Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 18 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
18
Dung lượng
30,85 KB
Nội dung
Vaitròcủakhoahọccôngnghệđốivớităngtrưởngkinhtế I. Những vấn đề cơ bản về khoahọc và côngnghệ 1. khái niệm. 1.1 khái niệm khoahọc Trong lịch sử phát triển của nhân loại có rất nhiều quan niệm khác nhau về khoahọc vì một mặt nó phụ thuộc vào trình độ phát triển của xã hội; mặt khác phụ thuộc vào trình độ nhận thức. Khoahọc là quá trình nghiên cứu nhằm khám phá ra những kiến thức mới, học thuyết mới về tự nhiên và xã hội. Những kiến thức hay học thuyết này, tốt hơn, có thể thay thế dần những cái cũ, không còn phù hợp. Khoahọc bao gồm một hệ thống tri thức về quy luật của vật chất và sự vận động của vật chất, những quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy. Hệ thống tri thức này hình thành trong lịch sử và không ngừng phát triển trên cơ sở thực tiễn xã hội. Có hai hệ thống: Tri thức kinh nghiệm và tri thức khoa học. *Tri thức kinh nghiệm: Là những hiểu biết được tích luỹ qua hoạt động sống hàng ngày trong mối quan hệ giữa con người với con người và giữa con người với thiên nhiên. Quá trình này giúp con người hiểu biết về sự vật, về cách quản lý thiên nhiên và hình thành mối quan hệ giữa con người trong xã hội. Tri thức kinh nghiệm được con người khôn ngừng sử dụng và phát triển trong hoạt động thực tế. Tuy nhiên, tri thức kinh nghiệm chưa thực sự đi sâu vào bản chất, chưa thấy được hết các thuộc tính của sự vật và mối quan hệ bên trong giữa sự vật và con người. Vì vậy, chi thức kinh nghiệm chỉ phát triển đến một hiểu biết giới hạn nhất định, nhưng tri thức kinh nghiệm là cơ sở cho sự hình thành tri thức khoahọc *Tri thức khoa học: Là những hiểu biết được tích luỹ một cách có hệ thống nhờ hoạt động nghiên cứu khoa học, các hoạt động này có mục tiêu xác định và sử dụng phương pháp khoa học. Không giống như tri thức kinh nghiệm, tri thức khoahọc dựa trên kết quả quan sát, thu nhập được qua những thí nghiệm và qua các sự kiện xảy ra ngẫu nhiên trong hoạt động xã hội, trong tự nhiên. Tri thức khoahọc được tổ chức trong khuôn khổ các ngành và bộ môn khoahọc như: triết học, kinhtế học, toán học, sinh học… Hệ thống tri thức khoahọc được hình thành trong quá trình nhận thức của con người từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn, dưới dạng khái niệm, phạm trù, quy luật, lý thuyết,… Vậy tri thức khoahọc không chỉ phản ánh thế giới hiện thực, mà còn được kiểm nghiệm qua thực tiễn. Hệ thống tri thức khoahọc còn có thể được hình thành nhờ trực giác hoặc tuân theo những quy luật của logic học. Vậy một hệ thống tri thức được coi là tri thức khoahọc phải đảm bảo tính đúng đắn, tính chân thực. Vậy khoahọc là một hệ thống tri thức về tự nhiên, về xã hội, về con người và về tư duy của con người. 1.2 khái niệm công nghệ. Cũng như nhiều khái niệm khác trong đời sống hiện thực khó có một cách định nghĩa chính xác và đầy đủ về thuật ngữ công nghệ. Có nhiều cách hiểu khác nhau về công nghệ. Theo Liên Xô trước “Công nghệ là tập hợp các phương pháp gia công, chế tạo, làm thay đổi trạng thái, tính chất, hình dáng nguyên vật liệu hay bán thành phẩm sử dụng trong quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh” Theo Mỹ và Tây Âu “ Côngnghệ để chỉ các hoạt động ở mọi lĩnh vực, các hoạt động này, các hoạt động này áp dụng những kiến thức là kết quả của nghiên cứu khoahọc ứng dụng – một sự phát triển củakhoahọc trong thực tiến nhằm mang lại kết quả cao hơn trong hoạt động của con người.” Định nghĩa này dần được chấp nhận rộng rãi trên thế giới. Mặc dù đã được sử dụng khá rộng rãi trên thế giới, song việc đưa ra một định nghĩa côngnghệ lại chưa có được sự thông nhất. Có bốn khia cạnh cần bao quát trong định nghĩa công nghệ: Khía cạnh “công nghệ là máy biến đổi” Khía cạnh “công nghệ là một công cụ” Khía cạnh “công nghệ là kiến thức” Khía cạnh “công nghệ hàm chứa trong các dạng hiện thân của nó” Xuất phát tự các khía cạnh trên, chúng ta thừa nhận định nghĩa côngnghệ do Uỷ ban kinhtế và xã hội khu vực Châu Á Thái Bình Dương (ESCAP) đưa ra: “Công nghệ là kiến thức có hệ thống về quy trình và kỹ thuật dùng để chế biến vật liệu và thông tin, Côngnghệ bao gồm kiến thức, kỹ năng, thiết bị, phương pháp và các hệ thống dùng trong việc tạo ra hàng hoá và cung cấp dịch vụ”. Khái niệm này được coi là bước ngoặt trong quan niệm về công nghệ. 2.Mối quan hệ giữa khoahọc và côngnghệ 2.1 Bản chất củakhoahọcKhoahọc xuất hiện thông qua quá trình tư duy ý thức, hay hoạt động nghiên cứu của con người mà kết quả của chúng là xác định một hệ kiến thức riêng biệt trên từng lĩnh vực cụ thể củađời sống xã hội. Khoahọc có nguồn gốc từ sự đấu tranh của con người với thế giới tự nhiên, trước hết là trong thực tiễn sản xuất ra của cải vật chất tạo cho con người làm chủ được cuộc sống của mình.Khoa học phát triển gắn liền với lịch sử tiến hoá của xã hội loài người. Và khoahọc được phân thành khoahọc tự nhiên và khoahọc xã hội Khoahọc tự nhiên nghiên cứu các sự vật, hiện tượng và quá trình tự nhiên, phát hiện các quy luật của tự nhiên, xác định các phương thức chinh phục và cải tạo tự nhiên. Khoahọc xã hội nghiên cứu các hiệnt tượng, quá trình và quy luật vận động, phát triển của xã hội, làm cơ sở thúc đẩy tiến bộ xã hội và phát triển của con người. Khoahọc về bản chất là sự tiến bộ cách mạng. Những thành tựu khoahọc thế kỷ 17 dẫn tới cuộc cách mạng kỹ thuật lần thứ nhất, với nội dung chuyển từ lao động thủ công sang lao động cơ khí, đã thúc đẩy sự chuyển biến từ nền kinhtế nông nghiệp sang nền kinhtếcông nghệ, đã làm cho của cải của loài người tăng lên hàng trăm lần, điều mà trước đó nền kinhtế nông nghiệp không thể làm được. Sang thế kỷ 20, vớivaitrò dẫn đường của thuyết tương đối và lượng tử, cuộc cách mạng kỹ thuật lần thứ hai đã bắt đầu từ giữa thế kỷ cho đến nay. Cuộc cách mạng chuyển từ cơ khí hoá sang tự động hóa cao độ nền sản xuất, với việc sử dụng máy tính điện tử và hiện đại hoá quá trính sản xuất trên cơ sở của những phát minh khoa học. Kết quả của giai đoạn đầu đã tạo ra tăngtrưởngkinhtế bình quân của toàn thế giới là 5,6%, cao nhất trong lịch sử kinhtế thế giới. 2.2 Bản chất củacông nghệ. Ngày nay côngnghệ thường được coi là sự kết hợp giữa “phần cứng” và “phần mềm”. Phần cứng phản ánh kỹ thuật của phương pháp sản xuất kỹ thuật được hiểu là toàn bộ những điều kiện vật chất, bao gồm máy móc trang thiết bị, khí cụ, nhà xưởng, do con người tạo ra để sử dụng trong quá trình sản xuất nhằm làm biến đổi các đối tượng vật chất cho phù hợp với nhu cầu của con người. Kỹ thuật là cơ sở vật chất quyết định tăng năng suất lao động, kỹ thuật phát triển không ngừng cả về số lượng và số lượng Phần mềm bao gồm 3 thành phần: Thành phần con người với kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, tay nghề, kinh nghiệm, thói quen trong lao động; thành phần thông tin gồm các bí quyết, quy trình, phương pháp, dữ liệu, bản thiết kế; và cuối cùng là thành phần tổ chức, thể hiện trong việc bố trí, sắp xếp, điều phối và quản lý. Sự kết hợp chặt chẽ giữa phần cứng và phần mềm củacôngnghệ sẽ là điều kiện cơ bản đảm bảo cho sản xuất đạt hiệu quả cao. Nếu như phần kỹ thuật được coi là xương sống, cốt lõi của quá trính sản xuất, thì thành phần con người là chìa khoá, hoạt động theo những hướng dẫn của thành phần thông tin. Thành phần thông tin là cơ sở để con người ra quyết định. Thành phần tổ chức có nhiệm vụ liên kết các thành phần trên, động viên người lao động nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất. Ngày nay thuật ngữ “công nghệ” được sử dụng thay cho thuật ngữ “kỹ thuật” trước đây có ý nghĩa quan trọng trong giai đoạn hiện nay, khi mà côngnghệ thực sự trở thành nhân tố quyết định khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong nước và quốc tế, khi tỷ lệ phần mềm trong các hệ thống côngnghệ ngày càng có vị trí quan trọng. Bởi vậy, việc xem xét các khía cạnh côngnghệ trong quá trình lựa chọn chiến lược phát triển kinhtế - xã hội đã trở thành nhu cầu cấp thiết đốivới mỗi quốc gia, đặc biệt là với các quốc gia đang phát triển, đi sau về công nghệ, nhưng muốn đạt được tốc độ tăngtrưởng nhanh và bền vững. 2.3 Mối quan hệ giữa khoahọc và công nghệ. Khoa học, côngnghệ là sản phẩm của tư duy và của lao động được định hướng bởi tư duy đó. Khoahọc và côngnghệ có mối quan hệ bền chặt và khăng khít với nhau. Ngày nay khi nói đến côngnghệ người ta hiểu ngay trong nó có khoa học. Trong côngnghệ trí tuệ, tri thức khoahọc đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Ngược lại, những tri thức khoahọc hiện đại không thể có được nếu thiếu sự trợ giúp củacông nghệ, đặc biệt là côngnghệ thông tin. Mối quan hệ giữa khoahọc và côngnghệ còn tuy thuộc vào quan niệm và cách hiểu về khoahọccông nghệ. 2.3.1 Quan niệm thứ nhất: Sự phát triển củakhoahọc và côngnghệ là độc lập tương đốivới nhau Có giai đoạn côngnghệ đi trước, có giai đoạn khoahọc vượt trước so vớicông nghệ. Chỉ cho đến ngày nay, khoahọc và côngnghệ mới thực sự đồng điệu và gắn bó chặt chẽ với nhau, 2.3.2 Quan niệm thứ hai: Mối quan hệ giữa khoahọc và côngnghệ được hiểu như là mối quan hệ giữa thông tin và công nghệ, hay giữa sự biến đổicủa thông tin và sự biến đổicủa năng lượng, nghĩa là ngay từ đầu khoahọc và côngnghệ đã gắn bó chặt chẽ với nhau. Ngày nay thì chủ yếu khoahọc mở cánh cửa cho côngnghệ Mối quan hệ tương tác giữa KH&CN: n Cung cấp thiết bị, phương tiện Phát minh Khoahọc tạo cơ sở lý thuyết và phương pháp cho ứng dụng, triển khai côngnghệ mới vào sản xuất, đời sống. Nếu khoahọc cơ bản vạch ra những nội dung chủ yếu củacông nghệ, thì khoahọc ứng dụng có vaitrò cụ thể hoá lý luận củakhoahọc cơ bản vào phát triển công nghệ, đưa lại hiệu quả kinhtế - xã hội trực tiếp. Ngược lại, côngnghệ là cơ sở để tổng quát hoá thành những nguyên lý khoa học. Côngnghệ còn tạo ra phương tiện làm cho khoahọc có bước tiến dài. Khoahọc càng gần với hoạt động sản xuất và đời sống thì ứng dụng, triển khai côngnghệ càng mang tính trực tiếp nhiều hơn. Những thành tựu củakhoahọccôngnghệtrở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống chứ không riêng gì trong sản xuất. Vaitrò quan trọng củakhoahọccôngnghệ ngày càng được khẳng. 3. Vaitròcủakhoahọccôngnghệ 3.1 Mở rộng khả năng sản xuất, thúc đẩy tăngtrưởng và phát triển kinh tế. Theo K. Marx dự đoán: đến giai đoạn công nghiệp, việc sản sinh ra sự giàu có thực sự không phụ nhiều vào thời gian lao động, mà lại phần lớn phụ thuộc vào tình trạng chung củakhoahọc và sự tiến bộ của kỹ thuật hay sự vận dụng khoahọc vào sản xuất. Vậy khoahọc và côngnghệ không chỉ tạo ra công cụ lao động mơi, mà cả phương pháp sản xuất mới, do đó mở ra khả năng mới về kết quả sản xuất và tăng năng suất lao động. Các nguồn lực sản xuất được mở rộng dưới tác động củakhoahọccông nghệ. Mở rộng khả năng phát hiện, khai thác và đưa vào sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên kể cả tài nguyên tái sinh và không tái sinh; làm biến đổi chất lượng nguồn lao động; mở rộng khả năng huy động, phân bổ và sử dụng các Công nghệKhoa học Sáng chế Áp dụngNghiên cứu khám phá nguồn vốn đầu tư một cách có hiệu quả, đó là quá trình hiện đại hoá các tổ chức trung gian tài chính, các hệ thống thông tin liên lạc, giao thông vận tải. Khoahọccôngnghệ tạo điều kiện chuyển từ phát triển kinhtế theo chiều rộng sang hướng phát triển kinhtế theo chiều sâu. Sự tăngtrưởng và phát triển theo chiều rộng là sự tăngtrưởngkinhtế nhờ vào việc gia tăng các yếu tố đầu vào của sản xuất như vốn, lao động và tài nguyên thiên nhiên. Nhưng với sự ra đờicủa các côngnghệ mới đã làm cho nền kinhtế chuyển từ phát triển theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu, nghĩa là thực hiện tăngtrưởngkinhtế dựa trên việc nâng cao hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất. Như vậy khoahọc và côngnghệ là phương tiện để chuyển nền kinhtế nông nghiệp sang nền kinhtếcông nghiệp và nền kinhtế tri thức, trong đó phát triển nhanh các ngành côngnghệ cao, sử dụng nhiều lao động trí tuệ là đặc điểm nổi bật. 3.2 Thoả mãn nhu cầu, tăng sức cạnh tranh của hàng hoá, thúc đẩy phát triển kinhtế thị trường. Các doanh nghiệp muốn tối đa hóa lợi nhuận của mình thì phải sản xuất những mặt hàng có nhu cầu lớn, tối thiểu hóa chi phí các yếu tố đầu vào, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã, hình thức hàng hoá cho phù hợp. Muốn vậy chỉ khi thực hiện áp dụng tiến bộ khoahọccôngnghệ vào trong sản xuất, kinh doanh Việc áp dụng tiến bộ khoahọc và côngnghệ vào sản xuất, kinh doanh không chỉ tạo ra lợi thế trong cạnh tranh, mà còn tạo ra nhiều loại sản phẩm mới, tăng quy mô sản xuất của doanh nghiệp, nâng cao vị thế doanh nghiệp trên thị trường. Trong nền kinhtế thị trường việc áp dụng tiến bộ khoahọc và côngnghệ đã có những tác động như sau: * Các yếu tố sản xuất như tư liệu sản xuất, lao động ngày càng hiện đại và đồng bộ * Quy mô sản xuất mở rộng, thúc đẩy sự ra đời và phát triển các loại hình doanh nghiệp mới. * Chiến lược kinh doanh từ chỗ hướng nội, thay thế hàng nhập khẩu chuyển sang hướng ngoại, hướng vào xuất khẩu, từ thị trường trong nước hướng ra thị trường thế giới, tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Ngày nay, các nước đi đầu về khoahọccôngnghệ không chỉ có ưu thế trong cạnh tranh trên thị trường thế giới, mà còn có ưu thế vế xuất khẩu tư bản, chuyển giao khoahọc và côngnghệ sang các nước khác. 3.3 Làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Sự phát triển mạnh mẽ củakhoahọc và côngnghệ không chỉ đẩy nhanh quá trình tốc độ phát triển của các ngành mà còn làm cho phân công lao động xã hội ngày càng trở nên sâu sắc và đưa đến phân chia các ngành thành nhiều phân ngành nhỏ, xuất hiện nhiều ngành, nhiều lĩnh vực kinhtế mới. Từ đó làm thay đổi cơ cấu kinhtế theo hướng tích cực: Tỷ trọng trong GDP của ngành công nghiệp và dịch vụ có xu hướng tăng dần, còn của ngành nông nghiệp thì ngày càng giảm; Cơ cầu kinhtế trong nội bộ mỗi ngành cũng biến đổi theo hướng ngày càng mở rộng quy mô sản xuất ở những ngành có hàm lượng kỹ thuật, côngnghệ cao. Lao động tri thức ngày càng chiếm tỷ trọng lớn, mức độ đô thị hoá cũng ngày càng tăng nhanh. Tất cả trở thành đặc trưng của sự phát triển khoahọccông nghệ. 4. Các nhân tố ảnh hưởng đến khoahọccôngnghệ 4.1 Tác động của môi trường quốc gia. Môi trường quố gia là điều kiện qua trọng trong hoạt động khoahọccông nghệ. Thực tế cho thấy rằng cùng một côngnghệ thực ở hai quốc gia khác nhau thì khác nhau, đó là vì môi trường quốc gia ở những nước này khác nhau. Thực tế cho thấy những điều kiện hậu thuẫn bằng những chính sách phát triển kinhtếcủa các quốc gia khác nhau hướng đi khác nhau, do đó chính sách đó ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành và phát triển công nghệ. 4.2 Tác động của thị trườngCôngnghệ thực chất là quá trình biến đổi nguyên liệu tự nhiên để giải quyết và đáp ứng nhu cầu của thị trường. Thị trường là nơi yêu cầu và lựa chọn khoahọccông nghệ. Những côngnghệ nào đáp ứng được nhu cầu của thị trường thì côngnghệ đó tồn tại và có cơ hội, điều kiện phát triển. 4.3 Toàn cầu hóa. Trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế, với đường lối đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, các nước có cơ hội thuận lợi để tiếp thu tri thức KH&CN, các nguồn lực và kinh nghiệm tổ chức quản lý tiên tiến của nước ngoài để nhanh chóng tăng cường năng lực KH&CN quốc gia, đáp ứng yêu cầu phát triển kinhtế - xã hội. Tận dụng những thành tựu của cách mạng KH&CN hiện đại, các nước đi sau có thể đi thẳng vào côngnghệ hiện đại để rút ngắn khoảng cách phát triển kinhtế so với các nước đi trước. II. Tăngtrưởngkinhtế và các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởg kinhtế 1. khái niệm tăngtrưởngkinh tế. 1.1. Khái niệm tăngtrưởngkinh tế. Tăngtrưởng và phát triển kinhtế luôn là mục tiêu hàng đầu của tất cả các nước trên thế giới, là càng là mục tiêu quan trọng đốivới các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Tăngtrưởng là sự gia tăng thu nhập và sản lượng của nền kinhtế trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm). Sự gia tăng được thể hiện ở quy mô và tốc độ. Quy mô tăngtrưởng phản ánh sự gia tăng nhiều hay ít, còn tốc độ tăngtrưởng được sử dụng với ý nghĩa so sánh tương đối và phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm giữa các thời kỳ. Thu nhập của nền kinhtế có thể biểu hiện dưới dạng hiện vật hoặc giá trị. Thu nhập bằng giá trị phản ánh qua các chỉ tiêu GDP,GNI và được tính cho toàn thể nền kinhtế hoặc tính bình quân trên đầu người. 1.2. Bản chất củatăngtrưởngkinhtế Bản chất củatăngtrưởng là phản ánh sự thay đổi về lượng của nền kinh tế. Ngày nay, yêu cầu tăngtrưởngkinhtế được gắn liền với tính bền vững hay việc đảm bảo chất lượng tăngtrưởng ngày càng cao. Theo khía cạnh này, điều được nhấn mạnh nhiều hơn là sự gia tăng liên tục, có hiệu quả của chỉ tiêu quy mô và tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người. Hơn nữa, quá trình ấy phải được tạo nên bởi nhân tố đóng vaitrò quyết định là khoa học, côngnghệ và vốn nhân lực trong điều kiện một cơ cấu kinhtế hợp lý. 2. Các nhân tố tác động đến tăngtrưởngkinhtế 2.1. Nhân tố kinh tế. Đây là nhân tố tác động trực tiếp đến các biến số đầu vào và đầu ra của nền kinh tế. Nghiên cứu bắt đầu từ hàm sản xuất tổng quát: Y = F(X i ) Trong đó: Y là giá trị đầu ra. X i là giá trị các biến đầu vào. Trong nền kinhtế thị trường, giá trị đầu ra của nền kinhtế phụ thuộc chính vào sức mua và khả năng thanh toán của nền kinh tế, tức là tổng cầu, còn giá trị các biến số đầu vào có liên quan trực tiếp đến tổng cung, túc là các yếu tố nguồn lực tác động trực tiếp. 2.1.1 Các nhân tố tác động đến tổng cung. Thông thường và cũng với ý nghĩa cổ điển, nói đến các yếu tố tổng cung tác động đến tăngtrưởngkinhtế là nói đến bốn yếu tố nguồn lực chủ yếu là: vốn (K), lao động (L), tài nguyên, đất đai (R) và côngnghệ kỹ thuật (T) theo hàm sản xuất: Y= F( K,L,R,T) Vốn K: là yếu tố vật chất đầu vào quan trọng có tác động trực tiếp đến tăngtrưởngkinh tế, nó được đặt ra ở khía cạnh vốn vật chất chứ không phải dưới dạng tiền (giá trị), nó là toàn bộ tư liệu vật chất được tích luỹ lại của nền kinhtế và bao gồm: nhà mày, thiết bị, máy móc, nhà xưởng và các trang bị được sử dụng như những yếu tố đầu vào trong sản xuất. Ở các nước đang phát triển sự đóng góp của vốn sản xuất vào tăngtrưởngkinhtế thường chiếm tỷ trọng cao nhất. Đó là sự thể hiện của tính chất tăngtrưởng theo chiều rộng. Tuy nhiên [...]... họccôngnghệ có vaitrò quan trọng nhất vớităngtrưởng và phát triển kinhtếKinhtế học hiện đại khi phân tích sự đóng góp của các yếu tố nguồn lực vào tăngtrưởngkinh tế, đã xác nhận rằng khoahọccôngnghệ là biến số quan trọng nhất Hiện nay, phần đóng góp củakhoahọc và côngnghệ vào tăngtrưởngkinhtế ở các nước phát triển đã đạt tới 2/3, còn ở các nước phát triển cũng trên 1/3 Ngoài ra khoa. .. cung và phía cầu Để đánh giá được sự tác động củakhoahọccôngnghệ đến tăngtrưởngkinhtế như thế nào chúng ta đi nghiên cứu một số mô hình tăngtrưởngkinhtế đã khẳng định vai tròcủakhoahọccông đối vớităng trưởng: 1 Mô hình Tân cổ điển Cuối thế kỷ 19 là thời kỳ đánh dấu sự chuyển biến mạnh mẽ của khoahọccôngnghệ Hàng loạt các phát minh khoahọc và hàng loạt các nguồn tài nguyên được khai... vậy, đảm bảo trạng thái tăngtrưởng ổn định của nền kinhtế Vậy tiến bộ côngnghệ giải thích cho sự tăngtrưởngcủa nền kinhtế trong dài hạn cả trên phương diện tổng thu nhập lẫn GDP bình quân đầu người Nếu tốc độ tiến bộ côngnghệtăng lên (g tăng lên), thì cả GDP lẫn GDP/ người đều tăng lên tương ứng Từ đó chúng ta thấy được mối quan hệ của tiến bộ côngnghệvớităngtrưởngkinhtế Nghiên cứu lý thuyết... động của nó đến tăngtrưởngkinhtế và được coi là yếu tố tăngtrưởng theo chiều rộng Năng suất nhân tố tổng hợp là thể hiện hiệu quả của các yếu tố côngnghệ kỹ thuật hay các đánh giá tác động của tiến bộ khoahọc kỹ thuật đến tăngtrưởngkinhtế được xác định bằng phần dư còn lại củatăngtrưởng sau khi đã loại trừ tác động của các yếu tố vốn và lao động TPF được coi là yếu tố chất lượng củatăng trưởng. .. hay tăngtrưởng theo chiếu sâu Ngày nay sự đóng góp của TPF ngày càng cao trong qua trình thực hiện mục tiêu tăngtrưởng nhanh của các nước trên thế giới Cũng như các nước trong khu vực thời kỳ đầu phát triển, vốn vật chất đóng vaitrò quyết định đốivớităngtrưởngkinhtế ở Việt Nam 2.1.2 Các nhân tố tác động đến tổng cầu Các nhân tố tác động đến tổng cầu của nền kinhtế tức là đầu ra của nền kinh tế. .. độ trưởngcủa các biến số: g = t + αk + βl + γr Trong đó: g: là tốc độ tăngtrưởngcủa GDP k,l,r: Là tốc độ tăngtrưởngcủa các yếu tố đầu vào t: phần dư còn lại, phản ánh tác động của khoahọccôngnghệ Vậy hàm sản xuất Cobb – Douglas cho biết có 4 yếu tố cơ bản tác động đến tăngtrưởngkinhtế và cách thức tác động của 4 yếu tố này là khác nhau giữa các yếu tố K, L, R và yếu tố T Họ cho rằng khoa học. .. cũng trên 1/3 Ngoài ra khoahọccôngnghệ còn là công cụ làm biến đổi sâu sắc bộ mặt văn hoá, giáo dục, y tế và bảo vệ môi trường sinh thái 2 Mô hình Solow Mô hình Solow phê phán quan điểm của Harrod – Domar về vaitròcủa vốn đốivớităngtrưởngkinhtế Một tỷ lệ tiết kiệm cao chỉ giúp cho các quốc gia đang phát triển thực hiện mục tiêu tăngtrưởng trong ngắn hạn khi nền kinhtế chưa đạt được đến điểm... điều kiện tăngtrưởngkinhtế trong dài hạn, mô hình khẳng định vaitròcủa nhân tố côngnghệ Tiến bộ côngnghệ được đưa vào hàm sản xuất theo những cách khác nhau: nó có thể làm tăng năng suất của tư bản hoặc lao động Dạng đơn giản nhất để phân tích là tiến bộ côngnghệ làm tăng năng suất lao động Chúng ta điều chỉnh lại hàm sản xuất ban đầu như sau: Y = F(K,L,E) Ở đây E đo lường hiệu quả của lao động... cho rằng “tất cả các tăngtrưởng bình quân đầu người trong dài hạn đều thu được nhờ tiến bộ kỹ thuật”, Kuznets và Samuelson đều khẳng định: côngnghệ kỹ thuật là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình tăngtrưởngkinhtế bền vững Hiện nay các mô hình tăngtrưởngkinhtế hiện đại thường không nói đến nhân tố tài nguyên đất đai, vì vậy, 3 yếu tố tác động trực tiếp đến tăngtrưởngkinhtế được nhấn mạnh là:... của họ, tham gia trong việc tổ chức cung cấp nguồn lực cần thiết, tham gia trong quá trình tổ chức thực hiện, kiểm tra giám sát các hoạt động phát triển tại cộng đồng và tự quản lý các thành quả của quá trình phát triển III Sự tác động của khoahọccôngnghệ đến tăngtrưởngkinhtế Có rất nhiều yếu tố tác động đến tăngtrưởngkinhtế trong đó có phía cung và phía cầu Để đánh giá được sự tác động của . Vai trò của khoa học công nghệ đối với tăng trưởng kinh tế I. Những vấn đề cơ bản về khoa học và công nghệ 1. khái niệm. 1.1 khái niệm khoa học Trong. động của khoa học công nghệ đến tăng trưởng kinh tế như thế nào chúng ta đi nghiên cứu một số mô hình tăng trưởng kinh tế đã khẳng định vai trò của khoa học