Phân tích tín dụng trung và dài hạn

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện vĩnh thạnh thành phố cần thơ (Trang 46)

Thu nhập chủ yếu của hệ thống Ngân hàng Thương mại ở Việt Nam hiện nay chủ yếu là tín dụng, một lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro đặc biệt là trong cho vay trung và dài hạn. Nhưng muốn thu được nhiều lợi nhuận thì việc

đẩy mạnh cho vay trung và dài hạn sẽ có kết quả song cũng đồng nghĩa với việc rủi ro cao hơn cho vay trong ngắn hạn.

4.3.1. Phân tích chung tín dụng trung và dài hạn

Tín dụng trung và dài hạn luôn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tín dụng toàn ngành, nhưng tỷ trọng cùng qui mô dư nợ đã tăng và nợ xấu có dấu hiệu giảm qua các năm. Cho thấy trong thời gian này, Chi nhánh đã đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu từ cho vay ngắn hạn hạn sang cho vay trung dài hạn để tăng thêm khoản lợi nhuận và đã có những biện pháp hạn chế rủi ro khi đầu tư vốn vào cho vay trung dài hạn. Tín dụng trung và dài hạn thể hiện ở bảng 4.7 và bảng 4.8.

Bảng 4.7: Kết quả tín dụng trung và dài hạn 3 năm 2010 – 2012

ĐVT: Triệu đồng 2011 so 2010 2012 so 2011 Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Số tiền % Số tiền % Ds cho vay 74.452 27.175 78.338 (47.277) (63,5) 51.163 188,27 Ds thu nợ 40.633 49.065 44.491 8.432 20,75 (4.574) (9,32) Dư nợ 80.049 58.159 92.006 (21.890) (27,35) 33.847 58,2 Nợ xấu 900 6.249 3.750 5.349 594,33 (2.499) (40)

Nguồn: Phòng Kinh doanh – Tín dụng của Agribank Vĩnh Thạnh, 2013

Bảng 4.8: Kết quả tín dụng trung và dài hạn 6 tháng đầu năm 2012 - 2013

ĐVT: Triệu đồng 6 tháng đầu năm 2013 so 2012 Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Số tiền % Ds cho vay 43.133 14.839 (28.294) (65,6) Ds thu nợ 25.832 15.583 (10.249) (39,68) Dư nợ 75.460 74.716 (744) (0,98) Nợ xấu 5.290 3.839 (1.451) (27,43)

Theo số liệu ở bảng 4.7 và 4.8, trong những năm qua cả doanh số cho vay, thu nợ và dư nợ tín dụng trung và dài hạn tăng giảm khổng ổn định qua các năm và chiếm một tỷ trọng nhỏ trong khoản tín dụng tại Chi nhánh, có thể hiểu vì kinh tế huyện nhà nông nghiệp là ngành kinh tế mũi nhọn, do tính chất của thời vụ nên đồng vốn quay vòng nhanh, chính vì vậy người dân thường có nhu cầu vay vốn trong ngắn hạn nên khả năng cho vay trung và dài hạn rất thấp. Tuy doanh số cho vay cùng doanh số thu nợ của tín dụng trung và dài hạn không ổn định nhưng luôn tăng với tốc độ nhanh và giảm với tốc độ chậm hơn, cùng tình hình nợ xấu của tín dụng trung và dài hạn có dấu hiệu sụt giảm là điều tốt, chứng tỏ trong những năm qua Chi nhánh đã và đang tích cực chuyển đổi cơ cấu sang cho vay trung dài hạn và đã có những giải pháp hiệu quả nhằm hạn chế nợ xấu trong cho vay trung và dài hạn.

+ Doanh số cho vay trung và dài hạn

Qua bảng số liệu, doanh số cho vay trung và dài hạn tăng giảm không ổn định qua các năm. Nếu năm 2010 doanh số đạt 74.452 triệu đồng, sang năm 2011 chỉ đạt 27.175 triệu đồng giảm 47.277 triệu đồng hay giảm với tốc độ 63,5% so với năm 2010. Năm 2012 doanh số tăng cao và đạt 78.338 triệu đồng tăng 51.163 triệu đồng tương ứng tăng 188,27% so với năm 2011. Và với 6 tháng đầu năm 2013 doanh số cho vay trung và dài hạn giảm 28.294 triệu đồng hay giảm 65,6% so với cùng kỳ năm 2012. Sở dĩ doanh số cho vay trung và dài hạn tăng giảm không ổn định do nhiều nguyên nhân; một là những hộ sản xuất tập trung ở ngành trồng trọt và chăn nuôi, cần vốn để mua nguyên vật liệu đầu vào, cải tiến kỹ thuật, sửa sang ruộng đồng…; hai là do mặt bằng lãi suất cho vay tăng giảm không đều, lãi suất cho vay tăng cao ảnh hưởng đến tâm lý vay mượn của người dân; ba là do điều kiện thời tiết tác động tích cực hay tiêu cực đến hiệu quả kinh doanh, cũng đã ảnh hưởng phần nào đến việc cho vay tại Ngân hàng. Doanh số cho vay trung và dài hạn giảm vào năm 2011 và nửa năm đầu 2013 do lãi suất cho vay tăng cao gây tâm lý ngại vay vốn của người dân do phải trả lãi cao, lãi suất cho vay trung dài hạn bình quân ở năm 2011 đối với ngành nông nghiệp đạt tới 20%/năm trong khi năm 2010 chỉ với 16.5%/năm đã làm doanh số cho vay năm 2011 thấp hơn nhiều so với mọi năm. Sang năm 2012 doanh số cho vay trung dài hạn tăng lên đáng kể do Ngân hàng đã kịp thời điều chỉnh lãi suất cho vay xuống mức thấp hơn và lãi suất trung dài hạn bình quân ngành nông nghiệp là 12.5%/năm, bên cạnh đó Chi nhánh đã mở rộng cho vay đến các thành phần kinh tế như cho vay trong các nhà máy xay xát lúa gạo, các DNTN kinh doanh xăng dầu, kinh doanh nước đá, những hiệu buôn…cũng góp phần gia tăng doanh số cho vay trung dài hạn.

+ Doanh số thu nợ trung và dài hạn

Cũng như doanh số thu nợ của toàn ngành, doanh số cho vay tăng hay giảm kéo theo doanh số thu nợ tăng hay giảm theo. Nhìn chung, doanh số thu nợ trung và dài hạn tăng vào năm 2011 và giảm qua những năm sau, năm 2011 doanh số thu nợ tăng 8.432 triệu đồng hay tăng 20,75% so với năm 2010, sang năm 2012 giảm 4.574 triệu đồng hay giảm 9,32% so với năm 2011 và nửa năm 2013 đã giảm 10.249 triệu đồng tương ứng giảm 39,68% so với nửa năm đầu 2012. Do là món vay có thời hạn dài nên việc trả nợ thường có thời hạn là một năm trở lên, năm 2011 doanh số thu nợ tăng do năm 2010 món vay trong dài hạn chiếm nhiều nên việc trả nợ năm 2011 cao, cùng với việc Ngân hàng trực tiếp chỉ dẫn người dân vay vốn sử dụng đúng mục đích và ý thức của người muốn gắn bó lâu dài với Ngân hàng. Sang năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, doanh số thu nợ giảm là do trong năm 2011 doanh số cho vay giảm mạnh cùng với việc đa số người dân vay vốn không thể trả nợ đúng thời hạn do ảnh hưởng của thời tiết, dịch bệnh, giá nguyên vật liệu tăng, giá bán thấp…nên khoản thu nợ năm 2012 và nửa năm 2013 của Ngân hàng thấp. Tuy năm 2012 doanh số cho vay trung và dài hạn tăng mạnh nhưng thu nợ vẫn thấp vào đầu năm 2013 do thời hạn trả nợ của người dân chưa tới.

+ Dư nợ tín dụng trung và dài hạn

Dư nợ trung và dài hạn bao gồm các khoản cho vay chưa đến thời điểm thanh toán, các khoản nợ quá hạn, các khoản nợ quá hạn được gia hạn thời gian trả nợ. Dư nợ trung và dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ và cũng giống như tổng dư nợ có sự tăng giảm không ổn định. Năm 2010 dư nợ trung dài hạn là 80.549 triệu đồng, năm 2011 dư nợ trung dài hạn chỉ còn 58.159 triệu đồng giảm 21.890 triệu đồng giảm 27,35% so với năm 2010. Năm 2012 dư nợ đạt 92.006 triệu đồng tăng 33.847 triệu đồng tương ứng tăng 58,2% so với năm 2012. Sang nửa năm 2013 dư nợ trung hạn đạt 74.716 triệu đồng giảm 744 triệu đồng hay giảm 0,98% so với nửa năm 2012. Nguyên nhân của sự tăng giảm trên là do trên địa bàn huyện trong những năm qua chỉ có sự xuất hiện của một vài dự án quy mô nhỏ, không có một dự án lớn nào và do nhu cầu về nguồn vốn trung và dài hạn không tăng bao nhiêu, đối tượng vay chủ yếu là những cá nhân. Mặt khác, do nông dân trên địa bàn không còn đầu tư vào cây lâu năm như trước mà chuyển sang canh tác lúa, hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày nên nhu cầu về nguồn vốn trung và dài hạn giảm.

+ Nợ xấu trung và dài hạn

Nợ xấu cũng giống như doanh số thu nợ, doanh số cho vay nó là chỉ tiêu quan trọng phản ánh chất lượng tín dụng của Ngân hàng. Từ đó đánh giá được

hiệu quả trong việc sử dụng vốn của Ngân hàng và đánh giá được trình độ thẩm định các dư án, phương án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có khả thi hay không. Qua các năm tình hình nợ xấu trung và dài hạn tại Chi nhánh có dấu hiệu giảm xuống, cụ thể năm 2011 nợ xấu trung dài hạn đạt 6.249 triệu đồng tăng 5.349 triệu đồng với tốc độ 594,33% so với năm 2010, sang năm 2012 nơ xấu trung dài hạn đạt 3.750 triệu đồng giảm 2.499 triệu đồng hay giảm 40% so với năm 2011. Và tiếp tục giảm vào 6 tháng năm 2013 với 3.839 triệu đồng giảm 1.451 triệu đồng tương ứng giảm 27,43% so với cùng kỳ năm 2012. Nợ xấu trung dài hạn tăng vào năm 2011 do khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, đầu tư không hiệu quả, kinh doanh không có lời, do Ngân hàng thẩm định không đúng phương án sản xuất kinh doanh, do thiếu sự đôn đốc khách hàng trả nợ khi nợ đến hạn hoặc quá hạn…Song nợ xấu trung và dài hạn đã giảm vào năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, cho thấy Chi nhánh đã có những biện pháp tích cực hơn trong công tác thẩm định cho vay cùng việc sử dụng vốn đúng mục đích của người dân nên đã hạn chế phần nào nợ xấu trung và dài hạn tại Chi nhánh.

+ Chỉ tiêu đánh giá dư nợ và nợ xấu trung dài hạn

Hai chỉ tiêu này dùng để đánh giá chất lượng tín dụng trung và dài hạn trong những năm qua là tốt hay xấu, nếu chỉ tiêu dư nợ trung dài hạn trên tổng dư nợ nhằm xác định tỷ trọng dư nợ tín dụng trung dài hạn chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng dư nợ. Thì chi tiêu nợ xấu trên dư nợ trung dài hạn dùng để đánh giá tín dụng trung và dài với chất lượng cho vay tốt hay xấu.

Bảng 4.9: Dư nợ và nợ xấu trung và dài hạn qua các năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013

Nguồn: Phòng Kinh doanh – Tín dụng của Agribank Vĩnh Thạnh, 2013

Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012 6 tháng

đầu 2013

1. Dư nợ trung dài hạn/tổng

dư nợ % 27,67 18,97 23,64 19,4

- Tổng dư nợ Trđ 289.430 306.631 389.184 385.131 - Dư nợ trung dài hạn Trđ 80.049 58.159 92.006 74.716

2. Nợ xấu/dư nợ trung dài hạn % 1,12 10,74 4,08 5,14

- Dư nợ trung dài hạn Trđ 80.049 58.159 92.006 74.716 - Nợ xấu trung dài hạn Trđ 900 6.249 3.750 3.839

Dư nợ trung và dài hạn trên tổng dư nợ

Những năm qua chỉ tiêu này luôn ở mức thấp, cho thấy dư nợ ngắn hạn chiếm phần lớn trong tổng dư nợ. Do đầu tư cho tín dụng trung và dài hạn thường gặp nhiều rủi ro nên việc cho vay thường không ổn đinh, làm dư nợ trung dài cũng tăng giảm không ổn định, năm 2010 là 27,67%, năm 2011 là 18,97%, năm 2012 là 23,64% và 6 tháng năm 2013 là 19,4%.

Nợ xấu trên dư nợ trung dài hạn

Nếu tỷ lệ này cao thì nó phản ánh rằng món cho vay của Ngân hàng có chất lượng rất thấp, hoạt động của Ngân hàng không có hiệu quả. Qua các năm tỷ lệ tăng giảm không đều, riêng năm 2011 tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ trung dài hạn đạt khá cao do nợ xấu năm 2011 tăng cao. Cụ thể, năm 2010 với 100 đồng dư nợ trung dài hạn thì có 1,12 đồng nợ xấu, năm 2011 với 100 đồng dư nợ trung dài hạn có 10,74 đồng nợ xấu, năm 2012 chỉ còn 4,08 đồng nợ xấu và nửa năm 2013 với 100 đồng dư nợ trung dài hạn có 5,14 đồng nợ xấu.

Nhìn chung, tín dụng trung và dài hạn tại Chi nhánh tuy chưa chiếm tỷ trọng cao trong hoạt động tín dụng của toàn ngành và các khoản cho vay, thu nợ, dư nợ tăng giảm khổng ổn định qua các năm, song dấu hiệu tốt là tình hình nợ xấu trung và dài hạn đã giảm sẽ giúp Chi nhánh an tâm phần nào khi đẩy mạnh cho vay vào khoản mục này.

4.3.2. Vòng quay vốn tín dụng trung và dài hạn

Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển bình quân một đồng vốn cho vay trong khoảng thời gian nhất định. Vòng quay vốn càng cao đồng nghĩa với tốc độ luân chuyển vốn càng nhanh, thể hiện ở bảng 4.10 và bảng 4.11.

Bảng 4.10: Vòng quay vốn tín dụng qua 3 năm 2010 – 2012

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 1. Vòng quay vốn tín dụng vòng 1,23 1,14 1,13 - Doanh số thu nợ Trđ 326.624 338.718 394.840 - Dư nợ bình quân Trđ 265.821 298.031 347.908

2. Vòng quay vốn tín dụng trung dài hạn vòng 0,64 0,71 0,59

- Doanh số thu nợ trung dài hạn Trđ 40.633 49.065 44.491 - Dư nợ bình quân trung dài hạn Trđ 63.160 69.104 75.083

Bảng 4.11: Vòng quay vốn tín dụng trung và dài hạn qua 6 tháng đầu năm 2012 - 2013 6 tháng đầu năm Chỉ tiêu ĐVT 2012 2013 1. Vòng quay vốn tín dụng vòng 0,77 0,48 - Doanh số thu nợ Trđ 193.550 181.683 - Dư nợ bình quân Trđ 252.033 371.355

2. Vòng quay vốn tín dụng trung dài hạn vòng 0,51 0,21

- Doanh số thu nợ trung dài hạn Trđ 25.832 15.583 - Dư nợ bình quân trung dài hạn Trđ 50.863 75.088

Nguồn: Phòng Kinh doanh – Tín dụng của Agribank Vĩnh Thạnh, 2013

Theo số liệu ở bảng 4.10 và 4.11, vòng quay vốn tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng trong những năm qua chậm hơn so với vòng quay vốn tín dụng chung toàn ngành. Nếu tín dụng toàn ngành qua các năm 2010 – 2012 với số vòng quay vốn luôn lớn hơn 1 vòng/năm, thì tín dụng trung dài hạn trong một năm chưa đạt 1 vòng. Điều này là hoàn toàn dễ hiểu vì tín dụng trung và dài hạn có thời hạn cho vay dài nên việc quay vòng đồng vốn cần phải có nhiều thời gian và đây chưa hẳn là một tín hiệu bất thường trong hoạt động tín dụng trung và dài hạn. Xét riêng về tín dụng trung dài hạn, vòng quay vốn qua các năm 2010 - 2012 là khá nhanh, chứng tỏ hoạt động tín dụng trung và dài hạn mang lại hiệu quả cao cho Ngân hàng. Năm 2010 vòng quay vốn tín dụng là 0,64 vòng, năm 2011 là 0,71 vòng, năm 2012 là 0,59 vòng. Có được điều này là do trong 3 năm này phần lớn những dự án đầu tư từ nguồn vốn vay Ngân hàng đều mang lại hiệu quả tương đối tốt và nhóm khách hàng có những dự án thuộc dạng này đã có đủ nguồn lực tài chính để tranh thủ trả nợ cho Ngân hàng. Chính điều này đã làm cho doanh số thu nợ trong năm 2010, 2011, 2012 luôn ở mức cao trực tiếp làm cho vòng quay vốn tín dụng khá nhanh. Tuy nhiên, vòng quay đã giảm vào năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, năm 2012 giảm 0,12 vòng so với năm 2011. Chỉ nửa năm 2013 vòng quay vốn tín dụng đạt 0,21 vòng giảm 0,3 vòng so với nửa năm 2012. Nguyên nhân làm vòng quay tín dụng trung và dài hạn giảm là do trong năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, Ngân hàng cho vay tín dụng trung dài hạn ít hơn những năm trước nên doanh số thu nợ cũng giảm theo, kéo theo việc quay vòng đồng vốn mất nhiều thời gian hơn.

4.3.3 Hệ số thu nợ trung và dài hạn của Agribank Vĩnh Thạnh

Chỉ tiêu này đánh giá khả năng thu nợ của Ngân hàng. Nó phản ánh trong 1 thời kỳ nào đó, với doanh số cho vay nhất định thì Ngân hàng sẽ thu về được bao nhiêu đồng vốn. Hệ số thu nợ cao hay thấp phụ thuộc nhiều vào sự tăng hay giảm doanh số cho vay và thu nợ. Hệ số thu nợ được thể hiện ở bảng 4.12, 4.13.

Bảng 4.12: Hệ số thu nợ trung và dài hạn qua 3 năm 2010 – 2012

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện vĩnh thạnh thành phố cần thơ (Trang 46)