1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

SKKN Ngữ Văn hay

5 448 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 63,5 KB

Nội dung

Website: violet.vn/thcs-xaxuanhoa-soctrang I/ ĐẶT VẤN ĐỀ Ngữ văn là một môn học thuộc nhóm khoa học xã hội .Và như chúng ta đã biết “Văn học là nhân học”.Vì thế nó có tầm quan trọng rất lớn trong giáo dục quan điểm, tư tưởng ,tình cảm và đặc biệt là hình thành những kỹ năng “nghe, nói, đọc,viết “ nhất là kỹ năng viết cho học sinh .Cụ thể ở phân môn Tập làm văn học sinh được thực hành viết với thời gian quy định hai tiết cho mỗi bài viết,để học sinh có cơ hội thể hiện năng lực hành văn của mình.Sau mỗi bài viết lại có thêm một tiết dành trả bài cho học sinh vơi mục đích giúp các em nhận ra những ưu điểm và hạn chế trong bài viết của mình thông qua sửa chữa của giáo viên . Thế nhưng thực tế có thể khẳng định rằng ở một bộ phận không nhỏ nơi các em còn mắc nhiều nhưng sai sót như: Lỗi chính tả, viết hoa bừa bãi, sai về cấu trúc cơ bản trong câu…nhưng đôi khi bản thân các em còn chưa nhận ra đều đó.Lẻ đó do đâu ? Và giáo viên làm gì trong các tiết trả bài viết mà học sinh không phát huy được năng lực tự sửa chữa những hạn chế trong bài của mình để rút kinh nghiệm cho lần sau ( ?! )Phải chăng do hệ quả trong các năm qua từ việc chạy theo thành tích trong giáo dục, mà xem nhẹ chất lượng đào tạo. Chính điều đó đã tác động không nhỏ đến nhận thức của giáo viên và học sinh. Giáo viên có phần xem nhẹ chất lượng học tập của học sinh. Bởi thế trong tiết trả bài viết giáo viên chỉ thực hiện một cách qua loa,có phần sơ sài, cụ thể qua các bước: Đưa ra dàn ý chung sơ lược theo yêu cầu của đề bài; nhận xét một vài nét cơ bản trong bài làm của học sinh; phát bài; ghi điểm…Qúa trình này diễn ra rất ít thời gian (10 đến 15 phút). Điều đó khó giúp cho từngcá nhân học sinh nhận ra những ưu điểm-hạn chế của mình trong bài viết. Còn đối với học sinh đa số các em hời hợt xem nhẹ việc họccủa chính mình.Các em cứ viết sao cho hoàn thành là được mà không cân nhắc kỷ càng về lỗi chính tả, cách viết hoa, diễn đạt câu … Bản thân tôi là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn bâc trung học cơ sở,tôi nhận thấy tiết trả bài viết Tập làm văn có vị trí,vai trò “cực kì” quan trọng.Nó không chỉ đơn thuần là tiết nhằm để thông báo kết quả bài làm của học sinh mà còn là dịp để cho các em thấy được những ưu điểm và hạn chế qua bài làm của mình nhằm rút kinh nghiệm cho những bài viết tiếp theo. Chính vì lẽ đó bản thân tôi nói riêng và giáo viên trực tiếp đứng lớp giảng dạy môn Ngữ văn cần coi trọng hơn nữa các tiết trả bài kiểm tra viết Tập làm văn mục đích nhằm giúp cho học sinh ngày càng hoàn thiện hơn khả năng hành văn nói riêng và kiến thức Ngữ văn nói chung. Đó là điều rất cần thiết. II/GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1.Thực trạng Nhằm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên,trường chúng tôi thường xuyên tổ chức các tiết thao giảng, dự giờ chéo rút kinh nghiệm lẫn nhau qua các tiết dạy để giáo viên có thể phát huy những ưu điểm và thấy được những hạn chế vế mặt phương pháp và cả nội dung của bài mình đã dạy.Nhưng hầu như trong những năm từ khi tôi mới đứng lớp cho đến nay,chưa bao giờ tôi được dự tiết trả bài viết Tập làm văn của giáo viên khác và ngược lại.Bởi giáo viên chúng ta cho rằng dự giờ nên dự vào các tiết bài mới còn các tiết như ôn tập,thực hành,trả bài kiểm tra cho học sinh là không nên dự.Phải chăng đó là sự sai lầm đáng kể trong nhận thức của giáo viên chúng ta ? Cũng chính vì lí do đó mà trải qua các năm học 2004-2005và 2005-2006 trong quá trình chấm bài cho học sinh dù tôi chấm khá kỉ lưỡng và mang tính khách quan nhưng lần lượt các bài viết này đến bài viết khác mà số lượng học sinh có điểm dưới 5 khá nhiều .Thông thường tôi tiến hành tiết trả bài viết theo các bước sau : Bước 1: Chấm,chữa bài cho học sinh ( gạch dưới những lỗi học sinh mắc phải: chính tả dùng từ,đặt câu…). Bước 2: Sửa bài trên lớp: _Giáo viên chép dàn ý chung theo yêu cầu đề bài đã cho và sau đó yêu cầu học sinh sửa vào . _Giáo viên nêu những hạn chế chung mà học sinh mắc phải . Bước 3: Phát bài . Bước 4 : Đọc 1-2 bài viết khá tốt cho học sinh tham khảo. Bởi giáo viên thực hiện chưa tích cực trong việc sửa bài nên chất lượng bài viết của học sinh chưa đạt kết quả cao. Cụ thể năm học 2005-2006 kết quả của tiết trả bài viết số 7 của khối 6 như sau: Tổng số học sinh Chưa đáp ứng yêucầu Sai chính tả Sai về cách viết hoa Mắc lổi dùng từ Sai về ngữ pháp Bước sang năm học 2006-2007.Có được một số kinh nghiệm từ bản thân nên tôi tiến hành thêm một vài bước mới , cụ thể ở bước 2: _Bước 1:chấm, chữa kĩ bài của học sinh. _Bước 2: sửa bài viết trên lớp. +Học sinh nhắc lại yêu cấu đề bài. +Giáo viên yêu cầu học sinh tìm các ý cơ bản có thể lập trong dàn ý (học sinh nêu , giáo viên chọn lọc và ghi lên bảng). +Giáo viên gọi vài học sinh lên bảng để tự ghi ra các lổi chínhtả mắc phảimà giáo viên gạch dưới. +Một vài học sinh khác lên bảng ghi sửa lại cụ thể các lổi chính tả mà bạn đã liệt kê. _Bước 3: phát bài Thực hiện theo cách này thì bản thân tôi nhận thấy học sinh có sự tiến bộ về mặt lổi chính tả. Điều này được thể hiện qua bảng thống kê sau: Tổng số học sinh Chưa đáp úng yêu cầu Lổi chính tả Sai về cách viết hoa Mắc lổi dùng từ Sai về ngữ pháp Đối với cách tiến hành này tôi nhận thấy có ưu điểm là hạn chế được ở học về lổi chính tả. Song vẫn còn những mặc khác chưa đem lại kết quả tốt,chẵn hạn: _Không đủ thời gian để giáo viên đọc 1-2 bài viết khá tốt cho học sinh tham khảo . _Học sinh chưa phát hiện một cách cụ thể về những lỗi mình mắc phải như : cách dùng từ,đặt câu… Từ thực trang trên cho thấy: nếu đa số học sinh đã mất căn bản trong cách hành văn từ bậc tiểu học thì giáo viên trung học cơ sở chúng ta ngoài việc cho rằng học văn cần phải có năng khiếu còn đòi hỏi chúng ta phải hình thành cho các em những bước cơ bản cần thiết ngay từ năm đầu cấp trung học cơ sở vẫn là điều chưa muộn. Cũng chính ở cấp học này mà chúng ta dễ dàng uốn nắn các em về tư duy và nhận thức. Bởi thế giáo viên trực tiếp giảng dạy môn học Ngữ văn trong nhà trường trung học cơ sở cần coi trọng hơn nữa tiết trả bài viết Tập làm văn cho học sinh để rèn cho các em kĩ năng hành văn đạt kết quả tốt. 2/Giải quyết vấn đề Trong thời gian qua để thực hiện tốt phương pháp đổi mới cùng với chương trình thay sách giáo khoa ở tất cả các khối lớp và với mục tiêu thực hiện cuộc vận động “hai không với bốn nội dung “trong lĩnh vực giáo dục .Mặc khác,xét thấy được nhiều vấn đề trọng điểm cho Ban giám hiệu cùng toàn thể giáo viên của trường đã rất mực quan tâm đến công tác chuyên môn .Chính nhờ vàosự miệt mài nghiên cứu và học hỏi nên giáo viên của trường tôi có rất nhiều giáo viên đạt danh hiệu giáo viên giỏi.Riêng tôi chỉ mới công tác giảng dạy vài năm nên có rất nhiều điều cần học hỏi thêm .Chính vì vậytrong mấy năm qua tôi đã tựhọc ,tự nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn của mình.Đặc biệt đối với cương vị là giáo viên môn văn,bản thân tôi nhận thấy rằng cần hình thành cho học sinh các kĩ năng “nghe,nói ,đọc,viết”,nhất là kĩ năng viết .Vậy do đâu mà ta đánh giá được năng lực của từng học sinh trong cách hành văn của mình,phải chăng thông qua bước chấm bài của học sinh là khâu rất quan trọng để giáo viên có “điều kiện và cơ hội” đánh giá đúng thực lực của các em? Đồng thời cũng để cho học sinh biết được những mặt ưu điểm và hạn chế của mình trong bài viết .nhưng quan trong là phải thục hiện như thế nào thì mới đem lại hiệu quả cho cả thầy lẫn trò ? Để giải quyết vấn đề nan giải đó thì đặc biệt giáo viên phải tìm ra những cách khác nhau để đem lại hiệu quả cho tiết trả bài viết Tập làm văn. Riêng bản thân tôi đã tiến hành thực hiện (và yêu cầu học sinh thực hiện) một cách nghiêm túc kỹ càng .Đồng thời để thực hiện tốt, tôiđã tiến hành thực hiện qua các khâu sau: a. Giáo viên cần chấm bài nghiêm túc, kỹ càng,chính xác. Công việc chấm bài là khâu rất quan trọng đối với tất cả các môn học bởi chấm bài là kết quả để ta đánh giá năng lực học tập của học sinh. Đặc biệt ở môn Ngữ văn nếu ta chấm qua loa, sơ sài thì sẽ không đánh giá được chínhxác những ưu điểm và hạn chế qua bài viết của học sinh. Hơn thế nữa , có nhiều trường hợp học sinh làm bài giống nhau hoặc một số em học thuôc lòng trong sách bài tập hay những bài văn mẫu. vì vậy giáo viêncần chấm bài và nêu nhận xét kỹ, cụ thể những ưu điểm,hạn chế qua từng phần trong bài làm của học sinh. Đặc biệt giáo viên phải chỉ ra cho các em nhận thấy từng lỗi(dù đó là lỗi rất nhỏ ),về chính tả,cách viết hoa (giữa các câu,các đoạn,các phần…) cách dùng từ, đặt câu.Qua đó bước đầu cũng nhằm giúp cho các em có và hình thành được ý thức “ Giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt ”. Bên cạnh đó việc “chấm kỹ ” còn giúp cho việc đánh giá của giáo viên mang tính khách quan đối với từng bài viết của học sinh . Chúng ta tránh được tình trạng chấm bài theo cách “đo gang tính điểm” hay chấm bài theo kiểu cảm tính,cảm tình nơi giáo viên giành cho học sinh của mình.Chấm bài xong giáo viên cần phải làm gì ? b.Phân loại bài viết của học sinh theo từng nhóm lỗi - loại. * Nhóm lỗi: _Nhóm sai chínhtả nhiều _Nhóm sai lỗi dùng từ(dùngtừ chưa chính xác),lỗi lặp từ. _Nhóm sai về cách viết hoa. _Nhóm diễn đạt sai ngữ pháp,lủn củn . *Loại : Giáo viên căn cứ vào những lỗi của học sinh trong bài viết mắc phải (hoặc không ) các lỗi trên và xếp thành năm loại:Giỏi ,khá, trung bình, yếu, kém. Cách phân loại này được thể hiện rõ qua bảng sau: STT Họ và tên Sai lỗi chính tả Sai về cách viết hoa Mắc lỗi dùng từ Sai về ngữ pháp 1 Lê Thị Nhung x x 2 Lâm Văn Tùng x x 3 … Đồng thời có bảng phân loại kèm theo : Tổng số HS của lớp Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém TS TL TS TL TS TL TS TL TS TL Sau khâu phân loại bài viết của học sinh (giáo viên đã thực hiện ở nhà) khi đến tiết trả bài viết giáo viên cần phải: c. Tiến hành trả bài trên lớp: Năm học 2006-2007 tôi có áp dụng đổi mới trong tiết trả bài viết cho học sinh nhưng kết quả đạt chưa cao, còn nhiều mặt hạn chế. Vì vậy sang năm học 2007-2008 tôi tự nghiên cứu để đưa vào những điểm mới trong tiết trả bài viết cho học sinh theo những cách sau : -Cách thứ . môn Ngữ văn cần coi trọng hơn nữa các tiết trả bài kiểm tra viết Tập làm văn mục đích nhằm giúp cho học sinh ngày càng hoàn thiện hơn khả năng hành văn. môn học Ngữ văn trong nhà trường trung học cơ sở cần coi trọng hơn nữa tiết trả bài viết Tập làm văn cho học sinh để rèn cho các em kĩ năng hành văn đạt

Ngày đăng: 20/10/2013, 13:11

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Cách phân loại này được thể hiện rõ qua bảng sau: STT Họ và tênSai   lỗi - SKKN Ngữ Văn  hay
ch phân loại này được thể hiện rõ qua bảng sau: STT Họ và tênSai lỗi (Trang 5)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w