ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG VỀ DỊCH VỤ TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM’’ là công trình nghiên cứu của tôi, nội dung được đúc kết từ quá trình học tập
Trang 1ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG VỀ DỊCH VỤ TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM
’’ là công trình nghiên cứu của tôi, nội dung được đúc kết từ quá trình học tập và
các kết quả nghiên cứu thực tiễn trong thời gian qua, số liệu sử dụng là trung thực và có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng Luận văn được thực hiện dưới sự hướng
dẫn khoa học của TS Nguyễn Quốc Khanh.
Tác giả luận văn
Trần Ngọc Thúy
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 1
3 Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 2
5 Các nghiên cứu trước đây và tính mới của đề tài 3
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn 4
7 Kết cấu luận văn 4
Chương 1: Cơ sở lý luận về tài trợ xuất nhập khẩu, giá cả dịch vụ, chất lượng dịch vụ, sự hài lòng của khách hàng và mối quan hệ giữa chất lượng, giá cả dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng 5
1.1 Tài trợ xuất nhập khẩu, các nhân tố ảnh hưởng và kinh nghiệm của các nước trên thế giới 5
1.1.1 Khái niệm tài trợ xuất nhập khẩu 5
1.1.2 Vai trò tài trợ xuất nhập khẩu 5
1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu 8
1.1.4 Kinh nghiệm của các nước trên thế giới 11
Trang 31.2.2.1 Chất lượng dịch vụ 141.2.2.2 Mô hình đánh giá chất lượng dịch vụ 141.3 Sự hài lòng của khách hàng và mối quan hệ giữa chất lượng, giá cả dịch vụ và
sự hài lòng của khách hàng 221.3.1 Khái niệm về sự hài lòng của khách hàng 221.3.2 Mối quan hệ giữa chất lượng, giá cả dịch vụ và sự hài lòng của khách
hàng……… 22Kết luận chương 1 24
Chương 2: Thực trạng và kết quả đánh giá sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank)
……… 25
2.1 Thực trạng hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam……… 25
2.1.1 Các sản phẩm tài trợ xuất nhập khẩu chủ yếu tại Ngân hàng TMCP Xuất
Nhập Khẩu Việt Nam 252.1.2 Tình hình tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu
Việt Nam qua các năm 292.2 Kết quả đánh giá sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ tài trợ xuất nhậpkhẩu tại Eximbank 362.2.1 Thống kê mô tả các đối tượng khảo sát 362.2.2 Thống kê kết quả đánh giá của khách hàng đối với các hình thức tài trợ
xuất nhập khẩu của Eximbank……… .402.2.3 Thống kê kết quả đánh giá chất lượng, giá cả dịch vụ tài trợ XNK tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam……… 43
Trang 456
Kết luận chương 2 60
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam 61
3.1 Về yếu tố đảm bảo 61
3.2 Về giá cả dịch vụ 61
3.3 Về sự tin cậy và đáp ứng 62
3.4 Ứng dụng công nghệ trong hoạt động tài trợ XNK 63
3.5 Về sự cảm thông 64
3.6 Tăng cường nguồn thông tin đến hoạt động tài trợ XNK 67
3.7 Về sản phẩm dịch vụ 68
3.8 Các giải pháp hỗ trợ 70
3.8.1 Đa dạng hóa đối tượng khách hàng 72
3.8.2 Nâng cao trình độ đội ngũ nhân viên 74
3.8.3 Đơn giản hóa các thủ tục ngân hàng 75
3.8.4 Nâng cao chất lượng tài liệu giới thiệu sản phẩm dịch vụ của ngân hàng ………75
3.9 Một số kiến nghị đối với nhà nước 76
Kết luận chương 3 78
KẾT LUẬN 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 5Eximbank : Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam
Phương thức LC : Phương thức tín dụng chứng từ
Phương thức TTR : Phương thức chuyển tiền bằng điện
Trang 6Sơ đồ 1.2: Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng 23
Sơ đồ 2.1: Kết quả phân tích hồi quy 55
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Doanh số cho vay tài trợ XNK của Eximbank từ 2009 - 2012 30
Biểu đồ 2.2: Doanh số chiết khấu của Eximbank từ 2009 -2012 30
Biểu đồ 2.3: Doanh số bảo lãnh mở LC của Eximbank 2009 -2012 32
Biểu đồ 2.4: Doanh số thu phí dịch vụ TTQT của Eximbank 2009 -2012 32
Biểu đồ 2.5: Dư nợ quá hạn phát sinh từ hoạt động tài trợ XNK của Eximbank từ 2009 -2012 33
Biểu đồ 2.6: Loại hình doanh nghiệp của các đối tượng khảo sát 37
Biểu đồ 2.7: Loại giao dịch xuất nhập khẩu của các đối tượng khảo sát 39
Biểu đồ 2.8: Thời gian sử dụng dịch vụ của các đối tượng khảo sát 39
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Tình hình hoạt động tài trợ XNK của Eximbank từ 2009 -2012 29
Bảng 2.2: Thống kê mô tả loại hình doanh nghiệp 36
Bảng 2.3: Thống kê mô tả việc sử dụng dịch vụ tài trợ XNK tại Eximbank 37
Bảng 2.4: Thống kê về loại giao dịch, tần số giao dịch và thời gian sử dụng dịch vụ của các đối tượng khảo sát 38
Bảng 2.5: Thống kê mô tả số lượng ngân hàng giao dịch của các đối tượng khảo sát 39
Trang 7tại Eximbank 43
Bảng 2.8: Kết quả kiểm định các thang đo bằng Cronbach’s Alpha. 45
Bảng 2.9: Kết quả phân tích EFA thang đo chất lượng dịch vụ và cảm nhận giá cả ……… …49
Bảng 2.10: Kết quả phân tích EFA của thang đo sự hài lòng 50
Bảng 3.11: Ma trận tương quan giữa các biến 52
Bảng 3.12: Đánh giá độ phù hợp của mô hình. 53
Bảng 3.13: Hệ số hồi quy sử dụng phương pháp Enter 54
Trang 8LỜI MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài:
Trong các ngân hàng TMCP Việt Nam hiện nay, có thể nói Eximbank được biếtđến là một trong những ngân hàng dẫn đầu về tài trợ thương mại cho các doanhnghiệp sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu, đúng như tên gọi đầy đủ - Ngân hàngTMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam
Hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu không những tăng doanh số tín dụng mà cònđem lại cho ngân hàng nguồn thu dịch vụ đáng kể từ các giao dịch liên quan đếnthanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ …
Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay và sắp tới, khi hàng rào bảo hộ đối với ngânhàng thương mại Việt Nam ngày càng được nới lỏng và xoá bỏ theo cam kết hội nhập
sẽ có sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng Áp lực không chỉ từ cácngân hàng TMCP cổ phần trong nước, mà còn từ các ngân hàng nước ngoài với nănglực cao hơn, uy tín và kinh nghiệm lâu năm…
Vì vậy, việc nghiên cứu, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng củakhách hàng về dịch vụ tài trợ xuất nhập khẩu tại Eximbank, để từ đó vận dụng các thếmạnh sẵn có của mình và đề ra các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tài trợ xuấtnhập khẩu là việc làm hết sức cần thiết, vừa có ý nghĩa khoa học, vừa có ý nghĩa thựctiễn
Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi quyết định chọn đề tài : “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc
sỹ của mình
2 Mục tiêu nghiên cứu:
- Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về tài trợ xuất nhập khẩu
- Đánh giá những kết quả đạt được và chưa được trong hoạt động tài trợ XNK của ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam
Trang 9- Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ tàitrợ XNK tại Eximbank trên cơ sở khảo sát ý kiến khách hàng Từ đó, đề xuất cácgiải pháp nâng cao sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ tài trợ XNK tại
Eximbank
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: thực trạng hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàngTMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam và sự hài lòng về dịch vụ tài trợ xuất nhậpkhẩu qua đánh giá của các khách hàng doanh nghiệp đã và đang sử dụng dịch vụ
Đề tài không nghiên cứu vấn đề rủi ro trong hoạt động tài trợ XNK
- Phạm vi nghiên cứu: từ năm 2010 đến năm 2012 đối với toàn bộ hệ thống củaEximbank
4 Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu này được thực hiện bằng cả 2 phương pháp: định tính để hoàn thiện
cơ sở lý thuyết và định lượng để kiểm định lý thuyết
Phương pháp định tính được thực hiện bằng cách khảo sát ý kiến của kháchhàng thông qua kết quả đánh giá của khách hàng đối với các hình thức tài trợxuất nhập khẩu của Eximbank
Phương pháp nghiên cứu định lượng, sử dụng kỹ thuật phỏng vấn trực tiếpkhách hàng thông qua bảng câu hỏi để thu thập thông tin Phương pháp chọnmẫu thuận tiện, đối tượng là các khách hàng doanh nghiệp có sử dụng dịch
vụ tài trợ xuất nhập khẩu của Eximbank Thông tin được thu thập sẽ được xử
lý bằng phần mềm SPSS 20.0 Thang đo sau khi được đánh giá độ tin cậybằng hệ số Cronbach alpha và sử dụng phân tích nhân tố khám phá EFA đểđánh giá sơ bộ tính đơn hướng, giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của thang đo
Sử dụng phương pháp hồi quy bội để đo lường mức độ ảnh hưởng của từngnhân tố đến sự hài lòng của khách hàng
Phương pháp thu thập dữ liệu:
Dữ liệu sơ cấp: được thu thập trên cơ sở khảo sát ý kiến của các khách hàngdoanh nghiệp giao dịch tại Eximbank Qua đó, đánh giá về dịch vụ tài trợ
Trang 10xuất nhập khẩu thông qua mức độ hài lòng của khách hàng Việc khảo sát ý kiến của khách hàng được phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng câu hỏi.
Dữ liệu thứ cấp: được thu thập từ các Báo cáo thường niên của Eximbank từnăm 2010 đến năm 2012, các tài liệu, sách báo, tạp chí chuyên ngành,… Các
dữ liệu sau khi thu thập được tổng hợp, phân tích, đánh giá để luận giải chovấn đề
5 Các nghiên cứu trước đây và tính mới của đề tài:
Hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu không những tăng doanh số tín dụng mà cònđem lại cho ngân hàng nguồn thu dịch vụ đáng kể từ các giao dịch liên quan đếnthanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ … Do đó đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu
về hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu như: đề tài “ Phát triển hoạt động tài trợ XNK tạiNgân hàng TMCP Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam” của học viên Phạm Thị ThuHằng (Trường Đại Học Kinh Tế TP.HCM – Năm 2013) nghiên cứu tập trung vào cácgiải pháp nhằm phát triển hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu” và đề tài “Giải pháp mởrộng cho vay tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánhTP.HCM của học viên Trương Nhật Phương (Trường Đại Học Kinh Tế TP.HCM –Năm 2013) nghiên cứu thực trạng cho vay tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng Đầu
Tư và Phát Triển Chi nhánh TP.HCM và đề xuất các giải pháp mở rộng cho vay xuấtnhập khẩu”
Với đề tài “ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam”, tác
giả tập trung chính vào việc kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng củakhách hàng về dịch vụ tài trợ xuất nhập khẩu tại Eximbank trên cơ sở khảo sát thực tếcác khách hàng doanh nghiệp đã và đang sử dụng dịch vụ Dữ liệu thu thập được từkhách hàng sẽ xử lý bằng phần mềm SPSS để tìm ra các nhân tố quan trọng ảnhhưởng đến sự hài lòng của khách hàng Việc tìm ra các nhân tố quan trọng, chính yếuảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ tài trợ xuất nhập khẩu tạiEximbank sẽ giúp ngân hàng tập trung vào nhân tố chính ảnh hưởng đến sự hài lòngcủa khách hàng để có biện pháp cụ thể nhằm nâng cao sự hài lòng của khách hàng
Trang 11Đề tài nghiên cứu chuyên sâu hơn các đề tài nghiên cứu khác về hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu Đây chính là điểm khác biệt và cũng là tính mới của đề tài.
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn:
Trong giai đoạn hiện nay, Eximbank cũng như các ngân hàng khác đều tăngtrưởng tín dụng khá thấp Việc phát triển các sản phẩm, dịch vụ là thế mạnh của ngânhàng để đẩy mạnh dư nợ và phát triển các dịch vụ liên quan được ưu tiên trước hết.Với thế mạnh về tài trợ thương mại cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanhxuất nhập khẩu, Eximbank đã không ngừng phát triển các sản phẩm dịch vụ tài trợxuất nhập khẩu nhằm tăng trưởng dư nợ và phát triển các dịch vụ liên quan
Bên cạnh việc đưa ra các sản phẩm dịch vụ là thế mạnh của ngân hàng, thìEximbank còn phải quan tâm đến các vấn đề khác như làm sao giữ được khách hàng
và phát triển khách hàng mới Việc nghiên cứu, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến
sự hài lòng của khách hàng, để từ đó vận dụng các thế mạnh sẵn có của mình và đề racác giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu là việc làm hết sứccần thiết, vừa có ý nghĩa khoa học, vừa có ý nghĩa thực tiễn đối với ngân hàng TMCPXuất Nhập Khẩu
7 Kết cấu của luận văn: Luận văn ngoài lời mở đầu và kết luận được kết cấu làm
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao sự hài lòng của khách hàng về dịch
vụ tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam
Trang 12CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU, GIÁ
CẢ DỊCH VỤ, CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ, SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CHẤT LƯỢNG, GIÁ CẢ DỊCH VỤ
VÀ SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG
1.1 Tài trợ xuất nhập khẩu, các nhân tố ảnh hưởng và kinh nghiệm của các nước trên thế giới:
1.1.1 Khái niệm tài trợ xuất nhập khẩu:
Tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng thương mại là hình thức hỗ trợ vốn chodoanh nghiệp xuất nhập khẩu Kỳ hạn tài trợ gắn liền với thời gian thực hiệnthương vụ, đối tượng tài trợ là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trực tiếp hoặc ủythác Gía trị tài trợ thường ở mức vừa và lớn Tài trợ của ngân hàng trong lĩnh vựcxuất nhập khẩu là hình thức tài trợ mang lại hiệu quả cao, an toàn, đảm bảo sửdụng vốn đúng mục đích và thời gian thu hồi vốn nhanh
1.1.2 Vai trò tài trợ xuất nhập khẩu:
Tài trợ XNK là một mảng dịch vụ có ý nghĩa cực kỳ quan trọng không những đốivới các doanh nghiệp mà còn đối với cả Ngân hàng và nền kinh tế Nhờ hoạt động tàitrợ XNK của ngân hàng mà tất cả các bên tham gia vào thương mại quốc tế đều đượchưởng lợi từ chính hoạt động này (PGS TS Nguyễn Văn Tiến, 2008 )
Đối với nền kinh tế :
Thông qua các hình thức tài trợ XNK của các ngân hàng thương mại, hoạt độngmua bán hàng hoá XNK theo yêu cầu của thị trường được thực hiện thường xuyên,liên tục, các sản phẩm trong nước có thể thâm nhập thị trường quốc tế dễ dàng hơn.Hoạt động tài trợ XNK góp phần nâng cao tính năng động của nền kinh tế và giúp ổnđịnh thị trường
Bên cạnh đó, hoạt động tài trợ XNK của ngân hàng còn giúp các doanh nghiệp tồntại và đứng vững trong cơ chế thị trường, mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao uytín và danh tiếng trên thị trường quốc tế Và chính sự phát triển của các doanh nghiệp
là động cơ thúc đẩy nền kinh tế phát triển Thông qua tài trợ XNK của ngân
Trang 13hàng mà các doanh nghiệp có vốn để thay đổi dây chuyền công nghệ, hiện đại hoámáy móc thiết bị nhằm tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, tạo ra sảnphẩm phong phú đa dạng về mẫu mã chủng loại để đáp ứng nhu cầu ngày càng caocủa người dân Các doanh nghiệp cũng có thể nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng thiếtyếu phục vụ đời sống sinh hoạt của nhân dân hoặc các mặt hàng phục vụ sản xuất màtrong nước chưa sản xuất được hay giá thành còn cao Vì vậy, sự phát triển của cácdoanh nghiệp đã mang lại lợi ích cho người tiêu dùng.
Hoạt động tài trợ của ngân hàng còn giúp tạo công ăn việc làm cho người laođộng, giảm tỷ lệ thất nghiệp, tạo nguồn thu ngoại tệ cho ngân sách nhà nước, gópphần phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước, giúp mở rộng mối quan hệđối ngoại với các nước trên thế giới
Đối với các ngân hàng thương mại:
Tài trợ XNK đóng vai trò quan trọng đối với các ngân hàng thương mại bởi vì đây
là mảng dịch vụ tạo nguồn thu phí và lãi suất lớn nhất trong số các dịch vụ kinhdoanh đối ngoại của ngân hàng, đặc biệt là ở các ngân hàng thương mại ở nhữngnước đang phát triển như Việt Nam Có nhiều loại lãi suất trong quá trình tài trợ nhưlãi cho vay thanh toán, lãi chiết khấu chứng từ, lãi vay bắt buộc (bằng mức lãi quáhạn)…
Thêm vào đó, đây còn là hình thức cho vay nâng cao được tính an toàn cho ngânhàng thông qua việc quản lý thu các nguồn thanh toán, do vậy nguồn thu để trả cáckhoản tài trợ của ngân hàng được ngân hàng quản lý hết sức chặt chẽ, vì vậy mà tránhđược tình trạng xoay vòng vốn, sử dụng vốn không đúng mục đích của doanh nghiệptrong thời gian vốn tạm thời nhàn rỗi, nhờ đó mà cũng tránh được rủi ro
Tài trợ xuất nhập khẩu đảm bảo sử dụng vốn đúng mục đích và thời gian thu hồivốn nhanh Do gắn liền với thời hạn thực hiện thương vụ nên kỳ hạn tài trợ hườngngắn (dưới 1 năm), vì vậy nó phù hợp với kỳ hạn huy động vốn của ngân hàng, giúpngân hàng tránh được các rủi ro về thanh khoản Thông qua việc cấp tài trợ XNK, cácngân hàng có thể kiểm soát các giao dịch của doanh nghiệp, tránh tình trạng doanh
Trang 14nghiệp được tài trợ vốn sử dụng sai mục đích, giúp cho ngân hàng tránh rủi ro tíndụng.
Lợi ích quan trọng khác mà hoạt động tài trợ XNK mang lại cho ngân hàng làkhông những giúp thắt chặt mối quan hệ bền vững giữa ngân hàng với các doanhnghiệp kinh doanh XNK mà còn giúp mở rộng hoạt động và nâng cao uy tín của ngânhàng trên thị trường quốc tế
Ngoài ra, thông qua hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu ngân hàng thương mại còn
mở rộng được các quan hệ với các doanh nghiệp và ngân hàng nước ngoài, nâng cao
uy tín ngân hàng trên thị trường quốc tế, đây cũng là một hiệu quả cho ngân hàng từhoạt động tài trợ xuất nhập khẩu
Hoạt động tài trợ XNK phát triển tạo điều kiện để phát triển các dịch vụ khác nhưdịch vụ mở tài khoản, dịch vụ thanh toán quốc tế…
Đối với các doanh nghiệp:
Thông qua hoạt động tài trợ XNK của ngân hàng mà nhu cầu tài chính cho cácthương vụ lớn của doanh nghiệp được đáp ứng Trong kinh doanh quốc tế, có nhữngthương vụ ngoại thương đòi hỏi một nguồn vốn rất lớn để thanh toán tiền hàng mànguồn vốn lưu động của doanh nghiệp nhiều khi không đáp ứng kịp thời cho nhu cầuthanh toán hàng nhập hoặc chuẩn bị hàng xuất Chính nhờ hoạt động tài trợ của ngânhàng mà doanh nghiệp có thể thực hiện được những hợp đồng lớn này
Bên cạnh đó, hiệu quả của doanh nghiệp trong quá trình thực hiện hợp đồng tănglên nhờ có nghiệp vụ tài trợ ngoại thương Đối với doanh nghiệp xuất khẩu, vốn tàitrợ giúp doanh nghiệp thu mua hàng đúng thời vụ, gia công chế biến và giao hàngđúng thời điểm Đối với doanh nghệp nhập khẩu, vốn tài trợ của ngân hàng giúpdoanh nghiệp mua được những lô hàng lớn, giá cả thấp hơn Cả 2 trường hợp này đềugiúp tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Tài trợ XNK cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiểu thủ côngnghiệp phát triển sản xuất, tăng nhanh sản lượng, đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu,giúp cho các sản phẩm trong nước có thể thâm nhập thị trường nước ngoài dễ dànghơn
Trang 15Tài trợ XNK của ngân hàng còn giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín trên thị trườngquốc tế Nhờ có bảo lãnh của ngân hàng, các doanh nghiệp có thể thực hiện các hợpđồng lớn trôi chảy, quan hệ làm ăn với các khách hàng lớn trên thế giới, từ đó khôngngừng nâng cao uy tín doanh nghiệp trên thị trường quốc tế.
1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tài trợ XNK:
Chính sách về XNK của Nhà nước: Các hoạt động kinh tế nói chung vàxuất nhập khẩu nói riêng đều chịu tác động rất lớn bởi chính sách chủ trươngđường lối phát triển kinh tế của nhà nước Các mặt tích cực và tiêu cực củachính sách về xuất nhập khẩu của nhà nước sẽ được nêu chi tiết ở phụ lục A
Môi trường kinh tế, chính trị, xã hội trong và ngoài nước: Đây là một yếu
tố quan trọng tác động mạnh đến mọi hoạt động kinh tế nói chung và hoạt độngXNK nói riêng
Nhân tố kinh tế: Điều kiện kinh tế của khu vực mà ngân hàng phục vụ ảnh
hưởng lớn tới quy mô và hiệu quả tín dụng nói chung và tín dụng tài trợXNK nói riêng Một nền kinh tế ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tíndụng được mở rộng và đạt hiệu quả cao; còn nền kinh tế không ổn định thìcác yếu tố lạm phát, khủng hoảng sẽ làm cho khả năng tín dụng và khả năngtrả nợ vay biến động lớn
Nhân tố xã hội: Quan hệ tín dụng là sự kết hợp giữa ba nhân tố: khách
hàng, ngân hàng và sự tín nhiệm Trong đó sự tín nhiệm là cầu nối mối quan
hệ giữa ngân hàng và khách hàng Đặc biệt trong hoạt động tín dụng tài trợXNK còn liên quan tới các mối quan hệ xã hội mang tính quốc tế rất cao, dovậy tín nhiệm là điều kiện để nâng cao khả năng mở rộng tín dụng và manglại hiệu quả tín dụng như mong muốn của ngân hàng và khách hàng
Nhân tố chính trị, pháp luật: Pháp luật là bộ phận quan trọng không thể
thiếu của nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước Nếu Nhànước tạo lập được một môi trường pháp lý hoàn chỉnh có hiệu lực cao, phùhợp với sự phát triển của nền kinh tế thì đảm bảo cho mọi hoạt động sản
Trang 16xuất kinh doanh tiến hành thuận lợi và đạt hiệu quả cao, là cơ sở pháp lý đểgiải quyết các vấn đề khiếu nại khi có tranh chấp xảy ra, nhất là trong quan
hệ kinh tế quốc tế Vì vậy, nhân tố pháp lý có vị trí đặc biệt quan trọng đốivới hoạt động ngân hàng Chỉ khi các chủ thể tham gia quan hệ tín dụnghiểu biết và tuân thủ pháp luật một cách nghiêm chỉnh thì quan hệ tín dụngmới đem lại lợi ích cho cả hai và hiệu quả tín dụng mới cao, đưa quy mô tíndụng ngày càng mở rộng Tình hình chính trị xã hội chiến tranh cũng nhưthiên tai, dịch họa cũng là một trong những nguyên nhân gây ra rủi ro bấtkhả kháng đối với các khoản cho vay của ngân hàng
Ngoài ra việc mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợXNK còn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố môi trường tự nhiên trong vàngoài nước, điều kiện khí hậu có ảnh hưởng rất lớn tới sản lượng sản phẩmxuất khẩu của nền kinh tế
Năng lực của doanh nghiệp XNK: Ngân hàng chỉ có thể thực hiện khoảntín dụng của mình khi phát sinh nhu cầu tài trợ của doanh nghiệp, tín dụng làcầu nối giữa hoạt động kinh doanh của ngân hàng với hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp Do đó mỗi biểu hiện tốt hay xấu của doanh nghiệp sẽ
có ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động tín dụng thông qua cơ chế tác động của cácmối quan hệ tín dụng Năng lực của các doanh nghiệp XNK có thể được đánhgiá trên các phương diện:
Về khả năng tài chính: Thông qua các hệ số vốn tự có, hệ số nợ, khả năng
sinh lợi cho biết tiềm lực tài chính của doanh nghiệp có lớn mạnh haykhông Đây là cơ sở ban đầu để ngân hàng quyết định có cấp tín dụng haykhông và mức tín dụng đưa cho khách hàng là bao nhiêu
Về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: Doanh nghiệp sản xuất kinh
doanh trong lĩnh vực xuất khẩu khi có khả năng sản xuất ra các mặt hàngchất lượng cao, giá thành hợp lý, thoả mãn tốt nhất nhu cầu tiêu dùng củathị trường sẽ tạo lập được một vị trí nào đó trên thị trường quốc tế, hoạtđộng sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển, có khả năng hoàn trả vốn
Trang 17vay ngân hàng cao và tạo lập quan hệ gắn bó cùng phát triển giữa ngânhàng và doanh nghiệp Điều đó tác động tích cực đến sự tăng trưởng tíndụng tài trợ XNK
Về trình độ quản lý và đạo đức kinh doanh của lãnh đạo doanh nghiệp Đây
là yếu tố quyết định đến sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệptrong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt Đối với ngân hàng khi mà
có quá nhiều khách hàng đến hạn trả mà không có khả năng thanh toán hoặc
cố ý chây ỳ thiếu ý thức tôn trọng các điều khoản thảo thuận trong hợpđồng tín dụng thì ngân hàng sẽ mất khả năng thanh toán thậm chí ngân hàngcòn rơi vào tình trạng phá sản Vì vậy,tình hình kinh doanh cùng với thái độ
ý thức thanh toán của doanh nghiệp sẽ thúc đẩy hay kìm hãm hoạt động tíndụng ngân hàng
Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp: Ngân hàng luôn cần biết chi tiết
chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, mục tiêu là giúp doanh nghiệp cóvốn để sản xuất kinh doanh đem lại hiệu quả, phù hợp với nhu cầu tín dụng
và thời hạn của các khoản tín dụng để doanh nghiệp có khả năng thu hồivốn trả nợ ngân hàng Mặt khác khả năng lập phương án kinh doanh khả thithực tế và có tính thuyết phục cao cũng ảnh hưởng nhiều đến quá trình tiếpcận vốn tín dụng ngân hàng vv v
Các yếu tố thuộc về Ngân hàng: Khả năng cung ứng tín dụng của ngânhàng tất yếu phải dựa vào chính sức mạnh của ngân hàng đó, sức mạnh củangân hàng được đánh giá trên nhiều khía cạnh:
Đầu tiên phải nói tới vốn tự có của ngân hàng: Khả năng đáp ứng vốn của
ngân hàng đối với doanh nghiệp chịu tác động trực tiếp từ vốn tự có Vốn tự
có quá nhỏ sẽ hạn chế và khả năng huy động vốn để mở rộng cho vay vàgiới hạn tín dụng đối với một khách hàng Chính vì vậy ngân hàng khó đầu
tư tín dụng vào các dự án lớn có tính khả thi cao, những dự án trung dài hạnđầu tư đổi mới máy móc thiết bị mới hiện đại của doanh nghiệp
Trang 18 Về năng lực điều hành kinh doanh trong kinh tế thị trường của ngân hàng:
Thể hiện ở việc đa dạng và đổi mới các nghiệp vụ kinh doanh nhất lànghiệp vụ tín dụng Tính chặt chẽ và thiếu linh hoạt trong cơ chế tín dụngcủa ngân hàng tác động rất nhiều đến khả năng vốn tín dụng ngân hàng củadoanh nghiệp, từ đó tác động đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng
Trình độ nghiệp vụ của cán bộ quản lý và nhân viên ngân hàng: Đây là một
nhân tố quan trọng, sự thành công của hoạt động tín dụng phụ thuộc rất lớnvào trình độ năng lực và trách nhiệm của cán bộ tín dụng - họ là người trựctiếp quản lý toàn bộ số vốn từ khi đầu tư cho đến khi kết thúc hợp đồng tíndụng
Thông tin tín dụng: Việc khai thác thu thập thông tin về khách hàng có vai
trò quan trọng trong quản lý hoạt động tín dụng, đặc biệt các thông tin vềtình hình tài chính doanh nghiệp, thông tin thị trường tiêu thụ của kháchhàng, quan hệ thanh toán, về L/C xuất , ảnh hưởng lớn đến quyết định chovay chính xác của cán bộ tín dụng Vì vậy thông tin càng đầy đủ, nhanhnhậy, chính xác và toàn diện thì khả năng phòng ngừa rủi ro tín dụng vàhiệu quả tín dụng càng cao
Ngoài ra các khía cạnh khác của ngân hàng như: Công nghệ ngân hàng, hệthống tổ chức, việc thanh tra kiểm tra, kiểm soát tài sản nội bộ cũng ảnhhưởng đến năng lực cho vay của ngân hàng
Tín dụng XNK của ngân hàng thương mại gắn liền với nguồn vốn ngoại tệ,
do đó làm thế nào để huy động đủ ngoại tệ đáp ứng nhu cầu vay của doanhnghiệp XNK đang là vấn đề lớn đối với nhiều NHTM
1.1.4 Kinh nghiệm của các nước trên thế giới:
Tùy theo từng quốc gia, sự can thiệp của chính phủ vào lĩnh vực tín dụng tài trợxuất nhập khẩu ở những mức độ khác nhau Ở nhiều nước, việc tài trợ cho XNK làmột chiến lược quốc gia, tạo điều kiện về vốn và bảo hiểm của nhà nước trong quátrình kinh doanh xuất nhập khẩu Nhiều nước trên thế giới đã thành lập những ngân
Trang 19hàng chuyên kinh doanh phục vụ cho xuất nhập khẩu, đặt biệt là tài trợ cho nhữngnghành mũi nhọn trong nền kinh tế.
Trong phần này, thông qua việc nghiên cứu hoạt động tài trợ XNK của ngân hàngcác nước trên thế giới như: Mỹ, Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc, luận văn đã rút ramột số bài học kinh nghiệm về việc phát triển dịch vụ tài trợ xuất nhập khẩu như sau:
Thứ nhất, về hình thức tổ chức và mục đích hoạt động: Hầu hết ngân hàng xuất
nhập khẩu của các nước trên thế giới được thành lập dưới hình thức ngân hàngtrực thuộc Chính phủ, thuộc sở hữu nhà nước Với loại hình ngân hàng chínhsách, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, ngân hàng XNK các nước hoạtđộng vì một số mục đích chính sau:
- Tạo công ăn việc làm thông qua hoạt động xuất nhập khẩu và cung cấp các dịch vụ nghành hàng để khuyến khích thúc đẩy kim nghạch XNK
- Phát triển kinh tế và tăng cường hợp tác kinh tế với nước ngoài
- Nhằm tăng cường lợi thế của các doanh nghiệp trong nước, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới
Thứ hai, về hình thức tài trợ: Về hình thức tài trợ XNK, được các ngân hàng
thương mại trên thế giới cung cấp rất phong phú và đa dạng, nhưng có thể tổngkết một số hình thức phổ biến sau:
- Cung cấp các dịch vụ bảo lãnh các khoản vay vốn lưu động cho các nhàXNK
- Cấp tín dụng cho nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu nước ngoài khi mua hàng hóa và dịch vụ của nước chủ nhà bằng các khoản cho vay trực tiếp
- Chương trình tín dụng dịch vụ kỹ thuật
- Chương trình tái tài trợ cho các ngân hàng thương mại nước ngoài cung cấptín dụng cho người NK nước ngoài mua hàng hóa và dịch vụ của nước chủnhà
Trang 20- Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu cho những rủi ro chính trị và thương mại (bảohiểm cho các đơn hàng xuất khẩu), cung cấp các dịch vụ bảo lãnh, kể cả bảolãnh ngoại hối.
- Dịch vụ khác: mua bán chứng từ có giá…
Thứ ba về đối tượng cấp tín dụng: Đối tượng được cấp tín dụng là những hàng
hóa và dịch vụ có một tỷ lệ nội địa hóa nhất định Tùy theo điều kiện phát triểncủa từng quốc gia, chiến lược về XNK của từng thời kỳ mà tỷ lệ này là khácnhau Ở Mỹ đối tượng là những hàng hóa và dịch vụ có xuất xứ Hoa Kỳ với tỷ
lệ nhất định (50-100%) Các hàng hóa chủ yếu là hàng tiêu dùng, tư liệu sảnxuất, thiết bị y tế, dây chuyền chế biến, máy bay và các thiết bị quân sự… các
dự án đầu tư ra nước ngoài Còn với các nước đang phát triển (Hàn Quốc, Tháilan, Trung Quốc…) tỷ lệ này quy định trên 70% với các loại hàng chủ yếu là:sản phẩm điện tử, cơ khí và các sản phẩm công nghệ mới, công nghệ cao, nôngsản…
Thứ tư, về thời hạn và hạn mức tín dụng: Hoạt động tài trợ XNK rất đa dạng,
cho vay cả ngắn, trung và dài hạn với các hạn mức tín dụng cũng khác nhau,nhưng do đặc trưng về loại hình tín dụng này nên chủ yếu các khoản tín dụngtài trợ XNK là những khoản tín dụng ngắn hạn Tuy nhiên, với các nước có nềnkinh tế phát triển, tiềm lực tài chính mạnh như Mỹ thì hoạt động tín dụng tài trợXNK chủ yếu cho vay trung và dài hạn, với hạn mức tín dụng lên đến 90%-100% trị giá hợp đồng XNK Đây là một lợi thế rất lớn đối với các nhà XNK
Mỹ Đối với các nước đang phát triển thì hạn mức tín dụng không vượt quá80% và phổ biến từ 60%-70%
Thứ năm, về lãi suất: Với điều kiện của các nước khác nhau, quy định về mức
lãi suất cũng khác nhau Các nước phát triển, lãi suất được cố định trong suốtthời hạn khoản vay, và dựa trên lãi suất thấp nhất của OECD dành cho nhữngnhóm nước nhập khẩu theo thời hạn hoàn trả Với các nước đang phát triển, lãisuất được tính trên cơ sở thương mại tham chiếu (CIRR) do OECD công bốhàng tháng và theo lãi suất trần cho từng hình thức và từng thời điểm
Trang 211.2 Giá cả dịch vụ, chất lƣợng dịch vụ và mô hình đánh giá chất lƣợng dịch vụ:
1.2.1 Giá cả của dịch vụ:
Giá cả là cái mà người mua phải trả để có được sản phẩm mình mong muốn Giá
cả cảm nhận là đánh giá của chính người mua về những gì mình đánh đổi, so sánhvới giá sẽ có được Khách hàng sẽ cảm nhận giá cả trên hai quan điểm: chi phí bằngtiền phải trả và chi phí cơ hội do phải từ bỏ sử dụng số tiền đó để mua sản phẩm dịch
vụ khác
Theo Cronin & Taylor (1992) thì khách hàng không nhất thiết mua dịch vụ cóchất lượng tốt nhất mà họ mua dịch vụ nào cung cấp cho họ mức độ hài lòng nhiềunhất Vì vậy, những yếu tố như nhận thức của khách hàng về giá cả có thể tác độngđến mức độ hài lòng của họ mặc dù chúng không ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ.Mặt khác, Zeithaml & Bitner (2000) cho rằng giá cả dịch vụ có thể ảnh hưởng đếnnhận thức của khách hàng về chất lượng, mức độ hài lòng và giá trị dịch vụ, bởi vìdịch vụ có tính vô hình cao và khó xét đoán trong việc thực hiện
1.2.2 Chất lƣợng dịch vụ và mô hình đánh giá chất lƣợng dịch vụ:
1.2.2.1 Chất lượng dịch vụ:
Trong quá trình tiêu dùng dịch vụ, chất lượng dịch vụ thể hiện trong quá trìnhtương tác giữa khách hàng và nhân viên của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đó(Svensson, 2002: dẫn theo Nguyễn Đình Thọ, 2007)
Những khái niệm về chất lượng dịch vụ là kết quả của sự so sánh của kháchhàng, được tạo ra giữa mong đợi của họ về dịch vụ đó và sự cảm nhận của họ khi sửdụng dịch vụ đó (Lewis và Booms, 1983; Gronroon,1984; Parasuraman và các cộng
sự, 1985,1988, 1991)
1.2.2.2 Mô hình đánh giá chất lượng dịch vụ:
Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng của kháchhàng là chất lượng dịch vụ mà ngân hàng cung cấp Cho dù ngân hàng có thươnghiệu mạnh, có nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn nhưng nếu chất lượng dịch vụcung cấp không tốt thì khách hàng sẽ nhanh chóng quay lưng lại với ngân hàng.Trong định nghĩa về chất lượng dịch vụ Parasuraman, Zeithaml và Berry đã cho rằng
Trang 22chất lượng dịch vụ là khoảng cách giữa sự mong đợi của khách hàng và những tiệních mà dịch vụ sẽ mang lại cho họ và nhận thức, cảm nhận của họ về kết quả họ cóđược sau khi đã sử dụng qua dịch vụ đó Vì vậy, để cung cấp dịch vụ tốt, thỏa mãnđược mong muốn của khách hàng, giữ chân được khách hàng lâu hơn thì các ngânhàng phải nắm bắt được các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ mà khách hàngmong muốn.
Có nhiều nghiên cứu khác nhau trên thế giới nhằm mục đích định nghĩa và đo lường chất lượng dịch vụ, trong đó:
Lehtinen, U & J R Lehtinen (1982) đưa ra một thang đo chung gồm 3 thành phần
về chất lượng dịch vụ, bao gồm các thành phần “sự tương tác”, phương tiện vật chất”
và “yếu tố tập thể” của chất lượng.
Phát triển cao hơn, xét trên bản chất từ cảm nhận của khách hàng, các nhà nghiên
cứu phát hiện ra chất lượng một thang đo gồm 2 thành phần, bao gồm: “chất lượng
kỹ thuật” và “chất lượng chức năng Một mô hình được đề nghị bởi Gronroon
(1984,1990) đã nhấn mạnh đến vai trò chất lượng kỹ thuật (Technical quality) và chấtlượng chức năng (Functional quality)
Chất lượng kỹ thuật là những gì được phục vụ, ví dụ như hệ thống máy vi tính hóa, các giải pháp kỹ thuật, công nghệ
Chất lượng chức năng là chúng được phục vụ như thế nào Ví dụ của chấtlượng chức năng bao gồm thái độ, hành vi của nhân viên đối với kháchhàng…
Như vậy, trong khi chất lượng kỹ thuật có thể được dễ dàng đánh giá khách quan,nhưng đối với chất lượng chức năng thì khó khăn hơn Cảm nhận về chất lượng dịch
vụ của khách hàng là kết quả để đánh giá chất lượng dịch vụ, được tạo ra từ những gìkhách hàng mong đợi, kinh nghiệm trước đó của họ, ảnh hưởng hình tượng củadoanh nghiệp (Caruana, 2000)
Parasuraman, Zeithaml & Berry đã có những nghiên cứu về chất lượng dịch vụtrong nghành tiếp thị rất chi tiết và cụ thể Họ đã đưa ra mô hình 5 khoảng cách chấtlượng dịch vụ (sơ đố 1.1) Trong 5 khoảng cách này, khoảng cách 5 chính là mục tiêu
Trang 23cần nghiên cứu vì nĩ xác định được mức độ thỏa mãn của khách hàng khi họ nhậnbiết được mức độ khác nhau giữa kỳ vọng và dịch vụ nhận được Sự khác biệt nàychính là do 4 khoảng cách từ 1 đến 4 tạo ra.
Sơ đồ 1.1: Mô hình 5 khoảng cách chất lượng dịch vụ của Parasuraman (1985)
Chuyển đổi cảm nhận của cơng ty thành tiêu
Nguồn: Nguyễn Đình Thọ & ctg 2003, trích từ Parasuraman & ctg.
[1985:44]
Khoảng cách thứ nhất xuất hiện khi cĩ sự khác biệt giữa kỳ vọng của khách hàng
về chất lượng dịch vụ và nhà quản trị dịch vụ cảm nhận về kỳ vọng của khách hàng.Điểm cơ bản của sự khác biệt này là do cơng ty dịch vụ khơng hiểu được hết nhữngđặc điểm nào tạo nên chất lượng của dịch vụ mình cũng như cách thức chuyển giaochúng cho khách hàng để thỏa mãn nhu cầu của họ
Trang 24Khoảng cách thứ hai xuất hiện khi công ty dịch vụ gặp khó khăn trong việc
chuyển đổi nhận thức của mình về kỳ vọng của khách hàng thành những đặc tính củachất lượng Trong nhiều trường hợp, công ty có thể nhận thức được kỳ vọng kháchhàng nhưng không phải công ty luôn có thể chuyển đổi kỳ vọng này thành những tiêuchí cụ thể về chất lượng và chuyển giao chúng theo đúng kỳ vọng cho khách hàngnhững đặc tính của chất lượng dịch vụ Nguyên nhân chính của vấn đề này là khảnăng chuyên môn của đội ngũ nhân viên dịch vụ cũng như dao động quá nhiều về cầudịch vụ Có những lúc cầu về dịch vụ quá cao làm cho công ty không đáp ứng kịp
Khoảng cách thứ ba xuất hiện khi nhân viên phục vụ không chuyển giao dịch vụ
cho những khách hàng theo những tiêu chí đã được xác định Trong dịch vụ, các nhânviên có liên hệ trực tiếp với khách hàng, đóng vai trò quan trọng trong quá trình tạo
ra chất lượng Tuy nhiên, không phải lúc nào các nhân viên cũng có thể hoàn thànhnhiệm vụ theo tiêu chí đã đề ra
Phương tiện quảng cáo và thông tin cũng tác động vào kỳ vọng của khách hàng
về chất lượng dịch vụ Những hứa hẹn trong các chương trình quảng cáo khuyến mãi
có thể làm gia tăng kỳ vọng của khách hàng nhưng cũng sẽ làm giảm chất lượng màkhách hàng cảm nhận được khi chúng không được thực hiện theo những gì đã hứa
hẹn Đây là khoảng cách thứ tư.
Khoảng cách thứ năm xuất hiện khi có sự khác biệt giữa chất lượng và kỳ vọng
bởi khách hàng và chất lượng họ cảm nhận được Chất lượng dịch vụ phụ thuộc vàokhoảng cách thứ năm này Một khi khách hàng nhận thấy không có sự khác biệt giữachất lượng họ kỳ vọng và chất lượng họ cảm nhận được khi tiêu dùng một dịch vụ thìchất lượng của dịch vụ được xem là hoàn hảo
Parasuraman & ctg (1985) cho rằng chất lượng dịch vụ là hàm số của khoảngcách thứ năm Khoảng cách thứ năm này phụ thuộc vào các khoảng cách trước đó.Nghĩa là các khoảng cách 1, 2, 3, 4 Vì thế, để rút ngắn khoảng cách thứ 5 và gia tăngchất lượng dịch vụ, nhà quản trị dịch vụ phải nổ lực rút ngắn các khoảng cách này
Mô hình năm khoảng cách là mô hình tổng quát, mang tính chất lý thuyết về chấtlượng dịch vụ Để có thể thực hành được, Parasuraman và các cộng sự đã cố gắng
Trang 25xây dựng thang đo dùng để đánh giá chất lượng trong lĩnh vực dịch vụ, theo đó bất
kỳ dịch vụ nào chất lượng cũng được khách hàng cảm nhận dựa trên 10 thành phần,bao gồm: Tin cậy (Reliability), đáp ứng (Responsiveness), năng lực phục vụ(Competence), tiếp cận (Access), lịch sự (Courtesy), thông tin (Comunication),tínnhiệm (Credibility), an toàn (Security), hiểu biết khách hàng(Understanding/Knowing the customer), phương tiện hữu hình (Tangibles)
Mô hình mười thành phần chất lượng dịch vụ nêu trên có ưu điểm là bao quáthầu hết mọi khía cạnh của dịch vụ Tuy nhiên, mô hình này có nhược điểm là phứctạp trong việc đo lường Hơn nữa mô hình này mang tính lý thuyết, có thể sẽ có nhiềuthành phần của mô hình chất lượng dịch vụ không đạt được giá trị phân biệt Vì vậy,Parasuraman cùng các cộng sự (1998) đã hiệu chỉnh lại và hình thành mô hình mớigồm 5 thành phần cơ bản (Nguyễn Đình Thọ, 2007) Năm thành phần cơ bản của chấtlượng dịch vụ theo mô hình của Parasuraman(1998) đó là:
Phương tiện hữu hình (Tangibles): Thể hiện qua ngoại hình, trang phục của nhân viên phục vụ, các trang thiết bị phục vụ cho dịch vụ
Tin cậy (Reliability): Thể hiện qua khả năng thực hiện dịch vụ phù hợp và đúng thời hạn ngay từ lần đầu tiên
Đáp ứng (Responsiveness): Thể hiện qua sự mong muốn và sẵn sàng của nhân viên phục vụ cung cấp dịch vụ kịp thời cho khách hàng
Năng lực phục vụ (Assurance): Thể hiện qua trình độ chuyên môn và cung cách phục vụ lịch sự, niềm nở với khách hàng
Đồng cảm (Empathy): Thể hiện sự quan tâm chăm sóc đến từng cá nhân khách hàng
Dựa trên định nghĩa truyền thống về chất lượng dịch vụ, Parasuraman đã xâydựng thang đo SERVQUAL Thang đo SERVQUAL là công cụ đo lường chất lượngdịch vụ kinh điển được Parasuraman công bố năm 1985 SERVQUAL đo lường chấtlượng dịch vụ dựa trên sự cảm nhận bởi chính các khách hàng sử dụng dịch vụ Chođến nay, SERVQUAL được các học giả và nhà quản lý doanh nghiệp khẳng định làthang đo có độ tin cậy cao và có giá trị SERVQUAL được áp dụng rộng rãi trong
Trang 26nhiều ngành, lĩnh vực dịch vụ khác nhau như nhà hàng, khách sạn, du lịch, vui chơigiải trí, bảo hiểm, ngân hàng,…
Thang đo SERVQUAL bao gồm 22 biến (câu hỏi) thuộc 5 thành phần được sửdụng nhằm để đo lường chất lượng dịch vụ kỳ vọng và dịch vụ cảm nhận của kháchhàng, bao gồm: tin cậy (Reliability), đáp ứng (Responsiveness), bảo đảm(Assurance), đồng cảm (Empathy) và phương tiện hữu hình (Tangibles)
- Thành phần tin cậy:
1 Khi ngân hàng hứa làm điều gì đó trong thời gian cụ thể thì có thực hiện được đúng như vậy không
2 Khi bạn gặp trở ngại, ngân hàng có thực sự quan tâm giải quyết vấn đề đó
3 Ngân hàng có thực hiện dịch vụ đúng ngay lần đầu tiên
4 Ngân hàng có cung cấp dịch vụ của mình đúng thời gian đã cam kết
5 Ngân hàng có chú trọng vào việc không để tạo ra lỗi trong cả quá trình làm việc
- Thành phần đáp ứng:
1 Các nhân viên của ngân hàng có cho biết chính xác khi nào dịch vụ được thực hiện
2 Nhân viên của ngân hàng có thực hiện dịch vụ một cách nhanh chóng
3 Nhân viên của ngân hàng có luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn
4 Nhân viên của ngân hàng có bao giờ quá bận rộn đến nỗi không đáp ứng yêu cầu của bạn
- Thành phần bảo đảm:
1 Hành vi của nhân viên ngân hàng có khiến bạn tin tưởng
2 Bạn cảm thấy an toàn khi giao dịch với ngân hàng
3 Nhân viên ngân hàng có lịch sự, niềm nở với bạn
4 Nhân viên ngân hàng có kiến thức chuyên môn để trả lời các câu hỏi của bạn
- Thành phần đồng cảm:
1 Ngân hàng luôn quan tâm đặc biệt tới bạn
Trang 272 Thời gian hoạt động của ngân hàng có thuận tiện.
3 Ngân hàng có các nhân viên phục vụ riêng dành cho bạn
4 Ngân hàng có thực sự quan tâm đến lợi ích của bạn
5 Ngân hàng có hiểu rõ nhu cầu cụ thể của bạn
- Thành phần phương tiện hữu hình:
1 Ngân hàng có được trang bị hiện đại không
2 Ngân hàng có được bố trí bắt mắt
3 Nhân viên ngân hàng trông có gọn gàng, trang nhã
4 Tài liệu liên quan đến các sản phẩm, chẳng hạn như tờ rơi và các bài giớithiệu có hấp dẫn
Bộ thang đo SERVQUAL gồm 2 phần, mỗi phần chứa 22 cặp của các khoảnmục, đo theo thang điểm Likert để đo lường riêng biệt những kỳ vọng và cảm nhậnthực tế của khách hàng về chất lượng dịch vụ Trong đó:
- Phần thứ nhất nhằm xác định kỳ vọng của khách hàng đối với loại dịch vụ củadoanh nghiệp nói chung Nghĩa là không quan tâm đến một doanh nghiệp cụthể nào, người được phỏng vấn cho biết mức độ mong muốn của họ đối vớidịch vụ đó
- Phần thứ hai nhằm xác định cảm nhận của khách hàng đối với việc thực hiệndịch vụ của doanh nghiệp khảo sát Nghĩa là căn cứ vào dịch vụ cụ thể của doanh nghiệp được khảo sát để đánh giá
Kết quả nghiên cứu nhằm nhận ra các khoảng cách giữa cảm nhận khách hàng vềchất lượng dịch vụ do doanh nghiệp thực hiện và kỳ vọng của khách hàng đối vớichất lượng dịch vụ đó Cụ thể, theo mô hình SERVQUAL, chất lượng dịch vụ được
xác định như sau: Chất lượng dịch vụ = Mức độ cảm nhận – Giá trị kỳ vọng.
Parasuraman và & ctg khẳng định rằng SERVQUAL là một dụng cụ đo lườngchất lượng dịch vụ tin cậy và chính xác (Parasuraman và cộng sự, 1988; 1991; 1993)
và thang đo này đã được sử dụng rộng rãi (Buttle, 1996; Robinson,1999)
Tuy nhiên, việc sử dụng mô hình chất lượng và khoảng cách làm cơ sở cho việcđánh giá chất lượng dịch vụ cũng có nhiều tranh luận (Carmen, 1990; Babakus &
Trang 28Boller, 1992; Cronin & Taylor, 1992) Kết quả kiểm định trong các nghiên cứu cho thấy:
- Chất lượng dịch vụ không ổn định trong các thành phần của chất lượng dịch
vụ, nó thay đổi theo bối cảnh, loại dịch vụ, tại các thị trường khác nhau thìkhác nhau
- Độ tin cậy bị hạn chế bởi việc sử dụng điểm khác biệt (gap scores) để đánh gíachất lượng dịch vụ
- Mô hình SERVQUAL cũng có một số nhược điểm như: sự mơ hồ của khái niệm kỳ vọng, phức tạp trong xây dựng bảng câu hỏi,…
- Trong khi sự cảm nhận có thể định nghĩa và đo lường một cách dễ dàng dựatrên niềm tin của khách hàng về những dịch vụ họ đã sử dụng, sự mong đợi cóthể được hiểu theo nhiều cách và vì vậy, có thể được giải thích khác nhau đốivới những tác giả và những nhà nghiên cứu khác nhau (Dasholkar & ctg,2000; Babakus và Boller, 1992; Teas, 1993)
- Người được hỏi tỏ ra bối rối khi trả lời câu hỏi hai lần trên phiên bản kỳ vọng
và cảm nhân của SERVQUAL (Bouman và Van der Wiele, 1992)
- Đo lường sự mong đợi của khách hàng là rất khó khăn
Trên cơ sở mô hình SERVQUAL của Parasuraman (1988), Cronin và Taylor(1992) đã khắc phục và cho ra đời mô hình SERVPERF, một biến thể của
SERVQUAL Theo mô hình SERVPERF thì Chất lƣợng dịch vụ = Mực độ cảm nhận Kết luận này đã nhận được sự đồng tình bởi các nghiên cứu của Lee & ctg
(2000), Brady & ctg (2002) Bộ thang đo SERVPERF cũng có 22 phát biểu với 5thành phần cơ bản tương tự như phần hỏi về cảm nhận của khách hàng trong mô hìnhSERVQUAL, tuy nhiên bỏ qua phần hỏi về kỳ vọng
Mô hình SERVPERF đo lường chất lượng dịch vụ trên cơ sở đánh giá chất lượngdịch vụ thực hiện được (performance-based) chứ không phải là khoảng cách giữachất lượng kỳ vọng (expectation) và chất lượng cảm nhận (perception) Kết luận này
đã được đồng tình bởi các tác giả khác như Lee & ctg (2000), Brady & ctg (2002)
Trang 29Các bằng chứng thực nghiệm của Cronin và Taylor (1992) và Quester vàRomaniuk (1997) khi thực hiện các nghiên cứu so sánh giữa mô hình SERVQUAL vàSERVPERF đều cho thấy SERVPERF tốt hơn SERVQUAL.
1.3 Sự hài lòng của khách hàng và mối quan hệ giữa chất lƣợng, giá cả dịch vụ
và sự hài lòng của khách hàng:
1.3.1 Khái niệm về sự hài lòng của khách hàng:
Có rất nhiều định nghĩa về sự hài lòng của khách hàng như:
Theo Kotler (1996) thì sự hài lòng của khách hàng là mức độ của trạng thái cảmgiác của một người bắt nguồn từ việc so sánh kết quả thu được từ sản phẩm với kỳvọng của người đó
Trong đó kỳ vọng được xem là ước mong hay mong đợi của con người Nó bắtnguồn từ nhu cầu cá nhân, kinh nghiệm trước đó và thông tin bên ngoài như quảngcáo, thông tin truyền miệng từ bạn bè, gia đình
Vì vậy, sự hài lòng của khách hàng có thể được coi như là sự phản ứng của kháchhàng đối với việc ước lượng sự khác nhau giữa những mong muốn trước đó haynhững cái bỏ ra ban đầu và những cái thu được sau từ việc sử dụng sản phẩm, dịchvụ
Theo Bachelet (1995) định nghĩa sự hài lòng của khách hàng là một phản ứngmang tính cảm xúc của khách hàng đáp lại với kinh nghiệm của họ đối với một sảnphẩm hay dịch vụ
Theo Oliver (1997): sự hài lòng là phản ứng của người tiêu dùng đối với việcđược đáp ứng những mong muốn của họ khi tiêu dùng sản phẩm hoặc dịch vụ
Theo Hurbert (1995) thì trước khi sử dụng dịch vụ hay sản phẩm, khách hàng đãhình thành một kịch bản về dịch vụ hay sản phẩm đó Khi kịch bản của khách hàng
và nhà cung cấp không giống nhau, khách hàng sẽ cảm thấy không hài lòng
1.3.2 Mối quan hệ giữa chất lượng, giá cả dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng:
Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng là chủ đềđược các nhà nghiên cứu đưa ra bàn luận liên tục trong các thập kỷ qua Nhiềunghiên cứu về sự hài lòng của khách hàng trong các ngành dịch vụ đã được thực hiện
Trang 30(ví dụ: Fornell 1992) và nhìn chung đều kết luận rằng chất lượng dịch vụ và sự hàilòng là hai khái niệm phân biệt.
Thực sự trong lĩnh vực dịch vụ, hai khái niệm “chất lượng dịch vụ” và “sự hàilòng của khách hàng” có sự khác nhau cơ bản dựa trên việc phân tích những quan hệnhân quả giữa chúng (Parasuraman, 1991)
Oliver (1993) chất lượng dịch vụ ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của kháchhàng Nghĩa là, chất lượng dịch vụ - được xác định bởi nhiều nhân tố khác nhau – làmột phần nhân tố quyết định sự hài lòng của khách hàng
Theo Zeithalm và Bitner (2000) thì sự hài lòng của khách hàng bị tác động bởinhiều yếu tố như: chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ, giá cả, yếu tố tình huống,yếu tố cá nhân
Như vậy, sự hài lòng của khách hàng nhìn chung là một khái niệm rộng lớn hơnkhái niệm chất lượng dịch vụ Với cách nhìn này ta có thể xem chất lượng dịch vụnhư là một yếu tố tác động vào sự hài lòng của khách hàng Mô hình sau sẽ nói lênđiều này
Sơ đồ 1.2: Mối quan hệ giữa chất lƣợng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng
Chất lượng dịch vụ (Service Quality) Những nhân tố tình huống
(Situation Factors) Chất lượng sản phẩm Sự hài lòng của khách hàng (Product Quality) (Customer Satisfaction) Giá
(Personal Factors)
(Nguồn: Zeithalm và Bitner, 2000)
Đã có nhiều công trình nghiên cứu thực tiển về mối quan hệ giữa chất lượng dịch
vụ và sự hài lòng của khách hàng Cronin & Taylor (1992) đã kiểm định mối quan hệnày và kết luận rằng cảm nhận chất lượng dịch vụ dẫn đến sự hài lòng của kháchhàng Các nghiên cứu khác đã kết luận rằng chất lượng dịch vụ là tiền đề của sự hài
Trang 31lòng (Cronin & Taylor, 1992; Spreng & Mackoy, 1996) và là nhân tố ảnh hưởng chủ
yếu đến sự hài lòng (Ruyter, Bloemer, Peeters, 1997).
Sản phẩm dịch vụ có tính vô hình nên thường rất khó để đánh giá trước khi mua,giá cả thường được xem như công cụ thay thế mà nó ảnh hưởng vào mức độ thỏamãn về dịch vụ mà người tiêu dùng sử dụng Theo Fornel (1996) cho rằng yếu tố đầutiên xác định sự thỏa mãn khách hàng là chất lượng cảm nhận, yếu tố thứ hai là giá cảcảm nhận Sự thỏa mãn khách hàng là kết quả của cảm nhận về giá trị nhận được củakhách hàng, trong khi giá trị được đo bằng mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ cảmnhận và giá cả dịch vụ (Hallowel, 1996, dẫn theo Bexley, 2005,p.68) Giá cả có vaitrò quan trọng trong việc truyền đạt chất lượng dịch vụ đến người mua Giá cả củadịch vụ là cảm nhận chủ quan của khách hàng với giá cả của dịch vụ tương tự của cácnhà cung cấp khác (Nguyễn Đình Thọ, 2007)
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1:
Trong chương 1, luận văn đã hệ thống hóa lý luận về nghiệp vụ tài trợ XNK tại cácNHTM, trong đó trình bày một cách có chọn lọc cơ sở lý luận chung về tài trợ xuấtnhập khẩu, vai trò của hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu Bên cạnh đó, luận văn cũng
đã phân tích một số nhân tố tác động đến hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu và kinhnghiệm về phát triển hoạt động tài trợ XNK tại các nước trên thế giới, để từ đó rút rađược bài học kinh nghiệm để vận dụng vào điều kiện thực tế của Eximbank Ngoài
ra, tác giả còn giới thiệu những khái niệm cơ bản nhất về giá cả dịch vụ, chất lượngdịch vụ và mô hình đánh giá chất lượng dịch vụ Mối quan hệ giữa chất lượng, giá cảdịch vụ và sự hài lòng của khách hàng Từ những cở sở lý luận đó, tác giả đã đưa ra
mô hình nghiên cứu cho đề tài được trình bày chi tiết ở phần Phụ Lục
Trang 32CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG VỀ DỊCH VỤ TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN
HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM
2.1 Thực trạng hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank):
2.1.1 Các sản phẩm tài trợ xuất nhập khẩu chủ yếu tại Eximbank:
Các sản phẩm tài trợ nhập khẩu:
Bảo lãnh mở thư tín dụng nhập khẩu (LC nhập):
Hồ sơ đề nghị mở L/C nhập khẩu gởi Eximbank:
- 01 bản chính giấy đề nghị mở L/C (theo mẫu Eximbank)
- 01 bản sao Hợp đồng ngoại thương hoặc giấy tờ tương đương như hợp đồng (nếu có)
- 01 bản sao chứng thư bảo hiểm (Đối với những L/C mở có giá trị không bao gồm bảo hiểm nhưng không ký quỹ đủ)
- 01 bản sao Hợp đồng uỷ thác (Nếu nhập khẩu ủy thác)
- Văn bản cho phép nhập khẩu của Bộ Thương Mại hoặc Bộ quản lý chuyên ngành (Đối với các mặt hàng trong danh mục nhập khẩu có điều kiện)
- 01 bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký mã số Xuất Nhậpkhẩu của doanh nghiệp (Nếu khách hàng đến giao dịch lần đầu)
Xem hồ sơ và phát hành L/C:
- Nếu ký quỹ đủ 100% trị giá L/C hoặc đã có thỏa ước về hạn mức mở L/C vớiEximbank Khách hàng sẽ gửi hồ sơ đề nghị mở L/C trực tiếp tại PhòngThanh Toán Nhập Khẩu Nếu ký quỹ nhỏ hơn 100% trị giá L/C: khách hàngliên hệ trực tiếp với Phòng Tín Dụng doanh Nghiệp Eximbank để được hướngdẫn cụ thể về thủ tục bảo lãnh, vay tín dụng, thế chấp hoặc cầm cố cũng nhưthỏa thuận mức ký quỹ và nộp hồ sơ đề nghị mở L/C tại đây
Xử lý chứng từ và thực hiện thanh toán:
Trang 33- Sau khi kiểm tra bộ chứng từ do Ngân hàng nước ngoài gởi đến, Eximbank sẽthông báo ngay đến khách hàng Trên cơ sở khách hàng đã ký quỹ đủ trị giácủa bộ chứng từ hoặc có bảo lãnh của và Phòng Tín Dụng Doanh Nghiệp:
Đối với L/C trả ngay:
Nếu chứng từ phù hợp với L/C: Eximbank sẽ giao chứng từ cho kháchhàng và thực hiện thanh toán cho Ngân hàng nước ngoài theo điều kiệnL/C
Nếu chứng từ không phù hợp với L/C: Eximbank sẽ giao chứng từ chokhách hàng ngay khi khách hàng ký chấp nhận bất hợp lệ và đồng ý thanhtoán
Khi đến hạn thanh toán Eximbank sẽ ghi nợ tài khoản Quý khách để thanhtoán cho Ngân hàng nước ngoài
Sản phẩm UPAS – Usance Payable At sight: Sản phẩm UPAS – Usance
Payable At sight nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp nhập khẩuthông qua việc chuyển L/C thanh toán tiền hàng từ “ trả ngay” thành “ trảchậm”
- Các điều kiện áp dụng:
Áp dụng cho doanh nghiệp nhập khẩu đáp ứng các điều kiện mở L/C nhậpkhẩu trả chậm theo quy định hiện hành Eximbank; theo quy định của ngânhàng nhà nước và pháp luật
Áp dụng cho các L/C thanh toán bằng USD, thời hạn trả chậm tối đa 180 ngày
Trang 34 Được Eximbank tư vấn tận tình, chu đáo.
Ký hậu vận tải đơn của đơn vị/Phát hành Thư Bảo Lãnh nhận hàng:
- Trường hợp hàng về Việt Nam trước khi chứng từ gởi đến EXIMBANKkhách hàng muốn nhận hàng ngay (Trên sơ sở khách hàng ký quỹ đủ trị giáhóa đơn hoặc có bảo lãnh của Phòng Tín Dụng Doanh Nghiệp):
- Nếu có vận tải đơn do người bán gởi trực tiếp đến Quý khách: Eximbank sẽ
ký hậu vận tải đơn trên cơ sở công văn đề nghị ký hậu và chấp nhận bất hợp
lệ (nếu có) của bộ chứng từ
- Nếu không có vận tải đơn do người bán gởi và khách hàng có yêu cầu,Eximbank sẽ phát hành thư bảo lãnh nhận hàng Chứng từ xuất trình để pháthành: Ít nhất 2 bản chính thư bảo lãnh nhận hàng (Eximbank lưu bản chính)
và Bản sao Invoice, B/L /AWB
Cho vay thanh toán bộ chứng từ hàng nhập: Là hình thức tài trợ ngắn
hạn cho doanh nghiệp để thanh toán chi phí nhập khẩu hàng hóa theo cácphương thức L/C trả ngay, D/P, T/T Hình thức tài trợ này mang lại một sốlợi ích cho khách hàng như: Khách hàng được hỗ trợ vốn kịp thời vớiphương án kinh doanh nhập khẩu
- Đặc điểm:
Phương thức cho vay: Theo món, hạn mức
Loại tiền cho vay: VND, ngoại tệ
Thời hạn vay: tối đa 12 tháng
Hình thức đảm bảo nợ vay:
Trang 35 Có tài sản bảo đảm: Sổ tiết kiệm, tài khoản tiền gửi, bất động sản, Lô hàng nhập khẩu và các tài sản khác theo quy định của
Eximbank
Không có tài sản đảm bảo:
+ Khách hàng cam kết sử dụng vật tư, nguyên liệu, hàng hoá lưu kho để đảm bảo khả năng trả nợ cho Eximbank
+ Khách hàng cam kết sử dụng quyền đòi nợ để bổ sung biện pháp bảo đảm nợ vay
+ Không có tài sản đảm bảo
Các sản phẩm tài trợ xuất khẩu tại Eximbank:
Chiết khấu chứng từ hàng xuất theo các hình thức thanh toán L/C, nhờ thu, TTR: Eximbank tài trợ sau khi giao hàng cho doanh nghiệp xuất
khẩu thông qua việc chiết khấu chứng từ hàng xuất nhiều hình thức thanhnhằm giúp các doanh nghiệp xuất khẩu tăng vòng quay vốn, bổ sung vốnlưu động nhanh chóng kịp thời, đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh hàngxuất khẩu với 02 hình thức chiết khấu là có truy đòi và miễn truy đòi
- Thời hạn chiết khấu
30 ngày đối với L/C trả ngay
45 ngày đối với L/C chuyển nhượng
60 ngày đối với nhờ thu trả ngay (D/P)
120 ngày đối với bộ chứng từ L/C trả chậm hoặc nhờ thu trả chậm
Riêng đối với chiết khấu TTR là 15 ngày
- Tỷ lệ chiết khấu: tùy theo yêu cầu và theo từng trường hợp cụ thể
Cho vay tài trợ xuất khẩu:
- Eximbank đáp ứng nhu cầu bổ sung vốn lưu động của các doanh nghiệptrước hoặc sau khi ký hợp đồng xuất khẩu để thu mua, dự trữ, chế biến, sảnxuất hàng hóa xuất khẩu Đây là hình thức tài trợ đơn giản nhất, đáp ứngtất cả các phương thức thanh toán: L/C, nhờ thu, T/T, đồng tiền cho vay đadạng: VND, USD, EUR.và các loại ngoại tệ mạnh khác; tỷ lệ tài trợ cao
Trang 36lên đến 80% giá trị hợp đồng với phương thức tài trợ linh hoạt; tài sản đảmbảo linh hoạt: thế chấp quyền đòi nợ phát sinh từ L/C hàng xuất; thế chấphàng hóa hình thành từ vốn vay; thế chấp các tài sản đảm bảo thôngthường khác Cho vay hỗ trợ xuất khẩu giúp các doanh nghiệp xuất khẩu:
- Hưởng lãi suất cho vay ưu đãi, phí dịch vụ cạnh tranh và tỷ giá mua bánngoại tệ theo thị trường và đặc biệt các chương trình tài trợ xuất khẩu ưuđãi của Eximbank trong từng thời kỳ
- Thủ tục đơn giản, nhanh chóng; liên hệ thuận tiện tại tất cả các điểm giao dịch của Eximbank
- Được hưởng các dịch vụ tư vấn của Eximbank về thị trường xuất khẩu, đốitác nước ngoài ngoài, ngân hàng thanh toán, phương thức thanh toán…
2.1.2 Tình hình tài trợ xuất nhập khẩu tại Eximbank qua các năm
Những kết quả đạt đƣợc:
(ĐVT: tỷ đồng)
NĂM
Trang 3745,000 40,000 35,000
DOANH SỐ CHO 30,000
TÀI TRỢ XK 20,000
15,000
TÀI TRỢ NK 10,000
5,000 0
DOANH SỐ CHIẾT 300
100 0
2009 2010 2011 2012
Biểu đồ 2.2: Doanh số chiết khấu của Eximbank từ năm 2009 -2012
Qua bảng trên cho thấy, doanh số cho vay tài trợ xuất nhập khẩu cũng nhưdoanh số chiết khấu tăng trưởng qua các năm từ năm 2009 đến năm 2011 Đếncuối năm 2011, dư nợ cho vay tài trợ xuất nhập khẩu đạt 26,923 tỷ đồng tăng43% so với năm 2010 Trong đó, dư nợ tiếp tục tăng trưởng mạnh ở nhóm công
ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần Xét cơ cấu dư nợ theo loại tiền thì
dư nợ tiền đồng vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất (64%) trên tổng dư nợ tài trợ xuấtnhập khẩu, kế đến là ngoại tệ chiếm 36% Nguyên nhân tăng trưởng doEximbank tiếp tục triển khai thành công các chương trình tài trợ xuất nhập
Trang 38khẩu vốn là thế mạnh của Eximbank gồm có: Chương trình tài trợ xuất khẩubằng ngoại tệ với lãi suất ưu đãi với doanh số cho vay đạt 394 triệu đô la Mỹnăm 2011, chương trình tài trợ xuất khẩu bằng VNĐ với lãi suất ưu đãi vớidoanh số cho vay đạt 457 tỷ đồng vào năm 2011 và đặc biệt giữa tháng10/2011 Eximbank đã triển khai chương trình tài trợ xuất nhập khẩu bằngngoại tệ có hỗ trợ lãi suất mà hệ thống các ngân hàng bạn chưa có một sảnphẩm tương tự với doanh số cho vay đạt 52 triệu đô la Mỹ Chương trình nàyđược khách hàng doanh nghiệp đánh giá rất cao về sự hỗ trợ chia sẻ rủi ro củaEximbank nhất là trong tình hình lãi suất và tỷ giá có nhiều sự biến động
Đến năm 2012 doanh số cho vay tài trợ xuất nhập khẩu giảm 12% so vớinăm 2011 do một số nguyên nhân như kinh tế thế giới suy giảm làm ảnh hưởngđến hoạt động kinh doanh và làm giảm nhu cầu vốn của các doanh nghiệp,chính sách kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô dẫn đến việc hạn chếcho vay ngoại tệ, không cho vay vàng, thắt chặt đầu tư công, lãi suất cho vaytiền đồng tuy đã được điều chỉnh giảm nhưng vẫn còn ở mức cao gây khó khăncho doanh nghiệp Trước tình hình nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, Eximbank
đã tiếp tục triển khai các chương trình tài trợ xuất nhập khẩu để hỗ trợ doanhnghiệp như: chương trình tài trợ xuất khẩu bằng ngoại tệ với lãi suất ưu đãi,chương trình tài trợ xuất nhập khẩu bằng VNĐ với lãi suất ngoại tệ, chươngtrình tài trợ sản xuất kinh doanh đối với doanh nghiệp, cá nhân bằng VNĐ vớilãi suất 7%/năm có bảo hiểm tỷ giá Đây là chương trình tiên phong củaEximbank trong hệ thống ngân hàng và được các khách hàng đánh giá rất cao
về sự hỗ trợ chia sẻ rủi ro của Eximbank nhất là trong tình hình lãi suất ở mứccao Ngoài ra, Eximbank đã thực hiện chủ trương đẩy mạnh hoạt động xuấtkhẩu của chính phủ, Eximbank đã có những chính sách linh hoạt và các gói sảnphẩm phù hợp, kịp thời nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong lĩnh vực hoạt độngnày Năm 2012 là năm thứ hai liên tiếp sau hơn 20 năm hoạt động Eximbank
có cán cân thanh toán xuất khẩu lớn hơn thanh toán nhập khẩu
Thanh toán quốc tế vốn là thế mạnh của Eximbank, vì vậy mảng dịch vụ
Trang 39thanh toán quốc tế của Eximbank vẫn giữ vững được tốc độ tăng trưởng quacác năm Doanh số bảo lãnh mở LC nhập khẩu hàng hóa tăng trưởng qua cácnăm từ 2009 đến năm 2011 Đến năm 2012 doanh số bảo lãnh mở LC giảm10% so với năm 2011 Bên cạnh đó, doanh số bảo lãnh mở L/C trả chậm có xuhướng gia tăng qua các năm.
TRẢ NGAY 1,000
THU PHÍ THANH TOÁN QUỐC TẾ
Biểu đồ 2.4: Doanh số thu phí dịch vụ thanh toán quốc tế của
Eximbank từ năm 2009 đến 2012
Trang 40DƯ NỢ QUÁ HẠN
300 250 200 150
50 0
Tài trợ xuất nhập khẩu không những tăng doanh số tín dụng mà còn đem lạicho ngân hàng nguồn thu dịch vụ đáng kể từ các giao dịch liên quan như thanhtoán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ… Ngoài ra tỷ lệ nợ quá hạn của hoạt động tàitrợ xuất trợ xuất nhập khẩu chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng dư nợ, rủi ro ở mứcchấp nhận được
Việc cạnh tranh giữa các ngân hàng tiếp tục diễn ra khá gay gắt Eximbankhiện tại vẫn phải đối mặt với nhiều áp lực cạnh tranh lớn từ các ngân hàng