Phân tích tín dụng trung và dài hạn theo ngành nghề

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện vĩnh thạnh thành phố cần thơ (Trang 54)

NGHỀ

Cho vay là hoạt động đem lại nguồn thu chủ yếu của Ngân hàng, hoạt động cho vay của Ngân hàng an toàn, hiệu quả thì Ngân hàng mới tồn tại và phát triển. Song dù muốn dù không rủi ro trong cho vay luôn xảy ra và đặc biệt với cho vay trung và dài hạn, để hạn chế rủi ro và thu hồi vốn, lãi đúng thời hạn thì các khâu của hoạt động cho vay cần tuân thủ các nguyên tắc nhất định.

Xét theo ngành nghề, Agribank Vĩnh Thạnh cho vay theo các ngành sau: Nông nghiệp, chăn nuôi, công nghiệp, thương mại dịch vụ, tiêu dùng, nhưng tập trung chủ lực vào ngành nông nghiệp.

4.4.1 Phân tích doanh số cho vay trung và dài hạn theo ngành nghề

Do địa bàn huyện là thuần nông nên hình thức kinh doanh của người dân chủ yếu là trồng nông sản và chăn nuôi gia súc, việc kinh doanh thường không ổn định. Ngoài ngành nông nghiệp là ngành chính, huyện còn có ngành công nghiệp- thương mại dịch vụ với đối tượng là các doanh nghiệp tư nhân sản xuất nước đá, kinh doanh xăng dầu, kinh doanh vật tư nông nghiệp, buôn bán tạp hóa…kinh doanh vừa và nhỏ. Do huyện mới được tách ra từ huyện

Thốt Nốt, nên kinh tế còn khó khăn về nhiều mặt, cũng vì thế ngành công nghiệp – dịch vụ chưa được quan tâm nhiều. Do đó, những năm qua việc cho vay trong ngành trồng trọt và chăn nuôi luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong doanh số cho vay nói chung cũng như doanh số cho vay trung và dài hạn nói riêng. Cơ cấu cho vay theo ngành nghề qua năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 tại Ngân hàng được thể hiện qua hình 4.2 và bảng 4.14, bảng 4.15.

Nguồn: Phòng Kinh doanh – Tín dụng của Agribank Vĩnh Thạnh, 2013

Hình 4.2 Cơ cấu doanh số cho vay theo ngành nghề

Ghi chú: TT&CN: Trồng trọt và chăn nuôi; CN&DV: Công nghiệp và dịch vụ

Theo hình 4.2, chiếm tỷ trọng lớn trong cho vay trung và dài hạn là ngành trồng trọt và chăn nuôi, chiếm trung bình khoảng 46% trong tổng doanh số cho vay toàn ngành, do nông nghiệp vẫn là một ngành kinh tế mũi nhọn và chủ lực của huyện, nên đa phần nguồn vốn của Ngân hàng đều tập trung vào đây. Riêng ngành công nghiệp và thương mại dịch vụ chưa phải là thế mạnh của huyện nên vốn vay chiếm chưa cao, chiếm trung bình khoảng 27% nhưng có dấu hiệu tăng vào năm 2012 và đầu năm 2013 cho thấy Ngân hàng đang chuyển hướng đẩy mạnh cho vay ở nhóm ngành công nghiệp – thương mại dịch vụ, vì nhóm ngành này có tiềm lực phát triển mạnh trong tương lai và khả năng xảy ra rủi ro thấp.

Bảng 4.14: Doanh số cho vay trung và dài hạn theo ngành nghề năm 2010 – 2012

ĐVT: Triệu đồng

2011 so 2010 2012 so 2011 Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Số tiền % Số tiền % TT&CN 43.450 12.985 54.323 (30.465) (70,12) 41.338 318,35 CN&DV 13.600 9.060 10.170 (4.540) (33,38) 1.110 12,25 Tiêu dùng 17.402 5.130 13.845 (12.272) (70,52) 8.715 169,88

TỔNG 74.452 27.175 78.338 (47.277) (63,5) 51.163 188,27

Nguồn: Phòng Kinh doanh – Tín dụng của Agribank Vĩnh Thạnh, 2013 Ghi chú: TT&CN: Trồng trọt và chăn nuôi; CN&DV: Công nghiệp và dịch vụ

Bảng 4.15: Doanh số cho vay trung dài hạn theo ngành nghề 6 tháng đầu năm 2012 – 2013 ĐVT: Triệu đồng 6 tháng đầu năm 2013 so 2012 Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Số tiền (%) TT&CN 36.343 2.710 (33.633) (92,54) CN&DV 2.670 6.824 4.154 155,58 Tiêu dùng 4.120 5.305 1.185 28,76 TỔNG 43.133 14.839 (28.294) (65,6)

Nguồn: Phòng Kinh doanh – Tín dụng của Agribank Vĩnh Thạnh, 2013 Ghi chú: TT&CN: Trồng trọt và chăn nuôi; CN&DV: Công nghiệp và dịch vụ

Theo bảng 4.14, 4.15 cho thấy, doanh số cho vay thuộc các nhóm ngành đều giảm vào năm 2011, do năm 2011 với lãi suất cho vay trung – dài hạn bình quân đạt tới 20%/năm, làm hạn chế nhu cầu vay mượn tại Ngân hàng của khách hàng. Song vào những năm sau với lãi suất thấp hơn đã thúc đẩy doanh số cho vay trung dài hạn theo từng ngành nghề tăng với tốc độ nhanh và giảm với tốc độ chậm hơn.

+ Doanh số cho vay đối với trồng trọt và chăn nuôi

Tuy chiếm tỷ trọng cao nhất nhưng xét về số lượng doanh số cho vay của ngành trồng trọt và chăn nuôi tăng giảm không ổn định từ năm 2010 đến 06/2013. Doanh số cho vay năm 2010 đạt 43.450 triệu đồng chiếm 58,36% trong tổng doanh số cho vay trung dài hạn, sang năm 2011 đã giảm mạnh chỉ đạt 12.985 triệu đồng giảm 30.465 triệu đồng hay giảm 70,12% so với năm 2010. Năm 2012 doanh số cho vay là 54.323 triệu đồng tăng 41.338 triệu đồng cùng tốc độ tăng 318,35% so với năm 2011 và chiếm tỷ trọng 69,34% trong tổng doanh số cho vay trung dài hạn. Và nửa năm 2013 doanh số đã giảm 33.633 triệu đồng hay giảm 92,54% so với cùng kỳ năm 2012. Nguyên nhân làm doanh số cho vay tăng là do huyện thực hiện chủ trương công nghiệp hóa – hiện đại hóa cùng tiếp cận khoa học kỹ thuật trong nuôi trồng nên các hộ đã đề ra những dự án khả thi, nhưng để thực hiện cần có phương tiện máy móc, đầu tư kỹ thuật công nghệ… Mặt khác do dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn

xoắn lá lúa xảy ra trên diện rộng làm cho năng suất lúa bị giảm thấp.Trong chăn nuôi dịch cúm gia cầm, bệnh lở mồm long móng trên đàn gia súc vẫn còn tiềm ẩn và tái phát, gây thiệt hại cho người nông dân. Chính những yếu tố này đẩy giá thành sản xuất lên cao, bà con nông dân phải vay thêm vốn Ngân hàng để tiếp tục đầu tư vào sản xuất. Do cần nhiều vốn đầu tư nhưng khả năng trả nợ của người dân trong thời gian ngắn có hạn nên đã chuyển sang vay trong trung và dài hạn. Năm 2011 và 06/2013 doanh số cho vay trung dài hạn giảm do mô hình sản xuất của bà con nông dân tương đối ổn định nên không cần nhiều vốn và do một số bà con chuyển sang vay ngắn hạn, năm 2011 cho vay trong ngắn hạn tăng 28.586 triệu đồng so với năm 2010.

+ Doanh số cho vay đối với ngành công nghiệp và dịch vụ

Ngày nay theo xu hướng phát triển chung của thế giới, ngành công nghiệp - thương mại dịch vụ có vị trí rất quan trọng. Giá trị của ngành công nghiệp - thương mại dịch vụ chiếm tỷ trọng rất cao trong thu nhập quốc dân của các nước phát triển. Vì vậy, phát triển ngành công nghiệp - thương mại dịch vụ là ưu tiên cần được quan tâm của Đảng và Nhà nước nhằm đưa nước ta tiến nhanh trên con đường công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Đối với huyện Vĩnh Thạnh, ngành công nghiệp - thương mại dịch vụ chủ yếu là các doanh nghiệp tư nhân sản xuất nước đá, kinh doanh xăng dầu, kinh doanh vật tư nông nghiệp, buôn bán tạp hóa... Nhìn chung, doanh số cho vay ngành này chiếm chưa cao và nhưng có dấu hiệu tăng mạnh vào năm 2012 và đầu năm 2013. Cụ thể, năm 2011 doanh số cho vay đạt 9.060 triệu đồng giảm 4.540 triệu đồng so với năm 2010 chiếm 33,34% trong doanh số cho vay trung dài hạn. Năm 2012 doanh số cho vay là 10.170 triệu đồng tăng 1.110 triệu đồng hay tăng 12,25% so với năm 2010, nhưng tỷ trọng đã giảm và chiếm 13% doanh số cho vay trung dài hạn. Với nửa năm 2013 doanh số cho vay đạt 6.824 triệu đồng tăng 4.154 triệu đồng hay tăng với tốc độ 155,58% so với cùng kỳ năm 2012, chiếm 46% trong doanh số cho vay trung dài hạn. Trong những năm qua tuy doanh số cho vay ngành này còn thấp trong doanh số cho vay trung dài hạn, nhưng năm 2012 và đăc biệt 06/2013 đã chuyển hướng tăng mạnh về tỷ trọng cùng tốc độ tăng. Nguyên nhân chủ yếu làm cho doanh số cho vay trong trung dài hạn chưa cao là do huyện tập trung những doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh vừa và nhỏ, nên chủ yếu vay vốn trong ngắn hạn nhưng qua năm 2012 và nửa năm 2013 doanh số cho vay trung dài hạn có sự tăng là dấu hiệu tốt cho thấy Ngân hàng đã mạnh dạn đầu tư vào khoản cho vay trung và dài hạn tuy có nhiều rủi ro, nhưng Ngân hàng đầu tư theo hướng tăng cho vay trong lĩnh vực công nghiệp – thương mại dịch vụ nên sự chuyển dịch như vậy sẽ hạn chế rủi ro hơn trong ngành nông nghiệp.

+ Doanh số cho vay đối với tiêu dùng

Doanh số cho vay để chi tiêu dùng chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn lẫn trung dài hạn. Đối tượng cho vay chủ yếu là xây dựng, sửa chữa nhà cửa, mua sắm đồ dùng sinh hoạt trong gia đình…Doanh số cho vay lĩnh vực này giảm vào năm 2011 và tăng trở lại ở những năm sau, cụ thể năm 2011 đạt 5.130 triệu đồng giảm 12.272 triệu đồng tương ứng giảm 70,52% so với năm 2010. Năm 2012 cho vay trung dài hạn là 13.845 triệu đồng tăng 8.715 triệu đồng hay tăng 169,88% so với năm 2011. Và 6 tháng năm 2013 cho vay tiêu dùng trung dài hạn tăng 1.185 triệu đồng tương ứng tăng với tốc độ 28,76% so với cùng kỳ năm 2012. Doanh số cho vay tăng giảm như vậy là do khi có nhu cầu thì người dân vay nhiều và ngược lại. Xét về tỷ trọng việc cho vay tiêu dùng giảm qua các năm 2010 – 2012 nhưng tăng mạnh ở nửa đầu năm 2013, năm 2010 chiếm 23,37% trong doanh số cho vay trung dài hạn, năm 2011 chiếm 18,88%, năm 2012 chiếm 17,66%, và 6 tháng đầu năm 2013 chiếm 45,74%.

4.4.2 Phân tích doanh số thu nợ trung và dài hạn theo ngành nghề

Dựa vào việc thu hồi nợ sẽ biết được tình hình quản lý vốn, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Do đó, thu hồi nợ là nhiệm vụ rất quan trọng của Ngân hàng, nó quyết định sự sống còn trong hoạt động của Ngân hàng, đặc biệt việc thu hồi nợ trung và dài hạn rất quan trọng do khoản cho vay này thường mang rủi ro cao. Công tác thu hồi nợ theo từng lĩnh vực ngành nghề tại Agribank Vĩnh Thạnh qua các năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 thể hiện ở bảng 4.16, bảng 4.17 và hình 4.3.

Nguồn: Phòng Kinh doanh – Tín dụng của Agribank Vĩnh Thạnh, 2013

Hình 4.3 Cơ cấu doanh số thu nợ theo ngành nghề

Bảng 4.16: Doanh số thu nợ trung dài hạn theo ngành nghề năm 2010 – 2012

ĐVT: Triệu đồng

2011 so 2010 2012 so 2011 Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Số tiền % Số tiền % TT&CN 21.500 26.877 25.112 5.387 25,06 (1.775) (6,6) CN&DV 7.262 9.689 10.853 2.427 33,42 1.164 12,01 Tiêu dùng 11.871 12.489 8.526 618 5,2 (3.963) (31,73)

TỔNG 40.633 49.065 44.491 8.432 20,75 (4.574) (9,32)

Nguồn: Phòng Kinh doanh – Tín dụng của Agribank Vĩnh Thạnh, 2013 Ghi chú: TT&CN: Trồng trọt và chăn nuôi; CN&DV: Công nghiệp và dịch vụ

Bảng 4.17: Doanh số thu nợ trung dài hạn theo ngành nghề 6 tháng đầu năm 2012 - 2013 ĐVT: Triệu đồng 6 tháng đầu năm 2013 so 2012 Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Số tiền (%) TT&CN 16.850 9.662 (7.188) (42,66) CN&DV 4.995 1.691 (3.304) (66,15) Tiêu dùng 3.987 4.231 244 6,12 TỔNG 25.832 15.583 (10.429) (39,68)

Nguồn: Phòng Kinh doanh – Tín dụng của Agribank Vĩnh Thạnh, 2013 Ghi chú: TT&CN: Trồng trọt và chăn nuôi; CN&DV: Công nghiệp và dịch vụ

Qua hình 4.3 và bảng số liệu ở bảng 4.16, 4.17 cho thấy, doanh số thu nợ trung và dài hạn tăng giảm không ổn định qua các năm, thu nợ giảm một phần do doanh số cho vay trong những năm trước giảm cũng có thể do hoạt động sản xuất của người không mang lại hiệu quả nên ảnh hưởng đến việc trả nợ cho Ngân hàng. Trong đó, thu nợ trung và dài hạn trong lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi chiếm tỷ trọng trả nợ cao nhất, chiếm trung bình khoảng 56% trong tổng doanh số thu nợ, kế là trong lĩnh vực tiêu dùng chiếm tỷ trọng trung bình khoảng 26% và doanh số thu nợ thấp nhất trong tổng lĩnh vực công nghiệp – dịch vụ chiếm khoảng 18%.

+ Doanh số thu nợ đối với ngành trồng trọt và chăn nuôi

Cùng với doanh số cho vay, thì doanh số thu nợ trung dài hạn ngành này chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng doanh số thu nợ trung dài hạn. Cụ thể năm 2010 chiếm 52,91% doanh số thu nợ trung dài hạn, năm 2011 chiếm 54,78%, năm 2012 chiếm 56,44%, và 06/2013 chiếm 62%. Xét về qui mô, doanh số thu nợ giảm vào năm 2012 và 6 tháng 2013, sự giảm này do doanh số cho vay trung và dài hạn năm 2011 giảm mạnh nên việc thu món nợ vào những năm sau sẽ ít lại. Cụ thể, năm 2011 thu nợ đạt 26.877 triệu đồng tăng 5.387 triệu đồng hay 25,06% so với năm 2010. Sang năm 2012 đạt 25.112 triệu đồng giảm 1.775 triệu đồng tương ứng giảm 6,6% so với năm 2011.Với nửa năm 2013 doanh số thu nợ đạt 9.662 triệu đồng giảm 7.188 triệu đồng và giảm với tốc độ 42,66% so với cùng kỳ năm 2012. Sở dĩ năm 2011 doanh số thu nợ

nhóm ngành trồng trọt – chăn nuôi tăng là do thời tiết thuận lợi, nuôi trồng có hiệu quả, giá bán ổn định ở mức cao, người nông dân sản xuất có lãi. Vì thế khả năng trả nợ do những năm trước mượn tại Ngân hàng là khá cao và việc vay nợ năm 2011 giảm mạnh. Nguyên nhân làm cho doanh số thu nợ giảm vào năm 2012 và đầu năm 2013 do doanh số cho vay năm 2011 giảm đã tác động phần nào đến doanh số thu nợ năm 2012 và 06/2013, vì đây là những món nợ có thời hạn trả nợ dài, cùng với không ít khó khăn của điều kiện tự nhiên như dịch bệnh, thiên tai…đã làm giảm năng suất của bà con qua đó ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ của Chi nhánh trong giai đoạn này.

+ Doanh số thu nợ đối với công nghiệp và dịch vụ

Lĩnh vực công nghiệp- thương mại dịch vụ là lĩnh vực làm ăn có hiệu quả và khả năng xảy ra rủi ro ít hơn so với những ngành thuộc lĩnh vự khác, muốn phát triển kinh tế huyện nhà thì phải nâng dần tỷ trọng thu nhập ngành này lên. Năm 2010 doanh số thu nợ trung và dài hạn lĩnh vực công nghiệp – thương mại dịch vụ đạt 7.262 triệu đồng, sang năm 2011 doanh số thu nợ trung dài hạn ngành này đạt 9.689 triệu đồng tăng 2.427 triệu đồng hay tăng 33,42% so với năm 2010, năm 2012 doanh số thu nợ đạt 10.853 triệu đồng tăng 1.164 triệu đồng tương ứng tăng 12,01% so với năm 2011. Với 06/2013 doanh số thu nợ là 1.691 triệu đồng giảm 3.304 triệu đồng hay giảm 66,15% so với cùng kỳ năm 2012. Doanh số thu nợ tăng do sự tăng trưởng mạnh của ngành công nghiệp – thương mại dịch vụ trong những năm trở lại đây, cụ thể do một số doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này làm ăn có hiệu quả nên trả nợ Ngân hàng đúng hạn. Song năm đầu năm 2013 doanh số thu nợ giảm do doanh số cho vay năm 2011 cùng tỷ trọng cho vay năm 2012 thuộc lĩnh vực này giảm đã ảnh hưởng đến khả năng thu nợ của Ngân hàng.

+ Doanh số thu nợ đối với tiêu dùng

Trong những năm qua doanh số thu nợ thuộc lĩnh vực tiêu dùng tăng vào năm 2011 và nửa đầu năm 2013 và giảm ở năm 2012. Cụ thể, năm 2010 doanh số thu nợ trung và dài hạn thuộc lĩnh vực tiêu dùng đạt 11.871 triệu đồng, qua năm 2011 doanh số thu nợ trung dài hạn đạt 12.489 triệu đồng tăng 618 triệu đồng hay 5,2% so với năm 2010. Năm 2012 đạt 8.526 triệu đồng giảm 3.963 triệu đồng tương ứng giảm 31,73% so với năm 2011. Với 6 tháng dầu năm 2013 thu nợ trung hạn tăng 244 triệu đồng hay tăng 6,12% so với cùng kỳ năm 2012. Nguyên nhân kiến cho doanh số thu nợ trung - dài hạn thuộc lĩnh vực tiêu dùng giảm vào năm 2012 là do doanh số cho vay để tiêu

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện vĩnh thạnh thành phố cần thơ (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)