Khái quát kết quả kinh doanh tại NHNo&PTNT Vĩnh Thạnh qua ba năm

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện vĩnh thạnh thành phố cần thơ (Trang 31)

THẠNH QUA 3 NĂM 2010 – 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013

Những năm qua, trong bối cảnh tình hình kinh tế - xã hội của khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói chung và huyện Vĩnh Thạnh nói riêng vẫn còn nhiều khó khăn do thiên tai, ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng No&PTNT Vĩnh Thạnh. Song nhờ sự chỉ đạo của ban Giám đốc cùng sự cố gắng cao của nhân viên nên Chi nhánh vẫn đạt được những kết quả khả quan, góp phần tích cực vào thành quả chung của toàn hệ thống và sự phát triển kinh tế xã hội của huyện. Minh chứng là những năm qua khoản lợi nhuận Chi nhánh thu về luôn cao, để có được lợi nhuận cao điều quan trọng là khoản chi phí bỏ ra phải nhỏ hơn khoản thu về. Do đó, lợi nhuận chịu sự chi phối của hai yếu tố thu nhập và chi phí, dưới đây là kết quả kinh doanh qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 được thể hiện qua bảng 3.1 và bảng 3.2.

Bảng 3.1: Kết quả kinh doanh qua 3 năm 2010 - 2012

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: Phòng Kinh doanh – Tín dụng của Agribank Vĩnh Thạnh, 2013

2011 so 2010 2012 so 2011 Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Số tiền % Số tiền % Tổng thu nhập 39.882 52.076 58.287 12.194 30,58 6.211 11,93 Tổng chi phí 35.855 48.848 52.675 12.993 36,24 3.827 7,83 Lợi nhuận 4.027 3.228 5.612 (799) (19,84) 2.384 73,85

Bảng 3.2: Kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2012 - 2013 ĐVT: Triệu đồng 6 tháng đầu năm 2013 so 2012 Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Số tiền % Tổng thu nhập 29.609 26.722 (2.887) (9,75) Tổng chi phí 27.066 21.867 (5.199) (19,21) Lợi nhuận 2.543 4.855 2.312 90,9

Nguồn: Phòng Kinh doanh – Tín dụng của Agribank Vĩnh Thạnh, 2013

3.2.1 Tổng thu nhập

Qua bảng số liệu cho thấy khoản mục thu nhập của Ngân hàng đều tăng qua các năm, năm sau luôn tăng hơn mức năm trước. Tuy nhiên, tốc độ tăng thu nhập giảm xuống qua các năm. Cụ thể là năm 2010 tổng thu nhập của Ngân hàng đạt 39.882 triệu đồng sang năm 2011 đạt 52.076 triệu đồng, tăng 12.194 triệu đồng và tăng với tốc độ 30,58% so với năm 2010. Đến năm 2012 tổng thu nhập đạt 58.287 triệu đồng tăng 6.211 triệu đồng và tốc độ tăng đạt 11,93% so với năm 2011. Tổng thu nhập của Ngân hàng tăng liên tục qua các năm đã thể hiện rõ sự phát triển của Ngân hàng trong việc đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ, mở rộng mạng lưới hoạt động, nâng cao hoạt động tín dụng của Ngân hàng, cả về qui mô và chất lượng, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng, bên cạnh đó cũng phải kể đến là sự nỗ lực, nhiệt tình của các cán bộ nhân viên trong Ngân hàng đã góp phần làm tăng thu nhập của Ngân hàng qua các năm. Song từ năm 2011 trở lại đây, nền kinh tế nước ta bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, đã đẩy lãi suất tăng cao cùng lạm phát đạt tới đỉnh điểm, giá nguyên vật liệu tăng cao…đã ảnh hưởng đến việc kinh doanh của hầu hết mọi người dân và Agribank Vĩnh Thạnh cũng bị ảnh hưởng phần nào. Biểu hiện là tốc độ tăng trưởng của thu nhập giảm qua các năm và 6 tháng đầu năm 2013 tổng thu nhập đã giảm 2.887 triệu đồng tương ứng với 9,75% so với 6 tháng đầu năm 2012.

3.2.2 Tổng chi phí

Cùng với sự tăng lên của thu nhập thì các khoản chi phí cũng tăng lên để đáp ứng cho nhu cầu hoạt động của Ngân hàng, tuy năm 2011 tốc độ tăng chi phí có tăng nhanh hơn tốc độ tăng của thu nhập nhưng trong những năm sau Ngân hàng đã ổn định được tình hình kinh doanh và kiềm chế mức tăng của

chi phí. Cụ thể, năm 2011 tổng chi phí đạt 48.848 triệu đồng tăng 12.993 triệu đồng với số tương đối là 36,24% so với năm 2010, qua năm 2012 tổng chi phí chỉ tăng 3.827 triệu đồng tương ứng 7,83% so với năm 2011. Giống như tổng thu nhập, những năm qua chi phí Ngân hàng tăng về số lượng nhưng tốc độ tăng đã giảm mạnh, nếu năm 2011 với tốc độ tăng đạt 36,24% so với năm 2010, sang năm 2012 chỉ đạt 7,83% so với năm 2011 và giảm 28,41% so với giai đoạn 2010 – 2011. Nguyên nhân làm chi phí tăng cao là do khách hàng truyền thống của Ngân hàng là ở khu vực nông thôn đòi hỏi mạng lưới hoạt động của Ngân hàng phải rộng do đó chi phí quản lí, chi phí công vụ …. đều tăng góp phần làm tăng khoản mục chi phí của Ngân hàng. Sang đầu năm 2013, khoản chi phí đã giảm 5.199 triệu đồng và giảm với tốc độ 19,21% so với 6 tháng đầu năm 2012. Sở dĩ chi phí giảm do công tác huy động vốn của Ngân hàng ngày càng được chú trọng và nâng cao, công tác quản lí chi phí ngày càng được cải thiện, tranh thủ nguồn vốn huy động tại địa phương và giảm sử dụng vốn điều chuyển từ Trung ương, đồng thời cũng do nền kinh tế bất ổn làm thu nhập giảm nên Ngân hàng hạn chế mở rộng đầu tư.

3.2.3 Lợi nhuận

Qua bảng số liệu cho thấy, lợi nhuận Ngân hàng giảm vào năm 2011. Nếu năm 2010 lợi nhuận Ngân hàng đạt được 4.027 triệu thì sang năm 2011 lợi nhuận chỉ đạt 3.228 triệu, giảm 799 triệu đồng tương ứng giảm 19,84% về tốc độ tăng trưởng. Lợi nhuận năm 2011 giảm là do tổng chi phí năm 2011 tăng 12.993 triệu đồng trong khi tổng thu nhập có tăng nhưng thấp hơn tổng chi phí, chỉ đạt 12.194 triệu đồng nên làm lợi nhuận. Qua năm 2012 lợi nhuận đạt 5.612 triệu đồng, tăng 2.384 triệu đồng cùng tốc độ tăng 73,85% so với năm 2011, và cũng chỉ 6 tháng đầu năm 2013 tăng 2.312 triệu đồng với tốc độ 90,9% so với 6 tháng đầu năm 2012. Sở dĩ lợi nhuận tăng trở lại với tốc độ nhanh là do những năm qua Ngân hàng đã tăng hoạt động tín dụng cả về qui mô và chất lượng, tăng các sản phẩm dịch vụ có kết quả tốt nên đã làm tăng thu nhập cho Ngân hàng. Thêm vào đó là công tác quản lí chi phí của Ngân hàng ngày càng chặt chẽ hơn. Tất cả các yếu tố trên đã góp phần tác động làm tăng lợi nhuận của Ngân hàng qua các năm.

Nhìn chung, chỉ riêng năm 2011 tổng thu nhập có tốc độ tăng chậm hơn chi phí đã làm lợi nhuận Ngân hàng thu về giảm hơn so với năm 2010, song qua năm 2012 và 6 tháng năm 2013 thu nhập tăng với độ nhanh và giảm với tốc độ chậm hơn chi phí, kết quả đó đã giúp Ngân hàng có khoản lời cao trong những năm 2012 và nửa năm 2103.

1CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - CHI

NHÁNH HUYỆN VĨNH THẠNH, THÀNH PHỐ CẦN THƠ 4.1 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM 2010 – 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013

4.1.1 Quy mô và cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng

Đối với Ngân hàng, vốn không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Vốn là cơ sở để Ngân hàng tổ chức hoạt động kinh doanh, Ngân hàng không thể thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh nếu không có vốn.

Nguồn vốn của Chi nhánh được hình thành từ hai nguồn chính là vốn huy động và vốn điều chuyển từ Ngân hàng cấp trên. Nhưng để chủ động trong việc cho vay thì Ngân hàng phải coi trọng công tác huy động vốn, vì nếu Ngân hàng huy động được nhiều vốn thì sẽ chủ động được trong công tác cho vay, đồng thời sẽ giảm được chi phí hơn so với việc sử dụng nguồn vốn cấp trên điều chuyển xuống. Từ đó, làm giảm áp lực và gánh nặng cho chi nhánh cấp trên.

Quy mô và cơ cấu nguồn vốn tại NHNo&PTNT Vĩnh Thạnh qua năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, thể hiện ở hình 4.1 và bảng 4.1, 4.2 .

Nguồn: Phòng Kinh doanh – Tín dụng của Agribank Vĩnh Thạnh, 2013

Hình 4.1 Cơ cấu nguồn vốn tại Ngân hàng No&PTNT Vĩnh Thạnh Theo hình 4.1, nguồn vốn huy động có tăng nhưng chiếm tỷ trọng thấp, chiếm trung bình khoảng gần 35% trong tổng nguồn vốn. Trong khi vốn điều chuyển từ Agribank trung ương luôn chiếm tỷ lệ lớn, cho thấy Ngân hàng thiếu chủ động về nguồn vốn khi đáp ứng nhu cầu cho khách hàng vay vốn.

Bảng 4.1: Quy mô nguồn vốn qua 3 năm 2010 – 2012 tại Agribank Vĩnh Thạnh

ĐVT: Triệu đồng

2011 so 2010 2012 so 2011 Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Số tiền % Số tiền % Vốn huy động 59.108 82.613 116.034 23.505 39,77 33.421 40,45 VĐC từ Hội sở 237.788 235.469 277.992 (2.319) (0,98) 42.523 18,06

Tổng NV 296.896 318.082 394.026 21.186 7,14 75.944 23,88

Nguồn: Phòng Kinh doanh – Tín dụng của Agribank Vĩnh Thạnh, 2013 Ghi chú: VHĐ: vốn huy động; VĐC: vốn điều chuyển; Tổng NV: tổng nguồn vốn

Bảng 4.2: Quy mô nguồn vốn 6 tháng đầu năm 2012 - 2013 tại Agribank Vĩnh Thạnh ĐVT: Triệu đồng 6 tháng đầu năm 2013 so 2012 Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Số tiền % Vốn huy động 89.591 139.298 49.707 55,48 VĐC từ Hội sở 281.554 298.675 17.121 6,08 Tổng NV 371.145 437.973 66.828 18

Nguồn: Phòng Kinh doanh – Tín dụng của Agribank Vĩnh Thạnh, 2013 Ghi chú: VHĐ: vốn huy động; VĐC: vốn điều chuyển; Tổng NV: tổng nguồn vốn

Qua bảng 4.1 và 4.2 cho thấy, tổng nguồn vốn của Ngân hàng tăng liên tục qua các năm. Cụ thể, tổng nguồn vốn tại Ngân hàng năm 2011 so với năm 2010 tăng 21.186 triệu đồng, tương ứng với tốc độ là 7,14%, qua năm 2012 tổng nguồn vốn tăng mạnh và tăng 75.944 triệu đồng với số tương đối 23,88% so với năm 2011. Và chỉ với nửa năm 2013, nguồn vốn đã đạt 437.973 triệu đồng tăng 66.828 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2012.

+ Vốn huy động

Qua các năm vốn huy động tăng là dấu hiệu tốt, vì có thể giúp Ngân hàng chủ động trong việc cho vay. Cụ thể, năm 2010 vốn huy động đạt 59.108 triệu đồng, năm 2011 đạt 82.613 triệu đồng tăng 23.505 triệu đồng với tốc độ tăng 39,77% so với năm 2010, qua năm 2012 vốn huy đồng đạt 116.034 triệu đồng tăng 33,421 triệu đồng hay tăng 40,45% so với năm 2011. Và chỉ với 6 tháng đầu năm 2013, khoản vốn huy động đạt 139.298 triệu đồng tăng 49.707 triệu đồng tương ứng với tốc độ 55,48% so với 6 tháng đầu năm 2012. Có được kết quả như vậy là do trong thời gian qua Chi nhánh đã thường xuyên mở rộng hình thức huy động, đổi mới phong cách phục vụ lịch sự thoải mái, đảm bảo các yêu cầu của khách hàng được phục vụ nhanh chóng và thuận tiện nhất, huy động vốn với phương châm “món nhỏ không lơ là, tích tiểu thành đại” được áp dụng bền bỉ để thu hút khách hàng…nên đã giúp tăng uy tín của Ngân hàng, khách hàng ngày càng nhận được nhiều tiện ích mà Ngân hàng cung cấp nên lượng khách hàng đến với Ngân hàng ngày càng nhiều, qua đó giúp tăng nguồn vốn huy động tại Chi nhánh. Xét về mặt tỷ trọng, tuy nguồn vốn huy động chiếm tỷ lệ chưa cao trong tổng nguồn vốn nhưng có xu hướng

tăng dần qua các năm, tỷ trọng vốn huy động tăng cao sẽ giúp Ngân hàng ngày một chủ động hơn trong cho vay vì hạn chế nhận vốn điều chuyển từ cấp trên, đẩy nhanh tiến độ cho vay.

+ Vốn điều chuyển

Qua các năm tỷ trọng nguồn vốn này khá cao trong tổng cơ cấu nguồn vốn của Chi nhánh. Nguyên nhân là do nhu cầu vay vốn của người dân ngày càng tăng nhưng nguồn vốn huy động tại địa phương chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn, chính vì thế Chi nhánh phải nhận vốn điều chuyển từ Agribank trung ương để đảm bảo cho nguồn vốn hoạt động kinh doanh. Song qua các năm, tỷ trọng nguồn vốn này có dấu hiệu giảm là điều tốt, vì chi phí cho nguồn vốn này cao hơn nguồn vốn huy động nên sẽ làm giảm lợi nhuận và không chủ động được trong hoạt động kinh doanh. Theo bảng số liệu, năm 2010 chiếm với tỷ lệ 80,09% trên tổng nguồn vốn nhưng năm 2011 chiếm 74,03% giảm 6,06% so với năm 2010, sang năm 2012 vốn chiếm 70,55% giảm 3,48%. Và với 6 tháng đầu năm 2013, vốn điều chuyển chiếm 68,19% trên tổng nguồn vốn, giảm 7,67% so với 6 tháng đầu năm 2012. Nhưng xét về số tương đối, số tuyệt đối vốn điều chuyển vẫn tăng qua các năm, năm 2012 Ngân hàng phải nhận vốn điều chuyển từ Trung ương tăng 42.523 triệu đồng và tốc độ tăng đạt tới 18,06% so với năm 2011. Bước sang tháng 6 năm 2013 vốn vay tăng 17.121 triệu đồng và tốc độ tăng là 6,08% so với tháng 6 năm 2012. Tóm lại, nguồn vốn này có tỷ trọng cùng tốc độ tăng trưởng giảm qua các năm là dấu hiệu tốt, cho thấy Chi nhánh đã áp dụng những giải pháp tích cực như hoàn thiện các hình thức huy động, phong cách giao dịch chu đáo, tận tình cùng phương châm làm việc là “món nhỏ không lơ là, tích tiểu thành đại”…nhằm nâng cao công tác huy động vốn để hạn chế việc vay mượn từ Agribank Trung ương. Nhưng tỷ trọng vốn vay từ Hội sở vẫn chiếm khá cao trong tổng nguồn vốn, sẽ ảnh hưởng không tốt đến việc chủ động nguồn vốn cho vay tại Chi nhánh.

4.1.2 Vốn huy động phân theo đối tượng khách hàng qua các năm

NHNo&PTNT Việt Nam xem việc huy động vốn là một nghiệp vụ quan trọng. Với chủ chương huy động mọi nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư, trong những năm qua Chi nhánh đã không ngừng hoàn thiện về mọi mặt, nhằm thu hút ngày càng nhiều khách hàng đến gửi tiền tại Ngân hàng. Quy mô vốn huy động theo đối tượng khách hàng được trình bày ở bảng 4.3 và 4.4.

Bảng 4.3: Vốn huy động phân theo đối tượng khách hàng qua 3 năm 2010 – 2012

ĐVT: Triệu đồng

2011 so 2010 2012 so 2011 Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Số tiền % Số tiền % 1. Tiền gửi cá nhân 51.342 62.133 80.328 10.791 21,01 18.915 29,28 2. Tiền gửi TCKT 6.892 10.872 12.294 3.890 56,44 1.422 13,08 3.Tiền gửi kho bạc, TCTD 260 9.535 23.412 9.275 3567,3 13.877 145,54 4. Phát hành giấy tờ có giá 614 73 0 (541) (88,11) (73) (100)

Tổng vốn huy động 59.108 82.613 116.034 23.505 39,77 33.421 40,45

Nguồn: Phòng Kinh doanh – Tín dụng của Agribank Vĩnh Thạnh, 2013 Ghi chú: - Tiền gửi TCKT: Tiền gửi tổ chức kinh tế

Bảng 4.4: Vốn huy động phân theo đối tượng khách hàng qua 6 tháng đầu năm 2012 – 2013 ĐVT: Triệu đồng 6 tháng đầu năm 2013 so 2012 Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Số tiền (%) 1. Tiền gửi cá nhân 60.596 99.619 39.023 64,4 2. Tiền gửi TCKT 10.249 30.485 20.236 197,44 3.Tiền gửi kho bạc, TCTD 18.745 9.194 (9.551) (51) 4. Phát hành giấy tờ có giá 1 0 (1) (100)

Tổng vốn huy động 89.591 139.298 49.707 55,48

Nguồn: Phòng Kinh doanh – Tín dụng của Agribank Vĩnh Thạnh, 2013

Qua bảng số liệu cho thấy, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tiền gửi qua các năm luôn là tiền gửi tiết kiệm của cá nhân, do là huyện thuần nông nên Ngân hàng No&PTNT Vĩnh Thạnh trở nên thân thiết và được người dân tin tưởng để gửi tiền. Khoản tiền gửi cá nhân cùng với tiền gửi của tổ chức kinh tế tăng dần qua từng năm, cho thấy Ngân hàng đã và đang có những giải pháp hữu hiệu nhằm thu hút hai đối tượng khách hàng chính tại huyện, trong khi đó tiền gửi của tổ chức tín dụng, kho bạc và việc phát hành giấy tờ có giá sụt giảm.

+ Tiền gửi cá nhân

Tiền gửi tiết kiệm cá nhân bao gồm tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và không kỳ hạn, đây là nguồn vốn khá quan trọng đối với Ngân hàng vì thu hút được lượng tiền nhàn rỗi trong dân cư. Nhìn chung, loại tiền gửi này đều tăng qua các năm, chiếm tỷ trọng tương đối ổn định trong cơ cấu nguồn vốn huy

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện vĩnh thạnh thành phố cần thơ (Trang 31)