1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Chất lượng tham gia xây dựng đảng của mặt trận tổ quốc việt nam xã, phường, thị trấn ở thành phố hà nội hiện nay

239 30 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 239
Dung lượng 1,94 MB

Nội dung

Chất lượng tham gia xây dựng Đảngcủa MTTQVN xã, phường, thị trấn có vai trò rất quan trọng trong vận động, tậphợp các tổ chức chính trị - xã hội, cán bộ, hội viên, đoàn viên, các tầng lớ

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

của riêng tác giả Các số liệu, trích dẫn trong luận án

là trung thực và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, không trùng lặp với các công trình khoa học đã công bố.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Đỗ Thị Thu Hà

Trang 2

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

1 Ban Chấp hành Trung ương BCH TW

Ủy ban nhân dân

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc

UBND

UBMTTQ13

14

Xã hội chủ nghĩa

Xây dựng Đảng

XHCN XDĐ

Trang 3

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN

1.1 Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài có liên quan đến đề tài luận án 10 1.2 Các công trình nghiên cứu ở trong nước có liên quan đến đề tài luận án 18 1.3 Khái quát kết quả chủ yếu của các công trình đã công bố có liên quan

đến đề tài và những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết 30

Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT

LƯỢNG THAM GIA XÂY DỰNG ĐẢNG CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN

2.1 Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn và những vấn

đề cơ bản về tham gia xây dựng Đảng của Mặt trận Tổ quốc xã,

2.2 Quan niệm, yếu tố quy định và tiêu chí đánh giá chất lượng tham

gia xây dựng Đảng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường,

Chương 3 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THAM GIA XÂY DỰNG ĐẢNG CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM XÃ, PHƯỜNG, THỊ

3.1 Thực trạng chất lượng tham gia xây dựng Đảng của Mặt trận Tổ

quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn ở thành phố Hà Nội 81 3.2 Nguyên nhân và một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng tham

gia xây dựng Đảng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường,

Chương 4 NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG, YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THAM GIA XÂY DỰNG ĐẢNG CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM XÃ, PHƯỜNG, THỊ

4.1 Những yếu tố tác động và yêu cầu nâng cao chất lượng tham gia

xây dựng Đảng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị

4.2 Những giải pháp nâng cao chất lượng tham gia xây dựng Đảng của Mặt

trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn ở thành phố Hà Nội hiện nay 133

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài luận án

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn ở thành phố Hà Nội là

cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, đại diện, bảo vệ quyền và lợi hợppháp, chính đáng của các tầng lớp nhân dân, tập hợp và phát huy sức mạnhkhối đại đoàn kết toàn dân, thực hiện dân chủ, hiệp thương, phối hợp và thốngnhất hành động của các thành viên, tăng cường đồng thuận xã hội, giám sát,phản biện xã hội Tham gia xây dựng Đảng là một trong những nhiệm vụ trọngtâm của MTTQVN xã, phường, thị trấn Chất lượng tham gia xây dựng Đảngcủa MTTQVN xã, phường, thị trấn có vai trò rất quan trọng trong vận động, tậphợp các tổ chức chính trị - xã hội, cán bộ, hội viên, đoàn viên, các tầng lớp nhândân, các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội, dân tộc, tôngiáo và người Việt Nam định cư ở nước ngoài chấp hành nghiêm chủ trương,đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát huy tinh thần dânchủ, sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, tham gia xây dựng cấp ủy, tổ chức cơ

sở đảng trong sạch, vững mạnh, có năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu cao và nângcao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụphát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh của các xã,phường, thị trấn ở thành phố Hà Nội

Những năm qua, quán triệt, thực hiện quan điểm, chủ trương của Đảng

về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, tổ chứcđảng các cấp MTTQVN xã, phường, thị trấn ở TPHN đã tích cực, chủ độngtham gia công tác xây dựng Đảng Nội dung, hình thức, phương pháp thamgia xây dựng Đảng của MTTQVN xã, phường, thị trấn ở TPHN đã từng bướcđổi mới, ngày càng phù hợp, hiệu quả được cấp ủy, tổ chức đảng các cấp ghinhận, đánh giá cao Tuy nhiên, trên thực tiễn, chất lượng tham gia xây dựngĐảng của MTTQVN xã, phường, thị trấn ở TPHN còn bộc lộ không ít nhữnghạn chế, bất cập Một số cấp ủy, tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên, kể cả cán

Trang 5

bộ UBMTTQ các cấp nhận thức chưa đầy đủ, sâu sắc về vai trò, chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn tham gia xây dựng Đảng của MTTQVN Chất lượngthực hiện chức năng, nhiệm vụ giám sát, phản biện xã hội của MTTQVN xã,phường, thị trấn và nội dung, hình thức, phương pháp tham gia góp ý hoạchđịnh đường lối, chủ trương của Đảng, tham gia giám sát, góp ý với cấp ủy, tổchức đảng về công tác lãnh đạo, chỉ đạo; việc giám sát, góp ý cán bộ, đảngviên, nhất là người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền các cấp chưađược thực hiện có chất lượng, hiệu quả; việc hiệp thương lựa chọn đề cử cán

bộ tham gia bầu cử vào các cơ quan dân cử chưa được thực hiện tốt Một số

đề xuất, kiến nghị của MTTQVN xã, phường, thị trấn chưa được cấp ủy,chính quyền các cấp quan tâm xem xét, giải quyết thấu đáo; việc phát huyquyền làm chủ của nhân dân, tổ chức thành viên tham gia xây dựng Đảng,giám sát, phản biện xã hội còn có những hạn chế; nhiều vấn đề nảy sinh trongcông tác xây dựng Đảng và quan hệ giữa cấp ủy, chính quyền với nhân dân ở

xã, phường, thị trấn chưa được giải quyết thỏa đáng

Thành phố Hà Nội là thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam, trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, nơi đặt trụ sở các cơ quancủa Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan ngoại giao vàcác tổ chức quốc tế; đồng thời là trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, văn hóa,giáo dục, khoa học, công nghệ của cả nước Hiện nay, tình hình thế giới, khuvực tiếp tục có nhiều diễn biến nhanh chóng, khó dự báo; toàn cầu hóa vàhội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng; sự phát triển mạnh mẽ của cuộc Cáchmạng công nghiệp lần thứ tư, sự bùng nổ của Internet và mạng xã hội; cácnước lớn điều chỉnh chiến lược, cạnh tranh quyết liệt; chiến tranh cục bộ,xung đột vũ trang, dân tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ, tài nguyên, chủquyền biển đảo diễn ra gay gắt, quyết liệt Trong nước, sau 35 năm đổi mới,thế và lực của đất nước, sức mạnh tổng hợp quốc gia, uy tín quốc tế của đấtnước ngày càng được nâng cao Bên cạnh những thời cơ, thuận lợi, đất nước

ta còn đứng trước nhiều khó khăn, thách thức Bốn nguy cơ mà Đảng ta đã

Trang 6

chỉ ra còn tồn tại, có mặt diễn biến gay gắt, phức tạp Nền kinh tế phát triểnchưa bền vững, sức cạnh tranh hạn chế; các thế lực thù địch tiếp tục đẩymạnh hoạt động chống Đảng, Nhà nước; tình hình Biển Đông tiềm ẩn nhiềunguy cơ khó lường Các thách thức an ninh truyền thống và phi truyềnthống, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh đang là những thách thức rấtlớn, ảnh hưởng trực tiếp đến đất nước ta Nhiệm vụ phát triển kinh tế, vănhóa, xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh của thành phố Hà Nội; công tácxây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổchức cơ sở đảng; xây dựng hệ thống chính trị các cấp trong sạch, vững mạnh,tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống thamnhũng, quan liêu, tiêu cực, lãng phí, lợi ích nhóm đã và đang đặt ra yêu cầukhách quan phải nâng cao hơn nữa chất lượng tham gia xây dựng Đảng của

MTTQVN các cấp Từ những lý do trên, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài “Chất lượng tham gia xây dựng Đảng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn ở thành phố Hà Nội hiện nay” làm luận án tiến sĩ, chuyên ngành Xây

dựng Đảng và chính quyền nhà nước

2 Mục đích, nhiệm vụ của luận án

Mục đích: Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn về chất

lượng tham gia xây dựng Đảng của MTTQVN xã, phường, thị trấn ở thànhphố Hà Nội, đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng tham gia xây dựng Đảngcủa MTTQVN xã, phường, thị trấn ở thành phố Hà Nội hiện nay

Trang 7

Phân tích những yếu tố tác động, xác định yêu cầu và đề xuất giải phápnâng cao chất lượng tham gia xây dựng Đảng của MTTQVN xã, phường, thịtrấn ở thành phố Hà Nội hiện nay.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là chất lượng

tham gia xây dựng Đảng của MTTQVN xã, phường, thị trấn ở thành phố Hà Nội

Phạm vi nghiên cứu

Luận án tập trung nghiên cứu chất lượng tham gia xây dựng Đảng vànâng cao chất lượng tham gia xây dựng Đảng của MTTQVN xã, phường, thịtrấn ở thành phố Hà Nội Tập trung điều tra, khảo sát thực tế ở 10 quận,huyện của thành phố Hà Nội Các số liệu, tư liệu điều tra, khảo sát thực tế sửdụng trong luận án giới hạn chủ yếu từ năm 2010 đến nay Các giải phápnâng cao chất lượng tham gia xây dựng Đảng của MTTQ Việt Nam xã,phường, thị trấn ở thành phố Hà Nội có giá trị vận dụng đến năm 2025

4 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của luận án

Cơ sở lý luận: Là hệ thống lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng

Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về quầnchúng và vai trò của quần chúng; về xây dựng, phát huy đại đoàn kết dân tộc;

về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của

tổ chức cơ sở đảng; về xây dựng và phát huy vai trò của MTTQVN

Cơ sở thực tiễn: Là toàn bộ hiện thực lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, tổ

chức đảng và thực tiễn tham gia xây dựng Đảng của MTTQVN xã, phường, thịtrấn ở TPHN; các nghị quyết, chỉ thị, quy định, báo cáo tổng kết công tác xâydựng Đảng, công tác Mặt trận của cấp ủy các cấp ở TPHN; kết quả điều tra,khảo sát ở các đảng bộ xã, phường, thị trấn ở TPHN của tác giả Đồng thời, luận

án còn tham khảo, kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đãđược công bố có liên quan đến đề tài luận án

Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, đềtài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của khoa học chuyên

Trang 8

ngành và liên ngành, trong đó chú trọng các phương pháp lôgic, lịch sử, phântích, tổng hợp, thống kê, so sánh, nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, khảosát thực tế, điều tra xã hội học và phương pháp chuyên gia.

5 Những đóng góp mới của luận án

Xây dựng và luận giải làm rõ nội hàm quan niệm chất lượng tham giaxây dựng Đảng của MTTQVN xã, phường, thị trấn ở thành phố Hà Nội

Khái quát một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng tham gia xây dựngĐảng của MTTQVN xã, phường, thị trấn ở thành phố Hà Nội

Đề xuất một số nội dung, biện pháp cụ thể, có tính khả thi trong cácgiải pháp nâng cao chất lượng tham gia xây dựng Đảng của MTTQVN xã,phường, thị trấn ở thành phố Hà Nội hiện nay

6 Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của đề tài

Kết quả nghiên cứu của luận án làm sâu sắc thêm một số vấn đề lýluận, thực tiễn về chất lượng tham gia xây dựng Đảng của MTTQVN xã,phường, thị trấn ở TPHN Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung cấpluận cứ khoa học phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, tổ chức đảng vàMTTQVN các cấp tham khảo, vận dụng nâng cao chất lượng tham gia xây dựngĐảng của MTTQVN xã, phường, thị trấn ở TPHN Luận án có thể dùng làm tàiliệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy, học tập môn xây dựng Đảng ởcác Học viện, trường đại học, trường chính trị tỉnh, thành phố ở nước ta

7 Kết cấu của luận án

Kết cấu luận án gồm: mở đầu, 4 chương (9 tiết), kết luận, danh mục

các công trình của tác giả đã công bố có liên quan đến đề tài luận án, danhmục tài liệu tham khảo và phụ lục

Trang 9

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1 Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến đề tài luận án

1.1.1 Nhóm công trình nghiên cứu về xây dựng Đảng

Vixúc Phômphithắc (2003), “Đảng Nhân dân cách mạng Lào lãnh đạo

hệ thống chính trị trong sự nghiệp đổi mới hiện nay” [107] Tác giả cho rằng,

đối với HTCT ở nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào là hướng đến khắcphục bệnh quan liêu, tham nhũng, cửa quyền trong bộ máy nhà nước Mặttrận Lào xây dựng Tổ quốc tham gia quá trình hoạch định đướng lối chính trịcủa Đảng, góp ý với Đảng thực hiện đổi mới, chỉnh đốn đảng, cùng với các tổchức đoàn thể của nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào tổ chức thực hiệnđường lối, chủ trương của Đảng

Hạ Quốc Cường (2004), “Không ngừng nâng cao trình độ lãnh đạo và trình độ cầm quyền, tăng cường năng lực chống tha hóa, phòng biến chất và chống rủi ro” [31] Trên cơ sở luận bàn về giữ gìn mối quan hệ giữa Đảng

với quần chúng nhân dân, tăng cường và cải tiến toàn diện việc xây dựng tácphong của Đảng, xây dựng sự liêm chính và đấu tranh chống tham những, tácgiả cho rằng tổ chức Chính hiệp Trung Quốc thực hiện tham gia vào các hoạtđộng cải tiến xây dựng bản thân Đảng trong điều kiện đảng cầm quyền, xâydựng tác phong của đảng, tham gia xây dựng sự liêm chính của cán bộ, đảngviên và đấu tranh chống tham những làm trong sạch Đảng Đây là những hoạtđộng tham gia xây dựng Đảng của tổ chức Chính hiệp Trung Quốc

Chu Húc Đông (2004), “Kiên trì phương châm quản lý đảng nghiêm minh, triển khai cuộc xây dựng Đảng phong liêm chính và đấu tranh chống tham nhũng” [55] Tác giả đã chỉ ra nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tham

nhũng ở Trung Quốc là do chưa tăng cường giám sát dân chủ của nhân dân và tổchức Chính hiệp Theo tác giả, tổ chức Chính hiệp tăng cường hoạt động giámsát dân chủ cán bộ lãnh đạo để chống tham nhũng Trong xây dựng Đảng liêm

Trang 10

chính và công tác chống tham nhũng, cần thực hiện tốt kiên trì đường lối quầnchúng của Đảng, phát huy cao độ vai trò giám sát quyền lực từ quyết sách và thihành của tổ chức Chính hiệp và các đoàn thể nhân dân Trung Quốc.

Lý Nguyên Bồi (2004), “Thực tiễn tìm tòi về xây dựng tổ chức cơ sở và xây dựng đội ngũ đảng viên của Đảng Cộng sản Trung Quốc” [21], Hội thảo

lý luận giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc “Xâydựng Đảng cầm quyền, kinh nghiệm của Việt Nam và Trung Quốc”, khẳngđịnh: Trung Quốc đặc biệt coi trọng xây dựng tổ chức cơ sở của Đảng, luônchú ý làm tốt công tác cơ sở Bài viết nhấn mạnh mấy thể nghiệm của ĐảngCộng sản Trung Quốc: Xây dựng tổ chức cơ sở và đội ngũ đảng viên phảikiên trì lấy tư tưởng quan trọng “ba đại diện” làm chủ đạo, bám sát trung tâmkinh tế, phục vụ cho đại cục công tác của toàn Đảng; phải căn cứ theo nhiệm

vụ, mục tiêu và những vấn đề chủ yếu tồn tại trong công tác, nhấn mạnh côngtác trọng điểm, khâu yếu kém; phải kết hợp chặt chẽ xây dựng tư tưởng, tổchức với với xây dựng tác phong, lấy xây dựng chế độ làm sợi chỉ xuyên suốt;phải kiên trì tiến cùng thời đại và nghiên cứu tình hình mới, giải quyết bằngtinh thần cải cách, sáng tạo về lý luận và chế độ chính sách; đồng thời phảikiện toàn chế độ trách nhiệm, thường xuyên nắm chắc, không nới lỏng

Triệu Gia Kỳ (2004), “Tăng cường xây dựng Đảng ủy địa phương, phát huy đầy đủ vai trò hạt nhân lãnh đạo” [75] Tác giả đã phân tích về vai trò

hạt nhân lãnh đạo của Thành ủy Bắc Kinh đối với sự phát triển liên tục,nhanh chóng, hài hòa và lành mạnh về kinh tế, xã hội của thành phố và rút ramột số kinh nghiệm, đó là: kiên trì bao quát toàn cục, điều hòa các mặt; pháthuy đầy đủ vai trò hạt nhân lãnh đạo của đảng ủy địa phương, kiện toàn vàhoàn thiện thể chế lãnh đạo để Đảng ủy địa phương phát huy vai trò hạtnhân; nắm chắc nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, thiết thực đảm đương tráchnhiệm thúc đẩy kinh tế xã hội địa phương phát triển toàn diện hài hòa và bềnvững; thiết thực tăng cường xây dựng bản thân mình, không ngừng nâng caotrình độ lãnh đạo và trình độ cầm quyền

Trang 11

Chu Kính Thanh (2010),“Nghiên cứu xây dựng Cương lĩnh Đảng Cộng sản Trung Quốc” [122] Theo tác giả, một trong những kinh nghiệm lịch sử

xây dựng các Cương lĩnh xây dựng và phát triển đất nước, Đảng Cộng sảnTrung Quốc luôn quan tâm cao độ phát huy vai trò sáng tạo của nhân dân, tổchức Chính hiệp Tổ chức Chính hiệp cùng với các đoàn thể nhân dân thamgia xây dựng Cương lĩnh, bảo đảm các Cương lĩnh của Đảng Cộng sản TrungQuốc đúng định hướng đường lối quần chúng, giúp Trung Quốc giành thắnglợi trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc

Cục Lý luận - Ban Tuyên truyền Trung ương Đảng Cộng sản Trung

Quốc (2013), “Trung Quốc đối mặt với những điểm nóng lý luận” [29] Công

trình tập trung luận bàn các giải pháp để thúc đẩy một cách chắc chắn công tácphòng chống tham nhũng, đề xướng liêm khiết Đáng chú ý, cuốn sách đã đềcập đến hoạt động của Hội nghị chính trị hiệp thương nhân dân toàn quốc(Chính hiệp) tham gia xây dựng Đảng thông qua giám sát phòng chống thamnhũng Để làm được điều đó, Đảng Cộng sản Trung Quốc chủ trương tăngcường giám sát tổng hợp, phát huy tốt hơn vai trò giam sát trong Đảng, giámsát của Chính hiệp, giám sát của quần chúng và giám sát của dư luận

Trương Thụ Quân (2013)“Không ngừng nâng cao trình độ quản lý đảng viên và xây dựng Đảng theo yêu cầu khoa học hóa công tác xây dựng Đảng” [113] Tác giả đã chỉ rõ vị trí, ý nghĩa tầm quan trọng nâng cao trình

độ quản lý, giáo dục, rèn luyện đảng viên đối với nâng cao hiệu lực lãnh đạo,năng lực cầm quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc Đề xuất các giải phápnâng cao trình độ quản lý, giáo dục, rèn luyện đội ngũ đảng viên của cấp ủy,

tổ chức đảng các cấp Theo tác giả, phát huy quyền dân chủ của nhân dântrong giám sát tổ chức đảng, đảng viên và hoàn thiện các chế độ giám sát dânchủ; tăng cường giám sát của cấp ủy, ủy ban kiểm tra kỷ luật cấp trên và giámsát trong nội bộ tổ chức đảng; tăng cường giám sát của tổ chức Chính hiệp,các tổ chức chính trị- xã hội, giám sát của cơ quan báo chí và giám sát củaquần chúng phát hiện những dấu hiệu vi phạm manh nha xuất hiện của đảng

Trang 12

viên, kịp thời nhắc nhở, quản lý, giáo dục, ngăn ngừa sai phạm nhỏ trở thànhsai phạm lớn, gây hậu quả nghiêm trọng

Bạch Lập Bình (2013), “Tăng cường xây dựng tác phong cán bộ thiết thực thực hiện vì dân, thực tế, thanh liêm” [15] Theo tác giả: Muốn xây dựng tác

phong quần chúng, thực tế, thanh liêm của cán bộ, phải làm tốt công tác giám sát,kiểm tra Coi giám sát tác phong quần chúng, thực tế, thanh liêm của cán bộ làmột nội dung quan trọng của cấp ủy, tổ chức đảng các cấp; đồng thời, phát huyvai trò của giám sát của các cơ quan nhà nước, của tổ chức Chính hiệp, của quầnchúng nhân dân và dư luận xã hội tạo thành sức mạnh tổng hợp, nâng cao chấtlượng, hiệu lực công tác giám sát Chú trọng thực hiện giám sát tác phong trọngdân, vì dân, gắn bó mật thiết với nhân dân, tác phong cụ thể, thực tế, sâu sát cơ sở,liêm chính, trong sạch, việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương, thực thi quyền lực vàphẩm chất, năng lực, uy tín, kết quả công tác của cán bộ, đảng viên

Hồ Thành Quốc (2016)“Đạo làm quan” Nxb Chính trị quốc gia, Hà

Nội 2016 [116] Trên cơ sở khái quát, luận giải làm rõ yêu cầu phẩm chấtchính trị, đạo đức và trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên; nhất làcán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu địa phương, cơ quan, đơn vị Đánhgiá thực trạng, chỉ ra nguyên nhân và rút ra bài học 06 kinh nghiệm cảnh tỉnh

sự tha hóa quyền lực của cán bộ lãnh đạo ở Trung Quốc hiện nay Trên cơ sởchỉ rõ những biểu hiện của tha hoá quyền lực, suy thoái, biến chất của đội ngũcán bộ lãnh đạo, quản lý ở Trung Quốc hiện nay; đưa ra một số giải phápphòng, chống sự tha hóa quyền lực, suy thoái, biến chất một bộ phận cán bộlãnh đạo, quản lý các cấp, như: Thực thi chế độ giáo dục và giám sát đềphòng sự tha hóa quyền lực thối nát đi đôi với kiên quyết trừng trị; sử dụngnhiều biện pháp giám sát, khai thác rộng rãi nguồn cung cấp thông tin; nắmbắt tính quy luật, cảnh báo sẵn từ trước; tăng cường giám sát trọng điểmnhững cán bộ lãnh đạo đã có mầm mống vi phạm kỷ cương, kỷ luật; những sựkiện biến động về cương vị của cán bộ lãnh đạo trong thời gian tại chức vànhững sự kiện xảy ra khi gia đình họ có ma chay, hiếu, hỷ; những cán bộ lãnh

Trang 13

đạo xoa đầu, vỗ ngực quyết sách một cách mù quáng; những cương vị có thựcquyền về quản lý con người, quản lý tiền bạc, vật tư, quản lý hành chính;những phe nhóm sinh hoạt trong cán bộ lãnh đạo, phe nhóm trong một nhà,phe nhóm xã giao; những khi bầu cử chuyển đổi nhiệm kỳ, khi có sắp xếpnhân sự quan trọng hoặc khi cán bộ lãnh đạo được phụ trách dự án xây dựngquan trọng; những nơi cán bộ lãnh đạo dễ vi phạm kỷ luật đảng, pháp luật nhànước

Savát-chăntha-prixay (2017),“Nâng cao chất lượng kiểm tra, giám sát của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào” [118] Tác giả đã khái quát và luận giải

làm rõ vị trí, ý nghĩa tầm quan trọng và tính cấp bách của công tác kiểm tra,giám sát của Đảng đối với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và nâng caonăng lực lãnh đạo của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào Đánh giá thực trạng,chỉ ra nguyên nhân của ưu điểm và hạn chế, khuyết điểm và đề xuất 05 giảipháp nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của ĐảngNhân dân Cách mạng Lào giai đoạn hiện nay, gồm: Nâng cao nhận thức, tráchnhiệm của cấp uỷ, ủy ban kiểm tra các cấp; tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo tậptrung giải quyết những biểu hiện tiêu cực nảy sinh trong nội bộ; kiện toàn ủyban kiểm tra và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ kiểm tra các cấp ngangtầm với nhiệm vụ, chú trọng lựa chọn cán bộ, đảng viên có phẩm chất, đạođức và năng lực chuyên môn bố trí vào cơ quan kiểm tra các cấp; đẩy mạnhtuyên truyền, giáo dục cán bộ, đảng viên và quần chúng nhận thức đúng đắn

về công tác kiểm tra, giám sát của Đảng; đổi mới, nâng cao chất lượng côngtác tư tưởng, tuyên truyền, vận động tổ chức đảng, đảng viên tự giác chấphành nghiêm đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; pháthuy vai trò trách nhiệm chính trị của Mặt trận Lào yêu nước, các tổ chứcchính trị- xã hội, đoàn thể quần chúng và mọi công dân tham gia kiểm tra,giám sát trở thành tai mắt của cấp ủy đảng, chính quyền; ủy ban kiểm tra cáccấp chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch, xác định đúng nội dung trọngtâm, trọng điểm, chủ động kiểm tra tổ chức đảng, đảng viên khi có dấu hiệu vi

Trang 14

phạm; quán triệt, thực hiện nghiêm Điều lệ Đảng, các nghị quyết, chỉ thị, quychế, quy định và kỷ luật đảng, có phương pháp làm việc khoa học, tạo ấntượng và niềm tin của cán bộ, đảng viên và quần chúng.

Đaobuala Phabavôngphet (2018),“Nguyên tắc kiểm tra của Đảng Nhân dân cách mạng Lào - Thực trạng và những vấn đề đặt ra” [105] Theo tác

giả: Đảng Nhân dân cách mạng Lào luôn trung thành, vận dụng sáng tạo cácnguyên tắc Mácxít trong công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật đảng, đó là cácnguyên tắc: Tính đảng, tính quần chúng, tính khoa học, tính khách quan, tínhcông khai, tính hiệu quả; chính việc quán triệt, thực hiện tốt các nguyên tắctrên, công tác kiểm tra, giám sát của Đảng Nhân dân cách mạng Lào đã thuđược nhiều kết quả quan trọng Đánh giá những hạn chế, khuyết điểm trongviệc quán triệt, thực hiện các nguyên tắc kiểm tra của Đảng, tác giả chỉ rõ:Một số cấp ủy, ủy ban kiểm tra chưa nhận thức đầy đủ, sâu sắc và buông lỏnglãnh đạo, chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát; một số đoàn kiểm tra đã viphạm nguyên tắc tính quần chúng và tính công khai, chưa làm tốt công tácgiáo dục, động viên phát huy tính tự giác của đối tượng kiểm tra; chưa pháthuy được vai trò của các tổ chức, lực lượng và mọi tầng lớp nhân dân Tác giả

đã đề xuất một số giải pháp tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm túc nguyêntắc kiểm tra của Đảng, gồm: Tạo sự chuyển biến về nhận thức, nâng cao tráchnhiệm của các tổ chức, các lực lượng đối với công tác kiểm tra, giám sát củaĐảng; tăng cường tuyên truyền, phổ biến, quán triệt quan điểm, chủ trươngcủa Đảng về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật đảng để cán bộ, đảng viên

và nhân dân nhận thức đầy đủ, sâu sắc về công tác kiểm tra, giám sát và kỷluật đảng; cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp và cán bộ kiểm tra thương xuyênnắm vững và thực hiện nghiêm nguyên tắc kiểm tra của Đảng; cấp ủy, ủy bankiểm tra cấp trên tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiệnnhiệm vụ kiểm tra của cấp ủy và ủy ban kiểm tra cấp dưới; phát huy vai trò

Trang 15

của các tổ chức, các lực lượng và tăng cường sự giám sát của nhân dân, chấnchỉnh kịp thời các vi phạm nguyên tắc kiểm tra của Đảng.

1.1.2 Các công trình nghiên cứu về tổ chức chính trị- xã hội và tham gia xây dựng Đảng của các tổ chức chính trị- xã hội

Về một số tổ chức Mặt trận trên thế giới và Hội nghị Chính trị hiệp thương nhân dân Trung Quốc (tài liệu dịch thuật phục vụ Đề tài khoa học

KH.03) Đây là tài liệu dịch thuật các công trình khoa học ở nước ngoàinghiên cứu về các tổ chức chính trị - xã hội có tính chất Mặt trận ở một sốquốc gia có thể chế chính trị khác nhau trên thế giới Nội dung tài liệu đã làm

rõ về mô hình, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và nguyên tắc, phươngthức hoạt động của các tổ chức chính trị- xã hội có tính chất Mặt trận của một

số quốc gia, như: Trung Quốc, Lào, Campuchia, Triều Tiên, Myanmar, TháiLan, Cu Ba Qua đó, chỉ ra sự tương đồng và những điểm khác biệt về môhình, cơ cấu tổ chức và nguyên tắc, phương thức hoạt động của các tổ chứcchính trị- xã hội ở các quố gia trên với MTTQ Việt Nam Ở Trung Quốc, Hộinghị Hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc có chức năng là Đại hội đạibiểu nhân dân toàn quốc (tức Quốc hội) Trung ương Đảng Cộng sản TrungQuốc đã xác định: Tổ chức Hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc cóchức năng: Hiệp thương chính trị, giám sát dân chủ và tham chính nghị chính(tham gia chính quyền và bàn bạc công việc của chính quyền)

Bàn về phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc vào xây dựng

và thực hiện dân chủ, Hiến pháp nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa quyđịnh: chế độ hợp tác đa đảng và Hiệp thương Chính trị do Đảng Cộng sảnTrung Quốc lãnh đạo sẽ tồn tại và phát triển lâu dài Tổ chức Hiệp thươngchính trị (Chính hiệp) là cơ sở chính trị-xã hội rộng rãi của chính quyềnnhân dân; hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, với

sự tham gia của Đảng Cộng sản Trung Quốc và 8 đảng phái chính trị- dânchủ, các nhân sĩ, trí thức không đảng phái, các đoàn thể nhân dân, đại biểucác dân tộc ít người và các giới, đại biểu đồng bào Đài Loan, Hồng Công,

Trang 16

Ma Cao và Hoa kiều trở về nước, cũng như một số nhân sĩ được mời đặcbiệt Tổ chức Chính hiệp có Ủy ban toàn quốc và Ủy ban cấp tỉnh, huyện,

xã, nhiệm kỳ của Ủy ban Chính hiệp là 5 năm Mỗi Ủy ban Chính hiệp thiếtlập chức vụ Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Bí thư trưởng

Ủy ban Chính hiệp toàn quốc và Ủy ban Chính hiệp địa phương cónhững chức năng chính là hiệp thương chính trị, giám sát dân chủ, tham chínhnghị chính Hiệp thương Chính trị là hiệp thương về phương châm chính sáchquốc gia và những vấn đề quan trọng trong nền chính trị, kinh tế, văn hóa vàđời sống xã hội, những vấn đề quan trọng trong quá trình thực thi nhữngquyết sách nói trên Tham chính nghị chính là triển khai điều tra nghiên cứu,phản ánh ý dân, hiệp thương và thảo luận những vấn đề quan trọng trong nềnchính trị, kinh tế và đời sống xã hội cũng như những vấn đề được quần chúngnhân dân quan tâm rộng rãi Thông qua báo cáo, điều tra, nghiên cứu, đề án,

đề nghị cũng như các hình thức khác, nêu ra ý kiến và kiến nghị với ĐảngCộng sản Trung Quốc, các cơ quan Nhà nước trong hoạch định và tổ chứcthực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách

V.Ia.Bônđarơ (1986), “Đảng Cộng sản Liên Xô trong hệ thống chính trị của xã hội Xô Viết: Những vấn đề phương pháp luận nghiên cứu” [20] Tác giả

cuốn sách đã khẳng định vai trò Đảng Cộng sản Liên Xô là tổ chức lãnh đạocao nhất của giai cấp công nhân, đại biểu cho lợi ích và trí tuệ của giai cấpcông nhân và toàn thể nhân dân lao động Bàn về mối quan hệ giữa Đảng Cộngsản Liên Xô với HTCT và cơ chế vận hành của HTCT, tác giả chỉ rõ: ĐảngCộng sản là một bộ phận của HTCT nhưng có vai trò lãnh đạo các tổ chức kháctrong HTCT; HTCT được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dânchủ, bảo đảm sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân và tính nhân dân;HTCT được tổ chức và hoạt động đúng chức năng, nhiệm vụ, hiệu lực, hiệuquả thì chính trị - xã hội ổn định, nếu xa rời sự lãnh đạo của Đảng Cộng sảnthì HTCT và thiết chế xã hội sẽ bị rối loạn, không giữ vững được bảnchất giai cấp công nhân và xã hội sẽ rơi vào khủng hoảng

Trang 17

V.I.Bôndin (1995), “Sự sụp đổ của thần tượng - những nét chấm phá chân dung M.X.Goócbachốp” [19], nội dung cuốn sách đã đi sâu nghiên cứu làm rõ

nguyên nhân thất bại của công cuộc cải tổ và sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa

ở Liên Xô; tác giả đã chỉ rõ: Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô trướchết do sự sai lầm về đường lối chính trị, sai lầm trong công tác xây dựng Đảng, viphạm nghiêm trọng nguyên tắc tập trung dân chủ dẫn đến mất ổn định chính trị ngaytrong Đảng, trong HTCT, rồi lan rộng ra toàn xã hội Theo tác giả, sự suy đồi, thoáihóa biến chất của những người lãnh đạo, sự trì trệ, yếu kém của nền kinh tế đấtnước, sự tăng cường hoạt động chống phá của các thế lực thù địch ở trong nước,hoạt động phá hoại của các cơ quan đặc vụ phương Tây với âm mưu chia rẽ ĐảngCộng sản Liên Xô đã làm cho Đảng Cộng sản bị phân lập, uy tín giảm sút và mất đivai trò lãnh đạo xã hội, dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô

Tiêu Phong (2004), “Hai chủ nghĩa, một trăm năm” [106], tác giả của

cuốn sách đã tập trung luận giải những vấn đề quan trọng căn cốt liên quan tới sựtồn tại, phát triển của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản thế giới; nhận thức vềthời đại hiện nay, xu thế hòa bình và phát triển, tác động của toàn cầu hóa đối vớichủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản Tác giả đi sâu phân tích nguyên nhânkhách quan, chủ quan dẫn đến sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô

và Đông Âu; theo tác giả, có nhiều nguyên nhân nhưng “cuối cùng đều có thể quy

về một điểm, “vấn đề bản thân đảng cầm quyền” Vì các nước xã hội chủ nghĩađều do đảng cộng sản lãnh đạo, đảng là trung tâm lãnh đạo và chỉ huy đất nước và

xã hội Đảng có vấn đề, thì giống như não con người có vấn đề vậy, sẽ là chímạng” [106, tr.201] Liên hệ với cách mạng Trung Quốc, tác giả cho rằng, cáchmạng Trung Quốc sẽ tiếp tục phát triển khi Đảng Cộng sản Trung Quốc được xâydựng vững mạnh, thực hiện tốt vai trò lãnh đạo HTCT và toàn xã hội

1.2 Các công trình nghiên cứu ở trong nước có liên quan đến đề tài luận án

1.2.1 Nhóm các công trình nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc các cấp

Trang 18

Lương Khắc Hiếu (2003),“Những giải pháp hữu hiệu nhằm ngăn chặn và đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị của cán bộ, đảng viên ở nước ta hiện nay”[66] Các tác giả cho rằng, giáo dục chính trị tư tưởng cho đội ngũ cán bộ,

đảng viên không chỉ là công việc của cấp ủy, tổ chức đảng mà còn là công việccủa các tổ chức chính trị - xã hội Mỗi cán bộ, đảng viên cùng lúc có thể giữnhiều cương vị công tác khác nhau, sinh hoạt trong nhiều tổ chức khác nhau nêncông tác giáo dục chính trị tư tưởng phải được triển khai đồng bộ trong các tổchức đảng và các tổ chức chính trị - xã hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thựchiện chức năng giám sát cán bộ, đảng viên, đấu tranh ngăn chặn những biểu hiệnsuy thoái về tư tưởng chính trị trong đội ngũ cán bộ, đảng viên

Thang Văn Phúc, Nguyễn Minh Phương (2007), “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội ở nước ta hiện nay” [108] Nội dung cuốn sách chỉ rõ, MTTQ Việt Nam đổi mới tổ

chức và hoạt động phản ánh yêu cầu, nguyện vọng và bảo vệ quyền, lợi íchhợp pháp của quần chúng nhân dân; đổi mới tuyên truyền, thuyết phục, tổchức và vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chínhsách, pháp luật của Nhà nước; đổi mới giám sát và phản biện xã hội đối vớihoạt động của cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan Nhà nước và cán bộ, đảng viên;đổi mới hiệp thương, lựa chọn cán bộ, đảng viên ưu tú và tích cực tham giahoạt động bầu cử đại biểu vào các cơ quan dân cử các cấp

Lê Minh Thông (2007), “Cơ sở lý luận về tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” [130].

Tác giả khẳng định, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam góp phần phát huy sức mạnh

hệ thống cấp ủy, tổ chức đảng các cấp từ Trung ương đến cơ sở, bằng việcphối hợp với các tổ chức thành viên thực hiện tốt chủ trương, nghị quyết củaĐảng về công tác xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước và hệ thống chính trịtrong sạch, vững mạnh; giám sát hoạt động của tổ chức đảng, đảng viên; bồidưỡng những quần chúng ưu tú, tích cực, có năng lực giới thiệu để Đảng bồi

Trang 19

dưỡng, giáo dục, kết nạp Hoạt động phản biện xã hội của MTTQ Việt Namgóp phần đảm bảo tính đúng đắn, hiệu quả triển khai tổ chức, thực hiện cácđường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước

Vũ Trọng Kim (2009), “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn công tác Mặt trận” [73] Cuốn sách bao gồm tập hợp các bài viết của các cán bộ khoa

học và cán bộ lãnh đạo Nội dung cuốn sách bàn về phát huy vai trò củaMTTQ Việt Nam trong thực hiện nhiệm vụ tập hợp, xây dựng khối đại đoànkết toàn dân tộc, phát huy vai trò, trách nhiệm của MTTQ Việt Nam tham giaxây dựng Đảng Một số bài viết trong cuốn sách đã phân tích làm rõ vai trò tolớn của MTTQ Việt Nam trong xây dựng, củng cố, phát huy sức mạnh khốiđoàn kết dân tộc; thực hiện giám sát và phản biện xã hội trong hoạch định vàthực hiện đường lối, chủ trương của Đảng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thựchiện giám sát hoạt động lãnh đạo của cán bộ, đảng viên, tham gia đấu tranhphòng chống tham nhũng, bảo đảm vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng

Thang Văn Phúc (2009), “Mô hình đổi mới, hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị giai đoạn 2010 - 2015” [109] Theo tác giả, MTTQ Việt Nam

thực hiện giám sát và phản biện xã hội đối với hoạt động của cấp ủy, tổ chức đảng

và cán bộ, đảng viên; tổ chức tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân; pháthuy quyền làm chủ của nhân dân; tổ chức vận động nhân dân thực hiện đường lối,chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước

Nguyễn Thọ Ánh (2010), “Thực hiện chức năng giám sát và phản biện

xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hiện nay” [2] Tác giả đã làm sáng tỏ

vai trò của hoạt động giám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Namtrong thực thi quyền lực của nhân dân Thực hiện tốt hoạt động giám sát vàphản biện xã hội, MTTQ Việt Nam sẽ góp phần vào việc giải quyết nhữngvấn đề bức xúc của nhân dân, xây dựng đảng ngày càng trong sạch, vữngmạnh Tác giả cho rằng, MTTQ Việt Nam thực hiện “tham gia xây dựng

Trang 20

Đảng, xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân; giám sát và phản biện xãhội” [2, tr.65-66] Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện giám sát và phảnbiện xã hội trong xây dựng và thực hiện nhận xét, thẩm định, kiến nghị đốivới các dự thảo đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, đề xuất chỉnhsửa, bổ sung phù hợp với thực tiễn cuộc sống và nguyện vọng, lợi ích củanhân dân.

Ngô Văn Thạo (2010), “Những giải pháp và điều kiện thực hiện phòng, chống suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên” [125] Tác giả cho rằng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đại diện, bảo vệ

quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; giám sát và phản biện xã hội,tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước; MTTQ Việt Nam có vai trò to lớn trongcông tác xây dựng Đảng và đại điện cho quần chúng nhân dân giám sát và phảnbiện xã hội; cần phải phát huy vai trò giám sát và phản biện xã hội của MTTQViệt Nam trong đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị,đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên Để xây dựng Đảng trongsạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức; phòng chống sự suythoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, MTTQ ViệtNam cùng với cấp ủy, tổ chức đảng đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suythoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống

PGS.TS Trần Hậu (2011), “Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam quá khứ

và hiện tại” [63] Nội dung cuốn sách gồm 06 chương: Chương I, tác giả đã khái

quát, luận giải bối cảnh xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX vànhững tiền đề, điều kiện cho sự ra đời Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam; sựhohf thành và phát triển Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam trong giai đoạncách mạng dân tộc dân chủ (1930-1975); Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

trong giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước Chương II, tác

giả đã khái quát và luận giải Mặt trận Việt Minh và những kinh nghiệm cho hômnay; Một số kinh nghiệm rút ra về Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam trong

cách mạng giải phóng dân tộc Chương III, tác giả đã khái quát, làm rõ những

Trang 21

kinh nghiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Mặt trận dân tộc thống nhấtViệt Nam trong lịch sử; đề xuất các giải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối vớiMặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam trong thời kỳ đất nước thống nhất, cùng đi

lên chủ nghĩa xã hội- Những vấn đề cần tiếp tục tổng kết Chương IV, tác giả đã

trình bày về tư tưởng Hồ Chí Minh về Mặt trận dân tộc thống nhất; Mặt trận Tổquốc Việt Nam đối với thực hành dân chủ, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc

và đồng thuận xã hội; Về mối quan hệ MTTQ Việt Nam với các tổ chức thànhviên; Hiệp thương dân chủ - nguyên tắc tổ chức và hoạt động của MTTQ ViệtNam Chương V, tác giả đã đưa ra quan niệm về giám sát của MTTQ Việt Nam vàluận giải làm rõ vai trò, nội dung giám sát của MTTQ Việt Nam với phát triển xãhội và quản lý phát triển xã hội Chương VI Tác giả đã trình bày về Quân đội nhândân Việt Nam với sự nghiệp đoàn kết dân tộc; MTTQ Việt Nam góp phần cùngQuân đội nhân dân Việt Nam bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủnghĩa

Nguyễn Văn Phương (2014), “Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh trong thực hiện dân chủ ở cơ sở hiện nay”

[111] Luận án tiến sĩ chuyên ngành xây dựng Đảng và chính quyền nhànước, Học viện Chính trị, tác giả cho rằng MTTQ Việt Nam thực hiện dânchủ ở cơ sở là tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân chấp hành nghiêmđường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thựchiện phản biện xã hội và bảo vệ các quyền lợi ích chính đáng của nhân dân,nhằm nâng cao ý thức, năng lực làm chủ của nhân dân, thực hiện dân chủ hóa

xã hội chủ nghĩa theo đúng quan điểm, đường lối của Đảng” [109, tr.59] Mặttrận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn ở tỉnh Bắc Ninh phải thườngxuyên tuyên truyền, giáo dục làm cho mọi người dân hiểu đúng, thông suốt vànghiêm chỉnh chấp hành các chủ trương, nghị quyết của Đảng; kịp thời nắmbắt tâm tư, nguyện vọng của nhân dân phản ánh cho các cấp ủy Đảng để banhành những chủ trương, chính sách đúng đắn Những hoạt động của MTTQViệt Nam xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh trong thực hiện dân chủ ở cơ sở,

Trang 22

tạo đồng thuận trong xã hội, góp phần củng cố, tăng cường mối quan hệ giữĐảng với nhân dân, xây dựng Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh.

Nguyễn Văn Pha (2016), “Để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện tốt vai trò giám sát và phản biện xã hội” [104] Tác giả bài viết cho rằng Mặt trận

Tổ quốc cần tập trung góp ý, phản biện đối với các dự thảo văn kiện đại hội đảng

bộ các cấp và các dự án luật có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của đông đảocác tầng lớp nhân dân Thực hiện giám sát tổ chức đảng, đảng viên trong thựchiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ĐểMặt trận Tổ quốc thực hiện tốt vai trò giám sát và phản biện xã hội, tác giả đã đề

xuất 04 giải pháp: Thứ nhất, cần quy định rõ ràng trách nhiệm của tổ chức đảng,

cán bộ, đảng viên trong việc tiếp thu, giải trình các góp ý, kiến nghị của MTTQ

Việt Nam các cấp Thứ hai, xây dựng và hoàn thiện cơ chế phối hợp công tác

giữa cấp ủy đảng và MTTQ Việt Nam các cấp trong công tác xây dựng Đảng

Thứ ba, đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với MTTQ Việt Nam Thứ tư, Nhà

nước tăng cường phối hợp và tạo điều kiện cho MTTQ Việt Nam các cấp hoạtđộng, nhất là về kinh phí và các điều kiện vật chất khác

1.2.2 Nhóm các công trình nghiên cứu về tham gia xây dựng Đảng của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp

Nguyễn Thị Hiền Oanh (2005), “Vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với việc thực hiện quyền làm chủ của nhân dân ở nước ta hiện nay” [102].

Tác giả đã phân tích làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn hoạt động củaMTTQ Việt Nam đối với việc thực hiện quyền làm chủ của nhân dân Theo tácgiả để đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng luôn đúng đắn, thể hiện đầy đủ ý chí,nguyện vọng của nhân dân cần có cơ chế thực thi sao cho chủ trương, đường lốicủa Đảng phải được MTTQ Việt Nam phản biện, quyền lực nhà nước phải đượcnhân dân giám sát, “MTTQ Việt Nam các cấp động viên nhân dân phát huy dânchủ; tham gia xây dựng Đảng, phản biện các chủ trương, đường lối, chính sáchcủa Đảng và Nhà nước” [102, tr.73] MTTQ Việt Nam tham gia giám sát hoạt

Trang 23

động của cán bộ, đảng viên để ngăn chặn nguy cơ tha hóa, biến dạng quyền lựcnhà nước và thực thi quyền làm chủ của nhân dân.

Nguyễn Xuân Hằng (2009), “Mặt trận Tổ quốc Viêt Nam thành phố Hà Nội tham gia xây dựng Đảng, chính quyền” [65] Trong bài viết tác giả đã

khái quát những thành tựu, hạn chế trong hoạt động tham gia xây dựng Đảng,chính quyền của MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội; chỉ ra nguyên nhân vàtổng kết rút ra 04 kinh nghiệm về hoạt động tham gia xây dựng Đảng, chính

quyền của MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thứ nhất, sự lãnh đạo, chỉ

đạo của cấp ủy đảng giữ vai trò quyết định; nơi nào được cấp ủy quan tâm

lãnh đạo, nơi đó vai trò, vị trí của MTTQ Việt Nam được phát huy Thứ hai,

MTTQ Việt Nam chủ động phát huy dân chủ trong các tầng lớp nhân dân,

tăng cường đối thoại Thứ ba, xây dựng và thực hiện tốt chương trình phối

hợp và thống nhất hành động giữa MTTQ Việt Nam với cấp ủy, chính quyền

Thứ tư, thường xuyên quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, lựa chọn, bố trí

đội ngũ cán bộ Mặt trận đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ

Huỳnh Đảm (2011), “Phát huy vai trò giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, góp phần thực hiện thắng lợi nghị quyết Đại hội XI của Đảng” [33] Tác giả cho rằng, bước vào giai đoạn phát triển mới

của cách mạng Việt Nam cùng với việc tiếp tục thực hiện tốt các chức năng,nhiệm vụ chủ yếu là tổ chức tập hợp và đại diện của tất cả những người ViệtNam yêu nước, MTTQ Việt Nam tham gia đóng góp và thực hiện đường lối,chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, nhằm xây dựng đất nướcgiàu mạnh MTTQ Việt Nam thực hiện giám sát và phản biện xã hội đảm bảoquan điểm, đường lối trong nghị quyết của Đảng được đi vào cuộc sống

Nguyễn Thị Lan (2012), “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xây dựng sự đồng thuận xã hội trong công cuộc đổi mới đất nước” [77] Nội dung cuốn

sách luận giải về hoạt động của MTTQ Việt Nam tham gia xây dựng đồngthuận xã hội trong công cuộc đổi mới đất nước Tác giả cho rằng, MTTQ ViệtNam là tổ chức có vai trò rất quan trọng trong xây dựng Đảng, Nhà nước trong

Trang 24

sạch, vững mạnh, củng cố, tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, Nhànước với nhân dân; MTTQ Việt Nam phản ánh ý chí, nguyện vọng, quyền lợi,lợi ích hợp pháp của các tầng lớp nhân dân trong quá trình hoạch định chủtrương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà Nước và tuyêntruyền, vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách củaĐảng MTTQ Việt Nam thực hiện giám sát và phản biện xã hội; giám sát cán

bộ, đảng viên, đấu tranh ngăn chặn những hành vi tham nhũng; tập hợp, phảnánh đầy đủ ý kiến, kiến nghị của nhân dân với Đảng, “Hoạt động giám sát phảnbiện của xã hội của Mặt trận làm hạn chế bệnh quan liêu, hách dịch, cửa quyềncủa cán bộ chính quyền các cấp Làm cho đường lối, chính sách của Đảng, Nhànước đề ra phù hợp với nguyện vọng của tầng lớp nhân dân và việc thực hiện sẽ

có hiệu quả hơn” [77, tr.92] MTTQ Việt Nam tham gia “Đấu tranh phòng,chống tham nhũng chính là góp phần hạn chế những tiêu cực trong bộ máy nhànước, củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước” [77, tr.92]

Nguyễn Văn Pha (2013), “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia phòng chống tham nhũng, góp phần xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh”

[103] Tác giả cho rằng, MTTQ Việt Nam tham gia đấu tranh phòng, chốngtham nhũng, coi đó là nhiệm vụ thiết thực nhằm góp phần xây dựng Nhà nướctrong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, thực sự là Nhà nướccủa nhân dân và vì nhân dân MTTQ Việt Nam tập hợp, đoàn kết nhân dântrong mặt trận đấu tranh phòng, chống tham nhũng là một việc làm có ý nghĩachính trị, nhằm phát huy sức mạnh của toàn dân một cách có tổ chức, gópphần cùng Đảng, Nhà nước đấu tranh, diệt trừ nạn tham nhũng

Nguyễn Thanh Bình (2013), “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với việc thực hiện quy chế giám sát công chức, đảng viên ở khu vực dân cư trong giai đoạn mới”[16] Trong bài viết, tác giả đã khái quát và luận giải một số nội dung MTTQ Việt Nam giám sát công chức, đảng viên ở khu vực dân cư: Thứ nhất, giám sát đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực Thứ hai, giám sát những hành vi vi phạm đạo đức, phẩm chất lối sống của cán bộ, đảng

Trang 25

viên Thứ ba, giám sát việc chấp hành của chính quyền, cơ quan nhà nước đối

với chủ trương, chính sách Đảng, pháp luật của Nhà nước Tác giả yêu cầuMTTQ Việt Nam thực hiện giám sát công chức, đảng viên ở khu dân cư theo 05

phương thức: Thứ nhất, MTTQ Việt Nam vận động nhân dân giám sát Thứ hai, phối hợp giám sát của MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên Thứ ba, chỉ đạo hoạt động giám sát của Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư Thứ tư, hoạt động giám sát của Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã Thứ năm, chỉ đạo, xử lý báo

cáo của Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp huyện, cấp tỉnh

Nguyễn Thanh Bình (2014), “Để Mặt trận làm tốt công tác phản ánh và giám sát việc thực hiện ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân đối với Đảng và Nhà nước trong thời kì mới” [17] Tác giả đã đánh giá khái quát thực trạng công

tác phản ánh và giám sát việc thực hiện ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dânđối với Đảng Qua đó, đề xuất một số phương hướng giải pháp thực hiện tốt côngtác phản ánh và giám sát việc thực hiện ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dânđối với Đảng của MTTQ Việt Nam, đó là: Đẩy mạnh công tác giải quyết các ýkiến, kiến nghị của cử tri, tạo cơ chế đầy đủ cho MTTQ Việt Nam giám sát việcgiải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri MTTQ Việt Nam có trách nhiệm tổnghợp ý kiến, kiến nghị của nhân dân để phản ánh với Đảng và Nhà nước Hoànthiện tổ chức bộ máy và bổ sung kinh phí hoạt động cho MTTQ Việt Nam

Đoàn Nam Đàn (2014), “Phản biện xã hội của các tổ chức chính trị - xã hội ở Việt Nam hiện nay” [34] Trong luận bàn về hoạt động phản biện xã hội

của các tổ chức chính trị - xã hội, tác giả cho rằng: “Phản biện xã hội của các tổchức chính trị - xã hội là nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân tham giaxây dựng đường lối, chủ trương của Đảng, góp phần hoàn thiện các chủ trương,chính sách sát hợp với thực tiễn đời sống xã hội” [34, tr.210] Thông qua hoạtđộng phản biện của MTTQ Việt Nam, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sứcchiến đấu của Đảng MTTQ Việt Nam không chỉ tham gia đóng góp các báo cáovăn kiện Đại hội Đảng, nghị quyết của các cấp ủy mà còn tham gia ý kiến về côngtác chuẩn bị nhân sự của cấp ủy Tác giả đã đề xuất 05 giải pháp phát huy hiệu

Trang 26

quả phản biện xã hội của các tổ chức chính trị - xã hội ở nước ta hiện nay: Thứ nhất, phát huy quyền tự do nắm bắt thông tin và tự do ngôn luận Thứ hai, đẩy

mạnh dân chủ hóa trong việc soạn thảo các văn kiện, chủ trương, chính sách bảo

đảm sự tham gia phản biện của các tổ chức chính trị - xã hội Thứ ba, đổi mới nọi dung, phương thức phản biện của các tổ chức chính trị - xã hội Thứ tư, xây dựng

cơ chế pháp lý đảm bảo cho các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện phản biện xã

hội Thứ năm, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong bảo đảm phát huy vai trò,

chức năng phản biện xã hội của các tổ chức chính trị - xã hội

Lê Kim Việt (2015), “Một số vấn đề lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin,

tư tưởng Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội cần làm sáng tỏ trong quá trình thực hiện sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam” [183] Các tác giả đã

khái quát và chỉ rõ một số vấn đề lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng

Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội cần làm sáng tỏ trong quátrình thực hiện sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay Theo các tác giả, Đảngtôn trọng tính tự chủ, ủng hộ mọi hoạt động tự nguyện, tích cực sáng tạo và chânthành lắng nghe ý kiến đóng góp của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể trongtham gia xây dựng đường lối, chủ trương của Đảng Đảng cần có cơ chế, chínhsách, tạo điều kiện để MTTQ Việt Nam và các đoàn thể hoạt động có hiệu quả,thực hiện vai trò giám sát và phản biện xã hội Đồng thời, MTTQ Việt Nam vàcác tổ chức thành viên của MTTQ Việt Nam giám sát hoạt động của đại biểudân cử, giám sát các hoạt động của cơ quan Đảng, Nhà nước, đề nghị bất tínnhiệm đối với đại biểu dân cử, nếu thấy họ không còn xứng đáng

Bùi Nguyên Khánh (2015), “Phát huy dân chủ, giám sát và phản biện

xã hội để đấu tranh phòng, chống tham nhũng” [71] Bài viết luận giải vai trò

của MTTQ Việt Nam trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng thông quathực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội Tác giả cho rằng để đấutranh phòng, chống tham nhũng có hiệu quả phải đẩy mạnh dân chủ hóa xãhội phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của MTTQ Việt Nam MTTQ ViệtNam thực hiện giám sát và phản biện xã hội trong quá trình xây dựng và thực

Trang 27

hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;đấu tranh, ngăn chặn tham nhũng, lãng phí Tác giả chỉ ra 3 vấn đề lớn cầntập trung phòng, chống tham nhũng có hiệu quả là phát huy, khơi dậy tinhthần làm chủ của các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân.

Lê Bá Trình (2017), “Phát huy vai trò giám sát của nhân dân trong việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII” [136] Nội dung bài viết đã

chỉ ra nội dung, phương thức MTTQ Việt Nam tham gia tổ chức thực hiệnNghị quyết Trung ương 4 khóa XII của Đảng thông qua phát huy vai trò giámsát của nhân dân Tác giả đã đề xuất, luận giải 05 giải pháp phát huy vai trògiám sát của nhân dân đối với tổ chức đảng, đảng viên trong thực hiện Nghịquyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII; trong đó Đảng, Nhà nước phải có cơchế, chính sách cụ thể để nhân dân thực hiện quyền giám sát đối với tổ chứcđảng và cán bộ, đảng viên

Nguyễn Văn Hùng (2017), “Một số giải pháp thực hiện công tác giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với Bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp” [69] Bài viết đã nêu ra một

số giải pháp phát huy vai trò của MTTQ Việt Nam trong công tác giám sát vàphản biện xã hội đối với bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch ủy ban nhân dân

(UBND) cùng cấp: Thứ nhất, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt về

Quy chế giám sát và phản biện xã hội để thống nhất nhận thức trong cấp ủy,

chính quyền, MTTQ Việt Nam và nhân dân Thứ hai, MTTQ Việt Nam chủ

động lựa chọn nội dung, vấn đề bức xúc, nổi cộm mà nhân dân quan tâm để

xây dựng kế hoạch giám sát và phản biện xã hội Thứ ba, phân công cụ thể từng thành viên thực hiện nhiệm vụ giám sát và phản biện xã hội Thứ tư, phối

hợp chặt chẽ giữa MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội với cấp

ủy đảng để thực hiện giám sát và phản biện xã hội

Lê Kim Việt (2017), “Tăng cường giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân góp phần đấu tranh ngăn chặn và đẩy lùi sự suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận

Trang 28

cán bộ, đảng viên hiện nay” [185] Bài viết đã làm rõ những vấn đề cơ bản

về lý luận và thực tiễn của việc tăng cường giám sát và phản biện xã hội củaMTTQ Việt Nam và các đoàn thể nhân dân trong đấu tranh ngăn chặn, đẩylùi sự suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên;

đề xuất 04 giải pháp tăng cường giám sát và phản biện xã hội của MTTQViệt Nam và các đoàn thể nhân dân trong đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sựsuy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên hiện

nay: Thứ nhất, hoàn thiện các quy chế, quy định pháp lý bảo đảm cho việc

thực hiện giám sát của MTTQ Việt Nam, các đoàn thể và nhân dân đối với

cán bộ, đảng viên Thứ hai, nâng cao trình độ, năng lực, trách nhiệm của cán

bộ, đặc biệt là người đứng đầu MTTQ Việt Nam và các đoàn thể trong giám

sát và phản biện xã hội Thứ ba, tăng cường phối hợp tổ chức đảng, chính quyền của người đứng đầu tổ chức đảng, chính quyền Thứ tư, đổi mới việc

xác định nội dung và đa dạng hóa phương thức giám sát của MTTQ ViệtNam và các đoàn thể phù hợp với nguyện vọng, ý kiến của nhân dân

Nguyễn Quang Minh (2018), “Một số kết quả và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giám sát của MTTQ Việt Nam” Bài viết đã khái quát, luận

giải làm rõ một số vấn đề về công tác giám sát và phản biện xã hội củaMTTQ Việt Nam; đánh giá kết quả, chỉ ra ưu điểm, hạn chế, bất cập vànguyên nhân; đưa ra một số kiến nghị với Đảng, Nhà nước và đề xuất nhữnggiải pháp nâng cao hiệu quả công tác giám sát và phản biện xã hội của MTTQViệt Nam giai đoạn hiện nay

Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam (2018), “Sổ tay công tác giám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam” [145] Nội dung cuốn sách, tập trung làm

rõ những vấn đề cơ bản về công tác giám sát của MTTQ Việt Nam và công tácphản biện xã hội của MTTQ Việt Nam; trình bày nội dung một số văn bản củaĐảng, Nhà nước về giám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam; nội dung,cách thức, quy trình giám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam; phục lụccác biểu mẫu về giám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam các cấp…

Trang 29

Lê Thị Minh Hà (2019), “Nâng cao hiệu quả phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam các cấp” [61] Bài viết đã khái quát, luận giải làm rõ một số

vấn đề về hoạt động phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam các cấp; đánh giákết quả, chỉ ra ưu điểm, hạn chế, bất cập và nguyên nhân; đưa ra một số giảipháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động phản biện xã hội của MTTQ ViệtNam các cấp giai đoạn hiện nay

Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam (2019), “Báo cáo Sơ kết 5 nămthực hiện Quyết định số 217-QĐ/TW và Quyết định số 218-QĐ/TW, ngày12/12/2013 của Bộ Chính trị Khóa XI” của Ủy ban Trung ương MTTQVN,[146], Báo cáo đã đánh giá những thành tựu, ưu điểm và hạn chế, khuyết điểmcủa Ủy ban Trung ương MTTQVN và MTTQVN các cấp trong quán triệt, triểnkhai thực hiện Quyết định số 217-QĐ/TW của Bộ Chính trị khóa XI “Về việcban hành quy chế giám sát và phản biện xã hội của MTTQVN và các đoàn thểchính trị - xã hội” và Quyết định số 218-QĐ/TW của Bộ Chính trị khóa XI “Banhành quy định về việc MTTQVN, các đoàn thể chính trị- xã hội và nhân dântham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.” Chỉ ra nguyên nhân củanhững ưu điểm, hạn chế, khuyết điểm và xác định những chủ trương, biện phápnâng cao chất lượng, hiệu quả tổ chức thực hiện Quyết định số 217-QĐ/TW vàQuyết định số 218-QĐ/TW của MTTQVN các cấp trong thời gian tới

1.3 Khái quát kết quả chủ yếu của các công trình đã công bố có liên quan đến đề tài và những vấn đề đặt ra luận án tập trung giải quyết

1.3.1 Khái quát kết quả chủ yếu của các công trình khoa học đã công bố có liên quan đến đề tài

Thứ nhất, các công trình khoa học mặc dù cách tiếp cận nghiên cứu

dưới các góc độ khác nhau, dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứukhác nhau đều khẳng định vai trò to lớn của MTTQ và các tổ chức chính trị-

xã hội có tính chất Mặt trận đối với đời sống chính trị của các quốc gia- dân

Trang 30

tộc Tùy theo từng chế độ chính trị, quan điểm của các giai cấp việc phát huyvai trò của các tổ chức chính trị- xã hội có nội dung, phương thức khác nhau.Thông qua, hoạt động của các tổ chức đó, Đảng cầm quyền và nhà nước đề rađược những quyết sách đúng đắn, phù hợp với nguyện vọng, lợi ích chínhđáng của các tầng lớp xã hội; góp phần vào sự phát triển ổn định, bền vữngcủa mỗi quốc gia- dân tộc

Thứ hai, các công trình khoa học trong nước đã khái quát, luận giải làm rõ

tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về Mặt trậndân tộc thống nhất Việt Nam; cơ cấu tổ chức, nguyên tắc tổ chức hoạt động,chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ công tác của MTTQ Việt Nam các cấp; quátrình hình thành, phát triển và những đóng góp to lớn của MTTQ Việt Nam đốivới sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước trước đây, cũngnhư trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; tổng kếtnhững kinh nghiệm lãnh đạo MTTQ Việt Nam của Đảng và kinh nghiệm tổchức, hoạt động của MTTQ Việt Nam trong các giai đoạn cách mạng của nước

ta Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả của MTTQ Việt Namnhằm tập hợp, vận động, phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc; thực hiện dânchủ, tăng cường đồng thuận xã hội; đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp,chính đáng của nhân dân; tăng cường giám sát và phản biện xã hội; tham gia xâydựng Đảng, Nhà nước và cấp ủy, chính quyền các cấp

Thứ ba, một số công trình khoa học đã đề cập khá cơ bản, toàn diện

vị trí, ý nghĩa tầm quan trọng, nội dung, hình thức, phương pháp tham gia xâydựng Đảng của MTTQ Việt Nam; trong đó, chỉ rõ nội dung tham gia xâydựng Đảng của MTTQ Việt Nam, gồm: tham gia xây dựng Cương lĩnh,đường lối chính trị của Đảng; tham gia công tác cán bộ, xây dựng đội ngũ cán

bộ, đảng viên; tham gia đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí; thamgia giám sát tổ chức đảng, đảng viên thực hiện đường lối, chủ trương củaĐảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tập hợp, xây dựng củng cố khối

Trang 31

đại đoàn kết dân tộc, xây dựng đồng thuận xã hội; tham gia tuyên truyền, vậnđộng cán bộ, đảng viên và nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương củaĐảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước

Phương thức tham gia xây dựng Đảng của MTTQ Việt Nam và các

tổ chức thành viên của MTTQ Việt Nam được thực hiện thông qua việcgiám sát và phản biện xã hội các vấn đề liên quan đến đường lối, chủtrương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quyết sáchcủa cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp Đồng thời, MTTQ Việt Namphát huy quyền làm chủ của nhân dân, phản ánh ý kiến, kiến nghị củanhân dân đối với Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền các cấp, qua đógiúp cho cấp ủy đảng, chính quyền các cấp hiểu rõ tâm tư, nguyện vọngchính đáng của nhân dân, đề ra chủ trương, chính sách đúng đắn, tạo sựđồng thuận cao trong xã hội

Thứ tư, một số đề tài khoa học, luận án tiến sĩ đã đánh giá thực trạng

tham gia xây dựng Đảng của MTTQ Việt Nam ở Trung ương và các địaphương; chỉ rõ nguyên nhân của ưu điểm và hạn chế, khuyết điểm và rút racác kinh nghiệm có giá vận dụng thực tiễn nâng cao chất lượng, hiệu quảtham gia xây dựng Đảng của MTTQ Việt Nam các cấp Trên cơ sở phân tích

có tính chất dự báo sự phát triển của tình hình nhiệm vụ và yêu cầu xây dựng,chỉnh đốn Đảng trong thời gian tới; một số công trình khoa học đã đề xuất vàluận giải những giải pháp phát huy vai trò MTTQ Việt Nam, nâng cao chấtlượng, hiệu quả tham gia xây dựng Đảng của MTTQ Việt Nam

Đây là nguồn tư liệu, tài liệu quý giá để tác giả luận án kế thừa chọnlọc và phát triển trong quá trình nghiên cứu về chất lượng tham gia xây dựngĐảng của MTTQ Việt Nam xã, phường, thị trấn ở thành phố Hà Nội Nhìntổng quát, có thể khẳng định cho đến nay chưa có công trình khoa học nàonghiên cứu một cách cơ bản, hệ thống về chất lượng tham gia xây dựng

Trang 32

Đảng của MTTQ Việt Nam xã, phường, thị trấn ở thành phố Hà Nội dướigóc độ chuyên ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước Vì vậy,

vấn đề: Chất lượng tham gia xây dựng Đảng của MTTQ Việt Nam xã, phường, thị trấn ở thành phố Hà Nội hiện nay mà tác giả lựa chọn làm đề tài

luận án tiến sĩ là công trình khoa học độc lập, không trùng lặp với bất kỳcông trình khoa học nào đã được nghiệm thu, công bố

1.3.2 Những vấn đề đặt ra luận án tập trung giải quyết

Kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố, đềtài luận án chất lượng tham gia xây dựng Đảng của MTTQ Việt Nam xã,phường, thị trấn ở thành phố Hà Nội hiện nay, tập trung tiếp tục giải quyếtmột số vấn đề đặt ra sau:

Một là, nghiên cứu làm rõ những vấn đề cơ bản về MTTQ Việt Nam

như: quan niệm, cơ cấu tổ chức, nguyên tắc hoạt động, chức năng, nhiệm vụ,vai trò và mối quan hệ của MTTQ Việt Nam Xây dựng quan niệm và luậngiải làm rõ nguyên tắc, nội dung, phương thức tham gia xây dựng Đảng củaMTTQ Việt Nam xã, phường, thị trấn ở thành phố Hà Nội Xây dựng quanniệm, luận giải làm rõ những yếu tố quy định và tiêu chí đánh giá chất lượngtham gia xây dựng Đảng của MTTQ Việt Nam xã, phường, thị trấn

Hai là, trên cơ sở khung lý luận của đề tài luận án và các tiêu chí đã xác

định, đánh giá đúng thực trạng chất lượng tham gia xây dựng Đảng của MTTQViệt Nam xã, phường, thị trấn ở thành phố Hà Nội; chỉ rõ nguyên nhân của ưuđiểm và hạn chế, khuyết điểm; rút ra một số kinh nghiệm có giá trị vận dụngthực tiễn nâng cao chất lượng tham gia xây dựng Đảng của MTTQ Việt Nam

xã, phường, thị trấn ở thành phố Hà Nội hiện nay

Ba là, phân tích có tính chất dự báo những yếu tố tác động đến nâng

cao chất lượng tham gia xây dựng Đảng của MTTQ Việt Nam xã, phường, thị

trấn ở thành phố Hà Nội hiện nay Xác định và luận giải yêu cầu nâng cao

Trang 33

chất lượng tham gia xây dựng Đảng của MTTQ Việt Nam xã, phường, thị trấn ởthành phố Hà Nội hiện nay.

Bốn là, đề xuất và luận giải những giải pháp đồng bộ, có tính khả thi

nâng cao chất lượng tham gia xây dựng Đảng của MTTQ Việt Nam xã,

phường, thị trấn ở thành phố Hà Nội hiện nay

Kết luận chương 1

Thường xuyên xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo,năng lực cầm quyền của Đảng là một yêu cầu tất yếu, khách quan, có vai tròđặc biệt quan trọng, quyết định đến sự tồn vong của Đảng, của chế độ Côngtác xây dựng, chính đốn Đảng là trách nhiệm của hệ thống cấp ủy, tổ chứcđảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên; đồng thời, có sự tham gia của các tổ chứcchính trị - xã hội, các tầng lớp nhân dân

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyệncủa tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêubiểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư ởnước ngoài MTQVN là một bộ phận của hệ thống chính trị, cơ sở chính trị của chínhquyền nhân dân Tham gia xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước là một trong nhữngnhiệm vụ trọng tâm của MTTQVN Đến nay đã có nhiều công trình khoa học ởngoài nước và trong nước bàn về các tổ chức chính trị- xã hội, MTTQVN, tham giaxây dựng Đảng của MTTQVN các cấp và các tổ chức chính trị- xã hội

Trên cơ sở phương pháp luận khoa học chủ nghĩa Mác - Lênin, quán triệt sâusắc tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, bằng phương pháp sưutầm, khảo cứu, hệ thống hóa, khái quát hóa, nghiên cứu sinh đã tổng quan tương đốitoàn diện, cơ bản, hệ thống các công trình khoa học tiêu biểu có liên quan đến đề tàiluận án Quá trình nghiên cứu tổng quan kết quả nghiên cứu của các công trình khoahọc đã công bố có liên quan đến đề tài luận án đã đem lại cho nghiên cứu sinh hệthống tri thức lý luận, phương pháp tiếp cận và sự hiểu biết toàn diện về lịch sử của

Trang 34

MTTQVN; nắm vững quan điểm chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tổ chức, hoạtđộng của MTTQVN và tham gia xây dựng Đảng của MTTQVN, của các tổ chứcchính trị- xã hội, làm cơ sở để nghiên cứu sinh xác định đúng những vấn đề đề tàiluận án cần tiếp tục tập trung giải quyết và kế thừa chọn lọc kết quả nghiên cứu củacác công trình khoa học để khái quát, luận giải làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễnchất lượng tham gia xây dựng Đảng của MTTQVN xã, phường, thị trấn hiện nay

Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CHẤT LƯỢNG THAM GIA XÂY DỰNG ĐẢNG CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1 Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn và những vấn

đề cơ bản về tham gia xây dựng Đảng của Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn ở thành phố Hà Nội

2.1.1 Xã, phường, thị trấn và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn ở thành phố Hà Nội

2.1.1.1 Khái quát về xã, phường, thị trấn ở thành phố Hà Nội

Thành phố Hà Nội là thủ đô của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa ViệtNam - trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, nơi đặt trụ sở các cơ quantrung ương của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan đạidiện ngoại giao, tổ chức quốc tế; là trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục, khoahọc và công nghệ, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước

Thực hiện chủ trương điều chỉnh, mở rộng địa giới hành chính thànhphố Hà Nội theo Kết luận Hội nghị lần thứ 6 BCH Trung ương Đảng (khoáX) và Nghị quyết số 15/NQ-QH ngày 29/5/2008 của Quốc hội khóa XII vềđiều chỉnh, mở rộng địa giới hành chính thành phố Hà Nội kể từ ngày01/8/2008, thành phố Hà Nội đã được mở rộng với diện tích tự nhiên

Trang 35

334.470,02 ha, dân số hơn 6,32 triệu người với điều kiện tự nhiên phong phúhơn, các nguồn lực dồi dào hơn.

Đến nay (tính đến 31/12/2019), toàn thành phố Hà Nội có 30 đơn vịhành chính cấp huyện - gồm 12 quận, 17 huyện, 1 thị xã trực thuộc với tổng

số 584 đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn (386 xã, 177 phường, 21thị trấn) với diện tích 335.859,00 ha và dân số 7.739 nghìn người, mật độ dân

cư trung bình 2.304 người/km2 (đại bộ phận là người Kinh, chỉ có một số ítngười dân tộc Mường, dân tộc Dao, Tày, Nùng, Sán Dìu) [30, tr.21]

Hệ thống chính trị xã, phường, thị trấn ở TPHN, bao gồm: Đảng bộ chính

quyền, MTTQVN và các tổ chức chính trị - xã hội Trong đó, đảng bộ xã, phường,thị trấn là đảng bộ 2 cấp, gồm đảng ủy xã, phường, thị trấn và các chi bộ trựcthuộc (chi bộ cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp, chi bộ tổ dân phố, chi bộtrường học, chi bộ trạm y tế, chi bộ quân sự và chi bộ công an) Đảng ủy xã,phường, thị trấn ở TPHN thường có số lượng từ 11- 15 ủy viên, ban thường vụđảng ủy xã, phường, thị trấn thường có số lượng từ 03 05 ủy viên Hầu hết các chi

bộ trực thuộc đảng ủy xã, phường, thị trấn đều có chi ủy, số lượng chi chi ủy viên

từ 05 - 07 ủy viên Đảng bộ xã, phường, thị trấn vừa là một bộ phận của hệ thốngchính trị, đồng thời là lực lượng lãnh đạo hệ thống chính trị xã, phường, thị trấn

Chính quyền xã, phường, thị trấn gồm hội đồng nhân dân và ủy bannhân dân Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn gồm các đại biểu cử tri ở

xã, phường, thị trấn bầu ra Thường trực HĐND xã, phường, thị trấn gồm Chủtịch HĐND và các phó chủ tịch HĐND Bí thư đảng ủy xã, phường, thị trấnkiêm chủ tịch HĐND xã, phường, thị trấn Phó chủ tịch HĐND xã, phường,thị trấn là đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách HĐND xã, phường, thịtrấn thành lập ban pháp chế và ban kinh tế- xã hội UBND xã, phường, thịtrấn do HĐND cùng cấp bầu, là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hànhchính nhà nước ở xã, phường, thị trấn, chịu trách nhiệm trước HĐND và nhân

Trang 36

dân về mọi hoạt động UBND xã, phường, thị trấn gồm chủ tịch UBND và 02phó chủ tịch UBND, ủy viên phụ trách quân sự và ủy viên phụ trách công an

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn là tổ chức liên minhchính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xãhội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội,dân tộc, tôn giáo trên địa bàn xã, phường, thị trấn MTTQVN xã, phường, thịtrấn là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, các tổ chức thành viên củaMTTQVN xã, phường, thị trấn, bao gồm: Tổ chức Đoàn TNCSHCM, Hộiliên hiệp phụ nữ, Hội cựu chiến binh Đảng bộ xã, phường, thị trấn vừa làthành viên, vừa là lực lượng lãnh đạo MTTQVN xã, phường, thị trấn

Về kinh tế.

Cơ cấu kinh tế của các xã, phường, thị trấn ở thành phố Hà Nội đang

có sự chuyển đổi mạnh mẽ, phát triển theo hướng dịch vụ thương mại, côngnghiệp, tiểu thủ công nghiệp và hợp tác xã sản xuất nông nghiệp sạch, côngnghệ cao Tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ tăng từ 85,77% năm 2015 lên86,71% năm 2020; tỷ trọng nông nghiệp giảm tương ứng từ 2,54% còn 2,09%;ngành dịch vụ tăng trung bình 7,12%, du lịch dần trở thành ngành kinh tế mũinhọn với mức tăng doanh thu bình quân đạt 12,1% năm Các hợp tác xã pháttriển ngày càng đa dạng, năm 2019, có 1.942 hợp tác xã, tỷ lệ hoạt động hiệu quảđạt 65% Hoạt động thương mại, dịch vụ ngày càng phát triển nhanh, phong phú,

đa dạng theo các trục đường giao thông chính của thành phố và các quận, huyện,các khu công nghiệp, các cụm dân cư với nhiều ngành nghề, quy mô kinhdoanh, đa số là buôn bán, kinh doanh cá thể, nhỏ lẻ và nhiều loại hình dịch vụ,như: ngân hàng, tài chính, tín dụng, văn phòng, cửa hàng cho thuê, dịch vụ dulịch, khám chữa bệnh, ăn uống, vui chơi, giải trí, kinh doanh, sửa chữa ô tô, xemáy Về công nghiệp, tập trung phát triển các khu công nghiệp công nghệ cao,với nhiều chính sách ưu đãi, khuyến khích phát triển doanh nghiệp tư nhân, thuhút đầu tư của các doanh nghiệp lớn ở trong nước và các doanh nghiệp có vốnđầu tư nước ngoài, góp phần tăng thu ngân sách và giải quyết việc làm cho hàng

Trang 37

ngàn lao động mỗi năm Sản xuất thủ công nghiệp tại các làng nghề đượckhuyến khích phát triển với 1.350 làng nghề truyền thống, trong đó 305 làngnghệ được công nhận tập trung chủ yếu ở các xã, phường, thị trấn ven đô củathành phố Hà Nội, nhất là các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Hà Tây trướcđây, thu hút hàng chục ngàn lao động địa phương.

Về nông nghiệp, cơ cấu ngành nông nghiệp chuyển dịch hướng tích cựctheo hướng kinh tế hàng hóa Các xã sản xuất nông nghiệp chủ yếu ở huyện MêLinh, tỉnh Vĩnh Phúc, các huyện của tỉnh Hà Tây, bốn xã thuộc huyện LươngSơn, tỉnh Hòa Bình (trước đây) đang chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôitheo mô hình hợp tác xã mới, sản xuất nông nghiệp sạch, sử dụng công nghệcao, nâng cao hiệu quả kinh tế, như trồng các loại rau, quả, hoa, cây cảnh có giátrị kinh tế cao, các trang trại nuôi gia súc, gia cầm, bò sữa Tỷ trọng ngành trănnuôi tăng từ 52,4% năm 2015 lên khoảng 54,2% năm 2020; ngành trồng trọtgiảm tương ứng từ 47,6% xuống 45,8% Một số xã miền núi tập trung pháttriển trồng rừng và trang trại vườn, ao, chuồng, trồng cây ăn quả lâu năm Các

xã, phường ở ven đô thành phố Hà Nội và thị trấn huyện có tốc độ đô thị hóacao, sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi gia súc, gia cầm có xu hướng giảm dần,

do diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, phục vụ phát triển các khu côngnghiệp tập trung, công trình hạ tầng kỹ thuật và khu nhà chung cư cao tầng.Định hướng của cấp ủy, chính quyền các cấp là điều chỉnh quy hoạch theohướng giảm mật độ, tăng chiều cao, ưu tiên giành đất để phát triển hạ tầng xãhội Xây dựng nhà cao tầng, kết hợp chức năng nhà ở và các loại hình dịch vụbằng việc kết hợp quy hoạch đồng bộ giữa xây dựng mới và phát triển mạnglưới giao thông đô thị Sự phát triển về kinh tế của các xã, phường, thị trấnnhững năm qua đã góp phần nâng cao đời sống vật chất và văn hóa tinh thần củanhân dân, trình độ dân trí và mức sống của đại bộ phận nhân dân ngày càng cao

Về chính trị

Tình hình chính trị của các xã, phường, thị trấn ở thành phố Hà Nội về

cơ bản ổn định, tuyệt đại đa số nhân dân chấp hành nghiêm đường lối của

Trang 38

Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng

và thắng lợi của sự nghiệp đổi mới

Hệ thống chính trị của xã, phường, thị trấn ở thành phố Hà Nội thườngxuyên được chăm lo xây dựng, củng cố, kiện toàn, hoàn thiện đồng bộ mô hình tổchức, bộ máy Thực hiện Đề án số 21 về kiện toàn, sắp xếp tổ chức đảng và hệthống chính trị đã giảm 2.030 thôn, tổ dân phố, 985 chi bộ, 33.583 người hoạtđộng không chuyên trách; giảm chi ngân sách hơn 38 tỷ đồng/năm với tổ chức,

236 tỷ đồng/năm phụ cấp cho người hoạt động không chuyên trách Sắp xếp môhình tổ chức, hoàn thiện quy định chức năng, nhiệm vụ, nâng cao năng lực lãnhđạo, sức chiến đấu của TCCSĐ, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên ở

xã, phường, thị trấn Hệ thống tổ chức đảng, gồm 584 đảng bộ cơ sở xã, phường,thị trấn, gần 6 ngàn chi bộ khu phố, thôn, bản và hơn 29 vạn đảng viên (chiếm 3/4

số lượng đảng viên của Đảng bộ thành phố Hà Nội) Công tác đào tạo, bồi dưỡng,chuẩn hóa trình độ lý luận chính trị cho cán bộ cơ sở được đẩy mạnh, hằng năm

mở gần 30 lớp trung cấp lý luận chính trị cho gần 3.000 cán bộ cơ sở Hệ thốngcấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Măt trận Tổ quốc Việt Nam, các cơ quan, banngành, tổ chức chính trị- xã hội, đoàn thể quần chúng luôn quán triệt, thực hiệnnghiêm túc đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước,các nghị quyết, chỉ thị, quy định của cấp ủy, chính quyền cấp trên; đồng thời pháthuy tốt vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định, chất lượng, hiệuquả hoạt động không ngừng được nâng cao, góp phần thực hiện thắng lợi cácnhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và giữ gìn an ninh chính trị, trật tự antoàn xã hội của thành phố Hà Nội

Về văn hóa, xã hội

Đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của tuyệt đại đa số nhân dân các

xã, phường, thị trấn ở thành phố Hà Nội ngày càng được cải thiện và khôngngừng nâng cao Cấp ủy, chính quyền các cấp đã đầu tư hàng ngàn tỷ đồng đểxây dựng mới và nâng cấp hệ thống trường học, bệnh xá, các trung tâm vănhóa - thể thao, sân vận động đến nay đã có 318/384 xã (tỷ lệ 82,8%) đạt và cơbản đạt tiêu chí trường học chuẩn quốc gia ở cả 3 cấp; 100% các xã có kết nối

Trang 39

internet, đã có 10 huyện và 371 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt tỷ lệ 96,1% Tỷ

lệ hộ nghèo khu vực nông thôn giảm mạnh, thu nhập bình quân đầu người khuvực nông thôn ước đạt 55 triệu đồng, tăng 1,36 lần năm 2016; 75% người dânnông thôn được sử dụng nước sạch, tỷ lệ người dân tham gia đóng bảo hiểm y tếđạt 90,1% Hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở được quan tâm đầu tư, tăng 60 nhàvăn hóa cấp xã, 508 nhà văn hóa, sinh hoạt cộng đồng khu dân cư so với năm

2016 Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân, công tác dân số- kế hoạchhóa gia đình, chăm sóc, bảo vệ trẻ em có nhiều đổi mới và tiến bộ, Hoạt độngvăn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, vui chơi giải trí của các tầng lớp nhân dânđược triển khai thực hiện với nhiều nội dung, hình thức phong phú Tổ chức tốtcác chương trình văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao nhân dịp những ngày lễlớn và các sự kiện chính trị trọng đại của Đảng, của đất nước, của Thành phố vàcác địa phương Công tác quản lý lễ hội và bảo quản, trùng tu, tôn tạo các di tíchlịch sử, đình, chùa, nhà thờ, cơ sở thờ tự ở các xã, phường, thị trấn đã đáp ứngnhu cầu tâm linh và hưởng thụ văn hóa, tinh thần ngày càng cao của các tầng lớpnhân dân Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ởkhu dân cư”, “xây dựng nông thôn mới”, “xây dựng văn hóa công sở”, “xâydựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh” gắn với các phong trào hành độngcách mạng do cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức Côngđoàn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, hội liên hiệp phụ nữ, hội cựuchiến binh các cấp tổ chức phát động đã góp phần xây dựng nếp sống vănhóa, văn minh, khắc phục hủ tục, mê tín dị đoan, từng bước ngăn chặn, đẩylùi tiêu cực, tệ nạn xã hội trong từng thôn bản, khu phố

Công tác giáo dục được quan tâm đầu tư, hầu hết các xã, phường, thị

trấn đã hoàn thành phổ cập giáo dục trung học Công tác phòng chống dịch

bệnh, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm được thực hiện thường xuyên, không

để dịch bệnh lây lan trong địa bàn dân cư; công tác sinh đẻ có kế hoạch thực hiện

có hiệu quả, tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên tăng dưới 1,1%/năm, đạt chỉ tiêuThành phố đề ra Công tác an sinh xã hội, chăm sóc người có công, gia đìnhthương binh, liệt sĩ, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo được đẩy mạnh,

Trang 40

hoàn thành chương trình xây dựng gần 1000 nhà ở cho người có công và hỗtrợ 7.565 nhà ở cho hộ nghèo, chỉ tiêu giảm hộ nghèo hoàn thành sớm 2 năm,đến nay các xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phố Hà Nội cơ bản khôngcòn hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều

Về quốc phòng, an ninh.

Nhiệm vụ củng cố quốc phòng, an ninh, giữ gìn trật tự an toàn xã hội ở

các xã, phường, thị trấn được cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm lãnh đạo,chỉ đạo chặt chẽ với sự tham gia của các cơ quan, ban ngành, các tổ chứcchính trị - xã hội, các doanh nghiệp và hưởng ứng tích cực của các tầng lớpnhân dân; góp phần xây dựng “thế trận lòng dân” tạo nền tảng vững chắc xâydựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận chiến tranh nhân dân, xây dựng khuvực phòng thủ địa phương vững chắc Công tác phòng ngừa, đấu tranh vớicác loại tội phạm kinh tế, tham nhũng, ma túy, buôn lậu, trốn thuế, hàng giả,hàng cấm, hàng kém chất lượng được tăng cường Thực hiện có hiệu quảcông tác bồi dưỡng, giáo dục kiến thức quốc phòng, an ninh cho cán bộ cơ sở.Công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ hoàn thành 100% chỉ tiêu vớichất lượng cao Công tác xây dựng, huấn luyện lực lượng dân quân, tự vệ cónhiều chuyển biến tích cực Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội

ở các xã, phường, thị trấn cơ bản là ổn định, tạo môi trường thuận lợi cho pháttriển kinh tế, văn hóa, xã hội địa phương

2.1.1.2 Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn ở thành phố Hà Nội

* Quan niệm MTTQ Việt Nam xã, phường, thị trấn ở thành phố Hà Nội

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin: Giai cấp vô sản muốn giảiphóng mình khỏi ách thống trị của giai cấp thống trị, bóc lột tất yếu phải giảiphóng toàn xã hội, toàn dân tộc Con đường để thực hiện mục tiêu, lý tưởng củacách mạng vô sản chỉ có thể là con đường “Vô sản các nước liên hiệp lại”, đoànkết toàn dân tộc và tổ chức quần chúng thành khối liên minh chính trị, dưới sựlãnh đạo của Đảng Cộng sản Sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc là sức

Ngày đăng: 09/10/2020, 07:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w