1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Tổ chức kiến trúc cảnh quan khu ở nhằm nâng cao chất lượng môi trường sống đô thị tại Thành phố Huế (LA tiến sĩ)

250 221 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 250
Dung lượng 45,9 MB

Nội dung

Tổ chức kiến trúc cảnh quan khu ở nhằm nâng cao chất lượng môi trường sống đô thị tại Thành phố Huế (LA tiến sĩ)Tổ chức kiến trúc cảnh quan khu ở nhằm nâng cao chất lượng môi trường sống đô thị tại Thành phố Huế (LA tiến sĩ)Tổ chức kiến trúc cảnh quan khu ở nhằm nâng cao chất lượng môi trường sống đô thị tại Thành phố Huế (LA tiến sĩ)Tổ chức kiến trúc cảnh quan khu ở nhằm nâng cao chất lượng môi trường sống đô thị tại Thành phố Huế (LA tiến sĩ)Tổ chức kiến trúc cảnh quan khu ở nhằm nâng cao chất lượng môi trường sống đô thị tại Thành phố Huế (LA tiến sĩ)Tổ chức kiến trúc cảnh quan khu ở nhằm nâng cao chất lượng môi trường sống đô thị tại Thành phố Huế (LA tiến sĩ)Tổ chức kiến trúc cảnh quan khu ở nhằm nâng cao chất lượng môi trường sống đô thị tại Thành phố Huế (LA tiến sĩ)Tổ chức kiến trúc cảnh quan khu ở nhằm nâng cao chất lượng môi trường sống đô thị tại Thành phố Huế (LA tiến sĩ)Tổ chức kiến trúc cảnh quan khu ở nhằm nâng cao chất lượng môi trường sống đô thị tại Thành phố Huế (LA tiến sĩ)Tổ chức kiến trúc cảnh quan khu ở nhằm nâng cao chất lượng môi trường sống đô thị tại Thành phố Huế (LA tiến sĩ)Tổ chức kiến trúc cảnh quan khu ở nhằm nâng cao chất lượng môi trường sống đô thị tại Thành phố Huế (LA tiến sĩ)Tổ chức kiến trúc cảnh quan khu ở nhằm nâng cao chất lượng môi trường sống đô thị tại Thành phố Huế (LA tiến sĩ)

Trang 1

-

HOÀNG THANH THỦY

TỔ CHỨC KIẾN TRÚC CẢNH QUAN KHU Ở NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG SỐNG

ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ HUẾ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KIẾN TRÚC

Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2017

Trang 2

-

HOÀNG THANH THỦY

TỔ CHỨC KIẾN TRÚC CẢNH QUAN KHU Ở NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG SỐNG

ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ HUẾ

Chuyên ngành: Kiến trúc

Mã số: 62.58.01.02

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KIẾN TRÚC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

1 PGS.TS.KTS ĐÀM THU TRANG

2 PGS.TS.KTS PHẠM TỨ

Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2017

Trang 3

Tôi xin cam đoan Luận án Tiến sĩ Kiến trúc đề tài “Tổ chức kiến trúc cảnh quan khu ở nhằm nâng cao chất lượng môi trường sống đô thị tại Thành phố Huế” là công

trình do chính tôi nghiên cứu và thực hiện Các thông tin, số liệu được sử dụng trong Luận án này hoàn toàn trung thực và chính xác

Trang 4

Trong quá trình thực hiện Luận án với đề tài “Tổ chức kiến trúc cảnh quan khu ở

nhằm nâng cao chất lượng môi trường sống đô thị tại Thành phố Huế”, tôi đã nhận

được rất nhiều sự động viên, giúp đỡ, hỗ trợ và tạo điều kiện của tập thể các Thầy Cô giáo, các Nhà khoa học, Nhà chuyên môn, Nhà nghiên cứu, Chuyên gia, Cán bộ, Chuyên viên; Ban Giám hiệu, Phòng Sau Đại học và Hợp tác Quốc tế, Trung tâm Đào tạo Quốc

tế, Khoa Kiến trúc, Giảng viên, Cán bộ các Phòng, Ban chức năng của Trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh; Các Viện - Sở - Ban - Ngành Tôi xin trân trọng cảm

ơn chân thành nhất về sự giúp đỡ, động viên đó

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS.KTS Đàm Thu Trang, NGƯT.PGS.TS.KTS Phạm Tứ đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình từ khi bắt đầu thực hiện cho đến lúc hoàn thành Luận án

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS.KTS Lê Văn Thương – Hiệu Trưởng Trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình

từ khi bắt đầu thực hiện cho đến lúc hoàn thành Luận án

Tôi xin ghi nhận về công ơn to lớn của Mẹ đã luôn bên cạnh lo lắng, chăm sóc, động viên, khích lệ và an ủi khi tôi gặp khó khăn trong suốt quá trình từ khi bắt đầu cho đến lúc hoàn thành Luận án và cũng xin ghi ơn đối với Anh Lê Quang Tấn (Charles John, Le) đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành Luận án

Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến sinh viên Nguyễn Văn Khanh, Trần Trí Song Toàn, Trần Nguyễn Quốc Khánh, Nguyễn Mỹ Kim, Nguyễn Hoài Ân cũng như các sinh viên khác đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành Luận án Tôi xin trân trọng cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã động viên, tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện Luận án

Trang 5

7 Hướng nghiên cứu của luận án đã được thực hiện 06

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 08

1.1 NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ KIẾN TRÚC CẢNH

Trang 6

1.1.2.3 Đô thị mới 09

1.1.3 Khu ở trong đô thị 09

1.1.4 Kiến trúc cảnh quan khu ở đô thị 11

1.1.4.1 Các yếu tố cơ bản của Kiến trúc cảnh quan khu ở đô thị 11

1.1.4.2 Yêu cầu tổng quát trong tổ chức KTCQ khu ở đô thị 11

1.1.4.3 Nhiệm vụ tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở đô thị 12

1.2 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TỔ CHỨC KIẾN TRÚC CẢNH

QUAN KHU Ở TẠI MỘT SỐ ĐÔ THỊ TRÊN THẾ GIỚI 13

1.2.1 Khái quát tình hình tổ chức KTCQ khu ở cổ và ở cũ 13

1.2.1.1 Bảo tồn và phát huy các yếu tố Kiến trúc cảnh quan

1.2.1.2 Cải tạo và nâng cấp các yếu tố Kiến trúc cảnh quan

khu ở đáp ứng nhu cầu của người dân đô thị 13

1.2.2 Khái quát tình hình tổ chức KTCQ khu ở mới 14

1.2.2.1 Tổ chức KTCQ khu ở dạng chung cư trong đô thị 14

1.2.2.2 Tổ chức KTCQ khu ở kiểu biệt thự trong đô thị 15

1.3 TÌNH HÌNH TỔ CHỨC KIẾN TRÚC CẢNH QUAN KHU Ở

TẠI MỘT SỐ ĐÔ THỊ VIỆT NAM 16

1.3.1 Tình hình tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở cổ 16

1.3.3 Tình hình tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở mới 19

Trang 7

1.3.3.2 Khu ở mới Thành phố Hồ Chí Minh 20

1.4 HIỆN TRẠNG TỔ CHỨC KIẾN TRÚC CẢNH QUAN

KHU Ở HIỆN HỮU THÀNH PHỐ HUẾ 22

1.4.1 Quá trình hình thành và phát triển các khu ở TP Huế 22

1.4.1.6 Phân loại các khu ở hiện hữu tại Thành phố Huế 28

1.4.2 Hiện trạng yếu tố Kiến trúc và các yếu tố KTCQ khác

trong tổ chức KTCQ khu ở hiện hữu Thành phố Huế 29

1.4.2.1 Hiện trạng yếu tố Kiến trúc - Bố cục tạo hình và Hình thức

kiến trúc trong tổ chức KTCQ khu ở hiện hữu TP Huế 30

1.4.2.2 Hiện trạng các yếu tố KTCQ khác - Địa hình, Mặt nước và

Cây xanh trong tổ chức KTCQ khu ở hiện hữu TP Huế 38

1.4.3 Nhận xét yếu tố Kiến trúc và các yếu tố KTCQ khác trong

việc thực hiện nhiệm vụ tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu

ở hiện hữu Thành phố Huế 43

1.4.3.3 Đối với khu ở kết hợp với thương mại 50

1.4.3.4 Đối với khu ở mới dạng chung cư 52

1.5 NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI TỔ CHỨC KIẾN TRÚC

CẢNH QUAN KHU Ở HUẾ HIỆN NAY 55

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ

KHOA HỌC TỔ CHỨC KTCQ KHU Ở THÀNH PHỐ HUẾ 56

2.1 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 56

2.1.1 Phương pháp Khảo sát hiện trạng 56

Trang 8

2.1.2 Phương pháp Phân tích, tổng hợp 57

2.1.3 Phương pháp Lịch sử 57

2.1.4 Phương pháp Thống kê, hệ thống hóa 57

2.1.5 Phương pháp Chuyên gia 58

2.2 CƠ SỞ KHOA HỌC TỔ CHỨC KTCQ KHU Ở TP.HUẾ 58

2.2.1 Cơ sở về điều kiện tự nhiên Thành phố Huế 58

2.2.1.1 Những yếu tố tự nhiên tác động đến việc tổ chức

Kiến trúc cảnh quan khu ở trong đô thị 58

2.2.1.2 Tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở phù hợp với điều

kiện tự nhiên hướng đến việc hình thành sắc thái riêng

trong Kiến trúc cảnh quan khu ở Thành phố Huế 61

2.2.2 Cơ sở về văn hóa xã hội trong tổ chức Kiến trúc cảnh

quan khu ở Thành phố Huế 63

2.2.2.1 Những nhân tố về văn hóa xã hội tác động đến Kiến

2.2.2.2 Tổ chức KTCQ khu ở phù hợp với văn hóa xã hội hướng

đến việc tạo sắc thái riêng trong KTCQ khu ở TP Huế 67

2.2.3 Cơ sở lý thuyết về tổ chức KTCQ khu ở đô thị TP Huế 68

2.2.3.1 Lý thuyết thẩm mỹ trong tổ chức Kiến trúc cảnh quan

2.2.3.2 Một số lý thuyết Thiết kế Đô thị và Thiết kế Kiến trúc cảnh

quan đô thị trong tổ chức KTCQ khu ở đô thị tại TP Huế 78

2.2.4 Cơ sở về môi trường sinh thái và phát triển bền vững 80

2.2.4.1 Những yếu tố tác động đến môi trường sinh thái và

phát triển bền vững trong tổ chức KTCQ khu ở 80

2.2.4.2 Tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở dưới góc độ

môi trường sinh thái và phát triển bền vững 81

2.2.5 Cơ sở về việc đáp ứng các hoạt động chức năng trong

tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở Thành phố Huế 86

Trang 9

2.2.5.1 Những nhu cầu về hoạt động chức năng ở không gian

2.2.5.2 Tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở Thành phố Huế

dưới góc độ đáp ứng nhu cầu hoạt động chức năng 87

2.2.6 Cơ sở về kinh tế kỹ thuật trong tổ chức KTCQ khu ở 91

2.2.6.1 Những yếu tố kinh tế, kỹ thuật tác động đến việc tổ chức

Kiến trúc cảnh quan khu ở Thành phố Huế 91

2.2.6.2 Tổ chức KTCQ khu ở dưới góc độ kinh tế kỹ thuật 92

2.2.7 Cơ sở về định hướng tổ chức Kiến trúc cảnh quan TP Huế 94

2.2.7.1 Định hướng phát triển không gian Thành phố Huế

đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 94

2.2.7.2 Định hướng tổ chức Kiến trúc cảnh quan Thành phố Huế

đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 95

2.2.8 Bài học kinh nghiệm tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở

đô thị tại một số đô thị trên Thế giới và ở Việt Nam 95

2.2.8.1 Bài học kinh nghiệm trên Thế giới 96

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 99

3.1 NHẬN DẠNG NHỮNG ĐẶC TRƯNG CỦA YẾU TỐ

KIẾN TRÚC VÀ CÁC YẾU TỐ KTCQ KHÁC TRONG

TỔ CHỨC KTCQ KHU Ở THÀNH PHỐ HUẾ 99

3.1.1 Nhận dạng những Đặc trưng của yếu tố Kiến trúc trong

tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở Thành phố Huế 99

3.1.1.3 Đối với khu ở kết hợp với thương mại 102

3.1.1.4 Đối với khu ở mới dạng chung cư 104

3.1.2 Nhận dạng những Đặc trưng của các yếu tố KTCQ khác

trong tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở Thành phố Huế 105

Trang 10

3.1.2.1 Đối với yếu tố Địa hình 105

3.2 NHẬN DẠNG MỐI QUAN HỆ GIỮA YẾU TỐ KIẾN TRÚC

VỚI CÁC YẾU TỐ KTCQ KHÁC TRONG VIỆC THỰC HIỆN

NHIỆM VỤ TỔ CHỨC KTCQ KHU Ở THÀNH PHỐ HUẾ 107

3.2.1 Cơ sở để nhận dạng Mối quan hệ giữa yếu tố Kiến trúc

với các yếu tố KTCQ khác trong việc thực hiện nhiệm vụ

tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở Thành phố Huế 107

3.2.2 Mối quan hệ giữa yếu tố Kiến trúc với các yếu tố KTCQ

3.2.2.1 Mối quan hệ Kết hợp thực hiện nhiệm vụ Chức năng 108

3.2.2.2 Mối quan hệ Hài hòa thực hiện nhiệm vụ Thẩm mỹ 109

3.2.2.3 Mối quan hệ Thích ứng thực hiện nhiệm vụ Môi trường 110

3.2.2.4 Mối quan hệ Tương tác thực hiện nhiệm vụ An toàn 111

3.3 XÂY DỰNG BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ ĐỐI VỚI YẾU TỐ

KIẾN TRÚC VÀ CÁC YẾU TỐ KTCQ KHÁC TRONG

VIỆC THỰC HIỆN NHIỆM VỤ TỔ CHỨC KIẾN TRÚC

CẢNH QUAN KHU Ở THÀNH PHỐ HUẾ 112

3.3.1 Cơ sở xây dựng Bộ Quy tắc Ứng xử 112

3.3.1.1 Cơ sở thực hiện nhiệm vụ Chức năng 113

3.3.1.2 Cơ sở thực hiện nhiệm vụ Thẩm mỹ 113

3.3.1.3 Cơ sở thực hiện nhiệm vụ Môi trường sinh thái 114

3.3.1.4 Cơ sở thực hiện nhiệm vụ An toàn 115

3.3.2 Nội dung Bộ Quy tắc Ứng xử trong tổ chức KTCQ khu ở 116

Trang 11

3.3.3 Xây dựng Bộ Quy tắc Ứng xử và nguyên tắc, phương thức

áp dụng trong tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở 120

3.3.3.2 Nguyên tắc và phương thức áp dụng Bộ Quy tắc Ứng xử

trong tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở 122

3.4 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP TỔ CHỨC YẾU TỐ KIẾN TRÚC

VÀ CÁC YẾU TỐ KTCQ KHÁC TRONG TỔ CHỨC

KIẾN TRÚC CẢNH QUAN KHU Ở THÀNH PHỐ HUẾ 123

3.4.1 Định hướng chung cho các giải pháp 123

3.4.1.2 Yêu cầu chung đối với nhiệm vụ tổ chức Kiến trúc

3.4.2 Giải pháp cải tạo nâng cấp và tổ chức mới yếu tố Kiến trúc

và các yếu tố KTCQ khác Tương thích với Kiến trúc cảnh

3.4.2.2 Đối với các yếu tố Kiến trúc cảnh quan khác

3.4.3 Giải pháp thiết kế đồng bộ đối với yếu tố Kiến trúc và các

yếu tố KTCQ khác trong việc tổ chức Kiến trúc cảnh quan

khu ở mới dạng chung cư 129

3.4.3.1 Những yêu cầu đối với nhiệm vụ tổ chức Kiến trúc cảnh

3.4.3.2 Đề xuất những giải pháp về yếu tố Kiến trúc trong tổ chức

3.4.3.3 Đề xuất những giải pháp các yếu tố KTCQ khác trong

3.5 BÀN LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 143

3.5.1 Bàn luận kết quả nghiên cứu với các hoạt động tư vấn

Trang 12

thiết kế về việc tổ chức KTCQ khu ở đô thị hiện nay 143

3.5.2 Bàn luận kết quả nghiên cứu đưa vào thực tiễn các khu ở

3.5.3 Bàn luận đưa kết quả nghiên cứu làm tài liệu tham khảo trong

tổ chức KTCQ khu ở cổ và ở cũ tại các đô thị Việt Nam 146

DANH MỤC CÔNG TRÌNH TÁC GIẢ

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 13

CQ: Cảnh quan

KTCQ: Kiến trúc cảnh quan

MTST: Môi trường sinh thái

NCS: Nghiên cứu sinh

Trang 14

I DANH MỤC HÌNH ẢNH - BẢN VẼ CHƯƠNG 1

1 Hình 1.1.a: Khái niệm về khu ở trong đô thị

2 Hình 1.1.b: Yêu cầu về chức năng trong Kiến trúc cảnh quan khu ở trong đô thị

3 Hình 1.2.a: Khái quát tình hình tổ chức Kiến trúc cảnh quan đối với khu ở cổ,

ở cũ tại một số đô thị trên Thế giới

4 Hình 1.2.b: Khái quát tình hình tổ chức Kiến trúc cảnh quan đối với khu ở cổ,

ở cũ tại một số đô thị trên Thế giới

5 Hình 1.2.c: Khái quát tình hình tổ chức Kiến trúc cảnh quan đối với khu ở mới

(Dạng chung cư) tại một số đô thị trên Thế giới

6 Hình 1.2.d: Khái quát tình hình tổ chức Kiến trúc cảnh quan đối với khu ở mới

(Dạng chung cư) tại một số đô thị trên Thế giới

7 Hình 1.2.e: Khái quát tình hình tổ chức Kiến trúc cảnh quan đối với khu ở mới

(Kiểu biệt thự) tại một số đô thị trên Thế giới

8 Hình 1.3.a: Tình hình tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở cổ (Phố cổ Hà Nội)

9 Hình 1.3.b: Tình hình tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở cổ (Phố cổ Hội An)

10 Hình 1.3.c: Tình hình tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở cũ Hà Nội (Kiểu biệt

13 Hình 1.3.f: Tình hình tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở mới Hà Nội

14 Hình 1.3.g: Tình hình tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng

Quận 7 (Thành phố Hồ Chí Minh)

Trang 15

16 Hình 1.4.a: Hiện trạng yếu tố Kiến trúc - Bố cục tạo hình và Hình thức kiến trúc

trong tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở cổ, ở cũ tại Thành phố Huế

17 Hình 1.4.b: Hiện trạng yếu tố Kiến trúc - Bố cục tạo hình và Hình thức kiến trúc

trong tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở cổ, ở cũ tại Thành phố Huế

18 Hình 1.4.c: Hiện trạng yếu tố Kiến trúc - Bố cục tạo hình và Hình thức kiến trúc

trong tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở kiểu nhà vườn tại Thành

phố Huế

19 Hình 1.4.d: Hiện trạng yếu tố Kiến trúc - Bố cục tạo hình và Hình thức kiến trúc

trong tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở kiểu nhà vườn tại Thành

phố Huế

20 Hình 1.4.e: Hiện trạng yếu tố Kiến trúc - Bố cục tạo hình và Hình thức kiến trúc

trong tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở kiểu nhà vườn tại Thành

phố Huế

21 Hình 1.4.f: Hiện trạng yếu tố Kiến trúc - Bố cục tạo hình và Hình thức kiến trúc

trong tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở kiểu nhà vườn tại Thành

phố Huế

22 Hình 1.4.g: Hiện trạng yếu tố Kiến trúc - Bố cục tạo hình và Hình thức kiến trúc

trong tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở kết hợp với thương mại tại

Thành phố Huế

23 Hình 1.4.h: Hiện trạng yếu tố Kiến trúc - Bố cục tạo hình và Hình thức kiến trúc

trong tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở kết hợp với thương mại tại

Thành phố Huế

24 Hình 1.4.i: Hiện trạng yếu tố Kiến trúc - Bố cục tạo hình và Hình thức kiến trúc

trong tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở mới dạng chung cư tại

Thành phố Huế

Trang 16

Thành phố Huế

26 Hình 1.4.l: Hiện trạng các yếu tố KTCQ khác - Yếu tố Địa hình trong tổ chức

Kiến trúc cảnh quan khu ở hiện hữu Thành phố Huế

27 Hình 1.4.m: Hiện trạng các yếu tố KTCQ khác - Yếu tố Mặt nước trong tổ chức

Kiến trúc cảnh quan khu ở hiện hữu Thành phố Huế

28 Hình 1.4.n: Hiện trạng các yếu tố KTCQ khác - Yếu tố Cây xanh trong tổ chức

Kiến trúc cảnh quan khu ở hiện hữu Thành phố Huế

29 Hình 1.4.o: Tình hình thực hiện nhiệm vụ Chức năng của yếu tố Kiến trúc và

các yếu tố KTCQ khác trong khu ở cổ, ở cũ Thành phố Huế

30 Hình 1.4.p: Tình hình thực hiện nhiệm vụ Thẩm mỹ, nhiệm vụ Môi trường,

nhiệm vụ An toàn của yếu tố Kiến trúc và các yếu tố KTCQ khác trong khu ở cổ, ở cũ Thành phố Huế

31 Hình 1.4.q: Tình hình thực hiện nhiệm vụ Chức năng, nhiệm vụ Thẩm mỹ của

yếu tố Kiến trúc và các yếu tố KTCQ khác trong khu ở kiểu nhà vườn tại Thành phố Huế

32 Hình 1.4.r: Tình hình thực hiện nhiệm vụ Môi trường, nhiệm vụ An toàn của

yếu tố Kiến trúc và các yếu tố KTCQ khác trong khu ở kiểu nhà vườn tại Thành phố Huế

33 Hình 1.4.s: Tình hình thực hiện nhiệm vụ Chức năng của yếu tố Kiến trúc và

các yếu tố KTCQ khác trong khu ở kết hợp với thương mại tại Thành phố Huế

34 Hình 1.4.t: Tình hình thực hiện nhiệm vụ Thẩm mỹ, nhiệm vụ Môi trường,

nhiệm vụ An toàn của yếu tố Kiến trúc và các yếu tố KTCQ khác trong khu ở kết hợp với thương mại tại Thành phố Huế

Trang 17

phố Huế

36 Hình 1.4.v: Tình hình thực hiện nhiệm vụ Thẩm mỹ, nhiệm vụ Môi trường,

nhiệm vụ An toàn của yếu tố Kiến trúc và các yếu tố KTCQ khác trong khu ở mới dạng chung cư tại Thành phố Huế

II DANH MỤC HÌNH ẢNH - BẢN VẼ CHƯƠNG 2

37 Hình 2.1.a: Địa hình và đất đai thổ nhưỡng của Thành phố Huế

38 Hình 2.1.b: Khí hậu của Thành phố Huế

39 Hình 2.1.c: Khí hậu và cảnh quan thiên nhiên của Thành phố Huế

40 Hình 2.1.d: Tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở phù hợp với Điều kiện tự nhiên

hướng đến việc hình thành sắc thái riêng trong Kiến trúc cảnh quan khu ở Thành phố Huế

41 Hình 2.2.a: Yếu tố con người xứ Huế - Văn hóa của người Huế

42 Hình 2.2.b: Yếu tố con người xứ Huế - Lối sống của người Huế

43 Hình 2.2.c: Yếu tố đô thị Thành phố Huế - Văn hóa đô thị Thành phố Huế

44 Hình 2.2.d: Yếu tố đô thị Thành phố Huế - Lối sống đô thị, Cộng đồng đô thị,

Không gian đô thị và Nhà ở đô thị Thành phố Huế

45 Hình 2.2.e: Tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở Đề cao giá trị truyền thống, lối

sống và văn hóa của người xứ Huế trong kiến trúc cảnh quan khu ở

46 Hình 2.2.f: Tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở Đề cao giá trị truyền thống, lối

sống và văn hóa của người xứ Huế trong kiến trúc cảnh quan khu ở

47 Hình 2.2.g: Tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở phản ánh những Đặc trưng về

lối sống đô thị của con người xứ Huế

48 Hình 2.2.h: Tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở phản ánh những Đặc trưng về

lối sống đô thị của con người xứ Huế

Trang 18

trong cảnh quan của Simon Bell

50 Hình 2.3.b: Một số Lý thuyết về thẩm mỹ trong Thiết kế Kiến trúc cảnh quan -

Lý thuyết thẩm mỹ trong Thiết kế đô thị hiện đại của Roger Trancik

51 Hình 2.3.c: Lý thuyết về Thẩm mỹ dưới góc độ tâm lý học

52 Hình 2.3.d: Quan điểm về Tổ chức Địa hình trong Thiết kế cảnh quan (Địa hình

lớn)

53 Hình 2.3.e: Quan điểm về Tổ chức Địa hình trong Thiết kế cảnh quan (Địa hình

nhỏ)

54 Hình 2.3.f: Quan điểm về Tổ chức Cây xanh trong Thiết kế cảnh quan

55 Hình 2.3.g: Quan điểm về Tổ chức Cây xanh trong Thiết kế cảnh quan

56 Hình 2.3.h: Quan điểm về Tổ chức Mặt nước trong Thiết kế cảnh quan (Mặt

nước lớn)

57 Hình 2.3.i: Quan điểm về Tổ chức Mặt nước trong Thiết kế cảnh quan (Mặt

nước nhỏ)

58 Hình 2.3.k: Quan điểm về Kiến trúc công trình trong Thiết kế cảnh quan (Kiến

trúc công trình lớn, Kiến trúc công trình nhỏ)

59 Hình 2.3.l: Quan điểm về Tranh tượng hoành tráng - trang trí trong Thiết kế

cảnh quan

60 Hình 2.3.m: Tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở dưới góc độ Thẩm mỹ - Hiệu

quả thẩm mỹ của Không gian đường phố

61 Hình 2.3.n: Tổ chức Kiến trúc cảnh quan dưới góc độ Kết hợp làm cơ sở cho

giải pháp Thiết kế Kiến trúc cảnh quan khu ở (Sự Kết hợp các yếu

tố Kiến trúc cảnh quan ở Bình diện nền)

Trang 19

tố Kiến trúc cảnh quan ở Bình diện nền)

63 Hình 2.3.p: Tổ chức Kiến trúc cảnh quan dưới góc độ Kết hợp làm cơ sở cho

giải pháp Thiết kế Kiến trúc cảnh quan khu ở (Sự Kết hợp các yếu

tố Kiến trúc cảnh quan ở Bình diện đứng)

64 Hình 2.3.q: Tổ chức Kiến trúc cảnh quan dưới góc độ Kết hợp làm cơ sở cho

giải pháp Thiết kế Kiến trúc cảnh quan khu ở (Sự Kết hợp các yếu

tố Kiến trúc cảnh quan ở Bình diện đứng)

65 Hình 2.4.a: Tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở dưới góc độ Môi trường sinh

thái và phát triển bền vững

66 Hình 2.4.b: Hệ thống giao thông xanh

67 Hình 2.4.c: Tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở dưới góc độ Môi trường sinh

thái và phát triển bền vững - Tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở hài hòa giữa môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo

68 Hình 2.4.d: Tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở dưới góc độ Môi trường sinh

thái và phát triển bền vững - Giải pháp cho công trình khu ở nhằm

sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

69 Hình 2.5.a: Tổ chức Kiến trúc cảnh quan Đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, hoạt động

vui chơi và giải trí trong khu ở

70 Hình 2.5.b: Tổ chức Kiến trúc cảnh quan Đáp ứng nhu cầu giao tiếp, nhu cầu di

chuyển an toàn, nhu cầu cho các hoạt động dịch vụ, thương mại và các yêu cầu khác trong khu ở

71 Hình 2.6.a: Những yếu tố Kinh tế, kỹ thuật tác động đến việc tổ chức Kiến trúc

cảnh quan khu ở Thành phố Huế

72 Hình 2.6.b: Tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở dưới góc độ về Kinh tế

73 Hình 2.6.c: Tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở dưới góc độ Hợp lý về kỹ thuật

Trang 20

75 Hình 2.7.b: Thành phố Thừa Thiên Huế được xây dựng theo mô hình “Tập hợp

đô thị di sản, văn hóa và cảnh quan”

76 Hình 2.7.c: Tiềm năng phát triển Thành phố Thừa Thiên Huế

77 Hình 2.7.d: Bảo tồn Vùng đặc trưng cảnh quan thiên nhiên của Huế

78 Hình 2.7.e: Bảo tồn Không gian văn hóa truyền thống đặc sắc Huế

79 Hình 2.8.a: Bài học kinh nghiệm trên Thế giới

80 Hình 2.8.b: Bài học kinh nghiệm ở Việt Nam

III DANH MỤC HÌNH ẢNH - BẢN VẼ CHƯƠNG 3

81 Hình 3.1.a: Những Đặc trưng của yếu tố Kiến trúc – Kiến trúc công trình nhà ở

đối với khu ở cổ và ở cũ

82 Hình 3.1.b: Những Đặc trưng của yếu tố Kiến trúc – Kiến trúc công trình công

cộng đối với khu ở cổ và ở cũ

83 Hình 3.1.c: Những Đặc trưng của yếu tố Kiến trúc – Kiến trúc nhỏ trong khu ở

đối với khu ở cổ và ở cũ

84 Hình 3.2.a: Những Đặc trưng của yếu tố Kiến trúc – Kiến trúc công trình nhà ở

đối với khu ở kiểu nhà vườn

85 Hình 3.2.b: Những Đặc trưng của yếu tố Kiến trúc – Kiến trúc công trình công

cộng đối với khu ở kiểu nhà vườn

86 Hình 3.2.c: Những Đặc trưng của yếu tố Kiến trúc – Kiến trúc nhỏ trong khu ở

đối với khu ở kiểu nhà vườn

87 Hình 3.3.a: Những Đặc trưng của yếu tố Kiến trúc – Kiến trúc công trình nhà ở

đối với khu ở kết hợp với thương mại

88 Hình 3.3.b: Những Đặc trưng của yếu tố Kiến trúc – Kiến trúc công trình công

cộng đối với khu ở kết hợp với thương mại

Trang 21

90 Hình 3.4.a: Những Đặc trưng của yếu tố Kiến trúc – Kiến trúc công trình nhà ở

đối với khu ở mới dạng chung cư

91 Hình 3.4.b: Những Đặc trưng của yếu tố Kiến trúc – Kiến trúc công trình công

cộng đối với khu ở mới dạng chung cư

92 Hình 3.4.c: Những Đặc trưng của yếu tố Kiến trúc – Kiến trúc nhỏ trong khu ở

đối với khu ở mới dạng chung cư

93 Hình 3.5.a: Những Đặc trưng của các yếu tố KTCQ khác - Yếu tố Địa hình

trong tổ chức Kiến trúc cảnh quan các khu ở Thành phố Huế

94 Hình 3.5.b: Những Đặc trưng của các yếu tố KTCQ khác - Yếu tố Mặt nước

trong tổ chức Kiến trúc cảnh quan các khu ở Thành phố Huế

95 Hình 3.5.c: Những Đặc trưng của các yếu tố KTCQ khác - Yếu tố Cây xanh

trong tổ chức Kiến trúc cảnh quan các khu ở Thành phố Huế

96 Hình 3.6.a: Mối quan hệ giữa yếu tố Kiến trúc với các yếu tố KTCQ khác trong

khu ở - Mối quan hệ Kết hợp thực hiện nhiệm vụ Chức năng

97 Hình 3.6.b: Mối quan hệ giữa yếu tố Kiến trúc với các yếu tố KTCQ khác trong

khu ở - Mối quan hệ Hài hòa thực hiện nhiệm vụ Thẩm mỹ

98 Hình 3.6.c: Mối quan hệ giữa yếu tố Kiến trúc với các yếu tố KTCQ khác trong

khu ở - Mối quan hệ Thích ứng thực hiện nhiệm vụ Môi trường

99 Hình 3.6.d: Mối quan hệ giữa yếu tố Kiến trúc với các yếu tố KTCQ khác trong

khu ở - Mối quan hệ Tương tác thực hiện nhiệm vụ An toàn

100 Hình 3.7.a: Kết quả xây dựng Bộ Quy tắc Ứng xử đối với yếu tố Kiến trúc và

các yếu tố KTCQ khác trong việc thực hiện nhiệm vụ tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở Thành phố Huế - Cơ sở thực hiện nhiệm vụ Chức năng

Trang 22

trúc cảnh quan khu ở Thành phố Huế - Cơ sở thực hiện nhiệm vụ Thẩm mỹ

102 Hình 3.7.c: Kết quả xây dựng Bộ Quy tắc Ứng xử đối với yếu tố Kiến trúc và

các yếu tố KTCQ khác trong việc thực hiện nhiệm vụ tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở Thành phố Huế - Cơ sở thực hiện nhiệm vụ Môi trường sinh thái

103 Hình 3.7.d: Kết quả xây dựng Bộ Quy tắc Ứng xử đối với yếu tố Kiến trúc và

các yếu tố KTCQ khác trong việc thực hiện nhiệm vụ tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở Thành phố Huế - Cơ sở thực hiện nhiệm vụ

An toàn

104 Hình 3.8.a: Nội dung Bộ Quy tắc Ứng xử trong tổ chức Kiến trúc cảnh quan

khu ở - Nhóm Quy tắc Ứng xử Kết hợp

105 Hình 3.8.b: Nội dung Bộ Quy tắc Ứng xử trong tổ chức Kiến trúc cảnh quan

khu ở - Nhóm Quy tắc Ứng xử Hài hòa

106 Hình 3.8.c: Nội dung Bộ Quy tắc Ứng xử trong tổ chức Kiến trúc cảnh quan

khu ở - Nhóm Quy tắc Ứng xử Thích ứng

107 Hình 3.8.d: Nội dung Bộ Quy tắc Ứng xử trong tổ chức Kiến trúc cảnh quan

khu ở - Nhóm Quy tắc Ứng xử Tương tác

108 Hình 3.9.a: Kết quả xây dựng Bộ Quy tắc Ứng xử đối với yếu tố Kiến trúc

109 Hình 3.9.b: Kết quả xây dựng Bộ Quy tắc Ứng xử đối với các yếu tố KTCQ

Trang 23

116 Hình 3.11.c: Ý tưởng cải tạo Hình thức kiến trúc

117 Hình 3.11.d: Ý tưởng cải tạo Hình thức kiến trúc

118 Hình 3.11.e: Hướng dẫn thiết kế tiện ích công cộng

119 Hình 3.11.f: Hướng dẫn thiết kế tiện ích công cộng

120 Hình 3.11.g: Kiểm soát quy mô Tầng cao kiến trúc trong khu ở

121 Hình 3.12.a: Những yêu cầu đối với nhiệm vụ Chức năng, nhiệm vụ Thẩm mỹ

trong tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở mới dạng chung cư tại Thành phố Huế

122 Hình 3.12.b: Đề xuất giải pháp tổ chức chỗ chơi của trẻ em trong khu ở mới dạng

chung cư tại Thành phố Huế

123 Hình 3.12.c: Những yêu cầu đối với nhiệm vụ Môi trường trong tổ chức Kiến

trúc cảnh quan khu ở mới dạng chung cư tại Thành phố Huế

124 Hình 3.12.d: Những yêu cầu đối với nhiệm vụ Môi trường trong tổ chức Kiến

trúc cảnh quan khu ở mới dạng chung cư tại Thành phố Huế

125 Hình 3.12.e: Những yêu cầu đối với nhiệm vụ Môi trường trong tổ chức Kiến

trúc cảnh quan khu ở mới dạng chung cư tại Thành phố Huế

126 Hình 3.12.f: Những yêu cầu đối với nhiệm vụ An toàn trong tổ chức Kiến trúc

cảnh quan khu ở mới dạng chung cư tại Thành phố Huế

127 Hình 3.12.g: Những yêu cầu đối với nhiệm vụ An toàn trong tổ chức Kiến trúc

cảnh quan khu ở mới dạng chung cư tại Thành phố Huế

128 Hình 3.13.a: Bố cục hình khối kiến trúc đối với Kiến trúc nhà ở trong khu ở mới

dạng chung cư tại Thành phố Huế

129 Hình 3.13.b: Bố cục hình khối kiến trúc đối với Kiến trúc nhà ở trong khu ở mới

dạng chung cư tại Thành phố Huế

Trang 24

131 Hình 3.13.d: Một số dạng Bố cục hình khối và Hình thức mặt đứng công trình

công cộng trong khu ở mới dạng chung cư tại Thành phố Huế

132 Hình 3.13.e: Một số hình ảnh Kiến trúc nhỏ trong khu ở mới dạng chung cư tại

Thành phố Huế

133 Hình 3.14.a: Đề xuất những định hướng về giải pháp các yếu tố KTCQ khác –

Yếu tố Địa hình trong tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở mới dạng chung cư tại Thành phố Huế

134 Hình 3.14.b: Đề xuất những định hướng về giải pháp các yếu tố KTCQ khác –

Yếu tố Mặt nước trong tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở mới dạng chung cư tại Thành phố Huế

135 Hình 3.14.c: Đề xuất những định hướng về giải pháp các yếu tố KTCQ khác –

Yếu tố Cây xanh trong tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở mới dạng chung cư tại Thành phố Huế

136 Hình 3.14.d: Đề xuất những định hướng về giải pháp các yếu tố KTCQ khác –

Yếu tố Cây xanh trong tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở mới dạng chung cư tại Thành phố Huế

137 Hình 3.14.e: Đề xuất những định hướng về giải pháp các yếu tố KTCQ khác –

Yếu tố Cây xanh trong tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở mới dạng chung cư tại Thành phố Huế

138 Hình 3.14.f: Lựa chọn và đề xuất các giải pháp Cây xanh cho khu ở mới dạng

chung cư tại Thành phố Huế

139 Hình 3.14.g: Lựa chọn và đề xuất các giải pháp Cây xanh cho khu ở mới dạng

chung cư tại Thành phố Huế

Trang 25

Đó là yếu tố Kiến trúc và các yếu tố KTCQ khác mà chủ yếu là: Địa hình - Mặt nước- Cây xanh Ngày nay KTCQ khu ở nhiều đô thị trên Thế giới đã trở thành tiêu chí trong đánh giá phân loại chất lượng môi trường ở và phân loại đô thị Vì vậy Kiến trúc cảnh quan ngày càng trở thành một trong những yêu cầu không thể thiếu trong việc tổ chức khu ở trong đô thị Việc tổ chức Kiến trúc cảnh quan trong khu ở đô thị được tập trung vào việc cải tạo KTCQ khu ở cũ và tổ chức KTCQ khu ở mới sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội của mỗi đô thị và mỗi Quốc gia

Ở Việt Nam với hệ thống đô thị trải dài từ Bắc xuống Nam, Kiến trúc cảnh quan

đô thị cũng như Kiến trúc cảnh quan khu ở trong đô thị cần có bản sắc riêng về vùng miền để phù hợp với điều kiện tự nhiên và khí hậu, với phong tục tập quán và văn hóa sống của người dân đô thị, trong đó đô thị Thành phố Huế là một trong những đô thị có nhiều đặc điểm tiêu biểu đặc biệt trong hệ thống đô thị Việt Nam

Thành phố Huế có vị trí trung tâm của khu vực miền Trung, Thành phố Huế có bề dày về lịch sử hình thành và có vai trò là Kinh Đô của các Triều đại Phong kiến Đặc biệt Huế là Thành phố Di sản Văn hóa Thế giới - Thành phố Festival Dù đã trải qua bao thăng trầm Thành phố Huế vẫn giữ được sự tinh hoa của nhiều lĩnh vực, tiêu biểu

là Văn hóa ở của người xứ Huế, đó là sự kết hợp hài hòa giá trị vật chất, giá trị tinh

Trang 26

thần trong các không gian Kiến trúc cảnh quan khu ở Người dân xứ Huế tài tình đến mức đã mang cả thơ, ca, nhạc, họa vào không gian sống của mình Đặc biệt với Chủ trương của Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định số 649/QĐ-TTg ngày 06 tháng 05 năm 2014 về việc điều chỉnh quyết định quy hoạch Thành phố Huế đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 với nội dung chủ yếu: Xây dựng Thành phố Huế là Đô thị hạt nhân - Đô thị trung tâm của Thành phố Thừa Thiên Huế trong tương lai Như vậy, nhu cầu tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở nhằm nâng cao chất lượng sống môi trường trong đô thị Thành phố Huế hôm nay tạo tiền đề cho Thành phố Thừa Thiên Huế sau này lại càng đòi hỏi cấp bách hơn

Trong bối cảnh hiện nay, việc nghiên cứu tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở đối với Thành phố Huế để góp phần Nâng cao chất lượng môi trường sống đô thị tốt hơn còn có ý nghĩa về mặt xã hội là Bảo tồn và phát huy các giá trị vật thể, phi vật thể của

Cố Đô Huế, góp phần gia tăng giá trị mới trên lĩnh vực Kiến trúc cảnh quan đô thị đối với Thành phố Festival - Thành phố Di sản Văn hóa Thế giới - Thành phố Huế hôm nay và Thành phố Thừa Thiên Huế ngày mai Chính vì vậy, Tác giả đã chọn đề

tài “Tổ chức kiến trúc cảnh quan khu ở nhằm nâng cao chất lượng môi trường sống đô thị tại Thành phố Huế” làm nội dung nghiên cứu của luận án

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

2.1 Mục tiêu chung

Đề tài xác định mục tiêu nghiên cứu chung là: Tổ chức yếu tố Kiến trúc và các yếu

tố Địa hình - Mặt nước - Cây xanh (Gọi chung là các yếu tố KTCQ khác) trong khu

ở, để thực hiện các nhiệm vụ tổ chức KTCQ khu ở: Chức năng - Thẩm mỹ - Môi trường - An toàn nhằm nâng cao chất lượng môi trường sống đô thị tại TP Huế

2.2 Mục tiêu cụ thể

Để đạt được mục tiêu chung, luận án đề ra những mục tiêu cụ thể như sau:

- Nhận dạng những Đặc trưng cơ bản của yếu tố Kiến trúc và các yếu tố KTCQ

khác trong khu ở hiện hữu Thành phố Huế

- Nhận dạng Mối quan hệ giữa yếu tố Kiến trúc với các yếu tố KTCQ khác trong

việc thực hiện nhiệm vụ Kiến trúc cảnh quan khu ở hiện hữu Thành phố Huế

Trang 27

- Xây dựng Bộ Quy tắc Ứng xử đối với yếu tố Kiến trúc và các yếu tố KTCQ

khác làm cơ sở thực hiện nhiệm vụ Kiến trúc cảnh quan khu ở Thành phố Huế

- Đề xuất các Giải pháp tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở hiện hữu và khu ở

mới trong đô thị Thành phố Huế

3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Với mục tiêu nghiên cứu trên, luận án đề ra các nội dung nghiên cứu bao gồm:

- Nghiên cứu tổng quan về Kiến trúc cảnh quan khu ở trong một số đô thị trên

Thế giới và ở Việt Nam

- Nghiên cứu thực trạng yếu tố Kiến trúc và các yếu tố KTCQ khác trong Kiến

trúc cảnh quan khu ở hiện hữu tại Thành phố Huế

- Nghiên cứu các phương pháp nghiên cứu khoa học và nghiên cứu xây dựng các

cơ sở khoa học để thực hiện nhiệm vụ tổ chức KTCQ khu ở đô thị tại Thành phố Huế

- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp tổ chức yếu tố Kiến trúc và các yếu tố KTCQ

khác trong KTCQ khu ở hiện hữu và khu ở mới trong đô thị Thành phố Huế

4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Với mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể và nội dung nghiên cứu trên, đề tài xác định đối tượng nghiên cứu là yếu tố Kiến trúc và các yếu tố KTCQ khác bao gồm Địa hình,

Mặt nước và Cây xanh trong KTCQ các khu ở đô thị hiện hữu tại Thành phố Huế

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Khu ở được hiểu là bao gồm nhiều đơn vị ở, do đó cảnh quan khu ở là giới hạn phạm vi chiếm đất của khu ở Đất khu ở được hiểu là đất xây dựng công trình nhà ở, đất xây dựng công trình công cộng, đất xây dựng hệ thống giao thông, công viên, vườn hoa, thuộc phạm vi khu ở Do đó phạm vi nghiên cứu của luận án là tập trung vào Không gian trống giữa các ngôi nhà, giữa các nhóm nhà, giữa các công trình kiến trúc và các cảnh quan khác trong phạm vi khu ở Như vậy các Khối công trình Kiến trúc, Hình thức Kiến trúc và các Kiến trúc nhỏ trong Không gian trống ngoài nhà và các yếu tố KTCQ khác là Địa hình, Mặt nước và Cây xanh trong khu ở đều thuộc phạm vi nghiên cứu

Trang 28

5 NHỮNG ĐÓNG GÓP CHÍNH CỦA LUẬN ÁN

Thành phố Huế đã được xác định trong Quy hoạch chung đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đó là Đô thị hạt nhân – Đô thị trung tâm của Thành phố Thừa Thiên Huế trực thuộc Trung ương Do đó, thông qua các kết quả nghiên cứu luận án

có những đóng góp chính như sau:

- Bảo tồn và phát huy giá trị Kiến trúc cảnh quan khu ở đô thị truyền thống và gia

tăng những giá trị mới đáp ứng các nhiệm vụ tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở, thỏa mãn yêu cầu về môi trường ở của người dân Thành phố Huế

- Tổ chức KTCQ khu ở đồng bộ hài hòa với không gian ở trong căn hộ theo hướng

thực hiện nhiệm vụ của Kiến trúc cảnh quan khu ở: Chức năng – Thẩm mỹ – Môi

trường – An toàn nhằm nâng cao chất lượng môi trường đô thị tại Thành phố Huế

6 GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ VÀ KHÁI NIỆM

6.1 Phong cảnh

Theo tác giả Armand thì phong cảnh gồm sáu nhân tố chính tạo thành theo thứ tự sau: Địa hình, khí hậu, nước, thực vật, động vật, thổ nhưỡng Nói một cách tổng quát phong cảnh là những cảnh thiên nhiên như sông hồ, đồi núi, làng mạc, phố xá Cảnh thiên nhiên đó được hạn chế bởi một không gian nhất định, trước một điểm nhìn, một góc nhìn nhất định và trong cùng một thời gian nhất định Phong cảnh có giá trị được đánh giá trên tất cả những yếu tố mà con người cảm thụ, được nâng thành cảnh quan

6.2 Cảnh quan

Theo từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học và theo các Nhà địa lý thì định

nghĩa Cảnh quan là một bộ phận của bề mặt trái đất, có những đặc điểm riêng về địa

hình, khí hậu, thủy văn, đất đai và động vật, thực vật đang tồn tại ở đó Ví dụ: Cảnh quan biển, cảnh quan rừng nhiệt đới, cảnh quan sa mạc

6.3 Cảnh quan thiên nhiên

Cảnh quan thiên nhiên là cảnh quan được tạo thành trong tiến trình phát triển tự nhiên của môi trường thiên nhiên và không có dấu vết can thiệp của con người hay rất ít có dấu vết hoạt động của con người, hoặc có mà không làm thay đổi nhiều đến tiến trình phát triển tự nhiên đó

Trang 29

Cảnh quan thiên nhiên gồm năm tổ phần yếu tố hợp thành: Địa hình, Nước, Thực vật, Động vật và Không khí Các tổ phần yếu tố này có một quá trình phát sinh và phát triển liên quan tác động lẫn nhau trong một cơ thể thống nhất, hoàn chỉnh của Trái đất [27]

6.4 Cảnh quan nhân tạo

Cảnh quan nhân tạo là cảnh quan được hình thành do quá trình hoạt động của con

người tác động vào môi trường tự nhiên, làm cảnh quan thiên nhiên bị biến đổi (Hoặc

tác động) để hình thành cảnh quan mới, đó là cảnh quan nhân tạo Quá trình thay đổi

đó có thể yếu tố thiên nhiên vẫn chiếm ưu thế hoặc yếu tố nhân tạo đóng vai trò chủ đạo

Cảnh quan nhân tạo bao gồm: Cảnh quan văn hóa, cảnh quan vùng công nghiệp, cảnh quan trồng trọt, cảnh quan đặc trưng cho sản xuất ngành nghề truyền thống, cảnh quan nhân tạo mới, cảnh quan khu đất bị phá bỏ [27]

6.5 Cảnh quan đô thị

Cảnh quan đô thị là cảnh quan được hình thành do quá trình hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, quá trình tác động sâu sắc của con người vào môi trường thiên nhiên, làm

cảnh quan thiên nhiên bị biến đổi để hình thành cảnh quan mới, đó là cảnh quan đô

thị, thường được tập trung với mật độ cao hơn [27]

6.6 Môi trường đô thị

Môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để sống và phát triển Môi trường đô thị bao gồm cả môi trường xây dựng và môi trường thiên nhiên

6.7 Đô thị hóa

Khái niệm Đô thị hóa là khái niệm phức tạp và có những sự biến đổi theo sự thay đổi của các bối cảnh lịch sử kinh tế xã hội và phụ thuộc vào điều kiện hoàn cảnh của từng Quốc gia

Đô thị hóa là quá trình tập trung dân cư vào các đô thị nhất là các đô thị lớn, là sự hình thành nhanh chóng các điểm dân cư, là sự tăng nhanh về số lượng và quy mô của các điểm dân cư trên cơ sở phát triển kinh tế, xã hội, sản xuất và đời sống Bên cạnh đó, đô thị hóa là quá trình chuyển đổi một khu vực, một vùng nào đó từ chưa

Trang 30

“Đô thị” thành “Đô thị”, là sự phổ biến và phát triển rộng rãi lối sống thành thị thể hiện qua mật độ dân số, chất lượng cuộc sống

6.8 Sinh thái đô thị

Sinh thái đô thị là một môi trường nhân tạo đồng nhất về kỹ thuật – văn hóa – xã hội mà con người tạo dựng nên cho nhu cầu phát triển trường tồn của chính mình

Sinh thái đô thị là một khoa học nghiên cứu các mối quan hệ giữa: Con người – Xã

hội – Môi trường đô thị

6.9 Môi trường sinh thái

Môi trường sinh thái là môi trường có mối liên quan chặt chẽ với nhau giữa đất, nước, không khí và các cơ thể sống trong phạm vi một khu vực rộng lớn hoặc phạm

vi toàn cầu Sự tương tác hòa đồng giữa các thành tố của thiên nhiên tạo ra môi trường tương đối ổn định phát triển hài hòa

Môi trường sinh thái bao gồm tất cả những mối quan hệ tương hỗ giữa các sinh vật cũng như giữa các sinh vật với môi trường sống, những điều kiện xung quanh có liên quan đến sự sống của sinh thể trong đó có cuộc sống con người – một bộ phận hết sức quan trọng tạo nên môi trường sinh thái đô thị cũng như ảnh hưởng đến sự cân bằng sinh thái nói chung

6.10 Phát triển bền vững

Tổng quát về phát triển bền vững thường được đề cập đến hai nội dung cơ bản sau:

- Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà

không làm tổn hại đến khả năng của các thế hệ tương lai trong việc đáp ứng những nhu cầu của họ

- Phát triển bền vững là sự phát triển không làm tổn hại đến môi trường, không

gây ra những thảm họa về sinh thái, thế hệ hôm nay phải khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý nhằm thỏa mãn những nhu cầu của mình sao cho không ảnh hưởng đến việc thỏa mãn nhu cầu của thế hệ mai sau

7 HƯỚNG NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC THỰC HIỆN

Qua tìm hiểu Nghiên cứu sinh được biết đến thời điểm hiện nay chưa có tác giả nào nghiên cứu đầy đủ về Kiến trúc cảnh quan khu ở Thành phố Huế Tuy nhiên, có

Trang 31

một số tác giả nghiên cứu từng phần hoặc nghiên cứu nội dung có liên quan đến Kiến trúc cảnh quan khu ở nói chung, nghiên cứu Kiến trúc cảnh quan nhà vườn Huế nói riêng Các đề tài có hướng nghiên cứu về Kiến trúc cảnh quan như sau:

- Luận án Phó tiến sĩ năm 1985 của tác giả Nguyễn Thị Thanh Thủy về Bố cục

phong cảnh vườn - công viên

- Luận án Phó tiến sĩ năm 1992 của tác giả Hàn Tất Ngạn về Kiến trúc cảnh quan

đô thị

- Luận án Tiến sĩ Kiến trúc năm 2003 của tác giả Đàm Thu Trang về Tổ chức

kiến trúc cảnh quan trong các khu ở của Hà Nội nhằm nâng cao chất lượng môi trường

sống đô thị

- Luận văn Thạc sĩ năm 1995 của tác giả Đàm Thu Trang về Tổ chức cây xanh

trong các khu ở của Hà Nội giai đoạn Công nghiệp hóa đất nước

- Luận văn Thạc sĩ năm 1999 của tác giả Hoàng Thanh Thủy về Tâm thức người

Việt và nhà vườn xứ Huế

- Luận văn Thạc sĩ năm 2010 của tác giả Đỗ Thùy Linh về Thiết kế cảnh quan

không gian công cộng các khu ở mới tại Thành phố Hồ Chí Minh

8 CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN

Luận án có cấu trúc gồm ba phần: Phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận

và kiến nghị

- Phần mở đầu gồm bảy nội dung như đã trình bày;

- Phần nội dung gồm ba chương có nội dung cụ thể như sau:

+ Chương 1: Tổng quan về đối tượng nghiên cứu;

+ Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và cơ sở khoa học tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở Thành phố Huế;

+ Chương 3: Kết quả nghiên cứu và bàn luận

- Phần kết luận và kiến nghị:

+ Kết luận

+ Kiến nghị

Trang 32

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

1.1 NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ KTCQ KHU Ở ĐÔ THỊ

cụ thể hóa mối quan hệ hài hòa giữa cảnh quan nhân tạo và cảnh quan thiên nhiên

1.1.1.2 Các yếu tố cấu thành Kiến trúc cảnh quan

a Đối với cảnh quan thiên nhiên: Các Nhà nghiên cứu, các Nhà khoa học

đều thống nhất với nhau về các yếu tố tạo nên cảnh quan thiên nhiên Đó là sự hiện diện của các thành phần địa hình, khí hậu, thủy văn, đất đai, động thực vật của một vùng cụ thể nào đó đủ lớn, đảm bảo các thành phần cũng tồn tại, phát triển hài hòa trên bề mặt trái đất

b Đối với cảnh quan nhân tạo: Cảnh quan do con người tạo ra được gọi là

cảnh quan nhân tạo như: Kiến trúc công trình, hệ thống đường giao thông, trang thiết

bị phục vụ, các tiện nghi và các tiểu cảnh trang trí

1.1.2 Đô thị

1.1.2.1 Khái niệm về đô thị

Đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao, có vai trò thúc đẩy

sự phát triển kinh tế, xã hội của một vùng lãnh thổ, có cơ sở hạ tầng đô thị thích hợp

và dân cư nội thị 4.000 người (Đối với miền núi 2.800 người), chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp với tỷ lệ lao động phi nông nghiệp 65% Đô thị bao gồm: Thành phố, thị xã, thị trấn, thị tứ

1.1.2.2 Khu đô thị

Trang 33

Khu đô thị là khu vực xây dựng một hay nhiều khu chức năng của đô thị, được giới hạn bởi các ranh giới tự nhiên, ranh giới nhân tạo hoặc các đường chính trong đô thị Khu đô thị bao gồm: Các đơn vị ở, các công trình dịch vụ cho bản thân khu đô thị đó, có thể có các công trình dịch vụ chung của toàn đô thị hoặc cấp vùng

1.1.2.3 Đô thị mới

Đô thị mới là đô thị đã và đang hoặc trong dự kiến hình thành theo định hướng Quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị quốc gia, được đầu tư xây dựng từng bước đạt các tiêu chí của đô thị theo quy định của pháp luật

1.1.2.4 Khu đô thị mới

Khu đô thị mới được xem là một khu vực trong đô thị, được đầu tư xây dựng mới đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và nhà ở [Theo luật Quy hoạch (06/2009)]

1.1.3 Khu ở trong đô thị

1.1.3.1 Khái niệm

Khu ở trong đô thị được hình thành và phát triển theo quá trình hình thành và phát triển của đô thị Khái niệm về khu ở trong đô thị phù hợp với các thời kỳ hình thành và phát triển đô thị như sau:

a Khu ở đô thị thời Cổ đại: Khu ở trong đô thị được hình thành chủ yếu là

do tự phát từ các hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hóa xung quanh cơ quan mang tính chất quản lý, điều hành Ở thời kỳ này người ta cho rằng khu ở là bộ phận tạo nên phần “thị”, còn khu hành chính với chức năng quản trị gọi là phần “đô”

b Khu ở đô thị thời Trung đại: Xã hội của đô thị nhân loại chuyển sang

một thời kỳ mới, khu ở trong đô thị thời Trung đại được hình thành phù hợp với tính chất của Chế độ Phong kiến Xung quanh mỗi lâu đài của Lãnh chúa Phong kiến và bên cạnh các nhà thờ Rô-măng, Gô-tích đều có làng mạc với người dân quê, phố chợ với nhiều phường thợ thủ công mỹ nghệ, đánh dấu sự ra đời các khu ở đô thị thời Trung đại

c Khu ở đô thị thời Cận đại và Hiện đại: Thời kỳ Tư bản Chủ nghĩa phát

triển trong lòng xã hội Phong kiến Trung ương tập quyền Các Phú hộ, các Nhà kinh

Trang 34

doanh biến các dinh thự của mình thành biệt thự có sân vườn lùi về phía sau của Kiến trúc cảnh quan đường phố Tổ chức các đường phố có vỉa hè, đặt đèn đường, mở các ngân hàng, khách sạn, câu lạc bộ và làm cho khu vực ở của thị dân trở thành bộ mặt chính của đô thị Các lâu đài, cung điện Phong kiến lùi vào vị trí thứ yếu của không gian đô thị hình thành các khu ở đô thị bám theo mặt đường Một số mô hình đô thị tiêu biểu liên quan đến khu ở trong đô thị thời kỳ Cận đại và Hiện đại như sau:

- Quy hoạch và phát triển Thành phố vườn;

- Quy hoạch và phát triển Thành phố tuyến;

- Phát triển một phần Thành phố trên không, Thành phố dưới đất Tất cả các mô

hình trên chỉ nhằm làm phong phú hơn Kiến trúc Quy hoạch đô thị nói chung và khu

ở nói riêng để tạo ra môi trường sống đô thị tốt hơn [59]

Khái niệm về khu ở trong đô thị được thể hiện ở hình 1.1.a

1.1.3.2 Phân loại khu ở trong đô thị

Tùy vào phương thức tiếp cận và mục đích sẽ có nhiều hình thức phân loại khu

ở trong đô thị, với tính chất nghiên cứu của luận án, Tác giả căn cứ vào Thời gian xây dựng và Dấu ấn phong cách kiến trúc để phân loại khu ở trong đô thị: Đó là khu ở cổ, khu ở cũ và khu ở mới

a Khu ở cổ: Khu ở cổ dùng để chỉ những khu xây dựng có lịch sử hình thành

lâu đời, được thiết kế mang đậm nét bản sắc văn hóa riêng của một vùng lãnh thổ, một dân tộc, dù trải qua nhiều giai đoạn cải tạo nâng cấp hay bảo tồn trùng tu vẫn giữ được nét đặc trưng văn hóa ở và vùng miền của một đô thị cổ

b Khu ở cũ: Khu ở cũ dùng để chỉ những khu vực xây dựng hình thành ngay

sau các khu ở cổ, với những đường phố được quy hoạch rõ ràng, có vỉa hè, mặt đường rộng, có hệ thống hạ tầng kỹ thuật, cây xanh và các tiện nghi khác phục vụ cho nhu cầu ở

c Khu ở mới: Khu ở mới là các dự án khu nhà ở được xây dựng đạt chuẩn

về quy mô dân số, quy mô diện tích đất và diện tích cây xanh cũng như có hạ tầng kỹ thuật được xây dựng theo xu hướng hiện đại Khu ở mới trong phạm vi nghiên cứu của luận án, là khu ở gồm một số đơn vị ở (Dạng tiểu khu) và các công trình phục vụ

Trang 35

công cộng cấp 2 (Cấp định kỳ), khu cây xanh và hệ thống kỹ thuật cũng như các dịch

vụ phục vụ nhu cầu sinh hoạt định kỳ cho người dân trong khu ở Theo cấu trúc của đơn vị ở bền vững, đơn vị ở có quy mô dân số từ 7.000 đến 8.000 dân, quy mô đất từ

40 ha đến 50 ha, khoảng bốn đơn vị được tổ hợp thành một khu ở mới trong đô thị

1.1.4 Kiến trúc cảnh quan khu ở đô thị

1.1.4.1 Các yếu tố cơ bản của Kiến trúc cảnh quan khu ở đô thị

KTCQ khu ở được hình thành bởi các yếu tố cơ bản cấu thành hình ảnh, hình tượng tồn tại trong lòng Không gian trống ngoài căn hộ trong khu ở, được cảm thụ thông qua thị giác của con người Các yếu tố Kiến trúc cảnh quan khu ở chủ yếu là:

- Kiến trúc: Hình ảnh các công trình nhà ở, công trình công cộng và các kiến trúc

nhỏ, cũng như những cấu tạo kiến trúc, mái đón các lối vào ngôi nhà, hàng rào tham gia trực tiếp Kiến trúc cảnh quan khu ở

- Địa hình: Các sắc thái cảnh quan hay thế của địa hình tự nhiên hay nhân tạo đặc

trưng như núi đồi, trung du, đồng bằng tham gia trực tiếp vào không gian đô thị và khu ở đô thị

- Mặt nước: Mặt nước tự nhiên của sông, hồ, biển và kể cả mặt nước nhân tạo

trong không gian đô thị nhất là gắn trực tiếp với khu ở đều là yếu tố quan trọng trong Kiến trúc cảnh quan khu ở

- Cây xanh: Cây xanh các vườn hoa, vườn cảnh và các công viên nhỏ hay cây

xanh trên các tuyến giao thông trong khu ở Sự biến đổi của cỏ cây, hoa lá theo mùa, sắc màu của thiên nhiên để tạo cảnh, đều được xem là cây xanh trong khu ở

- Ngoài ra còn kể đến hệ thống đường giao thông, thiết bị giao thông, tiện ích

công cộng, hệ thống đèn đường, bảng hiệu cùng với các hoạt động của con người cũng như các phương tiện di chuyển khác… góp phần tạo thành bức tranh chung về

tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở trong đô thị

1.1.4.2 Yêu cầu tổng quát trong tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở đô thị

Trong điều kiện phát triển hiện nay các đô thị hướng đến các giá trị sinh thái và phát triển bền vững, đã đặt ra những yêu cầu tổng quát trong tổ chức KTCQ khu ở

- KTCQ khu ở phải đảm bảo thỏa mãn các chức năng sử dụng đối với khu ở

Trang 36

- Kiến trúc cảnh quan khu ở phải phù hợp với điều kiện tự nhiên khí hậu và văn

hóa sống của người dân đô thị

- Kiến trúc cảnh quan khu ở phải kế thừa những giá trị ở truyền thống và tiếp cận

giá trị ở hiện đại có chọn lọc

- KTCQ khu ở hướng đến môi trường ở sinh thái và phát triển bền vững

Yêu cầu về chức năng trong KTCQ khu ở trong đô thị được thể hiện ở hình 1.1.b

1.1.4.3 Nhiệm vụ tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở đô thị

Từ những yêu cầu tổng quát, tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở được xác định những nhiệm vụ chính sau đây:

a Thực hiện nhiệm vụ Chức năng: Tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở

thực hiện nhiệm vụ Chức năng là tiếp tục đáp ứng các hoạt động của con người trong không gian trống bên ngoài căn hộ nhằm thỏa mãn các nhu cầu ở của người dân trong môi trường ở đô thị

b Thực hiện nhiệm vụ Thẩm mỹ: Tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở để

thực hiện nhiệm vụ Thẩm mỹ là hướng đến sự hài hòa giữa cảnh quan thiên nhiên với cảnh quan nhân tạo và phù hợp với phong tục lối sống của người dân từng vùng miền

c Thực hiện nhiệm vụ Môi trường: Tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở để

thực hiện nhiệm vụ Môi trường là đáp ứng những yêu cầu về môi trường ở sinh thái

và phát triển bền vững Đó là việc nghiên cứu cấu trúc hình khối các công trình trong khu ở phù hợp với điều kiện tự nhiên khí hậu, sử dụng vật liệu thân thiện có nguồn gốc địa phương tại chỗ, hạn chế sử dụng các loại kính, tăng cường các tiện nghi vệ sinh công cộng đều thuộc nhiệm vụ về Môi trường

d Thực hiện nhiệm vụ An toàn: Tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở để

thực hiện nhiệm vụ An toàn là việc ngăn ngừa, hạn chế những mặt tiêu cực trong khu

ở đối với đời sống người dân đô thị và du khách Đó là việc tổ chức không gian Kiến trúc cảnh quan rõ ràng, phù hợp với địa hình, khí hậu, tổ chức các yếu tố Kiến trúc cảnh quan trong khu ở mang lại giá trị êm đềm, thanh bình, nhẹ nhàng, tạo ra cảm

giác bình an và yên tâm cho người dân sống trong khu ở

Trang 39

1.2 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TỔ CHỨC KIẾN TRÚC CẢNH QUAN KHU Ở TẠI MỘT SỐ ĐÔ THỊ TRÊN THẾ GIỚI

1.2.1 Khái quát tình hình tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở cổ và ở cũ

Tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở cổ và ở cũ trong đô thị châu Âu hay châu Á đến nay đều có xu hướng xuống cấp theo thời gian, do đó công tác bảo tồn, trùng tu hay cải tạo nâng cấp Kiến trúc cảnh quan khu ở đã được đặt ra từ rất sớm thông qua các Hiến chương của các tổ chức Thế giới Nhìn nhận và đánh giá khái quát tình hình

tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở cổ và ở cũ hiện nay theo các nhiệm vụ đặt ra cho Kiến trúc cảnh quan khu ở có hai xu hướng chính như sau:

1.2.1.1 Bảo tồn và phát huy các yếu tố KTCQ khu ở có giá trị truyền thống

- Bảo tồn và phát huy những giá trị Kiến trúc: Bảo tồn và phát huy đối với Bố cục

hình khối và Phong cách kiến trúc các tòa nhà kể cả Kiến trúc nhỏ trong khu ở

- Bảo tồn và phát huy giá trị Quy hoạch: Bảo tồn và phát huy hệ thống không gian

trống ngoài căn hộ, hệ thống các yếu tố KTCQ khác như Địa hình, Mặt nước và Cây xanh cùng hệ thống mạng lưới giao thông, hệ thống kỹ thuật khác trong khu ở đô thị

1.2.1.2 Cải tạo và nâng cấp các yếu tố Kiến trúc cảnh quan khu ở đáp ứng

nhu cầu của người dân đô thị

Cải tạo và nâng cấp khu ở cổ, ở cũ của các đô thị trên Thế giới còn có nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau, tuy nhiên, hầu hết các Chuyên gia về đô thị đều đồng tình

ở các nội dung cải tạo và nâng cấp Kiến trúc cảnh quan trong khu ở cổ, ở cũ nhằm

thực hiện nhiệm vụ Kiến trúc cảnh quan khu ở, cụ thể:

- Bổ sung Không gian chức năng ngoài nhà;

- Trùng tu, cải tạo nâng cấp yếu tố Kiến trúc (Các hình ảnh bên ngoài của Kiến

trúc);

- Cải tạo nâng cấp các yếu tố KTCQ khác: Địa hình, Mặt nước và Cây xanh;

- Bổ sung các tiện nghi trong Không gian trống ngoài nhà

Tùy theo tính chất của các khu ở cổ, ở cũ có những giải pháp cải tạo nâng cấp cho phù hợp và đúng với các quy định hiện hành của mỗi đô thị, cũng như các chuẩn mực quốc tế

Trang 40

Khái quát tình hình tổ chức Kiến trúc cảnh quan đối với khu ở cổ, ở cũ tại một số

đô thị trên Thế giới được thể hiện ở hình 1.2.a và 1.2.b

1.2.2 Khái quát tình hình tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở mới

Xu hướng tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở mới trong các đô thị hiện nay có các hình thức phù hợp với hai mô hình ở chủ yếu trong đô thị, đó là mô hình khu ở dạng chung cư và mô hình khu ở dạng biệt thự có sân vườn

1.2.2.1 Tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở dạng chung cư trong đô thị

Tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở theo mô hình chung cư của một số đô thị trên Thế giới cũng rất đa dạng về hình thái cấu trúc không gian và tổ chức yếu tố Kiến trúc cũng như các yếu tố KTCQ khác trong không gian trống ngoài căn hộ Căn cứ vào điều kiện tự nhiên về địa hình, khí hậu, văn hóa xã hội, phong tục tập quán và văn hóa ở, các khu ở chung cư thường có ba hình thức tổ chức Kiến trúc cảnh quan phù hợp với ba loại cấu trúc không gian trong khu ở đó là: Cấu trúc không gian đóng, cấu trúc không gian mở và cấu trúc không gian kết hợp giữa đóng và mở

- Tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở có cấu trúc không gian đóng:

+ Thích hợp với điều kiện khí hậu hàn đới và ôn đới;

+ Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới cần có biện pháp che nắng và thông gió; + Tạo không gian sinh hoạt bên ngoài căn hộ tốt

- Tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở có cấu trúc không gian mở:

+ Thích hợp với điều kiện khí hậu ôn đới và nhiệt đới;

+ Khắc phục những nhược điểm của cấu trúc không gian đóng;

+ Dùng kết hợp cùng các biện pháp khác với các công trình kiến trúc công cộng; + Tạo được sự phong phú về không gian

- Tổ chức KTCQ khu ở có cấu trúc không gian kết hợp giữa đóng và mở:

+ Thích hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm;

+ Kết hợp được ưu nhược điểm của hai giải pháp tổ chức cấu trúc không gian trên;

+ Cần chú ý đến điều kiện thông gió, che nắng và che mưa cho ngôi nhà và một phần của không gian trống ngoài nhà

Ngày đăng: 10/11/2017, 18:38

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w