GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CỤC THUẾ TỈNH TRÀ VINH

17 2.1K 0
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CỤC THUẾ TỈNH TRÀ VINH

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CỤC THUẾ TỈNH TRÀ VINH I. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH TRÀ VINH: 1. Vị trí địa lý, diện tích, dân số: Trà Vinh được tái lập tỉnh năm 1992 trên cơ sở phân chia địa giới từ tỉnh Cửu Long củ, có quốc lộ 53 nối dài từ quốc lộ 1A đi về hướng đông, có vị trí tương đối thuận lợi là năm giữa hai con sông lớn là Sông Tiền và Sông Hậu đi ra biển Đông, có 65km bờ biển cùng mạng lưới đường thủy khá thuận lợi cho việc giao lưu, vận chuyển hàng hoá và mở rộng thị trường. Tuy nhiên do nằm ở vị trí không phải trên đường giao lưu của các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long nên đây cũng là điểm bất lợi đối với sự phát triển kinh tế của Tỉnh. Trà Vinhtổng số 8 Huyện, Thị xã với tổng diện tích đất tự nhiên là 236.936 ha. Phía Bắc giáp tỉnh Bến Tre Phía Đông giáp biển Đông Phía Nam giáp tỉnh Sóc Trăng Phía Tây giáp tỉnh Vĩnh Long Về dân số toàn Tỉnh theo kết quả thống kê của Sở Kế Hoạch Đầu Tư thì hiện nay toàn tỉnh có khoảng 1.036.780 người, mật độ dân số khoảng 447 người/km 2 , là một tỉnh có mật độ dân số tương đố thấp so với khu vưc Đồng Bằng Sông Cửu Long. Trong đó có khoảng 300.000 người dân tộc khơmer chiếm gần 30% dân số toàn Tỉnh, người Hoa và một số dân tộc thiểu số khác chiếm 5 – 6% dân số toàn Tỉnh. Dân số tỉnh Trà Vinh phân bố không đồng đều giữa các khu vực hành chánh và các vùng trong tỉnh. Do cơ cấu dân số trẻ và tốc độ tăng dân số cao của những năm trước đây nên lực lượng lao động đã gia tăng nhanh chóng, bình quân từ năm 1992 đến nay có khoảng 86% dân số trong độ tuổi lao động tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh tế. 2.Cơ cấu kinh tế: Bảng 1: TỶ TRỌNG CÁC NGÀNH TRONG TỔNG GDP TỈNH Đơn vị tính: % Ngành Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Nông, lâm, ngư nghiệp 62,63 59,87 55,70 Công nghiệp, xây dựng 13,76 15,79 17,58 Dịch vụ 23,61 24,34 26,72 Cơ cấu GDP 100 100 100 ( Nguồn số liệu: Cục Thống Kê tỉnh Trà Vinh) Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy cơ cấu kinh tế của Tỉnh có bước chuyển biến tích cực, giảm tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp, tăng tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Theo số liệu của Cục thống kê tỉnh thì tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh năm sau cao hơn năm trước, song do cơ cấu kinh tế chuyển biến còn chậm, đến năm 2005 cơ bản vẫn là tỉnh nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ còn nhỏ. Từ đó làm ảnh hưởng đến nguồn thu trong hoạt động công thương nghiệp của Tỉnh. 3.Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Trà Vinh trong các năm vừa qua: Tỉnh Trà Vinh với ưu thế bờ biển dài, có khoảng 200.000 ha đất nông nghiệp và 300.000 ha đất ven biển, vì vậy thế mạnh kinh tế chủ yếu của Tỉnh vẫn là sản xuất nông nghiệp, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, kinh tế vườn, tiểu thủ công nghiệp…. Trong những năm gần đây với những định hướng kinh tế của Tỉnh các ngành kinh tế dịch vụ và du lịch tiếp tục được củng cố và phát triển. Cơ cấu kinh tế đạt mức tăng trưởng khá hơn, cụ thể là: Nông nghiệp – lâm – ngư nghiệp: bước đầu có sự chuyển biến tích cực. Trong nông nghiệp đã có bước công nghiệp hóa, cơ giới hóa vào sản xuất, thủy lợi hóa, xây dựng các công trình ngăn mặn, dẫn nước ngọt, thay đổi giống cây trồng…. Về thủy sản: Phát triển cả nuôi trồng, khai thác, chế biến. Diện tích nuôi trồng theo hình thức công nghiệp, bán công nghiệp được mở rộng ( cụ thể năm 2005 diện tích nuôi tôm sú là 47.000 ha, tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 157.000 tấn, trong đó có 23.700 tấn tôm, năng lực chế biến thủy sản xuất khẩu tăng gấp 4 lần so với năm 2000…) Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tiếp tục phát triển: các ngành chế biến lương thực, thực phẩm có các cơ sở sản xuất, chế biến (chế biến thủy sản, hạt điều) tạo điều kiện cho ngành ngày càng phát triển, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp phát triển khá ở một số lĩnh vực như: Dệt chiếu, thảm lác xuất khẩu, sản xuất gạch, tơ xơ dừa…. Về lĩnh vực dịch vụ, giáo dục, văn hóa, y tế: Lĩnh vực thông tin liên lạc trên địa bàn tỉnh vẫn tiếp tục phát triển mạnh, đến nay đã có 100% khóm, ấp có máy điện thoại. Hạ tầng giao thông và mạng lưới điện trung thế, hạ thế đang được đầu tư phát triển mạnh qua các năm. Công tác giáo dục, phổ cập tiểu học và trung học cơ sở đạt kết quả cao góp phần nâng cao dân trí. Công tác phòng và trị bệnh cho nhân dân được chú trọng, phát triển tuyến y tế cơ sở. Các hoạt động văn hóa thông tin nghệ thuật đa dạng và phung phú nhất là duy trì các lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc, đặc biệt cuộc vận động: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” luôn được quan tâm thực hiện II. GIỚI THIỆU VỀ CỤC THUẾ TỈNH TRÀ VINH: 1 Quá trình thành lập và nhiệm vụ của Cục Thuế: Cục Thuế tỉnh Trà Vinh được thành lập theo quyết định số 51/QĐ – BTC ngày 28/01/1992 của Bộ Tài Chính. Cục Thuế tỉnh Trà Vinh chịu sự lãnh đạo về mặt nghiệp vụ của Tổng Cục Thuế, về mặt Nhà Nước của UBND tỉnh Trà Vinh. Cục Thuế có vai trò và nhiệm vụ rất quan trọng trong công tác quản lý thu NSNN, thực hiện chỉ tiêu pháp lệnh, đáp ứng nhiệm vụ kinh tế chính trị xã hội của Tỉnh. Cục Thuế tỉnh Trà Vinh lãnh đạo các Chi Cục Thuế ở các Huyện, Thị xã đóng trên địa bàn tỉnh thực hiện nhiệm vụ thu NSNN đáp ứng với yêu cầu và nhiệm vụ được giao. 2.Cơ cấu tổ chức: Sơ đồ 1: cơ cấu tổ chức bộ máy quảnCục Thuế CỤC TRƯỞNG Cục Thuế tỉnh Trà Vinh gồm có văn phòng Cục Thuế và 8 Chi Cục Thuế Huyện, Thị xã, trong đó chia ra 94 xã phường, thị trấn. Bộ máy tổ chức Cục Thuế hiện đang hoạt động theo hình thức kết hợp trực tuyến theo sơ đồ trên, phân công lãnh đạo Cục Thuế phụ trách các phòng như sau: Ban lãnh đạo Cục Thuế gòm có 3 người: một Cục Trưởng và hai Cục Phó Cục Trưởng: Phụ trách chung, trực tiếp phục trách phòng Tổng Hợp và Dự Toán, phòng Tổ Chức Cán Bộ, phòng Tuyên Truyền Hổ Trợ, phòng Hành Chính - Quản Trị - Tài Vụ và Chi Cục Thuế các huyện: Cầu Kè, Càng Long và Chi Cục Thuế thị xã Trà Vinh. Cục Phó 1: Thường trực trực tiếp phụ trách khối thu phòng Quản Lý Doanh Nghiệp, phòng Tin học vá Xử Lý Dữ Liệu và Chi Cục Thuế các huyện: Cầu Ngang, Duyên Hải, Trà Cú. Cục Phó 2: Trực tiếp phụ trách phòng Quản Lý Ấn Chỉ, phòng Thanh Tra Xử lý và Tố Tụng về thuế và Chi Cục Thuế các huyện: Tiểu Cần, Châu Thành. Mỗi Chi Cục Thuế huyện, thị xã gồm có văn phòng Chi Cục Thuế và các Đôi Thuế xã, phường, thị trấn trực thuộc. CỤC PHÓ 2 CỤC PHÓ 1 PHÒNG TUYÊN TRUYỀN HỔ TRỢ PHÒNG THANH TRA XỬ LÝ PHÒNG QUẢN LÝ ẤN CHỈ PHÒNG TỔNG HỢP VÀ DỰ TOÁN PHÒNG HÀNH CHÍNH QUẢN TRỊ PHÒNG TỔ CHỨC CÁN BỘ PHÒNG TIN HỌC VÀ XỬ LÝ DỮ PHÒNG QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP CCT HUYỆN TIỂU CẦN CCT HUYỆN CHÂU THÀNH CCT HUYỆN CÀNG LONG CCT THỊ XÃ TRÀ VINH CCT HUYỆN CẦU KÈ CCT HUYỆN TRÀ CÚ CCT HUYỆN DUYÊN HẢI CCT HUYỆN CẦU NGANG 3.Tình hình nhân sự: Toàn ngành thuế tỉnhtổng số 426 nhân viên trong đó gồm 55 nhân viên Nữ chiếm 12,91% tổng số nhân viên trong ngành. Trong đó văn phòng Cục Thuế gồm 78 nhân viên, Chi Cục Thuế các huyện và thị xã là 348 nhân viên. Dân tộc khơmer có 19 cán bộ chiếm 4,46% tổng số nhân viên trong ngành. Bảng 2: TRÌNH ĐỘ CỦA NHÂN VIÊN TRONG NGÀNH THUẾ TỈNH TRÀVINH Trình độ Số cán bộ Tỷ trọng (%) Đại học 114 26,76 Trung cấp chuyên môn 269 63,15 Cơ sở 43 10,09 Tổng 426 100 (Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ Cục Thuế Trà Vinh) Để hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian qua Cục Thuế tỉnh Trà Vinh đã kiện toàn được đội ngủ cán bộ trong ngành từ Cục Thuế đến Chi Cục Thuế và Tổ đội. Ngoài ra lãnh đạo Cục Thuế còn rất quan tâm đến trình độ chuyên môn và khả năng quản lý của cán bộ ngành nhằm nâng cao khả năng quản lý chuyên môn nghiệp vụ của các cán bộ thích ứng với sự phát triển ngày càng cao của xã hội, thích ứng một cách nhanh chóng với cách quảnthuế khoa học và đạt hiệu quả cao, thường xuyên đưa cán bộ tham gia các khóa học dưới nhiều hình thức như: đào tạo tại chức ngắn, trung và dài hạn… Ngoài trình độ chuyên môn, các cán bộ còn tham gia học các lớp ngoại ngữ, tin học nhằm bồi dưỡng thêm kiến thức. Hiện nay có 56 cán bộ đạt trình độ anh văn cơ sở (chứng chỉ A, B), có tổng số 227 Đảng viên. Về trình độ tuổi đa số các cán bộ đều ở độ tuổi trung niên, có năng lực chuyên môn khá nên trong nhiều năm liền đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. 4. Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng trong Cục thuế 4.1. Phòng Dự toán và Tổng hợp: Giúp Cục Trưởng Cục Thuế: Tổng hợp, xây dựng, phân bổ, tổ chức chỉ đạo thực hiện dự toán thu thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác (gọi chung là thuế) do Cục Thuế quản lý; triển khai, hướng dẫn, chỉ đạo về nghiệp vụ quản lý thu thuế của Cục Thuế. Nhiệm vụ cụ thể: Xây dựng, tổng hợp dự toán thu thuế. Tổ chức, hướng dẫn chỉ đạo, đôn đốc cơ quan thuế cấp dưới trong việc thực hiện dự toán thu; Tổng hợp đánh giá tiến độ thực hiện, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công tác thu, đề xuất biện pháp khai thác nguồn thu và chống thất thu NSNN. Chỉ đạo kiểm tra thực hiện chính sách thuế, các chế độ quản lý, các biện pháp, quy trình nghiệp vụ trong nội bộ. Chủ trì hoặc tham gia với các ngành trong việc khảo sát, điều tra doanh thu, thu nhập chịu thuế của đối tượng nộp thuế khu vực ngoài quốc doanh. Tổng hợp, đánh giá, báo cáo từng kỳ, những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện chính sách và quản lý thuế. Kiểm tra hồ sơ hoàn thuế, miễn giảm thuế của các tổ chức và cá nhân nộp thuế thuộc Chi cục Thuế quản lý. 4.2 Phòng Tuyên Truyền và Hổ Trợ tổ chức, cá nhân nộp thuế: Giúp Cục Trưởng Cục Thuế: Tuyên truyền, giáo dục pháp luật về thuế thực hiện các hoạt động hổ trợ cho các tổ chức và cá nhân nộp thuế trong việc thực hiện pháp luật thuế. Nhiệm vụ cụ thể: Xây dựng kế hoạch, chương trình về công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật thuế, công tác hổ trợ tổ chức và cá nhân do Cục Thuế quản lý. Cung cấp thông tin hướng dẫn, trả lời về chính sách thuế, hướng dẫn tập huấn cho tổ chức và cá nhân nộp thuế. Chủ trì trong việc tổ chức các cuộc tọa đàm, đối thoại với tổ chức và cá nhân nộp thuế, nắm bắt những khó khăn, vướng mắc của các tổ chức,cá nhân trong việc thực hiện luật thuế từ đó đề xuất, báo cáo Tổng Cục Thuế sửa đổi, bổ sung chính sách thuếquản lý thu thuế. Cung cấp thông tin cảnh báo, trợ giúp doanh nghiệp tránh rủi ro, thiệt hại trong sản xuất kinh doanh. 4.3. Phòng Tin học và xử lý dữ liệu về thuế: Giúp Cục trưởng Cục Thuế: Ứng dụng quản lý, phát triển công tác tin học của Cục Thuế, xử lý dữ liệu và thông kê thuế. Nhiệm vụ cụ thể:  Nhiệm vụ về tin học: Tổ chức quản lý và phát triển công tác tin học tại Cục Thuế theo chỉ đạo của Tổng Cục Thuế. Tham mưu, đề xuất các biện pháp quản lý, triển khai và vận hành hệ thống tin học của Cục Thuế. Tổ chức và triển khai hệ thống tin học theo đúng qui định của ngành thuế gồm: lắp đặt trang thiết bị tin học, cài đặt phần mềm hệ thống và các chương trình ứng dụng thống nhất trong ngành. Hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra các Chi cục Thuế trong việc thực hiện nhiệm vụ tin học; hổ trợ các Chi cục Thuế công tác tin học.  Nhiệm vụ xử lý dữ liệu: Tổ chức công tác đăng ký thuế: tiếp nhận tờ khai đăng ký thuế, kiểm tra tờ khai, cấp mã số thuế…., lập danh bạ tổ chức và cá nhân nộp thuế. Thực hiện tính thuế, thông báo thuế, thông báo phạt nộp chậm, ấn định thuế. Thực hiện kế toán, thống kê thuế, in và tuyên truyền các báo cáo kế toán, thống kê thuế về Tổng Cục Thuế. Thực hiện và hướng dẫn Chi cục Thuế việc đối chiếu biên lai thuế, phí, lệ phí với bộ thuế. Thực hiện thủ tục hoàn tiền thuế cho đối tượng nộp thuế sau khi có quyết định hoàn thuế của Cục Trưởng Cục Thuế. Phối hợp với các đơn vị trong hệ thống tài chính để xác định chương trình khai thác dữ liệu phục vụ công tác quản lý thuế. 4.4. Phòng Quản lý doanh nghiệp: Giúp Cục Trưởng Cục Thuế: Quản lý đôn đốc việc kê khai nộp thuế đối với các doanh nghiệp thuộc phân cấp quản lý của Cục Thuế, các tổ chức thu phí, quản lý thu nợ đọng thuế, quản lý thu thu nhập cá nhân đối với đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ tại nguồn và thuế thu nhập cá nhân của mọi đối tượng. Nhiệm vụ cụ thể: Theo dõi tình hình phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh liên quan đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tổng hợp tình hình thành lập, hoạt động, giải thể, phá sản… đối với các doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý. Tổ chức quản lý thu thuế đối với các doanh nghiệp được phân công. Đôn đốc việc kê khai, nộp thuế và quyết toán thuế; lập biên bản các trường hợp vi phạm, xử lý và đề nghị xử lý theo quy định của pháp luật. Xem xét kiểm tra các hồ sơ đề nghị miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, hồ sơ quyết toán thuế của doanh nghiệp, phối hợp với phòng thanh tra trong việc thanh tra các hồ sơ hoàn thuế, quyết toán thuế. Quản lý theo dõi số thuế nợ đọng và lập danh sách các doanh nghiệp nợ đọng thuế. Tổ chức công tác bảo quản, lưu trữ hồ sơ của doanh nghiệp thuộc phạm vi quảnCục Thuế. 4.5. Phòng Quản Lý Ấn Chỉ: Giúp Cục Trưởng Cục Thuế: Quản lý hướng dẫn nghiệp vụ về ấn chỉ thuế. Nhiệm vụ cụ thể: Hướng dẫn, chỉ đạo kiểm tra công tác quản lý ấn chỉ đối với các Chi cục Thuế, các cơ quan thu, các tổ chức và cá nhân nộp thuế. Thực hiện kế toán, thanh toán, kiểm kê, thanh hủy, xử lý tổn thất các loại ấn chỉ theo quy định. Tiếp nhận bảo quản và cấp phát ấn chỉ thuế cho các Chi cục Thuế, các đơn vị được Nhà nước giao nhiệm vụ thu thuế, các tổ chức cá nhân có nhu cầu sử dụng ấn chỉ theo qui định. Nhận, tổng hợp, theo dõi và trả lời các yêu cầu về xác minh hóa đơn Duyệt hồ sơ, mẫu hóa đơn, phiếu vé, trình lãnh đạo Cục Thuế giải quyết cho doanh nghiệp sử dụng hóa đơn tự in Kiểm tra đối chiếu việc ghi chép, sử dụng các loại hóa đơn ấn chỉ thuế của cán bộ thuế và tổ chức cá nhân sử dụng ấn chỉ thuế. 4.6. Phòng Tổ chức cán bộ: Giúp Cục Trưởng Cục Thuế về công tác tổ chức quản lý, đào tạo, biên chế, tiền lương và công tác thi đua khen thưởng của Cục Thuế. Nhiệm vụ cụ thể: Hướng dẫn thực hiện các văn bản, chế độ, quy trình về công tác tổ chức, cán bộ của Nhà nước và của ngành. Sắp xếp bộ máy Cục Thuế theo qui định. Thực hiện quy hoạch, sắp xếp, đánh giá, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, điều động, kỷ luật cán bộ… theo qui định của Nhà nước. Xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, thực hiện tuyển dụng, nâng lương, nâng ngạch, hưu trí thôi việc và các chế độ chính sách đối với người lao đông theo qui định; hướng dẫn và thực hiện công tác thi đua khen thưởng của Cục Thuế. Kiểm tra, xác minh trả lời các đơn khiếu nại, tố cáo cán bộ Cục Thuế, đề xuất xử lý cán bộ. Hướng dẫn và thực hiện công tác thi đua khen thưởng của Cục Thuế. 4.7. Phòng Hành chính - Quản trị - Tài vụ: Giúp Cục trưởng Cục Thuế: đảm báo hậu cần cho hoạt động Cục Thuế; tổ chức công tác văn thư lưu trữ của Cục Thuế. Nhiệm vụ cụ thể:  Hành chính cơ quan: Tổ chức thực hiện công tác văn thư, lưu trữ, tiếp nhận, phát hành kịp thời, đầy đủ, chính xác công văn của Cục Thuế. Tổng hợp xây dựng kế hoạch công tác của Cục Thuế, theo dõi đôn đốc việc thực hiện kế hoạch công tác bảo đảm thời gian và chất lượng. Quản lý việc sử dụng con dấu, khắc dấu theo qui định của Nhà nước. In ấn tài liệu phục vụ cho công tác cơ quan.  Quản lý tài chính: Hướng dẫn các nguyên tắc, chế độ thể lệ quy định của Nhà nước, cụ thể hóa các quy định của ngànhvề công tác chi tiêu tài chính của Cục Thuế. Hướng dẫn, chỉ đạo kiểm tra các Chi Cục Thuế trong việc lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán kinh phí chi tiêu. Thưc hiện chi trả, cấp phát và phân bổ các khoản kinh phí, chi tiêu của Cục Thuế theo kế hoạch được duyệt.  Công tác quản trị: Lập kế hoạch xây dựng cơ bản, trang thiết bị, các pương tiện làm việc và trang phục của Cục Thuế. Bố trí thí điểm và phương tiện cần thiết phục vụ các buổi làm việc, hội họp, các lớp tập huấn, bồi dưỡng của Cục Thuế. Tổ chức công tác bảo vệ cơ quan, bảo vệ kho tàng, các loại trang thết bị và phương tiện làm việc của Cục Thuế. Thực hiện nội quy phòng, chữa cháy; duy trì trật tự vệ sinh cơ quan; phối hợp với các phòng đôn đốc thực hiện nề nếp, giờ giấc làm việc của cơ quan. 4.8. Phòng Thanh tra: Giúp Cục Trưởng Cục Thuế: thực hiện và hướng dẫn chỉ đạo các Chi cục Thuế thực hiện công tác thanh tra các tổ chức cá nhân nộp thuế và thanh tra nội bộ ngành thuế trong việc chấp hành pháp luật thuế và các quy định của ngành; công tác cưỡng chế về thuế; giải quyết khiếu nại tổ cáo về thuế. Nhiệm vụ cụ thể: Xây dựng kế hoạch thanh tra các tổ chức và cá nhân nộp thuế và thanh tra nội bộ ngành thuế. Hướng dẫn, chỉ đạo Chi Cục Thuế thực hiện công tác thanh tra đối tượng nộp thuế và thanh tra nội bộ, cưỡng chế thuế, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Trực tiếp thanh tra các đối tượng nộp thuế do Cục Thuế quản lý, các đối tượng nộp thuế vượt quá khả năng và phạm vi thanh tra của Chi cục Thuế, thanh tra nội bộ Cục Thuế theo kế hoạch và đột xuất, theo dõi, đôn đốc thực hiện các quyết định sau thanh tra. Thực hiện giám định các sai phạm về thuế theo yêu cầu của cơ quan pháp luật. Giải quyết khiếu nại tố cáo về thuế đối với các tổ chức và cá nhân nộp thuế thuộc thẩm quyền và những nhiệm vụ được ủy quyền giải quyết Định kỳ tổng hợp, đánh giá kết quả, kinh nghiệm thanh tra để bổ sung, hoàn thiện các quy trình thanh tra, các kinh nghiệm chống trốn lậu thuế, kiến nghị bổ sung sửa đổi chính sách thuế. [...]... các Chi cục Thuế còn chưa cao làm cho việc truyền tải những thông tin về thuế chậm Chưa có một tờ báo viết riêng về thuế nhằm hướng dẫn, trả lời những vướng mắc của đối tượng nộp thuế trong tỉnh và những đối tượng có quan tâm, phân tích những tác động của thuế, sự cần thiết của thuế đối với địa phương cũng như trong cả nước Dư luận rộng rãi chưa lên án mạnh mẽ các hành vi trốn thuế, gian lận thuế Người... thu thuế trong thời gian tới tại cục thuế : Phấn dấu hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước hàng năm do Trung ương và Tỉnh giao cho ngành thuế toàn Tỉnh Thu ngân sách toàn tỉnh giai đoạn 2006 – 2010 bình quân tăng 16% trên năm Tập trung quản lý các DN và hộ KD cá thể Tăng cường công tác tuyên truyền hướng dẫn chi tiết đối tượng nộp thuế, nhất là tại các Chi Cục Thuế làm cho các đối tương nộp thuế. .. người nộp thuế trước pháp luật Cơ sở vật chất tại Cục Thuế tương đối đầy đủ, tạo điều kiện thoải mái, năng suất làm việc cao Trang bị hệ thống máy tính, tạo điều kiện ứng dụng tốt công nghệ thông tin trong công tác quảnthuế Tại Cục Thuế thành lập được phòng hổ trợ tuyên truyền đối tượng nộp thuế, qua đó giúp tuyên truyền, giáo dục và nâng cao ý thức của đối tượng nộp thuế giúp cho việc thu thuế được... chế về thuế theo luật định III KHÁI QUÁT VỀ KẾT QUẢ THU THUẾ CÁC NĂM QUA: Nhìn chung kết quả thu thuế đối với các doanh nghiệp qua ba năm đều tăng so với kế hoạch và tăng so với cùng kỳ, cụ thể là: Năm 2003 vượt mức KH là 18,58%, năm 2004 thu vượt mức KH 21,66%, năm 2005 vượt KH 11,14% DNNN TW: nguồn thu chủ yếu của DNNN TW là từ Bưu điện, Điện lực, Công ty mía đường Trà vinh, Công ty Bảo hiểm Trà vinh. .. thống chính sách thuế từng bước hoàn thiện, thuế suất thuế GTGT từ 4 mức giảm xuống còn 3 mức làm việc tính toán đơn giản hơn trước trong nộp thuế Đã hình thành một hệ thống quảnthuế thống nhất cả nước, ngày càng được củng cố và tăng cường về mọi mặt Công tác quảnthuế được chuyển từng bước từ chế độ chuyên quản lý khép kín sang chế độ người nộp thuế tự tính, tự khai và tự nộp thuế Cơ chế này... cho cán bộ thuế trong việc giải quyết hồ sơ hoàn thuế Các CSKD chưa có thói quen thanh toán qua ngân hàng gây khó khăn cho cơ quan thuế trong việc xác minh chi phí, doanh thu, thuế GTGT đầu ra, đầu vào, tạo cơ hội cho cho các đối tượng nộp thuế gian lận trong ghi chép các số liệu trên hóa đơn, chứng từ sổ sách kế toán Tình hình kinh tế phát triển ngày càng đa dạng phong phú về loại hình, về quy mô... IV NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG SẮP TỚI TRONG QUẢN LÝ THU THUẾ TẠI CỤC THUẾ TỈNH TRÀ VINH: 1 Thuận lợi: Tình hình kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và tỉnh nói riêng vẫn tiếp tục ổn định và phát triển, kết cấu hạ tầng được đầu tư và xây dựng qua các năm, các chủ trương và chính sách mới của Trung ương và của Tỉnh có tác dụng thúc đẩy đầu tư phát triển SXKD Giá cả (lúa, gia súc )... vinh, Công ty Bảo hiểm Trà vinh Các đơn vị còn lại có số nộp không lớn Tuy nhiên riêng năm 2005 do việc thay đổi cách phân bổ thuế của Bưu điện theo doanh thu nên đã làm giảm số thuế phải nộp tại Tỉnh so với lúc đầu giao so với dự toán Do đó so với dự toán phấn đấu Tổng Cục Thuế giao thì số thu DNNN TW chỉ đạt 83,62%, nhưng vẫn tăng cao hơn so với cùng kỳ năm 2004 DNNN địa phương: Số thu từ DNNN địa... tế ngoài quốc doanh, chiếm tỷ trọng 60,03% tổng số thu toàn tỉnh qua 3 năm và có xu hướng tăng, ổn định qua các năm Nguồn thu từ các DNNN TW và tỉnh có xu hướng giảm dần do thực hiện cổ phần hóa đối với các DNNN tỉnh, riêng DNNN TW cũng giảm thu do thay đổi cách xác định thuế của Điện lực và Bưu điện Cơ cấu nguồn thu NSNN và xu hướng phát triển nguồn thu của tỉnh như nêu trên chưa thật sự vững chắc,... dễ dàng và thuận lợi hơn Được sự quan tâm chỉ đạo của Trung ương, của Tỉnh, đồng thời cộng thêm sự cố gắng của các cơ sở SXKD trong việc khắc phục khó khăn, giữ vững thị phần, duy trì nhịp độ phát triển SXKD, giúp nguồn thu được ổn định và giữ vững 2 Khó khăn: Tình hình chấp hành kê khai thuế, nộp thuế đúng thời hạn còn thấp Việc xử lý công nghệ thông tin vào quảnthuế vẫn còn ở mức độ thấp Trình . GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CỤC THUẾ TỈNH TRÀ VINH I. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH TRÀ VINH: 1. Vị trí địa lý, diện tích, dân số: Trà Vinh được tái lập tỉnh. hóa” luôn được quan tâm thực hiện II. GIỚI THIỆU VỀ CỤC THUẾ TỈNH TRÀ VINH: 1 Quá trình thành lập và nhiệm vụ của Cục Thuế: Cục Thuế tỉnh Trà Vinh được thành

Ngày đăng: 20/10/2013, 08:20

Hình ảnh liên quan

Bảng 1: TỶ TRỌNG CÁC NGÀNH TRONG TỔNG GDP TỈNH - GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CỤC THUẾ TỈNH TRÀ VINH

Bảng 1.

TỶ TRỌNG CÁC NGÀNH TRONG TỔNG GDP TỈNH Xem tại trang 2 của tài liệu.
Bộ máy tổ chức Cục Thuế hiện đang hoạt động theo hình thức kết hợp trực tuyến theo sơ đồ trên, phân công lãnh đạo Cục Thuế phụ trách các phòng như sau: - GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CỤC THUẾ TỈNH TRÀ VINH

m.

áy tổ chức Cục Thuế hiện đang hoạt động theo hình thức kết hợp trực tuyến theo sơ đồ trên, phân công lãnh đạo Cục Thuế phụ trách các phòng như sau: Xem tại trang 4 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan