Tuan 6 lop 5-Khoa-Su-Dia

8 289 0
Tuan 6 lop 5-Khoa-Su-Dia

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Trường tiểu học thị trấn Trần Văn Thời 1 KẾ HOẠCH GIẢN DẠY TUẦN 6 (Từ ngày 27/09/2010 đến ngày 01/10/2010) Ngày Tiết Buổi Lớp Môn Tên bài dạy Thứ 2 27/09/2010 2 5 Sáng 5A 5B Khoa học Dùng thuốc an toàn Thứ 3 28/09/2010 Thứ 4 29/09/2010 1 2 3 4 Sáng 5D 5C 5A 5B Lịch sử Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước Thứ 5 30/09/2010 1 2 3 4 Sáng 5A 5D 5C 5B Địa lý Đất và rừng Thứ 6 01/10/2010 1 2 Sáng 5B 5A Khoa học Phòng bệnh sốt rét Giáo viên: Phạm Thanh Toàn Trang 1 Trường tiểu học thị trấn Trần Văn Thời 1 KHOA HỌC: BÀI 11: DÙNG THUỐC AN TOÀN I. MỤC TIÊU: Nhận thức được sự cần thiết phải dùng thuốc an toàn: - Xác định khi nào nên dùng thuốc. - Nêu những điểm cần chú ýkhi phải dùng thuốc và khi mua thuốc. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: - Các đoạn thông tin + hình vẽ trong SGK trang 24 , 25 III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Kiểm tra bài cũ: Thực hành nói “không !” đối với rượu, bia, thuốc lá, ma tuý - Gọi HS trả lời câu hỏi - 3 HS lần lượt trình bày + Nêu tác hại của thuốc lá? + Nêu tác hại của rượu bia? + Nêu tác hại của ma tuý?  GV nhận xét - cho điểm - HS khác nhận xét 2. Bài mới: Dùng thuốc an toàn. * Hoạt động 1: Trò chơi sắm vai: "Em làm Bác sĩ" Phương pháp: Sắm vai, đối thoại, giảng giải - GV cho HS chơi trò chơi “Bác sĩ” theo kịch bản chuẩn bị - Cả lớp chú ý lắng nghe - nhận xét Mẹ: Chào Bác sĩ Bác sĩ: Con chị bị sao? Mẹ: Tối qua cháu kêu đau bụng Bác sĩ: Há miệng ra để Bác sĩ khám nào .Họng cháu sưng và đỏ. Bác sĩ: Chị đã cho cháu uống thuốc gì rồi? Mẹ: Dạ tôi cho cháu uống thuốc bổ Bác sĩ: Họng sưng thế này chị cho cháu uống thuốc bổ là sai rồi. Phải uống kháng sinh mới khỏi được. - GV hỏi: + Em đã dùng thuốc bao giờ chưa và dùng trong trường hợp nào ? -HS trả lời - GV giảng: Khi bị bệnh, chúng ta cần dùng thuốc để chữa trị. Tuy nhiên, nếu sử dụng thuốc không đúng có thể làm bệnh nặng hơn, thậm chí có thể gây chết người * Hoạt động 2: Thực hành làm bài tập trong SGK (Xác định khi nào dùng thuốc và tác hại của việc dùng thuốc không đúng cách, không đúng liều lượng) * Bước 1: Làm việc cá nhân -GV yêu cầu HS làm BT Tr 24 SGK * Bước 2: Chữa bài -HS nêu kết quả Giáo viên: Phạm Thanh Toàn Trang 2 Trường tiểu học thị trấn Trần Văn Thời 1 -GV chỉ định HS nêu kết quả làm bài các nhân. 1 – d; 2 - c; 3 - a; 4 - b GV kết luận : + Chỉ dùng thuốc khi thật cần thiết, dùng đúng thuốc, đúng cách, đúng liều lượng. Cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là thuốc kháng sinh . + Khi mua thuốc cần đọc kĩ thông tin in trên vỏ đựng bản hướng dẫn kèm theo để biết hạn sử dụng, nơi sản xuất, tác dụng và cách dùng thuốc . -Lắng nghe -GV cho HS xem một số vỏ đựng và bản hướng dẫn sử dụng thuốc * Hoạt động 3: Tìm hiểu cách sử dụng thuốc an toàn và tận dụng giá trị dinh dưỡng của thức ăn Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng” - Hoạt động lớp Phương pháp: Thực hành, trò chơi, đàm thoại - GV nêu luật chơi: 3 nhóm đi siêu thị chọn thức ăn chứa nhiều vi-ta-min, 3 nhóm đi nhà thuốc chọn vi-ta-min dạng tiêm và dạng uống? - HS trình bày sản phẩm của mình - Lớp nhận xét GV nhận xét - chốt - GV hỏi: + Vậy vi-ta-min ở dạng thức ăn, vi-ta-min ở dạng tiêm, uống chúng ta nên chọn loại nào? - Chọn thức ăn chứa vi-ta-min + Theo em thuốc uống, thuốc tiêm ta nên chọn cách nào? - Không nên tiêm thuốc kháng sinh nếu có thuốc uống cùng loại. GV chốt - ghi bảng GV nhắc nhở HS: ăn uống đầy đủ các chất chúng ta không nên dùng vi-ta-min dạng uống và tiêm vì vi-ta-min tự nhiên không có tác dụng phụ. - HS nghe 3. Tổng kết - dặn dò - Xem lại bài + học ghi nhớ. - Chuẩn bị: Phòng bệnh sốt rét - Nhận xét tiết học KHOA HỌC: BÀI 12: PHÒNG BỆNH SỐT RÉT I. MỤC TIÊU: Biết nguyên nhân và cách phòng bệnh sốt rét. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: Hình vẽ trong SGK/26,27 -Tranh vẽ “Vòng đời của muỗi A-nô-phen” phóng to. Giáo viên: Phạm Thanh Toàn Trang 3 Trường tiểu học thị trấn Trần Văn Thời 1 III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Kiểm tra bài cũ: “Dùng thuốc an toàn” - GV nêu câu hỏi: + Thuốc kháng sinh là gì? + Để đề phòng bệnh còi xương ta cần phải làm gì? - 2 HS trả lời  GV nhận xét, cho điểm 2. Bài mới “Phòng bệnh sốt rét” * Hoạt động 1: Trò chơi “Em làm bác sĩ” Phương pháp: Đàm thoại, trò chơi, giảng giải, hỏi đáp - GV tổ chức cho HS chơi trò “Em làm bác sĩ”, dựa theo lời thoại và hành động trong các hình 1, 2 trang 26. - HS tiến hành chơi - Qua trò chơi, yêu cầu HS cho biết: - HS trả lời a) Một số dấu hiệu chính của bệnh sốt rét? a) Dấu hiệu bệnh: 2-3 ngày xuất hiện cơn sốt. Lúc đầu là rét run, thường kèm nhức đầu, người ớn lạnh. Sau rét là sốt cao, người mệt, mặt đỏ, có lúc mê sảng, sốt kéo dài nhiều giờ. Sau cùng, người bệnh ra mồ hôi, hạ sốt. b) Bệnh sốt rét nguy hiểm như thế nào? b) Gây thiếu máu, bệnh nặng có thể gây chết người. c) Nguyên nhân gây ra bệnh sốt rét? c) Bệnh do một loại kí sinh trùng gây ra. d) Bệnh sốt rét được lây truyền như thế nào? d) Đường lây truyền: do muỗi A-no-phen hút kí sinh trùng sốt rét có trong máu người bệnh rồi truyền sang người lành. - GV nhận xét, chốt: Sốt rét là một bệnh truyền nhiễm, do kí sinh trùng gây ra. Ngày nay, đã có thuốc chữa và thuốc phòng sốt rét. * Hoạt động 2: Quan sát, thảo luận - Hoạt động nhóm, cá nhân Phương pháp: Thảo luận, trực quan, quan sát, đàm thoại - GV treo tranh vẽ “Vòng đời của muỗi A- no-phen” phóng to lên bảng. - HS quan sát - Mô tả đặc điểm của muỗi A-no-phen? Vòng đời của nó? - 1 HS mô tả đặc điểm của muỗi A-no- phen, 1 HS nêu vòng đời của nó (kết hợp chỉ vào tranh vẽ). - Để hiểu rõ hơn đời sống và cách ngăn chặn sự phát triển sinh sôi của muỗi, các em cùng tìm hiểu nội dung tiếp sau đây: - GV đính 4 hình vẽ SGK/27 lên bảng. HS thảo luận nhóm bàn “Hình vẽ nội dung gì?” - Hoạt động nhóm bàn tìm hiểu nội dung thể hiện trên hình vẽ. - GV gọi một vài nhóm trả lời, các nhóm - HS đính câu trả lời ứng với hình vẽ. Giáo viên: Phạm Thanh Toàn Trang 4 Trường tiểu học thị trấn Trần Văn Thời 1 khác bổ sung, nhận xét. - GV nhận xét chung: Các phòng bệnh sốt rét tốt nhất là giữ vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh. - Nhắc lại ghi nhớ SGK trang 27 3.Tổng kết - dặn dò - Xem lại bài + học ghi nhớ -Lắng nghe - Chuẩn bị: “Phòng bệnh sốt xuất huyết” - Nhận xét tiết học LỊCH SỬ: BÀI 6: QUYẾT CHÍ RA ĐI TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC I. MỤC TIÊU: - Biết ngày 5-6-1911, tại bến Nhà Rồng (Thành phố Hồ Chí Minh), với lòng yêu nước, thương dân sâu sắc, Nguyễn Tất Thành (tên của Bác Hồ lúc đó) ra đi tìm đường cứu nước - HS khá, giỏi biết vì sao Nguyễn Tất Thành lại quyết định ra đi tìm đường cứu nước: không tán thành con đường cứu nước của các nhà yêu nước trước đó. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: - Chân dung NTất Thành.Truyện Búp sen xanh của nhà văn Sơn Tùng III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1.Kiểm tra bài cũ: + Nêu những điều em biết về Phan Bội Châu. -HS trình bày + Hãy thuật lại phong trào Đông Du. 2 Bài mới: - HS lắng nghe Hoạt động 1: Quê hương và thời niên thiếu của Nguyễn Tất Thành Cá nhân + Chia sẻ với các bạn trong nhóm thông tin, tư liệu về quê hương và thời niên thiếu của Nguyễn Tất Thành. - Học sinh làm việc theo nhóm:Các thành viên thảo luận để lựa chọn thông tin và ghi vào phiếu học tập. Một số nét chính về Nguyễn Tất Thành: Đại diện nhóm trình bày. Hoạt động 2: Mục đích ra nước ngoài của Nguyễn Tất Thành Thảo luận nhóm đôi + Mục đích đi ra nước ngoài của Nguyễn Tất Thành - Tìm con đường cứu nước phù hợp. + Nguyễn Tất Thành chọn đường đi về hướng nào? - Người đi về Phương Tây. + Vì sao ông không đi theo các bậc tiền bối yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh? Giáo viên giảng: Với mong muốn tìm ra con đường cứu nước đúng đắn, Bác Hồ của Giáo viên: Phạm Thanh Toàn Trang 5 Trường tiểu học thị trấn Trần Văn Thời 1 chúng ta đã quyết tâm đi về phương Tây. Hoạt động 3: ý chí quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành Nhóm 5 - Những lúc ốm đau, Người cũng không có tiền. - Quyết tâm làm bất cứ việc gì để sống. - Người có quyết tâm cao, ý chí quyết tâm vì Người có một tấm lòng yêu nước sâu sắc. + Nguyễn Tất Thành ra đi từ đâu, trên con tàu nào, vào ngày nào? - Ngày 5-6-1911, Kết luận: Năm 1911 với lòng yêu nước, thương dân, Nguyễn Tất Thành đã từ cảng Nhà Rồng quyết chí ra đi tìm đường cứu nước. 3. Củng cố, dặn dò -Theo em, nếu không có việc Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước thì đất nước ta sẽ thế nào? - Nhận xét tiết học. - Dặn dò : Học thuộc bài CB bài sau ĐỊA LÍ : ĐẤT VÀ RỪNG I. MỤC TIÊU: Biết các loại đất chính ở nước ta: đất phù sa và đất phe-ra-lít. - Nêu được 1 số đặc điểm của đất phù sa và đất phe-ra-lít. + Đất phù sa được hình thành do sông ngòi bồi đắp, rất màu mỡ; phân bố ở đồng bằng, + Đất phe-ra-lít: có màu đỏ hoặc đỏ vàng, thường nghèo mùn; phân bố ở vùng đồi núi. - Phân biệt được rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn. + Rừng rậm nhiệt đới: cây cối rậm, nhiều tầng. Rừng ngập mặn: có bộ rễ nâng khỏi mặt đất. - Nhận biết nơi phân bố của đất phù sa, đất phe-ra-lít; của rừng rậm nhiệt đới, rừmg ngập mặn trên bản đồ (lược đồ): đất phe-ra-lít và rừng rậm nhiệt đới phân bố chủ yếu ở vùng đồi, núi, đất phù sa phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng; rừng ngập mặn chủ yếu ở vùng đất thấp ven biển. - Biết 1 số tác dụng của rừng đối với đời sống và sx của ndân ta, điều hìa khí hậu, cung cấp nhiều sản vật đặc biệt là gỗ. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: -Bản đồ địa lí tự nhiên VN. -Lược đồ phân bố rừng. Phiếu học tập. III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Giáo viên: Phạm Thanh Toàn Trang 6 Trường tiểu học thị trấn Trần Văn Thời 1 HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Bài mới: * Hoạt động 1: Các loại đất chính ở nước ta. -Yêu cầu: Kể tên, nêu vùng phân bố và đặc điểm của các loại đất chính ở nước ta. Chỉ vùng phân bố 2 loại đất chính trên bản đồ địa lí tự nhiên VN. + Kết luận: Nước ta có nhiều loại đất nhưng chiếm phần lớn là đất phe-ra-lít tập trung ở đồi, núi. Đất phù sa do những con sông bồi đắp rất màu mỡ, tập trung ở đồng bằng. * Hoạt động 2: Sử dụng đất 1 cách hợp lí. - Đất có phải là tài nguyên vô hạn không ? - Nếu chỉ sử dụng mà không cải tạo, bổi bổ bảo vệ đất thì sẽ gây cho đất các tác hại gì ? - Nêu 1 số cách cải tạo và bảo vệ đất mà em biết ? + Kết luận: Đất là 1 tài nguyên quí giá nhưng có hạn. Vì vậy, việc sử dụng đất cần đi đôi với bảo vệ, cải tạo. * Hoạt động 3: Các loại rừng ở nước ta. - Chỉ vùng phân bố và nêu đặc điểm các loại rừng ở nước ta. + Kết luận: Nước ta có nhiều rừng, đáng chú ý là rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn… * Hoạt động 4: Vai trò của rừng - Hãy nêu vai trò của rừng đối với đời sống và sản xuất của con người ? - Tại sao chúng ta phải sử dụng và khai thác rừng hợp lí ? - Em biết gì về thực trạng của rừng nước ta hiện nay - Để bảo vệ rừng, nhà nước và người dân cần làm gì + Kết luận: Rừng nước ta bị tàn phá nhiều. Tình trạng mất rừng, đã và đang là mối đe doạ lớn đối với cả nước, không chỉ về mặt ktế mà - Trao đổi theo cặp, đọc SGK và hoàn thành bảng ở VBT / 7 - HS lần lượt lên bảng chỉ lược đồ và trình bày. - Hoạt động cá nhân - Không phải, đất là tài nguyên có hạn. Vì vậy, sử dụng đất phải hợp lí. - Đất sẽ bị bạc màu. -Bón phân hữu cơ, thay chua, rửa mặn. - Hoạt động nhóm - Các nhóm quan sát các hình1, 2, 3 và đọc SGK, thảo luận và hoàn thành bảng sau : Rừng Vùng phân bố Đặc điểm Rừng rậm nhiệt đới Rừng ngập mặn -HS lên bảng chỉ lược đồ và trình bày, lớp bổ sung. -Điều hoà khí hậu, giữ đất không bị sói mòn. -Tránh ảnh hưởng xấu đến môi trường. -Rừng bị tàn phá nặng nề. -HS suy nghĩ, trả lời Giáo viên: Phạm Thanh Toàn Trang 7 Trường tiểu học thị trấn Trần Văn Thời 1 còn ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường sống của con người. Do đó, việc trồng và bảo vệ rừng đang là nhiệm vụ cấp bách. 3. Củng cố - dặn dò: - Xem lại bài - Chuẩn bị bài tiết sau -Vài HS đọc phần ghi nhớ trong SGK. Tổ trưởng duyệt Ban giám hiệu duyệt Giáo viên: Phạm Thanh Toàn Trang 8 . xuất huyết” - Nhận xét tiết học LỊCH SỬ: BÀI 6: QUYẾT CHÍ RA ĐI TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC I. MỤC TIÊU: - Biết ngày 5 -6- 1911, tại bến Nhà Rồng (Thành phố Hồ Chí. đường cứu nước Thứ 5 30/09/2010 1 2 3 4 Sáng 5A 5D 5C 5B Địa lý Đất và rừng Thứ 6 01/10/2010 1 2 Sáng 5B 5A Khoa học Phòng bệnh sốt rét Giáo viên: Phạm Thanh

Ngày đăng: 20/10/2013, 09:11

Hình ảnh liên quan

GV chốt - ghi bảng - Tuan 6 lop 5-Khoa-Su-Dia

ch.

ốt - ghi bảng Xem tại trang 3 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan