Nâng cao chất lượng tín dụng trên cơ sở nâng cao hiệu quả phẩm định dự

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện vĩnh thạnh thành phố cần thơ (Trang 80)

thẩm định dự án đầu tư

Nâng cao hơn nữa việc kiểm tra thẩm định hiệu quả kinh tế của dự án vay, thẩm định dự án trước khi cho vay là vấn đề then chốt trong công tác tín dụng. Thẩm định dự án nhằm kiểm tra khẳng định lại những chi tiết kinh tế kỹ thuật của dự án đầu tư như : qui mô đầu tư, thiết bị công nghệ, năng lực công suất máy móc, khối lượng và chất lượng sản phẩm, thị trường tiêu thụ...trên cơ sở đó để đi đến đầu tư.

- Chi nhánh ngân hàng No&PTNT Vĩnh Thạnh trong thẩm định đã đạt được những thành tựu đáng kể. Nhưng để hoàn thiện hơn thì Ngân hàng cần quan tâm:

+ Ngoài việc kiểm tra tính đầy đủ, tính hợp pháp của văn bản hồ sơ pháp lý về kinh doanh, về dự án vay, thì Ngân hàng nên thẩm định tính hiện thực, tính khả thi của các dự án tạo tiền đề từ đó có dự báo về hiệu quả, khả năng vay trả.

+ Ngân hàng không nên dừng lại ở các chỉ tiêu hiệu quả của khoản vay mà cần quan tâm song song với việc khách hàng sẽ trả nợ bằng nguồn vốn nào, nguồn vốn trả nợ có đảm bảo không, trả nợ trong bao nhiêu lâu, lịch trả nợ như thế nào?

+ Sau khi phát tiền vay xong, Ngân hàng phải đảm bảo nắm bắt được hoạt động kinh doanh của khách hàng vay vốn cũng như nắm chắc tình hình sử dụng các khoản vay đó như thế nào. Ngân hàng nên yêu cầu khách hàng cung cấp các thông tin về kết quả kinh doanh kèm với số tiền trả nợ định kỳ. Các khoản nợ gốc lớn trước khi đến hạn trả cần có sự nhắc nhở xem khách hàng có khả năng trả nợ đúng hạn hay không. Nếu phát hiện khách hàng không thể trả nợ kịp thời thì Ngân hàng cần có biện pháp kip thời để xử lý. + Bên cạnh kiểm tra khách hàng, Ngân hàng cần kiểm tra, kiểm soát nội bộ thường xuyên, nghiêm túc dựa trên quan điểm phòng chống sai sót là chủ yếu. Ngân hàng cần thực hiện kiểm tra việc lập hồ sơ tín dụng đảm bảo tính pháp lý, kiểm tra thời hạn cho vay, thời hạn gia hạn nợ để chắc chắn rằng hoạt động tín dụng đã được đảm bảo về mặt nội bộ.

- Hạn chế rủi ro tín dụng

Do đa số khách hàng sản xuất trong ngành nghiệp, việc kinh doanh còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên nên rủi ro thường dễ xảy ra. Do đó, Chi nhánh cần luôn luôn dự báo các rủi ro tiềm ẩn trong tín dụng trung dài hạn và có biện pháp phòng ngừa hữu hiệu. Biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tiềm ẩn là thế chấp và bảo lãnh vay vốn sẽ hết sức cần thiết đối với Ngân hàng. Vì nếu phòng ngừa càng cẩn trọng thì chất lượng tín dụng ngay từ khâu phán quyết càng cao.

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

Kinh doanh tiền tệ của NHTM là hoạt động kinh doanh mang tính tổng hợp với nhiều loại hình dịch vụ khác nhau, nhưng hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho các NHTM. Tuy nhiên, hoạt động này luôn tiềm ẩn rủi ro rất cao đặc biệt là hoạt động tín dụng trung và dài hạn, do vậy chất lượng tín dụng luôn phải được các NHTM đề cao.

Trên cơ sở sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, cùng lý luận và áp dụng thực tiễn luận văn đã hoàn thành những nhiệm vụ sau:

1. Đánh giá khái quát được tình hình kinh doanh và thực trạng huy động vốn của Agribank Vĩnh Thạnh trong những năm qua, bước đầu thấy được nguồn thu Ngân hàng có được từ việc cho vay cũng như nguồn vốn Ngân hàng có được qua công tác huy động để đáp ứng nhu cầu vay vốn ngày một tăng. 2. Đánh giá và làm rõ được những nội dung cơ bản về hoạt động và chất lượng tín dụng, đặc biệt về tín dụng trung và dài hạn của Agribank Vĩnh Thạnh trong nền kinh tế hiện nay. Các chỉ tiêu định tính được đề cập đã giúp đánh giá chính xác hơn chất lượng tín dụng trung dài hạn trong thời gian qua. 3. Trên cơ sở đánh thực trạng tín dụng trung và dài hạn luận văn cũng đã rút ra được những kết quả đạt được, một số tồn tại cũng như nguyên nhân của những tồn tại đã được chỉ ra. Đây là cơ sở quan trọng để qua đó đề ra những giải pháp và kiến nghị khả thi.

Hoạt động tín dụng nói chung cũng như hoạt động tín dụng trung và dài hạn nói riêng là hoạt động rất quan trọng của bất kỳ NHTM nào, Ngân hàng muốn tồn tại phải kết hợp chặt chẽ hai hoạt động là huy động vốn và sử dụng vốn. Nhưng việc sử dụng vốn luôn chịu tác động của những nhân tố khách quan lẫn chủ quan, để đạt hiệu quả trong việc sử dụng vốn Ngân hàng cần thường xuyên nâng cao chất lượng tín dụng, đây là yêu cầu cần thiết. Trong phạm vi tìm hiểu còn hạn chế của mình, bài luận văn không tránh khỏi những sai sót, bất cập. Tác giả mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu để bài luận văn hoàn thiện hơn cũng như hoàn thiện nhận thức cho bản thân.

6.2 KIẾN NGHỊ

6.2.1 Kiến nghị đối với NHNN

- NHNN cần có những quy định chặt chẽ và nhất quán về các chỉ số an toàn trong hoạt động, các quy định về lãi suất huy động, lãi suất cho vay nhằm

tránh các Ngân hàng tranh đua lãi suất giáp tiếp làm mất ổn định của cả nền kinh tế.

- Thực hiện các công cụ của thị trường mở một cách thông thoáng tạo điều kiện thuận lợi để tất cả các NHTM quốc doanh cũng như ngoài quốc doanh tiếp cận được với nguồn vốn của NHNN một cách dễ dàng với chi phí thấp và thời gian cho vay hợp lý. Vì đây là nguồn vốn rất quan trọng giúp các ngân hàng giải quyết kịp thời nhu cầu thanh khoản và các nhu cầu sử dụng vốn đột xuất trong hoạt động kinh doanh.

- Về lãi suất cơ bản, NHNN cần nghiên cứu một cách cẩn trọng, dựa vào những biến động của thị trường để đưa ra một mức lãi suất cơ bản hợp lý vừa giúp các Ngân hàng huy động được vốn vừa dễ dàng tìm được đầu ra cho nguồn vốn huy động đồng thời kích thích tăng trưởng của cả nền kinh tế.

6.2.2 Kiến nghị đối với NHNo&PTNT Việt Nam

- Ngân hàng NHNo&PTNT Việt Nam cần có chính sách điều chuyển vốn hợp lý và kịp thời nhằm tránh để xảy ra tình trạng thiếu vốn cục bộ của các Ngân hàng Chi nhánh

- Cần có những quy định cụ thể về thời gian tối đa để giải quyết yêu cầu điều chuyển vốn đến hoặc đi của các Ngân hàng Chi nhánh, nhằm giúp các Ngân hàng Chi nhánh chủ động hơn trong sử dụng nguồn vốn và nâng cao được hiệu quả hoạt động.

- Thường xuyên mở các lớp tập huấn nghiệp vụ cho tất cả cán bộ công nhân viên trong toàn hệ thống đặc biệt là cán bộ quản lý chủ chốt tại các chi, vì đây là những người có vai trò đặt biệt và quyết định hiệu quả hoạt động của toàn hệ thống NHNo&PTNT.

- Đề ra những chỉ tiêu về kết quả hoạt động kinh doanh, các chỉ số đảm bảo an toàn phù hợp với điều kiện hoạt động kinh doanh và đặc thù của từng Chi nhánh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TS.Nguyễn Minh Kiều, 2007. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. NXB Thống Kê.

2. PGS.TS.Lê Văn Tề, 2009. Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại. NXB Thống Kê.

3. Thái Văn Đại, 2012. Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh Ngân hàng Thương mại. Tủ sáchĐại học Cần Thơ.

4. Thái Văn Đại, Bùi Văn Trịnh, 2009. Giáo trình tiền tệ Ngân hàng Thương mại. Tủ sách Đại học Cần Thơ.

5. Lương Quốc Khanh, 2009. Phân tích hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng No&PTNT – Chi nhánh huyện Hòn Đất. Luận văn Đại học. Đại học Cần Thơ.

6. Đinh Thị Thanh Huyền, 2009. Thực trạng hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại NHNo&PTNT – Chi nhánh Chợ Lớn, Thành phố HCM. Luận văn Đại học. Đại học Kỹ thuật Công nghiệp.

7. Phạm Văn Được, 2007. Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT – Chi nhánh huyện Hòn Đất. Luận văn Đại học. Đại học Cần Thơ.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện vĩnh thạnh thành phố cần thơ (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)