Vốn huy động phân theo đối tượng khách hàng qua các năm

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện vĩnh thạnh thành phố cần thơ (Trang 37)

NHNo&PTNT Việt Nam xem việc huy động vốn là một nghiệp vụ quan trọng. Với chủ chương huy động mọi nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư, trong những năm qua Chi nhánh đã không ngừng hoàn thiện về mọi mặt, nhằm thu hút ngày càng nhiều khách hàng đến gửi tiền tại Ngân hàng. Quy mô vốn huy động theo đối tượng khách hàng được trình bày ở bảng 4.3 và 4.4.

Bảng 4.3: Vốn huy động phân theo đối tượng khách hàng qua 3 năm 2010 – 2012

ĐVT: Triệu đồng

2011 so 2010 2012 so 2011 Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Số tiền % Số tiền % 1. Tiền gửi cá nhân 51.342 62.133 80.328 10.791 21,01 18.915 29,28 2. Tiền gửi TCKT 6.892 10.872 12.294 3.890 56,44 1.422 13,08 3.Tiền gửi kho bạc, TCTD 260 9.535 23.412 9.275 3567,3 13.877 145,54 4. Phát hành giấy tờ có giá 614 73 0 (541) (88,11) (73) (100)

Tổng vốn huy động 59.108 82.613 116.034 23.505 39,77 33.421 40,45

Nguồn: Phòng Kinh doanh – Tín dụng của Agribank Vĩnh Thạnh, 2013 Ghi chú: - Tiền gửi TCKT: Tiền gửi tổ chức kinh tế

Bảng 4.4: Vốn huy động phân theo đối tượng khách hàng qua 6 tháng đầu năm 2012 – 2013 ĐVT: Triệu đồng 6 tháng đầu năm 2013 so 2012 Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Số tiền (%) 1. Tiền gửi cá nhân 60.596 99.619 39.023 64,4 2. Tiền gửi TCKT 10.249 30.485 20.236 197,44 3.Tiền gửi kho bạc, TCTD 18.745 9.194 (9.551) (51) 4. Phát hành giấy tờ có giá 1 0 (1) (100)

Tổng vốn huy động 89.591 139.298 49.707 55,48

Nguồn: Phòng Kinh doanh – Tín dụng của Agribank Vĩnh Thạnh, 2013

Qua bảng số liệu cho thấy, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tiền gửi qua các năm luôn là tiền gửi tiết kiệm của cá nhân, do là huyện thuần nông nên Ngân hàng No&PTNT Vĩnh Thạnh trở nên thân thiết và được người dân tin tưởng để gửi tiền. Khoản tiền gửi cá nhân cùng với tiền gửi của tổ chức kinh tế tăng dần qua từng năm, cho thấy Ngân hàng đã và đang có những giải pháp hữu hiệu nhằm thu hút hai đối tượng khách hàng chính tại huyện, trong khi đó tiền gửi của tổ chức tín dụng, kho bạc và việc phát hành giấy tờ có giá sụt giảm.

+ Tiền gửi cá nhân

Tiền gửi tiết kiệm cá nhân bao gồm tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và không kỳ hạn, đây là nguồn vốn khá quan trọng đối với Ngân hàng vì thu hút được lượng tiền nhàn rỗi trong dân cư. Nhìn chung, loại tiền gửi này đều tăng qua các năm, chiếm tỷ trọng tương đối ổn định trong cơ cấu nguồn vốn huy động của Ngân hàng. Cụ thể, năm 2011 tiền gửi tiết kiệm đạt 62.133 triệu đồng trong đó chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và tăng 10.791 triệu đồng tương ứng với tốc độ 21,01% so với năm 2010. Sang năm 2012, tiền gửi tiết kiệm đã có sự gia tăng đáng kể đạt 80.328 triệu đồng tăng 18.915 triệu đồng hay tăng 29,28% so với năm 2011. Chỉ nửa năm 2013 tiền gửi tiết kiệm đạt 99.619 triệu đồng tăng 39.023 triệu đồng và tốc độ tăng 64,4% so với nửa năm 2012. Tiền gửi tiết kiệm của dân cư tăng ổn định qua các năm là nhờ Agribank Vĩnh Thạnh đã kịp thời đưa ra nhiều thể thức huy động vốn hấp dẫn có lãi suất phù hợp so với các Ngân hàng thương mại khác trên địa bàn. Bên

cạnh đó, trong những năm gần đây Chi nhánh thường xuyên thăm hỏi tặng quà khách hàng gửi tiền có số dư lớn, áp dụng chế độ ưu đãi đối với khách hàng gửi tiền. Tích cực vận động các khách hàng có tiềm năng, thu nhập khá, mở tài khoản tiền gửi từ các doanh nghiệp, hộ kinh doanh. Ngoài ra, cũng phải kể đến người dân có ý thức hơn về việc gửi tiền vào Ngân hàng an toàn và hiệu quả hơn là giữ tiền mặt tại nhà.

+ Tiền gửi của các tổ chức kinh tế

Là một địa bàn mà sản xuất nông nghiệp vẫn còn chiếm đa số trong tổng thu nhập của người dân. Các công ty xí nghiệp phần lớn đều tập trung trong thành phố và những huyện lớn gần thành phố, do đó lượng vốn mà Ngân hàng huy động từ các tổ chức kinh tế chiếm tỷ chưa cao. Cụ thể, năm 2011 nguồn vốn này là 10.872 triệu đồng tăng 3,890 triệu đồng với tốc độ 56,44% so với năm 2010. Năm 2012, tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng 1.422 triệu đồng và tốc độ tăng đạt 13,08% so với năm 2011. Và chỉ nửa năm 2013 nguồn vốn này đã tăng lên nhanh chóng và đạt 30.485 triệu đồng tăng 20.236 triệu hay 194,44% so với cùng kỳ năm 2012. Mong rằng, trong thời gian sắp tới theo định hướng phát triển kinh tế xã hội của huyện nhà sẽ có nhiều doanh nghiệp được thành lập đến giao dịch và làm ăn với Ngân hàng hơn nữa.

+ Tiền gửi kho bạc và tổ chức tín dụng

Do huyện với kinh tế nông nghiệp là chính nên đời sống của người dân chưa cao, khả năng vay tiền nhiều hơn là gửi tiền vào Ngân hàng. Do đó, khả năng dư về vốn để gửi tại các Ngân hàng khác là rất thấp, qua bảng số liệu ta thấy khoản vốn này tăng là nhờ nguồn tiền gửi của kho bạc gửi vào. Kho bạc là khách hàng lâu năm và quen thuộc của Ngân hàng, lượng tiền kho bạc gửi vào chủ yếu là để chi trả lương cho các đơn vị hành chính sự nghiệp trên địa bàn. Cụ thể, năm 2011 đạt 9.535 triệu đồng tăng 9.275 triệu đồng hay 3.567,3% so với năm 2010. Năm 2012, loại tiền gửi này tăng nhanh chóng và đạt 23,412 triệu đồng tăng 13.877 triệu đồng tương ứng với tốc độ 145,54% so với năm 2011. Qua 6 tháng đầu năm 2013 loại tiền này giảm 9.551 triệu đồng hay giảm 51% so với cùng kỳ năm 2012. Nguyên nhân của sự giảm bất thường ở nửa năm 2013 này do kho bạc cần tiền để chi trả lương cho các cơ quan nhà nước, xây dựng các công trình thủy lợi, làm các tuyến đường vào các ấp, xã..

+ Phát hành giấy tờ có giá

Đây cũng là một trong những công cụ huy động vốn hữu hiệu, nhưng với Agribank Vĩnh Thạnh chưa hiệu quả vì là một huyện nông dân chiếm đa số thì việc áp dụng hình thức này còn hạn chế. Mặt khác, huy động từ nguồn

này Ngân hàng thường phải trả lãi suất cao hơn so với các loại tiền gửi khác. Năm 2010 Ngân hàng đã phát hành 614 triệu đồng giấy tờ có giá, năm 2011 Ngân hàng chỉ phát hành được 73 triệu đồng giấy tờ có giá, giảm 541 triệu đồng và giảm 88,11% so với năm 2010, và năm 2012 cùng nửa năm 2013 hình thức này gần như không thực hiện. Nguyên nhân giảm phát hành giấy tờ có giá là do trong năm tiền gửi tiết kiệm đã tăng cao nên Ngân hàng không thu hút được nhiều vốn từ việc phát hành giấy tờ có giá.

Nhìn chung, công tác huy động vốn theo đối tượng khách hàng của Ngân hàng qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 được thực hiện khá tốt, tăng tiền gửi của dân cư và các tổ chức kinh tế, giảm việc phát hành các giấy tờ có giá. Có được kết quả như trên là nhờ trong những năm qua Chi nhánh đã chủ động đa dạng hóa các hình thức huy động vốn và hướng tới khách hàng là dân cư. Nhưng công tác huy động vốn bằng tiền gửi chưa được phân bố đều do đa phần người dân thích gửi tiền có kỳ hạn ngắn, mà nguồn vốn ngắn hạn sẽ hạn chế mục tiêu chuyển hướng cơ cấu cho vay ngắn hạn sang đẩy mạnh cho vay trung và dài hạn trong thời gian tới của Agribank Vĩnh Thạnh. Vì thế, trong xu thế hội nhập như hiện nay để tồn tại và phát triển thì phải coi công tác huy động vốn là một vấn đề sống còn trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, cùng với việc phân bố nguồn tiền gửi sao cho hợp lý, để làm được điều này bản thân mỗi cán bộ nhân viên Ngân hàng phải cố gắng hơn nữa trong công tác thu hút khách hàng gửi tiền đặc biệt có biện pháp nhằm khuyến khích khách hàng chuyển hướng gửi tiền sang kỳ hạn dài, giúp nâng cao nguồn vốn huy động để Ngân hàng chủ động hơn về nguồn vốn để đảm bảo hoạt động của mình, tránh viêc bị động về nguồn vốn gây ảnh hưởng đến lợi nhuận của Ngân hàng.

4.2 PHÂN TÍCH TỔNG QUÁT TÌNH HÌNH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TRONG 3 NĂM 2010 – 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013

Nếu nghiệp vụ huy động vốn làm nhiệm vụ khơi tăng các nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế, thì nghiệp vụ sử dụng vốn làm nhiệm vụ sử dụng các nguồn vốn đó vào sản xuất, kinh doanh, dịch vụ…để đem lại khả năng sinh lời, thu lợi nhuận về cho Ngân hàng. Do đó, để khai thác và sử dụng tối đa nguồn vốn huy động thì Ngân hàng cần phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, khi sử dụng vốn hiệu quả sẽ tạo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đời sống dân cư ngày càng tăng, nguồn vốn nhàn rỗi ngày càng tăng, tạo cho nguồn vốn huy động Ngân hàng ngày càng tăng trưởng để thực hiện đầu tư cho các chu kỳ sản xuất tiếp theo. Kết quả tín dụng qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 qua bảng 4.5 và bảng 4.6.

Bảng 4.5: Kết quả tín dụng qua 3 năm 2010 – 2012

ĐVT: Triệu đồng

2011 so 2010 2012 so 2011 Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Số tiền % Số tiền %

1. Doanh số cho vay 374.610 355.919 477.393 (18.691) (5) 121.474 34,13

1.1. Ngắn hạn 300.158 328.744 399.055 28.586 9,52 70.311 21,39 1.2. Trung dài hạn 74.452 27.175 78.338 (47.277) (63,5) 51.163 188,27 2. Doanh số thu nợ 326.624 338.718 394.840 12.094 3,7 56.122 16,57 2.1. Ngắn hạn 285.990 289.653 350.349 3.663 1,28 60.696 20,75 2.2. Trung dài hạn 40.633 49.065 44.491 8.432 20,75 (4.574) (9,32) 3. Dư nợ 289.430 306.631 389.184 17.201 5,94 82.553 26,92 3.1. Ngắn hạn 209.381 248.472 297.178 39.091 18,67 48.706 19,6 3.2. Trung dài hạn 80.049 58.159 92.006 (21.890) (27,35) 33.847 58,2 4. Nợ xấu 13.124 20.593 13.428 7.469 56,9 (7.165) (34,8) 4.1. Ngắn hạn 12.224 14.344 9.679 2.120 17,34 (4.665) (32,52) 4.2. Trung dài hạn 900 6.249 3.750 5.349 594,33 (2.499) (40)

Bảng 4.6: Kết quả tín dụng 6 tháng đầu năm 2012 - 2013 ĐVT: Triệu đồng 6 tháng đầu năm 2013 so 2012 Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Số tiền (%)

1. Doanh số cho vay 244.498 209.235 (35.263) (14,42)

1.1. Ngắn hạn 201.365 194.396 (6.969) (3,46) 1.2. Trung dài hạn 43.133 14.839 (28.294) (65,6) 2. Doanh số thu nợ 193.550 181.683 (11.867) (6,13) 2.1. Ngắn hạn 167.718 166.100 (1.618) (0,96) 2.2. Trung dài hạn 25.832 15.583 (10.249) (39,68) 3. Dư nợ 357.579 385.131 27.552 7,71 3.1. Ngắn hạn 282.119 310.415 28.296 10,03 3.2. Trung dài hạn 75.460 74.716 (744) (0,98) 4. Nợ xấu 18.033 14.268 (3.765) (20,88) 4.1. Ngắn hạn 12.743 10.429 (2.314) (18,16) 4.2. Trung dài hạn 5.290 3.839 (1.451) (27,43)

Nguồn: Phòng Kinh doanh – Tín dụng của Agribank Vĩnh Thạnh, 2013

Qua bảng số liệu 4.5 và 4.6, thấy được tình hình tín dụng tại Agribank Vĩnh Thạnh trong những năm qua là khả quan, số tiền cho vay tăng nhưng khả năng thu hồi nợ cũng tăng lên đồng thời nợ xấu giảm dần. Trong đó, tín dụng của Chi nhánh mạnh về khoản cho vay ngắn hạn, vì huyện chủ yếu là những hộ sản xuất nông nghiệp có chu kỳ kinh doanh ngắn nên cho vay ngắn hạn thường thu hút khách hàng đông, cho vay ngắn hạn sẽ phân tán bớt rủi ro cho Ngân hàng nhưng khoản lời thường không cao bằng cho vay trung và dài hạn.

+ Doanh số cho vay

Là một huyện mà nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế mũi nhọn và chủ lực, đa phần nguồn vốn của Ngân hàng đều tập trung vào đây. Tín dụng có vai trò rất lớn đối với sản xuất nông nghiệp, đó là vai trò trung gian thu hút vốn và tài trợ vốn của Ngân hàng. Vai trò này thể hiện ở chỗ khi nông dân thu hoạch tiêu thụ được sản phẩm, họ có thừa tiền chưa biết đầu tư vào đâu, Ngân hàng

sẵn sàng tiếp nhận các nguồn vốn nhàn rỗi dưới hình thức ký thác. Điều đó vừa giúp người nông dân mà Ngân hàng còn tạo cho khoản tài chính tạm thời nhàn rỗi sinh lợi và được dự trữ an toàn cho việc sử dụng sau này. Khi người dân không đủ vốn để kinh doanh Ngân hàng là nơi cung cấp các khoản tài chính cho nông dân để mua sắm tư liệu sản xuất, trả công lao động kịp thời. Không có sự tài trợ này, người dân có thể gặp khó khăn về tài chính nhiều khi phải đi vay nặng lãi hoặc không thể tiến hành sản xuất được.

Qua bảng 4.5 và bảng 4.6, doanh số cho vay tăng giảm không ổn định qua các năm, tăng mạnh vào năm 2012 và giảm ở năm 2011 và 6 tháng đầu năm 2013 nhưng giảm với tốc độ chậm. Doanh số cho vay tăng giảm không ổn định là do sự tác động nhiều của doanh số cho vay trung dài hạn, thể hiện qua những năm phân tích tốc độ tăng giảm của doanh số cho vay trung dài hạn luôn lớn hơn cho vay trong ngắn hạn. Cụ thể, năm 2011 cho vay giảm 18.691 triệu đồng và giảm với tốc độ 5% so với năm 2010, doanh số cho vay giảm là do trong năm 2011 cho vay trung và dài hạn đã giảm 47.277 triệu đồng tương ứng giảm 63,5%. Sang năm 2012 doanh số cho vay tăng 121.474 triệu đồng cùng tốc độ tăng 34,13% so với năm 2011, trong đó cho vay ngắn hạn tăng với tốc độ 21,39% và cho vay trung dài hạn tăng 188,27%. Với 6 tháng đầu năm 2013 doanh số đã giảm 35.263 triệu đồng với tốc độ giảm 14,42% so với 6 tháng năm 2012, giảm mạnh là cho vay trung dài hạn với 28.294 triệu đồng cùng tốc độ giảm 65,6% trong khi cho vay ngắn hạn chỉ giảm 6.969 triệu đồng tương ứng 3,46%. Nguyên nhân doanh số cho vay tăng giảm không ổn định là do có những năm kinh tế ổn định, giá bán nông sản cao trong khi giá nguyên vật liệu đầu vào thấp người dân kinh doanh có lời nên hạn chế vay mượn Ngân hàng, song cũng có những năm giá nguyên vật liệu tăng cao nhưng giá bán ra thấp, thiên tại dịch bệnh trên lúa và gia súc, đầu tư cùng cải tiến trang thiết bị…người dân không đủ vốn để kinh doanh phải vay vốn tại Ngân hàng để tiếp tục đầu tư sản xuất. Doanh số cho vay tăng giảm không ổn định cùng với tỷ trọng cho vay trung dài hạn luôn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng doanh số, trong tương lai nếu Ngân hàng muốn kiếm lợi nhiều từ hoạt động cho vay thì cần đẩy mạnh cùng hoàn thiện công tác cho vay trung và dài hạn hơn nữa, vì khả năng sinh lời từ cho vay trung và dài hạn cao hơn nhưng đồng thời phải chịu rủi ro cao hơn.

+ Doanh số thu nợ

Thu hồi nợ là nhiệm vụ rất quan trọng của Ngân hàng, nó quyết định sự sống còn trong hoạt động của Ngân hàng. Thu hồi nợ kịp thời và đầy đủ sẽ làm cho đồng vốn của Ngân hàng đem đi đầu tư không bị chiếm dụng và quay vòng đúng theo chu kỳ của nó. Như thế sẽ đảm bảo cho hoạt động của Ngân

hàng được an toàn hiệu quả. Theo bảng số liệu, doanh số thu nợ tăng từ năm 2010 đến năm 2012, tuy 6 tháng đầu năm 2013 doanh số thu nợ giảm so với cùng kỳ năm 2012 nhưng chỉ giảm với tốc độ 6,13%. Tuy tổng doanh số thu nợ tăng đều qua 3 năm 2010 – 2012 nhưng doanh số thu nợ trung dài hạn giảm vào năm 2012, là do sự giảm của doanh số cho vay trung dài hạn năm 2011 và do cho vay trong dài hạn nên thời hạn trả nợ chưa tới hạn. Cu thể, năm 2011 doanh số thu nợ tăng 12.094 triệu đồng và tăng với tốc độ 3,7% so với năm 2010, doanh số thu nợ tăng là do trong năm 2011 cả thu nợ ngắn hạn cùng trung và dài hạn đều tăng, nhưng thu nợ trung dài hạn tăng nhiều hơn là dấu hiệu tốt cho công tác thu nợ tại Chi nhánh, và tăng 8.432 triệu đồng tương ứng

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện vĩnh thạnh thành phố cần thơ (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)