Bệnhkhôláthôngvà một sốgiảipháphạnchế ảnh hưởngcủabệnh TS. Phạm Quang Thu Viện Khoahọc lâm nghiệp Việt Nam 1. Mở đầu Theo số liệu kiểm kê rừng Việt Nam năm 2001 tính đến hết tháng 12 năm 1999 thì cả nước ta có 1.471.394 ha rừng trồng, trong đó diện tích rừng trồng các loài thông chiếm 218.056 ha (chủ yếu làthông nhựa, thông mã vĩ, thông ba lávàthông caribê), đứng thứ 3 sau bạch đàn và keo. Cây thônglàmột trong những loài cây có giá trị kinh tế cao, gỗ cho xây dựng, làm giấy, nhựa thông còn được dùng trong nhiều ngành công nghiệp để sản xuất sơn, vecni, vật liệu cách điện và các mặt hàng tiêu dùng khác. Cây thông có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt trên đất trống đồi núi trọc, đất thoái hoá cằn cỗi mà ngoài cây thông không thể trồng loài cây nào khác được. Chính vì vậy cây thônglàmột trong những loài cây trồng rừng chính trong chương trình 5 triệu ha rừng của nước ta. Tuy nhiên việc gây trồng và phát triển cây thông cũng gặp nhiều trở ngại, một trong số đó là vấn đề nguy cơ về sâu vàbệnh hại thông. Sâu, bệnh hại thông không chỉ xảy ra ở rừng trồng mà còn xuất hiện tại cả vườn ươm. Riêng về sâu hại, qua điều tra đã ghi nhận được 45 loài bao gồm các loài sâu ăn lá, sâu đục thân, sâu đục nõn… mộtsố loài đã gây thành dịch ở mộtsố địa phương như ong ăn lá thông, sâu đục nõn thông, nhưng đáng chú ý nhất là sâu róm thông Dendrolimus punctatus Walker vì mức độ và quy mô phá hại của chúng. Về bệnh hại các loài thông trong thời gian qua cũng đã được quan tâm và chú ý của các nhà quản lý, sản xuất và được các nhà khoahọcnghiêncứu tìm hiểu nguyên nhân gây bệnhvà đưa ra các giảipháp nhằm quản lý dịch bệnh có hiệu quả. Mộtsốbệnh điển hình ảnhhưởng đến việc sản xuất cây con ở vườn ươm và sinh trưởng của rừng trồng đã được điều tra vànghiêncứu là: bệnh thối cổ rễ cây con ở vườn ươm, bệnh rơm lá thông, bệnh vàng còi, bệnh tuyến trùng hại thông ba lávàbệnhkhô xám lá thông. Trong thời gian gần đây mộtsố rừng trồng thôngcủa nước ta, đặc biệt làthông nhựa vàthông mã vĩ ở mộtsố vùng như Chương Mỹ - Hà Tây, Lương Sơn — Hoà Bình, Hà Trung - Thanh Hoá và Đô Lương — Nghệ An đã xuất hiện triệu chứng láthông bị khô có mầu nâu hơi đỏ. Vào đầu mùa mưa, bệnh xuất hiện ở tầng dưới của tán lá, lá bị nhiễm bệnh bị khô dần từ đầu lá vào đến giữa lá sau đó toàn bộ lá bị khô. Đến cuối mùa mưa bệnh lan dần lên phía trên của tán lávà trường hợp bệnh nặng toàn bộ lá bị khô. Để tìm hiểu nguyên nhân gây bệnhvà tìm các giảipháphạnchếảnhhưởngcủa bệnh, phòng Nghiêncứu bảo vệ thực vật rừng thuộc Viện Khoahọc lâm nghiệp Việt Nam đã tiến hành thu mẫu bệnh tại Chương Mỹ, Hà Tây để nghiêncứu xác định nguyên nhân gây bệnhvà bước đầu tìm hiểu quá trình phát sinh phát triển củabệnh nhằm tìm kiếm giảipháp quản lý bệnh có hiệu quả. 2. Vật liệu và phương phápnghiêncứu - Vật liệu nghiên cứu: Mẫu bệnhlà các láthông bị bệnh có màu nâu hơi đỏ được thu từ các rừng thông bị bệnh tại Chương Mỹ, Hà Tây. - Phương phápnghiên cứu: Quan sát trực tiếp mẫu bệnh trên kính hiển vi soi nổi đã phát hiện được tổ chức chứa bào tử vô tính của nấm bệnh trên các lá bị bệnh. Giải phẫu thể quả nấm bằng việc dùng kim nhỏ tách toàn bộ thể quả nấm đưa lên lam kính, dằm nhẹ và quan sát, chụp ảnh bào tử nấm trên kính hiển vi quang học BX 50 với vật kính phản pha. 3. Xác định sinh vật gây bệnh Loài nấm này có đặc điểm như sau: Tổ chức chứa bào tử vô tính của nấm bệnh được gọi là thể quả nằm dưới lớp biểu bì của các lá bị bệnh, một phần lộ ra ngoài vàmột phần nằm sâu trong mô của lá. Đường kính của thể quả có thể đạt tới kích thước 250 m. Tế bào sinh bào tử có chiều dài từ 15 đến 20 m, bào tử vô tính khi thành thục có màu nâu đen, hình trứng dài, chiều dài của bào tử từ 35 đến 40 m, chiều rộng từ 10 đến 16 m, không có vách ngăn ngang nhưng trước khi bào tử nảy mầm thường hình thành một vách ngăn ngang giả. Bào tử vô tính một đầu có hình nón cụt. Đây làmột đặc điểm đặc trưng của chi Sphaeropsis (mũi tên chỉ ở ảnh 1). Đối chiếu với mô tả của Brian C. Sutton năm 1980 trong cuốn sách: Lớp nấm xoang (The Coelomycetes), theo phân loại của Ainsworth và cộng sự năm 1973, loài nấm gây bệnhkhôláthông được phát hiện ở Chương Mỹ, Hà Tây có tên như sau: - Tên loài: Sphaeropsis sapinea (Fr.) Dyko & Sutton - Tên chi: Sphaeropsis Saccardo - Họ nấm vỏ bào tử Sphaerioidaceae - Bộ nấm vỏ bào tử Sphaeropsidaceae - Lớp nấm xoang: Coelomycetes - Ngành phụ nấm bất toàn: Deuteromycotina Loài nấm Sphaeropsis sapinea (Fr.) Dyko & Sutton có mộtsố tên đồng nghĩa sau: - Diplodia pinea (Desm) Kickx, Petrak & Sydow, - Macrophoma pinea (Desm) Petrak & Sydow và - Macrophoma sapinea (Fr.) Petrak. 4. Đặc điểm của nấm bệnh Nấm Sphaeropsis sapinea là loài nấm ký sinh kiêm hoại sinh có nghĩa rằng chúng tồn tại trong mô sống và gây bệnh cho cây chủ nhưng chúng cũng vẫn tồn tại trên các mô đã chết của cây chủ hoặc các lá bị bệnhkhôvà rơi xuống đất. Nấm chỉ xâm nhập vào thân cây gây bệnh loét thân, rễ cây gây bệnh thối rễ hay chồi non của cây gây bệnh chết ngọn thông qua các vết thương. Bào tử nấm nảy mần và thực hiện quá trình xâm nhiễm trong điều kiện thời tiết ấm và ẩm. Nấm Sphaeropsis sapinea gây bệnh chủ yếu cho nhiều loài thông như: thông nhựa, thông mã vĩ, thông caribê, ở các nước khác các loài thông thường bị bệnh là: Pinus patula, P. pinaster, P. radiata, P. elliottii, và P. taeda. Loài nấm này gây ra nhiều loại triệu chứng khác nhau như: khô lá, chết ngọn, loét thân cành và thối rễ. Là loài nấm phân bố rộng, được xếp vào loại nấm bệnh nguy hiểm nhất đối với các loài thông ở Nam Phi Bệnh thường xuất hiện ở các rừng trồng với mật độ cao, tán lá dày, ít có ánh sáng ở tầng dưới và điều kiện thông thoáng kém. Theo Dr. T.A. Cutinho, bệnh xuất hiện khi rừng trồng thông trải qua một thời gian hạnhán kéo dài hoặc sau sự phá huỷ của các trận mưa đá. 4. Một sốgiảipháphạnchế dịch bệnhBệnhkhôláthông gây ảnhhưởng lớn đến sinh trưởng của các rừng thông, trường hợp bệnh nặng cây thông có thể bị khô toàn bộ lávà chết. Loài nấm này lần đầu tiên được phát hiện ở Việt Nam, cần đầu tư nghiêncứu về nấm bệnh, bệnh dịch học nhằm quản lý hiệu quả bệnh dịch, góp phần gây trồng thành công loài cây gỗ có giá trị này. Để hạnchế dịch bệnh xảy ra trên diện rộng cần áp dụng mộtsố biện pháp sau đây: - Biện pháp kỹ thuật lâm sinh: trồng cây đúng lập địa, không trồng những lập địa thoát nước kém, bị úng ngập cục bộ trong mùa mưa. Không trồng cây với mật độ quá cao ảnhhưởng đến sinh trưởng của cây. Không trồng thông nhựa, thông mã vĩ vàthông caribê trên các lập địa khôhạnvà có lượng mưa bình quân năm thấp dưới 1200 mm/năm. - Biện pháp kiểm dịch: chặt toàn bộ cây bị bệnhvà tiêu huỷ để tiêu diệt nguồn bệnh. Không thu hái hạt giống từ những cây mẹ ở vùng có bệnh. - Cho đến nay chưa có một công trình nào nghiêncứu về việc sử dụng các thuốc hoá học để phòng trừ bệnh cho rừng trồng. Khi bệnh xuất hiện ở vườn ươm có thể dùng thuốc hoá học như: carbendazim, daconil. - Chọn và trồng các xuất xứ có tính chống chịu bệnh cao làmộthướng đi cần được quan tâm nghiêncứu trong thời gian tới. . mưa đá. 4. Một số giải pháp hạn chế dịch bệnh Bệnh khô lá thông gây ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng của các rừng thông, trường hợp bệnh nặng cây thông có thể bị khô toàn bộ lá và chết. Loài nấm. nghiên cứu là: bệnh thối cổ rễ cây con ở vườn ươm, bệnh rơm lá thông, bệnh vàng còi, bệnh tuyến trùng hại thông ba lá và bệnh khô xám lá thông. Trong thời gian gần đây một số rừng trồng thông của. tán lá và trường hợp bệnh nặng toàn bộ lá bị khô. Để tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh và tìm các giải pháp hạn chế ảnh hưởng của bệnh, phòng Nghiên cứu bảo vệ thực vật rừng thuộc Viện Khoa học lâm