Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 18 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
18
Dung lượng
34,64 KB
Nội dung
MỘTSỐVẤNĐỀLÝLUẬNVỀCÔNGTÁCĐÀOTẠOPHÁTTRIỂNNHÂNLỰC 1.1. BẢN CHẤT VÀ VAI TRÒ CỦA ĐÀOTẠOPHÁTTRIỂNNHÂNLỰC 1.1.1. Mộtsố khái niệm cơ bản Đàotạo là hoạt động học tập nhằm giúp cho người lao động tiếp thu và rèn luyện các kỹ năng cần thiết để thực hiện có hiệu quả các chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Như vậy, hoạt động đàotạo có mục đích giúp bù đắp cho con người những thiếu hụt trong học vấn, truyền đạt cho họ những kiến thức, kỹ năng thiết thực trong lĩnh vực chuyên môn, đồng thời cập nhật hoá mở rộng kiến thức và tầm hiểu biết của họ. Qua đó, hoạt động đàotạo giúp người lao động hoàn thành tốt những công việc được giao, đặc biệt là các công việc trong hiện tại. Pháttriển chỉ sự gia tăng vềsố lượng và chất lượng. Nhânlực được hiểu là nguồn lực bên trong con người bao gồm cả thể lực và trí lực. Trong khi các nguồn lực khác là hữu hạn, một tổ chức muốn pháttriển và nâng cao sức cạnh tranh của mình trên thị trường thì biện pháp đem lại hiệu quả lớn nhất đó là pháttriển nguồn nhânlực của tổ chức. Xét từ góc độ một tổ chức, một doanh nghiệp thì, pháttriểnnhânlực hiểu theo nghĩa rộng của từ này bao gồm các hoạt động có tổ chức được tiến hành trong những khoảng thời gian nhất định nhằm tăng nguồn lực con người trong tổ chức, làm cho nguồn lực đó trở nên phù hợp hơn với mục tiêu của tổ chức. Như vậy, pháttriểnnhânlực là tổng hợp các hoạt động hướng đến việc gia tăng chất lượng và số lượng nguồn nhânlực của tổ chức, xây dựng mộtlực lượng lao động năng động có kỹ năng, đáp ứng tốt hơn các mục tiêu của tổ chức. Trong đó, giáo dục đàotạo được coi như là một trong những yếu tố nền tảng và là một phương thức quan trọng của pháttriểnnhân lực.Vì vậy, đối tượng nghiên cứu chủ yếu của luậnvăn này là pháttriểnnhânlực thông qua giáo dục đào tạo. Theo đó, pháttriểnnhânlực có thể hiểu là hoạt động học tập nhằm mở ra cho người lao động những công việc mới dựa trên định hướng pháttriển trong tương lai của tổ chức. Theo cách hiểu này, pháttriểnnhânlực hướng tới việc giúp người lao động có thể đảm nhiệm những công việc có yêu cầu cao hơn quan trọng hơn hoặc nắm giữ những vị trí cao hơn quan trọng hơn. Vì vậy, pháttriểnnhânlực không chỉ nhằm có được nguồn nhânlực đảm bảo vềsố lượng và chất lượng mà còn là một hình thức đãi ngộ thông qua việc làm. Nói chung, đàotạo và pháttriểnnhânlực đều hướng tới việc giúp người lao động tiếp thu các kiến thức, kỹ năng mới, thay đổi các quan điểm hành vi qua đó tăng cường chất lượng nguồn nhânlực đáp ứng các yêu cầu và mục tiêu của tổ chức. Côngtácđàotạopháttriểnnhânlực được hiểu là việc xây dựng các chính sách, kế hoạch vềđàotạopháttriểnnhânlực và tổ chức triển khai các chính sách, kế hoạch đó trong phạm vi một tổ chức, doanh nghiệp, trong đó có bộ phận chuyên trách thực hiện, đánh giá, cải thiện nhằm tăng kết quả thực hiện công việc, hướng tới việc đạt được các mục tiêu chung của tổ chức. Đây là một trong những côngtác quan trọng của quản trị nhân lực. Hoạt động này góp phần cải thiện và nâng cao kiến thức, kỹ năng, thái độ tác phong của người lao động đáp ứng các mục tiêu chung của tổ chức, qua đó tăng sức mạnh nguồn nhânlực của tổ chức. 1.1.2. Vai trò của đàotạopháttriểnnhânlực Hiện nay, trong khi các nguồn lực ngày càng hạn chế, sự bất cân bằng của thị trường lao động vẫn luôn tồn tại thì việc đầu tư pháttriển nguồn nhânlực là một lựa chọn khôn ngoan của bất kỳ doanh nghiệp nào. Theo đó, hoạt động đàotạo và pháttriển có ý nghĩa vai trò to lớn đối với cả tổ chức và bản thân người lao động. 1.1.2.1. Đối với người lao động Đàotạo giúp thoả mãn nhu cầu học tập, pháttriển của người lao động. Không chỉ vậy, đàotạo giúp người lao động hiểu được các kỳ vọng của tổ chức đối với bản thân. Thông qua đào tạo, năng suất, chất lượng và hiệu quả lao động sẽ tăng. Nhờ đó, người lao động được hưởng thù lao lao động cao hơn. Bên cạnh đó, đàotạo giúp tăng giá trị bản thân và uy tín hơn trong mắt đồng nghiệp. Đàotạo giúp người lao động trở nên thoả mãn với công việc do họ có thể làm việc dễ dàng hơn, tự tin hơn. Ngoài ra, đàotạo sẽ tạo ra sự thích ứng của người lao động đối với công việc trong hiện tại cũng như tương lai, tạo cho họ cách nhìn, cách tư duy mới trong công việc, nâng cao tính sáng tạo của họ đối với công việc. Qua đó, góp phần xây dựng định hướng pháttriển sự nghiệp bản thân cũng như tăng khả năng đảm nhiệm các công việc có mức độ phức tạp hơn. Nói chung, thông qua đàotạophát triển, người lao động có thể nâng cao thương hiệu cá nhân, giúp họ có chỗ đứng và vị thế vững chắc trên thị trường lao động với mức giá công lao động cao. 1.1.2.2. Đối với tổ chức Đàotạo và pháttriểnnhânlực đóng vai trò quan trọng đối với sự pháttriển của tổ chức. Cụ thể như sau: Trước hết, đàotạo và pháttriểnnhânlực giúp nguồn nhânlực của tổ chức đáp ứng được các nhu cầu công việc hiện tại. Có thể nói một vai trò không thể phủ nhận đó là đàotạo và pháttriển giúp bù đắp sự thiếu hụt về năng lực thực hiện công việc. Thông qua đào tạo, người lao động được tiếp thu và rèn luyện các kiến thức kỹ năng còn thiếu, nhờ đó nắm rõ và đáp ứng các yêu cầu của công việc trong hiện tại cũng như tương lai. Đầu tư vào côngtácđàotạo nguồn nhânlực hiện có sẽ đem lại hiệu quả trong việc nâng cấp nhân viên dưới quyền, khẳng định vai trò và năng lực của nhà quản lý, thiết lập mối quan hệ tốt đẹp trong nội bộ nhờ đó góp phần nâng cấp nguồn nhânlực hiện có cả về chuyên môn lẫn thái độ. Không chỉ vậy, chính sách đàotạopháttriển giúp tổ chức thu hút về mình các ứng viên trẻ tuổi và tài năng, góp phần tăng cường sự gắn bó của nhân viên đối với tổ chức tạo nên đội ngũ nhânlực trung thành, có chất lượng cao. Bên cạnh đó, côngtácđàotạopháttriển góp phần nâng cao lợi nhuận, hiệu quả hoạt động của tổ chức. Người lao động sau khi được đào tạo, các kiến thức kỹ năng thiếu hụt sẽ được bù đắp và khắc phục. Cơ hội được đàotạo và pháttriển mà họ nhận được thể hiện sự quan tâm và coi trọng của tổ chức đối với người lao động, nhờ đó động lực lao động sẽ được nâng cao, việc thực hiện công việc sẽ hiệu quả hơn. Hơn nữa, thông qua đào tạo, người lao động tăng cường tính tự giác thực hiện công việc qua đó góp phần giảm bớt chi phí quản lý giám sát trong quá trình lao động, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao lợi nhuận. Đàotạopháttriển góp phần pháttriển tiềm năng sáng tạo của người lao động, đưa ra nhiều sáng kiến, cải tiến nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức. Hơn nữa, đàotạopháttriển còn góp phần đáp ứng nhu cầu chất lượng nhânlực trong tương lai. Hoạt động đàotạopháttriển đảm bảo duy trì nâng cao chất lượng nguồn nhânlực phục vụ mục tiêu của doanh nghiệp, dễ dàng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, sẵn sàng nắm bắt các cơ hội kinh doanh trong tương lai. Mặt khác, đàotạopháttriển góp phần nâng cao vị thế cạnh tranh của tổ chức. Côngtácđàotạopháttriển đảm bảo thương hiệu riêng cho nguồn nhân lực, tạo lập và nâng cao vị thế cạnh tranh cho tổ chức. Với đội ngũ nhânlực luôn được đàotạo và phát triển, doanh nghiệp có thể thích ứng được với các thay đổi của môi trường kinh doanh. 1.2. CÁC NGUYÊN TẮCĐÀOTẠOPHÁTTRIỂNNHÂNLỰC Hiện nay, đàotạopháttriển được coi như một hình thức đầu tư pháttriển nguồn nhânlực của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu không có sự quan tâm đúng mức thì đàotạopháttriển có thể không hiệu quả và gây lãng phí. Vì vậy, côngtácđàotạopháttriểnnhânlực hiệu quả cần phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây: 1.2.1. Đàotạo và pháttriển phải hướng vào việc thực hiện các mục tiêu của tổ chức Nguyên tắc này đòi hỏi khi xây dựng một kế hoạch đào tạo, người phụ trách côngtácđàotạo phải căn cứ vào các mục tiêu pháttriển của tổ chức để xác định nội dung đào tạo, các kiến thức kỹ năng cần đào tạo, thài độ đối với công việc mà người lao động cần có. 1.2.2. Đàotạo phải xuất phát từ nhu cầu đàotạo Đó là lựa chọn các kiến thức kỹ năng cần thiết nhất để giúp người lao động hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, qua đó giúp tổ chức đạt được mục tiêu của mình. Nhu cầu đàotạo được xét từ hai phía là từ tổ chức và từ phía người lao động. Thông thường, tổ chức lựa chọn đàotạo dựa trên nhu cầu đàotạo xuất phát từ phía tổ chức. Nếu nhu cầu đàotạo cá nhân trùng với dự kiến đàotạo của tổ chức thì người lao động sẽ được đàotạo theo kế hoạch, nếu không nằm trong kế hoạch thì tổ chức sẽ hỗ trợ một phần kinh phí hoặc tạo điều kiện cho người lao động đi học hoặc không có sự hỗ trợ này. 1.2.3. Đàotạo phải gắn với việc sử dụng nhânlực sau đàotạo Theo nguyên tắc này thì những kiến thức, kỹ năng mà người lao động đạt được trong quá trình đàotạo phải được tổ chức tạo điều kiện ứng dụng trong thực tiễn. 1.2.4. Việc tổ chức quá trình đàotạo phải đảm bảo không gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất – kinh doanh và côngtác của tổ chức Nguyên tắc này đòi hỏi khi lên kế hoạch đào tạo, tổ chức phải tính toán để hoạt động đàotạo không gây ảnh hưởng xấu đến kết quả hoạt động của tổ chức. Cụ thể là tổ chức nên đàotạo vào thời điểm nào để có thể huy động được nhiều người tham gia vào hoạt động đàotạo nhất. 1.2.5. Kế hoạch đàotạo phải có tính khả thi Tổ chức cần lựa chọn đàotạo những kiến thức nào là cần thiết nhất. Tức là đàotạo kiến thức kỹ năng theo thứ tự ưu tiên và lựa chọn nội dung đàotạo theo thứ tự ưu tiên đó sao cho phù hợp với các nguồn lực có thể huy động được. Đồng thời, tổ chức cần cân nhắc, tính toán đầy đủ các yếu tố như đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất phục vụ đào tạo. 1.2.6. Đàotạo phải đảm bảo chất lượng và hiệu quả Điều này đòi hỏi quá trình đàotạo phải tiến hành một cách bài bản, các nội dung và phương pháp đảm bảo cho người lao động tiếp thu và rèn luyện được các kiến thức, kỹ năng cần thiết. Hay nói cách khác, các mục tiêu đàotạo được đặt ra ban đầu phải được thực hiện có hiệu quả. 1.3. MỘTSỐ PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN ĐÀOTẠOCôngtácđàotạo trong tổ chức có thể triển khai theo nhiều hình thức khác nhau. Trên thực tế có nhiều tiêu thức để phân loại các loại hình đàotạo khác nhau. Sau đây là mộtsố cách tiếp cận phổ biến. 1.3.1. Theo mục đích đàotạo Chia theo mục đích đào tạo, đàotạo trong tổ chức có 4 dạng cơ bản là: đàotạo mới, đàotạo lại, đàotạo bổ sung và đàotạo nâng cao. Đàotạo mới là việc tiến hành đàotạo cho những cá nhân chưa qua đàotạo với mục tiêu chính là giúp cho người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật nhất định đáp ứng yêu cầu công việc của tổ chức. Đàotạo lại là việc đàotạo cho người lao động đã qua đàotạo song chuyên môn không phù hợp với công việc đảm nhận. Đàotạo bổ sung là việc đàotạo cho người lao động các kiến thức và kỹ năng cần thiết nhắm khắc phục sự thiếu hụt về kiến thức và kỹ năng, qua đó giúp họ hoàn thành tốt công việc được giao. Đàotạo nâng cao là việc đàotạo nhằm giúp cho người lao động có kiến thức, kỹ năng ở trình độ cao hơn, qua đó giúp cho người lao động hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ được giao với năng suất và hiệu quả cao hơn. 1.3.2. Theo thời gian Chia theo thời gian địa điểm, đàotạo được chia ra thành 3 loại là đàotạo mới khi bắt đầu nhận việc, đàotạo trong khi nhận việc và đàotạo cho công việc trong tương lai. Đàotạo mới khi bắt đầu nhận việc với mục đích: giúp người lao động làm quen với công việc; nắm vững cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và công tác, các mối quan hệ trong tổ chức; trang bị thêm những kiến thức và kỹ năng cần thiết để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Lúc này, người quản lý trực tiếp sẽ làm việc trực tiếp với người lao động giao nhiệm vụ và cung cấp các tài liệu cần thiết để người lao động nghiên cứu. Đàotạo trong khi làm việc nhằm giúp người lao động làm tốt hơn chức trách nhiệm vụ được giao. Mục tiêu của hình thức này là giúp người lao động khắc phục các thiếu hụt về kiến thức kỹ năng, lĩnh hội các kiến thức kỹ năng mới. Cách thức đàotạo thường áp dụng là: chỉ dẫn trong công việc, tổ chức các lớp đàotạo cho người lao động, gửi người lao động đi học các lớp chuyên sâu. Đàotạo cho công việc tương lai nhằm phục vụ cho các mục tiêu pháttriển trong tương lai của tổ chức hoặc của người lao động. Dạng thứ nhất của hình thức đàotạo này là đàotạo phục vụ mục tiêu định hướng pháttriển của tổ chức. Những kiến thức cần đàotạo có thể chưa cần cho công việc trước mắt song trong tương lai nếu không nắm vững các kiến thức và kỹ năng đó, người lao động sẽ không thích hợp với yêu cầu nhiệm vụ đặt ra của tổ chức. Dạng thứ hai của hình thức này là đàotạo phục vụ cho mục tiêu pháttriển trong tương lai của người lao động. Đây là hình thức đàotạo trong đó tổ chức sẽ đàotạo cho người lao động những kiến thức kỹ năng cần thiết để người lao động trong tương lai có thể giữ vị trí quan trọng hơn, phù hợp với nguyện vọng của họ như được đề bạt, nâng ngạch bậc, thuyên chuyển, mở rộng trách nhiệm. 1.3.3. Theo địa điểm hoặc nơi đàotạo Theo tiêu chí này, đàotạo có hai loại hình là đàotạo nội bộ và đàotạo ngoài doanh nghiệp. Trong đó, đàotạo nội bộ là hình thức đàotạo do công ty tự tổ chức. Đàotạo nội bộ có ưu điểm là chi phí thấp, các giảng viên hiểu sâu hơn nhu cầu đào tạo. Đàotạo ngoài doanh nghiệp là hình thức cử các nhân viên tham gia các lớp đàotạo do các đơn vị bên ngoài doanh nghiệp chuyên vềđàotạo tổ chức. Hình thức này tỏ ra chuyên nghiệp hơn nhưng chi phí cao và nhiều khi công ty không quản lý được nội dung và thời gian đào tạo. 1.4. MỘTSỐ HÌNH THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÀOTẠO CƠ BẢN THƯỜNG GẶP TRONG DOANH NGHIỆP Có nhiều phương pháp tổ chức và giảng dạy trong doanh nghiệp. Tuỳ vào hình thức đào tạo, đối tượng đào tạo, nội dung đào tạo, quy mô lớp, chi phí và mộtsố yếu tố khác để lựa chọn phương pháp đàotạo phù hợp. Dưới đây là cách phân chia hình thức và mộtsố phương pháp đàotạo cơ bản cùng với ưu nhược điểm và điều kiện áp dụng. Bảng 1-. Các hình thức và phương pháp đàotạo cơ bản Tên loại Ưu điểm Nhược điểm Điều kiện áp dụng A. Đàotạo trong công việc 1. Kèm cặp, chỉ dẫn công việc. Chỉ dẫn gián tiếp thông qua văn bản hoặc trực tiếp. Hoặc phân công người kèm cặp. - Quá trình lĩnh hội kiến thức và kỹ năng cần thiết nhanh và vững. Kinh phí ít. - Tạo ra sản phẩm ngay trong thời gian đào tạo. - Kiến thức không toàn diện không có nền tảng - Tiếp thu cả những sở đoản và nhược điểm của người kèm cặp. Có thể áp dụng cho nhiều loại lao động 2. Đàotạo theo kiểu học nghề - Không cần ảnh hưởng can thiệp đến điều kiện làm việc thực tế. - Việc học được dễ dàng - Mất nhiều thời gian. - Đắt. - Có thể không liên quan trực tiếp đến công hơn. - Học viên được trang bị một lượng lớn các kiến thức, kỹ năng. việc 3.Luân chuyển và thuyên chuyển công việc Là chuyển đến cương vị quản lý bộ phận khác có chức năng tương đương hoặc cùng chuyên môn hoặc lĩnh vực ngoài chuyên môn - Sử dụng lao động linh hoạt - Giảm bớt sự nhàm chán và tạo được sự pháttriển cho người lao động - Sử dụng hiệu quả chi phí đàotạo - Tăng cường sự phối hợp trong công việc - Gây ra sự xáo trộn trong nội bộ, quản lý vất vả hơn - Có thể gây ảnh hưởng đến bầu không khí tập thể. Áp dụng với cán bộ quản lý. Yêu cầu phải có quy định luân chuyển thuyên chuyển rõ ràng. B. Đàotạo ngoài công việc 1. Tổ chức các lớp cạnh doanh nghiệp Giảng lý thuyết sau đó thực hành luôn tại doanh nghiệp. - Học viên được trang bị hóa đầy đủ và có hệ thống các kiến thức lý thuyết và thực hành - Khả năng đảm nhiệm công việc sau đàotạo cao - Cần có các phương tiện và trang thiết bị riêng cho học tập. - Tốn kém - Khi tổ chức lớp có quy mô lớn - Mức độ sẵn sàng đầu tư cho đàotạo lớn theo mục tiêu lâu dài. Nhânlực tương đối ổn định 2. Cử người đi học ở các trường chính quy - Không can thiệp (ảnh hưởng) tới việc thực hiện công việc của người khác - Học viên được trang bị đầy đủ và có hệ thống các kiến thức - Không đắt khi cử nhiều người đi học - Tốn kém - Kiến thức học nhiều khi không sát hợp với điều kiện doanh nghiệp Số ít cán bộ nhân viên 3. Bài giảng hội nghị hay thảo luận - Đơn giản, dễ tổ chức. - Cùng lúcđàotạo được nhiều người - Mức độ sát sao cho từng người bị hạn chế. Người tham gia phải có kiến thức nền tảng 4. Đàotạo theo kiểu chương trình hóa với sự trợ giúp của máy tính - Đàotạo rất nhiều kỹ năng mà không cần người dạy. - Học viên có điều kiện học hỏi cách giải quyết các tình huống giống thực tế mà chi phí lại thấp hơn nhiều. - Thời gian linh hoạt, nội dung học tập đa dạng và tùy thuộc vào sự lựa chọn của cá nhân. - Tốn ít thời gian - Tiến độ học và trả bài do học viên quyết định. - Tốn kém, nó chỉ hiệu quả về kinh phí khi sử dụng cho số lớn học viên . - Yêu cầu nhân viên đa năng đểvận hành. Đàotạo nhiều học viên và học viên đa năng đểvận hành 5. Đàotạo từ xa Thông qua phương tiện nghe - Học viên có thể chủ động bố trí thời gian - Chi phí cao - Đầu tư cho việc Có các phương tiện nghe nhìn trung gian nhìn trung gian - Các thông tin có tính cập nhật cao và lớn về mặt số lượng. chuẩn bị bài giảng lớn - Thiếu sự trao đổi trực tiếp giữa học viên và giáo viên. tốt 6. Đàotạo theo kiểu phòng thí nghiệm Là hội thảo học tập sử dụng bài tập tình huống, trò chơi quản lý… - Được trang bị các kiến thức lý thuyết và rèn luyện những kỹ năng thực hành. - Nâng cao khả năng/kỹ năng làm việc với con người cũng như ra quyết định - Tốn nhiều công sức, tiền của và thời gian để xây dựng các tình huống mẫu. - Đòi hỏi người xây dựng lên tình huống mẫu ngoài giỏi lý thuyết còn phải giỏi thực hành. Người đàotạo phải giỏi cả lý thuyết và thực hành. 7. Đàotạo kỹ năng xử lýcôngvăn giấy tờ Là giao côngvăn giấy tờ để học viên xử lý, giảng viên nhận xét - Được làm việc thất sự để học hỏi - Có cơ hội rèn luyện kỹ năng rền luyện và ra quyết định - Có thể ảnh hưởng đến việc thực hiện công việc của bộ phận. - Có thể gây ra những thiệt hại. Áp dụng với bộ phận gián tiếp sản xuất 1.5. QUY TRÌNH ĐÀOTẠO Hiện nay chúng ta có nhiều cách tiếp cận trong việc nghiên cứu quy trình đào tạo. Tuy nhiên, tổng quát có thể chia quy trình đàotạo làm ba giai đoạn chính là: giai đoạn xác định nhu cầu đào tạo; giai đoạn đàotạo và giai đoạn đánh giá sau đào tạo. Đây là một quy trình liên tục và không bao giờ dứt. 1.5.1. Giai đoạn 1: Xác định nhu cầu đàotạo Đây được xem là giai đoạn quan trọng nhất, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả và ý nghĩa của đàotạopháttriển đối với tổ chức. Trong đó bước xác định nhu cầu đàotạo là quan trọng hơn cả. 1.5.1.1. Xác định nhu cầu đàotạo Xác định nhu cầu đàotạo là việc xác định ai cần được đào tạo, đàotạo những kỹ năng gì. Đàotạo khi nào, ở bộ phận nào, loại lao động nào và bao nhiêu người. Cơ sở của việc xác định nhu cầu đàotạo dựa vào việc phân tích tổ chức, phân tích nhiệm vụ và phân tích con người . Cụ thể như sau: Phân tích tổ chức: là xem xét sự hợp lý của hoạt động đàotạo trong mối liên hệ với chiến lược kinh doanh và nguồn lực sẵn có (thời gian, tài chính, chuyên gia) của tổ chức, cũng như sự ủng hộ của những người lãnh đạo đối với hoạt động đàotạo trong tổ chức. Phân tích mục tiêu pháttriển của doanh nghiệp từ ngắn hạn cho đến dài hạn là gì; phân tích cầu nguồn nhânlực “cả về chất lẫn lượng” để có thể thực hiện thành công các mục tiêu trên; đánh giá cung nguồn nhânlực từ nội bộ cũng như thị trường; phân tích mộtsố chỉ tiêu định lượng đánh giá hiệu quả quản trị nguồn nhânlực như: năng suất lao động, chi phí nhâncôngđể xác định xem thông qua đàotạo có thể tối ưu hóa được các chỉ tiêu này hay không. Từ đó xác định mục tiêu của đào tạo. Phân tích công việc và nhiệm vụ bao gồm việc xác định các nhiệm vụ quan trọng, kiến thức kỹ năng và hành vi cần phải được chú trọng đểđàotạo cho người lao động nhằm giúp họ hoàn thành công việc tốt hơn. Kết quả của việc phân tích này sẽ cho thấy những kỹ năng, kiến thức quan trọng và thiết yếu nhất cần phải được ưu tiên đào tạo. Phân tích cá nhân người lao động góp phần tìm ra ai là người cần được đàotạo và những kỹ năng kiến thức cần đàotạo đối với từng cá nhân đó: - Từ kết quả của việc đánh giá thực hiện công việc, chúng ta có thể xác định những cá nhân nào thực hiện công việc kém hiệu quả. Sau đó cần xác định xem nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó. Nếu do người đó không muốn làm thì cần xem lại chính sách nhân sự để bố trí, sử dụng thúc đẩy người này cho phù hợp. Nguyên nhân thứ hai là do người đó không biết làm. Nếu việc không biết làm xuất phát từ từ việc người lao động không biết phải làm công việc đó hoặc không có điều kiện để làm hoặc do hậu quả của hành động khác thì cần xem lại chính sách nhân sự, bố trí sử dụng phù hợp. Ngược lại, nếu nguyên nhân không biết làm là do người lao động không có đủ trình độ để làm trong khi biết công việc cần làm và có đủ điều kiện để làm thì người lao động đó cần được đàotạo nếu họ thoả mãn điều kiện sau: họ có khả năng đàotạo được và phí tổn đàotạo hợp lý. Các kiến thức kỹ năng cần đàotạo đối với người này là những kỹ năng kiến thức mà họ còn thiếu so với tiêu chuẩn ghi trong bản phân tích công việc. Nói cách khác, ta có thể xác định đàotạo cái gì theo công thức sau: Kiến thức, kỹ năng cần đàotạo = Kiến thức, kỹ năng cần có (bản mô tả công việc) - Kiến thức, kỹ năng hiện có (bản đánh giá thực hiện công việc) - Trường hợp kết quả đánh giá công việc cho thấy người này đã hoàn thành tốt công việc thì vấnđềđàotạo cần xem xét ở đây là chuẩn bị đàotạopháttriển cho tương lai. Để xác định các kiến thức kỹ năng cần đào tạo, cần [...]... của người lao động để tìm công việc mới có thù lao cao hơn 1.7 MỘTSỐNHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNGTÁCĐÀOTẠOPHÁTTRIỂNNHÂNLỰC TRONG DOANH NGHIỆP Là một trong những hoạt động chức năng quan trọng của quản trị nhânlực nên côngtác đào tạopháttriểnnhânlực chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố Tùy từng điều kiện hoạt động của các doanh nghiệp khác nhau mà côngtácđàotạopháttriển chịu ảnh hưởng của... lớp đàotạo bên ngoài 1.7.2 Các yếu tố bên trong Các yếu tố nội tại cơ bản tác động đến côngtác đào tạopháttriểnnhânlực tại doanh nghiệp là : Một là đặc điểm và cơ cấu lao động của doanh nghiệp Yếu tố này ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương pháp và nội dung đàotạo phù hợp Hai là triết lý của lãnh đạo cấp cao đối với côngtác đào tạopháttriểnnhânlực Khi có sự lãnh đạo đối với việc đàotạo phát. .. người học mà còn làm rõ những tác động tích cực của đàotạopháttriển đến sự pháttriển của tổ chức 1.5.3.1 Đánh giá kết quả đàotạo và chương trình đàotạo Đánh giá kết quả đàotạo và chương trình đàotạo là việc đánh giá sự nâng cao kiến thức và kỹ năng của nhân viên sau quá trình tham gia lớp đào tạo, đánh giá chất lượng đàotạo của các lớp đàotạo và chương trình đàotạo nhằm tìm ra các biện pháp... sự quyết tâm của tổ chức đối với các vấnđềđàotạo càng cao T = CDT / M T: là thời gian thu hồi kinh phí đàotạo (năm) CDT: tổng kinh phí mà tổ chức phải chi trả cho đàotạo trung bình trong năm M: là phần lợi nhuận tăng lên của tổ chức do đàotạo trung bình/ năm 1.6 SỬ DỤNG NHÂNLỰC SAU ĐÀOTẠOPHÁTTRIỂNNHÂNLỰC Sử dụng hiệu quả nhânlực sau đàotạo góp phần tạo điều kiện để người lao động ứng dụng... tác động trực tiếp đến côngtác đào tạopháttriểnnhân lực, cụ thể là tác động đến hiệu quả của việc xác định nhu cầu đàotạo Năm là, kinh phí dành cho đàotạo Đây là yếu tố quan trọng đảm bảo quá trình đàotạo diễn ra ở quy mô hợp lý, với chất lượng tốt Trên đây là mộtsốnhân tố cơ bản ảnh hưởng đến hiệu quả của côngtác đào tạopháttriểnnhânlực tại một doanh nghiệp Tùy thuộc vào từng loại doanh... hình thức, phương pháp đàotạo phù hợp 1.5.2 Giai đoạn 2: Giai đoạn đàotạo 1.5.2.1 Chuẩn bị đàotạoCôngtác chuẩn bị đào tạo, đặc biệt là lập kế hoạch đàotạo có vai trò quan trọng góp phần đảm bảo chương trình đàotạo được triển khai một cách có hệ thống và hiệu quả Các bước chuẩn bị là: Lựa chọn phương pháp đào tạo: là việc lựa chọn phương pháp đàotạo trong công việc hay ngoài công việc Đối với các... hoạch đàotạo I Các căn cứ lập kế hoạch đàotạo cơ bản - Kế hoạch sản xuất -công tác trong năm kế hoạch của tổ chức - Những kiến thức và kỹ năng cần đàotạo - Số lượng người cần đàotạo và có thể huy động cho đàotạo - Kinh phí có thể chi cho đàotạo - Đội ngũ giảng viên có thể huy động hoặc mời - Thời gian và địa điểm có thể tiến hành đàotạo - Cơ sở vật chất phục vụ đàotạo II Nội dung kế hoạch đào tạo. .. quản trị nhânlực chủ trì và phối hợp các bộ phận khác để tổ chức tiến hành Trong đó bao gồm việc triển khai kế hoạch đào tạo, cử nhân viên tham gia đàotạo và theo dõi tình hình học tập 1.5.3 Giai đoạn 3: Đánh giá sau đàotạo Việc đánh giá sau đàotạo cũng là một trong những nội dung quan trọng trong quy trình đàotạo và pháttriển Hoạt động này không chỉ cho ta thấy chất lượng của lớp đào tạo, chất... pháttriển thì côngtác này sẽ được chú trọng, từ đó được chú ý tạo các điều kiện thực hiện trong tổ chức Ba là, đặc điểm sản xuất kinh doanh Yếu tố này ảnh hưởng đến nội dung đàotạo và phương pháp đàotạo trong doanh nghiệp Bốn là hiệu quả của hoạt động phân tích công việc và đánh giá thực hiện công việc Đây là hai hoạt động chức năng của quản trị nhânlực có tác động trực tiếp đến côngtácđàotạo phát. .. hoạch đàotạoMột bản kế hoạch đàotạo thông thường cần có các nội dung sau: - Sự cần thiết phải đàotạo và sự lựa chọn các nội dung cần đàotạo - Các lớp đàotạo sẽ mở Mục tiêu cơ bản của lớp đàotạo đó - Quy mô các lớp đàotạo sẽ mở và số người sẽ được cử đi học ở các lớp khác không do cơ quan/doanh nghiệp tổ chức - Thời gian và địa điểm đàotạo - Đội ngũ giảng viên - Dự trù kinh phí đàotạo - Phụ lục . MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC 1.1. BẢN CHẤT VÀ VAI TRÒ CỦA ĐÀO TẠO PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản Đào. cơ bản là: đào tạo mới, đào tạo lại, đào tạo bổ sung và đào tạo nâng cao. Đào tạo mới là việc tiến hành đào tạo cho những cá nhân chưa qua đào tạo với mục