1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp hạn chế ảnh hưởng của biến động tỷ giá tới hoạt động xuất nhập khẩu thiết bị viễn thông của Công ty Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel

49 606 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 482 KB

Nội dung

LỜI CẢM ƠN “ Một số giải pháp hạn chế ảnh hưởng của biến động tỷ giá tới hoạt động xuất nhập khẩu thiết bị viễn thông của Công ty Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel” có thể nói là đây

Trang 1

TÓM LƯỢC

Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng hội nhập với nền kinh tế thế giớihiện nay thì xuất nhập khẩu đang là vấn đề đáng quan tâm nhất đối với các doanh nghiệpnói chung Đặc biệt là làm sao để tăng cường giá trị xuất nhập khẩu, thu hút vốn đầu tư

đó là vấn đề đáng quan tâm cho những nhà hoạch định chính sách Nhìn nhận vấn đề xuấtnhập khẩu, đầu tư chúng ta không thể bỏ qua các tác động của môi trường đến hoạt độngxuất nhập khẩu trong đó có tỷ giá hối đoái, vấn đề này đòi hỏi sự nhận thức đầy đủ cũngnhư sự phân tích chính xấc từ các nhà hoạch định, các nhà quản lý vĩ mô Từ đó sẽ pháthiện ra những tồn tại vướng mắc để đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hơn tronghoạch định và diều hành chính sách tỷ giá hối đoái để nhằm mục tiêu cuối cùng là ổnđịnh cán cân thương mại quốc tế, phát triển kinh tế đất nước Đồng thời giúp các doanhnghiệp khắc phục những khó khăn do sự biến động của tỷ giá hối đoái đối với hoạt độngxuất nhập khẩu như ở Công ty thương mại và xuất nhập khẩu Viettel

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

“ Một số giải pháp hạn chế ảnh hưởng của biến động tỷ giá tới hoạt động xuất nhập khẩu thiết bị viễn thông của Công ty Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel” có thể

nói là đây là một đề tài kha mới mẻ và thực sự khó khăn đối với sinh viên, xong cùng với

sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong trường và các cô, chú và các anh chị trong phòng

Kế hoạch công ty Thương mại và xuất nhập khẩu Viettel cùng sự góp ý của một số bạn

bè em đã hoàn thành bài chuyên đề của mình

Trước hết, em xin bày tỏ long biết ơn sâu sắc với các thầy cô giáo trong nhàtrường đặc biệt là thầy giáo TS.Nguyễn Duy Đạt đã tận tình hướng dẫn em trong quátrình hoàn thành bài chuyên đề này Em rất mong tiếp tục nhận được sự giúp đỡ của thầy

cô Đồng thời em cũng gửi lời cảm ơn trân thành đến chị Hương và các anh chị trongphòng kế hoạch công ty Thương mại và xuất nhập khẩu Viettel đã cung cấp cho emnhững số liệu của công ty tạo điều kiện và đưa ra những chỉ dẫn, góp ý trong quá trình

em tìm hiểu và thu thập thông tin để phục vụ cho quá trình nghiên cứu của mình

Với mong muốn hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu và bản than đã có rất nhiều cốgắng song với trình độ và khả năng có hạn, không tránh khỏi những thiếu xót và cònnhiều hạn chế Vì vậy em rất mong được sự bổ sung góp ý chỉ bảo của các thầy cô giáo,cùng các bạn đọc để bài chuyên đề của em hoàn thiện hơn

Sinh viên

Đoàn Chiến

Trang 3

MỤC LỤC

Tóm lược

Lời cảm ơn

Danh mục sơ đồ hình vẽ

Danh mục từ viết tắt.

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI “Một số giải pháp hạn chế ảnh hưởng của biến động tỷ giá tới hoạt động xuất nhập khẩu thiết bị viễn thông của

Công ty Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel” 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài: 1

1.2.Xác lập và tuyên bố đề tài: 2

1.3 Mục tiêu nghiên cứu đề tài: 2

1.3.1 Mục tiêu lý thuyết: 2

1.3.2.Mục tiêu thực tế: 2

1.4 Phạm vi nghiên cứu: 3

1.5 Một số khái niệm và phân định nội dung nghiên cứu 3

1.5.1 Một số khái niệm cơ bản 3

1.5.1.1 Khái niệm tỷ giá hối đoái 3

1.5.1.2.Khái niệm Thị trường ngoại hối 4

1.5.1.3.Khái niệm xuất nhập khẩu: 5

1.5.2.Một số lý thuyết về tỷ giá hối đoái 6

1.5.2.1 Phân loại tỷ giá hối đoái 6

a)Tỷ giá hối đoái chính thức và Tỷ giá hối đoái song song: 6

b)Tỷ giá hối đoái danh nghĩa và Tỷ giá hối đoái thực tế: 6

c)Tỷ giá hối đoái song phương và Tỷ giá hối đoái hiệu lực: 7

1.5.2.2 Các chế độ tỷ giá hối đoái 7

a) Tỷ giá hối đoái cố định 7

b)Tỷ giá hối đoái thả nổi 7

c) Chính sách tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lý của nhà nước (bán thả nổi) 8

1.5.3.Những ảnh hưởng của biến động tỷ giá hối đoái 8

1.5.3.1.Những ảnh hưởng của biến động tỷ giá đến nền kinh tế 8

1.5.3.2.Những ảnh hưởng của biến động tỷ giá đến hoạt động xuất nhập khẩu 9

1.5.4 Phân định nội dung vấn đề nghiên cứu của đề tài: 10

a)Sự biến động tỷ giá ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa xuất nhập khẩu: 10

b) Sự biến động tỷ giá ảnh hưởng đến doanh thu lợi nhuận của doanh nghiệp: 11

c) Tác động của tỷ giá hối đoái đến nguồn cung ứng hàng nhập khẩu 11

d)Tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động thanh toán trong xuất nhập khẩu 12

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU THIẾT BỊ VIỄN THÔNG CỦA CÔNG TY THƯƠNG MẠI VÀ XUẤT NHẬP KHẨU VIETTEL 13

2.1 Phương pháp hệ nghiên cứu các vấn đề 13

2.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu: 13

2.1.2 Phương pháp phân tích, xử lý dữ liệu 14

Trang 4

2.2 Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến sự tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập khẩu của công ty thương mại và xuất

nhập khẩu Viettel 14

2.2.1 Khái quát về công ty Thương mại và xuất nhập khẩu Viettel: 14

2.2.2 Các nhân tố môi trường ảnh hưởng tới sự biến động tỷ giá hối đoái: 16

Nhóm nhân tố môi trường vi mô: 16

Nhóm nhân tố môi trường vĩ mô: 17

2.3.Kết quả phân tích dữ liệu thu thập về tác động của tỷ giá hối đoái đến các hoạt động xuất nhập khẩu của công ty 18

2.3.1.Kết quả phân tích dữ liệu sơ cấp 18

Kết quả điều tra trắc nghiệm: 18

Kết quả đánh giá của chuyên gia: 19

2.3.2 Kết quả phân tích dữ liệu thứ cấp 19

2.3.2.1)Thực trạng hoạt động kinh doanh và xuất nhập khẩu thiết bị viễn thông của công ty thương mại và xuất nhập khẩu Viettel: 19

2.3.2.2 Tình hình biến động của tỷ giá hối đoái trong thời gian gần đây: 22

2.3.2.3) Tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập khẩu thiết bị viễn thông của công ty thương mại và xuất nhập khẩu Viettel: 25

Thứ nhất, sự biến động của tỷ giá đã ảnh hưởng đến doanh thu, lợi nhuận của Công ty: 26

Thứ hai, sự biến động của tỷ giá ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa và việc tiêu thụ hàng hóa của công ty: 27

Thứ ba, Sự biến động của tỷ giá ảnh hưởng đến nguồn cung ứng hàng nhập khẩu: 27Thứ tư, sự biến động của tỷ giá ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán trong xuất nhập khẩu 28

CHƯƠNG 3: CÁC KẾT LUẬN VÀ VẤN ĐỀ XUẤT NHẰM HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU THIẾT BỊ VIỄN THÔNG CỦA CÔNG TY THƯƠNG MẠI VÀ XUẤT NHẬP KHẨU VIETTEL 30

3.1.Các phát hiện qua nghiên cứu tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty Thương mại và xuất nhập khẩu Viettel : 30

3.2.1 Dự báo về sự biến động của tỷ giá hối đoái trong thời gian tới 31

3.2.2 Dự báo khả năng phát triển của Công ty Thương mại và xuất nhập khẩu Viettel trước sự biến động của tỷ giá hối đoái 32

3.2.2.1 Dự báo môi trường kinh doanh 32

3.2.2.2 Dự báo nhu cầu thị trường nhập khẩu thiết bị viễn thông: 34

3.2.2.3 Định hướng phát triển của Công ty Thương mại và xuất nhập khẩu Viettel trong thời gian tới 34

3.3 Các đề xuất và kiến nghị nhằm hạn chế tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất khẩu của Công ty Thương mại và xuất nhập khẩu Viettel 37

3.3.1 Dưới góc độ doanh nghiệp: 37

3.3.2 Dưới góc độ nhà quản lý vĩ mô 39

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1

PHỤ LỤC 2

Trang 5

Danh mục sơ đồ, hình vẽ, bảng biểu:

Hình 1.1: Cung – cầu ngoại tệ và tỷ giá cân bằng ……….………

5 Hình 1.2: Tác động của tỷ giá hối doái đến nền kinh tế……… .9

Hình 2.1: Doanh thu của Công ty đạt được các năm gần đây………

20 Hình 2.2: Tỷ giá USD/VND từ 8/2008 tới 3/2009……… ………

23 Hình 2.2: Tỷ giá USD/VND từ 8/2008 tới 3/2009………24

Hình 3.1 TỔNG HỢP CHỈ TIÊU DOANH THU TỪ 2009-2010………36

Hình 3.2 :BIỂU ĐỒ CƠ CẤU DOANH THU NĂM 2011………37

Bảng 2.1 Kết quả kinh doanh 2010 ………15

Bảng 2.2 Kim ngạch nhập khẩu thiết bị viễn thông của công ty Thương mại và xuất nhập khẩu Viettel……… 21

Bảng 2.3: Doanh thu, lợi nhuận của công ty TM và XNK năm 2009,2010……….26

Bảng3.1: Dự báo tỷ giá danh nghĩa một số ngoại tệ chủ chốt………

31 Bảng 3.2 : CHỈ TIÊU CHỦ YẾU……….35

Bảng 3.3: KẾT CẤU DOANH THU NĂM 2011………36

Trang 7

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI “Một số giải pháp hạn chế

ảnh hưởng của biến động tỷ giá tới hoạt động xuất nhập khẩu thiết bị viễn thông của Công ty Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel”

1.1 Tính cấp thiết của đề tài:

Hiện nay nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng phát triển cùng với xu hướng khu vựchóa và toàn cầu hóa, việc buôn bán không chỉ bó hẹp trong một quốc gia mà dần dần mởrộng trên phạm vi toàn thế giới, các vấn đề về xuất nhập khẩu, về đầu tư nước ngoài làcác chủ điểm rất được quan tâm trong các hội thảo vể kinh tế Đặc biệt là khi Việt Namvừa trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO thì xuất nhập khẩu đang

là vấn đề đáng quan tâm đối với các doanh nghiệp nói chung Bên cạnh đó việc nghiêncứu các nhân tố môi trường tác động trực tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu để khắcphục những khó khăn và nâng cao hiệu quả kinh doanh là một việc hết sức cần thiết,trong đó việc biến động tỷ giá hối đoái chính là một nhân tố trực tiếp có ảnh hưởng rấtlớn đến hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Tỷ giá hối đoái là một trongnhững vấn đề phức tạp và nhạy cảm mà đã có không ít nền kinh tế đã lâm vào tình trạngkhó khăn do biến động của tỷ giá hối đoái gây nên như Hoa Kỳ, Trung Quốc,…Sự biếnđộng của tỷ giá vượt khỏi khả năng dự đoán và chế ngự của nhà nước vì vậy các doanhnghiệp cần xem xét ảnh hưởng của nó nhằm hạn chế được những tổn thất mà do sự biếnđộng tỷ giá gây ra

Như chúng ta thấy, hiện nay trên thế giới khủng hoảng tài chính tiền tệ đang diễn

ra rộng khắp đã dẫn đến lạm phát tăng cao, tỷ giá giữa các đồng tiền luôn biến động theochiều hướng khó dự đoán trước được Một thực tế hiện nay đó là các công ty xuất nhậpkhẩu trong nước đang phải chịu tác động kép khi mà đồng VNĐ ngày càng mất giá đốivới đồng USD trong khi trên thế giới đồng USD lại mất giá so với các đồng tiền khác.Công ty thương mại và xuất nhập khẩu Viettel một doanh nghiệp chuyên kinh doanh xuấtnhập khẩu các thiết bị viễn thông với quy mô lớn, trong thời gian gần đây trước sự biếnđộng của tỷ giá hối đoái công ty đã bị ảnh hưởng rất lớn tới doanh thu lợi nhuận thậm chígiá cả hàng hóa xuất nhập khẩu, kim ngạch xuất nhập khẩu, các hoạt động thanh toán vàrất nhiều yếu tố khác cũng bị ảnh hưởng theo Vì vậy để đảm bảo được hoạt động kinhdoanh xuất nhập khẩu của công ty việc dự đoán trước biến động của tỷ giá và đưa ra cácgiải pháp cấp bách để hạn chế ảnh hưởng của biến động tỷ giá hối đoái là hết sức cầnthiết

Trang 8

1.2.Xác lập và tuyên bố đề tài:

Công ty TM & XNK Viettel tiền thân là Phòng Xuất Nhập khẩu của Công ty Điện

tử Viễn thông, thành lập năm 1989 (nay là Tập đoàn Viễn thông Quân đội) Đến năm

1999, Phòng Xuất Nhập khẩu được tổ chức lại thành Trung tâm Xuất Nhập khẩu và thựchiện chế độ hạch toán phụ thuộc Tháng 01/2005, thành lập Công ty Thương mại và XuấtNhập khẩu Viettel trực thuộc Tổng Công ty Viễn thông Quân đội (nay là Tập đoàn Viễnthông Quân đội) Là một công ty chuyên kinh doanh xuất nhập khẩu các thiết bị viễnthông để phục vụ lắp đặt trong nước và xuất khẩu sang các nước lân cận nhưLào,Campuchia công ty đang là tổ chức chịu trách nhiệm chính trong các hoạt động xuấtnhập khẩu của Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel

Cũng như các doanh nghiệp xuất nhập khẩu khác trong đợt khủng hoảng tài chínhvừa qua công ty đã chịu tác động rất lớn từ việc biến động tỷ giá và gặp phải nhiều khókhăn trong quá trình hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.Cụ thể là việc nhập khẩu máymóc từ Mỹ, Nhật Bản, EU với giá cao hơn do các đồng tiền công ty sử dụng trong thanhtoán quốc tế bị mất giá ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận kinh doanh của công ty.Trong quátrình hoạt động kinh doanh công ty đã có nhiều biện pháp để hạn chế ảnh hưởng của sựbiến động tỷ giá hối đoái song vẫn gặp phải nhiều khó khăn trong vấn đề này

-Nhận thấy sự cần thiết của vấn đề với những kiến thức học được trong trường và kinhnghiệm khi thực tập tại công ty em xin chọn đề tài :

“Một số giải pháp hạn chế ảnh hưởng của biến động tỷ giá tới hoạt động xuất nhập khẩu thiết bị viễn thông của Công ty Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel”

làm đề tài nghiên cứu trong chuyên đề tốt nghiệp của mình

1.3 Mục tiêu nghiên cứu đề tài:

-Tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập khẩu thiết bị viễn thông của công

ty Thương mại và Xuất Nhập khẩu Viettel

-Đề ra các giải pháp giúp công ty né tránh khắc phục và hạn chế rủi ro về tỷ giá ở mứcthấp nhất

Trang 9

-Đây là một đề tài có phạm vi nghiên cứu rộng và liên quan đến nhiều vấn đề,nhưng trong khuôn khổ của một chuyên đề tốt nghiệp, em chỉ tập trung nghiên cứu vàonhững vấn đề sau đây:

-Về lý luận: lý luận của tỷ giá hối đoái và tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạtđộng xuất khẩu của một doanh nghiệp

-Về thực trạng xuất nhập khẩu : Công ty Thương mại và xuất nhập khẩu Viettelnhập khẩu các thiết bị viễn thong từ rất nhiều nước như Mỹ, Nhật, EU…và xuất khẩusang nhiều nước khác như Lào,Campuchia,Hiti nhưng do khả năng và thời gian có hạn

em xin giới hạn phạm vi nghiên cứu như sau:

-Do công ty có cả hai hoạt động xuất và nhập khẩu nhưng hoạt động nhập khẩucủa công ty là chính do đó em chỉ xin nghiên cứu hoạt động nhập khẩu của công ty

+Đối với thị trường nhập khẩu: em xin giới hạn thị trường nhập khẩu là thị trường

1.5 Một số khái niệm và phân định nội dung nghiên cứu

1.5.1 Một số khái niệm cơ bản

1.5.1.1 Khái niệm tỷ giá hối đoái

-Tỷ giá hối đoái (thường được gọi tắt là tỷ giá) là sự so sánh về mặt giá cả giữa haiđồng tiền của hai nước khác nhau Cũng có thể gọi tỷ giá hối đoái là giá của một đồngtiền này tính bằng giá của một đồng tiền khác

-Thông thường tỷ giá hối đoái được hiểu là số lượng đơn vị nội tệ cần thiết để muamột đơn vị ngoại tệ trên thị trường ngoại hối; là hệ số quy đổi của một đồng tiền này sangmột đồng tiền khác được xác định bởi mối quan hệ cung cầu trên thị trường tiền tệ

 Tỷ giá nội tệ (e) là lượng ngoại tệ cần thiết để mua một đồng nội tệ

 Tỷ giá ngoại tệ (E) là lượng nội cần thiết để mua một đồng ngoại tệ

 Tỷ giá hối đoái danh nghĩa là tỷ lệ mà tại đó đồng tiền của một nước được đổi lấymột đồng tiền của nước khác

Ví dụ: nếu 20000 đồng đổi lấy được 1 đô la Mỹ thì tỷ giá hối đoái danh nghĩa là 20000đồng một đô la Mỹ, hay 0,00005 đô la Mỹ trên 1 đồng

 Tỷ giá hối đoái thực tế là tỷ lệ mà tại đó một người trao đổi hàng hóa và dịch vụcủa nước này lấy hàng hóa dịch vụ của nước khác

Trang 10

Vì các nhà kinh tế quan tâm tới đến nền kinh tế với tư cách một tổng thể, nên họchú ý tới mức giá chung chứ không xem xét từng loại giá riêng biệt Như vậy, để tính tỷgiá hối đoái thực tế cần sử dụng chỉ số giá của mỗi nước, tức là:

Tỷ giá hối đoái thực tế =

Giá nước ngoài

Tỷ giá hối đoái danh nghĩa x Giá trong nước

Tỷ giá hối đoái thực tế =

Giá nước ngoài

Tỷ giá hối đoái danh nghĩa x Giá trong nước

1.5.1.2.Khái niệm Thị trường ngoại hối

-Thị trường ngoại hối là thị trường quốc tế trong đó đồng tiền quốc gia này có thểđổi lấy đồng tiền của quốc gia khác Tỷ giá hối đoái được xác định dựa vào cung – cầungoại tệ trên thị trường ngoại hối

 Cầu về tiền trên thị trường ngoại hối

-Có cầu về tiền của nước A trên thị trường ngoại hối khi dân cư từ các nước khácmua các sảnh phẩm được sản xuất ra tại nước A Một nước xuất khẩu càng nhiều thì cầuđối với đồng tiền nước đó càng lớn trên thị trường ngoại hối

-Đường cầu về một loại tiền là hàm của tỷ giá hối đoái của nó dốc xuống phía bênphải, điều này cho thấy nếu tỷ giá hối đoái càng cao thì hàng hoá của nước ấy càng trởlên đắt hơn đối với những người nước ngoài và ít hàng hoá xuất khẩu hơn

 Cung về tiền trên thị trường ngoại hối

-Để nhân dân nước A mua được các sản phẩm sản xuất ra ở nước B họ phải muamột lượng tiền đủ lớn của nước B, bằng việc dùng tiền nước A để trả Lượng tiền này củanước A khi ấy bước vào thị trường quốc tế

-Đường cung về tiền là một hàm của tỷ giá hối đoái của nó, dốc lên trên về phíaphải Tỷ giá hối đoái càng cao thì hàng hoá nước ngoài càng rẻ và hàng hoá ngoại đượcnhập khẩu ngày càng nhiều

Hình 1.1: Cung – cầu ngoại tệ và tỷ giá cân bằng

Trang 11

Trong đó: * Q2Q3 là mức dư cung ngoại tệ

* Q1Q4 là mức dư cầu ngoại tệQua hình vẽ ta thấy, tỷ giá hối đoái cân bằng tại E thì tại đó lượng cung ngoại tệ bằnglượng cầu ngoại tệ

1.5.1.3.Khái niệm xuất nhập khẩu:

XNK là hoạt động kinh doanh buôn bán trên phạm vi quốc tế Nó không phải làhành vi buôn bán riêng lẻ mà là cả một hệ thống các quan hệ mua bán phức tạp có tổchức cả bên trong và bên ngoài nhằm mục tiêu lợi nhuận, thúc đẩy sản xuất hàng hoáphát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ổn định và từng bước nâng cao mức sống của nhândân XNK là hoạt động dễ đem lại hiệu quả đột biến nhưng có thể gây thiệt hại lớn vì nóphải đối đầu với một hệ thống kinh tế khác từ bên ngoài mà các chủ thể trong nước thamgia XNK không dễ dàng khống chế được.XNK là việc mua bán hàng hoá với nước ngoàinhằm phát triển sản xuất kinh doanh đời sống Song mua bán ở đây có những nét riêngphức tạp hơn trong nước như giao dịch với người có quốc tịch khác nhau, thị trường rộnglớn khó kiểm soát, mua bán qua trung gian chiếm tỷ trọng lớn,đồng tiền thanh toán bằngngoại tệ mạnh, hàng hoá vận chuyển qua biên giới cửa khẩu, cửa khẩu các quốc gia khácnhau phải tuân theo các tập quán quốc tế cũng như địa phương

Hoạt động XNK được tổ chức thực hiện với nhiều nghiệp vụ, nhiều khâu từ điềutra thị trường nước ngoài, lựa chọn hàng hoá XNK, thương nhân giao dịch, các bước tiếnhành giao dịch đàm phán, ký kết hợp đồng tổ chức thực hiện hợp đồng cho đến khi hànghoá chuyển đến cảng chuyển giao quyền sở hữu cho người mua, hoàn thành các thanhtoán Mỗi khâu, mỗi nghiệp vụ này phải được nghiên cứu đầy đủ,kỹ lưỡng đặt chúng

Trang 12

trong mối quan hệ lẫn nhau,tranh thủ nắm bắt những lợi thế nhằm đảm bảo hiệu quả caonhất, phục vụ đầy đủ kịp thời cho sản xuất, tiêu dùng trong nước.

Mặc dù XNK đem lại nhiều thuận lợi song vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế:

+ Cạnh tranh dẫn đến tình trạng tranh mua, tranh bán hàng XNK Nếu không có sựkiểm soát của Nhà nước một cách chặt chẽ kịp thời sẽ gây các thiệt hại khi buôn bán vớinước ngoài Các hoạt động xấu về kinh tế xã hội như buôn lậu, trốn thuế, ép cấp, ép giá

dễ phát triển

+ Cạnh tranh sẽ dẫn đến thôn tính lẫn nhau giữa các chủ thể kinh tế bằng các biệnpháp không lành mạnh như phá haoaị cản trở công việc của nhau…việc quản lý khôngchỉ đơn thuần tính toán về hiệu quả kinh tế mà còn phải chú trọng tới văn hoá và đoạ đức

xã hội

1.5.2.Một số lý thuyết về tỷ giá hối đoái

1.5.2.1 Phân loại tỷ giá hối đoái

a)Tỷ giá hối đoái chính thức và Tỷ giá hối đoái song song:

Tỷ giá hối đoái có thể được quy định bởi thị trường trong chế độ tỷ giá hối đoáithả nổi, và được gọi là tỷ giá thị trường Tỷ giá hối đoái cũng có thể được quy định bởicác cơ quan hữu trách trong chế độ tỷ giá hối đoái cố định Ở nhiều nước, cả thị trườnglẫn cơ quan hữu trách cùng tham gia quy định tỷ giá hối đoái Tỷ giá hối đoái khi đổi tạingân hàng thương mại và quầy giao dịch ngoại hối phục vụ khách hàng lẻ thường chênhlệch so với tỷ giá công bố có thể vì một trong hai lý do sau:

+ Đã được tính gộp cả phí dịch vụ

+ Có hai tỷ giá đồng thời, một tỷ giá hối đoái chính thức (có thể do cơ quan hữu tráchqui định, hoặc do cả thị trường lẫn cơ quan hữu trách quy đinh) và một tỷ giá khôngchính thức (còn gọi là tỷ giá hối đoái song song hay tỷ giá chợ đen) do thị trường quyếtđịnh

Ở Việt Nam, ngay cả tỷ giá hối đoái chính thức cũng có vài loại: tỷ giá bình quânliên ngân hàng, tỷ giá tính thuế xuất nhập khẩu, tỷ giá giao dịch của ngân hàng thươngmại, và tỷ giá hạch toán Tỷ giá mua vào và bán ra ngoại tệ niêm yết tại một số ngân hàng

để phục vụ khách đổi tiền là tỷ giá giao dịch của ngân hàng thương mại có tính thêm phídịch vụ Còn tỷ giá đổi tiền tại các cửa hàng kinh doanh vàng bạc ngoại tệ của tư nhânhay khi đổi tiền trong nhân dân chính là tỷ giá hối đoái song song

b)Tỷ giá hối đoái danh nghĩa và Tỷ giá hối đoái thực tế:

- Tỷ giá hối đoái danh nghĩa là tỷ giá hối đoái không xét đến tương quan giá cảhay tương quan lạm phát giữa hai nước

Trang 13

- Tỷ giá hối đoái thực là tỷ giá hối đoái có xét đến tương quan giá cả giữa hai nướchoặc tương quan tỷ lệ lạm phát giữa hai nước.

Quan hệ giữa hai loại tỷ giá này được thể hiện qua cách tính sau:

- Tỷ giá hối đoái thực tế = (Tỷ giá hối đoái danh nghĩa x Giá nước ngoài) / Giá nộiđịa

c)Tỷ giá hối đoái song phương và Tỷ giá hối đoái hiệu lực:

Tỷ giá hối đoái giữa hai đồng tiền được gọi là tỷ giá hối đoái song phương Còn tỷgiá hối đoái hiệu lực là tỷ lệ trao đổi giữa một đồng tiền X với nhiều đồng tiền khác cùnglúc (thông thường là đồng tiền của các bạn hàng thương mại lớn) Tỷ giá này được tínhdựa trên giá trị bình quân gia quyền của các tỷ giá song phương giữa đồng tiền X vớitừng đồng tiền kia Tỷ giá hối đoái hiệu lực cũng có loại danh nghĩa và loại thực tế

1.5.2.2 Các chế độ tỷ giá hối đoái

a) Tỷ giá hối đoái cố định

Tỷ giá hối đoái cố định, đôi khi còn được gọi là tỷ giá hối đoái neo, là một kiểuchế độ tỷ giá hối đoái trong đó giá trị của một đồng tiền được gắn với giá trị của mộtđồng tiền khác hay với một rổ các đồng tiền khác, hay với một thước đo giá trị khác, nhưvàng chẳng hạn Khi giá trị tham khảo tăng hoặc giảm, thì giá trị của đồng tiền neo vàocũng tăng hoặc giảm Đồng tiền sử dụng chế độ tỷ giá hối đoái cố định gọi là đồng tiền cốđịnh Tỷ giá hối đoái cố định là một lựa chọn chế độ tỷ giá ngược hoàn toàn với tỷ giá hốiđoái thả nổi

 Ưu điểm:

-Thúc đẩy thương mại và đầu tư quốc tế

-Buộc chính phủ phải hoạch định và thực thi các chính sách vĩ mô

-Thúc đẩy các hoạt động hợp tác quốc tế

 Hạn chế:

-Chế độ tỷ giá cố định làm mất tính chủ động của chính sách tiền tệ,khiến cho ngân hangtrung ương gặp khó khăn trong việc thay đổi lượng tiền cung ứng

-Làm cho các quốc gia dễ dơi vào trạng thái “nhập khẩu lạm phát” không mong muốn

b)Tỷ giá hối đoái thả nổi

Chính sách tỷ giá hối đoái thả nổi là một chính sách mà trong đó tỷ giá hối đoáiđược xác định và vận động một cách tự do theo quy luật của thị trường Tỷ giá hối đoáitrong cơ chế này được hình thành trên cơ sở cung – cầu ngoại tệ trên thị trường ngânhàng nhà nước không có bất kỳ một tuyên bố hay cam kết nào về chỉ đạo, điều hành tỷgiá trong chế độ

Trang 14

 Ưu điểm của chính sách tỷ giá hối đoái thả nổi:

-Giúp cán cân thanh toán cân bằng

-Đảm bảo tính độc lập của chính sách tiền tệ

-Góp phần bình ổn kinh tế

 Hạn chế của chính sách tỷ giá hối đoái thả nổi:

-Chính sách tỷ giá thả nổi là nguyên nhân của vấn đề đầu cơ làm méo mó,sai lệch thịtrường

-Chính sách này hạn chế các hoạt động đầu tư và tín dung

c) Chính sách tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lý của nhà nước (bán thả nổi)

Đây là chế độ tỷ giá hối đoái có sự can thiệp của hai chế độ cố định và thả nổi Ở

đó, tỷ giá được xác định và hoạt động theo quy luật thị trường, chính phủ chỉ can thiệpkhi có những biến động mạnh vượt quá mức độ cho phép

1.5.3.Những ảnh hưởng của biến động tỷ giá hối đoái

1.5.3.1.Những ảnh hưởng của biến động tỷ giá đến nền kinh tế

Tỷ giá hối đoái là một công cụ kinh tế vĩ mô chủ yếu để điều tiết cán cân thươngmại quốc tế theo mục tiêu đã định trước của một quốc gia, nó là đòn bẩy điều tiết cungcầu ngoại tệ, tác động mạnh đến xuất nhập khẩu và hoạt động kinh doanh trong nước.Việc thay đổi tỷ giá sẽ ảnh hưởng đến các ngành, lĩnh vực, các doanh nghiệp có thu chingoại tệ … Tỷ giá hối đoái không chỉ tác động đến giá cả hàng hóa trong nước mà còntác động rất lớn đến xuất nhập khẩu hàng hóa cũng như đến xuất khẩu tư bản (vốn) Vìvậy, nó ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân

Hình 1.2: Tác động của tỷ giá hối doái đến nền kinh tế

Trang 15

Để phân tích tác động của tỷ giá hối đoái tới nền kinh tế ta đưa ra khái niệm khảnăng cạnh tranh Khả năng cạnh tranh = E*Po/P

Trong đó: Po: giá sản phẩm tính theo giá nước ngoài

P: giá sản phẩm cùng loại sản xuất trong nước tính theo đồng nội tệ

E: tỷ giá ngoại tệ

Với P và Po không đổi khi E tăng, E*Po sẽ tăng Giá của sản phẩm nước ngoài trởnên đắt tương đối so với giá của sản phẩm trong nước và ngược lại, giá của sản phẩmtrong nước trở nên rẻ, tương đối so với sản phẩm nước ngoài Sản phẩm trong nước do đó

có khả năng cạnh tranh cao hơn xuất khẩu sẽ tăng, nhập khẩu giảm đi dẫn đến xuất khẩuròng tăng, đường AD sẽ dịch chuyển sang phải, sản lượng tăng, tỷ lệ thất nghiệp giảm

1.5.3.2.Những ảnh hưởng của biến động tỷ giá đến hoạt động xuất nhập khẩu

Tỷ giá hối đoái là một phạm trù kinh tế quan trọng trong đời sống kinh tế, xã hộicủa mỗi nước, là công cụ để đo lường giá trị giữa các đồng tiền và do vậy có tác độngnhư một công cụ cạnh tranh trong thương mại quốc tế, một công cụ quản lý kinh tế, cóảnh hưởng mạnh mẽ tới giá cả, tới mọi hoạt động kinh tế - xã hội của nước đó và cácnước có liên quan Đối với hoạt động xuất nhập khẩu cũng vậy tỷ giá hối đoái có thể ảnhhưởng tới mọi mặt của hoạt động xuất nhập khẩu cụ thể như sau:

 Sự biến động tỷ giá ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa xuất nhập khẩu:

Trang 16

Đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu khi tỷ giá thay đổi thì giá cả nguyên vật liệuxuất nhập khẩu sẽ thay đổi theo điều này sẽ gây ảnh hưởng tới giá cả hàng hóa xuất nhậpkhẩu bán ra

 Sự biến động tỷ giá ảnh hưởng đến kim ngạch xuất nhập khẩu:

Đối với một doanh nghiệp xuất nhập khẩu tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng rất lớn tớikim ngạch xuất nhập khẩu.Việc tỷ giá biến động tăng hoặc giảm sẽ làm cho kim ngạchxuất nhập khẩu thay đổi theo

 Sự biến động tỷ giá ảnh hưởng đến doanh thu lợi nhuận của doanh nghiệp xuấtnhập khẩu

Khi tỷ giá biến động một doanh nghiệp xuất nhập khẩu sẽ phải chịu ảnh hưởng rấtlớn nhất là doanh thu và lợi nhuận

 Sự biến động tỷ giá ảnh hưởng đến cung cầu hàng hóa xuất nhập khẩu:

Cung cầu hàng hóa xuất nhập khẩu cũng là một yếu tố chịu tác động của sự biếnđộng tỷ giá, khi tỷ giá thay đổi công ty sẽ có các chính sách thay đổi cung, cầu hàng hóa

để đạt được doanh thu cao nhất

 Sự biến động tỷ giá ảnh hưởng đến việc thanh toán ngoại tệ trong hoạt dộngxuất nhập khẩu:

Các nhà nhập khẩu thường phải sử dụng rất nhiều lượng ngoại tệ để thanh toántiền hàng cho nhà xuất khẩu, với một lượng nội tệ dự định sẽ mua lượng ngoại tệ cầnthanh toán trong tương lai thì sự biến động tỷ giá làm cho lượng tiền nội tệ cần mua ngoại

tệ đó tăng lên khiến nhà nhập khẩu thiếu tiền nội tệ và làm chậm việc thanh toán

 Sự biến động tỷ giá ảnh hưởng đến đến việc thực hiện hợp đồng nhập khẩu :Trong hợp đồng thương mại quốc tế, biến động tỷ giá tới đồng tiền thanh toánthường không được đề cập đến nhiều như các điều khoản khác Việc xuất hiện dung sai

về thời gian trong khi biến động tỷ giá lại diễn ra nhanh và là vấn đề nhạy cảm buộc cácdoanh nghiệp nhập khẩu phải tính đến rủi ro hối đoái khi đàm phán hợp đồng thương mạiquốc tế

-Sự biến động của tỷ giá ảnh hưởng đến

1.5.4 Phân định nội dung vấn đề nghiên cứu của đề tài:

a)Sự biến động tỷ giá ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa xuất nhập khẩu:

Với một doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài thì sự thay đổi của tỷ giá

có tác động đến giá cả của hàng hóa đó từ đó ảnh hưởng đến các quyết định mua của

Trang 17

doanh nghiệp cho phù hợp với nhu cầu tài chính cũng như nhu cầu thị trường về mặthàng đó.

Hiện nay Việt Nam là nước có hệ thống mạng viễn thông khá phát triển trên thếgiới tuy nhiên các thiết bị viễn thông để phục vụ nhu cầu sử dụng của nước ta hiện nayvẫn chưa sản xuất được và chủ yếu phải đi nhập khẩu từ các nước có nền khoa học tiêntiến khác như Mỹ, Nhật, EU.Việc nhập khẩu các thiết bị viễn thông là hoàn toàn bắt buộcvới các tập đoàn viễn thông lớn như Viettel, Vinaphone, Mobiphohe và nó ảnh hưởngtrực tiếp tới hoạt động kinh doanh của các tập đoàn này Đối với tập đoàn viễn thôngViettel hàng năm phải nhập khẩu một số lượng lớn các thiết bị viễn thông vì doanhnghiệp đang trong quá trình nâng cấp và mở rộng mạng lưới viễn thông trên khắp cảnước.Với thị trường nhập khẩu chính là Mỹ và thường phải sử dụng đồng tiến chính làđồng đô la Mỹ (USD) trong thanh toán quốc tế, mà trong khi đó chính phủ Mỹ lại thựchiện chính sách thả nổi đồng USD, nên tỷ giá hối đoái USD/VND ảnh hưởng đến giá cảnhập khẩu các mặt hàng này

b) Sự biến động tỷ giá ảnh hưởng đến doanh thu lợi nhuận của doanh nghiệp:

Công ty Thương mại và xuất nhập khẩu Viettel là một công ty chuyên xuất nhậpkhẩu các thiết bị viễn thông để phục vụ việc lắp đặt và nâng cấp mạng lưới viễn thông vàcác thiết bị đầu cuối, khi tỷ giá hối đoái biến động, giá cả hàng hóa nhập khẩu tăng lêntuy nhiên giá sản phẩm bán ra thì không thể thay đổi hàng ngày theo tỷ giá được chính vìvậy doanh thu lợi nhuận của công ty cũng sẽ thay đổi theo sự biến động của tỷ giá Khi tỷgiá tăng, giá cả các thiết bị viễn thông tăng công ty sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việchạn chế ảnh hưởng đó và dẫn đến việc doanh thu, lợi nhuận của công ty sẽ giảm sútđáng kể Và ngược lại khi tỷ giá giảm giá nguyên liệu giảm và doanh thu lợi nhuận củacông ty sẽ tăng theo

c) Tác động của tỷ giá hối đoái đến nguồn cung ứng hàng nhập khẩu

-Đối với một công ty xuất nhập khẩu khi tỷ giá biến động công ty có thể đưa racác chính sách thay đổi cung cầu hàng hóa để hạn chế rủi ro biến động tỷ giá và có thểđạt được doanh thu cao nhất cụ thể:

Khi tỷ giá thay đổi theo hướng có hại cho nhà nhập khẩu thì bên xuất khẩu có thể

sẽ giảm số lượng hàng xuất đó đi để giảm ảnh hưởng không tốt do biến động đó và tănglượng hàng nhập khẩu để tăng lợi nhuận Ngược lại, nếu tỷ giá thay đổi theo hướng có lợicho nhà xuất khẩu thì nguồn cung ứng hàng nhập khẩu đó sẽ đẩy nhanh tiến trình xuấtkhẩu hàng hóa để thu được thêm lợi nhuận từ việc biến động tỷ giá đó

d)Tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động thanh toán trong xuất nhập khẩu

Trang 18

Khi mua hàng hóa và nguyên liệu từ nước ngoài, doanh nghiệp thường phải thanhtoán bằng đồng tiền của nước xuất khẩu hay một đồng tiền mạnh khác tùy theo thỏathuận giữa các bên Ở Việt Nam chúng ta thường dùng đông USD trong thanh toán quốc

tế, mà chính phủ Mỹ thực hiện chính sách thả nổi đồng USD,nên tỷ giá hối đoáiUSD/VND ảnh hưởng tới giá cả thanh toán các mặt hàng Đối với các daonh nghiệp phảimua USD với giá cao,thậm chí là phải mua USD trên thị trường chợ đen để nhập khâu thìbiến động tỷ giá có ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu

Trang 19

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCHTHỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU THIẾT BỊ VIỄN THÔNG CỦA CÔNG TY THƯƠNG MẠI VÀ XUẤT NHẬP KHẨU VIETTEL

2.1 Phương pháp hệ nghiên cứu các vấn đề

Công ty Thương mại và xuất nhập khẩu Viettel là một công ty có quy mô khá lớn

Do vậy, để phục vụ cho công việc nghiên cứu về tác động của tỷ giá tới hoạt động kinhdoanh tại Công ty, ta sử dụng phương pháp điều tra khảo sát và phỏng vấn để thu thậpnhững thông tin cần thiết, từ đó đưa ra các nhận xét chính xác nhất

2.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu:

Dữ liệu được thu thập gồm hai loại: Dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp

 Dữ liệu thứ cấp:

Phương pháp thu thập dữ liệu qua các nguồn thứ cấp:đó là việc thu thập dữ liệudựa trên các nguồn thứ cấp.Loại này có nguồn gốc từ tài liệu sơ cấp đã được phân tích,giải thích, thảo luận và diễn giải

Dữ liệu được thu thập từ các nguồn: Số liệu từ công ty, báo chí, internet và cácnguồn khác.Việc thu thập dưc liệu thứ cấp này nhằm phục vụ quá trình đánh giá phântích tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập khẩu thiết bị viễn thông củacông ty thương mại và xuất nhập khẩu Viettel

 Dữ liệu sơ cấp:

Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp bao gồm các phương pháp sau:

-Phương pháp phỏng vấn: Được hiểu là phương pháp thu thập thông tin nhanh dựatrên cách đưa ra những câu hỏi cho đối tượng được phỏng vấn để thu thập thông tin cầnthiết Phương pháp này được sử dụng để tìm hiểu những hạn chế và nguyên nhân nhữngtồn tại, đồng thời cũng là nêu lên một số đề xuất của người được phỏng vấn trong chuyênđề

-Quá trình điều tra phỏng vấn được tiến hành như sau:

Bước 1: Xác định mục đích nhiệm vụ của công tác điều tra.

Bước 2: Xác định đối tượng điều tra, đơn vị điều tra.

Trong quá trình thực tập làm báo cáo thực tập tổng quan tại Công ty, các đối tượngđược phỏng vấn bao gồm:

- Giám đốc Công ty

- Trưởng phòng tổ chức

- Trưởng phòng hành chính

Trang 20

- Trưởng phòng xuất nhập khẩu

- Trưởng phòng sản xuất kinh doanh

Bước 3: Xác định nội dung điều tra tức là chọn các tiêu thức điều tra

Bước 4: Xác định thời gian và địa điểm phỏng vấn.

Bước 5: Lập biểu điều tra, hướng dẫn cách ghi.

-Phương pháp sử dụng các phiếu điều tra : Điều tra khảo sát qua phiếu điều tra làphương pháp thu thập số liệu thông dụng nhất trong nghiên cứu kinh tế.Phương pháp nàydùng để lấy thông tin từ một số lượng lớn đối tượng trên một phạm vi rộng.Phương pháp

sử dụng phiếu điều tra với yêu cầu trên phiếu:Thu thập thông tin đầy đủ cần thiết, dễdàng cho người được điều tra

Với hai phương pháp thu thập dữ liệu là điều tra phỏng vấn và sử dụng các phiếuđiều tra để thu thập các dữ liệu từ công ty và đánh giá được một cách khách quan tìnhhình nhập khẩu thiết bị viễn thông của công ty

2.1.2 Phương pháp phân tích, xử lý dữ liệu

Cũng như phương pháp thu thập dữ liệu, phương pháp phân tích dữ liệu cũng córất nhiều phương pháp khác nhau như phương pháp thủ công,phương pháp thống kê phântích, phương pháp mô hình toán học… trong phân tích nhưng trong giới chuyên đề này

em xin phân tích theo phương pháp thủ công:

Bước 1: Xác định mục tiêu phân tích dữ liệu: như trong báo cáo luận văn này

phân tích dữ liệu nhằm mục đích tìm hiểu thực trạng tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạtđộng nhập khẩu thiết bị viễn thông của công ty thương mại và xuất nhập khẩu Viettel để

từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế những tác động của tỷ giá tới hoạt động nhậpkhẩu của Công ty

Bước 2: Lựa chọn tài liệu để phân tích: Đây là công đoạn khá phức tạp, ta cần lựa

chọn những tài liệu chính xác và phù hợp nhất Đặc biệt khi thực hiện công việc điều trabằng phiếu điều tra phỏng vấn ta cần chú ý tính xác thực của những thông tin trên phiếuđiều tra mà đối tượng đã cung cấp

Bước 3: Tiến hành lập báo cáo tổng hợp từ đó phát hiện ra những thiếu sót và đề

ra phương hướng giải quyết

2.2 Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến sự tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập khẩu của công ty thương mại và xuất nhập khẩu Viettel.

2.2.1 Khái quát về công ty Thương mại và xuất nhập khẩu Viettel:

Trang 21

Công ty TM & XNK Viettel tiền thân là Phòng Xuất Nhập khẩu của Công ty Điện

tử Viễn thông, thành lập năm 1989 (nay là Tập đoàn Viễn thông Quân đội) Đến năm

1999, Phòng Xuất Nhập khẩu được tổ chức lại thành Trung tâm Xuất Nhập khẩu và thựchiện chế độ hạch toán phụ thuộc Tháng 01/2005, thành lập Công ty Thương mại và XuấtNhập khẩu Viettel trực thuộc Tổng Công ty Viễn thông Quân đội (nay là Tập đoàn Viễnthông Quân đội) Là một công ty chuyên kinh doanh xuất nhập khẩu các thiết bị viễnthông để phục vụ lắp đặt trong nước và kinh doanh các thiết bị đầu cuối

Năm 2010 trước sự biến động của tỷ giá hối đoái hoạt động kinh doanh của công

ty đã gặp nhũng khó khăn nhất định tuy nhiên công ty vẫn đạt được những thành côngnhất định như sau:

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NĂM 2010:

Thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu:

Bảng 2.1 Kết quả kinh doanh 2010

STT Tên chỉ tiêu

Năm 2010

Kế hoạch (Triệu đồng)

Mục tiêu Thực hiện

% hoàn thành KH

Đánh giá, nhận xét:

- Doanh thu 2010 đạt 3.150 tỷ đồng, bằng 94,9% KH phê duyệt, bằng 78,3% KH mụctiêu, bằng 52,4% so với thực hiện năm 2009

Trang 22

- Năng suất lao động bình quân đạt 2.405 tr.đồng/người/năm, bằng 100% so với KHphê duyệt, bằng 82,5% so với KH mục tiêu, bằng 64,5% so với thực hiện năm 2009.

- Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/Doanh thu là 1,83%, bằng 100,4% so với KH phê duyệt,bằng 105,1% so với KH mục tiêu, bằng 108,8% so với thực hiện năm 2009

- Lợi nhuận trước thuế/Vốn chủ sở hữu BQ là 34,8%, bằng 97% so với KH phê duyệt,bằng 85,3% so với KH mục tiêu, bằng 34,1% so với năm 2009

- Vòng quay vốn lưu động là 8,66 vòng/năm, bằng 97,7% so với KH phê duyệt, bằng93,2% so với KH mục tiêu, bằng 81,8% so với năm 2009

2.2.2 Các nhân tố môi trường ảnh hưởng tới sự biến động tỷ giá hối đoái:

Nhóm nhân tố môi trường vi mô:

Bao gồm toàn bộ các yếu tố nội tại trong doanh nghiệp: Khả năng thanh toán, khả năng

dự trữ, khả năng huy động vốn, nguồn nhân lực,…

-Khả năng thanh toán của các doanh nghiệp nhập khẩu phụ thuộc khá nhiều vào sựbiến động của tỷ giá hối đoái Đối với một đơn hàng đã đặt trước, doanh nghiệp nhậpkhẩu sẽ bị thua lỗ khi tỷ giá nội tệ giảm điều này đã ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu, tớikhả năng thanh toán của doanh nghiệp

-Bên cạnh đó, khả năng dự trữ của doanh nghiệp rất quan trọng, nó đảm bảo quátrình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra liên tục thông suốt Đối với mộtdoanh nghiệp nhập khẩu, việc dự trữ đặc biệt quan trọng, bởi một đơn đặt hàng nếu bị lỡthì ảnh hưởng rất lớn không chỉ tới doanh thu mà tới cả uy tín của doanh nghiệp và rộnghơn là ảnh hưởng tới cả hình ảnh của một quốc gia

-Khả năng huy động vốn: Để nhập khẩu mặt hàng này cần một lượng lớn vốn, dovậy đòi hỏi công ty phải có khả năng huy động vốn tốt.Mặt khác do thị trường mà công

ty nhập khẩu chủ yếu sử dụng đồng USD trong thanh toán nên khi công ty huy động vốn

sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu về đồng USD gây tăng giá đồng USD và ảnh hưởng trực tiếpđến doanh thu của công ty

-Nguồn nhân lực: Đây là yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành bại của côngty.Vì kể cả khi đã có đủ mọi thuận lợi trong các lĩnh vực khác mà người thực hiện thiếunăng lực chuyên môn, kém phẩm chất đạo đức sẽ làm giảm hiệu quả kinh doanh Nhậpkhẩu các thiết bị viễn thông là hoạt động kinh doanh phức tạp đòi hỏi một đội ngũ dàydặn kinh nghiệm và am hiểu nghiệp vụ Vì vậy việc sắp xếp đúng người đúng việc là hếtsức quan trọng mà người lãnh đạo phải quan tâm

Trang 23

Nhóm nhân tố môi trường vĩ mô:

Đó chính là các chính sách, các mục tiêu chung của quốc gia,các yếu tố như lạm phát, cáncân thương mại… đã ảnh hưởng khá rõ rệt đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp

-Lạm phát ảnh hưỏng đến tỷ giá hối đoái: Năm 2010 tỷ lệ lạm phát là 11.75% với

tỷ giá không đổi khi đó hàng hóa dịch vụ trong nước đắt hơn nước ngoài theo quy luậtcung cầu người dân sẽ chuyển sang dùng hàng ngoại nhiều hơn vì giá rẻ hơn, làm chonhập khẩu có xu hướng tăng lên điều này dẫn đến cầu ngoại tệ tăng vọt và kéo theo giángoại tệ tăng theo Ngoài ra tỷ giá tăng lại làm cho nhu cầu dùng hàng xuất khẩu củangười nước ngoài giảm dẫn đến hoạt động xuất khẩu giảm sút và tiếp tục gây thiếu thốnnguồn cung về ngoại tệ Như vậy lạm phát làm ảnh hưởng cả đến cung và cầu ngoại tệgây tác động kép

-Cán cân thương mại ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái: Cán cân thương mại của mộtnước là chênh lệch giữa kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu.Việt Nam là mộtnước có tỷ lệ nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu Số liệu từ Tổng cục Hải quan vừa công bốcho thấy, kim ngạch xuất khẩu 11 tháng năm 2010 đã đạt 64,5 tỷ USD, và kim ngạchxuất khẩu là 75 tỷ USD điều này cho thấy sự chênh lệch về cung và cầu USD vào khoảng

10 tỷ USD Do nguồn cung từ các công ty xuất khẩu không đủ đáp ứng nhu cầu USD củacác công ty nhập khẩu do đó USD trở lên khan hiếm và đẩy tỷ giá USD tăng cao Điềunày có cũng có thể xảy ra ngược lại nếu kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong tươnglai lớn hơn kim ngạch nhập khẩu Nguồn cung USD sẽ lớn và làm giảm tỷ giá USDxuống

-Sự kỳ vọng cũng là yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái: Người dân, các nhà đầu

cơ, các ngân hàng và các tổ chức kinh doanh ngoại tệ là các tác nhân trực tiếp giao dịchtrên thị trường ngoại hối Hoạt động mua bán của họ tạo nên cung cầu ngoại tệ trên thịtrường Các hoạt động đó lại bị chi phối bởi yếu tố tâm lý, các tin đồn cũng như các kỳvọng vào tương lai Hiện nay ở Việt Nam dân chúng đang kỳ vọng vào đồng USD trongtương lai sẽ tăng cao vì thế rất nhiều nhà đầu cơ đã thu mua tích trữ USD và đẩy giá USDthị trường trọ đen tăng cao hơn hiều so với tỷ giá USD liên ngân hàng Mặt khác, giángoại tệ rất nhậy cảm với thông tin cũng như các chính sách của chính phủ Nếu có tinđồn rằng Chính phủ sẽ hỗ trợ xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu để giảm thâm hụt thươngmại, mọi người sẽ đồng loạt bán ngoại tệ và tỷ giá hối đoái sẽ giảm nhanh chóng

-Ngoài ra các chính sách tỷ giá và quản lý ngoại hối của nhà nước cũng ảnh hưởngđến tỷ giá hối đoái

Một số dẫn chứng cụ thể:

Trang 24

+Năm 2008: Thị trường ngoại hối biến động mạnh và căng thăng tỷ giáVND/USD trên thị trường tự do lên tới 19.400 đồng Người dân găm tiền dự trữ với sốlượng lớn.Các doanh nghiệp xuất khẩu không bán USD, mặt khác ngân hàng trung ươnglại giữ mức cung quá thấp không đủ đáp ứng nhu cầu làm cho cầu về USD quá lớn làmtăng giá USD và làm cho tỷ giá nội tệ giảm xuống cuối cùng làm giá cả hàng hóa nhậpkhẩu tăng và kim ngạch nhập khẩu giảm sút.

+Năm 2009: Tình hình khan hiếm đồng USD tiếp tục được duy trì, các doanhnghiệp xuất khẩu không chịu bán USD cho ngân hàng, việc mua USD của các doanhnghiệp nhập khẩu gặp rất nhiều khó khăn Xu hướng đồng USD tiếp tục tăng trong thờigian tới

+Năm 2010: Với hàng loạt chính sách điều hành của cơ quan quản lý tỷ giá đồngUSD đã giảm xuống 19.070 ( ngày 7/4/2010)

Các chính sách cụ thể đó là:

Ngày 30/12/2009 ngân hàng nhà nước ban hành thông tư hướng dẫn các tập đoàn ,tổng công ty lớn của nhà nước bán lại ngoại tệ cho các ngân hàng Chính sách này đã tạo

ra nguồn cung khá lớn về USD cho các ngân hàng trung ương

Ngày 18/1/2010 Ngân hàng trung ương có quyết định số 74/QĐ-NHNN giảmmạnh tỷ lên dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đối với các tổ chức tín dụng.Việc này làm tăngnguồn vốn khoảng 500 triệu USD để cho vay trên thị trường

Tháng 3/2010 Ngân hàng nhà nước tiếp tục ban hành thông tư quy định mức lãisuất tiền gửi tối đa giảm từ 4% xuống 1% việc này buộc các tổ chức kinh tế phải xem xétbán USD để chuyển sang VND với mức lãi xuất cao hơn

Từ những luận điểm trên, ta có thể thấy được cả nhân tố vi mô và vĩ mô đều ảnhhưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu

2.3.Kết quả phân tích dữ liệu thu thập về tác động của tỷ giá hối đoái đến các hoạt động xuất nhập khẩu của công ty

2.3.1.Kết quả phân tích dữ liệu sơ cấp

Kết quả điều tra trắc nghiệm:

Số phiếu phát ra là 9 phiếu, sau khi điều tra phỏng vấn số phiếu thu về là 9

Kết quả đánh giá của chuyên gia:

Sau khi tiến hành phỏng vấn các chuyên gia là các nhà quản lý tại Công ty Thươngmại và xuất nhập khẩu Viettel, em nhận thấy hầu hết các chuyên gia đều có những quan

Ngày đăng: 07/04/2015, 08:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w