Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 81 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
81
Dung lượng
333,82 KB
Nội dung
MỘT SỐKIẾN NGHỊ, HẠNCHẾVÀHƯỚNGNGHIÊNCỨUTIẾPTHEO 5.1 Một sốkiến nghị Những kết quả nghiêncứu trên có thể mang lại những chỉ dẫn hữu ích về chiến lược sản xuất và marketing cho các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh ôtô trên thị trường Việt Nam nói chung và thị trường Đà Nẵng nói riêng, đặc biệt là đối với Honda ôtô Đà Nẵng- đơn vị mà em đang thực tập cũng như các doanh nghiệp đang có ý định thâm nhập thị trường Việt Nam trong ngành ôtô. Ngoài ra, nghiêncứu còn đưa ra các đề xuất đối với các nhà hoạch định chiến lược quốc gia trong công tác xây dựng hình ảnh quốc gia dài hạnvà một sốkiến nghị về phát triển thị trường ôtô trong nước. Thêm vào đó, người nghiêncứu cũng hy vọng, những thông tin về nghiêncứu cũng có thể mang lại nhiều chỉ dẫn hữu ích cho người tiêu dùng- những người đang có nhu cầu mua xe ôtô. 5.1.1 Đối với các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh ôtô 5.1.1.1 Đối với các doanh nghiệp kinh doanh ôtô nhập khẩu Kết quả nghiêncứu trên đây giúp các doanh nghiệp nhận thấy rõ tác động của ấn tượng xuất xứ - quốc gia đối với thái độ về sản phẩm ôtô. Ấn tượng xuất xứ không chỉ do khách hàng tự hình thành mà còn do tác động bên ngoài, vì vậy đối với các doanh nghiệp kinh doanh ôtô nhập khẩu Nhật Bản, bộ phận kinh doanh và marketing cần chú ý nhấn mạnh vào xuất xứ sản phẩm để gợi cho người tiêu dùng cảm giác tin cậy về sản phẩm trong các hoạt động chào hàng, giới thiệu và quảng bá sản phẩm. Hơn nữa, xây dựng một văn hóa tổ chức tạo ra các giá trị gợi nhớ đến xuất xứ quốc gia cũng nên được thực hiện nhằm gây thiện cảm đối với các khách hàng. 5.1.1.2 Đối với các doanh nghiệp sản xuất ôtô trong nước Còn đối với các doanh nghiệp sản xuất ôtô trong nước, hiểu rõ sự khác biệt về ấn tượng xuất xứ Việt Nam so với Nhật Bản, doanh nghiệp cần khai thác những thế mạnh khác của doanh nghiệp nội địa, ở đây ưu thế về giá cả nên được nhấn mạnh vì nghiêncứu 1 Trang đã cho thấy mức giá là yếu tố vượt trội của ôtô xuất xứ Việt Nam so với ôtô xuất xứ Nhật Bản. Tuy nhiên, doanh nghiệp Việt Nam cũng cần cải thiện các tiêu chí “hoạt động tốt”, “độ bền”, “thiết kế nội thất phù hợp”, “tiện nghi đầy đủ”, “tăng tốc nhanh” hay “đảm bảo an toàn”. Trên thực tế sản xuất, có thể không có sự khác biệt đáng kể đối với ôtô nhập khẩu hay ôtô lắp ráp, thì các doanh nghiệp cần thuyết phục khách hàng của họ rằng về chất lượng, ôtô lắp ráp trong nước không thua kém so với ôtô nhập khẩu. Tiếp theo, đối với ngành ôtô Việt Nam, một vấn đề thường được dự luận quan tâm gần đây là giá xe, vàtheonghiêncứu này thì giá xe cũng chính là lợi thế cạnh tranh duy nhất của ôtô xuất xứ Việt Nam. Một câu hỏi đặt ra là trong những năm sắp tới, khi giá xe nhập khẩu được giảm thì các doanh nghiệp ôtô nội địa sẽ dựa vào lợi thế cạnh tranh nào để phát triển, trong khi nhận định của người tiêu dùng về xuất xứ nước ngoài, mà ở đây là Nhật Bản cao hơn đáng kể so với xuất xứ Việt Nam. Nhìn chung, ngành công nghiệp ôtô chỉ có thể tồn tại nếu tiếp tục phát triển ưu thế về giá, tuy nhiên ưu thế về giá có lẽ cũng chưa đủ vì theo xu hướng xã hội phát triển, thu nhập càng tăng cao trong đó những người có thu nhập cao có xu hướng mua xe nhập khẩu nhiều hơn. Mặt khác, khảo sát đã chỉ ra mức độ sẵn sàng mua của người tiêu dùng sẽ tăng lên đáng kể khi giảm giá xe 10%, nên nếu doanh nghiệp áp dụng được mức giảm giá này hoặc một mức giảm thích đáng hơn, thì nhu cầu đối với ôtô lắp ráp trong nước sẽ tăng lên nhanh chóng. Vì vậy, có lẽ phân khúc khách hàng thu nhập thấp nên được các hãng lắp ráp xe trong nước chú ý hơn đồng thời với việc xây dựng những lợi thế cạnh tranh bền vững cho tương lai. Thêm vào đó, kết quả nghiêncứu cho thấy người chưa sử dụng ôtô thường có thái độ tiêu cực đối với ôtô lắp ráp trong nước hơn người đã sử dụng ôtô chứng tỏ hiệu quả chính sách marketing của các hãng xe chưa được tích cực nên chưa tạo dựng lòng tin đối với những khách hàng tiềm năng. Vì vậy, trong chiến lược tiếp thị sản phẩm đến với khách hàng, doanh nghiệp không chỉ sử dụng kênh từ doanh nghiệp đến khách hàng để giới thiệu sản phẩm mà một kênh khác không kém phần quan trọng đó là kênh từ khách hàng đến khách hàng, thông qua đó có thể nâng cao sự chấp nhận của các khách hàng tiềm năng đối với sản phẩm ôtô xuất xứ Việt Nam. Cụ thể là, thực hiện các chương trình khách hàng cũ giới thiệu sản phẩm cho khách hàng mới và tặng quà cho khách hàng đã thuyết phục người 2 Trang mua thành công. Chẳng hạn như trong tháng 9 vừa qua, Honda ôtô Đà Nẵng đã triển khai chương trình “Tôi giới thiệu Honda Civic” rất hiệu quả. Như vậy, đối với các doanh nghiệp kinh doanh xe, nên thực hiện nhiều chương trình tương tự như vậy để thu hút được nhiều khách hàng. Hơn nữa, “thu nhập” có ảnh hưởng đến quyết định mua của người tiêu dùng, nhà kinh doanh có thể lấy nghiêncứu này để phân khúc thị trường theo thu nhập, để chinh phục khách hàng mục tiêu hiệu quả hơn. “Tuổi tác” không ảnh hưởng đáng kể đến thái độ và ý định mua đối với ôtô nhãn hiệu Nhật Bản, vì vậy, các hãng xe không nên bỏ qua khách hàng ở bất cứ nhóm tuổi nào. Mộtkiến nghị khác đối với các doanh nghiệp lắp ráp ôtô trong nước đó là cải thiện những ấn tượng xuất xứ quốc gia không chỉ là công việc của các nhà hoạch định chiến lược quốc gia mà các doanh nghiệp cũng cần nỗ lực phối hợp với phía chính phủ, nhà nước xây dựng hình ảnh quốc gia thông qua các hình ảnh đất nước, chất lượng lao động, và nền công nghiệp ôtô quốc gia. Sự thiên vị đối với xuất xứ quốc gia Nhật Bản và ôtô xuất xứ quốc gia này có thể chỉ là những là những cảm nhận chủ quan chứ không phải là những hiểu biết có cơ sở của người tiêu dùng, vì vậy xây dựng những giá trị cảm nhận về ấn tượng xuất xứ đóng vai trò rất quan trọng, cho dù trên thực tế những yếu tố thuộc xuất xứ quốc gia Nhật Bản có thể không quá vượt trội so với Việt Nam. Chẳng hạn như, về mặt trình độ tay nghề lao động trong ngành ôtô, có thể thấy những nhân viên được làm việc trong cùng một lĩnh vực dù ở Việt Nam hay ở Nhật Bản cũng phải có một trình độ nhất định, dù là lao động ở Nhật Bản hay Việt Nam. Nhất là tại các doanh nghiệp liên doanh, những đòi hỏi về mặt chuyên môn là khắt khe để đảm bảo hiệu quả và uy tín thương hiệu. Tuy nhiên, theo những kết quả thống kê của nghiêncứu này thì lao động Việt Nam bị đánh giá thấp hơn về mặt trình độ tay nghề so với lao động Nhật Bản. Vì vậy, các doanh nghiệp sản xuất ôtô cần lựa chọn những kênh thông tin thích hợp để truyền thông cho mọi người hiểu được những tiêu chuẩn mà doanh nghiệp đã đạt được về chất lượng lao động, cũng như hoạt động của nền công nghiệp sản xuất ôtô. Trong đó, về chất lượng lao động trong ngành, chú trọng xây dựng đội ngũ lao động có trình độ, sáng tạo, có tay nghề cao, và nhất là có chính sách đối đãi tốt với người lao động trong ngành. Bộ mặt của ngành công nghiệp ôtô Việt Nam cũng 3 Trang được tạo ra từ thực tế hoạt động sản xuất của mỗi doanh nghiệp, vì vậy mỗi doanh nghiệp cần cải thiện các yếu tố công nghệ, hệ thống tiêu chuẩn kiểm soát và gia tăng hiệu quả sản xuất góp phần nâng cao hình ảnh ôtô lắp ráp tại Việt Nam. Uy tín của thương hiệu cũng nên được các hãng liên doanh khuếch trương để giảm bớt phần nào sự phân biệt của người tiêu dùng đối với ôtô lắp ráp tại Việt Nam và ôtô nhập khẩu Nhật Bản. 5.1.1.3 Đối với các doanh nghiệp định thâm nhập thị trường ôtô Việt Nam Nghiêncứu cũng mang lại những chỉ dẫn hữu ích cho những doanh nghiệp ôtô đang tham gia mở rộng mạng lưới sản xuất kinh doanh tại nhiều thị trường, trong đó có thị trường Việt Nam. Họ cần quan tâm đến yếu tố ấn tượng xuất xứ trong tâm trí khách hàng Việt Nam để dự đoán thái độ của khách hàng đối với sản phẩm ôtô mà hãng cung cấp. Đây có lẽ là một đề nghị mà các hãng xe Trung Quốc, Đài Loan đang dự định bán xe tại thị trường Việt Nam nên quan tâm. Trên thực tế, có mộtsố khảo sát tương tự cho mục đích đó đã được thực hiện chẳng hạn như nghiêncứu của Haubl về ảnh hưởng của xuất xứ đến thái độ của khách hàng đối với một dòng xe mới của Mercedes Benz C ở thị trường Đức và Pháp. Ngoài ra, nếu doanh nghiệp di chuyển bộ phận sản xuất để tập trung khai thác lợi thế lao động giá rẻ ở thị trường Việt Nam thì doanh nghiệp cũng cần cân nhắc rằng liệu việc thay đổi nơi sản xuất làm thay đổi xuất xứ sản phẩm có ảnh hưởng tiêu cực đến thái độ của người tiêu dùng ở thị trường Việt Nam và các thị trường khác hay không bởi vì người tiêu dùng có thể có sự phân biệt lớn về xuất xứ quốc gia ngay cả với thương hiệu ôtô mạnh và uy tín. 5.1.2 Đối với các nhà hoạch định chiến lược quốc gia Nghiêncứu này đã cho thấy mức độ khác biệt rõ nét về ấn tượng xuất xứ của người tiêu dùng đối với Nhật Bản so với Việt Nam, trong đó ấn tượng xuất xứ Nhật Bản vượt trội hơn so với ấn tượng xuất xứ Việt Nam. Để giảm sự khác biệt về nhận định của người tiêu dùng về ấn tượng xuất xứ giữa Nhật Bản và Việt Nam, góp phần nâng cao mức nhận định chung của người tiêu dùng về sản phẩm xuất xứ Việt Nam thì các nhà hoạch định chiến 4 Trang lược cần nâng cao hình ảnh của Việt Nam trên các phương diện: quốc gia, con người, nền công nghiệp ôtô và chất lượng lao động Việt Nam. Về yếu tố “Ấn tượng xuất xứ - quốc gia”, xây dựng hình ảnh quốc gia nên được chú trọng ở các yếu tố: hội nhập, văn minh hiện đại và thành công. Đánh giá của người Việt Nam đối với sự hội nhập của Việt Nam dù còn thua kém so với Nhật Bản, nhưng cũng là yếu tố được đánh nhất, nên đây có thể xem đây là một yếu tố giúp doanh nghiệp tự tin khi thâm nhập thị trường quốc tế. Xây dựng hình ảnh Việt Nam hiện đại, văn minh và thành công là một quá trình lâu dài nhằm thay đổi nhận định của nhiều người dân Việt Nam và thế giới, nâng cao niềm tự hào dân tộc cũng sẽ kích thích người Việt nói chung tiêu dùng hàng nội địa nhiều hơn. Về “Ấn tượng xuất xứ -con người” cần nâng cao mức sống, sự sáng tạo, trình độ tay nghề và sự chăm chỉ của người Việt Nam vì so với người Nhật Bản, người Việt Nam còn thua kém so với người Nhật Bản về các yếu tố này. Trong khi đó, về tính thân thiện và được giáo dục tốt thì người Việt Nam dù chưa bằng người Nhật Bản nhưng cũng được đánh giá khá cao. Các nhà hoạch định chiến lược quốc gia cũng nên phối hợp với các doanh nghiệp sản xuất lắp ráp ôtô Việt Nam xây dựng và truyền thông, tập trung vào những đặc điểm nổi bật của ngành công nghiệp ôtô và chất lượng của lao động trong ngành để nâng cao sức thuyết phục đối với người tiêu dùng chọn mua sản phẩm ôtô lắp ráp trong nước. 5.1.3 Đối với người tiêu dùng Đây là vấn đề mà dư luận đang quan tâm, những phân biệt giữa xe “ngoại” và xe “nội” cũng đang thu hút sự chú ý của những người đang có ý định mua xe. Vì vậy, người nghiêncứu hy vọng rằng, những thông tin mà nghiêncứu mang lại, bao gồm những đánh giá của những người đã sử dụng ôtô đối với ôtô nhãn hiệu Nhật Bản nhập khẩu và ôtô nhãn hiệu Nhật Bản lắp ráp trong nước sẽ giúp ích cho những khách hàng cá nhân không chỉ ở thị trường Đà Nẵng mà còn ở nhiều thị trường khác những thông tin hữu ích để họ ra quyết định đúng đắn trong việc chọn mua xe. Nghiêncứu cũng nhận thấy người tiêu dùng có mộtsố nhận định sai lầm và quá khắt khe đối với nền công nghiệp ôtô trong nước. Người tiêu dùng cần nhìn nhận những ưu 5 Trang điểm khuyết điểm rõ ràng của doanh nghiệp sản xuất ôtô trong nước và những ảnh hưởng thực tế đối với chất lượng sản phẩm ôtô mà họ có ý định mua. Thực tế, những sản phẩm ôtô dù nhập khẩu hay lắp ráp trong nước đều phải tuân theo những quy định khắt khe của nhà sản xuất để đảm bảo uy tín thương hiệu, vì vậy người tiêu dùng cũng nên tham khảo ý kiến của những người đã sử dụng ôtô nhập khẩu và ôtô lắp ráp trong nước để so sánh để có những nhận xét và đánh giá khách quan nhất. 5.2 Mộtsố điểm hạnchế của nghiêncứuMột là, kích thước mẫu là chưa đủ lớn do đó kết quả nghiêncứu có thể chưa mang tính đại diện cho tổng thể là khách hàng cá nhân đã sử dụng ôtô nhãn hiệu Nhật Bản và người đang có nhu cầu mua ôtô nhãn hiệu Nhật Bản. Hai là, mô hình lý thuyết và thang đo được đề xuất trong nghiêncứu còn mới mẻ và chưa được thử nghiệm bằng các nghiêncứu trước đây ở thị trường Việt Nam, do đó nội dung thang đo có thể chưa được chuẩn hoá và mang tính ứng dụng cao. Bên cạnh đó, nội dung thang đo bị ảnh hưởngmột phần bởi ý kiến chủ quan của người nghiên cứu. Ba là, bảng câu hỏi được thiết kế còn chưa hợp lý, nhất là ở mục khảo sát ý định mua ôtô dễ gây nhầm lẫn cho người được phỏng vấn. Nội dung bảng câu hỏi cũng khá nhiều làm nản lòng người được phỏng vấn. 5.3 Đề xuất hướngnghiêncứutiếptheoMột là, nghiêncứu này còn hạnchế về phạm vi điều tra, do vậy nếu có điều kiện, nên mở rộng phạm vi thu thập dữ liệu, tăng kích thước mẫu để kết quả nghiêncứu chính xác hơn. Hai là, các thành phần “Thái độ” và “Ý định hành vi” cần được đo bằng nhiều biến quan sát hơn, để nghiêncứu phong phú và cụ thể hơn. Nghiêncứu cũng có thể mở rộng nghiêncứu về “Hành vi” thay vì chỉ dừng lại ở “Ý định hành vi”. Ba là, nếu có điều kiện, nghiêncứu có thể sử dụng những công cụ phân tích cao hơn, chẳng hạn như ứng dụng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM để có kết quả chính xác về mối quan hệ giữa các thành phần trong mô hình. 6 Trang KẾT LUẬN Mục tiêu của nghiêncứu này là khám phá ảnh hưởng của sự khác biệt về ấn tượng xuất xứ đến sự khác biệt về thái độ và hành vi mua của người tiêu dùng đối với ôtô nhập khẩu và ôtô lắp ráp trong nước. Cụ thể là xem xét tác động của sự khác biệt về ấn tượng xuất xứ, bao gồm: sự khác biệt về ấn tượng xuất xứ - quốc gia, sự khác biệt về ấn tượng xuất xứ - con người, sự khác biệt về đánh giá nền công nghiệp ôtô đến sự khác biệt về thái độ và ý định hành vi của người tiêu dùng đối với ôtô xuất xứ nhãn hiệu Nhật Bản xuất xứ từ Nhật Bản và ôtô xuất xứ từ Việt Nam. Dựa vào cơ sở lý thuyết đã có, mô hình nghiêncứu được xây dựng và các giả thuyết nghiêncứu được đề xuất dựa trên những nghiêncứu trước đây. (trình bày trong chương 2) Phương pháp nghiêncứu được sử dụng để kiểm định mô hình nghiêncứu (trình bày trong chương 3) bao gồm hai bước chính, nghiêncứu định tính vànghiêncứu định lượng. Nghiêncứu định tính được thực hiện thông qua việc tham khảo các tài liệu thứ cấp, bao gồm thông tin báo chí và các nghiêncứu tương tự trong quá khứ để xây dựng thang đo cho mô hình nghiên cứu; hiệu chỉnh thang đo thông qua việc thảo luận, hỏi ý kiến chuyên gia. Nghiêncứu định lượng cũng là nghiêncứu chính thức được thực hiện thông qua kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp với mẫu có kích thước n = 200. Mẫu định lượng ở đây là các đối tượng đã sử dụng ôtô nhãn hiệu Nhật Bản và đối tượng có ý định mua xe nhãn hiệu Nhật Bản. Nghiêncứu định lượng này để kiểm định thang đo thông qua phân tích, hiệu chỉnh mô hình và kiểm định các giả thuyết nghiêncứu (trình bày trong chương 4). Mô hình từ ba thành phần ban đầu được hiệu chỉnh tăng lên bốn thành phần, như vậy các thành phần đo lường sự khác biệt về ấn tượng xuất xứ bao gồm: “Sự khác biệt về ấn tượng xuất xứ - con người”, “Sự khác biệt về ấn tượng xuất xứ - quốc gia”, “Sự khác biệt về đánh giá nền công nghiệp ôtô” và “Sự khác biệt về đánh giá chất lượng lao động”. Kết quả, , nghiêncứu đã khám phá ra được các thành phần sự khác biệt về ấn tượng xuất xứ, ngoại trừ “Sự khác biệt về ấn tượng xuất xứ - con người”, đều có tác động mạnh và cùng chiều đến sự khác biệt về thái độ của người tiêu dùng, trong khi sự khác biệt về thái độ không giải thích cho sự khác biệt về ý định hành vi của người tiêu dùng đối với ôtô xuất xứ Nhật Bản và xuất xứ Việt Nam. 7 Trang Ngoài ra, các yếu tố ‘kinh nghiệm” và “thu nhập” cũng có ảnh hưởng nhất định đến thái độ và ý định mua của người tiêu dùng. Chương 5 kiến nghị các bên hữu quan, bao gồm các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ôtô trong nước về các hoạt động sản xuất và marketing, kiến nghị các nhà hoạch định chiến lược quốc gia trong xây dựng hình ảnh quốc gia, vàmộtsố đề nghị đối với người tiêu dùng trong việc lựa chọn ôtô. Chương này cũng nêu những hạnchế của nghiêncứuvà đề xuất những hướngnghiêncứutiếp theo. Nhìn chung, nghiêncứu đã có những đóng góp nhất định đối với ngành công nghiệp ôtô nói chung, và doanh nghiệp Ôtô Honda Đà Nẵng nói riêng. Ngoài ra, nghiêncứu cũng đề xuất việc sử dụng một mô hình mới trong nghiêncứu tác động của xuất xứ quốc gia đối với hành vi mua của khách hàng cá nhân, trên cơ sởnghiêncứu sự khác biệt về xuất xứ quốc gia Nhật Bản và Việt Nam sẽ ảnh hưởng thế nào đến sự khác biệt về thái độ, và ý định hành vi thay vì chỉ nghiêncứu cho một quốc gia hoặc Nhật Bản, hoặc Việt Nam như các nghiêncứu khác. Người nghiêncứu cũng hy vọng rằng, mô hình này sẽ được sử dụng rộng rãi hơn cho nhiều nghiêncứutiếp theo, và thực hiện với quy mô rộng lớn hơn. Tuy đã thực hiện được những mục tiêu cơ bản đặt ra từ ban đầu, nghiêncứu này không tránh khỏi nhiều thiếu sót vàhạn chế, chủ yếu liên quan đến khâu xây dựng thang đo và thu thập dữ liệu làm ảnh hưởng ít nhiều đến kết quả nghiêncứu cuối cùng. Cuối cùng, một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn và các anh chị tại đơn vị thực tập đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình nghiên cứu. Cảm ơn các thầy cô đã bỏ thời gian đọc Luận văn này của em và cho em những đóng góp bổ ích. 8 Trang DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách, luận văn và bài báo nghiêncứu [1] Aoi Daisuke (2004), “Giá trị hàng Việt tại Nhật”, luận văn Thạc sĩ, Đại học bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh. [2] Ahmed, Z.U., Johnson, J.P., Ling, C.P., Fang, T.W. and Hui, A.K. (2001), “Country-of- origin and brand effects on consumers’ evaluations of cruise lines”, International Marketing Review, Vol.19, No.3, pp.279-302. [3] Baughn, C. and Yaprak, A. (1993), “Mapping country-of-origin research: recent developments and emerging avenues”, in Papadopoulos, N. and Heslop, L. (Eds), Product-Country Image: Impact and Role in International Marketing, International Business Press, New York, NY. [4] Erickson, G., Johansson, J. and Chao, P. (1984), “Image and variables in multi- attribute product evaluations: country-of-origin effects”, Journal of consumer Research, Vol.11, September, pp.694-9 [5] Gerald Haubl,(1996), “A cross-national investigation of the effects of country-of-origin and brand name on the evaluation of a new car”, International Marketing Review 13.5, pp.92-76 [6] Han, C.M. (1986), “Country-of-origin effects for uni-national and bi-national products: information integration perspective”, doctoral dissertation, University of Mishigan, Ann Arbor, MI. [7] Han, C.M. (1989), “Country image: halo or summary construct?”, Journal of Marketing Research, Vol. 26, May, pp.222-9. [8] Han, C.M. and Terpstra, V. (1988), “Country-of-origin effects for uni-national and bi- national products”, Journal of International Business Studies, Vol.19, No.2, pp.235- 55. [9] Heslop, L. A., Liefield, J.P. and M. Wall (1987), “An experimental study of impact of country-of-origin information”, in R. Turner, Ed., Proceedings of the Annual Conference of the Administrative Sciences Association of Canada, Marketing Division, Vol. 8, pp179-85. [10] Hong, S.T. and Wyer, R.S Jr. (1989), “Effects of country-of-origin effects on products attribute information on product evaluation: an information-processing perspective”, Journal of Consumer Research, Vol.16, No.2, pp.175-87. [11] Johansson, J.K. and Nebenzahl, I.D. (1986), “Country of origin, social norms and behaviour intentions”, Advances in International Marketing, Vol.2, pp.65-79. 9 Trang [12] Knight, G.A. Calantone, R.J. (1999) “A Flexible model of consumer country-of-origin perceptions: A cross-cultural investigation”, International Marketing Review, Vol.17, No.2, 2000, pp.127-45. [13] Maronick, T.J. (1995), “An empirical investigation of perceptions of ‘Made in USA’ claims”, International Marketing Review, Vol.12, No.3, pp.15-30. [14] Michael Loeffler, (2000), “A multinational examination of the “(non-)domestic product” effect”, International Marketing Review, Vol.19,No.5, pp482-496. [15] Nagashima A. (1970), “A comparative ‘made-in’ product image survey among Japanese businessmen”, Journal of Marketing, Vol.41, No.3, pp.95-118. [16] Nebenzahl, I.D. and Jaffe, E.D. (1996), “Measuring the joint effect of brand and country image on consumer evaluation of global products”, International Marketing Review, Vol.13, No.4, pp.5-22. [17] Obermiller, C. and Spangenberg, E. (1998), “Exploring the effects of country of origin labels: an information processing framework”, Advances in Consumer Research, Vol.16, pp.454-9 [18] Papadopoulos, N., Heslop, L.A and Beracs, J. (1989), “National stereotypes and product evaluations in a socialist country”, International Marketing Review, Vol.7, No.1, pp.32-47. [19] Parameswaran, R. and Yaprak, A. (1987), “A cross-national comparison of consumer research measures”, Journal of International Business Studies, Vol.18, Spring, pp.35-49. [20] Thorelli, H.B., Lim, J.S. and Ye, J. (1988), “Relative importance of country-of-origin, warranty and retail store image on product evaluations”, International Marketing Review, Vol.6, No.1, pp.35-44. [21] Tongberg, R.C. (1972), “An Emprirical Study of Relationships between Dogmatism and Consumer Attitudes toward Foreign Products”, PhD dissertation, Pennsylvania State University. [22] Wall, M., Liefeld, J. and L. A. Heslop (1991), “Impact of country-of-origin cues on consumer judgment in multi-cue situation: a covariance analysis”, Journal of the Academy of Marketing Science, 19(2), pp.105-113. [23] Yi Cai, (2002), “Country-of-origin effects on consumer’s willing ness to buy foreign products: an experiment in counsumer decision making”, master thesis, Nankai University, China. Thông tin, văn bản, website Cục Hải Quan Việt Nam (http:// www.customs.gov.vn / ) 10 Trang [...]... trong 2 câu dưới đây: Câu số 1:Anh/chị có ý định mua ô tô du lịch trong thời gian tới? Nếu câu trả lời là Có Có / Không : Mời anh/chị tiếp tục trả lời câu số 2 ở phần này Nếu câu trả lời là Không : Mời anh/chị chuyển sang phần V ở trang kế tiếp Câu số 2: Anh/chị có ý định mua ô tô du lịch nhãn hiệu Nhật Bản? Có / Không Nếu câu trả lời là Có : Mời anh/chị tiếp tục trả lời câu số 3 ở phần này Nếu câu trả... anh/chị vui lòng khoanh tròn vào một trong các số từ 1 đến 5 để biểu thị mức độ đồng ý của anh/chị đối với những nhận định về xe ô tô du lịch nhãn hiệu Nhật Bản lắp ráp tại Việt Nam và Nhật Bản sau đây Xin lưu ý để trống đối với những câu mà anh/chị không có ý kiến hoặc không trả lời được 15 Trang Phần IV: Phần thông tin khảo sát về ý định mua ô tô Xin anh/chị vui lòng khoanh tròn vào lựa chọn của anh/chị... Không : Mời anh/chị tiếp tục trả lời Câu số 2 trong phần này + Nếu câu trả lời là Không : Mời anh/chị chuyển sang câu 14 phần III ở trang kế tiếp Câu số 2:Anh/chị đã sử dụng hoặc am hiểu về ô tô du lịch nhãn hiệu Nhật Bản? Có / Không + Nếu câu trả lời là Có : Mời anh/chị tiếp tục trả lời Phần III ở dưới đây + Nếu câu trả lời là Không : Mời anh/chị chuyển sang câu 14 phần III ở trang kế tiếp Phần III: Phần... phần này Nếu câu trả lời là Không : Mời anh/chị chuyển sang phần V ở trang kế tiếp 16 Trang Câu số 3: Đánh dấu (X) vào ô lựa chọn của anh chị về ý định mua cho cả 2 loại xe du lịch nhãn hiệu Nhật Bản lắp ráp tại Việt Nam và nhập khẩu từ Nhật Bản( xem trang kế tiếp) Xin lưu ý để trống đối với những câu mà anh/chị không có ý kiến hoặc không trả lời được A/ Nếu giá xe hiện nay không thay đổi: Ý định mua... Dương Hạnh Tiên, sinh viên Trường Đại Học Kinh Tế - Đại học Đà Nẵng Em đang thực hiện nghiêncứu “Tác động xuất xứ quốc gia đối với hành vi của khách hàng cá nhân trong quyết định mua xe ô tô du lịch nhãn hiệu Nhật Bản lắp ráp tại Việt Nam và nhập khẩu từ Nhật Bản” Kính mong anh/chị dành chút ít thời gian trả lời giúp một số câu hỏi dưới đây Em xin cam đoan mọi thông tin cá nhân của anh/chị sẽ được giữ... anh/chị sẽ được giữ bí mật Phần I: Phần thông tin khảo sát về ấn tượng xuất xứ Xin anh/chị vui lòng khoanh tròn vào một trong các số từ 1 đến 5 để biểu thị mức độ đồng ý của anh/chị đối với những nhận định về Việt Nam và Nhật Bản sau đây Xin lưu ý để trống đối với những câu mà anh/chị không có ý kiến hoặc không trả lời được Đánh giá về ấn tượng xuất xứ-con người 14 Trang Người Việt Nam Người Nhật... A3- Doanh số bán các hãng xe trong nước năm 2009 (Nguồn http://www.vama.org.vn) A4- Các cam kết về cắt giảm thuế trong WTO đối với mặt hàng ôtô nguyên chiếc và phụ tùng ôtô nhập khẩu S Mặt hàng tt 1 Thuế suất bình quân chung Thuế suất MFN tại thời điểm gia nhập (%) Thuế suất cam kết trong WTO K hi gia nhập (%) 17,4 17 ,2 2 Thiết bị vận tải 35,3 1 3-5 năm 3 3-5 năm 5 12 năm 4 46 10 năm 7,4 Một số loại... Thời hạn thực hiện (kể từ khi gia nhập) 3,4 ,9 3 C uối cùng (%) Ôtô con: ) Xe từ 2.500 cc trở lên 90 90 2 Xe từ 2.500 cc trở lên, loại 2 cầu 90 90 7 13 Trang Xe dưới 2.500 cc và loại khác 90 90 7 7 năm 5 12 năm 0 b Xe tải ) Loại không quá 5 tấn 100 80 0 Loại khác 60; 80 c Phụ tùng ôtô 60 ; 80 20,9 ) 5 5 năm và 7 0; 70 24 ,3 năm 2 3-5 năm 0,5 PHỤ LỤC B BẢN CÂU HỎI Xin chào anh/chị, Em tên là Dương Hạnh... tiến 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 11 Hệ thống tiêu chuẩn và kiểm soát tối ưu 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 12 Lực lượng lao động lành nghề 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 13 Đối đãi tốt với người lao động 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 14 Đạt được hiệu quả trong sản xuất 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 Phần II: Phần thông tin kinh nghiệm về xe ô tô Xin anh/chị vui lòng khoanh tròn vào lựa chọn của anh/chị Câu số 1:Anh/chị đã từng hoặc đang sử dụng xe ô tô... C1.2 Phân bố mẫu theo kinh nghiệm sử dụng ôtô và ý định mua da dung oto nhat Fre quency V alid k Pe rcent 89 hong Valid Percent Cumula tive Percent 44 44.5 44.5 55 55.5 100.0 10 100.0 Pe Valid Percent 5 c 111 o 5 T 200 otal 0.0 y dinh mua xe nhat Fre quency rcent 20 Trang Cumula tive Percent V alid k 105 hong 52 52.5 52.5 47 47.5 100.0 10 100.0 5 c 95 o 5 T 200 otal 0.0 C1.3 Thống kê mẫu theo bảng câu . MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO 5.1 Một số kiến nghị Những kết quả nghiên cứu trên có thể mang lại những. và một số đề nghị đối với người tiêu dùng trong việc lựa chọn ôtô. Chương này cũng nêu những hạn chế của nghiên cứu và đề xuất những hướng nghiên cứu tiếp