1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tuan 27-TN3-KT4-MT5

6 339 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 79 KB

Nội dung

TUẦN 27: Tự nhiên và Xã hội: Lớp 3 CHIM I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh biết: - Chỉ và nói đúng tên các bộ phận cơ thể của các con chim được QS. - Giải thích tại sao không nên, săn bắt, phá tổ chim. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Hình vẽ SGK trang 102,103 - Sưu tầm các ảnh về các loại chim. - Sưu tầm các ảnh về các loại chim. III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Tổ chức: 2. Kiểm tra: Nêu ích lợi của cá? 3. Bài mới: Hoạt động 1:Quan sát và thảo luận nhóm. Mục tiêu: Chỉ và nói đúng tên các bộ phận cơ thể của các con chim được QS. Bước 1: Làm việc theo nhóm Yêu cầu: QS hình trang 102,103, kết hợp tranh mang đến thảo luận: - Nói và chỉ tên các bộ phận bên ngoài của những con chim có trong hình. Nhận xét về độ lớn của chim. Loài nào biết bay? Loài nào không biết bay, Loài chim nào biết bơi, loài nào chạy nhanh? - Bên ngoài cơ thể của những con chim có gì bảo vệ. Bên trong cỏ thể của chúng có xương hay không? - Mỏ chim có đặc điểm gì chung? Chúng dùng mỏ để làm gì? Bước2: Làm việc cả lớp: *KL: Chim là động vật có xương sống. Tất cả các loài chim đều có lông vũ, có mỏ, hai cánh và hai chân. Hoạt động 2: Thảo luận cả lớp. a. Mục tiêu: Giải thích được tại sao không - Hát. - Vài HS. - Lắng nghe. - Thảo luận. - Các bộ phận của chim: Đầu, mình và các cơ quan di chuyển. Loài nào biết bay: chim bồ câu, chim sáo, chim chích, chim sâu,chim gõ kiến . Loài chim khôn biết bay: chim cánh cụt . Loài chim biết bơi: chim cánh cụt, thiên nga . Loài chim chạy nhanh: Chim đà điểu . - Toàn thân được phủ 1 lớp lông vũ. - Mỏ chim cứng để mổ thức ăn. - Đại diện báo cáo KQ. Trang 1 nên bắt, phá tổ chim. b. Cách tiến hành: - Các nhóm trưng bày bộ sưu tập của mình trước lớp và cử người thuyết minh về những loài chim sưu tầm được. 4. Củng cố- Dặn dò: - Chơi trò chơi: bắt chước tiếng chim hót. - GV nhận xét đánh giá tiết học. - Chuẩn bị tiết sau. - Các nhóm làm việc. - Cử đại diện báo cáo KQ. - HS chơi trò chơi. Thứ năm ngày 22 tháng 3 năm 2007 Tự nhiên xã hội. THÚ I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh biết: - Chỉ và nói đúng tên các bộ phận cơ thể của các loài thú nhà được QS. - Nêu ích lợi của các loại thú. - Vẽ và tô mầu mộtloài thú nhà mà em biết. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Hình vẽ SGK trang 104,105.Sưu tầm các ảnh về các loài thú nhà. - Sưu tầm các ảnh về các loài thú nhà. Giấy khổ A4, bút mầu. III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Tổ chức: 2. Kiểm tra: Tại sao không nên săn, bắt, phá các tổ chim? 3. Bài mới: Hoạt động 1: QS và thảo luận nhóm a. Mục tiêu: Chỉ và nói đúng tên các bộ phận cơ thể của các loài thú nhà được quan sát. Bước 1: Làm việc theo nhóm Yêu cầu: QS hình trang 104,105, kết hợp tranh mang đến thảo luận: - Kể tên các loài thú mà em biết? - Trong các con thú đó: Con nào có mõm dài, tai vểnh, mắt híp? Con nào có thân hình vạm vỡ, sừng cong như lưỡi liềm? Con nào đẻ con? Thú mẹ nuôi thú con bằng gì? Bước2: Làm việc cả lớp: - Hát. - Vài HS. - Lắng nghe. - Thảo luận. Con có mõm dài, tai vểnh, mắt híp: con lợn. Con có thân hình vạm vỡ, sừng cong như lưỡi liềm: Con trâu, con bò. Con thú đẻ con: Con trâu, con bò. Thú mẹ nuôi thú con bằng sữa. - Đại diện báo cáo KQ. Trang 2 *Kết luận: Những động vật có đặc điểm như lông mao, để con và nuôi con bằng sữa được gọi là thú hay động vật có vú. Hoạt động 2: Thảo luận cả lớp. a. Mục tiêu:Nêu ích lợi của các loài thú. b. Cách tiến hành: - Nêu ích lợi của việc nuôi các loài thú nhà như: lợn, trâu, bò, chó mèo . - Nhà em có nuôi một vài loài thú nhà không? Em có tham gia chăm sóc chúng không? em cho chúng ăn gì? *Kết luận: Lợn là vật nuôi chính của nước ta thịt lợn là thức ăn giàu chất dinh dưỡng cho con người. Phân lợn dùng để bón ruộng. Trâu, bò được dùng để lấy thịt, dùng để cày kéo. Bò còn được nuôi để lấy sữa, làm pho mát. Hoạt động 3: Làm việc cá nhân. a. Mục tiêu: Biết vẽ và tô màu một con thú mà em ưu thích. b. Cách tiến hành: Bước 1: Vẽ 1 con thú nhà mà em ưu thích. Bước 2: Trưng bày. 4. Củng cố- Dặn dò: - Nêu ích lợi của việc các nuôi các loài thú nhà? - GV nhận xét đánh giá tiết học. - Chuẩn bị tiết sau. - Ích lợi của việc nuôi các loài thú nhà như: lợn, trâu, bò, chó mèo: Cung cấp thức ăn cho con người. Cung cấp phân bón cho đồng ruộng. Trâu, bò dùng để kéo, cày . - HS kể. - HS vẽ 1 con thú nhà mà em ưu thích. - Trưng bày tranh vẽ của mình. - HS nêu. Kỹ thuật: Lớp 4 LẮP CÁI ĐU( Tiết 1) A. MỤC TIÊU : - Học sinh chọn đúng và đủ được các chi tiết để lắp cái đu - Lắp được từng bộ phận và lắp giáp cái đu đúng kỹ thuật, đúng quy trình - Rèn luyện tính cẩn thận, làm việc theo quy trình B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Mẫu cái đu đã lắp sẵn - Bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật Trang 3 C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS I. Tổ chức II. Kiểm tra : sự chuẩn bị của học sinh III. Dạy bài mới - Giáo viên giới thiệu bài và nêu mục đích bài học Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét mẫu - Cho HS quan sát mẫu cái đu lắp sẵn - Cái đu có những bộ phận nào ? Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kỹ thuật * Giáo viên hướng dẫn học sinh chọn các chi tiết : Tấm lớn (1), tấm nhỏ (1), tấm 3 lỗ (1), thanh thẳng 11 lỗ (5), thanh thẳng 7 lỗ (4), thanh chữ U dài (3), thanh chữ L dài (2), trục dài (1), ốc và vít ( 15 bộ ), vòng hãm (6), cờ – lê (1), tua – vít (1) * Lắp từng bộ phận - Lắp giá đỡ đu ( hướng dẫn làm như H2 sách giáo khoa ) - Để lắp được giá đỡ đu cần phải có những chi tiết nào ? - Khi lắp giá đỡ đu cần chú ý gì ? * Lắp ghế đu ( h/ dẫn như H2 – SGK ) - Để lắp ghế đu cần chọn những chi tiết nào * Lắp trục đu vào ghế đu ( H4 – SGK ) - Để cố định trục đu cần bao nhiêu vòng hãm * Lắp giáp cái đu ( lắp H2 vào H4 ) - Hướng dẫn tháo các chi tiết IV. Dặn dò: - Về nhà tập luyện nhiều lần để giờ sau thực hành. - Hát - Học sinh tự kiểm tra - Học sinh lắng nghe - Học sinh quan sát mẫu và trả lời : Cần có 3 bộ phận là giá đỡ đu, ghế đu, trục đu - Học sinh quan sát và theo dõi - Học sinh chọn các chi tiết - Học sinh quan sát - Cần 4 cọc đu, thanh thẳng 11 lỗ, giá đỡ trục đu - Cần chú ý vị trí trong ngoài của các thanh thẳng 11 lỗ và thanh chữ U dài - Học sinh quan sát - Cần chọn tấm nhỏ, thanh thẳng 7 lỗ, tấm 3 lỗ, 1 thanh chữ U dài - Học sinh quan sát - Cần 4 vòng hãm - Học sinh quan sát Mĩ thuật: Lớp 5 Bài 27: Vẽ tranh Trang 4 ĐỀ TÀI MÔI TRƯỜNG I/ YÊU CẦU CẦN ĐẠT - HS hiểu biết thêm về môi trường và ý nghĩa của môi trường với cuộc sống. - HS biết cách vẽ và vẽ được tranh có nội dung về môi trường. - HS ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường. - II/ CHUẨN BỊ 1. GV: - Tranh vẽ, ảnh của các hoạ sĩ vẽ những đề tài môi trường. - Hình gợi ý cách vẽ. 2. HS: - Vở thực hành, SGK - Bút chì, màu vẽ,… III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU 1. Ổn định : Hát vui. 2. Kiểm tra : Đồ dùng học tập 3. Bài mới:  Giới thiệi bài: GV liên hệ thực tế và đưa ra những câu hỏi gợi ý các em nhớ lại hình ảnh về đề tài môi trường. Đồng thời nồng ghép GDø dẫn các em vào bài mới. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1 : Tìm, chọn nội dung đề tài GV giới thiệu tranh về môi trường và tổ chức cho các em thảo luận nhóm, đặt câu hỏi gợi ý để các em nhận biết không gian sung quanh gồm có những gì? Môi trường Xanh – sạch – đẹp rất cần cho cuộc sống? Chúng ta phải làm gì để bảo vệ. Hướng dẫn cho các em thấy được vẽ đẹp của mỗi bức tranh khác nhau. Họp nhóm, xem tranh và thảo luận Hoạt động 2: Cách vẽ tranh Cho HS quan sát hình gợi ý kết hợp với câu hỏi gợi ý để các em tìm ra các bước vẽ tranh: Khi vẽ tranh, trong tranh có những hoạt động nào? có hình ảnh (chính, phụ) nào để làm rõ nội dung? màu sắc như thế nào có phù hợp với đề tài không?….Sắp xếp hình chính, phụ, bố cụ hợp lý và vẽ màu phù hợp… Phát biểu xây dựng bài. Xem tranh và nhận xét. Hoạt động 3: Thực hành GV cho các em vẽ cá nhân vào vở thực hành. Quan sát và gợi ý thêm cho các em về cách chọn và sắp xếp hình ảnh. HD thêm cho các em còn lúng túng để các em hoàn Thực hành Trang 5 thành được bài vẽ. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá Chọn một số bài vẽ và gợi ý HS nhận xét về cách chọn đề tài, sắp xếp các hình ảnh, cách vẽ hình ảnh, cách vẽ màu… Cho các em tự xếp loại. GV tổng kết và nhận xét chung về tiết học. Khen ngợi HS hoàn thành tốt, nhắc nhở động viên chưa hoàn thành về cố gắng hơn ở những bài sau. Quan sát, nhận xét, và đánh giá sản phẩm. 4. Dặn dò: - Quan sát lọ, hoa, quả,… - Và phân công mỗi nhóm chuẩn bị 3 vật mẫu (Đồ vật và quả) Xem bài và chuẩn bị đồ dùng cho tiết học sau./. Tổ trưởng duyệt Ban giám hiệu duyệt Trang 6

Ngày đăng: 20/10/2013, 08:11

w