1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kiến trúc: Tổ chức kiến trúc cảnh quan khu ở nhằm nâng cao chất lượng môi trường sống đô thị tại thành phố Huế

27 45 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 391,85 KB

Nội dung

Mục tiêu nghiên cứu của luận án nhằm xác định mục tiêu nghiên cứu chung là tổ chức yếu tố Kiến trúc và các yếu tố Địa hình – Mặt nước – Cây xanh trong khu ở, để thực hiện nhiệm vụ tổ chức kiến trúc cảnh quan khu ở: chức năng - thẩm mỹ - môi trường - an toàn nhằm nâng cao chất lượng môi trường sống đô thị tại thành phố Huế.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIÊN TRÚC THÀNH PHÓ HÒ CHÍ MINH

HỒNG THANH THỦY

TƠ CHỨC KIÊN TRÚC CẢNH QUAN KHU Ở NHẰM

Trang 2

Cơng trình được hồn thành tại:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIÊN TRÚC THÀNH PHƠ HỒ CHÍ MINH

Người hướng dẫn khoa học:

1 PGS.TS.KTS DAM THU TRANG 2 PGS.TS.KTS PHAM TU

Phan bién 1: PGS.TS.KTS TON THAT DAI

Phan bién 2: PGS.TS.KTS NGUYEN QUOC THONG Phan bién 3: TS.KTS NGUYEN ANH TUAN

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường

hop tai: TRUONG DAI HOC KIEN TRUC TP HO CHI MINH

Vào hồi giỜ ngày tháng năm

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:

THU VIEN TRUONG DAI HOC KIEN TRUC TP HO CHI MINH THU VIEN KHOA HOC TONG HOP TP HO CHI MINH

Trang 3

PHAN MO DAU

1 Lý do chọn đề tài: Để nâng cao chất lượng môi trường sống, các đô thị trên Thế giới ngày càng có xu hướng tổ chức đồng bộ và hài hòa các nhu câu về ở đối với không gian bên trong căn hộ và không gian trơng bên ngồi căn hộ trong khu ở Do đó việc tổ chức các hoạt động

trong không gian trống bên ngoài căn hộ đã trở thành một yêu cầu

không thẻ thiếu trong môi trường ở đô thị Các nhu cầu đó, được gọi là nhiệm vụ của KTCQ khu ở Theo các chuyên gia về Đô thị trên Thế giới cũng như các chuyên gia về Quy hoạch kiến trúc và đô thị ở Việt Nam đều thống nhất KTCQ trong khu ở có những nhiệm vụ cơ bản:

Nhiệm vụ Chức năng, nhiệm vụ Thâm mỹ và nhiệm vụ Môi trường Căn cứ vào điều kiện thực tế của các khu ở đô thị hiện nay, nghiên cứu

sinh bố sung thêm nhiệm vụ An toàn Như vậy, tổ chức KTCQ khu ở

có bốn nhiệm vụ: Chức năng, Thâm mỹ, Môi trường và An toàn Các

nhiệm vụ trên được thực hiện thông qua các yếu tố kiến trúc cảnh quan trong khu ở, trong đó tập trung chủ yếu vào yếu tố Kiến trúc và yêu tô Địa hình - Mặt nước - Cây xanh gọi chung là các yếu tô KTCQ khác

Trong bối cảnh đô thị hóa, việc nghiên cứu tổ chức Kiến trúc cảnh

quan khu ở đối với Thành phố Huế để góp phần nâng cao chất lượng môi trường sống đô thị tốt hơn còn có ý nghĩa về mặt xã hội là tốt đẹp đối với bảo tổn và phát huy các giá trị truyền thống di sản Có Đô Hué,

đồng thời góp phần gia tăng giá trị mới trên lĩnh vực Kinh tế, Văn hóa

ở của Thành phố Festival — Thành phố Di sản Văn hóa Thế giới Ngồi ra tơ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở TP Huế sẽ đóng góp cho bộ mặt

cảnh quan đô thị Thành phô Huế hôm nay và Thành phố Thừa Thiên

Huế ngày mai Chính vì vậy, Tác giả đã chọn đề tài “Tổ chức kiến

Trang 4

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Mục tiếu chung: ĐỀ tài xác định mục tiêu nghiên cứu chung là tổ chức yếu tố Kiến trúc và các yếu tố Địa hình — Mặt nước — Cây xanh

(Gọi chung là các yếu tô KTCQ khác) trong khu ở, để thực hiện nhiệm

vụ tô chức KTCQ khu ở: Chức năng - Thẩm mỹ - Môi trường - An toan nhằm nâng cao chất lượng môi trường sống đô thị tại TP Huế

- Muc tiéu cu thé: Dé dat duoc mục tiêu chung, luận án để ra những

mục tiêu cụ thể như sau:

+ Nhận dạng những Đặc trưng cơ bản của yếu tô Kiến trúc và các

yếu tố KTCQ khác trong khu ở hiện hữu Thành phố Huế

+ Nhận dạng Mối quan hệ giữa yêu tố Kiến trúc với các yêu tô KTCQ

khác trong việc thực hiện nhiệm vụ KTCQ khu ở hiện hữu TP Huế

+ Xây dựng Bộ Quy tắc Ứng xử đối với yếu tố Kiến trúc và các yêu

tố KTCQ khác làm cơ sở thực hiện nhiệm vụ KTCQ khu ở TP Huế

+ Đề xuất các Giải pháp tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở hiện hữu và khu ở mới trong đô thị Thành phố Huế

3 Nội dung nghiên cứu: Với mục tiêu nghiên cứu trên, luận án đề ra các nội dung nghiên cứu bao gôm:

- Nghiên cứu tổng quan về Kiến trúc cảnh quan khu ở trong một số đô

thị trên Thế giới và ở Việt Nam

- Nghiên cứu thực trạng yếu tố Kiến trúc và các yêu tô KTCQ khác trong Kiến trúc cảnh quan khu ở hiện hữu tại Thành phố Huế

- Nghiên cứu các phương pháp nghiên cứu khoa học và nghiên cứu

xây dựng các cơ sở khoa học để thực hiện nhiệm vụ tô chức Kiến trúc cảnh quan khu ở đô thị tại Thành phố Huế

Trang 5

4 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Là yêu tỗ Kiến trúc và các yếu tố KTCQ khác

bao gồm Địa hình, Mặt nước và Cây xanh trong Kiến trúc cảnh quan

các khu ở đô thị hiện hữu tại Thành phố Huế

- Phạm vi nghiên cứu: Đó là Không gian trông giữa các ngôi nhà, giữa

các nhóm nhà, giữa các công trình kiến trúc và các cảnh quan trong phạm vi khu ở Yếu tố Kiến trúc cảnh quan trong khu ở được giới hạn

bởi yếu tố Kiến trúc và các yếu tố: Địa hình - Mặt nước - Cây xanh

5 Những đóng góp của luận án: Thông qua các kết quả nghiên cứu, luận án có những đóng góp chính như sau:

- Bảo tôn và phát huy giá trị KTCQ khu ở đô thị truyền thống và gia tăng những giá trị mới đáp ứng các nhiệm vụ tổ chức KTCQ khu ở, thỏa mãn yêu câu về môi trường ở của người dân Thành phô Huế - Tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở đồng bộ hài hòa với không gian

ở trong căn hộ theo hướng thực hiện nhiệm vụ của Kiến trúc cảnh quan

khu ở: Chức năng — Thẩm mỹ — Môi trường — An toàn nhằm nâng cao

chất lượng môi trường đô thị tại Thành phố Huế

6 Giải thích thuật ngữ và khái niệm: Các khái niệm về: Phong cảnh; Cảnh quan; Cảnh quan thiên nhiên; Cảnh quan nhân tạo; Cảnh

quan đô thị; Môi trường đô thị; Đô thị hóa; Sinh thái đô thị; Môi trường

sinh thái; và Phát triển bền vững

7 Hướng nghiên cứu của luận án đã được thực hiện: Hiện tại theo tìm hiểu của Nghiên cứu sinh có năm đề tài khoa học bàn đến từng

phần của Kiến trúc cảnh quan đô thị và một đề tài nghiên cứu Kiến

trúc cảnh quan khu ở tại Thành phố Hà Nội

8 Cấu trúc luận án: Luận án có câu trúc gồm ba phần: Phần mở đầu

(Gồm bảy nội dung); Phần nội dung (Gồm ba chương); Phần kết luận

Trang 6

PHAN NOI DUNG CHUONG 1

TONG QUAN VE DOI TUONG NGHIEN CUU

1.1 Những khái niệm cơ bản về Kiến trúc cảnh quan khu ở đô thị

1.1.1 Kiến trúc cảnh quan: Sự kết hợp hài hòa giữa cảnh quan nhân tạo và cảnh quan thiên nhiên, tùy theo không gian cụ thể mà cảnh quan thiên nhiên hay cảnh quan nhân tạo làm nên tảng

1.1.2 Đô thị: Đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật

độ cao, có cơ sở hạ tầng đô thị thích hợp và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp

1.1.3 Khu ở trong đô thị: Tùy theo phương thức tiếp cận có các khu ở trong đô thị phù hợp Thông thường có ba loại hình như sau:

Khu ở cổ, khu ở cũ và khu ở mới

1.1.4 Kiến trúc cảnh quan khu ở đô thị

- Các yếu tổ cơ bản của KTCQ khu ở đô thị: Bao gồm: Hình ảnh các công trình Kiến trúc, Địa hình khu ở, Mặt nước và Cây xanh Ngoài ra

còn có hệ thống giao thông, tiện ích công cộng, hệ thống đèn chiếu

sáng, đèn giao thông, bảng hiệu và hoạt động của con người

- Yêu cấu tông quái trong tô chức KTCQ khu ở đô thị: Đáp ứng các

nhu cầu sử dụng, phù hợp với điều kiện tự nhiên khí hậu, văn hóa, xã

hội, hướng đến môi trường ở sinh thái và phát triển bền vững

- Nhiệm vụ tô chức Kiến trúc cảnh quan khu ở đô thị:

+ Thực hiện nhiệm vụ Chức năng: Kiến trúc cảnh quan khu ở đảm

bảo những nhu cầu hoạt động của con người tiếp tục diễn ra ở bên ngoải ngôi nhà

+ Thực hiện nhiệm vụ Thâm mỹ: Kiến trúc cảnh quan khu ở đảm

Trang 7

+ Thực hiện nhiệm vụ Môi trường: Kiến trúc cảnh quan khu ở phù

hợp với điều kiện tự nhiên khí hậu hướng đến môi trường ở sinh thái

và phát triển bền vững

+Thực hiện nhiệm vụ An toàn: Kiến trúc cảnh quan khu ở đảm bảo

sự an toàn cho người dân trong khu ở

1.2 Khái quát tình hình tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở tại

một số đô thị trên Thé giới

1.2.1 Khái quát tình hình tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở cô và ở cũ: Đó là việc Bảo tồn và phát huy các yếu tố Kiến trúc cảnh quan khu ở có giá trị truyền thống và Cải tạo, nâng cấp các yếu tổ Kiến trúc cảnh quan đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân đô thị

1.2.2 Khái quát tình hình tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở mới: Đó là việc chủ yếu tổ chức KTCQ khu ở dạng chung cư và khu ở kiểu biệt thự đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân đô thị

1.3 Tình hình tổ chức KTCQ khu ở tại một số đô thị Việt Nam

1.3.1 Tình hình tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở cổ: Phố cổ

Hà Nội cũng như phố cổ Hội An, Kiến trúc cảnh quan có quy mô khoảng trông nhỏ, có tý lệ hài hòa với cảnh quan đường phố và còn

giữ được nguyên vẹn vẻ đẹp truyền thống

1.3.2 Tình hình tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở cũ: Khu ở cũ Hà Nội cũng như khu ở cũ Thành phó Hồ Chí Minh tuy có nhiều

thay đôi do xây chen, cơi nới, nhưng các khu ở dạng biệt thự vẫn giữ được nét Kiến trúc cảnh quan hài hòa phản ánh một bản sắc văn hóa

của một giai đoạn hình thành và phát triển, đó là vẫn giữ được “Tình

thần cũ”, phố cũ, nhà cũ và Kiến trúc cảnh quan cũ

Trang 8

đáp ứng nhu cầu ở đa dạng của thị trường và tổ chức xây dựng theo

xu hướng phát triển bền vững mang lại nhiều giá trị về KTCQ khu ở 1.4 Hiện trạng tổ chức KTCQ khu ở hiện hữu Thành phố Huế

1.4.1 Quá trình hình thành và phát triển khu ở TP Huế: Mỗi giai đoạn phát triển, những dấu vết về lịch sử và văn hóa của đô thị Huế được phản ánh sinh động thông qua các khu ở của người dân xứ Huế: Khu phố cổ Bao Vinh, Khu phó cổ Gia Hội cũng như Khu ở cũ trong Kinh Thành Huế hay Khu phố Tây và Khu nhà ở xóm Ngự Viên,

kế cả Khu ở kiểu Nhà vườn, các khu ở này đều xuất hiện từ đầu thế ky XVIII là nhà ở đô thị “Đặc biệt” cho các Quý tộc Triều Nguyễn Đối

với Khu ở kết hợp với thương mại: Khu phố cảng Thanh Hà; Khu phố

chợ Dinh - chợ Được; Khu phố Đông: Khu phố Tràng Tiền cũng được

xây dựng rất sớm phản ánh tính chất vừa ở vừa buôn bán; Các khu phố

thương mại mới xây dựng: Phó dịch vụ, bán lẻ và Phố âm thực được

hình thành mới như một dấu ấn ghi nhận thời kỳ đổi mới Khu ở mới

dạng chung cư đáp ứng nhu cầu của một bộ phận dân cư TP Hué, sẽ

là mô hình ở phố biến tại TP Huế trong tương lai Từ khía cạnh tổ

chức Kiến trúc cảnh quan khu ở, Tác giả phân loại các khu ở TP Huế

hiện nay thành bồn hình thức ở chính như sau: Khu ở cổ và ở cũ (Trong

đó bao gồm khu ở dạng phố thương mại xây dựng lâu đời); Khu ở kiểu nhà vườn; Khu ở kết hợp với thương mại; Khu ở mới dạng chung cư

1.4.2 Hiện trạng yếu tố Kiến trúc và các yếu tố KTCQ khác

trong tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở hiện hữu Thành phố Huế - Hién trang yếu tô Kiến trúc - Bồ cục tạo hình và Hình thức kiến trúc trong tô chức Kiến trúc cảnh quan khu ở hiện hữu Thành phố Huế: Tuy các khu ở có khác nhau về hình thức ở song đều có nét chung

phản ánh Bồ cục tạo hình và Hình thức kiến trúc của yếu tô Kiến trúc

Trang 9

- Hiện trạng các yếu to KT CÓ khác - Địa hình, Mặt nước và Cây xanh trong tô chức KTCQO khu ở hiện hữu Thành phố Huế: Cũng như yêu tó Kiến trúc, các yếu tố Địa hình, Mặt nước, Cây xanh trong các khu

ở hiện hữu được tổ chức hài hòa với nhau và hài hòa với Kiến trúc

Tuy nhiên khu ở dạng chung cư còn hạn chế về mặt nước và cây xanh

1.4.3 Nhận xét yếu tố Kiến trúc và các yếu tố KTCQ khác trong việc thực hiện nhiệm vụ tổ chức KTCQ khu ở hiện hữu TP Huế

- Đối với khu ở cô và ở cũ:

+ Nhiệm vụ Chức năng: Thiếu không gian bán công cộng, công cộng

+ Nhiệm vụ Thâm mỹ: Giữ được nét đẹp hài hòa giữa bình diện nên và bình diện đứng của khu ở

+ Nhiệm vụ Môi trường: Môi trường nhân tạo hài hòa với môi trường tự nhiên nhưng còn hiện tượng ô nhiễm về rác thải, nước thải trong khu ở

+ Nhiệm vụ An toàn: Khu ở còn nhiều hạn chế về mặt an toàn

- Đối với khu ở kiểu nhà vườn:

+ Nhiệm vụ Chức năng: Có sự điều chỉnh trong tổ chức không gian, đáp ứng được yêu cầu hoạt động trong khu ở

+ Nhiệm vụ Thẩm mỹ: Kiến trúc cảnh quan khu ở mang lại giá trị

hài hòa với vẻ đẹp đặc sắc cho khu ở

+ Nhiệm vụ Môi trường: Có sự cân bằng giữa môi trường nhân tạo và môi trường tự nhiên

+ Nhiệm vụ An toàn: Đảm bảo yêu cầu an toàn trong khu ở - Đối với khu ở kết hợp với thương mại:

+ Nhiệm vụ Chức năng: Chưa đảm bảo các hoạt động chức năng

+ Nhiệm vụ Thâm mỹ: Khu ở có Phong cách “Nửa hiện đại, nửa

Trang 10

10

+ Nhiệm vụ Môi trường: Mật độ bê tông hóa cao, do đó còn nhiều

hạn chế về mặt môi trường

+ Nhiệm vụ An toàn: Sự gia tăng các hoạt động buôn bán dẫn đến

nhiều hệ lụy không an toàn trong khu ở

- Đối với khu ở mới dạng chung cư:

+ Nhiệm vụ Chức năng: Do còn hạn chế về mặt quy mô diện tích

nên chưa đáp ứng được nhiệm vụ chức năng trong khu ở

+ Nhiệm vụ Thâm mỹ: Mô hình ở mới nhưng chưa thể hiện được vẻ

đẹp của khu ở hiện đại

+ Nhiệm vụ Môi trường: Chưa đảm bảo các yêu cầu của môi trường ở sinh thái và phát triển bền vững

+ Nhiệm vụ An toàn: Đáp ứng được yêu cầu vẻ an toàn trong khu ở 1.5 Những vẫn đề đặt ra đối với tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở Huế hiện nay: Vấn đề đặt ra cho Kiến trúc cảnh quan khu ở đô thị TP Huế hôm nay đó là: Trên cơ sở những nhiệm vụ của tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở, tiếp tục nghiên cứu yếu tô Kiến trúc và các yếu tố KTCQ khác trong khu ở nhằm nâng cao chất lượng môi trường sông đô thị Thành phố Huế Do đó cần có các phương pháp luận nghiên cứu thích hợp cũng như những cơ sở khoa học liên quan đến tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở, nội dung này được trình bày ở phân tiếp theo

CHƯƠNG 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC TỎ

CHỨC KIÊN TRÚC CẢNH QUAN KHU Ở THÀNH PHÓ HUÉ

Trang 11

11

Phương pháp Lịch sử; Phương pháp Thống kê, hệ thống hóa; Phương pháp Chuyên gia

2.2 Cơ sở khoa học tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở TP Huế 2.2.1 Cơ sở về Điều kiện tự nhiên TP Huế: Đó là việc tổ chức

KTCQ khu ở phù hợp với địa hình, đất đai, khí hậu, cảnh quan thiên

nhiên ở Huế và đặc biệt là cảnh quan sông Hương và núi Ngự Tổ chức

Kiến trúc cảnh quan khu ở được xem xét như là sắc thái riêng của Huế

2.2.2 Cơ sở về Văn hóa xã hội trong tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở Thành phố Huế: Đó là tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở Đề cao giá trị truyền thống, lối sống tính cộng đồng và văn hóa ở

thích thơ ca, hội họa của người dân xứ Huế

2.2.3 Cơ sở Lý thuyết về tổ chức KTCQ khu ở đô thị TP Huế

- Lý thuyết thâm mỹ trong tô chức KTCQ khu ở đô thị TP Huế: Đề cập đến các lý thuyết thâm mỹ để hướng đến cái đẹp của sự tổng hòa các yếu tố trong không gian KTCQ khu ở trên cơ sở: Cơ cấu tô chức mặt băng hợp lý và Tổ chức hình khối không gian có tỷ lệ hài hòa

- Một số lý thuyết Thiết kế Đô thị và Thiết kế KTCQ đô thị trong tô chức KTCQ khu ở đô thị tại TP Huế: Lý thuyết “Một ngôn ngữ kiểu mẫu”, lý thuyết “Một lý thuyết mới về Thiết kế Đô thị” và lý thuyết

“[ính tự nhiên của Trật tự” của Christopher Alexander và các đồng sự; Cũng như lý thuyết “Cái chết và cuộc sống của các thành phố lớn Hoa Kỳ” của Jane Jacobs và lý thuyết “Cảnh quan đô thị súc tích” của

Gordon Cullen, đều là cơ sở cho việc tô chức KTCO khu ở đô thị

2.2.4 Cơ sở về Môi trường sinh thái và phát triển bền vững: Đó là việc khai thác tài nguyên và rác thải; Tiêu hao năng lượng và khí thải CO; và Nguồn nước hướng đến phương thức Xây dựng theo phương thức sinh thái và phát triển bền vững và với Quan điểm Kiến

Trang 12

12

2.2.5 Cơ sở về Việc đáp ứng các hoạt động chức năng trong tổ

chức Kiến trúc cảnh quan khu ở Thành phố Huế: Đảm bảo việc

nghỉ ngơi, vui chơi giải trí, giao tiếp, di chuyển và yêu câu về dịch vụ, thương mại cũng như các yêu cầu khác trong khu ở

2.2.6 Cơ sở về Kinh tế kỹ thuật trong tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở: Là tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở phù hợp với điều kiện kinh tế và kỹ thuật xây dựng Trong bối cảnh xây dựng hiện nay

việc lựa chọn công nghệ thích hợp là phù hợp với điều kiện kinh tế kỹ

thuật của Thành phố Huế cũng như của Việt Nam

2.2.7 Cơ sở về Định hướng tổ chức KTCQ TP Huế: Đó là phát

triển không gian TP Huế theo mô hình “lập hợp đô thị di sản văn hóa

và cảnh quan”, trên nền tảng Bảo tổn cảnh quan di tích Cố Đô Huế và thăng cảnh sông Hương núi Ngự cộng với các cơ sở Văn hóa Tâm linh Phật Giáo và cần gia tăng giá trị mới cho Kiến trúc cảnh quan khu ở

2.2.8 Bài học kinh nghiệm tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở đô thị tại một số đô thị trên Thế giới và ở Việt Nam: Tổ chức Kiến

trúc cảnh quan khu ở bảo tổn ký ức sống của người dân đô thị và bảo tồn phát huy các giá trị Kiến trúc cảnh quan khu ở cổ, ở cũ theo xu

hướng hiện đại hóa Kiến trúc cảnh quan khu ở trong đô thị

CHƯƠNG 3

KẾT QUÁ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

3.1 Nhận dạng những Đặc trưng của yếu tố Kiến trúc và các yếu

tố KTCQ khác trong Kiến trúc cảnh quan khu ở Thành phố Huế

3.1.1 Nhận dạng những Đặc trưng của yếu tố Kiến trúc trong tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở Thành phố Huế

Trang 13

13

+ Kiến trúc công trình nhà ở

e Bồ cục tạo hình kiến trúc: Kiến trúc thấp tầng, mật độ xây dựng cao và hệ số sử dụng đất thấp Khối kiến trúc bám theo mặt đường, mặt hẻm, có cấu trúc thông nhất và hài hòa với không gian đường phó

e Hình thức kiến trúc: Kiến trúc bản địa truyền thống, sử dụng vật

liệu địa phương, chủ yếu có màu “Trầm va 4m” (Mau nau dat, mau chi và màu vàng nhạt)

+ Kiến trúc công trình công cộng

e Bồ cục tạo hình kiến trúc: Kiến trúc thấp tầng, mật độ xây dựng

thấp và hệ số sử dụng đất thấp Cấu trúc hình khối đơn giản, xây dựng

độc lập trong một khuôn viên cây xanh riêng

e Hình thức kiến trúc: Phong cách bản địa truyền thống kết hợp với

nghệ thuật trang trí “Cầu kỳ nhưng tinh tế” của người Huế, sử dụng vật liệu địa phương, màu sắc sặc sỡ (Màu đỏ, màu vàng đậm)

+ Kiến trúc nhỏ trong khu ở

e Bồ cục tạo hình kiến trúc: Kiến trúc thấp tầng, quy mô xây dựng nhỏ, vị trí xây dựng đan xen trong khu nhà ở và công trình công cộng

Cấu trúc hình khối đơn giản, tổ chức không gian dạng “Mở” gắn với

cảnh quan thiên nhiên

e Hình thức kiến trúc: Loại kiến trúc nhỏ truyền thông thường thấy

ở các công viên, vườn hoa, sử dụng vật liệu địa phương, màu sắc đơn

gián, nhẹ nhàng (Màu trung gian giữa gam màu của nhà ở và gam màu của công trình công cộng)

- Đối với khu ở kiểu nhà vườn

+ Kiến trúc công trình nhà ở

e Bồ cục tạo hình kiến trúc: Kiến trúc thấp tầng, mật độ xây dựng thấp và hệ số sử dụng đất thấp Câu trúc từ việc tạo hình là sự kết hợp

Trang 14

14

e Hình thức kiến trúc: Tiêu biểu là kiến trúc nhà Rường với cấu

trúc gỗ kết hợp với trang trí đặc sắc từ ý tưởng Đ/ø - Nhân - Văn xứ Huế, sử dụng vật liệu địa phương, màu chủ yếu là tông màu nâu, tùy

theo vị trí của công trình có sự phối màu đậm nhạt khác nhau

+ Kiến trúc công trình công cộng

e Bồ cục tạo hình kiến trúc: Kiến trúc thấp tầng, mật độ xây dựng

thấp và hệ số sử dụng đất thấp Được cấu trúc bởi hình khối có sự kết

hợp đa dạng của nhiều hình học theo nguyên tắc của Thuật Phong Thủy

e Hình thức kiến trúc: Có sự kết hợp giữa phong cách kiến trúc bản địa với các chi tiết trang trí của kiến trúc Pháp, sử dụng vật liệu địa phương, màu sắc sặc sỡ (Màu đỏ, màu nâu đỏ, màu nâu đậm)

+ Kiến trúc nhỏ trong khu ở

e Bồ cục tạo hình kiến trúc: Kiến trúc đơn giản và thấp tầng, quy mô xây dựng nhỏ, vị trí xây dựng đan xen trong khu ở Cấu trúc hình khối đơn giản, tổ chức không gian mở gắn với cảnh quan thiên nhiên

e Hình thức kiến trúc: Loại hình kiến trúc nhỏ truyền thống thường

thấy ở các công viên, vườn hoa, sử dụng vật liệu địa phương, màu sắc đơn giản, nhẹ nhàng (Màu trung gian gifta gam màu của nhà ở và gam màu của công trình công cộng)

- Đối với khu ở kết hợp với thương mại

+ Kiến trúc công trình nhà ở

e Bồ cục tạo hình kiến trúc: Kiến trúc thấp tầng, mật độ xây dựng

cao và hệ số sử dụng đất thấp Khối kiến trúc nhà ở dạng liên kế có

tầng cao khác nhau, bám theo mặt đường, mặt hẻm, có cấu trúc “Mở” e Hình thức kiến trúc: Kiến trúc nhà phố có phong cách “Hiện đại”,

sử dụng vật liệu truyền thống và một số vật liệu mới, khu ở có màu

Trang 15

15

+ Kiến trúc công trình công cộng

e Bồ cục tạo hình kiến trúc: Kiến trúc thấp tầng, mật độ xây dựng thấp và hệ số sử dụng đất thấp Cấu trúc đa dạng và phong phú, là sự

kết hợp linh hoạt giữa hình khối mặt bằng với hình khối của mái cũng

như độ đặc rỗng của các mảng tường

e Hình thức kiến trúc: Phong cách kiến trúc theo xu hướng hiện đại nhất là các công trình thương mại hay vui chơi giải trí của khu ở, sử

dụng vật liệu truyền thống và một số vật liệu mới, kiến trúc có gam

màu sáng và tươi hơn phù hợp với khu thương mại

+ Kiến trúc nhỏ trong khu ở

e Bồ cục tạo hình kiến trúc: Kiến trúc thấp tầng, quy mô xây dựng nhỏ, vị trí xây dựng đan xen trong khu ở Câu trúc hình khối kiến trúc đơn giản, tổ chức không gian dạng “Mở” gắn với cảnh quan thiên nhiên

e Hình thức kiến trúc: Loại hình kiến trúc nhỏ truyền thống thường

thấy ở các công viên, vườn hoa, sử dụng vật liệu truyền thống và một số vật liệu mới, màu sắc đơn giản, nhẹ nhàng (Màu trung gian giữa gam mau cua nhà ở và gam màu của công trình công cộng)

- Đối với khu ở mới dạng chung cư

+ Kiến trúc công trình nhà ở

e Bồ cục tạo hình kiến trúc: Kiến trúc thấp tầng và nhiều tầng (< 9

tầng), mật độ xây dựng không quá 50% diện tích đất và hệ số sử dụng

đất thấp Có cấu trúc là sự tô hợp hình khối trên cơ sở các hình học cơ

bản kết hợp với tỷ lệ tầng cao và độ đặc rỗng của công trình

e Hình thức kiến trúc: Hướng đến phong cách kiến trúc khu ở hiện

đại, sử dụng vật liệu truyền thống và một số vật liệu mới, kiến trúc có

Trang 16

16

e Bồ cục tạo hình kiến trúc: Kiến trúc thấp tầng, mật độ xây dựng thấp và hệ số sử dụng đất thấp Câu trúc đa dạng và phong phú, là sự

kết hợp linh hoạt giữa hình khối mặt bằng với hình khối của mái cũng

như độ đặc rỗng của các mảng tường trong công trình

e Hình thức kiến trúc: Phong cách kiến trúc theo xu hướng hiện đại,

sử dụng vật liệu truyền thống và một số vật liệu mới, kiến trúc có gam

mau sang va tuoi hon

+ Kiến trúc nhỏ trong khu ở

e Bồ cục tạo hình kiến trúc: Kiến trúc thấp tầng, quy mô xây dựng nhỏ, vị trí xây dựng đan xen trong khu ở Câu trúc hình khối kiến trúc đơn giản, tổ chức không gian dạng “Mở” gắn với cảnh quan thiên nhiên

e Hình thức kiến trúc: Loại kiến trúc nhỏ truyền thông thường thấy

ở các công viên, vườn hoa, sử dụng vật liệu truyền thống và một số

vật liệu mới, màu sắc đơn giản, nhẹ nhàng (Màu trung gian giữa gam màu của nhà ở và gam màu của công trình công cộng)

3.1.2 Nhận dạng những Đặc trưng của các yếu tố KTCQ khác trong tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở Thành phố Huế

- Đối với yếu tô Địa hình: Nhìn chung địa hình đối với Khu ở cổ, ở

cũ; Khu ở kiểu nhà vườn đa dạng trên cơ sở địa hình tự nhiên Khu ở mới dạng chung cư khá đa dạng trên cơ sở địa hình nhân tạo Khu ở kết hợp với thương mại khá đơn điệu không có sự thay đổi đáng kê

- Đối với yếu tô Mặt mước: Có sự kết hợp giữa mặt nước tự nhiên và

mặt nước nhân tạo đối với khu ở cổ, ở cũ và khu ở kiểu nhà vườn Yếu tố nước khu ở mới dạng chung cư chủ yếu là nhân tạo, còn khu ở kết

hợp với thương mại, yếu tố nước hầu như biến mắt

- Đối với yếu tỐ Cây xanh: Cây xanh đối với khu ở cỗ, ở cũ và khu ở

Trang 17

17

pháp tổ chức Khu ở mới dạng chung cư và khu ở kết hợp với thương

mại còn hạn chế về cây xanh

3.2 Nhận dạng Mối quan hệ giữa yếu tố Kiến trúc với các yếu tố

KTCQ khác trong việc thực hiện nhiệm vụ tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở Thành phố Huế

3.2.1 Cơ sở để nhận dạng Mối quan hệ giữa yếu tố Kiến trúc với các yếu tố KTCQ khác trong việc thực hiện nhiệm vụ tổ chức

Kiến trúc cảnh quan khu ở Thành phố Huế

Cơ sở để nhận dạng các Mối quan hệ giữa yếu tố Kiến trúc với các

yếu tô KTCQ khác trong việc thực hiện nhiệm vu tổ chức Kiến trúc

cảnh quan khu ở, đó là:

- Thực hiện nhiệm vụ Chức năng: - Thực hiện nhiệm vụ Thâm mỹ; - Thực hiện nhiệm vụ Môi trường: - Thực hiện nhiệm vụ An toàn

3.2.2 Mối quan hệ giữa yếu tố Kiến trúc với các yếu tố KTCQ khác trong khu ở

Từ yêu câu thực hiện nhiệm vụ trên, Tác giả nhận dạng Mối quan hệ

giữa yếu tố Kiến trúc với các yếu tố KTCQ khác như sau:

- Mỗi quan hệ Kết hợp thực hiện nhiệm vụ Chức năng: - Mỗi quan hệ Hài hòa thực hiện nhiệm vụ Tham my; - Méi quan hệ Thích ứng thực hiện nhiệm vụ Môi trường; - Mỗi quan hệ Tương tác thực hiện nhiệm vụ An tồn

Các Mơi quan hệ trên được thê hiện trong Cơ cấu tô chức mặt bằng

và Tổ chức hình khối không gian Kiến trúc cảnh quan khu ở

3.3 Xây dựng Bộ Quy tắc Ứng xử đối với yếu tố Kiến trúc và các

yếu tố KTCQ khác trong việc thực hiện nhiệm vụ tổ chức Kiến

Trang 18

18

3.3.1 Cơ sở xây dựng Bộ Quy tắc Ứng xử

Điều chỉnh các yếu tô Kiến trúc cảnh quan khu ở hiện hữu nhằm thực

hiện nhiệm vụ Kiến trúc cảnh quan khu ở, đó là:

- Thực hiện nhiệm vụ Chức năng: Sự Két hợp giữa các yếu tô Kiến

trúc để Tạo ra không gian trống và Kế hợp với các yếu tố KTCQ khác để Hồn chỉnh khơng gian trồng ngoài nhà

- Thực hiện nhiệm vụ Thâm mỹ: Sự Hài hòa yếu tô Kiến trúc và Hài

hòa với Địa hình, Mặt nước và Cây xanh mang lại Vẻ đẹp hoàn chỉnh và nhân văn

- Thực hiện nhiệm vụ Môi trường: Kiến trúc cảnh quan khu 6 Thich

ứng với điều kiện tự nhiên hướng đến sự Cân bằng môi trường nhân

tạo và môi trường tự nhiên trong khu ở

- Thực hiện nhiệm vụ An toàn: Sự 7ơng tác giữa yếu tô Kiến trúc với các yếu tố KTCQ khác Tạo không khí thanh bình, nhẹ nhàng và

dễ chịu trong khu ở

3.3.2 Nội dung Bộ Quy tắc Ứng xử trong tổ chức KTCQ khu ở

- Nhóm Quy tắc Ứng xử Kết hợp: Ứng xử Kết hợp yếu tô Kiến trúc với các yêu tố KTCQ khác - Nhóm Quy tắc Ứng xứ Hài hòa: Ứng xử Hài hòa yếu tỗ Kiến trúc với các yêu tố KTCQ khác - Nhóm Quy tắc Ứng xứ Thích ứng: Ứng xử Thích ứng yêu tố Kiến trúc với các yếu tố KTCQ khác - Nhóm Quy tắc Ứng xứ Tương tác: Ứng xử Tương tác yêu tô Kiến trúc với các yếu tố KTCQ khác

3.3.3 Xây dựng Bộ Quy tắc Ứng xử và nguyên tắc, phương thức áp dụng trong tô chức Kiến trúc cảnh quan khu ở

Trang 19

19

+ Đối với yếu tố Kiến trúc: Đó là sự Ứng xử Kết hợp trong Tạo hình, Hài hòa trong Bồ cục, Thích ứng trong Môi trường tự nhiên và Tương tác trong Tổ chức mặt băng cũng như Hình thức kiến trúc

+ Đối với các yếu tố KTCQ khác: Đó là sự Ứng xử Kết hợp trong Tổ chức mặt bằng, Hài hòa trong Hình khối kiến trúc, Thích ứng trong Môi trường tự nhiên và Tương tác trong Tổ chức mặt băng và Tổ chức

hình khối không gian

- Nguyên tắc và phương thức áp dụng Bộ Quy tắc Ứng xử trong tô chức Kiến trúc cảnh quan khu ở:

+ Nguyên tắc áp dụng: Áp dụng Đông bộ trên cơ sở yếu tố Kiến trúc gift vai tro chu dao

+ Phương thức áp dụng: Áp dụng cho từng Loại hình khu ở cụ thể 3.4 Đề xuất các giải pháp tổ chức yếu tố Kiến trúc và các yếu tố

KTCQ khác trong tổ chức KTCQ khu ở Thành phố Huế

3.4.1 Định hướng chung cho các giải pháp - Nguyên tắc chung:

+ Đối với các khu ở hiện hữu: Cải tạo, nâng cấp yếu tố hiện hữu và

bố sung yêu tố mới 7ơng thích với hiện trạng khu ở

+ Đối với khu ở mới: Tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở Đông bộ với không gian căn hộ và theo xu hướng sinh thái, phát triển bền vững - Yêu cầu chung đối với nhiệm vụ tô chức KTCO khu ở hiện hữu: Tổ

chức KTCO khu ở đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ về Chức năng, về

Thâm mỹ, vẻ Môi trường sinh thái và về An toàn trong khu ở

3.4.2 Giải pháp cải tạo nâng cấp và tổ chức mới yếu tố Kiến trúc và các yếu tố KTCQ khác Tương thích với Kiến trúc cảnh quan khu ở hiện hữu

- Đối với yếu tố Kiến trúc: Chỉnh trang diện mạo Kiến trúc hiện hữu

Trang 20

20

Kiến trúc mới Tương thích với kiến trúc hiện hữu ở các lĩnh vực: Tạo

hình và hình thức cũng như quy mô tầng cao kiến trúc trong khu ở - Đối với các yếu t KTCQ khác (Địa hình, Mặt nước, Cây xanh): Tương thích trong sự đa dạng của các yếu tố KTCQ khác Chỉnh trang và bổ sung các yếu tô Kiến trúc cảnh quan mới Tương thích với không

gian khu ở Đặc biệt bảo tổn và đa dạng hóa các yếu tô Kiến trúc cảnh

quan ở không gian mở ra sông

3.4.3 Giải pháp thiết kế đồng bộ đối với yếu tố Kiến trúc và các

yếu tố KTCQ khác trong việc tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở mới dạng chung cư

- Những yêu cầu đối với nhiệm vụ tô chức KTCQ khu ở chung cư mới: + Nhiệm vụ Chức năng: Đảm bảo các không gian bán công cộng và không gian công cộng đủ quy mô diện tích đáp ứng các hoạt động bên

ngoài căn hộ

+ Nhiệm vụ Thâm mỹ: Tạo được sắc thái riêng về KTCQ trong

không gian khu ở đối với yêu tố Kiến trúc và các yếu tô KTCQ khác + Nhiệm vụ Môi trường sinh thái: Giải pháp quy hoạch, giải pháp kiến trúc, giải pháp sử dụng vật liệu xây dựng cũng như giải pháp đối với địa hình, mặt nước, cây xanh hướng đến môi trường ở sinh thái và phát triển bền vững

+ Nhiệm vụ An toàn: Tạo các “Giao diện tích cực” và “Duy trì sức

sống lành mạnh” trong không gian Kiến trúc cảnh quan theo hướng

“Khơng gian an tồn”

- Đề xuất những giải pháp về yếu tô Kiến trúc trong tô chức Kiến trúc

cảnh quan khu ở: Đa dạng hóa Bỗ cục hình khối kiến trúc và tổ chức

Hình thức kiến trúc công trình nhà ở, kiến trúc công trình công cộng,

kiến trúc nhỏ trong khu ở phù hợp với mô hình ở dạng chung cư thấp

Trang 21

21

- Đề xuất những giải pháp các yếu tổ KTCQ khác trong tô chức Kiến trúc cảnh quan khu ở:

+ Tổ chức Địa hình: Giải pháp tổ chức địa hình theo điều kiện tự nhiên và có những giải pháp biến đổi địa hình đa dạng: Biến đổi địa

hình theo dạng hình học cũng như biến đổi địa hình theo vật liệu xây dựng

+ Tổ chức Mặt nước: Giải pháp tổ chức, biến đổi mặt nước linh hoạt: Tổ chức mặt nước theo mặt bằng địa hình, theo mặt cắt, theo giải pháp bố cục tập trung hay phân tán trong không gian khu ở

+ Tổ chức Cây xanh: Giải pháp tổ chức và biến đổi cây xanh đa dạng: Tổ chức cây xanh thống nhất ở mặt bằng địa hình, ở mặt cắt và ở phối cảnh đảm bảo việc bố cục cây xanh đa dạng trong tổng thể khu ở

3.5 Bàn luận kết quả nghiên cứu

Như nội dung Tác giả đã trình bày ở chương 3 về các Kết quả nghiên cứu đối với yếu tố Kiến trúc và các yếu tố KTCQ khác trong việc thực hiện nhiệm vụ Kiến trúc cảnh quan khu ở Thành phố Huế Các Kết quả đã phản ánh tính hệ thống của quá trình nghiên cứu Đó là từ nhận dạng những Đặc trưng, nhận dạng Mối quan hệ, xây dựng Bộ Quy tắc Ứng xử cho đến đề xuất Giải pháp tổ chức KTCQ khu ở hiện hữu và khu ở mới của Thành phố Huế Do đó trong phần Bàn luận về kết quả nghiên cứu, Tác giả tập trung vào các vấn đề có ý nghĩa thực tiễn đối

với việc tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở đô thị hiện nay, cụ thé:

Trang 22

22

- Bàn luận kết quả nghiên cứu đưa vào thực tiễn các khu ở hiện hữu

tại Thành phố Huế: Tô chức KTCQ khu ở là vẫn đề mới, đồng nghĩa

với những khó khăn, do đó cần có các bước ổi phù hợp như tạo sự

đồng thuận vé nhận thức trong tổ chức KTCQ khu ở đối với Chính quyên, Nhà đầu tư khu ở và Người dân Xây dựng những cơ sở dé thực hiện tổ chức KTCQ và tổ chức thực hiện KTCQ khu ở với phương

thức Nhà nước và Nhân dân cùng tổ chức KTCQ các khu ở hiện hữu - Bàn luận đưa kết quả nghiên cứu làm tài liệu tham khảo trong tô chức KTCQ khu ở cô và ở cũ tại các đô thị Việt Nam: Hầu hết các khu ở cô và ở cũ tại các đô thị Việt Nam đều đang xuống cap tram trong lại thiểu cơ sở pháp lý về nhiệm vụ của KTCQ khu ở để cải tạo nâng cấp, do đó hiện tượng cải tạo nâng cấp không đồng bộ là phổ biến Chính vì vậy, Tác giả cho rằng: Cơ quan chủ quản về nhà ở cấp Quốc gia cần xem xét Kết quả nghiên cứu của luận án để nội dung tô chức

KTCQ khu ở đô thị sớm trở thành một bộ phận không thê tách rời môi

trường ở đô thị Trước mắt các kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo trong hoạt động tổ chức KTCQ đối với khu ở cỗ và ở cũ trong đô thị

Các hướng Bàn luận trên sẽ làm rõ thêm ý nghĩa và tính chất khoa học của Kêt quả nghiên cứu

PHẢN KÉT LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ I Kết luận

Nghiên cứu về Tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở nhăm nâng cao chất lượng môi trường sống đô thị Thành phố Huế theo hướng thực

hiện các nhiệm vụ của Kiến trúc cảnh quan khu ở là hướng nghiên cứu

rất cần thiết và đáp ứng nhu cầu thực tiễn trong việc tổ chức môi

trường sống, phát triển đô thị hiện nay Với đôi tượng chủ yếu là các

Trang 23

23

ton tại và phát triển, do đó đây lại là một hướng nghiên cứu càng khó

khăn hơn Vì vậy để đạt được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, Luận án

chọn cách tiếp cận là tập trung nghiên cứu vào hai yếu tố quan trọng nhất của Kiến trúc cảnh quan khu ở, đó là yếu tố Kiến trúc và các yếu tô Địa hình, Mặt nước, Cây xanh Với việc xác định rõ ràng nội dung nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và xây dựng những cơ sở khoa học thiết thực cho đề tài, Kết quả nghiên cứu

đạt được như sau:

1 Nhận dạng những Đặc trưng của yêu tố Kiến trúc và các yếu tố KTCQ khác trong Kiến trúc cảnh quan khu ở Thành phố Huế:

- Đối với yếu tố Kiến trúc: Trong các loại hình ở hiện hữu của Thành phố Hué, yếu tô Kiến trúc được biểu hiện thông qua hai đặc trưng cơ

bản đó là: Bố cục tạo hình kiến trúc (Đặc điểm và Cấu trúc) và Hình thức kiến trúc (Phong cách kiến trúc, Vật liệu hoàn thiện mặt ngoài và

Màu sắc)

- Đối với các yếu tô KTCQ khác: Các yêu tỗ Địa hình, Mặt nước, Cây xanh có đặc trưng chính là hài hòa với yếu tô Kiến trúc, trong các loại

hình ở hiện hữu

2 Nhận dạng Mối quan hệ giữa yếu tố Kiến trúc với các yếu tổ

KTCQ khác trong Kiến trúc cảnh quan khu ở, để thực hiện nhiệm vụ

Kiến trúc cảnh quan khu ở, đó là:

- Mối quan hệ Kế: hợp để thực hiện nhiệm vụ Chức năng; - Mối quan hệ Hài hòa để thực hiện nhiệm vụ 7»ẩm mỹ;

- Mỗi quan hé Thich ung để thực hiện nhiệm vụ À⁄ôi (ruong; - Méi quan hệ 7ơng tác để thực hiện nhiệm vụ Án /oàn

3 Xây dựng Bộ Quy tắc Ứng xử đối với yếu tố Kiến trúc và các

Trang 24

24

- Nhóm Quy tắc Ung xứ Hài hòa thực hién nhiém vu Thdm my; - Nhóm Quy tắc Ung xu Thich ung thuc hiện nhiệm vụ Môi trường: - Nhóm Quy tắc Ung xu Tuwong tac thuc hién nhiém vu An todn

4 Đề xuất các Giải pháp tổ chức yếu tố Kiến trúc và các yêu tổ KTCQ khác trong Tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở đô thị của hai

loại hình ở chính tại Thành phó Huế:

- Giải pháp Cái tạo nâng cấp và Tô chức mới Tương thích đối với yếu tô Kiến trúc và các yếu tô KTCQ khác trong khu ở hiện hữu

+ Đối với yếu tố Kiến trúc:

e Chỉnh trang Diện mạo Kiến trúc 7ơng thích với Kiến trúc hiện hữu

e Bồ sung các yếu tô Kiến trúc mới 7ương thích với Kiễn trúc hiện

hữu

e Kiểm soát Tầng cao Kiến trúc trong khu ở 7ương thích với Chiều

cao Kiến trúc hiện hữu

+ Đối với các yếu tô KTCQ khác:

e Bảo vệ tính Đa dạng của các yếu tố KTCQ khác 7ơng thích Kiến

trúc cảnh quan khu ở hiện hữu

e Chỉnh trang và Bồ sung các yếu tố KTCQ khác 7ương thích trong

Không gian Kiến trúc cảnh quan khu ở hiện hữu

e Bảo tồn và Đa dạng các yếu tố KTCQ khác trong Khu ở có Không gian mở ra bờ sông

- Giải pháp thiết kế đồng bộ đối với yếu tố Kiến trúc và các yếu tÔ KTCO khác cho khu ở mới dạng chung cư

+ Đề xuất giải pháp đối với yếu tô Kiến trúc:

e Đối với Kiến trúc công trình nhà ở cần xác định về Tầng cao thích

hợp và nghiên cứu Bồ cục hình khối kiến trúc cũng như Hình thức mặt

Trang 25

25

e Đối với Kiến trúc công trình công cộng cần xác định về Vị trí phù

hợp trong không gian khu ở và nghiên cứu Bồ cục hình khối cũng như

Hình thức kiến trúc tạo ấn tượng đặc sắc trong khu ở trên nên tảng

nghệ thuật kiến trúc Cung Đình Huế

e Đối với Kiến trúc nhỏ trong khu ở cần nghiên cứu Hình thức kiến trúc phù hợp tạo điểm nhắn trong tô chức Kiến trúc cảnh quan khu ở

+ Đề xuất giải pháp đối với các yếu tố KTCQ khác:

e Tổ chức Địa hình thông qua các giải pháp biến đổi theo điều kiện

tự nhiên, theo dạng hình học và theo vật liệu xây dựng

e Tổ chức Mặt nước và tô chức Cây xanh theo mặt bằng địa hình, hài hòa với yếu tố Kiến trúc, phù hợp với các Không gian chức năng

trong Kiến trúc cảnh quan khu ở

Các Kết quả nghiên cứu trên phản ánh tính hệ thống hóa và khách quan đối với yếu tố Kiến trúc và các yếu tố KTCQ khác Kết quả

nghiên cứu phù hợp với mục tiêu cụ thể và hướng đến mục tiêu chung của Luận án là Tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở nhằm nâng cao chất lượng môi trường sống đô thị tại Thành phố Huế

H Kiến nghị

Tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở đô thị TP Huế nhằm nâng cao

chất lượng môi trường sống đô thị cho người dân TP Huế đông thời còn có ý nghĩa đối với việc Tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở trong

hệ thống đô thị Việt Nam Do đó, Tác giả có một số kiến nghị như sau:

1 Đối với TP Huế: Ứng dụng phân lý thuyết của Kết quả nghiên

cứu tô chức thực hiện thí điểm cải tạo nâng cấp KTCO khu ở cô, ở cũ hoặc khu ở kiểu nhà vườn thực hiện nhiệm vụ KTCQ khu ở với

Trang 26

26

để tô chức Kiến trúc cảnh quan khu ở đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ

của kiến trúc cảnh quan: Chức năng - Thâm mỹ - Miôi trường - An toàn

2 Đối với công tác Quản lý Nhà nước về Nhà ở đô thị: Trên cơ sở

các Kết quả nghiên cứu các yếu tố Kiến trúc cảnh quan để thực hiện nhiệm vụ của Kiến trúc cảnh quan khu ở, đó là các nhiệm vụ: Chức năng - Thắm mỹ - Môi trường - An toàn Tác giả kiến nghị: - Bộ Xây Dựng cho phép tổ chức nghiên cứu tiếp đề tài về Tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở đô thị và sớm ban hành các Tiêu chuẩn quy phạm vẻ Tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở đô thị phù hợp với các

cấp đô thị hiện hữu ở Việt Nam

- Bộ Xây Dựng đưa nội dung Tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở đô thị vào Tiêu chí phân loại, nâng cấp đô thị theo quyết định số 42/2009/NĐ-CP của Chính phủ (Là nội dung thứ bảy trong tiêu chí

phân loại đô thị hiện hành)

3 Đối với các Cơ sở Đào tạo về lĩnh vực Quy hoạch, Kiến trúc và

Xây dung: Dé nghị nghiên cứu bổ sung các kiến thức liên quan đến Tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở trong Nguyên lý thiết kế Quy hoạch và Kiến trúc cũng như Tổ chức Kiến trúc cảnh quan các điểm dân cư trong đô thị

Trên đây là toàn bộ nội dung Luận án với đề tài: “Tổ chức kiến trúc

cảnh quan khu ở nhằm nâng cao chất lượng môi trường sống đô thị

tại Thành phố Huế” Luận án là tài liệu khoa học có giá trị để nghiên

cứu Tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở đô thị Thành phố Huế Đông

thời Luận án là tài liệu tham khảo phục vụ các hoạt động liên quan đến

Trang 27

DANH MỤC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIÁ

I Hoàng Thanh Thủy (2009), “7z nhà vườn Huế hướng đến môi trường ở Đô thị hiện đại ”, Tạp chí Kiến Trúc Việt Nam Số 08/ 2009 2 Hoàng Thanh Thủy, Nguyễn Thanh Hà (2009), “A⁄@/ số luận điểm

về Thiết kế Đô thị khu trung tâm Thành phố và các khu du lịch ven

biển”, Tuyễn tập Hội thảo Khoa học về Ý tưởng quy hoạch phát triển

Thành phố Quy Nhơn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, Thanh

phố Quy Nhơn, Tỉnh Bình Định

3 Hoàng Thanh Thủy, Dương Trọng Bình (2013), “Bộ môn Công nghiệp và Kỹ thuật Kiến trúc với công tác giảng dạy trong đào tạo

theo hệ thống tín chỉ”, Kỷ yêu Hội nghị Khoa học lần VII về Đổi mới

quản lý và nâng cao chất lượng Giáo dục Đại học, Trường Đại Học

Kiến Trúc Thành phố Hồ Chí Minh

4 Hoàng Thanh Thủy (2016), “7ô chức không gian xanh cho hẻm

phố và nhà ở tại Thành phố Hồ Chí Minh”, Kỷ yêu Hội thảo Kiễn trúc vì một Thành phố Hồ Chí Minh có Chất lượng sống tốt - Văn minh - Hiện đại - Nghĩa tình, Ủy Ban Nhân Dân Thành phô Hồ Chí Minh và Hội Kiến Trúc Sư Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh

5 Hồng Thanh Thủy (2016), “Mơi trường ở đô thị hiện đại nhìn qua

lăng kính nhà vườn Huế”, Tạp chí Xây Dựng Sô 06/ 2016

6 Hoàng Thanh Thủy (2016), “Yếu tổ thâm mỹ kiến trúc cảnh quan

Ngày đăng: 23/09/2020, 12:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN