1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo án văn 8 VNEN mới

164 73 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 164
Dung lượng 1,45 MB

Nội dung

Ngày soạn: 2292018 Ngày dạy: 01102018 Tuần 6 Tiết 1 ÔN TẬP VỀ TỪ TIẾNG VIỆT A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức Khái niệm từ là gì? Cấu tạo của từ tiếng Việt. Đặc điểm của từ ghép, các loại từ ghép. 2. Kĩ năng Nhận diện được từ ghép chính phụ, trừ ghép đẳng lập Rèn kĩ năng làm một số bài tập thực hành Dùng từ đúng nghĩa trong nói và viết 3. Thái độ Bước đầu có ý thức lựa chọn và sử dụng từ phù hợp với mục đích giao tiếp 4. Những năng lực cần hình thành cho HS Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp tiếng Việt... B. CHUẨN BỊ Gv: giáo án, các ngữ liệu bài tập bổ sung. Hs: đọc, soạn bài ở nhà C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC I. Ổn định tổ chức II. Kiểm tra bài cũ( GV kiểm tra trong giờ) III. Bài mới: (GV giới thiệu vào nội dung ôn tập) I. Từ là gì? Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất để tạo câu. Khi một tiếng có thể dùng để tạo câu, tiếng ấy trở thành từ. Ví dụ: Câu văn: Thần dạy dân cách trồng trọt chăn nuôi và cách ăn ở. Tiếng: Thần dạy dân cách trồng trọt chăn nuôi và cách ăn ở (12 tiếng) Từ: Thần dạy dân cách trồng trọt chăn nuôi và cách ăn ở (9 từ) Có 6 từ đơn, 3 từ phức. II. Từ đơn và từ phức Câu văn: Từ đấy, nước ta trăm nghề trồng trọt, chăn nuôi và có tục ngày tết làm bánh chưng, bánh giầy. Bảng phân loại: Kiểu cấu tạo từ Ví dụ Từ đơn Từ, đấy, nước, ta, chăm, nghề, và, có, tục, ngày, tết, làm Từ phức Từ láy trồng trọt Từ ghép Chăn nuôi, bánh chưng, bánh giầy Có hai loại từ: Từ đơn và từ phức Từ đơn là từ do một tiếng có nghĩa tạo thành; Từ phức là từ do hai hoặc hơn hai tiếng tạo thành. So sánh từ ghép và từ láy Giống: đều là từ phức, tức đều có cấu tạo từ 2 tiếng trở lên Khác: + Các tiếng trong từ phức có quan hệ láy âm > Từ láy + Các tiếng trong từ phức có qhệ về nghĩa > Từ ghép III. Bài tập. Bài 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: ... Ngày mẹ còn nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàn toàn, và ngày khai trường đúng là ngày đầu tiên học trò lớp Một đến trường gặp thầy mới, bạn mới. Cho nên ấn tượng của mẹ về buổi khai trường đầu tiên ấy rất sâu đậm. Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng ngoài cánh cổng như đứng bên ngoài cái thế giới mà mẹ vừa bước vào. a. Chỉ ra những từ đơn, ghép, từ láy, trong đoạn văn? b. Đặt câu với một trong những từ ghép em vừa tìm được. c. Đặt câu với một trong những từ láy em vừa tìm được. Hướng dẫn Yêu cầu học sinh làm, trình bày trước lớp GV cho hs trao đổi sửa chữa –> Gv nhận xét, đánh giá. a. Từ ghép: mùa hè, nhà trường, khai trường, đầu tiên, học trò, ấn tượng, sâu đậm, bà ngoại, ngôi trường, thế giới. Từ láy: hoàn toàn, nôn nao, hồi hộp, chơi vơi, hốt hoảng. Từ đơn: (Các từ còn lại) b. HS tự đặt Bài tập 2: Thi tìm nhanh các từ láy: tả tiếng cười, tả tiếng nói, tả dáng điệu. GV hướng dẫn – Hs làm theo nhóm HS lên bảng trình bày theo thống nhất của nhóm. Tả tiếng cười: Ha hả, khanh khách, hi hí, hô hố, nhăn nhở, khúc khích, sằng sặc... Tả tiếng nói: Khàn khàn, ông ổng, oang oang, sang sảng, thỏ thẻ, trong trẻo, trầm trầm, léo nhéo, lè nhè.. Tả dáng điệu: lừ đừ, lả lướt, nghênh ngang, khệnh khạng, ngật ngưỡng, lắc lư... GV nhận xét, đánh giá. IV. Củng cố Phân biệt từ đơn, từ phức, (từ ghép, từ láy) V. HDVN Xác định từ đơn, từ ghép, từ láy trong đoạn văn đầu của văn bản “Cổng trường mở ra” Soạn ngày: 2292018 Dạy ngày: 3102018 Tiết 2 TỪ GHÉP A. MỤC TIÊU BÀI HỌC (Như tiết 1) B. CHUẨN BỊ Gv: giáo án, các ngữ liệu bài tập bổ sung. Hs: đọc, soạn bài ở nhà C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC I. Ổn định tổ chức II. Kiểm tra bài cũ( GV kiểm tra trong giờ) III. Bài mới: (GV giới thiệu vào nội dung ôn tập) I. Lí thuyết 1. Khái niệm: là những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa. Ví dụ : học + hành = học hành. Chú ý : Trong tiếng Việt phần lớn từ ghép có 2 tiếng. Tác dụng: Dùng để định danh sự vật, hiện tượng hoặc dùng để nêu các đặc điểm, tính chất, trạng thái của sự vật. Phân loại : Từ ghép có 2 loại: Từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập. a. Từ ghép chính phụ + TGCP có tiếng chính và tiếng phụ, tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính.Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau. Nghĩa của từ ghép CP hẹp hơn, cụ thể hơn nghĩa của tiếng chính. TGCP có tính chất phân nghĩa Trong từ ghép chính phụ, thường tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau.) Ví dụ : + Bút bút máy, bút chì, bút bi… + Làm làm thật, làm dối, làm giả… bà ngoại, nhà khách, đường sắt... b. Từ ghép đẳng lập + TGĐL có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp (Không phân ra tiếng chính, tiếng phụ, ghép các tiếng ngang hàng với nhau về nghĩa). Nghĩa của TGĐL khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó. TGĐL có tính chất hợp nghĩa Có thể đảo vị trí trước sau của các tiếng dùng để ghép. Ví dụ : Áo + quần quần áo quần áo Xinh+ tươi Xinh tươi tươi xinh. quần áo, trầm bổng, vui vẻ... II. Bài tập Bài 1: Hãy sắp xếp các từ sau đây vào bảng phân loại từ ghép. Học hành, nhà cửa, xoài tượng, nhãn lồng , chim sâu, làm ăn, đất cát, xe đạp, vôi ve, nhà khách, nhà nghỉ, Xe máy, xe đạp, cá chép, nhà máy, quần âu, quần áo, cây cỏ, xanh lè, xanh đỏ, xanh um, đỏ quạch, đỏ au, đỏ hỏn, tóc tai, tóc dài, đầu tóc, ăn uống, ăn cơm, ăn mặc, mặt mũi. hoa lá, hoa quả, quả vải, xanh tươi, mong muốn, mơ ước, xanh biếc, đỏ tươi, yêu thích, thương nhớ, quyển sách, mong chờ, quạt nan, cửa sổ. Bài tập 2: Nối một từ ở cột A vớ một từ ở cột B để tạo thành một từ ghép phân nghĩa. A B Bút tai Xanh mắt Mưa bi Vui gặt Thích ngắt Mùa ngâu Bài 3: Cho 3 ví dụ về từ ghép chính phụ, 3 ví dụ về từ ghép đẳng lập. HS lấy ví dụ GV nhận xét, bổ sung. Tiết 3 Dạy ngày: 5102018 LUYỆN TẬP Làm các bài tập thực hành. Bài 1 : Xác định từ ghép trong các câu sau: a. Trẻ em như búp trên cành Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan b. Nếu không có điệu Nam ai Sông Hương thức suốt đêm dài làm chi. Nếu thuyền độc mộc mất đi Thì hồ Ba Bể còn gì nữa em. c. Ai ơi bưng bát cơm đầy. Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần. Bài 2 Tìm các từ ghép trong đoạn văn sau và phân loại chúng. ...Từ x¬a đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó l¬ớt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán n¬ước và cứơp n¬ước. GV gọi HS trình bày, giáo viên nhận xét bổ sung. Bài 3. Xác định các từ ghép chính phụ trong những câu sau đây. Nóng ran, nóng nực, lạnh toát, lạnh giá, lạnh ngắt Bài 4. Xác định từ ghép và từ láy trong các từ sau đây : Sừng sững, lủng củng, hung dữ, mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc, thanh cao, giản dị, chí khí, chung quanh Bài 6 Tìm một đoạn văn ngắn, gạch chân các từ ghép có trong đoạn văn đó. HS tìm và trình bày tr¬ước lớp. Một số bài tập dành cho HS khá giỏi Bài 1: Hãy chọn những từ thích hợp: lớp học, chiến thắng, hoàn cầu, sách vở điền vào chỗ trống trong câu sau: Hãy can đảm lên con, người lính nhỏ của đạo quân mênh mông ấy .......... là vũ khí của con,.............. là đơn vị của con, trận địa là cả ............ và ............. là nền văn minh nhân loại. ( Trích những tấm lòng cao cả) Bài 2: Điền thêm các tiếng (Đứng tr¬ước hoặc sau) để tạo từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập. Ví dụ: nhà : cửa nhà ( Từ ghép đẳng lập) ; nhà ăn ( từ ghép chính phụ) a. áo:....................................................................................................... b.Vở:........................................................................................................ c. N¬ước:................................................................................................... d. Cư¬ời..................................................................................................... e. Ьa:..................................................................................................... g. Đen:....................................................................................................... Bài 3: Có bạn cho rằng nhỏ nhẹ là từ láy, có bạn lại cho đó là từ ghép. Em hãy cho biết ý kiến của mình và giải thích. Bài 4: Giải nghĩa các từ ghép sau: gánh vác, non sông, sắt đá, gang thép. Gánh vác: sự đảm đang, chịu trách nhiệm. Non sông: chỉ một đất n¬ước, một quốc gia. Bài 5. Vì sao không đổi đ¬ược vị trí các tiếng trong các từ ghép sau : mẹ con, quần thần, th¬ưởng phạt, anh em. (Đây là do thói quen của người Việt: phong tục văn hóa cái lớn nói trư¬ớc, nhỏ nói sau, tốt nói tr¬ước, xấu nói sau) Bài 6. Phân loại các từ ghép sau : kỉ niệm, rắn n¬ước, sắt thép, gà qué, cá rô, v¬ườn tược, cấp bậc, trắng đen, xe đạp, gà đông cảo. Bài 7. Viết một đoạn văn ngắn với chủ đề học tập. Chỉ ra các từ ghép chính phụ, từ ghép đẳng lập được sử dụng trong đoạn văn đó. ( Thời gian làm 10p – GV gọi hs đọc bài, chỉ ra từ ghép đẳng lập, từ ghép chính phụ có sử dụng trong đoạn văn) IV. Củng cố ? Thế nào là từ ghép? từ ghép đư¬ợc phân làm mấy loại? V. HDVN Nắm vững nội dung ôn tập chuẩn bị cho tiết học sau ôn tập về Từ láy Ngày soạn: 3092018 Ngày dạy: 8102018 Tuần 7 Buổi 1 TỪ LÁY A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức Giúp học sinh củng cố về khái niệm từ láy, các loại từ láy. Biết phân biệt giữa từ ghép và từ láy. 2. Kĩ năng Rèn kĩ năng sử dụng từ để tạo lập văn bản. 3. Thái độ Bước đầu có ý thức lựa chọn và sử dụng từ phù hợp với mục đích giao tiếp 4. Những năng lực cần hình thành cho HS Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp tiếng Việt... B. CHUẨN BỊ GV: Hệ thống bài tập HS: Ôn tập lí thuyết C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC I. Ổn định tổ chức II. Kiểm tra bài cũ ? Từ láy là gì? Cho ví dụ minh họa. ? Xác định từ láy trong văn bản “Mẹ tôi” và cho biết tác dụng. III. Ôn tập I. Lý thuyết 1. Thế nào là từ láy Từ láy là những từ được tạo ra theo phương thức láy, có sự hòa phối về âm thanh. 2. Phân loại từ láy Từ láy toàn bộ: Các tiếng trong từ láy giống nhau hoàn toàn: xanh xanh, vàng vàng Các tiếng trong từ láy khác nhau về thanh điệu: đo đỏ, trăng trắng Các tiếng trong từ láy khác nhau về âm cuối: vui vẻ Các tiếng trong từ láy khác nhau về thanh điệu: đèm đẹp, tôn tốt, khang khác Từ láy bộ phận: Từ láy phụ âm đầu (các tiếng giống nhau về phụ âm đầu): long lanh, mếu máo, xấu xa, nhẹ nhàng, bập bềnh, gập ghềnh Từ láy vần: từ láy giống nhau ở phần vần: linh tinh, liêu xiêu, lao xao, lộn xộn... 3. Nghĩa của từ láy Các từ láy tượng thanh có mặt âm thanh gần hoặc trùng với âm thanh trong tự nhiên mà nó biểu thị: rào rào, ào ào, ầm ầm, róc rách... Các từ láy tượng hình có ý nghĩa miêu tả hình ảnh. + Khuôn vần i (li ti, ti hí...) thường miêu tả tính chất “nhỏ”, “hẹp”. + Khuôn vần ấpay (nhấp nháy, mấp máy, lấp láy...) thường miêu tả sự dao động theo chiều lên xuống. + Khuôn vần âp ay (nhấp nháy, mấp máy, lấp láy...) thường miêu tả sự dao động nhỏ, không ổn định, lúc ẩn, lúc hiện. Nghĩa của từ láy có thể có những sắc thái giảm nhẹ hoặc nhấn mạnh (về cường độ) so với nghĩa gốc: + Giảm nhẹ: xanh xanh, trăng trắng, đo đỏ, đèm đẹp, hiền hiền... + Nhấn mạnh: dửng dưng, cỏn con... Từ láy còn diễn tả sự lặp lại của các sự việc, các động tác kèm theo ý nhấn mạnh hoặc giảm nhẹ: ngày ngày, người người, gật gật, lắc lắc... Cũng có những từ láy có nghĩa khái quát (nói chung) giống như các từ ghép đẳng lập (hợp nghĩa): chim chóc, máy móc...Do đó, các từ láy này không thể kết hợp được với các số từ. Không thể nói: năm con chim chóc, sáu con máy móc... II. Bài tập vận dụng Bài tập phân biệt từ ghép với từ láy Sắp xếp các từ sau thành hai nhóm từ láy và từ ghép: xanh xanh, xanh xao, xấu xa, xấu xí, máu me, máu mủ, hoàng hôn, tôn tốt, tốt t¬ươi, học hỏi, học hành, đo đỏ, mơ màng, mơ mộng. Từ láy Từ ghép xanh xanh, xanh xao, xấu xa, xấu xí, máu me, tôn tốt, đo đỏ, mơ màng máu mủ, hoàng hôn, tốt t¬ươi, học hỏi, học hành, mơ mộng Bài tập phân biệt từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận Cho các từ láy: Long lanh, khó khăn, vi vu, nhỏ nhắn, ngời ngời, bồn chồn, hiu hiu, linh tinh, loang loáng, thăm thẳm, tim tím. Láy toàn bộ Láy bộ phận bộ phận Xác định và phân loại từ láy tư¬ợng thanh, t¬ượng hình và biểu thị trạng thái trong các từ láy sau lo lắng, khấp khểnh, ha hả, khẳng khiu, rì rào, lô nhô, vui vẻ, ùng oàng, trằn trọc, thập thò + T¬ượng thanh: ha hả, rì rào, ùng oàng + T¬ượng hình: khấp khểnh, khẳng khiu, lô nhô, thập thò + Trạng thái: lo lắng, vui vẻ, trằn trọc IV. Củng cố Nắm vững nội dung ôn tập Phân biệt được các loại từ láy V. HDVN Viết một đoạn văn tả cảnh một sáng mùa thu có sử dụng từ láy. Chuẩn bị buổi sau: Làm bài tập Ngày soạn: 1102018 Ngày dạy: 10102018 Buổi 2 ĐẠI TỪ A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức Giúp học sinh củng cố về khái niệm đại từ, các loại đại từ. Biết phân biệt một số đại từ với danh từ khi sử dụng vào tình huống cụ thể. 2. Kĩ năng Rèn kĩ năng sử dụng đại từ để tạo lập văn bản. 3. Thái độ Bước đầu có ý thức lựa chọn và sử dụng từ phù hợp với mục đích giao tiếp 4. Những năng lực cần hình thành cho HS Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp tiếng Việt... B. CHUẨN BỊ GV: Hệ thống bài tập HS: Ôn tập lí thuyết C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC I. Ổn định tổ chức II. Kiểm tra bài cũ III. Nội dung ôn tập I. Đại từ là gì? 1. Khái niệm: ĐT là những từ dùng để trỏ người, sự vật, tính chất... Ví dụ: HS lấy ví dụ 2. Vai trò: làm CN, VN, phụ ngữ... Ví dụ: Tôi đi học > Đại từ làm CN Quyển sách này là của tôi > Đại từ làm VN Tôi nói thế mà nó cũng nghe > Đại từ làm phụ ngữ cho Đt “nói” II. Các loại đại từ 1. Đại từ để trỏ Trỏ người, sự vật ( đại từ xưng hô ). Trỏ số lượng. Trỏ hoạt động, tính chất. Ví dụ: Yêu cầu học sinh lấy mỗi loại một ví dụ minh họa (Làm việc theo nhóm) (HS viết lên bảng – hs khác nhận xét, GV nhận xét, sửa chữa) 2. Đại từ để hỏi Hỏi về người, sự vật. Hỏi về số lượng. Hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc. Ví dụ: Yêu cầu học sinh lấy mỗi loại một ví dụ minh họa (HS viết lên bảng – hs khác nhận xét, GV nhận xét, sửa chữa) III. Luyện tập Bài 1: Điền vào bảng phân laoij các ngôi của đại từ số Ngôi Số ít Số nhiều 1 tôi, tao, tớ chúng tôi, chúng tớ 2 mày chúng mày 3 nó, hắn Họ, chúng nó Bài 2: Xác định đại từ “mình” trong câu thơ sau: Mình về mình có nhớ ta Ta về ta nhớ hàm răng mình cười. Bài 3: Tìm một số tình huống sử dụng danh tư như đại từ GV gợi ý: Ông ơi, ông vớt tôi nao Ông có lòng nào ông hãy xáo măng…. (Ca dao) Cô kia cắt cỏ bên sông, Có muốn ăn nhãn thì lồng sang đây. ………… Bài 4: Tìm một số đại từ phiếm chỉ có sử dụng trong các bài ca dao trong sgk Ngữ văn 7 Ví dụ: Ai vô xứ Nghệ thì vô…. Ai làm cho bể kia đầy. Cho ao kia cạn cho gầy cò con. ……… Bài 5: Trong cuộc sống hàng ngày em có thường xuyên sử dụng đại từ không? Nếu có thì em sử dụng trong hoàn cảnh nào (Đối tượng giao tiếp). Bài 6: Có những đại từ nào em không nên dùng? Vì sao? Ví dụ: GV lấy ví dụ trong bài thơ “Thương Vợ” Tú Xương IV. Củng cố GV củng cố nội dung toàn bài HS nắm vững kiến thức cơ bản. V. HDVN. Nắm vững lí thuyết, làm bài tập Giáo viên giao thêm. Chuẩn bị buổi sau Làm bài tập luyện tập Ngày soạn: 1102018 Ngày dạy: 12102018 Buổi 3 LUYỆN TẬP A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức Giúp học sinh củng cố kiến thức về từ láy, đại từ qua một số bài tập cụ thể Biết phân biệt từ láy toàn bộ với từ láy bộ phận 2. Kĩ năng Rèn kĩ năng làm bài, viết đoạn văn 3. Thái độ Bước đầu có ý thức lựa chọn và sử dụng từ phù hợp với mục đích giao tiếp 4. Những năng lực cần hình thành cho HS Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp tiếng Việt... B. CHUẨN BỊ GV: Hệ thống bài tập HS: Ôn lí thuyết, làm một số bài tập C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC I. Ổn định tổ chức II. Kiểm tra bài cũ ( Kiểm tra bài làm ở nhà của hs) III. Nội dung ôn tập Bài 1: Phát triển các tiếng gốc thành các từ láy: lặng, chăm, mê lặng: lặng lẽ, lẳng lặng, lặng lờ Chăm: chăm chỉ, chăm chút, chăm chăm, chăm chắm... Mê: mê man, mê mải, mê muội, đê mê... Bài 2: Trong các từ láy sau, từ nào có tiếng gốc, từ láy nào không có tiếng gốc? Gồ ghề, bâng khuâng, vẩn vơ, ngông nghênh, mù mờ, nhí nhảnh, chập chờn, lỉnh kỉnh, co ro, lạnh lẽo, nhớ nhung, vội vàng, lẻ loi, vẽ vời, thủng thẳng, đủng đỉnh Bài 3: Điền tiếp phần còn lại của các từ láy vào chỗ chấm cho hoàn thiện từ láy. Buổi sáng, con vịt chạy lạch bà lạch bạch ra ao. Con chó chạy tung ta tung tăng ra ngõ. Con gà kêu cục ta cục tác vang sân. Con mèo thì nhảy lung ta lung tung coi bộ bắng nha bắng nhắng lắm. Bài 4: Gạch chân từ láy trong các ví dụ sau: a. Năm gian nhà cỏ thấp le te Ngõ tối đêm sâu đóm lập lòe L¬ưng giậu phất phơ màu khói nhạt Làn ao lóng lánh bóng trăng loe ( Thu ẩm Nguyễn Khuyến) b. Lom khom d¬ưới núi, tiều vài chú Lác đác bên sông chợ mấy nhà. ( Qua đèo ngang Bà Huyện Thanh Quan) Bài 5: Điền các từ vào chỗ trống cho hợp nghĩa a. Dõng dạc, dong dỏng Ng¬ười nhảy xuống đất đầu tiên là một ngư¬ời trai trẻ dong dỏng cao. Thư¬ kí dõng dạc cắt nghĩa. b. Hùng hổ, hùng hồn, hùng hục Lí tr¬ưởng hùng hổ chĩa bàn tay vào mặt chị Dậu. Minh có đôi mắt sáng, khuôn mặt c¬ương nghị và giọng nói hùng hồn. Làm hùng hục. Bài 6: Tìm, tạo từ láy khi đã cho trước vần a.Vần a: VD: êm ả, óng ả, oi ả, ra rả, ha hả, na ná... b. Vần ang: VD: làng nhàng, ngang tàng, nhịp nhàng, nhẹ nhàng... c. Phụ âm nh: VD: nho nhỏ, nhanh nhảu, nhanh nhẹn, nhủng nhỉnh, nhỏ nhoi, nhớ nhung... d. Phụ âm kh: VD: khúc khích, khấp khểnh, khập khà khập khiễng, khó khăn.... Bài 7: Hãy chọn từ thích hợp trong các từ: âm xâm, sầm sập, ngai ngái, ồ ồ, lùng tùng, độp độp, man mác để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau: Mưa đổ sầm sập, giọt ngã, giọt bay, bụi nước tỏa trắng xóa. Trong nhà âm xâm hẳn đi. Mùi nước mưa mới ấm, ngòn ngọt, man mác. Mùi ngai ngái, xa lạ của những trận mưa đầu mùa đem về. Mưa rèo rèo trên sân, gõ độp độp trên phên nứa, mái giại, đập lùng tùng, liên miên vào tàu lá chuối. Tiếng giọt gianh đổ ồ ồ, xối lên những rãnh nước sâu. Bài 8: Đặt câu với mỗi từ láy: a. lành lạnh, lạnh lựng, lạnh lẽo. b. nhỏ nhẹ, nhẹ nhàng, nhẹ nhơm. Bài 9: Tìm các từ láy có nghĩa giảm nhẹ so với tiếng gốc cho trước: Khỏe, bé, yếu, thấp, thơm. Tìm các từ có ý nghĩa nhấn mạnh so với tiếng gốc cho trước: Mạnh, hựng, nặng, xấu, buồn Bài 10: Hãy viết một đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về 1 cảnh chia tay trong: “Cuộc chia tay của những con búp bê” Trong đó có sử dụng từ láy, đại từ, chỉ rõ những từ láy, đại từ được sử dụng trong đoạn văn đó. (Học sinh cảm thụ) HS đọc trước lớp – hs khác nhận xét – GV nhận xét, đánh giá. IV. Củng cố GV khái quát nội dung ôn tập. V. HDVN Nắm chắc phần lý thuyết về từ láy. Hoàn thành BT giáo viên giao vào vở. Ngày soạn: 7102018 Ngày dạy: 15102018 Tuần 8 Buổi 1 CHỦ ĐỀ 2: ÔN TẬP VĂN BẢN NHẬT DỤNG Văn bản: CỔNG TRƯỜNG MỞ RA A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức Qua buổi học ôn lại cho hs nắm được kiến thức cơ bản của kiểu văn bản nhật dụng, nắm được nội dung cơ bản của văn bản Cổng trường mở ra. 2. Kĩ năng Rèn kĩ năng cảm thụ văn học qua một số bài tập cụ thể. 3. Thái độ Tích cực học, tìm hiểu những văn bản liên quan đến đời sống thường ngày. 4. Những năng lực cần được hình thành. Năng lực cảm thụ, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác,... B. CHUẨN BỊ GV: Sgk, stk, hệ thống câu hỏi, bài tập HS: sgk C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC I. Ổn định tổ chức II. Kiểm tra bài cũ: (KT sự chuẩn bị của hs) III. Nội dung ôn tập I. Khái niệm văn bản nhật dụng GV gợi ý: VBND không phải là một thể loại mà là một kiểu văn bản viết về những vấn đề mang tính thời sự, những sự việc liên quan đến cuộc sống đang diễn ra trong xã hội... II. Văn bản: Cổng trường mở ra VBND Bài kí được trích từ Báo Yêu trẻ, số 166, TPHCM, ngày 192000. Bố cục: + Phần I: Từ đầu đến “ ngày đầu năm học” : Tâm trạng của hai mẹ con trong buổi tối trước ngày khai giảng Phần II: Còn lại ấn tượng tuổi thơ và liên tưởng của mẹ a. Tâm trạng của hai mẹ con trong buổi tối trước ngày khai giảng Con: háo hức, thanh thản, nhẹ nhàng ngủ. Mẹ: thao thức triền miên, hồi hộp, trằn trọc không ngủ được. + Vì mẹ vô cùng yêu thương con, thấy con lo lắng, hồi hộp, xúc động, nên mẹ không ngủ đc. + Mẹ giúp con chuẩn bị đồ dùng học tập, quần áo, giày mũ… cho ngày mai; mẹ dọn dẹp nhà cửa, mẹ làm một vài việc lặt vặt cho riêng mẹ. + Mẹ tự nhủ mình cũng cần đi ngủ sớm. Mẹ không tập trung đc vào việc gì cả… mẹ không định làm những việc ấy tối nay..> Giống tâm trạng con: đang phân tâm, đang xúc động, đang đắm chìm trong hồi ức và suy tưởng trước một sự kiện lớn sắp đến. => Người mẹ giàu tình cảm, yêu thương con b. Ấn tượng tuổi thơ và liên tưởng của mẹ: Cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng: Hằng năm… Nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường…. Nghe nói ở Nhật, ngày khai trường là ngày lễ của toàn xã hội. > Dùng từ láy liên tiếp: rạo rực, bâng khuâng, xao xuyến, nôn nao, hồi hộp Đó là một người mẹ tuyệt vời: thương yêu và tin tưởng ở tương lai con cái. c. Tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ. Khẳng định vai trò to lớn của nhà trường đối với con người, ở đó các em sẽ được học tri thức, tình cảm, tư tưởng, đạo lí, tình thầy trò, bạn bè. Tin tưởng ở sự nghiệp giáo dục. Khích lệ con đến trường học tập. III. Luyện tập Bài 1 Qua văn bản, theo em đứa con và bà mẹ là ng¬ười nh¬ thế nào? Gợi ý: Đứa con là đứa trẻ ngoan, hồn nhiên ngây thơ và nhạy cảm. Ngư¬ời mẹ: Rất hiểu con, yêu thư¬ơng con và rất hiểu biết. Bài 2 Ngư¬ời mẹ tâm sự với ai trong đêm chuẩn bị cho con tr¬ước ngày khai trư¬ơng vào lớp Một ? GV gợi ý : Bài văn viết theo thể kí, căn cứ vào giọng điệu tâm tình giống như¬ nhật kí, nhân vật xưng mẹ thuộc ngôi thứ nhất, ngôi kể dễ bộc lộ tình cảm. Ngư¬ời mẹ không thể trực tiếp nói chuyện với con vì con đã ngủ. Nếu cho rằng ng¬ười mẹ muốn nói chuyện với con thì đây là cách nói gián tiếp. Nưg¬ời mẹ nh¬ đang nói với chính mình, ôn lại ngày tựu trư¬ờng năm x¬a nghĩ đến giây phút ngày mai sẽ đ¬a con đến trư¬ờng. => Cách viết như¬ vậy giúp cho nội tâm nhân vật được bộc lộ sâu sắc, diễn đạt được những lời sâu thẳm, tăng thêm chất trữ tình biểu cảm cho bài văn. Bài 3: Cho câu văn sau: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra” Người mẹ muốn nhắn gửi những gì qua câu nói đó? Theo em thế giới kì diệu mà nhà trường mở ra là gì? GV hướng dẫn hs: Câu văn trên có hai điều người mẹ muốn nhắn nhủ với con: Một là, động viên, khích lệ con hãy mạnh dạn, dũng cảm bước vào một chặng đường mới; hai là, gợi mở ra một thế giới mới trước mắt con và khẳng định thế giới ấy là thuộc về con. Thế giới kì diệu mà nhà trường mở ra cho mỗi học sinh có thể bao gồm rất nhiều phương diện, như: Thế giới mới lạ, khó khăn nhưng đầy hấp dẫn về mọi mặt của tri thức; Thế giới những tình cảm trong sáng, tươi đẹp của lứa tuổi học trò; Những ước mơ đẹp đẽ về tương lai được nhen nhóm và nuôi dưỡng dưới mái trường. Đề 4: Những kỉ niệm sâu sắc nào thức dậy trong em khi đọc văn bản Cổng trường mở ra. Hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu viết về một kỉ niệm đáng nhớ nhất trong ngày khai tr¬ường của mình. HS tự viết. GV gọi HS trình bày trước lớp. IV. Củng cố: GV củng cố nội dung toàn bài. V. HDVN: Nắm vững kiến thức ôn tập Chuẩn bị nội dung buổi ôn tập sau: VB: Mẹ tôi Ngày soạn:7102018 Ngày dạy: 17102018 Buổi 2 CHỦ ĐỀ 2: ÔN TẬP VĂN BẢN NHẬT DỤNG (Tiếp) Văn bản: MẸ TÔI A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức Qua buổi học ôn lại cho hs nắm được kiến thức cơ bản của kiểu văn bản nhật dụng, nắm được nội dung cơ bản của văn bản Mẹ tôi. 2. Kĩ năng Rèn kĩ năng cảm thụ văn học qua một số bài tập cụ thể. 3. Thái độ Tích cực học, tìm hiểu những văn bản liên quan đến đời sống thường ngày. 4. Những năng lực cần được hình thành. Năng lực cảm thụ, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác,... B. CHUẨN BỊ GV: Sgk, stk, hệ thống câu hỏi, bài tập HS: sgk C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC I. Ổn định tổ chức II. Kiểm tra bài cũ: (KT sự chuẩn bị của hs) III. Nội dung ôn tập Văn bản: MẸ TÔI (étmônđô đơ Amixi) 1. Tác giả. Étmônđô đơ Amixi (1846 1908) là nhà văn Italia. 2. Tác phẩm. Văn bản là một câu chuyện nhỏ, trích trong Những tấm lòng cao cả (1886). VB BC Người cha viết thư cho con để giáo dục con sửa lỗi đã mắc với mẹ mình. 3. Bố cục: Gồm 3 phần: Phần I: Từ đầu đến sẽ là ngày con mất mẹ Hình ảnh người mẹ. Phần II: Tiếp đến chà đạp lên tình thương yêu đó Những lời nhắn nhủ dành cho con. Phần III: Còn lại Thái độ dứt khoát của cha trước lỗi lầm của con. ? Tại sao bố lại dùng hình thức viết thư mà lại không nói trực tiếp với con. Bức thư người cha gửi cho đứa con phạm lỗi với mẹ. Tạo ra sự linh hoạt khi thể hiện diễn biến tâm trạng của người cha một cách chân thành, tha thiết. ? Mục đích của bức thư. Khuyên nhủ con hãy kính yêu mẹ. ? Tại sao vb là một bức thư mà có nhan đề là “Mẹ tôi”. Mẹ là tiêu điểm, các chi tiết đều hướng tới. rất kín đáo, tế nhị. Đây cũng chính là nhan đề do tác giả đặt. a. Hình ảnh người mẹ. ? Qua đó, em thấy người mẹ có phẩm chất gì. Liên hệ thực tế: ? Mẹ em đã lo lắng cho em ntn. Thức suốt đêm…có thể mất con…sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để cứu sống con. Lo lắng, dành hết tình thương cho con, quên mình vì con. ? Câu văn nào thể hiện rõ nỗi đau của Enricô khi mất mẹ. Vì sao em xđịnh như vậy Trong đời con, con có…. buồn thảm nhất tất sẽ là ngày con mà con mất mẹ. + Mất đi người sinh ra ta, mất tình yêu thương, mất chỗ dựa. Qua bức thư người bố gửi con, người mẹ hiện lên cao cả và lớn lao. ? Tại sao người mẹ không xuất hiện trực tiếp mà qua điểm nhìn của người cha (có tác dụng gì). Không để người mẹ xuất hiện trực tiếp, tác giả sẽ dễ dàng mô tả cũng như bộc lộ những tình cảm và thái độ quý trọng của người bố đối với mẹ, mới có thể nói một cách tế nhị và sâu sắc những gian khổ hi sinh mà người mẹ đã âm thầm, lặng lẽ dành cho đứa con của mình. Khắc sâu sự hi sinh thầm lặng b. Tâm trạng của người cha. ? Khi phát hiện ra Enricô phạm lỗi với mẹ, tâm trạng của ông ntn. Buồn bã, tức giận, đau đớn: Sự hỗn láo của con...vào tim bố vậy Trách móc, thất vọng. ? Nếu là bạn của Enricô, em nói gì với bạn. ? Bố đã cảnh tỉnh Enricô ntn. ? Vì sao bị khổ hình. + Cảnh tỉnh: Con sẽ: tội nghiệp, yếu đuối …bị khổ hình. Ân hận, càng buồn thảm vì mẹ đã mất. Cha mẹ sinh ra ta, dành tình thương cho ta. ? Trong bức thư, người cha bắt đứa con phải lập tức làm gì để nhận lỗi, để đc mẹ tha thứ? Con phải xin lỗi mẹ thành khẩn. Con hãy cầu xin mẹ hôn con ? Em hiểu gì về người cha từ những lời khuyên này. Yêu con, trân trọng vợ, ghét sự bội bạc, yêu thành thật. Enricô xúc động vô cùng khi đọc thư bố. Vì: + Bố gợi lại những kỉ niệm giữa mẹ và em. + Thái độ chân thành và quyết liệt của bố khi bảo vệ tình cảm gia đình thiêng liêng. + Những lời nói rất chân tình và sâu sắc của bố. ? Theo em, chủ đề của VB là gì? Chủ đề VB: Ty thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên ty thương đó ? Bức thư mang tính biểu cảm đặc sắc ở chỗ nào? BT với giọng điệu chân thành, tha thiết vừa nghiêm khắc dứt khoát vừa phân tích thiệt hơn đầy sức thuyết phục, phù hợp với tâm lí trẻ lần đầu phạm khuyết điểm mong đc tha thứ, mong đc có cơ hội sửa chữa. Bài tập cảm thụ: Bài tập 1: Trong văn bản người mẹ hiện lên với những phẩm chất đáng trọng. Vậy người mẹ có ý nghĩa thiêng liêng như thế nào với mỗi người? GV hướng dẫn: Những phẩm chất của người mẹ trong văn bản cũng là phẩm chất chung, tiêu biểu của các bà mẹ trên thế gian. Vì thế, tình mẫu tử là vô cùng thiêng liêng và người mẹ luôn là chỗ dựa tinh thần, là sự che chở và niềm an ủi con cái, ngay cả khi đã trưởng thành “Khi con đã khôn lớn trưởng thành, khi các cuộc chiến tranh đã tôi luyện... và không được chở che.” BT2 (Bài 6 Sách Ôn tập Ngữ văn Tr 4,6) HDVN: GV yêu cầu hs ôn tập lại những kiến thức cơ bản, viết bài tập 2. Ngày soạn: 8102018 Ngày dạy: 19102018 Buổi 3 CHỦ ĐỀ 2: ÔN TẬP VĂN BẢN NHẬT DỤNG (Tiếp) Văn bản: CUỘC CHIA TAY CỦA NHỮNG CON BÚP BÊ A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức Qua buổi học ôn lại cho hs nắm được kiến thức cơ bản của kiểu văn bản nhật dụng, nắm được nội dung cơ bản của văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê. 2. Kĩ năng Rèn kĩ năng cảm thụ văn học qua một số bài tập cụ thể. 3. Thái độ Tích cực học, tìm hiểu những văn bản liên quan đến đời sống thường ngày. 4. Những năng lực cần được hình thành. Năng lực cảm thụ, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác,... B. CHUẨN BỊ GV: Sgk, stk, hệ thống câu hỏi, bài tập HS: sgk C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC I. Ổn định tổ chức II. Kiểm tra bài cũ: (KT sự chuẩn bị của hs) III. Nội dung ôn tập 1. Tìm hiểu chung VB đạt giải nhì trong cuộc thi thơ văn viết về quyền trẻ em năm 1992. Phương thức tự sự. ? Văn bản này là một truyện ngắn. Truyện kể về việc gì. Cuộc chia tay của hai anh em ruột khi gia đình tan vỡ. ?Ai là nhân vật chính? Hai anh em Thành và Thuỷ đều là nhân vật chính. Vì mọi sự vật đều có sự tham gia của cả hai. ? Hai bức tranh trong SGK minh hoạ cho các sự việc nào của truyện. Nếu gọi tên cho mỗi bức tranh đó thì em sẽ đặt tên là gì Minh hoạ cho sự việc chia búp bê và chia tay anh em. 2. Bố cục: Gồm 3 phần: Phần 1 từ đầu đến hiếu thảo như vậy: Chia búp bê. Phần 2 tiếp đến trùm lên cảnh vật: Chia tay lớp học. Phần 3 còn lại: Chia tay anh em. 3.Tìm hiểu văn bản a. Cuộc chia búp bê Là đồ chơi thân thiết , gắn liền với tuổi thơ của hai anh em, vì thế con Em Nhỏ và Vệ Sĩ luôn ở bên nhau chẳng khác nào anh em Thành – Thuỷ. Bố mẹ li hôn, hai anh em phải xa nhau, búp bê cũng phải chia đôi theo lệnh của mẹ. + Thuỷ: Run lên bần bật, cặp mắt tuyệt vọng, hai bờ mi xưng mọng lên vì khóc nhiều. + Thành: cắn chặt môi để khỏi bật lên tiếng khóc, nước mắt tuôn ướt đầm cả gối, tay áo. Buồn khổ, đau xót, bất lực. + Thành: lấy 2 con búp bê đặt sang hai phía + Thuỷ: tru tréo lên giận dữ + Thành: đặt con Vệ Sĩ vào cạnh con em nhỏ + Thuỷ: vui vẻ Giận dữ: không chấp nhận chia búp bê. Vui vẻ: khi búp bê được ở bên nhau. Tình anh em bền chặt không gì có thể thay đổi, chia rẽ. Búp bê gắn với gia đình sum họp đầm ấm, là kỉ niệm êm đềm của tuổi thơ, là hình ảnh anh em ruột thịt. b. Cuộc chia tay với lớp học Trường học là nơi ghi khắc những niềm vui của Thuỷ: thầy cô, bản tin, cột cờ, chơi ô ăn quan… Thuỷ sắp phải xa mãi mãi với nơi này và sẽ không còn được đi học. Diễn tả niềm đồng cảm xót thương của thầy, bạn dành cho Thuỷ đầy ấm áp, trong sáng. Diễn tả sự ngạc nhiên, niềm thương xót. Có cả niềm oán ghét cảnh gia đình chia lìa. Thành cảm nhận được sự bất hạnh của hai anh em. Thành cảm nhận sự cô đơn của mình trước sự vô tình của người và cảnh… c. Cuộc chia tay của hai anh em Tình cảm của hai anh em Thuỷ mang kim ra tận SVĐ vá áo cho anh; Thành giúp em học, chiều nào cũng đón em; dắt tay nhau vừa đi vừa trò chuyện… Hình ảnh Thuỷ: Mặt xanh tái như tàu lá. Chạy vội vào nhà ghì lấy con búp bê. Khóc nức lên, nắm tay anh dặn dò. Đặt con Em Nhỏ quàng tay vào con Vệ Sĩ. > Một tâm hồn trong sáng, nhạy cảm, thắm thiết nghĩa tình với anh trai. Chịu nỗi đau không đáng có. Tình yêu những kỉ niệm tuổi thơ là niềm hạnh phúc, mong ước của hai anh em Thành và Thuỷ. Đó cũng là lời nhắn nhủ không được chia rẽ anh em, mỗi gia đình và xã hội hãy vì hạnh phúc của tuổi thơ. 4. Tổng kết. Ngôi kể: T1 dễ bộc lộ, chân thật. Cách kể: tả cảnh vật xung quanh, kết hợp miêu tả tâm lí nhân vật. Lời kể chân thành, xúc động. + Mọi người hãy cố gắng giữ gìn mái ấm gia đình. + Hãy thông cảm với những em bé bất hạnh vì gia đình tan vỡ. Bài tập cảm thụ Bài 1: Trong truyện “Cuộc....” có mấy cuọc chia tay? Tại sao tên truyện là” Cuộc....” nhưng trong thực tế búp bê không hề chia tay nhau? nếu đặt tên truyện là “búp bê không hề chia tay”, “Cuộc chia tay giữa Thành và Thuỷ” thì ý nghĩa của truyện có khác đi không? Gợi ý: Truyện ngắn có 4 cuộc chia tay..... Tên truyện là “ Cuộc ....” trong khi thực tế búp bê không hề chia tay. đây là dụng y của tác giả. búp bê là vật vô tri vô giác nhưng chúng cũng cần sum họp , cần gần gũi bên nhau, lẽ nào những em nhỏ ngây thơ trong trắng nh¬ búp bê lại phải đau khổ chia tay. Điều đó đặt ra cho những người làm cha, làm mẹ phải có trách nhiệm giữ gìn tổ ấm của gia đình mình . Nếu đặt tên truyện như¬ thế ý nghĩa truyện về cơ bản không khác như¬ng sẽ đánh mất sắc thái biểu cảm. Tác giả lấy cuộc chia tay của hai con búp bê để nói cuộc chia tay của con người thế như¬ng cuối cùng búp bê vẫn đoàn tụ. vấn đề đó sẽ ám ảnh con người. Bài 2: Tình huống khó xử nhất trong cuộc chia tay của hai anh em Thành và Thủy là tình huống nào? Xây dựng tình huống ấy, tác giả đã thể hiện được sâu sắc tình cảm và cảnh ngộ của hai anh em như thế nào? (GV hướng dẫn hs làm theo sách : Ôn tập Ngữ văn Tr.15) Bài 3: Qua câu chuyện về cuộc chia li đầy đau xót của hai anh em Thành và Thủy, tác giả muốn nhắn gửi điều gì đến người đọc? (GV hướng dẫn hs làm theo sách : Ôn tập Ngữ văn Tr.14) IV. Củng cố GV chốt lại kiến thức. HDVN: Học và ôn lại toàn bộ nội dung kiến thức của buổi ôn tập Chuẩn bị buổi sau ôn tập phần : Ca dao, dân ca Ngày soạn: 14102018 Ngày dạy: 22102018 Tuần 9 Buổi 1 CHỦ ĐỀ 3: ÔN TẬP CA DAO VIỆT NAM GIỚI THIỆU VỀ CA DAO VIỆT NAM A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức Qua buổi học ôn lại cho hs nắm được kiến thức cơ bản ca dao, dân ca. Phân biệt được ca dao, dân ca. 2. Kĩ năng Rèn kĩ năng cảm thụ văn học qua một số văn bản ca dao, dân ca. 3. Thái độ Tích cực học tìm đọc, cảm thụ văn học qua văn bản ca dao cụ thể. 4. Những năng lực cần được hình thành. Năng lực cảm thụ, năng lực vận dụng, giao tiếp,… B. CHUẨN BỊ GV: Sgk, stk, hệ thống câu hỏi, bài tập HS: sgk C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC I. Ổn định tổ chức II. Kiểm tra bài cũ: (KT sự chuẩn bị của hs) III. Nội dung ôn tập I. Khái niệm về ca dao, dân ca ? Thế nào ca dao, dân ca. + Ca dao dân ca: Những bthơ, bài hát trữ tình dân gian của qchúng nhân dân, do nd sáng tác, trình diễn và lưu hành truyền miệng trong dg từ đời này qua đời khác. ? Phân biệt ca dao với dân ca. Giáo viên chiếu hai văn bản: 1 ca dao, một dân ca cho hs nhận diện sự giống và khác nhau Ca dao: là phần lời của bài ca có thể đọc như thơ trữ tình. Dân ca: là phần lời kết hợp với âm nhạc dg (còn gọi là các làn điệu: Quan họ, chèo, lí, hò, hát ví, hát ru.) GV giải thích vì sao gọi là những câu hát... Giới thiệu một số hình thức nghệ thuật thường gặp trong ca dao; So sánh, ẩn dụ, thơ lục bát. Kết cấu ngắn gọn, hình ảnh cụ thể giàu biểu cảm, ngôn ngữ bình dị, nhân vật trữ tình. II. Những nội dung được phản ánh trong ca dao Ca dao phản ánh nhiều mặt của đời sống con người và xã hội. Những chủ đề được đề cập nhiều phải kể đến: Chủ đề về tình yêu quê hương, đất nước, con người. + Ca ngợi cảnh đẹp của quê hương, đất nước. + Tự hào và yêu quê hương dất nước. Chủ đề về tình cảm gia đình. + Coi trọng công ơn, tình nghĩa trong các mối quan hệ. + Sự ứng xử tinh tế và vẻ đẹp tâm hồn của nhân dân ta. Chủ đề than thân. Chủ đề than thân chiếm một số lượng lớn. Nhân vật hát than thân chính là nhân vật trữ tình của ca dao. Thể hiện ý thức của người lao động về số phận nhỏ bé của họ về những bất công trong xã hội. Đồng thời thể hiện thái độ đồng cảm với những người đồng cảnh ngộ, và thể hiện thái độ phản kháng XH phong kiến bất công cùng những kẻ thống trị bóc lột. Nhận thức được nỗi thống khổ nhiều mặt mà người lao động phải gánh chịu. + Than vì cuộc sống vất vả, khó nhọc. + Than vì cảnh sống bất công. + Than vì bị giai cấp thống trị bị áp bức, bóc lột nặng nề. + Tiếng than da diết nhất là của những người phụ nữ: Họ bị ép duyên, cảnh làm lẽ, không có quyền tự định đoạt cuộc đời mình… Chủ đề châm biếm. + Bộc lộ qua sự phơi bày mâu thuẫn đáng cười giữa nội dung và hình thức; giữa bản chất và hiện tượng; giữa cái bình thường, tự nhiên với cái ngược ngạo, trái tự nhiên. + Đó có thể là những kẻ lừa bịp, giả nhân giả nghĩa, khoác lác mà lại tỏ ra thành thực; dốt nát lại được che đậy dưới vẻ uyên bác… III. Những biện pháp nghệ thuật chủ yếu Nghệ thuật biểu hiện trong ca dao, dân ca + Ca dao: Sử dụng thể thơ lục bát hoặc lục bát biến thể. Lối nói giản dị, nhẹ nhàng. Hình ảnh so sánh, ẩn dụ được sử dụng phổ biến, gần gũi, dễ hiểu.... + Dân ca: Sử dụng lời hát, luyến láy, âm đưa đẩy,... Mượn những con vật nhỏ bé, tầm thường, sống trong cảnh vất vả, bế tắc, cùng quẩn, … để ví với hoàn cảnh thân phận của mình. Câu hát than thân của người phụ nữ thường dùng kiểu câu so sánh, mở đầu là “thân em như”, “em như” … Thủ pháp quen thuộc là phóng đại. Đặc tính của phóng đại là cực tả làm sự vật, hiện tượng được phản ánh nổi bật hơn. Ngoài ra, ca dao châm biếm còn sử dụng một số biện pháp nghệ thuật khác như: nói lái, nói ngược, ẩn dụ … nhằm gây cười một cách kín đáo. Nghệ thuật miêu tả và biểu hiện. Ca dao có sử dụng rất nhiều biện pháp tu từ: nhân hóa, tượng trưng, nói quá, ẩn dụ, hoán dụ, chơi chữ. . . + Ca dao đặc sắc ở NT xây dựng hình ảnh. Thấy anh như thấy mặt trời. Chói chang khó ngó,trao lời khó trao. + NT sử dụng âm thanh Tiếng sấm động ì ầm ngoài biển Bắc. Giọt mưa tình rỉ rắc chốn hàng hiên. + Đối đáp cũng là một đặc trưng nghệ thuật của ca dao. Đến đây hỏi khách tương phùng. Chim chi một cánh bay cùng nước non? Tương phùng nhắn với tương tri Lá buồm một cánh bay đi khắp trời. + Lối xưng hô cũng thật độc đáo: Ai ơi, em ơi, ai về, mình đi, mình về, hỡi cô, đôi ta. . . + Vần và thể thơ. Làm theo thể lục bát (68). Vần ở tiếng thứ 6 của câu 6 với tiếng thứ 6 của câu 8. VD: Trăm quan mua lấy miệng cười. Nghìn quan chẳng tiếc, tiếc người răng đen Làm theo lối lục bát biến thể hoặc mỗi câu 4 tiếng hay 5 tiếng. Hạn chế của ca dao. Có câu ca dao mang tư tưởng của giai cấp thống trị. Một ngày tựa mạn thuyền rồng. Còn hơn chín tháng nằm trong thuyền chài Mang tư tưởng mê tín dị đoan về số phận. Số giàu mang đến dửng dưng. Lọ là con mắt tráo trưng mới giàu. Giá trị của ca dao. Giá trị của ca dao là hết sức to lớn, là vô giá. Nó là nguồn sữa không bao giờ cạn của thơ ca dân tộc. Các nhà thơ lớn như Nguyễn Du Hồ Xuân Hương và sau này như Tố Hữu thơ của họ đều mang hơi thở của ca dao, của thơ ca dân gian. Ca dao Các nhà thơ lớn Ai đi muôn dặm non sông. Để ai chất chứa sầu đong vơi đầy. Quả cau nho nhỏ. Cái vỏ vân vân. . . Mình về mình nhớ ta chăng. Ta về ta nhớ hàm răng mình cười. Sầu đong càng lắc càng đầy. Ba thu dọn lại một ngày dài ghê. (Truyện Kiều Nguyễn Du) Quả cau nho nhỏ, miếng trầu hôi. Này của Xuân Hương đã quệt rồi. (Hồ Xuân Hương) Mình về mình có nhớ ta. Ta về ta nhớ những hoa cùng người. (Tố Hữu) Ngày soạn: 14102018 Ngày dạy: 24102018 Buổi 2 ÔN TẬP: NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH, TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức Qua buổi học ôn lại cho hs nắm được kiến thức về nội dung và nghệ thuật của những bài ca dao thuộc chủ đề tình cảm gia đình, ty quê hương đất nước. 2. Kĩ năng Rèn kĩ năng cảm thụ văn học qua một số văn bản ca dao, dân ca. 3. Thái độ Tích cực học tìm đọc, cảm thụ văn học qua văn bản ca dao cụ thể. 4. Những năng lực cần được hình thành. Năng lực cảm thụ, năng lực vận dụng, giao tiếp,… B. CHUẨN BỊ GV: Sgk, stk, hệ thống câu hỏi, bài tập HS: sgk C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC I. Ổn định tổ chức II. Kiểm tra bài cũ: (KT sự chuẩn bị của hs) III. Nội dung ôn tập I. Những câu hát về tình cảm gia đình Hs đọc lại những câu hát về tình cảm gia đình Bài 1: Diễn tả, nhắc nhở công lao của cha mẹ đv con và bổn phận, trách nhiệm của kẻ làm con trước công lao to lớn ấy. NT so sánh: công cha, nghĩa mẹ với những cái to lớn mênh mông, vĩnh hằng của TN. Kết hợp với các định ngữ chỉ mức độ: núi ngất trời, núi cao, biển rộng mênh mông. Lời ru: ngọt ngào, uyển chuyển. Cù lao chín chữ: công lao cha mẹ nuôi con vất vả nhiều bề. > Khẳng định công lao cha mẹ vô cùng to lớn mà không phải là lời giáo huấn khô khan về chữ hiếu. + Công cha như núi Thái Sơn… + Ơn cha nặng lắm ai ơi Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang Bài 4: Tình cảm anh em ruột thịt. Chung cha mẹ, chung nhà, chung sống, chung sướng khổ. + Anh em so sánh với tay chân> Sự gắn bó thiêng liêng, không tách rời. Anh em phải hoà thuận, giúp đỡ nhau. NT: thể thơ lục bát, cách nói ví von, so sánh, ẩn dụ với những hả quen thuộc ND: Tình cảm gia đình gắn bó yêu thương nhau. Những lời khuyên răn sâu sắc mà vẫn nhẹ nhàng, mềm mại không khô cứng. II. Những câu hát về tình tình yêu quê hương đất nước Hs đọc lại những câu hát về yêu quê hương đất nước Bài 1: Hình thức đối đáp: lời của cô gái, chàng trai. Trai gái thử tài nhau về kiến thức địa lý, lịch sử… Đặc điểm về địa lý tự nhiên, dấu vết lịch sử văn hoá nổi bật tiêu biểu nhất. Vùng đồng bằng miền Bắc đẹp, trù phú. Là người có hiểu biết sâu sắc, lòng tự hào về quê hương, đất nước. Bài 4: Phân tích bài ca dao Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng mênh mông bát ngát, Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng cũng bát ngát mênh mông Thân em như chẽn lúa đòng đòng, Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai. Gợi ý: Phân tích nội dung và nghệ thuật của bài ca dao: + Câu thơ kéo dài 12, 13 tiếng diễn tả sự bao la rộng lớn của cánh đồng lúa như trải dài mãi. + Từ láy mênh mông, bát ngát và đảo trật tự từ bát ngát mênh mông: sự xanh tươi, trù phú của cánh đồng. + So sánh đẹp: hình ảnh trẻ trung, xinh xắn hồn nhiên yêu đời của cô thôn nữ. + Phất phơ: từ láy tượng hình gợi tả tâm hồn trẻ trung phơi phới đầy niềm tin và hi vọng vào một ngày mai tươi sáng. Đánh giá khái quát: Đây là một trong những bài ca dao trữ tình đặc sắc ca ngợi vẻ đẹp của quê hương đất nước. Hướng dẫn HS viết từng phần theo gợi ý và hoàn thiện bài viết. Bài làm Ca dao dân ca Việt Nam vô cùng phong phú và sâu sắc, đằm thắm và mượt mà biết bao Nó là tiếng hát tâm tình nơi bờ xôi ruộng mật, lưu truyền trong dân gian, phản ánh đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ta từ bao đời nay. Có những khúc hát ru chứa chan tình yêu thương, ngọt ngào, tha thiết. Có những bài hát giao duyên say đắm, bâng khuâng lòng người. Có bài ca dao nói về đất nước quê hương với nương dâu, ruộng lúa với hình ảnh người dân quê hiền hậu, cần cù hay lam, hay làm và rất đáng yêu. Một trong những bài ca dao đó là: ..... Đọc bài ca dao ta thấy hiện lên hình ảnh một đồng lúa quê hương tươi đẹp trong ánh mai hồng rực rỡ. Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng mênh mông bát ngát, Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng cũng bát ngát mênh mông Ca dao thường được diễn đạt bằng thể thơ lục bát. Nhưng ở bài ca dao này, nhà thơ dân gian đã sử dụng thơ lục bát biến thể, mở rộng câu thơ thành 12, 13 từ rất độc đáo diễn tả sự bao la rộng lớn của cánh đồng lúa như đang trải dài mãi. Cô thôn nữ đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng rồi lại đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng, dù quan sát ở vị trí nào, góc độ nào, cô cũng cảm thấy sung sướng tự hào trước sự mênh mông bát ngát... bát ngát mênh mông của cánh đồng lúa quê hương. Hai chữ bên ni và bên tê vốn là ngôn ngữ miền Trung (tiếng địa phương Nghệ Tĩnh) dùng để trỏ vị trí bên này, bên kia được đưa vào bài ca dao gợi lên tính chất mộc mạc, chất phác của một tình quê hồn hậu. Nghệ thuật đảo từ ngữ mênh mông bát ngát rồi lại bát ngát mênh mông thể hiện một bút pháp điêu luyện trong việc miêu tả cánh đồng làng quê rộng bao la bát ngát một màu xanh, xa trông hút tầm mắt chẳng thấy đâu là bến bờ. Có yêu quê hương tha thiết, mới có cái nhìn đẹp, cách nói say mê đậm đà thế Hai câu đầu bài ca dao được cấu trúc đăng đối sonh hành, làm hiện lên trước mắt chúng ta một cảnh đẹp: cánh đồng bao la, trù phú của quê nhà, rất thân thuộc với mỗi con người Việt Nam chúng ta như nhà thơ Hoàng Cầm đã viết: Xanh xanh bãi mía bờ dâu Ngô khoai biêng biếc (...) Quê hương ta lúa nếp thơm nồng... (Bên kia sông Đuống) Bằng tấm lòng yêu mến tự hào nơi chôn nhau cắt rốn của mình, mảnh đất thương yêu thân thiết mà từ bao đời nay tổ tiên ông bà con cháu, từ thế hệ này qua thế hệ khác đã đem mồ hôi, xương máu để bồi đắp và giữ gìn, nên nhà thơ dân gian mới có thể viết được những lời ca mộc mạc mà đằm thắm nghĩa tình, làm xao xuyến lòng ta như vậy. Hai câu cuối là hình ảnh cô thôn nữ ra thăm đồng. Niềm vui sướng trào dâng. Cô không ví mình như hạt mưa sa, với tấm lụa đào như có người con gái đã nói về thân phận mình. Trái lại cô đã lấy chẽn lúa đòng đòng để so sánh với cuộc đời đẹp tươi, nhiều mơ ước của mình. Chẽn lúa còn được gọi là dảnh lúa, một bộ phận của khóm lúa. Hình ảnh chẽn lúa đòng đòng thể hiện sự phát triển, trưởng thành sinh sôi nảy nở, hứa hẹn một mùa vàng bội thu sây hạt trĩu bông. Có lúa thì con gái rồi mới có chẽn lúa đòng đòng. Câu ca gợi tả một vẻ đẹp xinh, tươi, duyên dáng, một sức lực căng tràn. Đây là hình ảnh khoẻ khoắn, trẻ trung và hồn nhiên yêu đời của cô thôn nữ. Trên cái nền xanh của cánh đồng, trong hương thơm ngào ngạt của lúa đòng đòng, dưới ánh hồng bình minh rực rỡ, trong làn gió mát rượi, ta thấy bức chân dung của người thiếu nữ thật đáng yêu: Thân em như chẽn lúa đòng đòng Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai Chẽn lúa đòng đòng phất phơ bay trước gió vào một buổi sớm mai hồng thơ mộng. Thiếu nữ hân hoan sung sướng thấy hồn mình phơi phới hướng về một ngày mai tươi sáng như chẽn lúa đòng đòng đang phất phơ dưới ánh bình minh. Bài ca dao Đứng bên ni đồng... là một bài ca dao trữ tình đặc sắc đã ca ngợi vẻ đẹp quê hương đất nước. Học bài ca dao, em thấy mình thêm yêu quê hương đất nước và biết ơn những người nông dân vất vả một nắng hai sương dể làm nên những mùa vàng bội thu. IV. Củng cố Đọc thêm một số bài ca dao cùng chủ đề tình cảm gđình và ty quê hương, đất nước V. HDVN: Lập dàn ý cho đề bài sau. Cảm nhận về hình ảnh con cò trong ca dao, dân ca. Ngày soạn: 15102018 Ngày dạy: 26102018 Buổi 3 ÔN TẬP NHỮNG CÂU HÁT THAN THÂN, CHẤM BIẾM A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức Qua buổi học ôn lại cho hs nắm được kiến thức về nội dung và nghệ thuật của những bài ca dao thuộc chủ đề tình cảm gia đình, ty quê hương đất nước. 2. Kĩ năng Rèn kĩ năng cảm thụ văn học qua một số văn bản ca dao, dân ca. 3. Thái độ Tích cực học tìm đọc, cảm thụ văn học qua văn bản ca dao cụ thể. 4. Những năng lực cần được hình thành. Năng lực cảm thụ, năng lực vận dụng, giao tiếp,… B. CHUẨN BỊ GV: Sgk, stk, hệ thống câu hỏi, bài tập HS: sgk C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC I. Ổn định tổ chức II. Kiểm tra bài cũ: (KT sự chuẩn bị của hs) III. Nội dung ôn tập I. Những câu hát than thân Hs đọc lại những câu hát than thân Bài 2 “Thương thay”> Thán từ chỉ sự thương cảm, xót xa cho thân phận những con người khốn khổ. Thương con tằm: thương cho thân phận suốt đời bị kẻ khác bòn rút sức lực. Thương lũ kiến li ti: thương cho nỗi khổ chung của những thân phận nhỏ nhoi suốt đời xuôi ngược vất vả làm lụng mà vẫn nghèo khổ. Thương con hạc: thương cho cuộc đời phiêu bạt, lận đận và những cố gắng vô vọng của người lao động trong XH cũ. Thương con cuốc: thương cho thân phận thấp cổ, bé họng, nỗi khổ đau oan trái không được lẽ công bằng nào soi tỏ của người nông dân. ẩn dụ: > Nỗi khổ nhiều bề của nhiều phận người trong XH cũ. Bài 3 Người phụ nữ: thân phận, cuộc đời, nỗi khổ đau bị phụ thuộc. Mở đầu bằng cụm từ “thân em” Hình ảnh so sánh. Trái bần (mù u, sầu riêng): thường gợi đến cuộc đời, thân phận đau khổ, đắng cay. Trái bần trôi gió dập, sóng dồi : xô đẩy, quăng quật> gợi ra số phận chìm nổi, lênh đênh, vô định của người phụ nữ trong XH cũ. Bài ca dao diễn tả xúc động, chân thực cuộc đời, thân phận bé nhỏ, đắng cay của người phụ nữ xưa. Trong XHPK, người phụ nữ như trái bần nhỏ bé bị gió dập, sóng dồi, chịu nhiều đau khổ. Họ hoàn toàn lệ thuộc vào hoàn cảnh. Người phụ nữ không có quyền tự mình quyết định cuộc đời. XHPK luôn muốn nhấn chìm họ. Nội dung, ý nghĩa Chủ đề chiếm một số lượng lớn. Nhân vật hát than thân chính là nhân vật trữ tình của ca dao. Thể hiện ý thức của người lao động về số phận nhỏ bé của họ về những bất công trong xã hội. Đồng thời thể hiện thái độ đồng cảm với những người đồng cảnh ngộ, và thể hiện thái độ phản kháng XHPK bất công cùng những kẻ thống trị bóc lột. Nhận thức được nỗi thống khổ nhiều mặt mà người lao động phải gánh chịu. + Than vì cuộc sống vất vả, khó nhọc. + Than vì cảnh sống bất công. + Than vì bị giai cấp thống trị bị áp bức, b

Tuần Ngày soạn: 14/8/2019 Ngày dạy: Kế hoạch dạy TÔI ĐI HỌC ( từ tiết đến tiết ) I/ Mục tiêu 1.Kiến thức:- Chỉ và phân tích chi tiết hình ảnh thể tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ nhân vật “tôi” ngày tựu trường Nhận c chủ đề văn bản, tính thống chủ đề văn Biết viết văn đảm bảo tính thống chủ đề văn bản; biết xác định trì đối tợng trình bày, chọn lựa, xếp phần cho văn tập trung nêu bật ý kiến, cảm xúc m×nh 2.Kĩ năng: Nhận xét ngịi bút giàu chất trữ tình tác giả qua nghệ thuật tự sự, miêu tả và biểu cảm.bày cảm nhận cá nhân kỉ niệm ngày hc Lập đợc văn có tính thống chủ đề 3.Thái độ : Tán thành có tình cảm với nhân vật tác phẩm Có ý thức thực hành viết văn có tính thống 4.Nng lực, phẩm chất: Hợp tác, trình bày, giới thiệu, đánh giá, quan sát, học hỏi, sáng tạo, thẩm mĩ, sử dụng ngôn ngữ II/ Chuẩn bị: - GV: nghiên cứu bài học, xây dựng kế hoạch lên lớp - HS: soạn bài, bảng phụ, bút dạ III/ Tổ chức hoạt động học Mục đích-nội dung-phương thức Kiến thức cần đạt Dự kiến tình Tiết A HOẠT ĐỢNG KHỞI ĐỢNG PP, KT: vấn đáp, thuyết trình, động Chia sẻ ấn tượng, kỉ niệm ngày Hs chia sẻ não tựu trường em với bạn Hs quan sát câu văn đầu văn - Cảm xúc hồi hộp chưa - Thấy trường đẹp ngày… Tôi học nhiều - Có nhiều bạn mới… Gv cũng có thể cho hs nghe bài hát B HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN Ngày đầu tiên học yêu cầu hs THỨC thực Đọc văn bản *Mục tiêu:- Hs nắm vài nét a Đọc b Tìm hiểu thích tác giả,tác phẩm * Tác giả (1911 – 1988) PP, KT: nêu và giải vấn đề, thảo - Quê ven sông Hương, ngoại ô thành phô luận nhóm, động não, khăn trải bàn, Huế trình bày phút Hoạt động chung cả lớp ? Hãy nêu cách đọc văn Hs đọc và nhận xét cách đọc bạn Gv yêu cầu hs nêu vài nét Thanh Tịnh Hs giải nghĩa sô tư Hoạt động cá nhân ? Điều gợi nhắc nhân vật tơi nhớ kỉ niệm buổi tựu trường Tiết Hoạt động nhóm Gv chia nhóm lớn Nhóm 1: Tìm chi tiết thể tt nhân vật tơi đường tới trường Nhóm 2: Tìm chi tiết thể tt nhân vật đứng sân trường Nhóm 3: Tìm chi tiết thể tt nhân vật nghe gọi tên vào lớp và học tiết học Các nhóm sẽ thảo luận phút và ghi kết vào phiếu học tập, trình bày, nhóm khác nhận xét bở sung Gv đánh giá và chôt TT nhân vật TT nhân vật đường tới đứng trường giữa sân trường - Con đường quen - Thấy trường lại tự nhiên thấy lạ Mĩ Lí vưa xinh - Cảnh vật chung xắn vưa oai quanh thay đổi nghiêm - Cảm thấy đình trang trọng và đứng - Thấy cậu đắn áo học trò đứng - Hai vở nép bên người cầm thấy thân…họ - Các sáng tác toat lên vẻ đằm thằm, tình cảm trẻo * Giải nghĩa tư Tìm hiểu văn bản a Khơi nguồn cho dòng cảm xúc - Đó là khoảng thời gian, khơng gian: cuối thu, ngồi đường rụng nhiều khơng có đám mây bàng bạc - Là hình ảnh em nhỏ rụt rè núp nón mẹ lần đầu đến trường => Hồi tưởng và kể lại kỉ niệm theo trình tự thời gian, không gian b Tâm trạng của nhân vật Hs trình bày tơt sơ hs cịn nhận diện chậm 1sô nhóm hoàn thành chậm TT nhân vật nghe gọi tên vào lớp học tiết học - Cảm thấy chơ vơ - Nghe ơng đôc gọi tên, cảm thấy tim ngưng đập…giật mình, lúng túng - Xếp hàng vào lớp thấy nặng nề…dúi đầu vào lòng mẹ nức nở khóc - Vào lớp cảm thấy xa mẹ - Nhìn hình tường thấy lạ…lạm nhận ghế ngồi là riêng - Nhìn theo cánh chim ngoài cửa sở - Vịng tay lên bàn nhìn thầy viết và nhẩm nặng muôn mẹ đưa bút thước cho cầm và nghĩ “ người thạo cầm nổi ” chim đánh vần đọc đứng bên bờ tổ…muôn bay ngập ngưng, e sợ Nghệ thuật - Kết hợp tự sự, miêu tả và biểu cảm - Sử dụng nhiều hình ảnh so sánh độc đáo - Diễn tả tinh tế cảm xúc nhân vật : tư hồi hộp đến lo sợ, lúng túng - Làm nổi bật tâm hồn ngây thơ, sáng và nhận thức thay đổi nhân vật ngày khai trường u tiờn c Thái độ cử ngời lớn - Phụ huynh: chuẩn bị chu đáo, trân trọng tham dự buổi lễ, lo lắng, hồi hộp - Ông đốc: từ tốn, bao dung, giàu tình thơng => th hin trách nhiệm, lòng gia đình, nhà trờng hệ tơng lại d Cỏc hỡnh anh so sánh: Hoạt động cá nhân Hoạt động cặp đôi Hình ảnh so sánh Tơi qn nào cảm giác sáng nảy nở lịng tơi cành hoa tươi mỉm cười bầu trời quang đãng Ý nghĩ thống qua trí tơi nhẹ nhàng làn mây lướt ngang núi Họ chim non đứng bên bờ tổ … khỏi phải rụt rè cảnh lạ Tiết *Mc tiờu:Nhn c chủ đề văn bản, tính thống chủ đề văn Biết viết văn đảm bảo tính thống chủ đề văn bản; biết xác định trì Ý nghĩa Thể cảm xúc trẻ trung sáng, tạo nên chất thơ man mác sông lại kỉ niệm Biểu nét dịu dàng sáng và khát vọng vươn tới tâm hồn trẻ thơ Diễn tả rõ nét vận động tâm trạng nhân vật tơi Tìm hiểu tính thống về chủ đề của văn bản Xét văn Tôi học a Chủ đề Hs trình bày ®èi tợng trình bày, chọn lựa, xếp phần cho văn tập trung nêu bật ý kiến, cảm xóc cđa m×nh tơt Học sinh hoạt động cá nhân và trả lời câu a,b/sgk/7 Hs trình bày, gv khái quát bằng sơ đồ Kỉ niệm sâu sắc ngày học Những cảm xúc hồi hộp, bỡ ngỡ, ấn tượng đẹp đe thiêng liêng về ngày tựu trường đầu tiên Đề tài văn (đối tượng) Vấn đề văn (Nội dung) Chủ đề văn “ Tôi học” Chủ đề đối tượng vấn đề mà văn bản biểu đạt Hoạt động nhóm Gv phân nhóm tìm hiểu Nhóm 1: Nhan đề và tư ngữ có thể ý nghĩa học khơng? Nhóm 2: Tìm câu văn tiêu biểu thể tt, cảm giác nhân vật Nhóm 3: Các phần văn có tập trung thể kỉ niệm buổi tựu trường không? Các nhóm thảo luận phút và trình bày GV khái qt, bở sung Nhan đề từ ngữ Các câu văn tiêu biểu thể tt, cảm giác của nhân vật - Nhan đề: “ Tôi - Tôi quên nào học” -> nội cảm giác sáng dung vb nói ấy… chuyện học - Con đường này đã - Tư ngữ biểu thị quen lại…tự nhiên thấy b Tính thống về chủ đề Các phần của văn bản Trên đường - Con đường thay đổi Ở sân Vào lớp trường - Ngôi - Thấy xa mẹ, trường xinh nhớ nhà xắn oai ý nghĩa học lặp lại: tôi, học, trường, sách… lạ - Hai vở …trên tay đã bắt đầu thấy nặng - Trước mắt tơi, trường Mĩ Lí… vưa cinh xắn vưa oai nghiêm… - Lịng tơi đâm lo sợ vẩn vơ - Tơi …dúi đầu vào lịng mẹ nức nở khóc theo ? Hãy cho biết nào là tính thơng chủ đề văn ? Làm nào để đảm bảo tính thơng Hs suy nghĩ và phát biểu Tiết *Mục tiêu:-Hs sinh vận dụng kiến thức nắm vào làm bài tập PP, KT: gợi mở, thuyết trình, động não Hoạt động cá nhân Gv gọi hs trình bày, hs khác nhận xét Hoạt động nhóm Nhan đề từ ngữ - Nhan đề: “ Các câu văn tiêu biểu thể chủ đề - Chẳng có nơi - Hành vi trưởng thành nghiêm - Sợ hãi vẩn vơ Đều tập trung thể hiện kỉ niệm và cảm xúc của nhân vật ngày khai trường đầu tiên, sắp xếp theo trình tự thời gian, khơng gian C HOẠT ĐỢNG LỤN TẬP Viết đoạn văn nêu cảm nhận tâm trạng nhân vật Văn “ Rừng cọ quê tôi” a) Về nội dung - Đôi tượng: Rưng cọ quê - Vấn đề: Sự gắn bó cuộc/s người dân sơng Thao với rưng cọ Thứ tự trình bày Giới Tả Tác dụng Tình cảm gắn bó thiệu cọ cây cọ với người dân rưng cọ cọ sông Thao => Không thể thay đổi trình tự xếp này phần đã bơ trí theo dụng ý định tác giả Phải cho biết đôi tượng trước sau đó nhận thấy môi gắn bó bền chặt người – cọ b) Về hình thức Các phần của văn bản Vẻ đẹp Sự gắn bó Cơng dụng của cọ với cuộc rừng cọ quê tôi” -> nội dung vb nói rưng cọ - Tư ngữ biểu thị cọ lặp lại: rừng cọ, thân cọ, búp cọ,lá cọ,… nào đẹp sông Thao quê tôi, rưng cọ trập trùng - Thân cọ vút thẳng…gió bão quật ngã - Cuộc sông quê gắn bó với cọ của rừng cọ của cọ với nhân vật - Thân cọ - Căn nhà vút thẳng núp Lá cọ rưng cọ trịn xịe - Ngơi …như trường rưng học …tôi tay rưng cọ sống người dân sông Thao - Cha làm chổi cọ quét nhà - Mẹ đựng hạt giông đầy móm cọ - Chị đan nón cọ - …chúng rủ nhặt trái cọ om ăn vưa béo vưa bùi Đều tập trung thể hiện vẻ đẹp và sự gắn bó mật thiết của rừng cọ đối với người dân sông Thao Hoạt động nhóm Gv yêu cầu hs lập dàn y Sắp xếp bổ sung y thể cảm xúc của nhân vật a Cứ mùa thu về, lịng tơi nao nức kỉ niệm mơn man buổi tựu trường b Mỗi lần thấy em nhỏ núp nón mẹ lần đến trường, lịng tơi tưng bưng rộn rã c Mẹ âu yếm nắm tay d Con đường đến trường thấy lạ e Tôi muôn thử cô gắng cầm bút thước… h Ngôi trường xinh xắn và oai nghiêm đình làng Sân rộng, trường cao g E sợ, lúng túng, cảm thấy chơ vơ đứng hàng vào lớp i Ơng đơc hiền tư, trìu mến đón em học sinh vào lớp k Thấy xa mẹ và nức nở khóc l Vào lớp ngồi cảm nhận có mùi hương lạ, thấy bàn ghế và bạn thân thiết D HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG Viết bài văn ngắn ghi lại ấn tượng em ngày tựu trường Phân tích tính thơng chủ đề bài văn E HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỢNG - Trao đởi với người thân, bạn bè ấn tượng họ ngày tựu trường - Bài mới: Soạn bài – Trong lòng mẹ Tuần Ngày soạn: 18/8/2019 Ngày dạy: Kế hoạch dạy học TRONG LÒNG ME ( Từ tiết đến tiết ) I/ Mục tiêu 1.KiÕn thøc: - Nhận xét ngòi bút giàu chất trữ tình tác giả qua ngh ệ thuật t s, miờu t v biu cm -Hiểu đợc trờng từ vựng, biết xác lập trờng từ vựng đơn giản.Bớc đầu hiểu đợc mối liên quan trừng từ vựng với tợng ngôn ngữ ®· häc nh tõ ®ång nghÜa, tr¸i nghÜa, Èn dơ, hoán dụ giúp ích cho việc học văn TLV -Hiểu đợc bố cục văn bản, đặc biệt cách xắp sếp phần thân Biết xây dựng bố cục văn mạch lạc, phù hợp với đối tợng nhận thức ngời đọc Thái độ : -Tán thành có tình cảm với nhân vật chị Dậu, phản đối hành động bọn tay sai phong kiến - Có thái độ rèn luyện vốn từ phong phú Kỹ năng: -Thực việc kể, tóm tắt, cảm thụ - Rèn kỹ nói viết nghĩa trờng từ vựng -Rèn kỹ viết theo bè cơc m¹ch l¹c 4.Năng lực, phẩm chất: Giao tiếp hợp tác, GQVĐ và sáng tạo, thẩm mĩ, nhân ái, trung thực, chăm II/ Chuẩn bị: - GV: nghiên cứu bài học, xây dựng kế hoạch lên lớp - HS: soạn bài, bảng phụ, bút dạ III/ Tổ chức hoạt động học Mục đích-nội dung-phương thức Kiến thức cần đạt Dự kiến tình Tiết 1,2 A HOẠT ĐỘNG KHỞI PP, KT: vấn đáp, động não, đặt câu hỏi ĐỢNG sơ hs Gv cho hs quan sát: cảm nhận Những ảnh cảm động về me chậm ? Nếu gửi tới me lời nhắn nhủ chân thành, em sẽ nói điều Hs trình bày *Mục tiêu:- Hs nắm vài nét tác giả,tác phẩm - Hs biết cách đọc và hiểu vb PP, KT: thảo luận nhóm, giải vấn đề, động não, khăn trải bàn B HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Đọc văn bản * Đọc – Kể tóm tắt * Xuất xứ: văn trích tư chương IV tác Hs phát Hoạt động chung cả lớp Hs nêu cách đọc, tiến hành đọc văn Gv nhận xét ? Hãy kể tóm tắt văn ? Văn trích tư đâu ? Xác định thể loại, phương thức biểu đạt và kể văn *Mc tiờu: Thấy đợc mặt tàn ác bất nhân chế độ XH đơng thời Hot ng nhom Gv yêu cầu nhóm thảo luận và trình bày theo mẫu, sau đó khái quát nhân vật bà cô phẩm “ Những ngày thơ ấu” tôt * Thể loại: hồi kí * Phương thức biểu đạt: tự kết hợp miêu tả và biểu cảm * Ngôi kể: ngơi thứ Tìm hiểu văn bản a Nhân vật bà cô đối thoại với bé Hồng sô nhóm chậm Lời nói, thái độ, cử chi (1) Cười hỏi: - Hồng! Mày có muôn vào Thanh Hóa chơi với mẹ mày không? (2) Giọng vẫn ngọt: - Sao lại không vào? Mợ mày phát tài lắm, có dạo trước đâu (3) Vỗ vai cười mà nói rằng: - Mày dại quá, vào đi…Vào mà bắt mợ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé (4) Tươi cười kể chuyện me bé Hồng “ ăn vận rách rưới, mặt mày xanh bủng…” (5) đổi giọng, vỗ vai…nghiêm nghị: - Vậy mày hỏi cô Thông…chỗ ở mợ mày,… bảo dù cũng phải về…chã nhẽ bán xới mãi sao? (6) Tỏ ngậm ngùi thương xót thầy tôi, cô chập chừng nói: - Mấy lại rằm tháng tám này là giỗ đầu cậu mày, mợ mày …đỡ tủi cho cậu mày… Tác động đến bé Hồng Cúi đầu không đáp nhận cay độc, giả dơi Lòng thắt lại, khóe mắt cay cay chua ngoa, châm chọc bà cô Nước mắt ròng ròng…chan hòa đầm đìa … cười dài tiếng khóc bởi bà tình mỉa mai, cứa sâu vào nỡi đau em Cở họng nghẹn ứ khóc khơng tiếng bà cơ tình nhục mạ mẹ em La môt gia dôi, đôc ac, tan nhân, hep hoi sông thiêu tnh thương yêu… Hoạt động cá nhân b Nhân vật bé Hồng Phản ứng tâm lí nghe bà xúc phạm me - Tư câu hỏi, lời khuyên xát muôi vào lịng, mỉa mai chua chát bà cơ, bé Hồng lịng thắt lại đau đớn,vì q thương mẹ để khóe mắt em đã cay cay, nước mắt ròng rịng rơi xng, chan hịa đầm đìa Đó là dịng nước mắt tủi nhục,vì thương mẹ - Chi tiết tơi cười dài tiếng khóc thể thái độ vưa căm tức bà cô vưa thương mẹ Em thấu hiểu nỗi đau khổ mẹ em ước "giá cổ tục đã đày đọa mẹ cho kì nát vụn thơi" -> thể nỡi căm tức bé Hồng lên đến đỉnh điểm, căm tức cổ tục xã hội đã đẩy mẹ Hồng đến đường bất hạnh Bằng loạt động tư mạnh: vồ, cắn, nhai, nghiến để diễn tả căm tức xã hội đã làm cho mẹ bé Hồng phải chịu nhiều đau khổ Đồng thời thấy hoàn cảnh nào bé Hồng ln tin mẹ, đứng phía mẹ và khao khát hạnh phúc cho mẹ Cảm xúc gặp lại nằm lòng me -Thống thấy người giơng mẹ Hồng đuổi theo và gọi bôi rôi: mợ mợ ,đó là tiếng gọi thoảng thôt mà lâu Hồng chưa lần gọi Để bé Hồng đưa giả thiết người đó ko phải là mẹ cảm giác tủi thẹn bé Hồng thể qua câu so sánh kì lạ, độc đáo và đầy sức thuyết phục "khác gì ảo ảnh sa mạc" Em bộc lộ tâm trạng thất vọng cùng cực ko gặp mẹ và tâm trạng h/p đến bậc gặp mẹ - Đặc biệc cử chỉ, hành động và tâm tạng bé Hồng nằm lòng mẹ: ríu chân lại, ịa lên khóc nứ nở Dịng nước mắt lúc này ko là uất hận mà đó là dòng nước mắt vưa tủi hờn vưa h/p sung sướng đến mãnh liệt ? Hãy nhận xét chung bé Hồng ? Từ câu chuyện em hiểu hời kí Hồi kí là ghi chép lại bằng trí nhớ việc đã xảy đôi với thân khứ đã để lại ấn tượng mạnh Hồi kí cịn là thể loại văn học: truyện kể lại bằng nhớ lại điều đã xảy khứ có ấn tượng mạnh, có yếu tơ hư cấu, thường kể ở ngơi thứ ? Tìm những câu văn thể nêu tác dụng KL: Bé Hồng một em bé chịu nhiều bất hạnh giàu lòng tự trọng, nhạy cảm có tình yêu thương mẹ sâu sắc sô cá nhân phát chậm Hs nêu, gv nhấn mạnh Đoạn trích Trong lịng mẹ là đoạn hồi kí bởi nhân vật bé Hồng cũng có hoàn cảnh giông nhà văn Nguyên Hồng hồi bé Bởi vậy, nguồn si tình cảm u thương nhà văn tác phẩm chủ yếu bắt nguồn tư c Đặc sắc nghệ thuật đời thực ông và người dân - Đoạn trích tiêu biểu cho bút pháp thuộc tầng lớp đáy xã hội đậm chất trữ tình văn Nguyên Hồng Hoạt động cặp đôi - Sâu sắc và tinh tế việc diễn tả tâm lí nhân vật - Kết hợp khéo léo kể, tả, bộc lộ cảm xúc - Các hình ảnh so sánh đặc sắc giàu sức gợi cảm Tiết 3 Tìm hiểu về trường từ vựng *Mục tiêu: Hiểu đợc tr- * Vớ d 1( sgk ) êng tõ vùng, biÕt x¸c lËp c¸c trêng Các tư in đậm: mặt, mắt, da, gò tõ vùng đơn giản.Bớc đầu hiểu ma, ui, õu, canh tay, miờng -> đợc mối liên quan trừng từ u ch phận thể người vùng víi c¸c hiƯn tợng ngôn ngữ đà ( co nột chung v ngha ) học nh từ đồng nghĩa, trái nghĩa, => thuục mợt trường từ vựng Èn dơ, ho¸n dơ * Ví dụ 2( sgk ) sô hs Hđ cá nhân Điền tư vào sơ đồ phát PP đặt câu hỏi chậm KT trình bày phút Trường thời tiết Mát, ẩm, lạnh, nóng, giá Trường mùi vị Đắng, cay, chua, mặn, chát, thơm 10 The thé, êm dịu, chơi tai Trường âm Ơng Đờ ( Bài 18) Vũ Đình Thơ Liên ( 1913- chữ/câu 1996) Quê hương ( Bài 19) Tế Hanh (1921) Khi Tô Hữu tu hú (1920( Bài 19) 2002) 10 11 Thơ chữ/câu Lục bát nhà cách mạng nhà thơ, khơi gợi lòng yêu nước thầm kín người dân nước thưở Tình cảnh đáng thương ơng đồ, qua đó tốt lên lịng cảm thương thân thành trước lớp người tàn tạ và nỗi nhó tiếc cảnh cũ người xưa Tình yêu quê hưong sáng, tha thiết thẻ qua tranh tươi sáng, sinh động làng quê miền biển, đó nổi bật lên hình ảnh khoẻ khoắn, đầy sức sơng người dân chài và sinh hoạt làng chài Tình u sơng và khát vọng tự người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi nhà tù đôi lập nghệ thuật tạo hình đặc sắc Lời thơ bình dị hình ảnh thơ mộc mạc tinh tế, giàu ý nghĩa biểu tượng Lời thơ bình dị, hình ảnh thơ mộc mạc tinh tế, giàu ý nghĩa biểu tượng Giọng thơ tha thiết, sôi nổi, tưởng tượng phong phú dồi dào Tức cảnh Hồ Chí Đường Tinh thần lạc quan, phong Giọng thơ hóm Pắc bó Minh luật thân thái ung dung Bác Hồ hỉnh, nụ cười vui Bài 20 (1890ngôn tư sông cách mạng 1969) nguyệt đầy gian khổ ở Pắc Bó với người làm cách mạng và sông hoà hợp với thiên nhiên là niềm vui Ngắm Hồ Chí Thất Tình u thiên nhiên, u Nhân hố, điệp trăng Minh ngơn tứ trăng đến say mê và phong tư hỏi tu tư, đôi (Vọng (1890nguyệt thái dung dung nghệ sĩ xứng và đôi lập nguyệt ) 1969) chữ hán Bác Hồ cảnh trích ngục, cực khở, tơi tăm NKTT Đi đường Hồ Chí Đường ý nghĩa tượng trưng và triết Điệp tư ( tẩu lộ, ( Tẩu lộ) Minh Luật thất lý sâu sắc tư việc bằng trùng san) trích Trích " (1890 ngôn tứ núi gợi chân lý đường đa nghĩa NKTT" -1969) nguyệt đời, vượt qua gian lao hình ảnh, câu thơ 150 chữ Hán chồng chất sẽ tới thắng lợi bài thơ ( dịch lục vẽ vang bát) Hoạt động cặp đơi b)Nhân vật trữ tình bài thơ" Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông, Đập đá ở Côn Lôn, Ngắm trăng, Đi đường" - Cảnh ngộ: bị giam hãm nhà lao - Ý chí: hiên ngang, tinh thần bất khuất, kiên cường người cách mạng, sẵn sàng chấp nhận coi thường gian khổ, hiểm nguy sông tù đày - Khao khát tự do, tinh thần lạc quan cách mạng c) Thơ Đường có đặc điểm Hoạt động cá Tứ tuyệt bát cú nhân Theo sô câu bài, thơ Đường luật chia làm hai lôi: Tứ tuyệt và Bát cú - Tứ tuyệt: câu - Bát cú: câu Trong hai lôi ấy, lôi bát cú là lơi chính, mà bát cú vần bằng là phổ biến Vần, cách gieo vần Có vần gieo ở cuôi câu đầu và câu chẵn, nghĩa là cuôi câu 1, 2, 4, 6, Suôt bài thơ gieo vần (một tư) gọi là độc vận Lạc vận và cưỡng áp: Làm thơ phải hiệp vận cho Nếu gieo sai CÂY với HOA là lạc vận (lạc: rụng) Nếu vần gieo gượng gọi là cưỡng áp Hai cách này không Đối Những câu phải đôi bài thơ bát cú, trư hai câu đầu, hai câu ci, cịn bơn câu hai câu đôi nhau: với 4; với (sẽ đề cập chi tiết ở phần sau) Luật Là cách xếp tiếng bằng và tiếng trắc câu bài thơ Luật định buộc người làm thơ phải theo mà đặt Luật chia Luật bằng và Luật trắc Sau là Bảng luật: Ký hiệu: B = âm bằng T = âm trắc v = vần Luật bằng: Câu bài thơ bắt đầu bằng hai tiếng bằng Các bài thơ Nhớ rừng, Ơng đồ, Q hương khơng chịu quy 151 Hoạt động nhóm định đó d) Tâm trạng chung nhân vật trữ tình bài thơ Nhớ rừng, Ông đồ, Quê hương: yêu quê hương đất nước e) Đặc điểm Thơ mới: - Không chịu quy định sô câu, sô chữ, niêm luật thơ Đường, tự Bài thơ có thể chia thành nhiều khở, có cịn sử dụng thơ vắt dịng… - Thể tơi trữ tình cá nhân… f) Tâm hồn, ý chí Bác ba bài thơ: Tức cảnh Pác Bó, Đi đường, Ngắm trăng Tâm hồn yêu thiên nhiên tha thiết, phong thái ung dung tự tại, niềm lạc quan cách mạng và ý chí, nghị lực phi thường D.HOẠT ĐỢNG VẬN DỤNG Ba tình hng viết văn tường trình - Bị xe đạp - Học sinh gây gổ đánh - Lớp em làm hỏng quạt trần Viết đoạn văn chia sẻ hiểu biết Thơ Chọn viết lời bình cho bài thơ ngoài chương trình E.HOẠT ĐỢNG TÌM TÒI MỞ RỢNG Bài 31 VĂN BẢN THÔNG BÁO Tiết 3,4 PP vấn đáp, thuyết trình KT đặt câu hỏi Nl tự học Hoạt động cá nhân PP vấn đáp, thảo luận nhóm KT động não, khăn phủ bàn NL hợp tác, tạo lập văn Hoạt động nhóm A.HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Văn thơng báo có nội dung chưa cụ thể xác thời gian thực B HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Tìm hiểu văn thơng báo a) Đặc điểm văn thông báo * Ví dụ ( sgk ) - Người viết: Ban giám hiệu nhà trường - Người nhận: Giáo viên chủ nhiệm và chủ tịch hội đồng tự quản lớp - Nội dung thông báo: kế hoạch tổ chức lựa chọn tiết mục văn nghệ chào mưng Lễ kỉ niệm 60 năm thành lập trường - Thể thức văn bản: ba phần 152 Hoạt động cặp đôi Hoạt động cá nhân b) Tình hng viết văn thơng báo Sắp tới nhà trường tổ chức đợt tổng vệ sinh góp phần xây dựng cảnh quan sư phạm xanh-sạch-đẹp Người thông báo: Ban giám hiệu Người nhận: giáo viên và học sinh trường c) Cách viết văn thông báo Gồm phần * Phần mở đầu: Quôc hiệu, tiêu ngữ Địa điểm, ngày tháng năm viết văn Tên văn Người thông báo, người nhận * Phần nội dung * Phần kết thúc Tên văn cần viết chữ in hoa cho nổi bật Giữa phần quôc hiệu và tiêu ngữ, địa điểm và thời gian làm thông báo, tên văn và nội dung thông báo cần chưa khoảng cách dòng để dễ phân biệt Không viết sát lề giấy bên trái, không để phần trang giấy có khoảng trông lớn Thể thơ bảy chữa a) Đặc điểm * Ví dụ ( sgk ) Sơ chữ: chữ (tiếng) dịng Sô chữ: câu bài (thất ngôn bát cú) Nhịp: 4/3 ; 3/4 ; có thể chia nhỏ thành nhịp / /3 Vần: vần chân, vần bằng, tiếng cuôi câu thứ 1-2-4-6-8 Đôi: tiếng bằng ở dòng ứng với tiếng trắc ở dòng b) Sửa lỗi sai đoạn thơ Điểm sai: dấu phẩy sau tư “mờ” -> bỏ Chữ “xanh” cuôi câu hai dổi thành chữ “lè” -> vần c) Hoàn thiện tiếp hai câu thơ Tôi thấy người ta có bảo rằng: Bảo rằng thằng Cuội ở cung trăng! Đáng cho tội quân lừa dối Già khấc mà ta vẫn gọi thằng BĐTNST “ Chủ đề Danh lam thắng cảnh Việt Nam” 153 I/ Xác định danh lam thắng cảnh cần tìm hiểu Các nhóm sẽ lựa chọn danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở Việt Nam: Sa Pa, Vịnh Hạ Long, Cô đô Huế… Phân cơng thành viên tìm tư liệu danh lam + Thông qua phương tiện thông tin ( in-tơ-nét, sách báo, ti vi…) + Tham quan và chụp ảnh + Trao đổi với người lớn để thu thập tư liệu Các nhóm thảo luận để xử lí thông tin mà thành viên thu thập theo nội dung sau: + Vị trí địa lí + Lịch sử hình thành + Cảnh quan kiến trúc + Giá trị văn hóa, lịch sử Thiết kế báo ảnh Các nhóm lên ý tưởng và thiết kế bài báo ảnh danh lam thắng cảnh Mỗi ảnh sẽ viết lời thuyết minh ngắn gọn và phù hợp Tuần 34 Kế hoạch dạy 31, 32 Ngày soạn: 19/4/2018 Ngày dạy: 26 /4/2018 VĂN BẢN THÔNG BÁO ( ) ÔN TẬP VĂN NGHỊ LUẬN ( từ tiết 129 đến 132 ) I/ Chuẩn bị Giáo viên: soạn bài, máy chiếu, tư liệu loại văn hành Học sinh: đọc và soạn bài, phiếu học tập II/ Tổ chức hoạt động Ởn định tở chức: ss 8A1………… Bài Bài 31 VĂN BẢN THÔNG BÁO ( ) Tiết 1,2 C.HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP PP vấn đáp, thảo luận 1.Luyện tập văn thông báo nhóm a Điểm giông và khác văn thông báo và vb tường trình KT động não, khăn + Giơng: cùng tn thủ thể thức trình bày đầy đủ: phủ bàn thời gian, địa điểm, việc, người có liên quan Nl hợp tác, tạo lập + Khác: văn bản, sáng tạo - Báo cáo trình bày công việc đã làm, đã thực để người khác biết Hoạt động cá nhân - Tường trình: trình bày thiệt hại hoặc mức độ trách nhiệm câu a 154 Hoạt động nhóm câu b người tường trình việc xảy việc cần xem xét lại b Viết văn thông báo LIÊN ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH Trường THCS Nhân Hòa CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHIA VIỆT NAM Độc lập – Tự – Hạnh phúc Nhân Hòa, ngày 23 tháng năm 2018 THÔNG BÁO ( Về kế hoạch tổ chức diễn đàn trao đổi về phương pháp tự học ) Kính gửi: Các giáo chủ nhiệm và Hội đồng tự quản lớp Vưa qua, Ban chấp hành liên chi đội trường THCS Nhân Hòa đã họp và thông kế hoạch tổ chức diễn đàn trao đổi phương pháp tự học Cụ thể sau: - Thời lượng: 01 buổi - Thời gian: ngày 25 tháng năm 2018 - Địa điểm: phòng học lớp 9A1 - Mỗi lớp cử bạn học sinh tiêu biểu ( HĐTQ lớp bầu chọn ) - Các lớp tham gia tham luận + Lớp 6A1 trình bày tham luận phương pháp tự học mơn Tốn + Lớp 7A1 trình bày tham luận phương pháp tự học môn KH tự nhiên + Lớp 8A1 trình bày tham luận phương pháp tự học mơn KH xã hội + Lớp 9A1 trình bày tham luận phương pháp tự học môn Ngữ văn + Lớp 9A2 trình bày tham luận phương pháp tự học mơn cịn lại - Các đại biểu chuẩn bị ý kiến BCH Liên chi đội yêu cầu: - Các chi đội chuẩn bị nội dụng cần thiết để đảm bảo cho hoạt động diễn kế hoạch Nơi gửi : - Các chi đội trường THCS Nhân Hịa - Lưu Hoạt động cặp đơi T/M BCH Liên đội Liên đội trưởng Đặng Minh Nguyệt Luyện tập làm thơ bảy chữ 155 Gv đưa mẫu, yêu cầu hs ý vần câu thơ Đề tài cảnh mùa hè Mẫu Những phượng đứng cầm bó đuôc Đàn ve cắm trại hát vang vườn Đường vắng áo dài và tiếng guôc Trời oi nồng bởi thiếu hương Luyện tập về hành động nói a) Trong thực tế nào kiểu câu cũng phù hợp với hành động nói giao tiếp người nói có thể sử dụng đa dạng kiểu câu để thực hành động nói khác Ví dụ: Dùng câu nghi vấn để bộc lộ cảm xúc Sao sô khổ này? b) Những hành động nói thường gặp - Trình bày, hỏi, cầu khiến, bộc lộ cảm xúc, phủ định, khẳng định, hứa hẹn… c) Xác định kiểu hành động nói cho câu sau 1) Hỏi 2) Đe dọa 3) Khuyên nhủ 4) Bộc lộ cảm xúc D.HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG Nêu ba tình hng cần viết văn thơng báo ở trường em - Nhà trường thông báo kế hoạch tổ chức hoạt động học tập thực tế tại khu di tích K9 - Nhà trường thơng báo kế hoạch tở chức thi đấu bóng đá nhân dịp 22/12 - Nhà trường thông báo kế hoạch tổng vệ sinh toàn trường trước nghỉ hè Tập sáng tác bài thơ chữ cảnh vật địa phương Viết đoạn văn với chủ đề tự chọn có sử dụng kiểu câu phân theo mục đích nói Bài 32 ƠN TẬP VĂN NGHỊ LUẬN Tiết 3,4 PP vấn đáp, thuyết trình KT lắng nghe Nl tự học Hoạt động cá nhân A.HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Chọn văn nghị luận em thích B HOẠT ĐỢNG LỤN TẬP 156 PP thảo luận nhóm KT khăn phủ bàn NL hợp tác Hoạt động cá nhân 1.Ôn tập về văn nghị luận a) Hoàn thành bảng thông kê Tên vb Tác giả Thể loại Nội dung Những luận điểm Chiếu dời (Thiên chiếu1010) Li Cơng Uẩn (Lí Thái Tở (9741029) Chiếu (Nl trung đại) Phản ánh khát vọng nhân dân đất nước độc lập, thông đồng thời phản ánh ý chí tự cường dân tộc Đại Việt đà lớn mạnh Trần Quốc Tuấn (12311300) Hịch (NLtrung đại) Tinh thần yêu nước nồng nàn dân tộc ta kháng chiến chông qn Ngun-Mơng (thế kỉ XIII), thể lịng căm thù giặc ý chí tâm chiến đấu và chiến thắng.Trên sở đó tác giả phê phán khuyết điểm tì tướng, khuyên họ phải sức học tập binh thư yếu lược rèn luyện quân chuẩn bị Sát Thát Nguyễ n Trãi (13801442) Cáo (NLTrung đại) Ý thức dân tộc và chủ quyền đã phát triển tới trình độ cao, ý nghĩa tuyên ngôn độc lâp: Nước ta là đất nước có văn hiến lâu đời, có lãnh thổ riêng, phong tục tập quán, chủ quyền, có truyền thông lịch sử - Nêu sử sách làm tiền đề, làm chỡ dựa cho lí lẽ - Soi sáng tiền đề vào thực tế hai triều đại Đinh, Lê để rõ cần thiết phải dời đô - Khẳng định thành Đại La là nơi tôt để chọn làm kinh - Khích lệ lịng căm thù giặc, nỡi nhục nước - Khích lệ lịng trung qn, qc và lịng nhân nghĩa, thuỷ chung người cùng cảnh ngộ - Khích lệ ý chí lập cơng danh, xả thân nước - Khích lệ lịng tự trọng, liêm sỉ ở mỡi người nhận rõ sai, thấy rõ điều - Khích lệ lòng yêu nước bất khuất, chiến thắng kẻ thù xâm lược - Nêu tư tưởng nhân nghĩa yên dân và trư bạo - Nêu lên lòng tự hào, tình yêu nước sâu sắc nói văn hiến Đại Việt Hịch tướng si (Dụ chư tì tướng hịch văn1285) Nước Đại Việt ta(Trích Bình Ngơ đại cáo1428) 157 Bàn luận về phép học (Luận học pháp 1791) La Sơn Phu Tử Nguyễ n Thiếp (17231804) Tấu (NLTrung đại) Quan niệm tiến tác giả mục đích và tác dụng việc học tập: học là để làm người có đạo đức, có tri thức góp phần làm hưng thịnh đất nước Muôn học tôt phải có phương pháp, phải theo điều học mà làm - Phê phán sai trái, lệch lạc việc học - Khẳng định quan điểm, phương pháp học đắn - Mục đích chân việc học - Tác dụng việc học chân Thuế máu (Bản án chế độ thực dân Pháp1925) Ng Ái Quốc (18901969) P/sự -chin h luận Bộ mặt giả nhân giả nghĩa, thủ đoạn tàn bạo quyền thực dân Pháp việc sử dụng người dân nghèo khổ làm bia đỡ đạn chiến tranh phi nghĩa tàn khôc (19141918) - Chiến tranh và người xứ - Chế độ lính tình nguyện - Kết hy sinh Hoạt động cá nhân b) Các văn Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Nước Đại Việt ta gắn với kiện lịch sử dân tộc - Dời tư Hoa Lư – Ninh Bình thành Đại La ( thủ đô Hà Nội ) - Cuộc kháng chiến chông quân Mông Nguyên lần thứ hai quân dân nhà Trần - Chiến thắng chông giặc Minh xâm lược năm 1428 c) Tác dụng việc nêu gương sử sách hoặc dẫn tư tưởng kinh sách ở phần mở đầu văn nghị luận trung đại Làm tiền đề, chỗ dựa cho lí lẽ d) Cả ba văn thể khát vọng xây dựng đất nước hùng cường Tuần 36 Kế hoạch dạy 32, 33 Ngày soạn: 1/5/2018 158 Ngày dạy: /5/2018 ÔN TẬP VĂN NGHỊ LUẬN( ) ÔN TẬP ( từ tiết 133 đến 136 ) I/ Chuẩn bị Giáo viên: soạn bài, máy chiếu, tư liệu loại văn hành Học sinh: đọc và soạn bài, phiếu học tập II/ Tổ chức hoạt động Ổn định tổ chức: ss 8A1………… Bài Tiết 1,2 Bài 32 ÔN TẬP VĂN NGHỊ LUẬN( ) Luyện tập về lựa chọn trật tự từ câu * Sự khác sắc thái nghĩa hai câu a) Bạn chăm không thông minh.-> tỏ ý chê b) Bạn không thông minh chăm -> tỏ ý khen * Nhận xét trình tự xếp trật tự tư in đậm câu (1) Tư Triệu, Đinh, Li, Trần bao đời gây độc lập Cùng Hán, Đường, Tống, Ngun mỡi bên xưng đế phương => Theo trình tự thời gian lịch sử triều đại (2) Xưa phù du mà đã phù sa Xưa bay mà không trôi mất Cho đến được… lúa vàng đất mật, Phải lòng bao trận gió mưa qua => theo thứ tự thời gian: khứ – tại để nhấn mạnh hoài vọng với tương lai huy hoàng đất nước ngày chiến thắng * Phân tích khác cách diễn đạt Câu đã cho Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy Thấy xanh xanh ngàn dâu => Nhấn mạnh khoảng cách xa xôi cách biệt của hai vợ chồng người chinh phụ Hoảng quá, anh Dậu vội để bát cháo xuông phản và lăn đùng đó, không nói câu => Nhấn mạnh tâm trạng sợ hãi cao độ Câu thay đổi Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy Thấy ngàn dâu xanh xanh => Không nhấn mạnh khoảng cách xa xôi cách biệt của hai vợ chồng người chinh phụ Anh Dậu hoảng quá, vội để bát cháo xuông phản và lăn đùng đó, khơng nói câu => Chưa lột tả hết tâm trạng sợ hãi cao độ 159 nhân vật anh Dậu cai lệ đến đòi sưu nhân vật anh Dậu cai lệ đến đòi sưu Cậy sức, đu nhiều chị nhún, Nhiều chị cậy sức đu nhún, Tham tiền, cột mỡ anh leo Lắm anh tham tiền cột mỡ leo Phê phán người không quan tâm đến Phá vỡ vần, nhịp hai câu thơ, không nỗi nhục nước, biết đến lợi mà thể rõ tiếng cười mỉa mai châm biếm lũ thực dân hứa hẹn mang lại, họ vui vẻ tác giả tham gia trị chơi mà thực dân tở chức PP thảo luận nhóm KT khăn phủ bàn NL hợp tác Nhóm 1,2 câu a Nhóm 3,4 câu b Nhóm 5,6 câu c Hoạt động cặp đôi Hoạt động cá nhân Tiết 3,4 Bài 33 PP thảo luận nhóm KT động não NL sáng tạo C.HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG Đọc văn bản: Căn dặn trước a) Vấn đề bàn luận: kế sách đánh giặc b) Những luận điểm - Những gương sử sách ở triều đại trước dùng kế đánh giặc - Khẳng định kế sách đánh giặc lấy ngắn chế dài và khoan thư sức dân c) Nghệ thuật lập luận: sử dụng dẫn chứng và lí lẽ xác thực, chặt chẽ Phân tích tính nhạc câu Mùa xn tơi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu đêm xanh, có tiếng trông chèo vọng lại tư thôn xóm xa xa, có câu hát h tình gái đẹp thơ mộng - Sắp xếp cụm tư mùa xuân đặt cạnh liên tiếp cùng tư láy gợi hình tạo nhịp văn nhịp nhàng, êm D HOẠT ĐỢNG TÌM TÒI MỞ RỢNG Sự giơng và khác văn nghị luận trung đại và văn nghị luận đại ÔN TÂP A HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỢNG Trò chơi: Đốn tên tác phẩm qua hành động, cử 160 Các nhóm cử người tham gia trò chơi PP vấn đáp,thảo luận nhóm KT động não, khăn phủ bàn NL sáng tạo, cảm thụ văn học Hoạt động cá nhân phần a Gv định hướng hs hoàn thiện bảng thông kê Gv đưa mẫu Tác phẩm/ đoạn trích Đi ngao du Tác giả ( năm sinh, năm mất, quốc tịch) J.Ruxơ(17121778) Ơng Mơ- li-e Gíc (1622-đanh 1673) mặc lễ phục B.HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Ôn tập văn học nước ngồi a) Lập bảng thơng kê Thể loại Nội dung Đặc sắc nghệ thuật Nghị luận nước ngoài Đi ngao du ích lợi nhiều mặt.Tác giả là người giản dị, quý trọng tự và yêu thiên nhiên Lí lẽ và dẫn chứng rút tư kinh nghiệm và sông nhân vật, tư thực tiễn sinh động,thay đổi đại tư nhân xưng Kịch( hà i kịch) Phê phán tính cách lơ lăng của tay trưởng giả mn học địi học làm sang, gây nên tiếng cười sảng khoái cho khán giả Xây dựng vở kịch theo lớp và tình tiết câu chuyện sinh động, khắc hoạ tính cách nhân vật tài tình Hoạt động nhóm phút Đại diện nhóm nhanh trình bày sản phẩm b) Cách kết thúc truyện Cơ bé bán diêm Có hậu tác giả miêu tả chết cô bé đẹp Đôi má hồng và đôi môi mỉm cười Em sẽ giới tôt đẹp hơn, ở đó em sông tình u thương bà và mẹ, chẳng cịn đói rét và đau khổ => Thể hiện lòng nhân đạo sâu sắc của nhà văn Hoạt động cặp đôi c) Bôi cảnh thời gian và đêm giao thưa đầu năm truyện Cô bé bán diêm Làm cho giá trị thực và giá trị nhân đạo tác phẩm sâu sắc d) Sự tương phản tính cách Đơn Ki-hơ-tê và Xan-chơ Hoạt động cặp đôi Pan-xa văn Đánh với cối xay gió - Tạo nên tính hấp dẫn cho câu chuyện - Làm nổi bật tư tưởng chủ đề văn 161 e) Tình cảm chi phơi ngịi bút Ai-ma-tôp văn Hai Hoạt động cá phong nhân - Kính trọng và biết ơn người thầy Đuy-sen - Yêu quê hương đất nước f) Hệ thông luận điểm và cách lập luận Ru-xô văn Đi ngao du Hoạt động cặp đôi – “Đi ngao du là hoàn toàn tự do, không bị lệ thuộc vào – Đi ngao du – trau dồi vôn tri thức – Đi ngao du rèn luyện sức khoẻ và tinh thần người Tác giả đã dùng lí lẽ và dẫn chứng để thuyết phục bạn đọc lợi ích việc ngao du Lập luận bài văn chặt chẽ Tác giả lấy thực tiễn sinh động để chứng minh rằng muôn ngao du cần phải g) Ý nghĩa biểu tượng cuôi cùng tác phẩm cùng Hoạt động nhóm tên nhà văn O Hen-ri - Thể tình yêu thương người lao động nghèo khổ - Khẳng định sức mạnh nghệ thuật chân Hình ảnh ci cùng là điểm nhấn quan trọng truyện giúp mang lại hi vọng, niềm tin cho Giôn-xi vượt qua bệnh tật và ca ngợi hi sinh thầm lặng cụ Bơ-men h) Ý nghĩa kết cấu đảo ngược tình hng hai lần truyện Chiếc lá cuối cùng - Làm câu chuyện hấp dẫn, sinh động, bất ngờ - Thể giá trị nhân đạo sâu sắc i) Những yếu tô tạo nên chất hài văn Ơng Gíc-đanh mặc lễ phục - Tình hng kịch và diễn biến kịch qua hai cảnh diễn sinh động, luôn phát triển - Nhân vật đã xuất tư đầu đến ci, với thói học địi kệch cỡm đã trở thành rôi để bác phó may và tay thợ phụ giật dây làm nổ trận cười sảng khoái cho khán giả Sau trận cười đó là lời cảnh báo biến chất thoái hóa diễn nguy nào tránh người đã bị ô nhiễm tinh thần 162 163 164 ... ông giáo viết đoạn văn kể lại giây phút lão Hạc sang báo tin bán chó So sánh đoạn văn em viết với đoạn văn văn bản E HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG Tìm yếu tố miêu tả biểu cảm số văn. .. hiểu về đoạn văn cách xây dựng đoạn văn a Đoạn văn, từ ngữ câu chủ đề Ví dụ ( sgk) xét văn bản: Ngô Tất Tô và tác phẩm “ Tắt đèn” - Văn gồm ý Mỡi ý trình bày bằng đoạn văn + Đoạn... THỨC Đọc văn bản * Đọc – Kể tóm tắt * Xuất xứ: văn trích tư chương IV tác Hs phát Hoạt động chung cả lớp Hs nêu cách đọc, tiến hành đọc văn Gv nhận xét ? Hãy kể tóm tắt văn ? Văn trích

Ngày đăng: 02/10/2020, 12:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w