Phân tích đa dạng di truyền một số mẫu nấm Corynespora cassiicola (Berk. & Curt.) Wei gây bệnh trên cây cao su (Hevea brasliensis Muell. Arg) bằng phương pháp RFLP - PCR
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
PHÂN TÍCH ĐA DẠNG DI TRUYỀN MỘT SỐ MẪU NẤM
Corynespora cassiicola (Berk & Curt.) Wei GÂY BỆNH TRÊN
CÂY CAO SU (Hevea brasiliensis Muell Arg.)
BẰNG PHƯƠNG PHÁP RFLP – PCR
NGÀNH: CÔNG NGHỆ SINH HỌC NIÊN KHÓA: 2001 – 2005
SINH VIÊN THỰC HIỆN: VŨ THỊ QUỲNH CHI
Thành phố Hồ Chí Minh -2005-
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC
PHÂN TÍCH ĐA DẠNG DI TRUYỀN MỘT SỐ MẪU NẤM
Corynespora cassiicola (Berk & Curt) Wei GÂY BỆNH TRÊN
CÂY CAO SU (Hevea brasiliensis Muell Arg.)
BẰNG PHƯƠNG PHÁP RFLP – PCR
PGS.TS BÙI CÁCH TUYẾN VŨ THỊ QUỲNH CHI ThS PHAN THÀNH DŨNG
Thành phố Hồ Chí Minh -2005-
Trang 3LỜI CẢM TẠ
Chân thành cảm ơn:
Ban Giám Hiệu trường Đại Học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh, Ban Chủ Nhiệm Bộ Môn Công Nghệ Sinh Học, cùng tất cả quý thầy cô đã truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt thời gian học tại trường
Ban giám đốc Viện Nghiên Cứu Cao Su Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực tập và hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp
PGS.TS Bùi Cách Tuyến cùng ThS Phan Thành Dũng – Viện Nghiên Cứu Cao Su Việt Nam – đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận TS Bùi Minh Trí và TS Đinh Duy Kháng đã có những chỉ dẫn, động viên giúp tôi thực hiện tốt khóa luận này
KS Nguyễn Ngọc Mai cùng các cô chú, anh chị là cán bộ công nhân viên Bộ Môn Bảo Vệ Thực Vật/Viện Nghiên Cứu Cao Su đã nhiệt tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực tập tại Viện Nghiên Cứu Cao Su Việt Nam
Chị Huỳnh Kim Hưng cùng các anh chị trực thuộc Trung Tâm Phân Tích – Thí Nghiệm Hóa Sinh Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh đã hướng dẫn và chia sẻ cùng tôi những khó khăn trong thời gian thực hiện khóa luận
Các bạn bè thân yêu lớp Công Nghệ Sinh Học 27 đã giúp đỡ và chia sẻ cùng tôi những vui buồn trong suốt những năm học cũng như thời gian thực tập tốt nghiệp
Và Con xin thành kính ghi ơn Cha Mẹ đã sinh thành, dưỡng dục con nên người, để Con được như ngày hôm nay
Trang 4Bệnh rụng lá Corynespora trên cây cao su là một bệnh mới do nấm
Corynespora cassiicola (Berk & Curt.) Wei gây ra nhưng có tác hại rất lớn đến nền
kinh tế của nhiều nước, đặc biệt là những nước sản xuất cao su thiên nhiên Triệu chứng biểu hiện của bệnh hiện nay rất biến thiên và dễ nhầm lẫn với các bệnh về lá
khác Do đó tìm hiểu phương pháp chẩn đoán, phát hiện nhanh bệnh Corynespora
cũng là cách giúp khống chế bệnh nhanh hơn, trước khi bệnh lây lan Những nghiên
cứu trên thế giới cho thấy, nấm C cassiicola có sự phân hóa trong cùng loài,
C cassiicola trên các dòng vô tính cao su khác nhau có sự khác biệt về di truyền, nhờ
đó có thể nhận biết C cassiicola qua khả năng gây bệnh cho các dòng vô tính cao su khác nhau Việc nghiên cứu đa dạng di truyền của nấm C cassiicola trên cây cao su ở
nước ta là một việc làm cần thiết nhằm tìm hiểu mối quan hệ giữa sự đa dạng di
truyền của C cassiicola với tính kháng của một số dòng vô tính cao su đang được
trồng ở Việt Nam
Kết quả đạt được:
Nhận diện được triệu chứng đặc trưng của bệnh rụng lá Corynespora trên cây
cao su
Thu thập mẫu bệnh trên 32 dòng vô tính cao su khác nhau, tiến hành quy trình
chẩn đoán và phân tích đa hình vùng ITS của nấm C cassiicola bằng phương pháp
RFLP – PCR trên 7 dòng vô tính
Qua phân tích chúng tôi đi đến kết luận:
Quy trình phản ứng PCR đối với nấm C cassiicola của Silva và cộng sự (1998) có thể sử dụng để nghiên cứu vùng ITS nấm C cassiicola ở Việt Nam
Chẩn đoán bệnh Corynespora bằng cách nhận diện sản phẩm khuếch đại vùng
ITS sử dụng cặp primer ITS A và ITS B là không hiệu quả, sản phẩm thu nhận được
không đặc trưng cho nấm C cassiicola
Trang 5Không tìm thấy bất cứ sự đa hình nào trong vùng ITS của các mẫu nấm nghiên
cứu khi sử dụng phương pháp RFLP – PCR với các enzyme cắt giới hạn EcoRI, CfoI,
MspI, HaeIII, RsaI, Sau3AI
Các mẫu nấm được dùng trong phân tích có thể thuộc cùng một chủng nấm C cassiicola và đây có thể là chủng duy nhất gây bệnh trên cây cao su ở Việt Nam hiện nay
Trang 62 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1 Sơ lược về cây cao su Hevea brasiliensis Muell Arg
2.2 Sơ lược về nấm C cassiicola (Berk & Curt.) Wei 4
2.2.1 Lịch sử phát hiện 4
2.2.2 Phạm vi phân bố 4
2.2.3 Phạm vi ký chủ và khả năng gây bệnh 5
2.2.4 Đặc tính sinh học của C cassiicola 5
2.3 Nấm C cassiicola (Berk & Curt.) Wei trên cây cao su Hevea brasiliensis Muell Arg 6
2.3.1 Sự xuất hiện của nấm C cassiicola (Berk & Curt.) Wei trên cây cao su Hevea brasiliensis 6
2.3.2 Tình hình bệnh do C cassiicola gây ra trên cây cao su tại một số nước trồng cao su 6
2.3.3 Đặc tính sinh học của nấm C cassiicola trên cây cao su 9
2.4 Triệu chứng bệnh của cây cao su bị nhiễm bệnh do C cassiicola 9
Trang 72.5 Kỹ thuật polymerase chain reaction (PCR) 10
2.6.3 Trình tự nhận biết của các enzyme cắt giới hạn 16
2.6.4 Sử dụng các enzyme cắt giới hạn trong phân tích DNA 16
2.6.5 Phân tích kết quả của các phản ứng cắt bằng RE 18
2.6.6 Bản đồ giới hạn 19
2.7 Vùng ITS và vai trò của nó trong phân tích đa dạng di truyền 19
2.8 Những nghiên cứu về C cassiicola trong và ngoài nước 21
2.8.1 Những nghiên cứu về C cassiicola ngoài nước 21
2.8.2 Những nghiên cứu về C cassiicola trong nước 23
3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 24
3.1 Thời gian và địa điểm tiến hành 24
3.1.1 Thời gian 24
3.1.2 Địa điểm 24
3.1.3 Đối tượng nghiên cứu 24
3.2 Nội dung nghiên cứu 24
3.2.1 Phân lập nấm nguồn nấm C cassiicola 24
3.2.1.1 Hóa chất và dụng cụ 24
3.2.1.2 Phương pháp lấy mẫu 25
3.2.1.3 Phương pháp phân lập 25
3.2.2 Khuếch đại vùng ITS bằng kỹ thuật PCR 26
3.2.2.1 Chuẩn bị DNA khuôn mẫu cho phản ứng PCR 26
3.2.2.2 Thực hiện phản ứng PCR 28
3.2.2.3 Đọc kết quả của phản ứng PCR 30
3.2.3 Phân tích sản phẩm PCR bằng các enzyme cắt giới hạn (RE) 30
Trang 83.2.3.1 Hóa chất và dụng cụ 31
3.2.3.2 Thành phần hóa chất của phản ứng RFLP 31
4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 32
4.1 Về tác nhân gây bệnh rụng lá Corynespora 32
4.2 Kết quả ly trích DNA nấm C cassiicola 37
4.3 Kết quả PCR vùng ITS của nấm C cassiicola 37
4.4 Kết quả phân tích RFLP sản phẩm PCR vùng ITS 40
Trang 9DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
PCR: Polymerase Chain Reaction RE: Restriction endonuclease PDA: Potato Dextrose Agar PSA: Potato Saccharose Agar EtBr: Ethidium Bromide TE: Tris EDTA
TAE: Tris Glacial Acetic Acid EDTA
RFLP: Restriction Fragments Length Polymorphism ITS: Internal Transcribed Spacer
RAPD: Random Amplified Polymorphism DNA Bp: base pairs
rRNA: ribosomal RNA dvt: dòng vô tính BVTV: bảo vệ thực vật
VNCCSCN: Viện Nghiên Cứu Cao Su Việt Nam
Trang 10DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Một vài RE và vị trí phân cắt của nó 15 Bảng 2.2: Liệt kê các RE xếp thứ tự theo bản chất vị trí cắt của nó 17 Bảng 2.3: Trình tự một số primer và trình tự của nó dùng trong nghiên cứu vùng ITS của nấm 21 Bảng 3 1: Thành phần hóa chất của phản ứng PCR 29 Bảng 3.2: Thành phần hóa chất của phản ứng RFLP 31 Bảng 4.1: Các dòng vô tính cao su được lấy mẫu và đặc điểm triệu chứng của bệnh (đặc trưng/ không đặc trưng) 33
Bảng 4.2: Một số dòng vô tính cao su phân lập được nấm C cassiicola 36
Trang 11Hình 2.4: Lược đồ các primer trên vùng ITS 20
Hình 3.1: Hình minh họa chu trình nhiệt của phản ứng PCR dùng trong thí nghiệm 29
Hình 4.1: Triệu chứng bệnh đặc trưng của bệnh rụng lá Corynespora 34
Hình 4.2: Triệu chứng biến thiên của bệnh rụng lá Corynespora 34
Hình 4.3:Triệu chứng của bệnh héo đen đầu lá do nấm Colletotrichum gloeosporioidies 35
Hình 4.4: Bào tử nấm C cassiicola dạng đơn dưới kính hiển vi và bào tử nấm Colletotrichum gloeosporioidies 35
Hình 4 5: Khuẩn lạc nấm C cassiicola trên môi trường PDA 36
Hình 4.6: Kết quả ly trích DNA nấm C cassiicola từ các nguồn khác nhau 37
Hình 4.7: Kết quả điện di sản phẩm PCR một số mẫu nấm C cassiicola 38
Hình 4.8: Sản phẩm PCR thu nhận được sau khi giảm lượng primer dùng trong phản ứng PCR 39
Hình 4.9: Kiểm tra kích thước sản phẩm PCR của nấm C cassiicola và so sánh với sản phẩm PCR của nấm Beauveria bassiana và Metarhizum anisopliae 40
Hình 4.10: Các sản phẩm tạo thành khi phân cắt sản phẩm PCR bằng enzyme EcoRI 41
Hình 4.11: Phân cắt các sản phẩm PCR bằng enzyme MspI 42
Hình 4.12: Phân cắt sản phẩm bằng enzyme CfoI 42
Hình 4.13: Phân cắt sản phẩm bằng enzyme RsaI 43
Hình 4.14: Phân cắt sản phẩm PCR bằng enzyme HaeIII 43
Hình 4.15: Phân cắt sản phẩm PCR bằng enzyme Sau3AI 44
Trang 12PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Nấm bệnh trên cây trồng, đặc biệt là nấm ký sinh là dịch hại nguy hiểm đối với nền
nông nghiệp của nhiều quốc gia trên thế giới Trong đó, nấm Corynespora cassiicola
(Berk and Curt.) Wei có khả năng phân bố và phổ ký chủ rộng đã gây thiệt hại đáng
kể cho nền kinh tế của nhiều nước Trong phổ ký chủ, Corynespora cassiicola gây hại đặc biệt nghiêm trọng cho cây cao su (Hevea brasiliensis Muell Arg.), đây là loại cây
công nghiệp có giá trị kinh tế cao được trồng nhiều ở các nước Đông Nam Á, châu Phi và Nam Mỹ
Trên cây cao su, C cassiicola gây ra bệnh rụng lá – còn được gọi là bệnh rụng lá
Corynespora, bệnh này có thể xảy ra trên cây cao su thuộc mọi lứa tuổi và xảy ra
quanh năm, gây thiệt hại rất lớn về năng suất mủ cao su Bệnh này đã bùng phát thành những đợt dịch bệnh và được ghi nhận lần đầu tiên vào những năm 1980 ở Sri Lanka, Indonesia, Malaysia và Thái Lan trên các dvt mẫn cảm như RRIC 103, RRIM 725, KRS 21, PPN 2447 Trong khoảng thời gian từ 1980 - 1988, ở Indonesia, khoảng 1200 ha cao su đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thiệt hại khoảng 400 ha, ước tính giá trị thiệt hại lên đến 50 triệu USD (theo CFC/INRO Project Proposal, 1999) Trong những năm
gần đây, khả năng gây hại của nấm C cassiicola ngày càng lớn và ngày càng có nhiều dvt cao su bị nhiễm bệnh Biện pháp phòng trừ bệnh rụng lá Corynespora bằng hóa
chất khá tốn kém và được nhận định là không kinh tế bằng cách thay thế các dvt mẫn
cảm bằng các dvt có tính kháng (Chee, 1988) Dịch bệnh do nấm C cassiicola gây ra
thường làm kéo dài thời kỳ kiến thiết cơ bản và thời gian phục hồi của những dvt bị nhiễm bệnh Trước tình hình đó, người trồng cao su thường được khuyến cáo trồng các
dvt có tính kháng bệnh Tuy nhiên, khả năng gây bệnh của các dòng C cassiicola là rất
khác nhau tùy thuộc vào dvt cao su khác nhau và các điều kiện môi trường như nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, độ cao và độ màu mỡ của đất Các nghiên cứu trên thế giới cho
thấy nấm C cassiicola trên cây cao su có sự phân hóa về di truyền (CFC/INRO Project
Proposal, 1999; Safia và Noor Hisham, 2003) Do vậy, việc xác định sự đa dạng sinh
học, đặc biệt là đa dạng ở mức độ phân tử của C cassiicola là việc rất cần thiết Đây
Trang 13chính là tiền đề cho việc xác định các marker phân tử có liên quan đến tính độc của C
cassiicola và phục vụ cho việc nghiên cứu tính kháng trên các dvt cao su
Ở Việt Nam, bệnh rụng lá Corynespora trên cây cao su đã được ghi nhận vào tháng
09/1999, gây hại nặng cho các dvt RRIC 103, RRIC 104 và LH 88/372 Hiện nay, số lượng dvt cao su bị nhiễm bệnh đã tăng lên nhiều, bệnh đã xuất hiện tại một số công ty cao su ở miền Đông Nam Bộ (Phan Thành Dũng, 2004) và một số tỉnh phía Bắc như Hà Tây và Nghệ An (Chi Cục Bảo Vệ Thực Vật, 2000) Những nghiên cứu về bệnh này ở Việt Nam hiện chưa nhiều và mới chỉ dừng lại ở phân tích, đánh giá tình hình
bệnh cũng như tính kháng của một số dvt cao su đối với nấm C cassiicola Việc ứng dụng các kỹ thuật phân tử trong chẩn đoán bệnh và nghiên cứu về nấm C
cassiicola chưa nhiều trong khi bệnh rụng lá Corynespora ngày càng lan rộng, triệu
chứng bệnh ngày càng biến thiên, càng ngày càng có nhiều dvt cao su bị nhiễm bệnh, đã trở thành mối lo ngại của nhiều nước trồng cao su
Xuất phát từ các vấn đề trên, chúng tôi thực hiện đề tài “Phân tích đa dạng di
truyền một số mẫu nấm Corynespora cassiicola (Berk & Curt.) Wei gây bệnh trên cây cao su (Hevea brasliensis Muell Arg) bằng phương pháp RFLP – PCR”
1.2.Mục đích yêu cầu 1.2.1.Mục đích
Thu thập và phân lập nấm C cassiicola trên lá cao su bị bệnh có biểu hiện các
triệu chứng đặc trưng, không đặc trưng trên các dvt cao su khác nhau, tại một số địa điểm khác nhau
Xác định sự khác biệt di truyền giữa các mẫu nấm C cassiicola phân lập từ các
dvt cao su khác nhau bằng phương pháp RFLP – PCR (Restriction Fragments Length Polymorphism – Polymerase Chain Reaction)
1.2.2 Yêu cầu
Nhận dạng được các triệu chứng biểu hiện của bệnh rụng lá Corynespora trên
cây cao su
Nắm vững kỹ thuật nuôi cấy và phân lập nấm C cassiicola
Nắm vững kỹ thuật PCR và sử dụng các enzyme cắt giới hạn
Trang 14PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Sơ lược về cây cao su (Hevea brasiliensis Muell Arg.)
Cây cao su (Hevea brasiliensis Muell Arg.) có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới, lưu
vực sông Amazone (Nam Mỹ), được H Wickham du nhập vào châu Á và châu Phi năm 1876 Hai cây cao su được du nhập vào Việt Nam năm 1877 do Pierre trồng tại Thảo Cầm Viên (Sài Gòn), nhưng hai cây này sau đó bị chết Ông Seeligmann gởi về Sài Gòn 50 cây cao su và chỉ còn sống 5 cây vào tháng 12 năm 1881, tiếp theo đợt 2 vào tháng 6 năm 1883, nhưng tất cả cây cao su nói trên đều không tồn tại và phát triển được do nhiều nguyên nhân Đến năm 1897, sau một số lần thất bại tiếp theo của ông Raul trong việc du nhập và trồng cao su vào nước ta, bác sĩ Yersin đã thành công và vườn cao su đầu tiên được ông trồng tại Suối Dầu – Nha Trang (Đặng Văn Vinh, 2000)
Đầu thế kỷ 20, các vườn cao su được trồng tại Đông Nam Bộ và đến đầu thập kỷ 50, cây cao su được trồng tại một số vùng Tây Nguyên, miền Trung và một số vùng ở phía Bắc (Đặng Văn Vinh, 2000) Hiện nay, diện tích cao su của cả nước đạt trên 450.000 ha với sản lượng trên 400.000 tấn /ha (Tổng Công Ty Cao Su Việt Nam, 2004)
Cây cao su là loại cây công nghiệp dài ngày, cung cấp mủ và gỗ cho rất nhiều ngành công nghiệp Đây cũng là loại cây có giá trị kinh tế cao trong các lĩnh vực nông – lâm – công nghiệp Trong những năm gần đây, sản lượng mủ không ngừng được nâng cao nhờ những cải tiến về giống, kỹ thuật nông nghiệp, quy trình khai thác,… Tuy nhiên, những thiệt hại do bệnh gây ra cũng gia tăng đáng kể, một phần do việc chọn lọc chủ yếu dựa theo hướng sản lượng cao, sinh trưởng nhanh đã làm thất thoát gen kháng bệnh Mặt khác, do tình hình thời tiết – khí hậu có nhiều thay đổi và diễn biến phức tạp, cùng với sự phát triển và chuyên canh cây trồng trên diện rộng trong vùng khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều đã dẫn đến sự phát sinh – phát triển mạnh về cả chủng loại cũng như mức độ bệnh, gây ảnh hưởng không nhỏ đến vấn đề canh tác và hiệu quả kinh tế của nó, thiệt hại sản lượng và gia tăng chi phí sản xuất Hiện nay, cao su được phát triển mạnh dưới dạng tiểu điền, nên thiệt hại do bệnh gây ra đã ảnh hưởng trực tiêp đến đời sống của những người trồng cao su
Trang 15Theo Chee (1976), cây cao su bị trên 550 loài sinh vật tấn công, trong đó có 24 loài có tầm quan trọng về kinh tế Theo Nguyễn Hải Đường (1997), có 24 loại bệnh gây hại trên cây cao su tại Việt Nam
2.2 Sơ lƣợc về nấm C cassiicola (Berk & Curt.) Wei
Trung Quốc nhiều tác giả đã ghi nhận loại nấm này trên cây đậu nành, đậu đũa và
đặt tên là Corynespora vignicola Kawamura Liu (1948) cho rằng loại nấm gây
bệnh tại Trung Quốc tương tự như loại nấm gây bệnh trên cùng ký chủ tại Mỹ đã được Olive và cộng sự đặt tên là Helminthosporum vignae Olive Bain và Lefebrve (Olive et al, 1945; Phan Thành Dũng dẫn nhập, 1995) Sau đó trong báo cáo của IMI (International Mycological Institute) tại Anh cho biết Helminthosporum cassiicola (Berk and Curt) là ký chủ của 11 loài cây vùng nhiệt đới, trong đó có cao su và đu đủ
Năm 1950, Wei thu thập tất cả các tài liệu liên quan đến nấm này và phân tích để đi đến kết luận rằng chúng là tác nhân gây bệnh duy nhất thuộc loài
Corynespora cassiicola và đặt tên là Corynespora cassiicola (Berk and Curt) Wei,
tên này được các nhà bệnh cây chấp nhận cho đến nay
2.2.2 Phạm vi phân bố
C cassiicola (Berk and Curt) Wei được ghi nhận tại hơn 80 nước trên thế giới
thuộc nhiều vùng khí hậu khác nhau từ vùng ôn đới đới đến nhiệt đới như Trung Quốc, Nhật, Malaysia, Indonesia, Australia, Austria, Nigeria, Sri Lanka, Cambodia, Thái Lan, Cameroon, Congo, Cuba, Argentinia…vv (Phan Thành Dũng dẫn nhập,1995)
Trang 162.2.3 Phạm vi ký chủ và khả năng gây bệnh
C cassiicola có khoảng 160 loài ký chủ thuộc các nhóm cây ăn quả, cây công
nghiệp, cây lâm nghiệp, cây ngũ cốc, cây rau màu và nhiều loại cây cảnh khác Một
số cây ký chủ của C cassiicola bao gồm cao su (Hevea brasiliensis), đu đủ (Carica papaya), cà chua (Lycopersicum esculentum)… Tuy nhiên, C cassiicola trên cây
cao su là ký sinh chuyên biệt (Phan Thành Dũng dẫn nhập,1995)
C cassiicola có thể gây hại cho tất cả các bộ phận của cây và gây ra các bệnh:
leaf fire, leaf spot, target spot, frog eye, late blight, ring spot, brown leaf sprot…(Phan Thành Dũng dẫn nhập, 1995)
2.2.4 Đặc tính sinh học của C cassiicola
C cassiicola (Berk and Curt) Wei có khả năng sống ký sinh trên thực vật cũng
như có khả năng sống hoại sinh trên xác bã thực vật (Ellis và Holiday, 1971)
Khuẩn ty của nấm có màu xám đến nâu và biến thiên rất nhiều về hình thái, hình dạng bào tử trên vết bệnh cũng như trong môi trường nhân tạo Bào tử trên lá có màu nâu nhạt, dạng hình lưỡi liềm, có chứa nhiều vết ngăn với chiều dài đôi khi lên đến 700 m
Ellis và Holiday (1971) mô tả khuẩn lạc của nấm có màu xám đến nâu Bào tử dạng đơn hay kết thành chuỗi, biến thiên về kích thước và hình dạng
Nấm dễ dàng phát triển trên môi trường nhân tạo nhưng rất khó hình thành bào tử Sử dụng môi trường PDA cải thiện đáng kể khả năng hình thành bào tử của
C cassiicola phân lập được từ đậu nành
trường PDA, thích hợp nhất ở 28oC, ngưng phát triển ở nhiệt độ trên 40oC
C cassiicola trên các ký chủ khác nhau có nhiệt độ phát triển tối ưu khác nhau
Khuẩn ty của C cassiicola phát triển tốt trong điều kiện tối Khuẩn lạc hình
thành thay đổi theo mức độ chiếu sáng, phát triển rộng và mỏng dưới ánh sáng huỳnh quang, dày và tụ lại trong điều kiện tối
Đối với C cassiicola trên cây cao su, khuẩn lạc phát triển tốt nhất trên môi
trường PDA ở nhiệt độ 28oC (Phan Thành Dũng dẫn nhập,1995)
Trang 172.3 Nấm C cassiicola (Berk & Curt.) Wei trên cây cao su (Hevea brasiliensis) 2.3.1 Sự xuất hiện của nấm C cassiicola (Berk & Curt.) Wei trên cây cao su (Hevea brasiliensis)
Đây là bệnh mới và có tác hại lớn chưa từng có từ trước tới nay tại các nước trồng
cao su ở Châu Á Bệnh được phát hiện lần đầu tiên trên cây cao su thực sinh tại
Sierra Leone (châu Phi) năm 1949 Tiếp theo, bệnh lần lượt được ghi nhận ở Ấn Độ
(1958), Malaysia (1961), Nigeria (1968), Thái Lan, Sri Lanka, Indonesia (1985),
Bangladesh, Brazil năm 1988 và ở Việt Nam năm 1999 (Phan Thành Dũng dẫn nhập,
1995)
Trên cây cao su, nấm C cassiicola gây hại trên lá, cuống lá và chồi
2.3.2 Tình hình bệnh do nấm C cassiicola gây ra trên cây cao su tại các nước trồng cao su
Sự phát dịch và lây lan của C cassiicola có liên quan đến các yếu tố môi trường
như độ ẩm, nhiệt độ, lượng mưa, độ cao và độ màu mỡ của đất đai (CFC/INRO Project Proposal, 1999) Do vậy, tình hình bệnh và diễn biến bệnh ở các quốc gia
khác nhau là khác nhau Dịch hại do C cassiicola gây ra được ghi nhận lần đầu tiên
vào năm 1980, chủ yếu tại các nước sản xuất cao su như Indonesia, Malaysia, Sri
Lanka, Thái Lan Đến nay C cassiicola đã gây hại ở nhiều nước
2.3.2.1 Indonesia
Bệnh bùng nổ lần đầu vào năm 1980 tại trại thực nghiệm Sembawa, Nam Sumatra Hiện nay, bệnh gây hại trên tất cả vùng trồng cao su tại Indonesia Do cao su tiểu điền chiếm trên 90 % tổng diện tích trồng trong nước nên thiệt hại do bệnh chưa thống kê đầy đủ Tuy nhiên, 1.125 ha cao su trong giai đoạn 1980 – 1988 và 400 ha phải nhổ để trồng lại với ước tính thiệt hại khoảng 200 triệu Rp Một số dvt kéo dài thời kỳ kiến thiết cơ bản 8 – 10 năm và làm giảm sản lượng 30 – 50 % đối với vườn khai thác (Sinulinga, 1996; Sujanto và Irwan Suhendry, 2000)
Diễn biến của bệnh trên các dvt theo từng năm được ghi nhận như sau: - 1980: RRIC 103
- 1982: PNN 2058, 2444, 2447
- 1984: GT 1, KRS 21, FX 25, BPM 6, RRIM 725
Trang 18- 1991: RRIM 600 - 1995: IAN 873 - 1999: AV 2037
2.3.2.2 Malaysia
Ghi nhận tại vườn ương trên dvt RRIC 52 và FX 25 Năm 1985, dịch bệnh bùng phát gây hại nặng cho RRIC 103, KRS 21 và RRIM 725 Hiện nay bệnh ghi nhận tại tất cả các vùng trồng cao su trong cả nước, nặng nhất tại Johor Baru và Trengganu Các dvt bị nhiễm bệnh bao gồm GT 1, RRIM 600, 701, 702, 703, 712, 725, 901, 2009, 2020, PR 261, IAN 873, PB 217 (Shukhor S.K and Hidir S.M., 1996)
2.3.2.3 Sri Lanka
Là nước thiệt hại nặng nề nhất, bệnh lần đầu tiên xuất hiện tại 9 địa phương trong vườn nhân sau đó gây hại nặng trên toàn quốc 4.300 ha dvt RRIC 103, là dvt cao sản được khuyến cáo trồng đại trà (2.400 ha của đại điền và 1.900 ha của tiểu điền chiếm 3% diện tích trồng cao su cả nước lúc bấy giờ), phải nhổ bỏ và trồng lại bằng dvt kháng bệnh Chính phủ phải bồi thường 64 triệu Rp cho người trồng cao su bị thiệt hại Các tiến bộ về giống bị khựng lại (thay thế PB 86 bằng các dvt cao sản thuộc RRIC 100’ s series), buộc phải duy trì dvt có sản lượng thấp nhưng có tính kháng bệnh
Các dvt mẫn cảm bị bệnh nặng trước đây bao gồm RRIC 103, RRIC 104, KRS 21, PNN 2444 đã bị loại bỏ từ đầu, một số dvt được đánh giá là kháng bệnh nay cũng đã bị nhiễm bệnh như là RRIM 600, GT 1, RRIC 110, IAN 873, PB 260, PB 28/59, PB 235, RRII 105 (Jayashinge,1996 và 2000)
2.3.2.4 Thái Lan
Bệnh ghi nhận tại thí nghiệm trao đổi giống cao su quốc tế 7 năm tuổi ở trạm Surat Thani Bệnh gây chết dvt RRIC 103 và rụng lá nặng trên KRS 21 Hiện nay, bệnh đã xuất hiện tên toàn bộ diện tích cao su tại Thái Lan, nhưng tác hại không nghiêm trọng (Narisa Chanruang, 2000)
2.3.2.5 Cameroon
Bệnh được ghi nhận trên toàn bộ diện tích trồng cao su trong nước Các dvt mẫn cảm bao gồm GT1, RRIM 600, RRIC 110, PB 260 RRIC 110 được trồng ở quy mô vừa và phải loại bỏ từ 1995 do nhiễm nặng, trong khi PB 260 là dvt có nhiều triển vọng về sản lượng và kháng bệnh tại Indonesia và Malaysia
Trang 19nhưng bị hại rất nặng tại Cameroon và các nước châu Phi (Gobina, 2000; Phan Thành Dũng dẫn nhập, 2001)
2.3.2.6 Ấn Độ
Xuất hiện lần đầu tại vườn ương từ 1969 – 1976 và bệnh chỉ xảy ra ở vài nơi Cho đến năm 1996 – 1997 dịch bệnh đã bùng phát tại South Canara, Karnataka làm rụng lá, chết chồi và đôi khi chết cả cây Bệnh cũng gây rụng lá và chết chồi tại vùng Trichur và Thodupuzha, miền trung bang Kerala vào năm 1999 – 2000 Các dvt bị nhiễm bệnh bao gồm GT 1, RRIM 600, Tijir 1 và RRII 105, 118 Tại vườn nhân RRII 105, 118, 300,305, PR 107, 255, 261, RRIM 600, PB 235, 255,260, 311, và GT 1 Dvt RRII 105 mẫn cảm nặng với bệnh gây nhiều chú ý do trên 80 % cao su tại đây trồng dvt này (Sabu,2000)
2.3.2.7 Việt Nam
Bệnh xuất hiện lần đầu vào tháng 8 năm 1999 tại trại thực nghiệm cao su Lai Khê, Viện Nghiên Cứu Cao Su Việt Nam Dvt LH 88/372, RRIC 103 và RRIC 104 bị hại nặng và phải cưa bỏ và xử lý bằng 0,5 % Benlate C 50 WP Theo một số ghi nhận ban đầu, bệnh gây thiệt hại về sinh trưởng và sản lượng do tán lá không đủ để cây sinh trưởng và duy trì sản lượng Một số vườn khai thác bị hại nặng có sản lượng chỉ bằng 1/3 -1/2 so với vườn cây có cùng điều kiện không bị nhiễm bệnh Sinh trưởng cũng chậm, tỷ lệ khô miệng cạo và cỏ trong vườn cũng gia tăng hơn so với vườn cây không bị hại Ngoài ra, cùng dvt và tuổi cây, bệnh phân bố khác nhau, trong đó gây hại nặng tại những vùng thấp ẩm ướt hơn so với vùng cao có điều kiện thông thoáng hơn (Phan Thành Dũng và Nguyễn Thái Hoan, 1999 và 2000)
Trang 20Hình 2.1: Một đợt dịch bệnh do C cassiicola gây ra trên cây cao su ở Việt Nam
Nguồn: Bộ Môn BVTV/VNCCSVN.
2.3.3 Đặc tính sinh học của nấm C cassiicola trên cây cao su
Khuẩn ty của nấm có màu xám đến nâu, rất biến thiên về hình thái, hình dạng bào tử trên vết bệnh cũng như trên môi trường nhân tạo Bào tử trên lá có màu nâu nhạt với dạng hình lưỡi liềm chứa nhiều vết ngăn với chiều dài biến thiên, đôi khi đạt 700 m Bào tử dạng đơn đôi khi dạng chuỗi dính với nhau ở hai đầu gọi là hilum, phát tán nhờ gió
Bào tử phóng thích vào ban ngày và cao điểm từ 8 – 11 giờ sáng Sau thời gian mưa nhiều và tiếp theo nắng ráo, số lượng bào tử phóng thích nhiều nhất do nấm cần ẩm độ cao để hình thành bào tử Bào tử có khả năng tồn tại trên các vết bệnh cũng như trong đất với thời gian kéo dài, trên lá cao su khô nấm vẫn tồn tại và giữ nguyên khả năng gây bệnh đến 3 năm (Chee, 1988)
Nấm xâm nhập chủ yếu ở mặt dưới lá qua lớp biểu bì và khí khổng, ngoài ra còn tiết ra enzyme cellulase giúp phân huỷ màng tế bào Trong suốt quá trình sinh trưởng, nấm còn tiết ra độc tố CC toxin (là cassiicoline chứa các amino acid) gây độc cho cây cao su, cho nên chỉ với một lượng nhỏ ở gân chính của lá cũng đủ gây rụng lá (Chee, 1988)
Nấm có khả năng tồn tại và phát triển trong phạm vi nhiệt độ lớn, thích hợp nhất ở 28 2 oC và ẩm độ bão hoà (Chee, 1987 &1988; Jayashinghe, 2000)
Trang 21Nấm có khả năng gây rụng lá non lẫn lá già, cuống lá và chồi Hơn nữa, nấm gây bệnh quanh năm và suốt chu kỳ sống của cao su nên có tác hại rất lớn, nhất là trên các dvt mẫn cảm
2.3.4 Triệu chứng bệnh của cây cao su bị nhiễm bệnh
Bệnh xuất hiện trên lá, cuống lá và chồi với các triệu chứng biểu hiện rất khác nhau
- Trên lá: Vết bệnh màu đen với hình dạng xương cá dọc theo gân lá, vết bệnh
lan rộng nếu điều kiện thuận lợi, gây chết từng phần, sau đó lá đổi màu vàng cam và rụng từng lá một Trên lá non vết bệnh hình tròn màu xám đến nâu với vòng màu vàng xung quanh, có khi hình thành lỗ Lá quăn và biến dạng, sau đó rụng toàn bộ
- Trên chồi và cuống lá: Các chồi xanh dễ nhiễm bệnh, đôi khi nấm bệnh cũng
gây hại chồi đã hóa nâu Dấu hiệu đầu tiên với vết nứt dọc theo cuống và chồi có dạng hình thoi, có mủ rỉ ra sau đó hóa đen, vết bệnh có thể phát triển dài đến 20 cm gây chết chồi, đôi khi chết cả cây Nếu dùng dao cắt bở lớp vỏ ngoài sẽ xuất hiện những sọc đen ăn sâu trên gỗ, chạy dọc theo vết bệnh Trên cuống lá với vết nứt màu đen có chiều dài 0,5 – 3,0 mm Nếu cuống lá bị hại, toàn bộ lá chét bị rụng khi còn xanh mặc dù không có một triệu chứng nào xuất hiện trên phiến lá(Chee, 1988)
2.4 Kỹ thuật Polymerase Chain Reaction (PCR)
Kỹ thuật PCR do Karl Mullis và cộng sự phát minh năm 1990 được sử dụng rộng rãi nhất trong số các ứng dụng của sinh học phân tử Về thực chất đây là phương pháp
tạo dòng in vitro không cần sự hiện diện của các tế bào (Hồ Huỳnh Thuỳ Dương,
2000)
2.4.1 Nguyên tắc của phản ứng PCR
Kỹ thuật PCR (polymerase chain reaction) là một phương pháp tổng hợp DNA dựa trên mạch khuôn là một trình tự đích DNA ban đầu, khuếch đại, nhân số lượng bản sao của khuôn này thành hàng triệu bản sao nhờ hoạt động của enzyme polymerase và một cặp enzyme đặc hiệu cho đoạn DNA này Hiện nay, kỹ thuật này được sử dụng rộng rãi để phát hiện, tạo ra các đột biến gen, chẩn đoán phát
Trang 22hiện mầm bệnh trên người, động vật, thực vật, thực phẩm…(Hồ Huỳnh Thuỳ Dương, 2000)
Tất cả các DNA polymerase đều cần những primer chuyên biệt để tổng hợp một mạch DNA mới từ mạch khuôn Mạch khuôn thường là một trình tự DNA của gen (gọi là trình tự DNA mục tiêu) đặc trưng cho loài sinh vật mục tiêu hoặc là gen quy định việc tổng hợp một loại độc tố chuyên biệt của vi sinh vật (Hồ Huỳnh Thuỳ Dương, 2000)
Primer là những đoạn DNA ngắn, có khả năng bắt cặp bổ sung với một mạch của đoạn DNA khuôn và nhờ hoạt động của DNA polymerase đoạn primer này được kéo dài để hình thành mạch mới Phương pháp PCR được hình thành dựa trên đặc tính này của DNA polymerase, đoạn DNA nằm giữa hai primer sẽ được khuếch đại thành số lượng lớn bản sao đến mức có thể thấy được sau khi nhuộm bằng ethidium bromide và có thể thu nhận đoạn DNA này cho các mục đích thao tác trên gel Như vậy, để khuếch đại một trình tự DNA xác định, cần phải có những thông tin tối thiểu về trình tự của DNA, đặc biệt là trình tự base ở hai đầu đoạn DNA đủ để tạo các primer bổ sung chuyên biệt (Hồ Huỳnh Thuỳ Dương, 2000)
Phản ứng PCR gồm nhiều chu kỳ lăp lại nối tiếp nhau Mỗi chu kỳ gồm 3 bước như hình 2.2
Bước 1 (tách sợi đôi DNA, denaturation): trong một dung dịch phản ứng bao
gồm các thành phần cần thiết cho sự sao chép, phân tử DNA được biến tính ở điều kiện nhiệt độ cao hơn nhiệt độ nóng chảy của phân tử, ở điều kiện này phân tử DNA từ dạng sợi đôi sẽ tách thành dạng sợi đơn, thường là ở nhiệt độ 94 - 95 C trong vòng 30 giây đến 1 phút
Trang 23Hình 2.2: Mô tả phản ứng PCR
Bước 2 (bắt cặp, annealation): trong bước này ở nhiệt độ được hạ thấp hơn
nhiệt độ nóng chảy (Tm) của các primer, cho phép các primer bắt cặp với mạch khuôn Trong thực nghiệm nhiệt độ này dao động trong khoảng 40 - 70 C Tùy thuộc vào Tm của các primer mà thời gian bắt cặp kéo dài từ 30 – 60 giây
Bước 3 (kéo dài, elongation - extension): dưới tác động của DNA polymerase,
các nucleotide lần lượt gắn vào primer theo nguyên tắc bổ sung với mạch khuôn Mạch mới được tạo thành từ mạch được kéo dài Nhiệt độ của phản ứng là 72 C và thường kéo dài từ 30 giây đến nhiều phút
Trong phản ứng PCR một chu kỳ gồm 3 bước như trên được lặp đi lặp lại nhiều lần, làm số lượng DNA được gia tăng theo cấp số nhân Theo tính toán, sau 30 – 40 chu kỳ, sự khuếch đại sẽ cho ra 106
bản sao Sau phản ứng PCR, DNA sản phẩm được nhuộm bằng ethdium bromide sau khi thực hiện điện di trên gel agarose hoặc
Trang 24gel polyacrylamide, sau đó tiến hành quan sát dưới tia UV (bước sóng 312 nm) (Hồ Huỳnh Thùy Dương, 2000)
2.4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả của phản ứng PCR 2.4.2.1 DNA khuôn
DNA khuôn dùng trong phản ứng PCR phải thật tinh sạch, nhưng đôi khi kỹ thuật này cũng cho phép khuếch đại từ dịch DNA thu nhận trực tiếp từ dịch chiết tế bào mà vẫn cho kết quả tốt, thông thường phương pháp này được áp dụng trong chẩn đoán Lượng DNA được dùng trong phản ứng PCR là một lượng cực nhỏ, khoảng 1 g, ngoài ra, nếu sử dụng các enzyme polymerase cho hiệu quả cao còn có thể giảm lượng DNA khuôn xuống còn 100 ng Nếu lượng DNA khuôn quá cao có thể tạo ra những sản phẩm không như mong muốn hay còn gọi là dương tính giả hay sản phẩm tạp nhiễm Khuôn DNA có thể được thu nhận từ các mẫu không được bảo quản tốt, đã bị phân hủy từng phần
2.4.2.2 Enzyme
Thông thường, DNA polymerase dùng trong phản ứng PCR phải là enzyme
chịu nhiệt cao Enzyme thường được sử dụng hiện nay là Taq polymerase được tách chiết từ vi khuẩn Thermus aquaticus
Ngày nay, nhiều loại enzyme chịu nhiệt khác nhau đã được phát hiện và đưa
ra thị trường với chức năng hoàn thiện hơn và chuyên biệt hơn Như enzyme
Tth polymerase từ Thermus thermophilus, enzyme này hoạt động như một
enzyme phiên mã ngược thông qua sự hình thành cDNA trong điều kiện RNA làm khuôn và ion Mn++, nhưng trong điều kiện DNA khuôn và ion Mg++, Tth
polymerase lại xúc tác phản ứng khuếch đại DNA
2.4.2.3 Primer và nhiệt độ lai
Primer có vai trò rất quan trọng trong tiến trình khuếch đại của phản ứng PCR Việc thiết kế và chọn primer phải đáp ứng đủ các yêu cầu sau:
- Trình tự primer được chọn sao cho không có sự bắt cặp bổ sung giữa primer xuôi và primer ngược, không có cấu trúc dimer primer do sự bắt cặp bổ sung giữa các phần khác nhau của một primer
Trang 25- Nhiệt độ nóng chảy của primer xuôi và primer ngược không cách biệt quá xa Thành phần nucleotide của các primer phải cân bằng, tránh các cặp GC lặp lại nhiều lần
- Các primer phải đặc trưng cho trình tự DNA cần khuếch đại, không trùng với trình tự lặp lại trên gen
- Trình tự nằm giữa hai primer xuôi và primer ngược không được quá lớn, phản ứng PCR tối ưu nhất cho những trình tự nhỏ hơn 1 kb
2.4.2.4 Các thành phần khác trong phản ứng PCR
- Bốn loại nucleotide thường được sử dụng với nồng độ 200 M/ mỗi loại nucleotide Nếu nồng độ cao hơn sẽ dẫn đến sự khuếch đại sản phẩm dương tính giả hay tạp nhiễm Sự mất cân bằng trong thành phần các nucleotide làm tăng các lỗi sao chép của polymerase
- Nồng độ Mg++ cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến quá trình khuếch đại, nồng độ tối ưu của ion này không tuân theo một quy luật chung, thông thường
nồng độ tối ưu này phải được xác định riêng cho từng phản ứng
2.4.2.5 Số lượng chu kỳ phản ứng
Số lượng chu kỳ trong một phản ứng PCR thông thường không vượt quá 40 chu kỳ Do phản ứng PCR diễn tiến qua hai giai đoạn, trong giai đoạn đầu số lượng bản sao tăng theo cấp số nhân tỉ lệ với lượng mẫu ban đầu, sau đó hiệu quả khuếch đại giảm vì những nguyên nhân như sự phân hủy và cạn kiệt các thành phần của phản ứng, sự xuất hiện các sản phẩm phụ ức chế phản ứng khuếch đại, các bản sao vừa được tổng hợp không bắt cặp với primer mà chúng tự bắt cặp với nhau Số chu kỳ còn tùy thuộc vào số lượng mẫu ban đầu
Trang 262.4.2.6 Thiết bị và dụng cụ dùng trong phản ứng PCR
Thiết bị cho phản ứng PCR như máy luân nhiệt (thermocycler) cần đáp ứng được yêu cầu thay đổi nhiệt độ thật nhanh và chính xác, tránh tối đa sự bốc thoát hơi nước trong quá trình phản ứng
Eppendorf sử dụng trong phản ứng PCR phải là loại có vách mỏng và có khả năng truyền nhiệt tốt
2.5 Enzyme cắt giới hạn (restriction endonuclease - RE)2.5.1 Giới thiệu
Trong phân tích genome, enzyme làm nhiệm vụ rất quan trọng là nhóm enzyme
với thuật ngữ chung là enzyme cắt giới hạn (restriction endonuclease – RE), ghi
nhận các trình tự đặc biệt của nucleotide, và cắt DNA tại vị trí rất đặc biệt (Bùi Chí Bửu, Nguyễn Thị Lang, 1999)
Các RE được nghiên cứu lần đầu tiên vào những năm 1950 Các RE bao gồm một phần của tính chất cải biến (modification) viết tắt là M Hệ thống R-M trong vi khuẩn giúp nó bảo vệ chống lại sự xâm nhập của thực khuẩn thể và những nhân tố lạ về di truyền Từ kiểu hình được phân lập đầu tiên, hệ thống R- M bây giờ có thể sẵn sàng cho những phân tích di truyền rất có hiệu quả Hệ thống R-M của vi khuẩn phá hủy những phân tử DNA lạ xâm nhập vào tế bào bằng con đường lây nhiễm, tiếp hợp, chuyển nạp Hệ thống R-M của vi khuẩn có xu hướng tạo ra một thế cân bằng ở sinh vật nhân giả (prokaryotic) như là một hệ thống miễn dịch
Hệ thống R-M được tìm thấy trong vi sinh vật, chủ yếu là ở vi khuẩn Nó rất đa dạng ngay cả trong cùng một tế bào Số RE được tư liệu hóa cho đến nay trên 1200, trong đó có 17 thuốc type I, 179 type II, 4 type III rất chuyên tính, bên cạnh đó hơn 190 nhóm DNA modification methyltranferase đã và đang được định tính
Type I: Khi một enzyme nhận biết được một trình tự, nó sẽ di chuyển trên phân tử DNA đến một vị trí cách đó khoảng 1000 – 5000 nucleotide và giải phóng độ vài chục nucleotide
Type II: enzyme nhận biết trình tự và cắt ngay tại vị trí nhận biết đó
Type III: enzyme nhận biết một trình tự và cắt DNA ở vị trí cách đó khoảng 20 nucleotide
Trang 27Type I và Type III có vai trò rất hạn chế, tuy nhiên type II là những enzyme cắt có vai trò rất quan trọng trong trong kỹ thuật biến đổi di truyền
Hệ thống R-M thường có hai hoạt động chính: (a) một RE viết tắt là R- Enase rất chuyên tính tại một vị trí nào đó, nó có nhiệm vụ tiêu hóa DNA ngoại sinh, (b) một methyltranferase là M-Mtase có nhiệm vụ cải tiến và bảo vệ DNA nội sinh không bị tiêu hóa bởi R-Enase
2.5.2 Định danh các enzyme
Smith và Nathan (1973) đã đề nghị một hệ thống định danh thống nhất như sau: - Tên loài của sinh vật là ký chủ được xác định xong lấy chữ cái đầu tiên của genus cộng thêm 2 chữ cái của tên loài bằng 3 chữ, viết theo kiểu in nghiêng, thí
dụ: Escheria coli = Eco và Haemophilus influenzae = Hin
Bảng 2.1 Một vài RE và vị trí phân cắt của nó
Trình tự 5’ – 3’ 3’ – 5’
Ghi chú: Dấu “/” chỉ vị trí cắt.
- Nòi của vi khuẩn được viết bằng chữ in hoa xụt xuống hàng dưới Thí dụ,
Ecok Trong trường hợp hệ thống R-M được chuyên tính bởi virus hay plasmid
Trang 28người ta dùng chữ viết tắt của tên là ký chủ và nguyên tố ngoại nhiễm được xác
định theo sau chữ ấy, viết xuống hàng dưới ví dụ, EcoPI, EcoRI
- Khi một dòng ký chủ nào đó có nhiều hệ thống R-M khác nhau, người ta dùng
số la mã đánh dấu ở phía sau Thí dụ, HindI, HindII, HindIII… Số la mã này không
phải là biểu thị loại hình enzyme
- Tất cả mọi RE đều có tên chung là “endonuclease R”, nhưng bên cạnh đó, nó
còn mang thêm tên hệ thống, như R.HindIII Tương tự, modification enzyme có tên chung là methylase M, theo sau đó là tên hệ thống Modification enzyme của H influenzae Rd tương hợp với endonuclease R.HindIII sẽ được ghi là M.HindIII
Trong thực tế người ta muốn việc sử dụng khi viết sao cho đơn giản, chữ nhảy xuống dưới không cần thiết, toàn bộ chữ viết tắt được ghi cùng một hàng, thí dụ, HindIII, và khi biết rõ là chỉ có RE, ký hiệu tượng trưng cho endonuclease R bị xóa bỏ (Bùi Chí Bửu Và Nguyễn Thị Lang, 1999)
2.5.3 Trình tự nhận biết của các enzyme cắt giới hạn
Các RE có tính chuyên biệt với một trình tự nào đó và nó sẽ cắt nucleotide đúng vị trí xác định mà nó tìm thấy, vị trí này được gọi là trình tự mục tiêu, với số nucleotide trong chuỗi được xác định, thường là 4 – 8 nucleotide Từ đó, DNA hệ gen sẽ được cắt ra thành những đoạn ngắn, hoặc dài có kích thước khác nhau Tuy nhiên đối với một số enzyme, trình tự nhận biết không có tính chuyên biệt tuyệt đối, một số nucleotide của trình tự có thể được thay thế bởi nucleotide khác (Hồ Huỳnh Thùy Dương, 2000)
Một đặc điểm của trình tự nhận biết là chúng có cấu trúc palindromic, có nghĩa là hai mạch của trình tự là hoàn toàn giống nhau nếu chúng được đọc theo chiều 5’ –3’ Như vậy vị trí cắt là giống nhau trên 2 mạch (Hồ Huỳnh Thùy Dương, 2000; Desmond và Nicholl, 1994)
2.5.4 Sử dụng các enzyme cắt giới hạn trong phân tích DNA
Việc sử dụng các enzyme cũng khá đơn giản, chỉ cần thêm một lượng enzyme thích hợp vào DNA mục tiêu trong dung dịch đệm thích hợp và sau đó để cho phản ứng xảy ra ở 37 C Hoạt tính của các enzyme được biểu hiện bằng đơn vị (unit), là lượng enzyme cần thiết để phân cắt 1 g DNA thời gian giờ ở 37 C Phần lớn các thí nghiệm đòi hỏi phải phân cắt hoàn toàn DNA mục tiêu, tuy nhiên trong một số
Trang 29trường hợp sử dụng kết hợp nhiều enzyme chỉ cần tính toán nồng độ và thời gian ủ để đạt được sự phân cắt không hoàn toàn (Desmond và Nicholl, 1994)
Các kiểu đoạn DNA tạo thành do sự phân cắt của các enzyme phụ thuộc vào trình tự nhận biết và vị trí điểm cắt trong trình tự này Chiều dài của đoạn DNA tùy thuộc vào tần số xuất hiện của trình tự nhận biết Vị trí cắt của enzyme sẽ xác định kiểu đầu của đoạn DNA tạo thành (đầu bằng – blunt end hay đầu dính – sticky end) Nếu RE cắt hai mạch DNA tại cùng một điểm sẽ tạo thành các đoạn DNA có đầu bằng, sau khi cắt, 2 đầu bằng không thể tự kết hợp trở lại, để nối chúng lại cần phải dùng enzyme T4 ligase Nếu vị trí cắt của RE lệch nhau trên hai mạch thì sẽ tạo thành các đầu dính, các đầu dính bổ sung có thể bắt cặp trở lại Việc tạo thành đầu bằng hay đầu dính có ý nghĩa rất quan trọng đối với những thao tác ở mức độ DNA, đặc biệt đặc tính cắt tạo đầu dính được ứng dụng rất nhiều trong tái tổ hợp di truyền in vitro, hai phân tử có nguồn gốc khác nhau được cắt bằng cùng một loại RE sẽ có khả năng kết hợp thành một thông qua các đầu dính (Desmond và Nicholl, 1994; Hồ Huỳnh Thùy Dương, 2000)
Bảng 2.2 Các RE xếp thứ tự theo bản chất vị trí cắt của nó
Enzyme Trình tự Enzyme Trình tự Enzyme Trình tự TaqI
ClaI MboI BglII BamHI BclI HindIII NcoI XmaI XhoI EcoRI SalI XbaI
T/CGA AT/CGAT /GATC A/GATCT G/GATCC T/GATCA A/AGCTT C/CATG C/CCGG C/TCGAG G/AATTC G/TCGAC T/CTAGA
PstI SacI SphI BdeI ApaI KpnI
CTGCA/G GAGCT/C GCATG/C GGCGC/C GGGCC/C GGTAC/C
AluI FnudII DpnI HaeIII PvuII SmaI NaeI HpaI NruI BalI MstI AhaIII EcoRV
AG/CT CG/CG GA/TC GG/CC CAG/CT CCC/GGG GCC/GGC GTT/AAC TCG/CGA TGG/CCA TCG/GCA TTT/AAA GAT/ATC
Trang 30Trong quá trình thực hiện phản ứng thủy giải của enzyme cũng cần lưu ý là mỗi RE hoạt động tối ưu trong những điều kiện phản ứng nhất định, nhất là về mặt dung dịch đệm, tốt nhất là nên tuân thủ những khuyến cáo của nhà sản xuất RE sẽ giữ được hoạt tính trong một dung dịch đệm chứa 50% glycerol nếu luôn được bảo quản ở -20 C Khi tiến hành phản ứng thủy giải, chỉ lấy RE ra sau khi đã chuẩn bị đủ tất cả các thành phần khác và giữ trong đá trong khoảng thời gian càng ngắn càng tốt trước khi cất trở lại vào -20 C Phản ứng cắt được tiến hành trong một thể tích càng nhỏ càng tốt để tạo điều kiện thuận lợi cho sự tiếp xúc của enzyme với cơ chất Tuy nhiên cũng cần đảm bảo là thể tích của RE không vượt quá 1/10 t hể tích của phản ứng vì glycerol sẽ ức chế hoạt động của enzyme (Hồ Huỳnh Thùy Dương, 2000)
2.5.5 Phân tích kết quả của các phản ứng cắt bằng RE
Phản ứng cắt giới hạn sẽ tạo thành nhiều đoạn DNA, kích thước của chúng khác nhau tùy thuộc vào vị trí nhận biết của enzyme có trong phân tử phân tích Do vậy cần có phương pháp xác định kích thước và số đoạn của các đoạn tạo thành Dù phân tử có được phân cắt hay không, chúng ta cũng có thể kiểm tra thông qua độ nhớt của dung dịch Phân tử DNA lớn hơn tạo nên dung dịch có độ nhớt cao hơn những phân tử nhỏ hơn, có nghĩa là sự phân cắt làm giảm độ nhớt của dung dịch Tuy nhiên, những thao tác đối với số lượng và kích thước của sản phẩm tạo thành khó khăn hơn nhiều Điều này được giải quyết vào đầu những năm 1970 khi kỹ thuật điện di được phát triển (Desmond và Nicholl, 1994)
2.5.5.1 Tách các phân tử bằng điện di trên gel
Do phân tử DNA tích điện âm nên khi đặt phân tử DNA trong một điện trường phân tử DNA sẽ di chuyển về phía điện cực dương Tốc độ di chuyển của phân tử DNA tùy thuộc vào hình dạng và tỉ lệ điện tích/ khối lượng của chúng Tuy nhiên, hầu hết các phân tử DNA đều có hình dạng giống nhau và tỉ lệ điện tích/khối lượng gần như nhau nên không thể tách các phân tử DNA bằng kỹ thuật điện di chuẩn Tuy nhiên, phân tử DNA có kích thước khác nhau có thể được phân biệt khi điện di trên gel agarose hoặc gel polyacrylamide Gel là một mạng lưới lỗ mà phân tử DNA cần phải vượt qua để đi đến cực dương Do vậy, phân tử nào có kích thước
Trang 31nhỏ hơn sẽ di chuyển nhanh hơn và ngược lại Tùy theo thành phần của gel mà các phân tử DNA có kích thước khác nhau có thể được phân tách khi điện di trên gel đó (Desmond và Nicholl, 1994)
2.5.5.2 Quan sát các phân tử DNA trên gel Nhuộm bằng hóa chất
Cách đơn giản nhất để xem kết quả điện di là nhuộm gel bằng hóa chất có thể làm cho phân tử DNA thấy được Hóa chất thường được sử dụng để nhuộm gel là ethidium bromide Các băng DNA có kích thước khác nhau phân tách trên gel sẽ được quan sát dễ dàng dưới ánh sáng của tia tử ngoại (Desmond và Nicholl, 1994)
Ảnh phóng xạ tự ghi của những phân tử DNA đƣợc đánh dấu phóng xạ
Một hạn chế của phương pháp nhuộm ethidium bromide là độ nhạy bị hạn chế Lượng DNA của một băng nếu ít hơn 25 ng sẽ không thể hiển thị khi nhuộm gel với ethidium bromide Một phương pháp khác là sử dụng các dấu hiệu có hoạt tính phóng xạ để đánh dấu các phân tử DNA Khi đó, DNA có thể được quan sát khi đặt lên bản gel một tấm phim nhạy cảm với tia X Phân tử DNA cũng có thể được đánh dấu bằng cách gắn các nucleotide có mang đồng vị Phospho phóng xạ P32 Ngoài ra, một số phương pháp khác cũng cho phép đánh dấu các phân tử DNA (Desmond và Nicholl, 1994)
2.5.6 Bản đồ giới hạn
Hầu hết các đoạn DNA đều có trình tự nhận biết đối với những enzyme khác nhau Điều này có lợi vì nó cho biết vị trí tương đối của những vị trí cắt này Kỹ thuật thu nhận những thông tin như vậy được gọi là lập bản đồ giới hạn (restriction mapping) Việc này liên quan đến việc sử dụng enzyme cắt riêng lẻ và sau đó cắt kết hợp bằng nhiều enzyme, các đoạn được tạo thành được chạy điện di trên gel agarose để kiểm tra kích thước Từ những dữ liệu thu được ta có thể lập được bản đồ giới hạn (Desmond và Nicholl, 1994)
2.6 Vùng ITS (internal transcribed spacer) và vai trò của nó trong nghiên cứu đa dạng di truyền
Hiện nay, vùng ITS có lẽ là vùng DNA được giải trình tự rộng rãi nhất ở loài nấm Nó là một công cụ hữu dụng nhất cho hệ thống phân tử ở cấp độ loài (species) và trong cùng loài (within species), ví dụ như xác định các nòi địa lý Do mức độ biến dị của nó
Trang 32cao hơn các vùng khác của rDNA, sự biến dị giữa các đoạn lặp rDNA riêng biệt có thể được quan sát ở cả trong vùng ITS và vùng IGS (intergenic spacer region) (http://www.biology.duke.edu/fungi/mycolab/primers.htm)
Trang 33Hiện nay, có nhiều primer được thiết kế để khuếch đại vùng ITS và một số primer đã được phát triển nhằm khuếch đại chọn lọc hơn trình tự vùng ITS ở nấm
Bảng 2.3: Một số primer và trình tự của nó dùng trong nghiên cứu vùng ITS của nấm
ITS 2 GCTGCGTTCTTCATCGATGC White et al, 1990 ITS 3 GCATCGATGAAGAAAACGCAGC White et al, 1990 ITS 4 TCCTCCGCTTATTGATATGC White et al, 1990 ITS 5 GGAAGTAAAAGTCGTAACAAGG White et al, 1990 ITS1-F CTTGGTCATTTAGAGGAAGTAA Gardes & Bruns, 1993 ITS4-B CAGGAGACTTGTACACGGTCCAG Gardes & Bruns, 1993
cứu và so sánh mức độ khác biệt về di truyền và tìm hiểu khả năng nhận biết các
dòng C cassiicola, cũng như mức độ và khả năng gây độc của C cassiicola Kết quả của những nghiên cứu này cho thấy, tính độc của C cassiicola ngày càng phát triển đa dạng và rất biến thiên, khả năng gây độc của C cassiicola trên các dvt cao su khác nhau, tùy theo giai đoạn sinh trưởng C cassiicola có khả năng tổng hợp
các enzyme phân giải pectin và enzyme phân giải cellulose ngoài cơ chế biến dưỡng độc tố (C.K Jayashinge, 2000)