1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG BÁN LẺ

10 1,2K 9
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 26,79 KB

Nội dung

SỞ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG BÁN LẺ 1.1 Những hiểu biết về ngành kinh doanh bán lẻ 1.1.1 Những hiểu biết về hệ thống phân phối Phân phối là một quá trình chuyển đưa sản phẩm từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng. Phân phối làm cho cung cầu ăn khớp với nhau. Theo ý nghĩa đó, phân phối là sáng tạo ra dịch vụ. Những người tiêu dùng thì phân tán theo địa lý, lại những yêu cầu đa dạng về chất lượng cũng như về số lượng sản phẩm, trong khi đó các nhà sản xuất thì lại tập trung và chuyên môn hóa nên cần vai trò người phân phối để đưa sản phẩm và dịch vụ tới người tiêu dùng đúng với yêu cầu. Kênh phân phối: Kênh phân phối là tập hợp các tổ chức và cá nhân làm nhiệm vụ chuyển đưa sản phẩm từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng. Hình 1.1: Cấu trúc kênh phân phối sản phẩm tiêu dùng: Người Tiêu Dùng 1 Nhà Sản Xuất 2 3 4 5 6 Nhà bán buôn Nhà đại Nhà bán lẻ Nguồn : [ 8, 161 ] Kênh không trung gian gọi là kênh trực tiếp (kênh số 1) Các kênh trung gian gọi là kênh gián tiếp (các kênh số 2,3,4,5,6) Kênh trực tiếp hay kênh 1 trung gian được xem là kênh ngắn. Kênh từ 2 trung gian trở lên là kênh dài. 1.1.2 Những hiểu biết về hệ thống bán lẻ 1.1.2.1 Khái niệm Bán lẻ là một trung gian phân phối, gồm tất cả các hoạt động liên quan tới việc bán hàng hóa hay dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng để họ sử dụng vào mục đích cá nhân, không kinh doanh. 1.1.2.2 Phân loại Hoạt động bán lẻ rất đa dạng về quy mô và hình thức từ những người bán hàng rong đến các cửa hàng, siêu thị. Trong đó, siêu thị là một trong những loại hình bán lẻ phát triển nhanh chóng và thông dụng nhất. Các loại hình bán lẻ hiện đại bao gồm cửa hàng tiện dụng (convenience store), siêu thị nhỏ (mini-super), sieu thị (supermarket), đại siêu thị (hypermarket), cửa hàng bách hóa lớn (department store), cửa hàng bách hóa thông thường, cửa hàng đại hạ giá (hard discounter), trung tâm thương mại (commercial center)… Trong hệ thống cửa hàng bán lẻ hiện đại, siêu thị được xếp ở vị trí cao hơn các cửa hàng tự phục vụ nhỏ, cửa hàng tiện dụng và thấp hơn so với đại siêu thị, cửa hàng đại hạ giá và cửa hàng bách hóa, trung tâm thương mại xét về mặt quy mô, diện tích. Những cửa hàng bán lẻ này đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài, suy thoái và diệt vong tùy theo từng thời kỳ. 1.1.2.3 Vai trò bán lẻ Đối với nhà sản xuất:  Hoạt động bán lẻ giúp giải quyết sự khác biệt giữa sản xuất quy mô lớn và tiêu dùng đa dạng với khối lượng nhỏ bằng cách mua hàng hóa của nhiều nhà sản xuất khác nhau, bán lại cho nhiều người tiêu dùng tại một địa điểm.  Bán lẻ góp phần đẩy mạnh quá trình phân phối hàng hóa đến tay người tiêu dùng, giúp tái mở rộng sản xuất. Đối với người tiêu dùng:  Giúp người tiêu dùng thể lựa chọn những sản phẩm chất lượng, uy tín, đảm bảo, đa dạng,phong phú về chủng loại.  Là động lực thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển và đem lại lợi ích cho người tiêu dùng.  Là cầu nối lấy hàng hóa giữa nhà sản xuất hoặc các đại bán buôn về phân phối đến tận tay người tiêu dùng cuối cùng. 1.2 Những hiểu biết về hoạt động siêu thị 1.2.1 Khái niệm và đặc điểm siêu thị 1.2.1.1 Khái niệm “Siêu thị” là từ được dịch ra từ các thuật ngữ nước ngoài – “supermarket” (tiếng Anh) hay "supermarché" (tiếng Pháp). Tại Pháp, định nghĩa: “cửa hàng bán lẻ theo phương thức tự phục vụ diện tích từ 400m 2 đến 2.500m 2 chủ yếu bán hàng thực phẩm (Marc Benoun). Tại Hoa Kỳ, định nghĩa: “Siêu thị là cửa hàng tự phục vụ tương đối lớn, mức chi phí thấp, tỷ suất lợi nhuận không cao và khối lượng hàng hóa bán ra lớn, đảm bảo thỏa mãn đầy đủ nhu cầu của người tiêu dùng về thực phẩm, bột giặt, các chất tẩy rửa và những mặt hàng chăm sóc nhà cửa (Philips Kotler) và còn định nghĩa đơn giản hơn như “Siêu thị là cửa hàng tự phục vụ bày bán nhiều mặt hàng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của người tiêu dùng như thực phẩm, thức uống, dụng cụ gia đình và các loại vật dụng cần thiết khác”. Tại Anh, người ta định nghĩa: “Siêu thị là cửa hàng buôn bán tạp phẩm, bán thực phẩm, đồ uống và các loại hàng hóa khác, thường đặt tại thành phố, dọc đường cao tốc hoặc trong khu buôn bán diện tích khoảng từ 4.000 đến 25.000 bộ vuông. Trong vòng 10 đến 15 năm trở lại đây, rất nhiều siêu thị đã được xây dựng ở ngoài thành phố hoặc ngoại ô. Tại Việt Nam, theo quy chế siêu thị, Trung tâm thương mại của Bộ thương mại Việt Nam (nay là Bộ Công Thương Việt Nam) ban hành ngày 24 tháng 9 năm 2004. • Siêu thị là loại hình cửa hàng hiện đại, kinh doanh tổng hợp hoặc chuyên doanh, cấu chủng loại hàng hóa phong phú, đa dạng, đảm bảo chất lượng, đáp ứng các tiêu chuẩn về diện tích kinh doanh, trang bị kỹ thuật và trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh, các phương thức phục vụ văn minh, thuận tiện nhằm thỏa mãn nhu cầu mua sắm hàng hóa của khách hàng. • Tại Việt Nam, các siêu thị phải ghi bằng Tiếng Việt là SIÊU THỊ trước tên thương mại hoặc tên riêng do thương nhân tự đặt và trước các từ địa chỉ danh hay tính chất của siêu thị. Nếu ghi thêm bằng tiếng nước ngoài, kích cỡ chữ phải nhỏ hơn kích cỡ tên tiếng Việt và phải đặt dưới hoặc sau tiếng Việt. Nhận xét: Không giống như hệ thống siêu thị trên thế giới, định nghĩa siêu thị trong quy chế siêu thị của Việt Nam không quy định phương thức kinh doanh của siêu thị là bán buôn hay bán lẻ mà chỉ quy định siêu thị là loại cửa hàng kinh doanh hiện đại, kinh doanh tổng hay chuyên doanh. Như vậy các hình thức siêu thị Việt Nam rất phong phú bao gồm tất cả những cửa hàng đáp ứng được tiêu chuẩn về siêu thị. 1.2.1.2 Đặc điểm siêu thị Đây là một kênh phân phối ở mức phát triển cao, được quy hoạch và tổ chức kinh doanh dưới hình thức những cửa hàng quy mô, trang thiết bị và sở vật chất hiện đại, văn minh. Khối lượng hàng hóa lớn, hàng hóa chủ yếu là hàng tiêu dùng thường ngày như: thực phẩm, đồ gia dụng…, phục vụ đa số người tiêu dùng, giá rẻ, chi phí thấp. Thông thường, một siêu thị thể đáp ứng được 70-80% nhu cầu hàng hóa của người tiêu dùng về ăn uống, vệ sinh Theo quan niệm của nhiều nước, siêu thị phải là nơi mà người mua thể tìm thấy mọi thứ họ cần và với một mức giá "ngày nào cũng thấp" (everyday-low-price). Áp dụng phương thức tự phục vụ (self-service hay libre - service): là phương thức bán hàng do siêu thị sáng tạo ra. Tự phục vụ là khách hàng xem xét và chọn mua hàng, bỏ vào giỏ hoặc xe đẩy đem đi và thanh toán tại quầy tính tiền đặt gần lối ra vào. Người bán vắng bóng trong quá trình mua hàng. Hàng hóa gắn mã vạch, mã số được đem ra quầy tính tiền ở cửa ra vào, dùng máy quét để đọc giá, tính tiền bằng máy và tự động in hóa đơn. Đặc điểm này được đánh giá là cuộc “ đại cách mạng" trong lĩnh vực thương mại bán lẻ. Sáng tạo nghệ thuật trưng bày hàng hoá: Do người bán không mặt tại các quầy hàng nên hàng hóa phải khả năng "tự quảng cáo", lôi cuốn người mua. Siêu thị làm được điều này thông qua các nguyên tắc sắp xếp, trưng bày hàng hóa nhiều khi được nâng lên thành những thủ thuật. Chẳng hạn, hàng tỷ suất lợi nhuận cao được ưu tiên xếp ở những vị trí dễ thấy nhất, được trưng bày với diện tích lớn, những hàng hóa liên quan đến nhau được xếp gần nhau, hàng khuyến mại phải thu hút khách hàng bằng những kiểu trưng bày đập vào mắt. Trong các đặc trưng trên, phương thức bán hàng tự phục vụ và nghệ thuật trưng bày hàng hoá của siêu thị được mở ra kỷ nguyên thương mại bán lẻ văn minh hiện đại. 1.2.2 Phân loại siêu thị 1.2.2.1 Phân loại theo quy mô Theo Quy chế siêu thị, Trung tâm thương mại của Bộ Thương mại Việt Nam. Ngoài các tiêu chuẩn về kiến trúc hiện đại, kho hàng, kỹ thuật bảo quản, khu vệ sinh, khu giải trí, các siêu thị phải đảm bảo các tiêu chuẩn bảng sau: Bảng 1.1 : Phân hạng siêu thị theo Quy chế siêu thị, trung tâm thương mại: Phân hạng Diện tích kinh doanh tối thiểu (m 2 ) Danh mục hàng hóa tối thiểu (tên hàng) Siêu thị hạng 1 Siêu thị kinh doanh tổng hợp 5000 20000 Siêu thị chuyên doanh 1000 2000 Siêu thị hạng 2 Siêu thị kinh doanh tổng hợp 2000 10000 Siêu thị chuyên doanh 500 1000 Siêu thị hạng 3 Siêu thị kinh doanh tổng hợp 500 4000 Siêu thị chuyên doanh 500 500 1.2.2.2 Phân loại theo chiến lược và chính sách kinh doanh • Siêu thị kinh doanh tổng hợp : kinh doanh nhiều lọai mặt hàng tổng hợp, từ thực phẩm, dụng cụ gia đình,các mặt hàng tiêu dùng đến quần áo,giày dép. • Siêu thị chuyên doanh : chỉ chuyên kinh doanh một mặt hàng, một chủng loại hàng nào đó mà thôi. Ví dụ: siêu thị máy tính, siêu thị điện thoại di động, siêu thị trái cây, siêu thị điện máy,… 1.2.2.3 Phân loại theo cấp quản • Siêu thị kinh doanh độc lập: là các siêu thị họat động đơn lẻ, thương nhân thế mạnh mặt hàng nào thì kinh doanh mặt hàng đó, không sự liên kết với các siêu thị khác để bổ sung nguồn hàng cho nhau. • Chuỗi siêu thị: là mô hình siêu thị mà một DN thể mở nhiều siêu thị ở các địa điểm khác nhau, kinh doanh mặt hàng tương tự nhau và chịu sự thống nhất quản của DN kinh doanh siêu thị. Việc thành lập chuỗi siêu thị giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh thông qua sử dụng hệ thống hậu cần (logistics) và điều hành chung. 1.2.3 Vai trò siêu thị 1.2.3.1 Vai trò siêu thị trong nền kinh tế • Thúc đẩy sự luân chuyển nhanh chóng hàng hóa từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng. • Phục vụ nhu cầu đa dạng của đa số tầng lớp người tiêu dùng. • Góp phần giải quyết việc làm cho người lao động. • Nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho các tầng lớp dân cư xã hội. • Góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của quốc gia. 1.2.3.2 Vai trò siêu thị trong hệ thống bán lẻ và sản xuất hàng hóa  Trong hệ thống bán lẻ: • Họat động siêu thị làm tăng mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực bán lẻ. • Siêu thị điều kiện thuận lợi để nắm bất nhu cầu khách hàng. Góp phần giúp hàng hóa lưu chuyển đúng chỗ, đúng lúc, đúng người.  Đối với nhà sản xuất: • Siêu thị đóng vai trò cầu nối giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng. • Giúp nhà sản xuất quảng cáo giới thiệu sản phẩm mới đến người tiêu dùng. • Giúp nhà sản xuất mở rộng thị trường tiêu thụ. • Giúp đưa sản phẩm đến người tiêu dùng. • Đối với Việt Nam, siêu thị còn là một kênh quan trọng để tiêu thụ và quảng bá cho thương hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao.  Đối với người tiêu dùng: • Siêu thị với phuơng thức bán hàng văn minh hiện đại, nhiều chuơng trình khuyến mãi, nghệ thuật trưng bày hàng hóa đẹp mắt giúp kích thích nhu cầu người tiêu dùng. • Siêu thị đang dần thay thế các loại hình truyền thống để phục vụ nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng. • Siêu thị nghiên cứu nhu cầu người tiêu dùng để chính sách phân phối hàng hợp lý. 1.3 Kinh nghiệm phát triển siêu thị ở một số nước và bài học hữu ích cho phát triển ở siêu thị Quảng Ngãi 1.3.1 Trung Quốc Thị truờng bán lẻ TQ nhiều điểm tuơng đồng với Việt Nam về đặc điểm thị trường, thói quen mua sắm của người tiêu dùng. Ngay từ năm 1992 Chính phủ TQ đã cho phép các DN nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực phân phối hàng hoá. Kinh nghiệm TQ, sau khi mở cửa khoảng 40 tập đoàn phân phối lớn của nước ngoài tràn vào khai thác thị trường nước này, hơn 60% doanh thu rơi vào tay họ, đặt các tập đoàn bán lẻ của TQ vào tình thế phá sản. Chính phủ TQ ban hành Pháp lệnh bán lẻ và đưa ra một số quy định nhằm hạn chế sự phát triển siêu thị của các tập đoàn nước ngoài đang đầu tư mở thêm siêu thị ở Trung Quốc như hạn chế về diện tích kinh doanh, hạn chế về số lượng siêu thị tại một tỉnh hay một thành phố thông qua quy hoạch. Đây là một phương pháp quản mà Việt Nam nên học tập trong giai đoạn đầu mở cửa thị trường phân phối của Việt Nam. Nuớc ta được chính thức mở cửa vào 1/1/2009 nhưng hiện nay vẫn chưa xây dựng Bộ lụât nào để điều chỉnh họat động siêu thị ngọai trừ Quy chế siêu thị, TTTM được ban hàng từ thời điểm 2004. Kinh nghiệm cho Việt Nam là nên sớm biên sọan một Bộ luật riêng về bán lẻ để điều tiết truờng, và dùng ENT (Economic Needs Test) như một công cụ hữu hiệu để hạn chế tốc độ phát triển quá ồ ạt của siêu thị nuớc ngoài. Điểm yếu của các DN bán lẻ của Trung Quốc là nhiều nhưng thường quy mô nhỏ. Đó cũng là điểm yếu của thị truờng bán lẻ Quảng Ngãi hiện nay. Và giải pháp của TQ là Chính phủ chọn một số doanh nghiệp bán lẻ lớn (dựa trên thành tích hoạt động kinh doanh, thuộc các thành phần kinh tế) để hỗ trợ phát triển. Với sự hỗ trợ này nhiều doanh nghiệp kinh doanh siêu thị của Trung Quốc đang phát triển rất nhanh và thị phần của siêu thị ngày càng tăng trong hệ thống bán lẻ hàng hoá. Áp dụng ở Việt Nam, Nhà nuớc nên chọn ra những DN bán lẻ lớn như CoopMart, Maximark .để hỗ trợ các DN này lớn mạnh hơn để cạnh tranh với những tập đoàn nuớc ngoài hùng mạnh. 1.3.2 Thái Lan Không giống như siêu thị của một số nước phát triển khác siêu thị của Thái Lan thường nằm trong các TTTM và TTTM là loại hình phát triển nhất và thu hút nhiều khách hàng nhất của nước này .Các siêu thị trong nuớc liên doanh với các siêu thị của nước ngoài để cạnh tranh với các đại siêu thị và các loại hình bán lẻ truyền thống. Đối thủ cạnh tranh chủ yếu của các siêu thị là các chợ truyền thống. Thái Lan cũng lúc 80% thị phần bán sỉ và lẻ nằm trong tay các tập đoàn nước ngoài, và Chính phủ nước này được phải điều tiết bằng cách chỉ cho các tập đoàn nước ngoài được mở từng siêu thị riêng lẻ, không cho hình thành chuỗi liên kết để chi phối thị trường. Chính Phủ cũng ban hành quy định về thương mại công bằng đối với các siêu thị nhằm ngăn chặn tình trạng hạ giá quá nhiều để chiếm lĩnh thị trường. Ngoài ra Thái Lan còn thành lập Liên minh bán lẻ để giúp các siêu thị truyền thống trong nước làm quen với các hình thức bán lẻ hiện đại và giúp các siêu thị nhỏ trong nước được quyền lực thị trường tương đương với các siêu thị lớn của nước ngoài. Áp dụng vào trường hợp ở Việt Nam, Nhà nuớc mở cửa cho DN phân phối nuớc ngoài xây dưng nhưng chỉ cho xây dựng siêu thị đầu tiên, từ siêu thị thứ 2 trở đi nên xem xét kỹ, khống chế DN phân phối nuớc ngoài hình thành chuỗi liên kết để chi phối thị trường. Cũng như Liên minh bán lẻ Thái Lan, Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam (AVR) nên tăng cuờng mối liên kết và những họat động hỗ trợ DN bán lẻ Việt Nam. . CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG BÁN LẺ 1.1 Những hiểu biết về ngành kinh doanh bán lẻ 1.1.1 Những hiểu biết về hệ thống phân phối Phân. 1.1.2 Những hiểu biết về hệ thống bán lẻ 1.1.2.1 Khái niệm Bán lẻ là một trung gian phân phối, gồm tất cả các hoạt động liên quan tới việc bán hàng hóa hay

Ngày đăng: 20/10/2013, 01:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1: Phân hạng siêu thị theo Quy chế siêu thị, trung tâm thương mại: - CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG BÁN LẺ
Bảng 1.1 Phân hạng siêu thị theo Quy chế siêu thị, trung tâm thương mại: (Trang 6)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w