội nhân mạnh "Tạo nhiều việc làm, cơ bản xoá
Trang 20nhiều lao động khôi phục phát triển các làng nghề, đấy mạnh phong trào lập nghiệp của thanh niên và đào tạo lao động có nghẻ Tổ chức quản lý chặt chẽ hoạt động xuất khẩu lao động " (Ban chấp hành Trung ương, 2009)
s* Chính sách việc làm
Theo tác giả Trần Việt Tiến (2012), chính sách việc làm là tổng thể các quan điểm tư
tưởng các mục tiêu, các giải pháp và công cụ nhằm sử dụng lực lượng lao động và tạo việc làm cho lực lượng lao động đó Chính sách việc làm là sự thể chế hoá pháp luật của Nhà nước trên lĩnh vực lao động và việc làm, là hệ thống các quan điểm, phương
hướng, mục tiêu và giải pháp giải quyết việc làm cho người lao động
Chính sách việc làm thực chất là một hệ thống các chính sách chung, có quan hệ và tác động đến việc mở rộng và phát triển việc làm cho lực lượng lao động của toàn xã hội,
như: chính sách khuyến khích phát triển các lĩnh vực, những ngành nghề có khả năng
thu hút nhiều lao động chính sách tạo việc làm cho đối tượng đặc biệt (người tàn tật, đối tượng tệ nạn xã hội ), chính sách hợp tác và xuất khẩu lao động đi nước ngoài
Chính sách việc làm bao gôm: Chính sách việc làm chủ động và chính sách việc làm thụ động
- Chính sách việc làm thụ động: Là chính sách nhằm hỗ trợ cho những người thất
nghiệp bằng cách giúp họ tạm thời không bị mất thu nhập và giảm mức tiêu thụ hoặc
bang cách tạo điều kiện cho họ kiếm được việc làm khác
Đặc điểm của chính sách việc làm thụ động: nhằm giải quyết hậu quả của thất nghiệp, chứ không phải giải quyết gốc rễ của vẫn đề
Chính sách việc làm chủ động: Là chính sách nhằm mục đích tạo điều kiện cho người
thất nghiệp tái hoà nhập vào thị trường lao động, giảm tý lệ thất nghiệp
Trang 21s%* Chính sách hỗ trợ tạo việc làm - Luật việc làm 2013
Chính sách tạo việc làm là một trong những chính sách xã hội cơ bản của mọi quốc gia
nhằm gop phan dam bao an toan, 6n dinh va phat triển xã hội Hội nghị thượng đỉnh
Copenhagen (1995) đã từng coi mở rộng việc làm là một trong những nội dung cơ bản
của chiên lược phát triên xã hội của các nước trên thê giới
Tạo việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp là một trong những mục tiêu vĩ mô mà Đảng, nhà nước ta luôn cụ thê hóa đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hang năm Chương II, Luật Việc làm được ban hành năm 2013 đã quy định về các chính sách hỗ trợ tạo việc làm bao gồm: Chính sách tín dụng ưu đãi tạo việc làm;
Chính sách hỗ trợ chuyển dịch việc làm đối với lao động khu vực nông thôn; Chính
sách việc làm công; Các chính sách hồ trợ khác
Chính sách tín dụng ưu đãi tạo việc làm, Nhà nước thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi để hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm và
các nguồn tín dụng khác Trong đó, nguồn hình thành Quỹ quốc gia về việc làm bao gồm: Ngân sách nhà nước; Nguồn hỗ trợ của tô chức, cá nhân trong và ngoải nước; Các nguồn hợp pháp khác Đối tượng được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm bao gồm: Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh; Người lao động Các đối tượng được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm với mức lãi suất thấp
hơn là: Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tô hợp tác, hộ kinh doanh sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật, người dân tộc thiểu số: Người dân tộc thiểu số đang sinh
sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, người khuyết tật Bên
cạnh đó, căn cứ điều kiện kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ, Nhà nước sử dụng các
nguôn tín dụng khác để cho vay ưu đãi nhằm thực hiện các chính sách gián tiếp hỗ trợ tạo việc làm (Quốc hội, 2013)
Các chính sách hỗ trợ khác, Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện cho người lao động
có nhu cầu và khả năng đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng Người lao động là
người dân tộc thiêu số: người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc hộ bị thu hồi đất
Trang 22Cơ chế, chính sách của Nhà nước, của địa phương và các quy định của chủ doanh nghiệp là nhóm nhân tô có ảnh hưởng quan trọng đến tạo việc làm cho người lao động Trong mỗi thời kỳ khác nhau, mỗi quốc gia, địa phương sẽ đề ra những chính sách cụ thể, hành lang pháp lý cho phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, mở rộng hoặc thu hẹp các lĩnh vực, ngành nghề, tạo môi trường để người chủ sử dụng lao động và người lao động gặp nhau Chính sách và cơ chế của nhà nước cũng trực tiếp hoặc gián tiếp
khuyến khích các chủ sử dụng lao động thu hút lao động đặc thù hay sa thải họ
Chính sách quốc gia về việc làm như: chính sách tạo việc làm cho người lao động thông qua quỹ quốc gia giải quyết việc làm; các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp sử
dụng nhiều lao động thông qua tín dụng, thuế, ; các chính sách phát triển các trung
tâm dịch vụ việc làm, chính sách khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống
chính sách xuất khẩu lao dong, khuyén khích người lao động tự tạo việc làm; đã và đang tạo được việc làm cho người lao động (Quốc hội, 2013)
1.1.2 Đô thị hóa và tác động của đô thị hóa 1.1.2.1 Nông thôn và đô thị hóa
Trịnh Khắc Thâm và cs (2007) đã định nghĩa đô thị hóa là sự mở rộng của đô thị, là
quá trình tập trung dân số vào các đô thị, là sự hình thành nhanh chóng các điểm dân
cư đô thị trên cơ sở phát triên sản xuât và đời sông
Quá trình đô thị hóa gắn liền với quá trình công nghiệp hóa Quá trình đô thị hóa cũng là quá trình biến đổi sâu sắc về co cau sản xuất, cơ câu nghề nghiệp, cơ cấu tổ chức sinh hoạt xã hội, cơ câu tô chức không gian kiến trúc từ dạng nông thôn sang thành thị
Có hai chỉ số biểu hiện sự đô thị hóa là: mức độ đô thị hóa và tốc độ đô thị hóa Tốc độ
đô thị hóa là tỷ lệ tăng dân số đô thị theo thời gian Mức độ đô thị hóa là tỷ lệ phần
trăm giữa dân số đô thị hay diện tích đô thị trên tong dân số hay diện tích của một
vùng hay khu vực hoặc toàn vùng (Trịnh Khắc Tham va cs., 2007)
1.1.2.2 Tác động của đồ thị hóa
+ Tác động tích cực: Thứ nhất, đô thị hóa tạo sức ép mạnh mẽ trong chuyển dịch cơ
cầu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Do trong quá trình công nghiệp
Trang 23sở hạ tầng kinh tế - xã hội, các khu công nghiệp, khu đô thị, Qua đó, tạo điều kiện thúc đây sản xuất các ngành thương mại và dịch vụ cũng như công nghiệp và xây dựng Từ đó, tạo ra càng nhiều việc làm trong các ngành phi nông nghiệp có giá trị gia tăng cao Thứ hai, đô thị hóa góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, việc làm theo hướng gia tăng lao động, việc làm trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ và công nghiệp, xây dựng Đồng thời tăng dần, lao động việc làm có trình độ chuyên môn và giảm lao động giản đơn, thu nhập của người lao động tăng lên Thứ ba, đô thị hóa góp phần thúc đây khả năng tự tạo việc làm, tìm kiếm việc làm và chuyền đôi việc làm đối với người nông dân mất đất nói riêng và người lao động nói chung.Quá trình đô thị hóa góp phần làm giảm việc sử dụng lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật, do đó người lao động phải tự trang bị những kiến thức, kỹ năng mới cho mình để tìm kiếm việc làm
hay chuyển đổi việc làm,khi tham gia vào các hoạt động kinh tế Thứ tư, đô thị hóa
góp phần làm tăng lực lượng lao động trẻ, hiện đại hóa đời sống dân cư nông thôn Cơ sở hạ tầng ở các khu vực đang xảy ra hiện tượng đô thị hóa được xây dựng phát triển,
các dự án đầu tư, đặc biệt là các khu công nghiệp thu hút lao động trẻ ở các vùng khác tới làm việc, tạo động lực lớn cho phát triển kinh tế Đời sống nhân dân được thay doi,
những người lao động nông thôn vốn quen với nên sản xuất nông nghiệp, nay dần trở thành các cư dân thành thị với tác phong công nghiệp, nếp sống văn minh và văn hóa cao hơn (Trịnh Khắc Thâm và cs.,2007)
+ Tác động tiêu cực: Ngoài những tác động tích cực nêu trên, quá trình đô thị hóa cũng làm nảy sinh những vấn đề tiêu cực như: Làm cho một số người dân trong diện bị thu hồi đất nông nghiệp rơi vào tình trạng thiếu việc làm hoặc thất nghiệp Đối với
người dân, đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, vi vậy mất đất sản xuất đồng nghĩa với mất tư liệu sản xuất, mất việc làm, không còn kế sinh nhai Hơn nữa, đa số những người dân đó có trình độ học van thap, chua qua dao tao va thiếu vốn, khó khăn trong việc tự tạo việc làm; Gia tăng sức ép tìm kiếm việc làm cho người lao động bị thu hồi đất và sức ép tạo việc làm, đảm bảo an sinh xã hội đối với các cấp chính quyên Do
quá trình đô thị hóa làm cho người dân rơi vào tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm,
đòi hỏi họ phải tự đi tìm kiếm việc làm tại những nơi thành thị đông đúc dân cư, gây SỨC ép về nhà ở, môi trường, y té, giáo dục, Bên cạnh đó, là áp lực về giải quyết vIệc
Trang 24chính quyên địa phương (Trịnh Khắc Thâm và cs., 2007)
Như vậy, nhu cầu việc làm của người lao động nông thôn trong bối cảnh đô thị hóa
luôn được đặt ra một cách cấp thiết Thực tế, đòi hỏi các cấp chính quyền cần có chính sách hỗ trợ người nông dân Tích cực hỗ trợ đào tạo nghề mới, tìm kiếm viéc lam 6n
định và lâu dài cho người nông dân, đặc biệt là ở những vùng có quá trình thu hồi đất nông nghiệp và chuyển đổi cơ câu kinh tế diễn ra nhanh Phát triển đa dạng các loại hình nghề nghiệp trên địa bàn các khu vực nông thôn thông qua các chương trình đào tạo nghề ngăn hạn, có kế hoạch giúp đỡ những người đã được đảo tạo nghề có thể tự mình phát triển nghề nghiệp, nâng cao thu nhập và ôn định đời sống Tăng cường sự phối hợp giữa các tô chức hội, đoàn thể và chính quyền các cấp với các cơ sở đào tạo nghề, đồng thời mở rộng thị trường xuất khẩu lao động để giảm tải áp lực thất nghiệp, thiếu việc làm ở khu vực nông thôn (Trịnh Khắc Tham va cs.,2007)
1.1.3 Các khái niệm cơ bản về việc làm ở nông thôn và vấn đề đô thị hóa
1.1.3.1 Việc làm
- Các quan điêm về việc làm
Theo Nguyễn Hữu Quỳnh (1998): "Việc làm là hành vi của nhân viên, có năng lực lao động thông qua hình thức nhất định kết hợp với tư liệu sản xuất, để được thù lao hoặc thu nhập " Bản chất của định nghĩa là sự kết hợp giữa người lao động và tư liệu sản
xuất Khu vực làm việc thuộc các loại hình kinh tế có thể là Nhà nước, tư nhân, có vốn đầu tư nước ngoài, v.v
Theo từ điển tiếng Việt: “Việc làm là công việc được giao cho làm và được trả công”
(Viện Ngôn ngữ học, 2010) tuy nhiên, khái niệm này còn quá rộng và chưa cụ thể
Trong thực tế người lao động có thể tự tạo ra việc làm cho mình, đồng thời có thu nhập
mà không cân được giao
Trong thực tế, khái niệm về việc làm thường nhắn mạnh ở hai điểm cơ bản, đó là thu
Trang 25động được thừa nhận là việc làm ở Việt Nam bao gồm tiêu thức về thu nhập và tính
pháp lý của việc làm
Thứ nhất, hoạt động đó phải có ích và tạo ra thu nhập cho người lao động và cho các
thành viên trong gia đình Điều này chỉ rõ tính chất hữu ích và nhẫn mạnh tiêu thức tạo ra
thu nhập và việc làm Hoạt động đem lại thu nhập được lượng hóa dưới các dạng như: + Người lao động nhận được tiên công tiên lương băng tiên hoặc hiện vật từ người sử
dụng lao động
+ Tự đem lại thu nhập cho bản thân thông qua các hoạt động kinh tế mà bản thân người lao động làm chủ
+ Dem lại thu nhập cho hộ gia đình mà bản thân người thực hiện công việc đó là thành viên của hộ gia đình hoặc hộ gia đình quản lý
Thứ hai, hoạt động đó không bị pháp luật ngăn cấm, điều này chỉ rõ tính pháp lý của việc làm Hoạt động có ích không giới hạn về phạm vi, ngành nghề và hoàn toàn phù hợp với sự phát triển của thị trường lao động ở Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế nhiễu thành phần Điều này khăng định tính chất pháp lý trong hoạt động của người lao động thuộc khu vực ngoải Nhà nước và các khu vực phi chính thức (Quốc hội, 2013)
Hai tiêu chí đó có quan hệ chặt chẽ với nhau và là điều kiện cần và đủ để một hoạt
động lao động được thừa nhận là việc làm Nếu một hoạt động tạo ra thu nhập nhưng vi phạm pháp luật như buôn lậu trộm cắp, mại dâm thì không được thừa nhận là việc làm Nếu căn cứ vào thu nhập đem lại cho người lao động thì có nhiều loại hoạt
động có ích cho xã hội, gia đình cộng đồng nhưng không tạo ra thu nhập hoặc góp phân tạo ra thu nhập
Từ những khái niệm trên, tác gia thống nhất khái niệm việc làm lờ hoạt động lao động của các cá nhân trong xã hội nhằm mục đích tạo ra thu nhập cho người lao động và
Trang 26Trong các cuộc điều tra Lao động việc làm ở Việt Nam, việc làm được xác định: Việc
làm là mọi hoạt động từ 1 giờ trở lên tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật cấm (Tổng cục Thông kê, 2011) Trong đó, việc làm được phân thành hai loại, bao gồm: Việc làm được trả công: bằng tiền, hoặc dưới các hình thức khác mà người nhận tiền lương, tiễn công phải hoàn thành trong một thời gian nhất định với yêu cầu cụ thể về số lượng và chất lượng công việc do người hoặc nơi trả công quy định, không phân biệt người đó hoặc nơi đó là cá thể hay cơ quan, doanh nghiệp Hợp đồng lao động (bằng giấy hoặc thỏa thuận miệng) cho phép họ nhận được tiền lương, tiền công co bản mà khoản thu nhập nảy không phụ thuộc trực tiếp và kết quả hoạt động của cơ
quan/don vi nơi họ làm việc
Việc tự làm: là các công việc mà thu nhập phụ thuộc trực tiếp vào lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất hàng hóa và dịch vụ Việc tự làm gồm các công việc tự làm của
bản thân để tạo thu nhập hoặc làm cho kinh tế của hộ gia đình mình không hưởng tiền lương, tiền công
Phân loại việc làm theo vị trí lao động:
Việc làm chính: Là công việc mà người lao động thực hiện dành nhiều thời gian
nhât và đòi hỏi yêu câu của công việc cân trình độ chuyên môn kỹ thuật
Việc làm phụ: Là công việc mà người lao động thực hiện dành nhiều thời gian nhất sau công việc chính
Việc làm bên vững: Khái niệm và nội dung về việc làm bền vững đã được các quốc gia trên thế giới (Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, ) quan tâm trong các chương trình
việc làm Theo ILO (2009), việc làm bên vững là cơ hội cho nam giới và nữ giới có được việc làm ổn định và năng suất trong điều kiện tự do, bình đăng, và nhân phẩm
được tôn trọng
Khái niệm việc làm bên vững được Tổ chức Lao động quốc tế ILO (2009) xác định:
Trang 27- Các quan điêm về tạo việc lam
Van đề tạo việc làm được nhắc đến trong Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X: “Phát triển thị trường lao động trong mọi khu vực kinh tẾ, tạo sự gan két cung-cau
lao động, phát huy tính tích cực của người lao động trong học nghề, tự tạo và tìm việc làm” (Ban chấp hành Trung Ương, 2006) Các chương trình hỗ trợ tín dụng, chuyền giao công nghệ và dạy nghẻ giúp người lao động nói chung và thanh niên nói riêng đầu tư sản xuất kinh doanh, tự tạo việc làm là một trong những nội dung hoạt động của các Chương trình Mục tiêu quốc gia về việc làm, giảm nghèo và dạy nghề
đến năm 2010 và 2015
Khái niệm về tạo việc làm: Theo Trần Ngọc Diễn (2002) tạo việc làm là quá trình tạo ra SỐ lượng, chất lượng tư liệu sản xuất, số lượng và chất lượng sức lao động và các
điều kiện kinh tế xã hội khác để kết hợp tư liệu sản xuất và sức lao động, đem lại thu nhập cho người lao động Tạo việc làm theo nghĩa rộng, bao gồm những vấn đẻ liên quan đến việc phát triển và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực Quá trình đó diễn ra
từ việc giáo dục, đào tạo vả pho cap nghé nghiệp, chuẩn bị cho người lao động tham gia vào thị trường lao động đến tự do lựa chọn việc làm và nhận lại những gì xứng
đáng với giá trị lao động mà mình đã tạo ra Tạo việc làm theo nghĩa hẹp chủ yếu
hướng vào đối tượng thất nghiệp, chưa có việc làm hoặc thiếu việc làm nhằm tạo thêm
chỗ làm cho người lao động, duy trì tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp
Ngoài ra, tạo việc làm có thể được chia làm hai loại:
+ Tạo việc làm ôn định: Công việc được tạo ra cho người lao động mà tại chỗ làm
việc đó và thông qua công việc đó họ có thu nhập lớn hơn mức thu nhập tối thiểu hiện
hành và ồn định theo thời gian từ 3 năm trở lên Việc làm ôn định luôn tạo cho người
lao động một tâm lý yên tâm trong công việc để lao động hiệu quả hơn
+ Tạo việc làm không ôn định: Bao gõôm các việc làm được tạo ra mà người lao động
phải thay đối công việc của mình liên tục trong thời gian ngăn
- SỐ lao động được tạo việc làm
Trang 28ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, trong đó, Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội có nhiệm vụ quyền hạn thu thập tong hợp chỉ tiêu số 0309 “Số lao động được tạo
việc làm” (trước đây là Quyết định số 305/2005/QĐ-TTg) Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành Thông tư số 02/2011/TT-BKHĐT ngày 10 thang 1 nim 2011 Quy định nội dung hệ thống chỉ tiêu thống kê Quốc gia; danh mục nội dung hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, huyện, xã Theo quy định tại thông tư 02/2011/TT: “Số lao động được tạo việc làm” phản ánh số lượng người lao động làm việc trong nền kinh tế quốc dân tăng thêm hằng năm, là chênh lệch giữa số lao động có việc làm ở kỳ báo cáo và số lao động có việc làm của kỳ trước” Đây là một trong những chỉ tiêu chính phục vụ cho việc hoạch định chính sách,
xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của Bộ, ngành, các địa phương đề
xuất giải pháp phát triển nguồn nhân lực, tạo việc làm bên vững và phát triển thị trường lao động
1.1.3.2 Lao động
* Lao động: là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhăm thay đối những
vật thể tự nhiên cho phù hợp với mục đích của con người Đặc điểm của hoạt động lao động: Hoạt động lao động phải có mục đích của con người; Hoạt động đó phải tạo ra
sản phẩm nhằm thỏa mãn những nhu cầu nào đó của con người; hoạt động của con
người phải là sự tác động vào tự nhiên làm biến đôi tự nhiên và xã hội nhằm tạo ra của cải vật chất và tinh thần phục vụ lợi ích của con người (Nguyễn Tiệp, 2007)
* $ức lao động: Quá trình lao động đồng thời là quá trình sử dụng sức lao động “Sức
lao động là phạm trù chỉ khả năng lao động, là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh
thân tồn tại trong một cơ thể, trong một con người đang sống và được con người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó” (Trần Xuân Cầu và Mai Quốc Chánh, 2008)
* Nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực bao gồm toàn bộ dân cư có khả năng lao động,
không phân biệt người đó đang được phân bố vào ngành nghề, lĩnh vực, khu vực nào
và có thể coi đây là nguồn nhân lực xã hội (Nguyễn Tiệp, 2008)
Trang 29tuổi lao động, nhưng thực tế còn khả năng và đang tham gia lao động (Nguyễn Vân Điềm và Nguyễn Ngọc Quân, 2007)
Các thuật ngữ tương tự, liên quan đến nguồn lao động bao gồm: Lực lượng lao động,
dân số làm việc và dân số hoạt động kinh tế Toàn bộ dân số có thể chia thành hai
nhóm: Nhóm một gồm những người tham gia hoạt động kinh tế; nhóm hai là những người không tham gia hoạt động kinh tế Nguồn lao động tiếp cận theo tuổi lao động
và trạng thái hoạt động kinh té, ngoài lực lượng lao động còn bao gồm cả những người
trong độ tuổi lao động nhưng chưa tham gia vào lực lượng lao động vì những lý do
khác nhau như: nội trợ, học sinh, sinh viên Ngoài ra, nguồn lao động còn bao gồm
cả những người trên độ tuổi lao động nhưng đang làm việc (Nguyễn Tiệp, 2008) Nguồn lao động = (Dân số trong độ tuổi lao động - Những người không có khả năng lao
động) + dân số trên độ tuổi lao động có việc làm (Nguyễn Tiệp, 2008)
Nguồn lao động = Lực lượng lao động + Dân số trong độ tuổi lao động không tham gia làm việc mà đang nội trợ + đi học + không có nhu cầu làm việc + lý do khác (Nguyễn
Tiệp, 2008)
* Lực lượng lao động: bao gồm những người trong độ tuôi lao động, đang có việc làm và những người chưa có việc làm đang tìm việc và sẵn sàng làm việc (thất nghiệp) (Nguyễn Tiệp, 2008)
Lực lượng lao động = Số người đủ 15 tuổi trở lên có việc làm + Số người thất nghiệp * Thiếu việc làm
Theo Michael (1999) thì thiếu việc làm là những người làm việc ít hơn mức mà mình
mong muốn, thiếu việc làm được biêu hiện dưới hai dang:
- Người lao động không có đủ việc làm theo thời gian quy định trong tuần, tháng - Làm những công việc có thu nhập thâp không đảm bảo cuộc sông nên muôn làm việc thêm để có thu nhập
Thiêu việc làm là những người làm việc ít hơn mức mà mình mong muôn Thiêu việc
Trang 30việc làm hữu hình là khi thời gian làm việc thấp hơn mức bình thường 7Jiếu việc làm v6 hình là khi thời gian sử dụng cho sản xuất kinh doanh không có hiệu quả dẫn đến thu nhập thấp, không đủ sống người lao động muốn tìm việc làm bố sung
Theo ILO (2009), người thiếu việc làm là người trong tuần lễ phỏng vẫn có số giờ làm việc dưới mức quy định chuẩn cho người có đủ việc làm và có nhu câu làm thêm Một số chuyên gia về kinh tế lao động lại quan niệm: “Thiếu việc làm còn gọi là bán thất nghiệp hoặc thất nghiệp trá hình là hiện tượng người lao động có việc làm ít hơn mức mà mình mong muôn
Theo định nghĩa trong điều tra lao động việc làm người thiêu việc làm được xác định:
&€ ` * oR on ` ` ~ ` * ` on rye oN ^ a A `
người thiêu việc làm là những người làm việc dưới 35 giờ một tuân, mong muôn và sẵn sàng làm thêm việc” (Tổng cục Thống kê, 2011)
* Thất nghiệp
Người thât nghiệp gôm những người trong khoảng thời gian xác định của cuộc điêu tra
không có việc làm nhưng đang tích cực tìm việc làm và có nhu câu được làm việc (David and Stanley, 1995)
Người thất nghiệp là người không có việc làm được trả công và đang có những cỗ
găng cụ thể để đi tìm một công việc trong 04 tuần qua hoặc bị buộc thôi việc nhưng
đang chờ đợi đi làm trong tháng tới Người thất nghiệp là những người không có việc
làm nhưng đang tích cực tìm việc hoặc đang chờ được trở lại làm việc (Samuelson and Nordhaus, 1989)
Theo khái niệm ILO (2009), thất nghiệp (theo nghĩa chung nhất) là tình trạng ton tai khi một số người trong độ tuổi lao động muốn có việc làm nhưng không thể tìm được
việc làm ở mức tiền công nhất định Trong điều tra Lao động việc làm, thất nghiệp
được xác định căn cứ vào ba tiêu chuẩn sau: (ï¡) hiện không làm việc; (ii) dang tim kiêm việc làm; (111) săn sàng làm việc
Trang 31Tạo việc làm là quá trình phát triển của hoạt động kinh tế hay nghệ nghiệp, quả trình
này có thé do nhà nước, các tô chức kinh tế xã hội, cá nhân thực hiện đem lại việc
làm, thu nhập cho chính bản thân hoặc người lao động
Khái niệm trên phản ánh toàn diện và chỉ ra được van đề tạo việc lam phải được xuất
phát từ nhiều phía bao gồm: cá nhân (người lao động), tổ chức (người sử dụng lao động nhà nước) và các điều kiện kinh tế xã hội khác Người lao động có thể tạo việc
làm bằng cách tự tạo việc làm cho chính họ, doanh nghiệp phát triển sản xuất tạo ra nhiều việc làm và đối với nhà nước ban hành các chính sách, thực hiện các chương
trình hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp tạo việc làm Những tương tác trên được đặt trong điều kiện kinh tế xã hội nhất định
Phân loại thất nghiệp Thất nghiệp toàn phần Thất nghiệp mot phan V.V
1.1.4 Các lý thuyết về tạo việc làm khu vực nông thôn 1.1.4.1 Lý thuyết John Maynard (Keynes,1936)
Tạo việc làm được thể hiện trong tác phẩm "Lý luận chung về việc làm, lãi suất và tiền tệ" xuất bản năm 1936 của Keynes Theo đó, việc làm được xem xét trong mối quan hệ sản lượng - thu nhập - tiêu dùng - đầu tư - tiết kiệm - việc làm, số việc làm có thê được
tạo ra hay giảm đi theo biễn động của nền kinh tế Trong một nên kinh tế, khi sản
lượng tăng thu nhập tăng, đầu tư tăng thì việc làm được tạo ra nhiều hơn và ngược lại
Khi tổng thu nhập tăng, người dân có xu hướng tăng tiêu dùng, song tốc độ tăng của tiêu dùng lại chậm hơn so với tăng thu nhập và người dân có khuynh hướng tiết kiệm một phần thu nhập, làm cho cầu tiêu dùng thực tế giảm tương đối so với thu nhập dẫn
đến một số hàng hóa và dịch vụ không có khả năng bán được dẫn đến thừa hàng hóa
Thừa hàng hóa là nguyên nhân gây ra khủng hoảng, ảnh hưởng tới sản xuất ở chu kỳ tiếp theo dẫn đến số lượng việc làm giảm và tăng thất nghiệp - ảnh hưởng đến khả
Trang 32Ưu điểm của lý thuyết về việc làm của Keynes (1936) được xây dựng dựa trên các giả định đúng với các nước phát triển, tuy nhiên nhược điểm là các giả thuyết đó khơng hồn tồn phù hợp với các nước đang phát triển Nhược điểm trên là do hầu
hết các nước nghèo, nguyên nhân khó khăn cơ bản để gia tăng sản lượng, tạo việc làm
không phải do tổng cầu không đủ cao, khác với các nước đang phát triển khi tổng cầu tăng sẽ kéo theo tăng giá cả, dẫn đến lạm phát Do vậy biện pháp tăng tổng cau dé tăng quy mô sản xuất, tạo việc làm không đúng với mọi quốc gia, trong mọi thời kỳ
Mặt khác, nếu tạo việc làm cho khu vực thành thị và một số trung tâm công nghiệp
băng cách tăng tổng cầu sẽ tạo ra làn sóng di dân từ nông thôn ra thành thị và tỷ lệ thất nghiệp ở đô thị gia tăng Điều này có thể làm suy giảm việc làm và sản lượng quốc dân của quốc gia
1.1.4.2 Thất nghiệp, việc làm ở các nước đang phát triển theo quan điểm của Najšiger
Van dé tạo việc làm là mối quan tâm lớn ở các nước kém phát triển Phát triển sản
xuất, giải quyết tiền lương xứng đáng cho người lao động là biện pháp quan trọng và cơ bản để giảm nghèo đói và bất bình đăng ở các nước kém phát triển Ở các nước kém phát triển có tình trạng thất nghiệp cao do trình độ sử dụng lao động thấp, những người thất nghiệp chủ yếu là lao động thanh niên ở khu vực thành thị, đặc biệt ở nhóm có trình độ là một trong những nguyên nhân gây mất ổn định chính trị, xã hội Cùng quá trình công nghiệp hố, đơ thị hố xuất hiện sự di chuyền lao động nông nghiệp,
nông thôn vào khu vực đô thị, công nghiệp do những khu vực này tạo ra nhiều việc
làm Tuy nhiên, quá trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố nhanh, khơng có lộ trình hợp
lý sẽ có tác động ngược lại (Wayne, 996)
Wayne và Nafiger (1998) giành nhiều tâm huyết để chỉ ra nguyên nhân và các chính sách khắc phục thất nghiệp ở các nước kém phát triển:
-_ Về nguyên nhân thất nghiệp Ông quan tâm đến các nguyên nhân đặc biệt như: Sự không phù hợp về công nghệ: giá các yếu tô sản xuất bị méo mó, tình trạng thất nghiệp
trong những người được đảo tạo
Trang 33chính sách lựa chọn công nghệ thích hợp (công nghệ phù hợp vừa tiết kiệm vốn và thu
hút được nhiều lao động - tạo nhiều việc làm) Chính sách làm giảm thiểu sự méo mó
của giá cả yếu tố sản xuất (khuyến khích phát triển công nghiệp vừa và nhỏ, tăng cường hiệu quả sử dụng vốn; chính sách tăng giá hối đoái, ): chính sách giáo dục; chính sách theo hướng tăng trưởng:
1.1.4.3 Mô hình HarryT.Oshima (dân theo Nguyễn Thị Đông, 2008)
Vấn đề tạo việc làm cho lao động nông thôn được quan tâm nhiều trong lý thuyết của Oshima Dựa trên điểm khác biệt giữa sản xuất nông nghiệp ở các nước Châu Á và Châu Âu Oshima đã đưa ra mô hình phát triển hai khu vực ở các nước Châu Á Khác
với Arthus và một số nhà kinh tế học phát triển khác, Oshima cho rằng Ở Các nudc
đang phát triển, đặc biệt ở các nước châu Á thì không phải lúc nào cũng có tình trạng dư thừa lao động nông thơn Ơng đưa ra lý do là nền nông nghiệp ở các nước châu Á có tính thời vụ rất cao và sản lượng nông nghiệp phụ thuộc vào vụ thu hoạch, sẽ không
có sự dư thừa lao động và có thể còn bị thiếu lao động Oshima cho rằng tình trạng dư
thừa lao động chỉ diễn ra vào lúc nông nhàn Do vậy, nếu áp dụng như mô hình chuyển dịch của Lewis- Fei-Renis sẽ không thích hợp ở các nước châu Á.Tóm lại, trong mô
hình phát triển của Oshima, tạo việc làm là tiền đề cho sự tăng trưởng (dẫn theo
Nguyễn Thị Đông, 2008)
1.1.5 Nội dung tạo việc làm cho lao động nông thôn
1.1.5.1 Tạo việc làm thông qua các chương trình kinh tế - xã hội
Các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước nhằm thúc đây tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước nói chung qua đó tạo nhiều việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động Nội dung các chương trình được xây dựng gắn với nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, địa phương trong từng thời kỳ Một số chương trình cụ thể như:
Trang 34rộng diện tích ni trồng Ngồi ra, tăng đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp - nông thôn để tạo điều kiện phát triển việc làm (Trần Thị Thu, 2003)
Các chương trình phát triển công nghiệp và dịch vụ: Các chương trình này có vai trò
quan trọng trong việc tạo việc làm và mở rộng việc làm trong công nghiệp và dịch vụ
Các chương trình này tập trung chủ yếu vào phát triển các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế mở, thu hút hàng triệu lao động làm việc trong khu vực nảy Hơn nữa, chương trình phát triển công nghiệp và dịch vụ nhằm đầu tư chiều sâu, đổi
mới thiết bị công nghệ, hiện đại hóa các ngành có lợi thế cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường trong nước và xuất khẩu: như chế biến nông — lâm - thủy sản, may mặc, điện tử,
một số sản phâm cơ khí, qua đó giải quyết việc làm cho người lao động, đặc biệt là lao động nông thôn (Nguyễn Hữu Dũng và Trần Hữu Trung, 1997),
Chương trình Mục tiêu quốc gia giải quyết việc làm: Từ năm 2000, Chính phủ phê duyệt danh mục Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2001-2005 và phân công cơ quan quản lý, triển khai thực hiện chương trình mục tiêu trong đó có mục tiêu phan đầu giải quyết việc làm cho khoảng 1.4-1,5 triệu lao động: nâng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn lên 80% vào năm 2005 Đến năm 2007, Chính phủ phê duyệt “Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm đến năm 2010”, đây là căn cứ pháp lý để thực hiện mục tiêu chung về bảo đảm việc làm và giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành
thị dưới 53% vào năm 2010 Mục tiêu của chương trình là đến năm 2010 sẽ tạo việc làm cho từ 2 đến 2,2 triệu người lao động, trong đó l1,7 -],§ triệu việc làm trong nước và từ
40 -50 vạn lao động làm việc ở nước ngoài Năm 2012, Thủ tướng Chính phủ có quyết định số 1201/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia việc làm và dạy nghề giai đoạn 2012-2015, với 6 dự án thành phần, nhằm nâng cao khả năng tạo việc làm cho nên kinh tê và đào tạo nghê cho người lao động
Chương trình tín dụng hỗ trợ tạo việc làm và đào tạo nghề cho lao động nông thôn: Các
chương trình này hướng vào các hộ gia đình là một hướng tạo việc làm, có tính xã hội
rộng rãi Trong chương trình, hỗ trợ vốn còn đi kèm với đào tạo tay nghé, nghiép vu
chuyên môn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, các chương trình khuyến nông, lâm ngư
Trang 35quyết việc làm, Đặc biệt, với đề án 1956 về đào tạo nghề cho lao động nông thôn được triển khai rộng khắp - một bộ phận lớn lao động nông thôn được đào tạo theo những lớp
học nghề đề chuyền đổi kỹ năng, công việc (Thủ tướng Chính phủ, 2009) 1.1.5.2 Tạo việc làm thông qua việc phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
Cùng với việc phát triển các thành phần kinh tế hiện nay, doanh nghiệp nhỏ và vừa có
tiềm năng phát triển to lớn, đóng vai trò quan trọng, tạo thêm nhiều việc làm và thu
nhập cho người lao động Các doanh nghiệp nhỏ linh hoạt dễ thích ứng với biến động của thị trường, phù hợp với khả năng huy động vốn Quy mô lao động của loại hình
này nhỏ, nhưng bù lại số lượng doanh nghiệp lại nhiều nên có khả năng tạo được nhiều
việc làm Những năm gần đây, doanh nghiệp nhỏ và vừa không chỉ góp phân vào phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ mà còn góp một phần không nhỏ vào giải quyết việc
làm - tạo việc làm cho người lao động, giảm sức ép về lao động, việc làm và các van
đề xã hội khác Nghị định số 56/2009/NĐ-CP của Chính phủ quy định số lượng lao động trung bình của doanh nghiệp hàng năm từ 10 người trở xuống được coi là doanh nghiệp siêu nhỏ, từ 10 đến dưới 200 người được coi là doanh nghiệp nhỏ và từ 200 đến 300 người lao động thì được coli là doanh nghiệp vừa Các doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số doanh nghiệp (trên 90%) Vì vậy, các doanh nghiệp nhỏ và vừa có đóng góp lớn cho tông sản lượng, cũng như tạo việc làm cho nền kinh tế Chủ trương phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa là phương thức hiệu quả nhằm tạo việc làm cho lao động nông thôn hiện nay
1.1.5.3 Tạo việc làm thông qua vốn đấu tư nước ngoài
Tạo việc làm trong khu vực đẩu tr trực tiếp nước ngoài: Khu vực vốn đầu tư nước
ngoài là một trong những khu vực thu hút nhiều lao động nhất so với các khu vực kinh tế khác Các ngành sản xuất trong khu vực này chủ yếu là ngành sản xuất kinh doanh,
hướng vào xuất khẩu như: dệt, may mặc, da giày, chế biến hải sản, chế tạo và lắp rap 6
tô và xe máy, điện tử Xu hướng các nước và các vùng lãnh thô có đầu tư trực tiếp và nước ta tác động lớn đến tạo việc làm là: Nhật Bản, Malaysia, Singapore, Hồng Kông, My, Anh, Thái Lan, Trung Quốc
Tạo việc làm từ nguôn vốn viện trợ phat triên chính thức: Nguôn vồn ODA được đầu
Trang 36dục và đào tạo y tế, kinh tế hộ gia đình cả ở nông thôn và thành thị Các nhà tài trợ có
cung cấp ODA cho nước ta có tác động lớn nhất đến tạo việc làm như: Ngân hảng thế giới (WB), Nhật Bản, Ngân hang phát triển Châu Á (ADB), Pháp, các tổ chức của Liên Hợp Quốc,
1.1.5.4 Tạo việc làm thông qua phát triển các Hội nghề nghiệp
Tạo việc làm thông qua sự phát triển của các hội nghề nghiệp là một trong những kênh
tạo việc làm hiệu quả Hội nghề nghiệp là tô chức của những người cùng làm việc
trong một nghề, mục đích là phát triển nghề nghiệp nhăm nghiên cứu nắm bắt tình hình để đưa ra các biện pháp phát triển và nâng cao hiệu quả của hoạt động nghề
nghiệp Thông qua hoạt động của hội, các hội viên trao đối kinh nghiệm sản xuất, trao đôi thông tin về sản xuất - kinh doanh, phát triển quan hệ lao động lành mạnh và tích
cực hợp tác trong hoạt động nghề nghiệp qua đó tạo nhiều việc làm cho người lao động đặc biệt lao động nông thôn với các ngành nghề sản xuất truyền thống Hiện nay, các Hội nghề nghiệp đang được duy trì và phát triển tốt như: Hội những người
làm vườn, khuyến nông, sinh vật cảng, xây dựng, tin hoc, da giây, dệt may Sự hoạt
động của các Hội này có tác dụng thúc đây phát triển các ngành nghề, tạo mở nhiều
việc làm cho xã hội (Sở Lao động TBXHH Hà Nội, 2014) Hiện nay, cả nước có khoảng
2.790 làng nghẻ truyền thống, giải quyết việc làm cho khoảng II triệu lao động, do đó việc phát triển các hội nghề nghiệp sẽ tạo sự chuyên môn hóa cao cho các ngành nghề truyền thông, giúp phát triển sản xuất tạo nhiều việc làm
1.1.5.5 Tạo việc làm thông qua xuất khẩu lao động
Xuất khẩu lao động là xuất khâu sức lao động của con người, do người lao động sử dụng sức lao động của mình bán cho chủ sử dụng lao động nước ngoài, sống và làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động đã ký kết Hiện nay, xuất khâu lao động của Việt Nam được tiễn hành thông qua các hình thức sau: Các doanh nghiệp dịch vụ tư nhân, các tổ chức hành chính sự nghiệp được cấp phép hoạt động đưa người lao động
đi làm việc ở nước ngoài; các doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu hoặc tô chức, cá
Trang 37dụng lao động nước ngoài
1.1.6 Những yếu tổ ảnh hưởng đến tạo việc làm cho lao động nông thôn
1.1.6.1 Cơ chế, chính sách kinh tế - xã hội
Cơ chế chính sách của chính phủ chính quyền địa phương hay các quy định của chủ
doanh nghiệp là nhóm nhân tô tác động rất lớn đến vẫn đề tạo việc làm cho người lao
động Chính phủ đưa ra hành lang pháp quy, những quy định phù hợp với sự phát triển
của mỗi giai đoạn nhằm tạo ra việc làm đồng thời bảo vệ lợi ích và quyền lợi của
người sử dụng lao động cũng như người lao động Các chính sách của nhà nước có tác động trực tiếp hay gián tiếp đến việc thu hút lao động đến một địa phương nào đó hay
một ngành kinh tế mũi nhọn cụ thể Ví dụ: chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, chính sách phát triển kinh tế nhiễu thành phan, bộ luật lao động tạo nên
tảng cho khuôn khô pháp luật của thị trường lao động (Nguyễn Tiệp, 2006)
1.1.6.2 Điễu kiện tự nhiên, vốn và công nghệ
Tư liệu sản xuât trong sản xuât là đât đai, vôn, máy móc, kêt câu hạ tâng kỹ thuật,
nguôn lực con người, nguôn lực sinh học và các phương tiện hoá học Trong đó, yêu tô von, dat dai, stc lao dong va cong nghệ là yêu tô quan trọng ảnh hưởng trực tiêp tới
tạo việc làm
Đất đai là cơ sở tự nhiên, là tiền đề trước tiên của moi quá trình sản xuất Đất đai
tham gia vào mọi quá trình sản xuất của xã hội nhưng tuỳ thuộc vào từng ngành cụ thể mà vai trò của đất đai có sự khác nhau Trong nông nghiệp ruộng đất không chỉ tham gia với tư cách là yếu tố thông thường mà là yếu tố tích cực của sản xuất, là tư liệu chủ yếu không thể thiếu không thể thay thế được Trong công nghiệp, đất đai cũng là nhân tố quyết định mặt băng dé tổ chức sản xuất
Vốn trong sản xuất là biểu hiện bằng tiền của tư liệu lao động và đối tượng lao động
được sử dụng vào sản xuất Để biến các điều kiện của các quốc gia thành có ích thì
cần có vốn, vốn dùng để mua công nghệ kỹ thuật hiện đại, dây chuyên công nghệ,
máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, chế biến trên thực tế một số nước có điều kiện tự nhiên, khí hậu khắc nghiệt song họ có vốn vì vậy họ có thể mua sắm công nghệ, dây
Trang 38việc làm cho người lao động Đối với người lao động đặc biệt là những lao động khu
vực nông thôn thì vốn là quan trọng và cần thiết để tiễn hành sản xuất Đề tạo việc
làm cho người lao động, nguồn vốn được huy động chủ yếu từ trợ cấp, từ các quỹ, các tô chức tín dụng (Đặng Tú Lan, 2002)
1.1.6.3 Nhân tô thuộc về sức lao động
Tạo việc làm cho người lao động là sự kết hợp của ba phía Nhà nước, người sử dụng lao động và người lao động Để tạo ra được việc làm cho người lao động cần chú trọng
đến sự đáp ứng về chất lượng và số lượng lao động cho thị trường lao động Chất lượng ở đây bao gồm cả thể lực và trí lực (trình độ chuyên môn- kỹ thuật, các loại kỹ năng mềm, ý thức lao động
Nhà nước tạo ra những cơ chê thuận lợi đề người lao động có thê tiêp cần được thông tin vê nhu câu của người sử dụng lao động đê họ có thê có những đâu tư hiệu quả cho việc nâng cao chât lượng lao động của mình Đông thời, người sử dụng lao động sẽ có
nhiều cơ hội lựa chọn những lao động mà họ cần, tránh lãng phí trong đào tạo
Mỗi người lao động có thể chủ động tận dụng mọi nguôn tài chính (gia đình hay các tổ chức xã hội) để tham gia giáo dục, đào tạo, phát triển sức lao động nhăm nâng cao kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm của mình Đó cũng chính là điều kiện cần thiết để
duy trì việc làm, tạo thêm nhiều cơ hội để có thể tiếp cận với những việc làm có thu
nhập cao hơn (Vũ Quỳnh Anh, 2009)
1.1.6.4 Tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nên kinh tế về bản chất là quá trình phát triển toàn diện,
nhanh chóng nên kinh tế thông qua phát triển công nghiệp, dịch vụ dựa trên nên sản
xuất hiện đại CNH-HĐH làm cho khu vực công nghiệp, các ngành công nghiệp chế
biến, chế tạo, xây dựng và dịch vụ phát triển với qui mô lớn tạo nhiều việc làm thu hút
lao động dịch chuyển từ khu vực nông nghiệp Khu vực sản xuất chế biến hàng xuất
khẩu, ø1a công và chế tạo tăng trưởng mạnh mẽ tạo ra nhiều việc làm Do tác động của
Trang 39khác, năng suất lao động tăng tạo ra nhiều lao động dôi dư trong khu vực nông nghiệp
săn sàng cho việc dịch chuyên tìm kiêm cơ hội trong khu vực công nghiệp và dịch vụ
Quá trình cơng nghiệp hố đồng thời làm thay đối nghề nghiệp của người lao động Nhiều ngành, nghề truyền thống sẽ mất đi, xuất hiện ngày càng nhiều ngành, nghề
mới, trước hết là trong lĩnh vực công nghệ cao (công nghệ sinh học, thông tin, tự động
hoá, vật liệu mới ) Quá trình công nghiệp hóa đồng thời tạo nhiều việc làm có chất
lượng, đòi hỏi lao động có CMKT cao và dan dan lam thay đối cơ cầu CMKT của lực
lượng lao động, thay đối kết cấu việc làm trong nên kinh tế (Nguyễn Hữu Dũng, 2004)
1.1.7 Tiêu chí dánh giá công tác tạo việc làm cho lao động nông thôn Nhóm tiêu chí chung cho các địa bàn nghiên cứu
- Nhóm chỉ tiêu về thực trạng và kết quả tạo việc làm:
+Ty lệ tham gia lực lượng lao động: là tỷ lệ số người thuộc lực lượng lao động (có việc làm và thất nghiệp) trên tổng dân số trong độ tuổi lao động (15 tuổi trở lên)
+ Số lượng, tý lệ lao động theo ngành kinh tế + Tỷ lệ lao động theo nhóm nghề
+ Số lao động đi xuất khẩu lao động: Số lao động đi làm việc ở nước ngoài theo chương trình xuất khẩu lao động hằng năm
+ Tỷ lệ tìm được việc làm thông qua các trung tâm Dịch vụ việc làm
+ Sô việc làm mới: Chỉ tiêu này phản ánh mức tăng trưởng việc làm của nên kinh tê quôc dân, do vậy có tên là việc làm mới
- S người có việc làm với thu nhập bình quân từ việc làm/sô người bị mât việc do đô thị hóa)
Trang 40+ Số lao động được đào tạo nghề
+ Số lao động được tạo việc làm thông qua xuất khẩu lao động + Số lượng dự án tạo việc làm
+ SỐ lao động được tạo việc làm thông qua vay von 1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Kinh nghiệm tạo việc làm cho lao động nông thôn ở một số địa phương Việt
Nam
s* Kinh nghiệm của Hà Nam
Hà Nam là địa phương đã thực hiện nhiều chương trình phát triển kinh tế nhằm thu hút lao động vào các khu công nghiệp vả tạo ra nhiều chỗ làm cho người lao động Với mục tiêu phát triển kinh tế để tạo việc làm là định hướng quan trọng nhằm giải quyết mối quan hệ hợp lý giữa tăng trưởng kinh tế với ôn định việc làm, tỉnh Hà Nam đã làm tốt công tác này
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nam đã hỗ trợ tuyến được 429 lao động vào làm việc tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Có 6T lao động được doanh nghiệp Hàn Quốc lựa chọn hoàn thiện các thủ tục đi xuất khâu lao động Đoàn thí sinh của
tỉnh tham dự Hội thi Tay nghề quốc gia lần thứ VIH năm 2014 với 03 thí sinh dự thị, kết quả có 02 thí sinh đạt giải ba (nghề Mộc dân dụng và Mộc mỹ nghệ), 01 thí sinh đạt giải khuyến khích nghề Công nghệ ô tô
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội thấm định cho vay 2.077 dự án từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm với tổng số tiền
4,644 tỷ đồng, thu hút tạo việc làm cho 2.322 lao động
Trung tâm Giới thiệu việc làm đã tô chức khảo sát nhu cầu tuyến dụng, sử dụng lao
động của các doanh nghiệp trên địa bản tỉnh Tổ chức 06 phiên giao dịch việc làm tại
trung tâm và I0 phiên giao dịch việc làm lưu động tại các địa phương thu hút 538 người tham gia đăng ký tìm việc làm và giới thiệu vào làm việc tại 135 đơn vị, doanh