369 PHẦN III VIỆTNAMTRONGTHỜIKÌXÂYDỰNGVÀ BẢO VỆTỔQUỐCXÃHỘICHỦNGHĨA (1975 -2000) Chương VIII VIỆTNAMTRONGNĂM ĐẦU SAU THẮNG LỢI CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MĨ CứU NƯỚC (1975- 1976) Chương VIII nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về tình hình đất nước trongnăm đầu sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chố ng Mĩ cứu nước. Những nhiệm vụ cấp bách trước mắt đặt ra cho toàn Đảng, toàn dân ta trongthời gian này là: - Nhanh chóng khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế văn hoá. Hoàn thành thống nhất đất nước về Nhà nước để tiến tới thống nhất đất nước trên mọi lĩnh vực. 370 I- Tình hình ViệtNam sau Đại thắng Xuân 1975 Đại thắng Xuân 1975, đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã kết thúc thắng lợi trọn vẹn sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước. Từ đây, nhân dân cả nước ta cùng tiến hành cuộc cách mạng xãhộichủ nghĩa, phấn đấu đi tới một xãhội công bằng, dân chủvà văn minh, mọi người dân đều có cuộc s ống ấm no, tự do, hạnh phúc. Song trước mắt, chiến tranh kéo dài hơn 20 năm trên đất nước ta đã để lại những hậu quả rất nghiêm trọng. Miền Bắc đã có trên 20 năm thực hiện cuộc cách mạng xãhộichủ nghĩa; nhưng trong quá trình đó, phải trải qua 2 lần chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân rất tàn bạo của đế quốc Mĩ, kéo dài khoảng 5 năm. Chiến tranh không chỉ tàn phá các cơ sở kinh tế công, nông nghiệp, các tuyến đường giao thông, trường học, bệnh viện, các thành phố, thị xã . 1 , mà còn làm đảo lộn nền nếp quản lí kinh tế đã được xâydựngtrong nhiều năm trước. Ở miền Nam, một số phần tử ngoan cố trong ngụy quân, ngụy quyền lén lút hoạt động chống phá. Chúng lợi dụng Nhà nước gặp khó khăn để kích động, lôi kéo quần chúng nhẹ dạ, móc nối với bọn phản động bên ngoài gây rối loạn trong nước. Một số phần tử khác n ằm im chờ thời. Bên cạnh đó, chiến tranh vàchủnghĩa thực dân mới của đế quốc Mĩ để lại những di hại xãhội hết sức nặng nề và kéo dài. Đó là nạn xì ke, ma tuý, lưu manh, bụi đời, đĩ điểm . đầy rẫy trong các thành phố, thị xã. Số người thất nghiệp và số người mù chữ cũng rất đông. Riêng thành phố Sài Gòn, sau ngày được giải phóng, có tới 200.000 1. Tất cả các khu công nghiệp bị ném bom, nhiều khu bị đánh phá tới mức độ huỷ diệt. Tất cả các tuyến đường sắt, 100% cầu, toàn bộ hệ thống bến cảng, đường biển, đường sông. kho tàng, 1.600 công trình thuỷ lợi. hầu hết các nông trường và hàng trăm nghìn hécta ruộng vườn, 3.000 trường học, 350bệnh viện đều bị bắn phá, trong đó có 10 bệnh viện bị san bằng. 371 gái làm tiền chuyên nghiệp; nhiều người mắc bệnh xãhội (200.000 người bị bệnh lao, 350.000 người bị bệnh da liễu .); đội ngũ thất nghiệp lên tới 1.500.000 người . Bên cạnh đó, nền kinh tế miền Nam, tuy trong chừng mực nhất định có bước phát triển, nhưng về cơ bản vẫn là nông nghiệp lạc hậu, sản xuất nhỏ là phổ biến, mất cân đối và lệ thu ộc nặng nề vào nước ngoài. Mặt khác, sau ngày miền Nam được hoàn toàn giải phóng, non sông đã nối liền một dải, đất nước ta đã được thống nhất về lãnh thổ. Tuy nhiên, nhân dân ta vẫn chưa có Chính phủ thống nhất và cũng chưa có Quốchội chung. Điều đó cản trở đến sự nghiệp xâydựngvà phát triển đất nước và cũng trái với nguyện vọng của toàn dân ta. T ất cả tình hình trên đặt ra yêu cầu cấp bách trước mắt là vừa phải nhanh chóng khôi phục kinh tế, khắc phục hậu quả của chiến tranh, tạo cơ sở cho cả nước đi lên chủnghĩaxã hội; vừa phải tiến hành thống nhất đất nước về Nhà nước để tiến tới thống nhất đất nước trên mọi phương diện. Thống nhất đất nướ c không chỉ là yêu cầu của cách mạng, mà còn là nguyện vọng tha thiết và tình cảm thiêng liêng của dân tộc ta. II- Khắc phục hậu quả Chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế - văn hoá Đây là một nhiệm vụ tất yếu được đặt ra sau khi kết thúc chiến tranh trên cả hai miền đất nước, nhưng mức độ ở mỗi miền có khác nhau. Miền Bắc có thời gian hoà bình từ sau khi Hiệp định Pari được kí kết (27-l-1973), nên đã khắc phục được một phần hậu quả của chiến tranh. Nhưng do bị tàn phá nặng nề trong hai lần chiến tranh phá hoại, nên nhiệm vụ khôi phục kinh tế đến cuối năm 1976 mới căn bản hoàn thành. Trên mặt trận sản xuất nông nghiệp, phong trào hoàn chỉnh thuỷ nông được đẩy mạnh. Số công trình thuỷ nông trong 6 372 tháng đầu năm 1976 tăng gấp 3 lần so với cả năm 1975. Nhờ đó, mặc dù thiên tai liên tiếp xảy ra, nhưng vụ Đông - Xuân 1975 - 1976 vẫn đạt kết quả khá. Diện tích trồng lúa, hoa màu và cây công nghiệp năm 1976 đều tăng hơn năm 1975. Trên mặt trận sản xuất công nghiệp, nhiều công trình, nhà máy được xâydựngvà mở rộng thêm. Đáng chú ý là ở một số cơ sở sản xuất có s ự tiến bộ bước đầu về quản lí kinh tế, quản lí lao động cũng như về năng suất lao động. Phần lớn các sản phẩm quan trọng đều đạt mức sản lượng ngang bằng hoặc cao hơn mức trước chiến tranh. Đội ngũ cán bộ và công nhân kĩ thuật tăng nhanh. Sự nghiệp văn hoá, giáo dục, y tế phát triển mạnh. Nền văn hoá mớ i với nội dungxãhộichủnghĩavà tính dân tộc đã góp phấn xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng cả nước. Sách, báo, tạp chí xuất bản ngày một nhiều, phục vụ tốt công tác tư tưởng chính trị sản xuất và dời sống tinh thần của nhân dân. Năm 1975, miền Bắc có 221 thư viện lớn và hàng nghìn thư viện nhỏ, tủ sách ở các tỉnh, thành phố, huyện, xã, cơ quan, tr ường học . với hàng chục triệu cuốn sách. Việc xâydựng câu lạc bộ, nhà văn hoá, viện bảo tàng, nhà truyền thống và công tác bảo vệ, tôn tạo các di tích lịch sử được Nhà nước rất quan tâm. Ngành Điện ảnh trưởng thành nhanh chóng. Từ chỗ chỉ sản xuất được một số phim thời sự (trong thờikì kháng chiến chống Pháp), đến năm 1975, chúng ta đã có thể sàn xuất được nhiều phim truyện, phim tài liệu, phim hoạt hoạ với trình độ cao. Hoạt động của ngành Sân khấu nghệ thuật ngày càng được mở rộng với nhiều loại hình (tuồng, chèo, cải lương, kịch nói, kịch hát, múa rối, xiếc, ca nhạc .). Nền giáo dục dược xâydựng thành một hệ thống hoàn chỉnh. Từ các lớp vỡ lòng đến các trường phổ thông, từ các trường trung học chuyên nghiệp đến các trường đại học, với các hình thức đào tạo dài hạn, chuyên tu và tại chức. Tính đến năm học 1975 - 1976, miền Bắc đã có 11.832 trường phổ thông, trong đó 373 có 401 trường cấp III. Một hệ thống các trường đại học và trung học chuyên nghiệp đã được xây dựng, bao gồm nhiều ngành tương đối hoàn chỉnh, tất cả các giáo trình đều được biên soạn bằng tiếng Việt. Nền giáo dục nước ta đã kết hợp chặt chẽ phương châm vừa nâng cao số lượng, vừa nâng cao chất lượng. Năm 1974, lần đầu tiên miền Bắc đ ã có học sinh giỏi đi dự thi toán quốc tế và đoạt giải nhất. Từ đó trở đi, năm nào chúng ta cũng gửi học sinh đi dự các kì thi quốc tế và đạt nhiều giải cao. Ngành Y tế có những bước trưởng thành vượt bậc. Nếu năm 1939, cả nước chỉ có 26 bệnh viện, 61 nhà hộ sinh và 507 phòng khám bệnh, thì năm 1975, miền Bắc đã có 1.087 bệnh viện, bệnh xá 93 viện điều dưỡng, 10 viện nghiên cứu y học, 73 trạm vệ sinh phòng dịch ., với một đội ngũ cán bộ y tế đông đảo: 29.660 bác sĩ, y sĩ và 4.900 dược sĩ cao cấp, trung cấp 1 . Cùng với việc tiếp tục khôi phục và phát triển kinh tế, văn hoá, miền Bắc tích cực góp phần ổn định tình hình miền Nam. Một khối lượng lớn về vật chất và hàng vạn cán bộ, công nhân viên miền Bắc được tăng cường cho miền Nam làm nhiệm vụ tiếp quản, điều hành các mặt hoạt động kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế . Ở miền Nam, công tác tiếp quản các vùng mới giải phóng, bao gồm cả các cơ sở vật chất -kĩ thuật, cơ sở kinh tế, văn hoá, các công trình công cộng của chế độ cũ, được tiến hành rất khẩn trương và đạt kết quả tốt. Trên cơ sở tiếp quản các vùng mới giải phóng, chúng ta nhanh chóng xâydựng chính quyền cách mạng và các đoàn thể quần chúng. Đến đầu tháng 5-1975, hệ thống chính quyền cách mạng các cấp đã được xâydựng hoàn chỉnh trên toàn bộ miền Nam. Trongthời gian đầu, ở các thành phố lớn, các trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, chính quyền được thành lập dưới 1. Tổng cục Thống kê. 30 năm phát triển kinh tế và văn hoá của nước ViếtNam Dân chú Cộng hoà. NXB Sự thật, Hà Nội 1978, tr. 50. 374 hình thức Uỷ ban quân nhân cách mạng; ở các cấp cơ sở (xã thôn) là Uỷ ban tự quản. Sau một thời gian, khi tình hình chính trị -xãhội tương đối ổn định, các Uỷ ban quân nhân cách mạng và Uỷ ban tự quản được thay thế bằng Uỷ ban nhân dân. Các đoàn thể quần chúng cũng được thành lập và phát triển trong các vùng mới giải phóng. Mọi tầng lớp nhân dân phấn khởi gia nhập các đoàn thể cách mạng, tích cực tham gia xâydựng cuộc sống mới. Một trong những vấn đề được giải quyết để ổn định tình hình chính trị -xãhội miền Nam sau ngày giải phóng là tổ chức giáo dục và cải tạo các nhân viên ngụy quân, ngụy quyền. Ngay từ ngày 25-3-1975, một ngày sau khi Tây Nguyên giải phóng, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền NamViệtNam công bố Chính sách 7 điểm nhằm giải thích rõ và cu thể Chính sách 10 điểm - được công bố năm 1972 -về thái độ của cách mạng đối với bính lính, sĩ quan các cấp trong quân đội ngụy và gia đình họ. Sau ngày miền Nam được hoàn toàn giải phóng, chính quyền cách mạng kêu gọi tất cả những người đã từng làm việc trong bộ máy ngụy quân, ngụy quyền ra trình diện hoặc đăng kí trình diện; đồng thời tạo mọi điều kiện thuận lợi cả về pháp lí, tâm lí và dư luận xãhội để họ tự giác thực hiện. Nhờ đó, đại bộ phận nhân viên ngụy quân, ngụy quyền đã ra trình diện với chính quyền cách mạng và phần lớn trong số họ được bố trí làm việc theo ngành, nghề cũ. Tuy nhiên, có một số ít tỏ ra mặc cảm, nghi ngại; một số khác ngoan cố lẩn trốn, tìm cách chống lại. Vì vậy, chính quyền cách mạng một mặt kiên trì thuyết phục, giáo dục, mặt khác kiên quyết trừng trị những phần tử chống đối. Ngày 25-5-1976, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền NamViệtNam công bố toàn bộ chính sách đối với những người làm việc trong quân đội, chính quyền và các đảng phái, tổ chức chính trị thời Mĩ - ngụy. Ngoài việc khẳng định lại những điều đã công bố từ trước chính sách còn nêu cụ thể những điều 375 quy định khôi phục quyền công dân đối với những người không thuộc diện ác ôn nguy hiểm đã tham gia học tập, cải tạo tốt; chế độ quản thúc đối với những người được bảo lãnh. Những đối tượng khác, không kể những trường hợp phải xử lí theo pháp luật, sẽ được tổ chức cải tạo tập trung trong 3 năm. Dựa vào sức mạnh của nhân dân, chính quy ền cách mạng tiến hành những biện pháp kiên quyết, có hiệu quả, đập tan từ trong trứng âm mưu gây bạo loạn của bọn phản cách mạng; trừng trị bọn đầu cơ lích trữ, lũng đoạn thị trường có hại cho sản xuất và đối sống của nhân dân. Nhờ đó, tình hình an ninh chính trị, trật tự xãhội được giữ vững. Song song với các biện pháp nhằm ổn định tình hình chính trị, xã hội, chính quyền cách mạng thực hiện nhiều biện pháp khuyến khích sản xuất, phát triển kinh tế, từng bước ổn định đời sống nhân dân. Toàn bộ tài sản và ruộng đất của bọn phản động trốn ra nước ngoài bị tịch thu. Số tài sản này thuộc quyền sở hữu của Nhà nước; còn ruộng đất được chia cho nông dân thiếu ruộng và các tập đoàn sản xuất. Chính quyền cách mạng tuyên bố xoá bỏ bóc lột phong kiến, tiến hành điều chỉnh ruộng đất trong nông dân; quốc hữu hoá ngân hàng, giải thể tất cả các ngân hàng tư nhân và tập trung toàn bộ tín dụng vào tay Nhà nước. Những cơ sở kinh tế lớn có ý nghĩa then chốt, giao thông đường biển, đường sắt, đường không, hoạt động ngoại thương, các vật tư hàng hoá thiết yếu (xăng dầu, sắt thép, phân bón .) đều do Nhà nước nắm giữ và quản lí. Trong các vùng nông thôn mới giải phóng, chính quyền cách mạng hướng dẫn nhân dân tháo gỡ bom mìn. Trên cơ sở đó, tổ chức khai hoang, phục hoá, làm thủy lợi, thâm canh, tăng vụ. Các cơ sở sản xuất công nghiệp và thủ công nghiệp được tổ chức, sắp xếp lại và đi vào hoạt động bình thường. Những biểu hiện văn hoá phản động, đồi trụy bị lên án và nghiêm cấm. Các tệ nạn xãhội bị bài trừ từng bước. Những hoạt động văn hoá cách mạng, lành mạnh ngày càng mang tính chất quần chúng rộng rãi. Phong trào bình dân học vụ, thanh toán nạn mù chữ được phát động và thu được kết quả. Các ngành 376 Giáo dục, Y tế được chấn chỉnh, sắp xếp lại. Hệ thống các trường tư được chuyển thành trường công của Nhà nước. Những hoạt động trên tuy mới là kết quả bước đầu, nhưng có ý nghĩa chính trị rất to lớn. Thông qua đó, nhân dân miền Nam, nhất là nhân dân trong các vùng mới giải phóng, yên tâm, tin tưởng vào chế độ mới. Trên thực tế, nó góp phần ổn định tình hình kinh tế, chính trị, xã h ội miền Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hoàn thành thống nhất đất nước. III- Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước Đây là yêu cầu tất yếu của cách mạng, là nguyện vọng chung của nhân dân và là điều kiện cơ bản để thực hiện thống nhất đất nước trên mọi lĩnh vực. Tháng 9-1975, Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá III) đề ra Nghị quyết nêu rõ: Thống nhất đất nước vừa là nguyện vọng tha thiết nhất của nhân dân cả nước, vừa là quy luật khách quan của sự phát triển cách mạng Việt Nam, của lịch sử dân tộc Việt Nam. Nghị quyết cũng nêu lên các nhiệm vụ đẩy mạnh cách mạng xãhộichủnghĩa ở miền Bắc và các nhiệm vụ trước mắt ở miền Nam để nhanh chóng ổn định tình hình, sớm cùng miền Bắc đi vào quỹ đạo cách mạng xãhộichủ nghĩa. Từ sau hội nghị Trung ương Đảng, mọi mặt công tác chuẩn bị cho sự thống nhất đất nước về Nhà nước được triển khai. Trong hai ngày (5 và 6-11-1975), tại thành phố Sài Gòn đã diễn ra cuộc Hội nghị liên tịch (mở rộng), bao gồm Uỷ ban Trung ương Mặt trận dân tộc giải phóng miền NamViệt Nam, Uỷ ban Trung ương Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủvà hoà bình Việt Nam, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền NamViệtNamvàHội đồng cố vấn của Chính phủ, đại điện các nhân sĩ, trí thức yêu nước và dân chủ. Hội nghị thảo luận và đi tới nhất trí về sự cần thiết sớm hoàn thành thống nhất đất nước, trước h ết thống nhất đất nước về mặt Nhà nước. Hội nghị cũng 377 thông qua những nguyên tắc, biện pháp tiến hành hiệp thương giữa hai miền Nam- Bắc và cử đoàn đại biểu miền Nam tham dự Hội nghị hiệp thương với đoàn đại biểu miền Bắc. Từ ngày 15 đến 21-11-1975, Hội nghị chính trị hiệp thương gồm đoàn đại biểu hai miền Nam- Bắc được tổ chức lại thành phố Sài Gòn. hội nghị hoàn toàn nhất trí các vấ n đề thuộc vềchủ trương, bước đi, biện pháp thống nhất đất nước về Nhà nước; đồng thời nhấn mạnh: Cần tổ chức sớm một cuộc Tổng tuyển cử trên toàn bộ lãnh thổ Việtnam để bầu ra Quốchội chung cho cả nước. Là cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước ViệtNam thống nhất, Quốchội đó sẽ xác định thể chế Nhà nước, bầu ra các cơ quan lãnh đạo của Nhà nước và quy định Hiến pháp mới của nước ViệtNam thống nhất. Từ đầu năm 1976, công tác tuyên truyền, cổ động cho cuộc Tổng tuyển cử được triển khai trên phạm vi cả nước. Các phương tiện thông tin đại chúng được huy động phục vụ công tác tuyên truyền cho cuộc Tổng tuyển cử. Ngày 25-4-1976, cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốchội chung (được gọi là Quốchội khoá VI) được tổ chức trong cả nước. Hơn 23 triệu cử tri (98,8% tổng số cử tri) nô nức đi bỏ phiếu và bầu ra 492 đại biểu tham gia vào cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước. Kết quả cuộc Tổng tuyển cử có ý nghĩa quyết định trên con đường đi tới hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước. Từ ngày 24-6 đến ngày 3-7-1976, Quốchội khoá VI họp phiên đầu tiên tại Hà Nội. Tại kì họp lịch sử này, Quốchội đã thông qua nhiều vấn đề quan trọng có ý nghĩa quyết định trong việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước. Quốchội quyết định đổi tên nước ViệtNam Dân chủ Cộng hoà thành nước Cộng hoà xã hộichủnghĩaViệtNam (2-7- 1976); thông qua Quốc kì, Quốc ca, Quốc huy. Hà Nội là thủ đô của nước ViệtNam thống nhất, thành phố Sài Gòn đổi tên là thành phố Hồ Chí Minh. Quốchội bầu các cơ quan và các chức vụ lãnh đạo cao nhất của nước Cộng hoà xãhộichủnghĩaViệt 378 Nam: Chủ tịch, Phó Chủ tịch nước, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Chính phủ, Hội đồng Quốc phòng, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. Tôn Đức Thắng được bầu làm Chủ tịch nước; Nguyễn Lương Bằng và Nguyễn Hữu Thọ là Phó Chủ tịch nước. Trường Chinh làm Chủ tịch Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Phạ m Văn Đồng làm Thủ tướng Chính phủ; các Phó Thủ tướng Chính phủ gồm có: Phạm Hùng, Huỳnh Tấn Phát, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Duy Trinh, Lê Thanh Nghị, Võ Chí Công, Đỗ Mười vàvề sau bổ sung thêm Tố Hữu (1980), Nguyễn Lam (1980), Trần Quỳnh (1981). Quốchội bầu Uỷ ban dự thảo Hiến pháp, đồng thời quyết định trong khi chưa có Hiến pháp mới, nước Cộng hoà xã hộichủnghĩaViệtNam được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp năm 1959 của nước ViệtNam Dân chủ Cộng hoà với những quyết nghị trên đây, kì họp lần thứ nhất Quốchội khoá VI là mốc đánh dấu việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước. Từ sau đó, việc thống nhất đất nước trên các lĩnh vực chính trị, tư tưởng, kinh tế, văn hoá, xãhội sẽ được tiến hành cùng với quá trình thực hiện những nhiệm vụ của cuộc cách mạng xãhộichủnghĩatrong phạm vi cả nước. Việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước phản ánh yêu cầu tất yếu khách quan của cách mạng Việt Nam; đồng thời nó thể hiện tinh thần đoàn kết thống nhất và ý chí quyết tâm xâydựng một nước ViệtNam thống nhất của dân tộc Việt Nam. Hoàn thành thông nhất đất nước về mặt Nhà nước đã tạo nên những cơ sở pháp lí mới rất thuận lợi để phát huy sức mạnh toàn diện của đất nước, những khả năng to lớn để bảo vệTổquốcvà mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế. Câu Hỏi- Bài Tập 1- Nhiệm vụ khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi ph ục và phát triển kinh tế - văn hoá được nhân dân ta tiến hành như thế . 369 PHẦN III VIỆT NAM TRONG THỜI KÌ XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA (1975 - 2000) Chương VIII VIỆT NAM TRONG NĂM ĐẦU SAU THẮNG LỢI. hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp năm 1959 của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà với những quyết nghị trên đây, kì họp