ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --- HOÀNG THỊ THƯƠNG GIẢI PHÁP HẠN CHẾ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRÊN CƠ SỞ NHẬN DẠNG XUNG ĐỘT MÔI TRƯỜNG GIỮA CÔNG TY GIẤY
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
HOÀNG THỊ THƯƠNG
GIẢI PHÁP HẠN CHẾ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
TRÊN CƠ SỞ NHẬN DẠNG XUNG ĐỘT MÔI TRƯỜNG GIỮA CÔNG TY GIẤY BÃI BẰNG, CÔNG TY GIẤY VIỆT TRÌ
VỚI CÁC CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ XUNG QUANH
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Hà Nội, 2014
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
HOÀNG THỊ THƯƠNG
GIẢI PHÁP HẠN CHẾ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
TRÊN CƠ SỞ NHẬN DẠNG XUNG ĐỘT MÔI TRƯỜNG GIỮA CÔNG TY GIẤY BÃI BẰNG, CÔNG TY GIẤY VIỆT TRÌ
VỚI CÁC CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ XUNG QUANH
Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý khoa học và công nghệ
Mã số: 60 34 04 12
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Tuấn Anh
HÀ NỘI - 2014
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hoàn thành với sự giúp đỡ nhiều mặt của quý thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình
Tôi xin chân thành cảm ơn:
-Các thầy cô của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội đã giảng dạy và cung cấp cho tôi những kiến thức nền tảng
cơ bản để thực hiện luận văn này
- Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Tuấn Anh- giảng viên khoa xã hội học- Trường Đại học KHXH&NV- Đại học quốc gia Hà Nội là người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ dạy cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này
- Cảm ơn các anh, chị, em, bạn bè lớp Cao học Quản lý Khoa học và Công nghệ khóa 2011 cùng tôi học tập, trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ kiến thức trong suốt quá trình học tập
- Tôi xin cảm ơn các anh, chị, em tại Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Phú Thọ đã giúp đỡ và cung cấp những tài liệu tham khảo để tôi hoàn thành luận văn này
- Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn thủ trưởng, các anh, chị, em, bạn bè công tác tại công ty giấy Bãi Bằng, công ty giấy Việt Trì đã tạo điều kiện để tôi có
cơ hội tiếp cận với các hoạt động của của công ty
- Đặc biệt là những người thân trong gia đình đã luôn động viên, cổ vũ tôi trong suốt những năm tháng học tập và hoàn thành luận văn này
Hà Nội, tháng 10 năm 2014
Học viên
Hoàng Thị Thương
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Tuấn Anh Các số liệu trong luận văn là chính xác, tôi xin chịu mọi trách nhiệm nếu phát hiện đây là công trình nghiên cứu của người khác
Hà Nội, ngày tháng 10 năm 2014
Học viên
Hoàng Thị Thương
Trang 5DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Trang 6MỤC LỤC
PHẦN 1 MỞ ĐẦU 4
1 Lý do chọn đề tài 4
2 Lịch sử nghiên cứu 4
3 Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8
4 Mục tiêu nghiên cứu 8
5 Câu hỏi nghiên cứu 8
6 Giả thuyết nghiên cứu 9
7 Phương pháp nghiên cứu 9
8 Cấu trúc luận văn 11
PHẦN 2 NỘI DUNG CHÍNH CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 12
1.1 Các khái niệm công cụ 12
1.1.1 Khái niệm môi trường 12
1.1.2 Khái niệm ô nhiễm môi trường 13
1.1.3 Khái niệm suy thoái môi trường 14
1.1.4 Khái niệm xung đột môi trường 14
1.1.4.1 Khái niệm xung đột môi trường 14
1.1.4.2 Đặc điểm của xung đột môi trường 16
1.1.4.3 Các dạng xung đột môi trường 16
1.1.4.6 Mức độ xung đột 19
1.1.4.7 Các biện pháp giải quyết xung đột môi trường 20
1.1.5 Khái niệm cộng đồng 21
1.1.6 Khái niệm cộng đồng dân cư 22
1.2 Hướng tiếp cận và lý thuyết áp dụng 22
1.2.1 Tiếp cận chính sách trong quản lý xung đột môi trường 22
1.2.2 Tiếp cận xã hội học 23
1.2.3 Lý thuyết về mô hình “tam giác” trong quản lý môi trường 24
Trang 7CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUNG ĐỘT MÔI TRƯỜNG VÀ NGUYÊN NHÂN GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG GIỮA CÔNG TY GIẤY BÃI
BẰNG, CÔNG TY GIẤY VIỆT TRÌ VỚI CÁC CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ
XUNG QUANH 26
2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội của địa bàn nghiên cứu 26
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội của tỉnh Phú Thọ 26
2.1.2 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội của thành phố Việt Trì 26
2.1.3 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội của huyện Phù Ninh 28
2.2 Khái quát về môi trường sản xuất giấy và bột giấy 29
2.2.1 Khái quát quá trình sản xuất bột giấy và giấy 29
2.2.2 Hiện trạng môi trường chất thải ngành giấy 32
2.2.2.1 Nước thải 32
2.2.2.2 Khí thải 33
2.2.2.3 Chất thải rắn 34
2.2.2.4 Chất thải nguy hại 34
2.2.3 Hiện trạng xử lý môi trường ngành giấy 35
2.2.3.1 Hiện trạng công nghệ xử lý nước thải 35
2.2.3.2 Xử lý khí thải: 36
2.2.3.3 Xử lý chất thải rắn 36
2.2.3.4 Xử lý chất thải nguy hại 37
2.3 Thực trạng xung đột môi trường ngành giấy 38
2.3.1 Các dạng xung đột 41
2.3.1.1 Xung đột nhận thức 41
2.3.1.2 Xung đột mục tiêu 44
2.3.1.3 Xung đột lợi ích 47
2.3.1.4 Xung đột quyền lực 52
2.3.2 Mức độ xung đột 54
2.3.3 Các nguyên nhân dẫn đến xung đột môi trường 56
2.3.4 Hệ quả của xung đột 60
Trang 82.3.4.1 Hệ quả tích cực 60
2.3.4.2 Hệ quả tiêu cực 61
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
NGÀNH GIẤY VỚI CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ XUNG QUANH 63
3.1 Giải pháp tổ chức quản lý nhằm hạn chế xung đột môi trường giữa công ty giấy với cộng đồng dân cư xung quanh 63
3.2 Giải pháp kỹ thuật thực tế 64
3.2.1 giải pháp giảm thiểu ô nhiễm do nước thải 64
3.2.2 Giải pháp giảm thiểu tác động gây ô nhiễm môi trường không khí 67
3.2.3 Giảm thiểu tác động môi trường do chất thải rắn 69
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 75
Trang 9PHẦN 1 MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Những năm trở lại đây, sự phát triển mạnh mẽ của các ngành kinh tế trong quá trình đô thị hóa, đặc biệt là xu thế phát triển khu công nghiệp ngày càng gia tăng kéo theo nhiều hệ lụy nghiêm trọng gây ô nhiễm môi trường Trong đó ngành giấy đã mang lại không ít những lợi ích cho tập thể, cộng đồng, các công ty, nhà máy, xí nghiệp, trường học Ngành giấy có ảnh hưởng rất lớn đến cộng đồng, trong việc giải quyết vấn đề kinh tế, giải quyết công ăn việc làm cho hàng triệu lao động góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế chung của đất nước Nhưng bên cạnh sự đóng góp không nhỏ ấy thì ngành giấy lại là một trong những thủ phạm gây ô nhiễm cho các con sông, ngòi, kênh rạch, bầu không khí…với mức độ ô nhiễm cao và dễ gây tác động đến con người và môi trường xung quanh Vấn đề đặt ra cho các công ty, doanh nghiệp, các nhà quản lý là rất lớn đồng thời đòi hỏi sự chung tay, vào cuộc
của toàn thể cộng đồng
Với mong muốn đưa ra một số giải pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm
môi trường do các nhà máy giấy gây ra nên tôi chọn đề tài: “Giải pháp hạn chế ô nhiễm môi trường trên cơ sở nhận dạng xung đột môi trường giữa công
ty giấy Bãi Bằng, công ty giấy Việt Trì với các cộng đồng dân cư xung quanh”
làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình Nghiên cứu này sẽ tìm hiểu các dạng
xung đột môi trường và nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường giữa công ty giấy Bãi Bằng, công ty giấy Việt Trì với các cộng đồng dân cư xung quanh từ
đó đề xuất những biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường giữa công ty giấy
Bãi Bằng, công ty giấy Việt Trì với các cộng đồng dân cư xung quanh
2 Lịch sử nghiên cứu
2.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Cho đến nay, các nghiên cứu về xung đột môi trường đã được triển khai nhiều ở trên thế giới và ở Việt Nam Các nghiên cứu về xung đột môi trường
đã bàn đến nhiều chiều cạnh khác nhau liên quan đến xung đột môi trường
Trang 10Năm 1993, theo nhiên cứu của viện khoa học công nghệ Châu Á thì: XĐMT là xung đột quyền lợi của cộng đồng, vị trí nghề nghiệp và ưu tiên chính trị, là những mâu thuẫn giữa hiện tại và tương lai, giữa bảo tồn và phát triển Kết quả của XĐMT có thể là xây dựng hoặc phá hủy tùy thuộc vào quản
lý xung đột XĐMT là kết quả của việc sử dụng tài nguyên do một nhóm người gây bất lợi cho nhóm khác XĐMT là kết quả tất yếu của việc khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên [4;45]
Năm 1998, quốc hội Mỹ đã thành lập viện nghiên cứu giải quyết XĐMT nhằm hỗ trợ các đối tác trong việc giải quyết các xung đột và tranh cãi
về môi trường, tài nguyên thiên nhiên(TNTN), sử dụng đất thông qua hòa giải, thương lượng và hợp tác giải quyết khó khăn Từ khi thành lập, viện đã tổ chức nhiều khóa đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về XĐMT dưới nhiều hình thức khác nhau như: Chính sách môi trường và cộng đồng để giải quyết tranh chấp,
lý thuyết và thực tiễn hòa giải, các ký thuật và kỹ năng hòa giải, các mô hình thương lượng…[4;46]
Như vậy, từ lâu môi trường và xung đột môi trường đã là chủ đề được nhiều người quan tâm, những nghiên cứu trước đó đã cung cấp những cơ sở lý luận và thực tiễn sinh động cho việc giải quyết những xung đột môi trường đang là vấn đề bức xúc đang diễn ra trên thế giới cũng như ở nước ta hiện nay
2.2 Tình hình nghiên cứu ở trong nước
Ở Việt Nam, vấn đề xung đột môi trường trong những năm gần đây được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu
Cuốn sách “Nghiên cứu xã hội về môi trường” của tập thể tác giả do
Vũ Cao Đàm chủ biên đã tập hợp những bài viết nghiên cứu về môi trường
như bài viết của Đào Thanh Trường về “Tranh chấp môi trường”, nghiên cứu của Nguyễn Thị Nghĩa về “An ninh môi trường”, nghiên cứu của Nguyễn Nguyệt Phương về “Xung đột môi trường giữa các bệnh viện và cộng đồng dân cư”, nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Huyền về “Quy hoạch bãi rác đô
Trang 11thị từ giác độ xung đột môi trường” là những nghiên cứu quý giá góp phần
làm phong phú thêm những nghiên cứu xã hội nói chung về môi trường Cuốn sách trình bày những chủ đề đa dạng hơn thuộc những nghiên cứu xã hội về môi trường “đây là sự tổng hợp kết quả nghiên cứu của những tác giả từ những lĩnh vực nghiên cứu rất khác nhau từ những cơ quan khác nhau Nhưng
họ gặp nhau trong cách nhìn những nguyên nhân xâm hại môi trường từ những địa chỉ xã hội cụ thể, đồng thời tìm kiếm các giải pháp bảo vệ môi trường từ phía con người và cộng đồng con người” [14;4]
Trong “Xung đột môi trường: Nguyên nhân và giải pháp quản lý xung đột môi trường” của Nguyễn Quang Tuấn trong kỷ yếu hội thảo xã hội học
môi trường, Bộ KH&CN, số 11/2000 cho rằng: “Cơ chế, chính sách yếu kém cũng là nuyên nhân làm gia tăng XĐMT Trong đó quyền sử dụng các tài sản môi trường không được xác định rõ là nguyên nhân trọng yếu, sự phát triển của khoa học và công nghệ cũng như sự gia tăng dân số đã làm gia tăng tốc độ khai thác tài nguyên dẫn đến sự gia tăng tính khan hiếm của tài nguyên, kết quả là sự gia tăng XĐMT, đặc biệt đối với những tài nguyên mà ở đó quyền
sử dụng không được xác định rõ” [26]
Theo Lê Thanh Bình trong luận văn thạc sỹ: “Chính sách quản lý môi trường đối với việc giải quyết XĐMT” năm 2000 cho rằng: “Nói đến các vấn
đề môi trường là nói đến XĐMT bởi vì những vấn đề môi trường khi phát sinh
ra đòi hỏi phải có những xử lý, giải quyết vì có những xung đột XĐMT được thể hiện ở nhiều cấp độ khác nhau qua nhiều bước Trước hết là những mục đích tiềm ẩn khác nhau, tiến đến những hành động không tương hợp, đến giai đoạn cao hơn là những mâu thuẫn, bất đồng trong quan điểm khai thác, sử dụng tài nguyên môi trường và chia sẻ những nguồn lợi; nếu những mâu thuẫn này không được giải quyết sẽ phát triển lên mức cao hơn, gay gắt hơn, dẫn đến những hành động đấu tranh của các nhóm người đông gây mất ổn định xã hội, mất ổn định chính trị” [4;14]
Trang 12Năm 2002, viện khoa học và công nghệ môi trường, trường Đại học
Bách khoa Hà Nội chủ trì đề tài cấp nhà nước với tên gọi: “Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng các chính sách và biện pháp giải quyết vấn đề môi trường ở các làng nghề Việt Nam” Đề tài nêu được khái
quát một bức tranh ô nhiễm của các loại hình ngành nghề trong làng của cả nước, đánh giá và phân loại ô nhiễm theo các tiêu chuẩn của Việt Nan về môi trường, đề xuất các giải pháp kỹ thuật, giải pháp quy hoạch [10;9]
Sách “Xã hội học môi trường” của tác giả Nguyễn Tuấn Anh, 2011
cũng chỉ ra mối quan hệ qua lại giữa con người và môi trường, nêu lên một số vấn đề nổi bật về môi trường hiện nay, giới thiệu về chủ đề cơ bản trong xã hội học môi trường hiện nay đồng thời cung cấp những kiến thức cơ bản về truyền thông môi trường… đây là những nghiên cứu quý giá giúp chúng ta tiếp cận và làm quen với lĩnh vực môi trường hiện vẫn còn là chủ đề mới mẻ
Luận văn thạc sỹ: “Giải pháp quản lý môi trường thông qua việc nhận dạng xung đột môi trường giữa cơ sở xử lý rác thải với cộng đồng dân cư sống xung quanh” (Nghiên cứu trường hợp bãi rác thải Nam Sơn, huyện Sóc
Sơn, thành phố Hà Nội) của tác giả Nguyễn Thị Thanh Huyền, 2006 đã nêu nên thực trạng xung đột môi trường giữa cơ sở xử lý rác thải với cộng đồng dân cư sống xung quanh và đưa ra những giải pháp: Giải pháp trước mắt cũng như giải pháp lâu dài đối với bãi rác Nam Sơn Luận văn cũng có những đóng góp cơ bản về cả lý luận và thực tiễn [10;10]
Đề tài:“Hành vi sức khoẻ của cư dân nông thôn trong bối cảnh XĐMT”
(nghiên cứu trường hợp làng nghề đồng bằng Bắc Bộ) do viện xã hội học- Viện KHXHVN thực hiện năm 2007 tập trung nghiên cứu hành vi chăm sóc sức khoẻ của người dân trong bối cảnh xung đột môi trường Đề tài đã chỉ ra những xung đột trong nội bộ môi trường làng nghề Hạ Thái, nổi lên là xung đột giữa ô nhiễm môi trường do hoạt động làm nghề với hành vi chăm sóc sức khoẻ của nguời dân Tuy nhiên đề tài đã giới hạn và dừng lại ở tiếp cận hành
vi chăm sóc sức khoẻ của cộng đồng trong bối cảnh xung đột môi trường theo
Trang 13cách nhìn xã hội chứ chưa quan tâm đến giải pháp quản lý XĐMT trong phát triển làng nghề [10;11]
3 Khách thể, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Công ty sản xuất giấy Bãi Bằng, công ty giấy Việt Trì và các cộng đồng dân cư xung quanh (người dân sống trực tiếp tại khu vực trên địa bàn hai nhà máy này)
3.2 Đối tượng nghiên cứu:
Xung đột môi trường giữa Công ty giấy Bãi Bằng, Công ty giấy Viêt Trì và các cộng đồng dân cư xung quanh
3.3 Phạm vi nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: Thời điểm năm từ năm 2008- 2013
Phạm vi nghiên cứu bao gồm: Công ty giấy Bãi Bằng, công ty giấy Việt Trì và các cộng đồng dân cư xung quanh (Phường Vân Cơ, Phường Bến Gót- Thành phố Việt Trì và Thị trấn Phong Châu, Huyện Phù Ninh) Bán kính 5km xung quanh khu vực hai công ty
4 Mục tiêu nghiên cứu
Nhận dạng xung đột môi trường giữa công ty sản xuất giấy Bãi Bằng, công ty giấy Việt Trì với các cộng đồng dân cư xung quanh
Xác định nguyên nhân gây xung đột môi trường giữa công ty giấy Bãi Bằng, công ty giấy Việt Trì với các cộng đồng dân cư xung quanh
Đề xuất những biện pháp để hạn chế hạn chế ô nhiễm môi trường trên
cơ sở nhận dạng xung đột môi trường giữa công ty giấy Bãi Bằng, công ty giấy Việt Trì
5 Câu hỏi nghiên cứu
- Xung đột môi trường giữa công ty sản xuất giấy Bãi Bằng, công ty giấy Việt Trì với các cộng đồng dân cư xung quanh diễn ra như thế nào?
- Nguyên nhân nào gây ra xung đột môi trường giữa công ty giấy Bãi Bằng, công ty giấy Việt Trì với các cộng đồng dân cư xung quanh?
Trang 14- Những biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường nào có thể đựơc đưa ra trên cơ sở nhận dạng xung đột môi trường và nguyên nhân gây ra xung đột môi trường giữa công ty giấy Bãi Bằng, công ty giấy Việt Trì với các cộng đồng dân cư xung quanh?
6 Giả thuyết nghiên cứu
- Xung đột môi trường giữa công ty sản xuất giấy Bãi Bằng, công ty
giấy Việt Trì với các cộng đồng dân cư xung quanh thể hiện dưới các dạng: Xung đột mục tiêu, xung đột nhận thức, xung đột lợi ích…
- Nguyên nhân dẫn đến xung đột là do sự khác nhau trong quan niệm bảo
vệ môi trường, sự bất đồng trong nhận thức, trong cách cư xử với môi trường…
- Để hạn chế ô nhiễm môi trường giữa công ty sản xuất giấy Bãi Bằng, công ty giấy Việt Trì với cộng đồng dân cư cần thực hiện một số giải pháp sau: giải pháp hạn chế xung đột môi trường giữa công ty giấy với cộng đồng dân
cư cần thực hiện một số giải pháp tổng hợp kỹ thuật – kinh tế - xã hội
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp phân tích tài liệu có sẵn
Trong nghiên cứu này chúng tôi tiến hành phân tích một số tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu như sách, báo, tạp chí nghiên cứu chuyên sâu và một số công trình nghiên cứu về nội dung liên quan đến vấn đề môi trường từ
đó nhằm nhận diện thực trạng vấn đề môi trường và xung đột môi trường hiện nay Đồng thời tác giả còn tham khảo một số đề tài, luận văn, các số liệu thống
kê, báo cáo có liên quan đến xung đột môi trường để lấy tư liệu phục vụ cho quá trình nghiên cứu và đánh giá kết quả nghiên cứu thực nghiệm của đề tài
7.2 Phương pháp quan sát
Phương pháp này nhằm ghi chép, mô tả, phân tích các yếu tố liên quan dến vấn đề ô nhiễm môi trường tại địa bàn Tiến hành quan sát thực tế tại địa bàn về hiện trạng môi trường và thực trạng sản xuất và công nghệ tại các công
ty sản xuất giấy
Trang 15Quá trình khảo sát được diễn ra trong thời gian nghiên cứu tại địa bàn 2 công ty đóng và vào nhiều thời điểm khác nhau trong ngày từ thứ 2 đến thứ 6 Tác giả thực hiện quan sát trước giờ làm việc (6h30) và sau giờ làm việc (17h30) tại những khu vực gần công ty, các đoạn sông nơi mà công ty thải nước, các hộ dân sống xung quanh…quan sát trong khuân viên công ty Trong quá trình này, tác giả quan sát một số quy trình sản xuất giấy cũng như bột giấy
Ở đây, tác giả ghi chép lại toàn bộ thông tin do người được phỏng vấn cung cấp và có cái nhìn khách quan, hoàn toàn không có sự can thiệp chủ quan của bản thân vào những thông tin của nghiên cứu này
7.3 Phương pháp phỏng vấn sâu cá nhân
Nghiên cứu tiến hành 63 cuộc phỏng vấn sâu trong đó: nam 37 nữ 26 người Số người dân địa phương được phỏng vấn là 39 người (Trong đó cán
bộ nghỉ hưu là 6 người, người làm ruộng là 14 người, số người làm kinh doanh, xây dựng là 18 người, học sinh là 01 em) số cán bộ, lãnh đạo xã, huyện, thành phố, phòng tài nguyên môi trường là 15 người, cán bộ doanh nghiệp là 9 người,
Trong số 63 cuộc phỏng vấn sâu có 19 người ở phường Vân Cơ- thành phố Việt Trì, 6 người ở phường Bến Gót- thành phố Việt Trì, phường gia Cẩm
17 người, 21 người thị trấn Phong Châu- huyện Phù Ninh
Phương pháp phỏng vấn sâu cá nhân nhằm thu thập những thông tin định tính về hiểu biết của họ về vấn đề môi trường của địa phương, cách giải quyết xung đột môi trường và ô nhiễm môi trường nhằm bổ xung những thông tin mà các phương pháp trước không thực hiện đựơc
Trước khi tiến hành phỏng vấn sâu, tác giả đã định hướng trước những nội dung cần hỏi và phỏng vấn linh hoạt đối với từng đối tượng mà mình đã định trước như nguyên nhân gây xung đột môi trường, các dạng xung đột môi trường và những biện pháp để hạn chế ô nhiễm môi trường… đồng thời tiến
Trang 16hành ghi lại toàn bộ cuộc phỏng vấn đó sau đó tổng hợp lại để có được những thông tin cần thiết liên quan đến vấn đề mà tác giả tìm hiểu
Trong nghiên cứu này, tác giả đã thực hiện 63 cuộc phỏng vấn sâu Trong đó phỏng vấn các đối tượng là: Lãnh đạo phường, thị trấn, cán bộ quản
lý môi trường các câp, lãnh đạo doanh nghiệp, người dân sống xung quanh khu vực này và học sinh Thời gian phỏng vấn được thực hiện vào buổi chiều
ng, ntối và buổi tối (từ 17h- 20h30) các ngày trong tuần đối với người dân và học sinh, còn đối với chính quyền các cấp và lãnh đạo công ty giấy phỏng vấn vào giờ hành chính (từ 7h- 17h) các ngày trong tuần
Trong qua trình phỏng vấn tác giả được người cung cấp những thông tin cho phép ghi lại toàn bộ cuộc phỏng vấn với mục đích phục vụ cho nghiên cứu, đồng thời để đảm bảo tính khuyết danh, tác giả đã đổi tên và thay thế những tên thật bằng những tên giả cho từng trường hợp phỏng vấn Vì vậy, tên của những khách thể được trích dẫn và sử dụng trong nghiên cứu này là tên giả
Tác giả thực hiện phương pháp này nhằm tìm hiểu các dạng xung đột
và nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường giữa công ty giấy Bãi Bằng, công ty giấy Việt Trì với các cộng đồng dân cư xung quanh và đề xuất những biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường
8 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm có 03 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Trình bày cơ sở lý luận của đề tài
Chương 2 Tìm hiểu các dạng xung đột môi trường và nguyên nhân
gây ô nhiễm môi trường giữa công ty giấy Bãi Bằng, công ty giấy Việt Trì với các cộng đồng dân cư xung quanh
Chương 3 Đề xuất những biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường giũa công
ty giấy Bãi Bằng, công ty giấy Việt Trì với các cộng đồng dân cư xung quanh
Trang 17PHẦN 2 NỘI DUNG CHÍNH CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Các khái niệm công cụ
1.1.1 Khái niệm môi trường
Trong những bối cảnh và cách tiếp cận khác nhau khái niệm môi trường (MT) được hiểu theo nhiều cách khác nhau
Theo luật bảo vệ môi trường năm 2005 thì: “Môi trường gồm các yếu tố
tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sự vật”[2;16]
Theo UNEP định nghĩa: “Môi trường là tập hợp các yếu tố vật lý, hóa học, sinh học, khoa học xã hội tác động lên từng cá thể hay cả cộng
đồng”[2;185] UNESCO-1967 định nghĩa: “Môi trường của con người bao
gồm toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra, những cái hữu hình và cái vô hình (tập quán, niềm tin…), trong đó con người sống và lao động, họ khai thác các tài nguyên thiên nhiên và nhân tạo nhằm thỏa mãn nhu cầu của mình”
Bách khoa toàn thư về môi trường- 1994 lại định nghĩa:“Môi trường là tổng thể các thành tố sinh thái tự nhiên, xã hội- nhân văn và các điều kiện tác động trực tiếp hay gián tiếp lên phát triển, lên đời sống và hoạt động của con người trong thời gian bất kì”
Với định nghĩa trên, có thể hiểu rằng môi trường bao gồm:
Các thành tố sinh thái tự nhiên gồm: đất, nước, không khí, thực vật, động vật, các hệ sinh thái, các trường vật lý (nhiệt, điện từ, phóng xạ)
Các thành tố xã hội- nhân văn gồm: Dân số, các động lực dân cư, tiêu dùng, xả thải, nghèo đói, giới, dân tộc, tập quán, phong tục, lối sống, luật pháp, hương ước, các cách tổ chức xã hội
Các điều kiện tác động bao gồm: Các chương trình và dự án phát triển kinh tế, hoạt động quân sự, chiến tranh…các hoạt động kinh tế (nông nghiệp,
Trang 18lâm nghiệp, công nghiệp, du lịch, xây dựng, đô thị hóa…), công nghệ, kĩ thuật, quản lý [1;14]
Trong luận văn này, tác giả dùng khái niệm: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất, nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người” [2;16]
Với định nghĩa này, các thành tố văn hóa xã hôi, và các điều kiện tác động không được coi là những thành phần của môi trường Lý do là luận văn này chỉ bàn đến ô nhiễm môi trường theo nghĩa là ô nhiễm môi trường tự nhiên, vật chất chứ không phải ô nhiễm môi trường xã hội – văn hóa hay điều kiện tác động như đã đề cập đến ở trên Khái niệm ô nhiễm môi trường
dưới đây sẽ đề cập đến cụ thể hơn vấn đề ô nhiễm môi trường
1.1.2 Khái niệm ô nhiễm môi trường
Theo luật bảo vệ môi trường Việt Nam năm 2005 thì: “Ô nhiễm môi trường (ÔNMT) là trạng thái thành phần môi trường bị biến đổi do chất ô
nhiễm gây ra ở mức vượt tiêu chuẩn môi trường” [20;8]
Theo tổ chức y tế thế giới (WHO) định nghĩa thì:“ÔNMT là việc chuyển các chất thải hoặc các nguyên liệu vào môi trường đến mức có khả năng gây hại cho sức khỏe của con người và sự phát triển của sinh vật hoặc
làm giảm chất lượng môi trường sống” [2;75]
Ô nhiễm môi trường là do con người tạo ra và có các dạng ô nhiễm cơ bản như sau:
- Ô nhiễm môi trường đất: xảy ra khi đất bị nhiễm các chất hóa học độc
hại Hiện nay đất ở nước ta bị suy giảm cả về số lượng và chất lượng, nguyên nhân là do các hoạt động có chủ động của con người như khai thác bầu khoáng sản, sản xuất công nghiệp, rừng bị tàn phá nặng nề, độ che phủ rừng ngày càng bị giảm sút, mưa lũ làm cho rừng bị xói mòn, bạc màu, việc sử dụng phân bón hóa học và các loại thuốc trừ sâu cũng làm cho đất bị ô nhiễm [20;8]
Trang 19- Ô nhiễm không khí: Việc xả khói bụi và các chất hóa học vào bầu
không khí vượt quá giới hạn cho phép cụ thể là quá trình phát triển của các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải và ô nhiễm do các hoạt động khác của con người gây nên [20;8]
- Ô nhiễm nước: Đây là loại ô nhiễm gây nguy hại nhất vì ô nhiễm nước
tác động trực tiếp đến sức khỏe con người, là nguồn gốc gây ra các loại bệnh đồng thời ảnh xấu đến sự sống của sinh vật Ô nhiễm nước xảy ra khi nước bề mặt chảy qua rác thải sinh hoạt, nước rác công nghiệp, nước thải từ các khu dân cư, các nhà máy, xí nghiệp, phân bón, thuốc trừ sâu…cũng là nguyên nhân gây ra ô nhiễm [20;8]
Ngoài ra còn có các loại ô nhiễm khác như ô nhiễm phóng xạ, ô nhiễm rác thải rắn, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm sóng …
1.1.3 Khái niệm suy thoái môi trường
“Suy thoái môi trường là sự thay đổi chất lượng và số lượng của thành phần môi trường gây ảnh hưởng xấu cho đời sống của con người và thiên
nhiên” [20;2]
Trong đó thành phần của môi trường được hiểu là các yếu tố tạo thành môi trường như: Không khí, nước, đất, âm thanh, ánh sáng, lòng đất, núi từng, sông, hồ, biển, sinh vật, các hệ sinh thái, các khu dân cư, khu sản xuất, bảo tồn thiên nhiên, quang cảnh thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và các hình thái vật chất khác
1.1.4 Khái niệm xung đột môi trường
1.1.4.1 Khái niệm xung đột môi trường
Có nhiều định nghĩa khác nhau của những tác giả khác nhau trên thế giới: Xung đột môi trường là xung đột chính trị, xã hội, kinh tế, tôn giáo, lãnh thổ, tộc người hoặc là xung đột với các nguồn tài nguyên hay là các lợi ích quốc gia, hoặc là bất cứ loại xung đột nào Đó là những xung đột mang
Trang 20tính truyền thống thường gây ra bởi sự suy thoái môi trường Xung đột môi trường được đặc trưng bởi sự suy thoái môi trường qua một hoặc hơn một trong số các chiều cạnh sau: Lạm dụng nguồn tài nguyên có thể tái sinh, hoặc tình trạng căng thẳng của năng lực môi trường trong việc thẩm thấu hay còn gọi là ô nhiễm Cả hai nguyên nhân này đều dẫn đến sự xuống cấp của không gian sống [1;124]
Xung đột môi trường là những xung đột dữ dội do sự khan hiếm môi trường gây ra trong sự tương tác với nhiều yếu tố, thường là các yếu tố có tính chất bối cảnh, tình huống cụ thể Xung đột môi trường xuất hiện qua ba hình thức: khan hiếm do nhu cầu (nghĩa là sự khan hiếm nảy sinh do nhu cầu gia tăng, chẳng hạn do gia tăng dân số), khan hiếm do nguồn cung (nghĩa là sự khan hiếm gây ra do sự sụt giảm tổng thể những nguồn tài nguyên cụ thể, có sẵn do sự suy thoái hoặc cạn kiệt) và khan hiếm cấu trúc (nghĩa là sự khan hiếm nảy sinh từ việc phân bố không đồng đều các nguồn tài nguyên hoặc là
từ việc tiếp cận đối với các nguồn tài nguyên) [1;127]
Xung đột môi trường là xung đột giữa quyền lợi của cộng đồng, vị trí nghề nghiệp và ưu tiên chính trị, là những mâu thuẫn giữa hiện tại và tương lai, giữa bảo tồn và phát triển Kết quả của xung đột môi trường có thể là xây dựng hoặc phá hủy phụ thuộc vào quản lý xung đột [4;11]
Xung đột môi trường là là kết quả của việc sử dụng tài nguyên do một nhóm người gây bất lợi cho nhóm khác [4;11]
Xung đột môi trường là kết quả của việc khai thác quá mức hoặc lạm dụng tài nguyên thiên nhiên [4;11]
Trên thực tế, tồn tại nhiều loại xung đột nhưng xung đột môi trường chỉ
có thể xuất phát từ một loại xung đột đó thường là xung đột về lợi ích Vì lợi ích trước mắt của một nhóm hoặc sự thỏa hiệp lợi ích của các nhóm mà môi trường bị ô nhiễm, có nguy cơ bị hủy hoại
Như vậy có thể tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau về xung đột môi trường của các tác giả khác nhau nhưng nhìn chung các tác giả đều thống nhất
Trang 21với nhau ở những điểm như: Xung đột môi trường là quá trình hình thành và phát triển mâu thuẫn giữa các cá nhân hoặc các nhóm xã hội trong sự liên quan đên các vấn đề môi trường [4;24]
1.1.4.2 Đặc điểm của xung đột môi trường
Theo Valerie Brow trong Risks and opportunities, earths can Publications LTD, London có các đặc điểm sau:
Xung đột là một bộ phận hiển nhiên của quá trình biến đổi Nó không phải
là kết quả của sự sai lầm của con người cũng không phải sai lầm của hệ thống
Xung đột là một bước quan trọng trong quá trình giải quyết vấn đề Xung đột có thể chia sẻ Nó không phải là trách nhiệm của riêng ai hoặc của riêng nhóm nào
Xung đột có thể quản lý được nhưng là sự quản lý cần có thời gian và nguồn lực [25;36]
1.1.4.3 Các dạng xung đột môi trường
Có nhiều cách phân loại khác nhau về xung đột môi trường, nhưng theo
Vũ Cao Đàm trong “Nghiên cứu xã hội về môi trường” thì có thể chia xung
đột môi trường thành những dạng sau đây:
- Xung đột nhận thức: “Đây là dạng xung đột căn bản nhất, có căn
nguyên từ sự hiểu biết khác nhau trong hành động của các nhóm dẫn tới phá hoại môi trường” [14;33] Ví dụ: Đó là những bất đồng trong việc nên hay không nên xây dựng nhà máy giấy nằm trong khu vực thành phố nơi có đông dân cư tập trung
- Xung đột mục tiêu: “Mục tiêu hoạt động của các nhóm dẫn đến xung
đột” [14;33] Ví dụ Công ty giấy dùng hóa chất để tẩy trắng giấy nhưng dẫn đến việc gây ô nhiễm không khí ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân, cộng đồng dân cư xung quanh
- Xung đột lợi ích: “Xuất hiện khi các nhóm tranh giành lợi thế sử dụng
tài nguyên” [14;33] Ví dụ công ty giấy thải nước thải công nghiệp ra sông gây ảnh hưởng đến cuộc sống và lợi ích của người dân
Trang 22- Xung đột quyền lực: “Nhóm quyền lực mạnh hơn lấn át nhóm khác,
chiếm dụng lợi thế của nhóm khác dẫn đến ô nhiễm môi trường”[14;33].Ví dụ các công ty cậy thế mình là công ty, doanh nghiệp của nhà nước có lợi thế về các mối quan hệ nên thải nước thải, đưa không khí chưa qua xử lý ra ngoài môi trường
“Trên thực tế xung đột môi trường xuất phát từ một loại xung đột xong thường tồn tại một số loại và cuối cùng cái đọng lại lớn nhất là xung đột lợi ích: Vì lợi ích vị kỷ của một nhóm hoặc vì sự thỏa hiệp lợi ích giữa các nhóm, môi trường bị hủy hoại, nhờ sự cam kết chuẩn mực môi trường hoặc sự đấu tranh giữa các nhóm mà môi trường được bảo vệ” [14;33]
“Vấn đề không chỉ ở nhận thức của các nhóm, hoặc sự được nhận giáo dục ở mỗi thành viên trong xã hội, mà môi trường được bảo vệ Chẳng hạn các ông chủ nghiệp cùng những người cộng sự kỹ thuật am hiểu về môi trường nhiều hơn bất cứ người dân nào nhưng họ vẫn phá hoại môi trường ở các vùng phụ cận xí nghiệp Đó là vì lợi ích của họ, vì lòng tham tranh giành lợi ích kinh tế vượt ra ngoài khuôn khổ của nhận thức môi trường” [14;33]
1.1.4.4 Các đương sự trong xung đột môi trường
Theo Vũ Cao Đàm trong nghiên cứu xã hội về môi trường thì xung đột
có thể xuất hiện trong quan hệ giữa các nhóm trong nội bộ cộng đồng dân cư (CĐDC), song cũng có thể xuất hiện trong rất nhiều mối quan hệ khác nhau
Có thể nhận diện một số quan hệ xung đột sau [14;34-35]:
- Xung đột trong cộng đồng không phân chia nhóm xâm hại và nhóm bị xâm hại Đây là những xung đột xuất hiện trong quá trình chia sẻ các nguồn lợi tài nguyên và môi trường Dạng xung đột này có thể tồn tại trên quy mô rất nhỏ giữa hai gia đình, xong cũng có thể tồn tại giữa hai địa phương, thậm chí giữa hai quốc gia [14;35]
- Xung đột có phân chia chiến tuyến giữa một bên là nhóm xâm hại và một bên là nhóm bị xâm hoại Đây là trường hợp mối quan hệ giữa các xí nghiệp, bệnh viện và cồng đồng dân cư Dạng quan hệ này cũng tồn tại giữa
Trang 23hai địa phương hoặc hai quốc gia, trong đó không có sự tranh chấp mà chỉ tồn tại hai bên, một bên là bị hại và một bên là người xâm hại [14;35]
- Xung đột giữa cơ quan quản lý môi trường với dân cư Đây là những xung đột xuất hiện trong quá trình xử lý các xung đột: Các bên trong CĐDC
có thể không chấp nhận các giải pháp xử lý và họ đều đứng về phía đối lập với các nhà đương cục Dạng xung đột này xuất hiện có thể do nhiều nguyên nhân: Hoặc là các giải pháp có thể sự đối xử bất công giữa bên bị hại và bên gây hại; song cũng có thể do các bên trong dân cư đều đưa ra các yêu sách không thật sự thỏa đáng, đặt nhà đương cục trước những vấn đề nan giải [14;36]
- Xung đột giữa các cơ quan qyền lực trong chức năng quản lý môi trường với nhau Đây là trường hợp xuất hiện bất đồng giữa các cơ quan chức năng có liên quan, hoặc là giữa các cơ quan chức năng có sự bất đồng về cách nhìn nhận vấn đề hoặc giữa họ có sự bất đồng quan điểm trong các giải pháp xử lý; hoặc là mỗi cơ quan có sự đối xử thiên vị với một bên đương sự [14;36]
1.1.4.5 Các nguyên nhân dẫn đến xung đột môi trường
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến xung đột môi trường, tùy theo cách tiếp cận khác nhau mà các tác giả đưa ra những nguyên nhân khác nhau:
Theo Vũ Cao Đàm, xung đột môi trường có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau:
- Sự khác nhau trong quan niệm về bảo vệ môi trường
- Bất đồng nhận thức trong cách xử sự với môi trường
- Dị biệt văn hóa trong cách xử sự với môi trường
- Bất bình đẳng xã hội trong sử dụng tài nguyên và hưởng thụ các lợi thế môi trường [14;32]
Theo tài liệu của Teresita Suselo AIT-1993 có những nguyên nhân dẫn đến xung đột môi trường:
+ Thiếu thông tin, bỏ qua thông tin: Nguyên nhân chính trong vấn đề tranh chấp môi trường là sự cạnh tranh nguồn tài nguyên, sự khác nhau về giá
Trang 24trị nhân văn liên quan đến giá trị tương đối của tài nguyên và kiến thức hoặc hiểu biết không đầy đủ về chi phí, lợi ích và nguy cơ trong hoạt động [18;21]
+ Thiếu sự tham gia đóng góp của các bên liên quan: Khi xem xét nguyên nhân xung đột môi trường thì thiếu sự quan tâm đến ý kiến của cộng đồng dân cư là nguyên nhân cơ bản Sự tham gia của cộng đồng dân cư không những đảm bảo được lợi ích của cộng đồng dân cư mà còn phát huy được kiến thức bản địa của cộng đồng phục vụ cho phát triển Kinh nghiệm của Việt Nam cũng như trên thế giới cho thấy thiếu sự tham gia của cộng đồng dân cư thì khó có thể giải quyết được mâu thuẫn giữa bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế [18;21]
+ Các hệ thống giá trị khác: Trong việc khai thác cùng một nguồn tài nguyên môi trường thì các hệ thống giá trị khác nhau đối với các nhóm xã hội khác nhau cũng dễ dàng dẫn đến xung đột môi trường [18;22]
1.1.4.6 Mức độ xung đột
Xung đột có các mức độ sau đây:
- Không nghiêm trọng: “Là những xung đột ở mức thấp, không bắt
nguồn từ những chênh lệch về lợi thế về quyền lực, lợi ích đồng thời các bên đương sự hiểu rất rõ nó cũng không dẫn đến những tác hại lớn cho mỗi bên” [17;26]
- Ít nghiêm trọng: “Xung đột ở mức này thường xuất hiện ở những chủ
đầu tư đang cùng khai thác nguồn lợi của một địa bàn, trong chừng mực nào
đó giữa họ rất dễ dàn xếp với nhau” [17;26]
- Nghiêm trọng: “Xung đột nghiêm trọng là những xung đột có thể dẫn
đến những phản ứng mạnh mẽ giữa các đương sự xung đột” [17;26]
- Rất nghiêm trọng: “Đây là những xung đột bắt nguồn từ những bất
bình đẳng lớn về quyền lực, không chỉ về mặt tài nguyên mà cả những bất bình đẳng về tài chính và bất bình đẳng về chính trị Loại xung đột này có thể dẫn tới xung đột vũ trang” [17;26]
Trang 251.1.4.7 Các biện pháp giải quyết xung đột môi trường
Theo Vũ Cao Đàm: “Xã hội học môi trường đi sâu phân tích mối quan
hệ giữa các nhóm xã hội, những tranh chấp giữa họ với nhau, hoặc giữa họ với cộng đồng dân cư trong việc tranh giành lợi thế tài nguyên thiên nhiên và môi trường, từ đó dẫn đến những xung đột môi trường Xung đột môi trường là một cách nói để chỉ sự xung đột giữa các nhóm xã hội liên quan đến việc tranh giành lợi thế môi trường, xâm hại môi trường” [14;35-36]
“Tuy nhiên xã hội học không chỉ dừng lại trong việc nghiên cứu xung đột xã hội mà còn nghiên cứu biện pháp điều hòa lợi ích giữa các nhóm trên
cơ sở tôn trọng các cam kết và kiểm soát xã hội về chuẩn mực môi trường” [14;36] “Bản chất xã hội của việc bảo vệ môi trường chính là sự điều hòa quyền lợi giữa các nhóm xã hội Chính yếu tố này sẽ thúc đẩy hoặc kìm hãm việc sử dụng những biện pháp công nghệ phá hoại môi trường hoặc những biện pháp công nghệ thân thiện môi trường, vấn đề không chỉ là nhận thức của các nhóm
Về lý thuyết tất cả các nhóm đều hiểu tác hại của những giải pháp công nghệ nào đó nhưng vì lợi ích riêng của họ họ sẵn sàng xâm hại hoặc tước đoạt lợi ích của cộng đồng trong việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên Nếu không giải quyết một cách triệt để, căn bản những vấn đề này thì mọi biện pháp công nghệ cũng chỉ dừng lại trên các văn bản khuyến nghị không có ý nghĩa thực tế” [14;36]
Trong các biện pháp quản lý xung đột môi trường, xã hội học quan tâm tới quan hệ cộng tác giữa các nhóm, sự đồng thuận xã hội trong việc chia sẻ quyền lợi, tìm tiếng nói chung để ngăn ngừa nguy cơ hủy hoại môi trường Theo Vũ Cao Đàm, về cơ bản có 5 biện pháp xử lý xung đột môi trường:
Đối đầu, đối thoại, né tránh, nhượng bộ, thỏa hiệp, trong đó “đối thoại” là khả
năng được đánh giá cao nhất, hướng vào việc chia sẻ quyền lợi dựa trên
nguyên tắc “hai bên cùng có lợi” Tuy nhiên, tùy mỗi tình huống cụ thể mà
các nhà quản lý môi trường và đương sự lựa chọn một cách giải quyết thích hợp Bất kể tình huống nào, mọi đàm phán và thỏa thuận đều phải dựa trên
Trang 26chuẩn mực giá trị chung về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững Đây là
cơ sở cho các đối thoại, thương lượng, điều hòa và phân chia lợi ích nhằm chống lại những hành vi phá hoại môi trường [14;36]
Sơ đồ nguyên tắc sử lý xung đột [14;36]:
Sơ đồ 1: Sơ đồ nguyên tắc xử lý xung đột xã hội [14;36]
Mọi đàm phán và thỏa thuận đều phải căn cứ vào chuẩn mực giá trị chung về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững Chuẩn mực đó bao gồm những chuẩn mực về kỹ thuật và chuẩn mực về đạo đức
Những nguyên tắc xử lý xung đột trên đây là cơ sở cho các đối thoại, thương lượng, điều hòa và phân chia lợi ích nhằm chống lại những hành vi phá hoại môi trường
1.1.5 Khái niệm cộng đồng
Cộng đồng là một khái niệm cơ bản của khoa học xã hội nói chung Thuật ngữ cộng đồng chỉ một tập thể gồm những thành viên gắn bó với nhau bằng những giá trị chung
Theo UNESCO: “Cộng đồng được hiểu là một tập hợp người cùng sống trong khu vực địa lý hoặc trong cùng một đơn vị hành chính có chung lợi ích,
có các điều kiện tồn tại và hoạt động” [10;40-41]
Trang 27Theo từ điển xã hội học thì: “Cộng đồng là hình thức chung sống trên
cơ sở sự gần gũi của các thành viên về mặt cảm xúc, hướng tới sự gắn bó đặc biệt mật thiết (gia đình, tình bạn, cộng đồng yêu đương) được chính họ tìm kiếm và vì thế được con người cảm thấy có tính cội nguồn” [15]
Theo quan niệm Macxit: Cộng đồng là mối quan hệ qua lại giữa các cá nhân, được quyết định bởi sự cộng đồng các lợi ích của các thành viên có sự giống nhau về các điều kiện tồn tại và hoạt động của những con người hợp thành cộng đồng đó bao gồm các hoạt động sản xuất vật chất và các hoạt động khác của họ, sự gần gũi giữa họ về tư tưởng, tín ngưỡng, hệ giá trị và hệ chuẩn mực, nền sản xuất, sự tương đồng về điều kiện sống cũng như các quan niệm chủ quan của họ về các mục tiêu và phương tiện hoạt động [27]
1.1.6 Khái niệm cộng đồng dân cư
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về cộng đồng dân cư:
Cộng đồng dân cư là nhiều người, nhiều nhà, nhiều gia đình, cá thể, nhóm cùng sống trong một khoảng không gian hoặc những người cùng sinh sống trong một khu vực lãnh thổ hoặc đơn vị hành chính họ gắn bó, liên kết với nhau cùng thực hiện lợi ích, nghĩa vụ [4;20]
Cộng đồng dân cư là những người cùng sinh sống trong một không gian địa lý nhất định như: Tổ dân phố, thôn, làng, ấp, bản… hoặc điểm dân cư tương tự [27]
Khái niệm cộng đồng dân cư xuất hiện với sự ra đời của một quốc gia, dân tộc hay nói cách khác là của cả lịch sử loài người [27]
1.2 Hướng tiếp cận và lý thuyết áp dụng
1.2.1 Tiếp cận chính sách trong quản lý xung đột môi trường
Chính sách là một công cụ quan trọng trong quản lý xung đột môi trường
Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về chính sách như chính trị học, xã hội học, kinh tế học, tâm lý học, quản lý học do đó cũng có nhiều định nghĩa khác nhau về chính sách Từ cách tiếp cận tổng hợp tác giả Vũ Cao Đàm đã đưa ra khái niệm: “Chính sách là tổng hợp biện pháp đã được thể chế hóa mà một
Trang 28chủ đề quyền lực, hoặc chủ đề quản lý đưa ra, trong đó tạo sự ưu đãi của một nhóm xã hội, kích thích vào động cơ hoạt động của nhóm này, định hướng hoạt động của họ nhằm thực hiện một mục tiêu nào đó trong chiến lược phát triển của một hệ thống xã hội” [17;26-27]
Một chính sách có thể có các phương tiện khác nhau, các phương tiện cũng như các công cụ trong quản lý có thể là phương tiện và tài chính, các công cụ kinh tế, công cụ về pháp lý, các mệnh lệnh hành chính hoặc các phương tiện truyền thông giáo dục nhận thức Các phương tiện chính sách được sử dụng để tác động vào các nhóm xã hội khác nhau Tuy nhiên, điều quan trọng là chính sách phải tác động vào các nhóm có động lực hay có ảnh hưởng quyết định đến việc thực hiện mục tiêu của chính sách [11;42]
Tác động của các chính sách luôn tạo sự bất bình đẳng xã hội vì luôn ưu tiên một số nhóm xã hội nhất định khi thực hiện mục tiêu chính sách, trước tác động của chính sách, cộng đồng xã hội có thể phân chia thành các nhóm xã hội khác nhau gồm nhóm hưởng lợi, nhóm bị thiệt và nhóm vô can Cùng với nhóm này cũng có những phản ứng khác nhau với chính sách, có thể phản ứng, ủng hộ, chống đối hoặc thờ ơ với chính sách [11;42-43]
Thứ hai là quan hệ giữa các nhóm xã hội liên quan đến việc bảo vệ và tàn phá môi trường, sự tước đoạt lợi thế sử dụng tà nguyên của nhóm này trước nhóm khác được xem là nguyên nhân trực tiếp, nguyên nhân xã hội của sự tàn phá môi trường [11;43]
Thứ ba, vai trò của các thiết chế xã hội, các chính phủ, các tổ chức xã hội trong việc bảo vệ môi trường Vai trò này thể hiện thông qua quan hệ giữa
Trang 29nhóm quản lý trước toàn xã hội trong việc bảo vệ môi trường, chống lại hành
vi bảo vệ môi trường [11;43]
Áp dụng hướng tiếp cận này vào đề tài luận văn sẽ thấy dược mối quan
hệ khăng khít giữa các nhóm xã hội trong cộng đồng dân cư về vấn đề môi trường và xung đột môi trường, vai trò của các tổ chức xã hội trong việc bảo
vệ môi trường
1.2.3 Lý thuyết về mô hình “tam giác” trong quản lý môi trường
Ngày nay cùng với việc phát triển ngày càng mạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền thông (ICT), công tác quản lý môi trường cũng đang chuyển từ mô hình quản lý truyền thống theo kiểu “quả đấm” với việc kết hợp các biện pháp kiểm soát bằng mệnh lệnh (các quy chế, quy định) với các biện pháp kinh tế (các hình thức phạt, lệ phí) sang mô hình quản lý mới theo kiểu
“tam giác” (delta) với việc áp dụng mạnh mẽ các tiến bộ của ICT trong quản
lý bảo vệ môi trường [11;44]
Sơ đồ: Mô hình quản lý BVMT theo kiểu tam giác [11;45]
Các cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm: xây dựng và ban hành các văn bản pháp lý và các tiêu chuẩn nhằm điều tiết ô nhiễm và quản lý bảo vệ môi trường, đưa ra các quyết định quản lý dựa vào việc áp dụng các biện pháp
Chính phủ
(Các biện pháp kiểm soát hướng dẫn)
Thành phần gây ô nhiễm
Trang 30kinh tế và củng cố các hoạt động nhằm thực thi hiệu quả hệ thống các văn bản pháp luật [11;44]
Thị trường với chức năng tạo nên những cơ chế hoạt động kinh doanh, tiếp thị sẽ giúp tạo ra những ảnh hưởng tích cực nhằm làm thay đổi hành vi của các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, các dự án xây dựng hay tất cả các thành phần kinh tế khác gây ô nhiễm thông qua tất cả các hoạt động như sản xuất, tiêu dùng và đầu tư [11;45]
Trong mô hình quản lý mới này, mối quan hệ tương hỗ có tác động qua lại được hình thành giữa ba thành phần cơ bản: các cơ quan quản lý của chính phủ, thị trường và cộng đồng thông qua việc trao đổi và giao lưu thông tin Đối với các nhà quản lý môi trường, thông tin thật sự cần thiết để họ có thể thu nhận và hiểu được những tác động của cơ chế quản lý để họ có thể đưa ra những quyết định chính sách một cách hợp lý, chính xác và có căn cứ khoa học Thông tin cũng thực sự cần thiết đối với thị trường để có thể điều tiết hiệu quả hành vi của các nhà sản xuất và tiêu dùng về mặt môi trường Hơn thế nữa thông tin cũng còn là biện pháp hiệu quả giúp người tiêu dùng có thể xác định và giám sát các hành vi của các đối tượng liên quan nhằm gây áp lực bắt họ phải áp dụng các biện pháp cải thiện môi trường [11;45]
Trang 31CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUNG ĐỘT MÔI TRƯỜNG VÀ NGUYÊN NHÂN GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG GIỮA CÔNG TY GIẤY BÃI BẰNG, CÔNG TY GIẤY VIỆT TRÌ VỚI CÁC
CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ XUNG QUANH 2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội của địa bàn nghiên cứu
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội của tỉnh Phú Thọ
Phú Thọ là tỉnh thuộc khu vực miền núi trung du phía Bắc, nằm trong khu vực giao lưu giữa Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng và Tây Bắc Tổng diện tích tự nhiên là 3.582.4 km2 Phía Đông giáp với Hà Tây, Phía Đông Bắc giáp với Vĩnh Phúc, Phía Tây giáp với Sơn La, Phía Tây Bắc giáp với Yên Bái, Phía Nam giáp với Hòa Bình, phía Bắc giáp với Tuyên Quang Phú Thọ nằm
ở trung tâm các hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt và đường sông từ các tỉnh thuộc Tây- Đông- Bắc đi Hà Nội, Hải Phòng và các nơi khác Là cầu nối giao lưu kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật giữa các tỉnh đồng bằng Bắc
Bộ với các tỉnh miền núi Tây Bắc [27]
Phú Thọ có 12 đơn vị hành chính gồm: Thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ, các huyện: Đoan Hùng, Hạ Hòa, Thanh Ba, Cẩm Khê, Phù Ninh, Lâm Thao, Tam Nông, Thanh Thủy, Thanh Sơn và Yên Lập Thành phố Việt Trì là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của tỉnh Toàn tỉnh có 274 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 14 phường, 10 thị trấn, và 250 xã trong đó có 214 xã miền núi, 7 xã vùng cao và 50 xã đặc biệt khó khăn Dân số của tỉnh là 1.336.600 người, mật độ dân số là 37.8 người/ km2 (2009) [27]
Cơ sở hạ tầng của tỉnh Phú Thọ tương đối hoàn chỉnh, hầu hết được nhựa hóa hoặc đổ bê tông, một số ít trong số đó thuộc các xã miền núi còn chưa được kiên cố hóa, đi lại gặp nhiều khó khăn Hệ thống thoát nước thải chưa được xử lý triệt để nhưng lại đổ ra sông, hồ làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân [27]
2.1.2 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội của thành phố Việt Trì
Trang 32Thành phố Việt Trì là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kĩ thuật của tỉnh Phú Thọ, là kinh đô Văn Lang- kinh đô đầu tiên của người Việt Diện tích tự nhiên là 11.175.11 ha, có 23 đơn vị hành chính gồm 13 phường nội thị và 10 xã ngoại thị, dân số là 27.539 người (năm 2010) Việt Trì nằm ở
vị trí chuyến tiếp từ địa hình đồi núi sang địa hình đồng bằng, đỉnh của tam giác châu thổ sông Hồng [27]
Công ty giấy Việt Trì được bắt đầu khởi công xây dựng vào thời điểm cuối thập kỷ 50 của thế kỷ trước, sau 3 năm xây dựng, ngày 19-5-1961 nhân
kỷ niệm 71 năm ngày sinh của Bác Hồ, công ty đã cho ra đời những cuộn giấy đầu tiên [27]
Công ty giấy Việt Trì với công suất thiết kế 18.000 tấn/năm có thể coi
là cơ sở đầu đàn của ngành giấy Việt Nam với sản phẩm chính là giấy in, giấy viết, giấy vẽ và đóng góp không nhỏ vào sự tăng trưởng phát triển kinh tế chung của đất nước
Cùng với đó, hiện nay trên địa bàn thành phố có nhiều nhà máy, xí nghiệp đang hoạt động, vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay của thành phố chủ yếu là do nước thải, khí thải, bụi của một số nhà máy thải ra Có rất nhiều
ý kiến cũng như những đơn thư khiếu nại, tố cáo của người dân về tình trạng ô nhiễm môi trường tại khu vực thành phố Sau khi nhận được các ý kiến phản ánh cũng như đơn thư khiếu nại tố cáo của người dân, các ban, ngành liên quan cũng đã vào cuộc chấn chỉnh các cơ sở sản xuất, nhà máy để xác định nguồn gây ô nhiễm cũng như mức độ ô nhiễm tại khu vực này Đồng thời đưa
ra những biện pháp để khắc phục tình trạng trên
Hiện nay, tình trạng ô nhiễm môi trường tại khu vực nhà máy, xí nghiệp
có những chuyển biến, đơn thư khiếu nại của người dân đã giảm nhưng về lâu dài các cơ sở sản xuất, nhà máy, xí nghiệp cần đầu tư công nghệ, đặc biệt là công nghệ xử lý nước thải, chất thải để hạn chế ô nhiễm đồng thời tuyên truyền vận động đến các cán bộ công nhân viên cũng như toàn thể công ty trên địa bàn cần đảm bảo được nhu cầu lợi ích của doanh nghiệp nhưng cũng phải
Trang 33đảm bảo vấn đề môi trường về lâu dài để không ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, cộng đồng dân cư xung quanh
2.1.3 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội của huyện Phù Ninh
Huyện Phù Ninh của tỉnh Phú Thọ là cơ sở sản xuất giấy của công ty giấy Bãi Bằng, là một huyện của tỉnh Phú Thọ Huyện Phù Ninh có 15.637.32
ha diện tích đất tự nhiên Huyện Phù Ninh nằm ở phía Đông bắc của tỉnh Phú Thọ, phía Bắc giáp huyện Đoan Hùng, phía Nam giáp với thành phố Việt Trì
và huyện Lâm Thao, phía Tây giáp thị xã Phú Thọ và huyện Thanh Ba, phía Đông có tuyến sông Lô bao quanh là ranh giới với huyện Lập Thạch của tỉnh Vĩnh Phúc [27]
Theo số liệu năm 2009 huyện có 19 đơn vị hành chính bao gồm 18 xã
và 01 thị trấn, dân số là 91.816 người, mật độ dân số trung bình là 637 người/km2 Phù Ninh nằm trong vùng kinh tế động lực và trọng điểm của tỉnh Phú Thọ (Việt Trì- Lâm Thao- Phù Ninh- thị xã Phú Thọ), là vùng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, các nguyên liệu giấy, hình thành các cụm công nghiệp, các làng nghề sản xuất các sản phẩm công nghiệp, thủ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp [27]
Trên địa bàn huyện còn có quốc lộ 2 chạy qua, đường liên tỉnh 323, 325B và tuyến đường thủy trên sông lô thuận tiện cho việc giao lưu, đi lại giữa các huyện trong tỉnh và giữa tỉnh với các tỉnh khác nhau
Công ty giấy Bãi Bằng là công trình hữu nghị của Việt Nam và Thụy Điển được xây dựng vào năm 1974 và được khánh thành vào năm 1982 Vào ngày 31-8-1982 nhà máy đã sản xuất ra bằng chính nguyên liệu trong nước chấm dứt cơ bản sự đầu tư và mở ra một giai đoạn mới Cũng trong năm này nhà máy đã sản xuất ra những cuộn giấy đầu tiên Ngày 26/11/1982 trở thành một ngày đáng nhớ, nó kết thúc 8 năm xây dựng và mở ra một giai đoạn mới sau một thời gian dài dưới sự chỉ đạo sáng suốt của ban lãnh đạo công ty với
sự quan tâm của nhà nước và lòng hăng say của nhân viên, cán bộ công ty đã đạt được những thành tựu đáng kể [27]
Trang 34Vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay chủ yếu nằm ở khu vực công ty sản xuất giấy (thị trấn Phong Châu, huyện Phù Ninh) Các đơn vị quản lý liên quan trên địa bàn cũng đã nhận được nhiều đơn thư tố cáo của người dân về vấn đề ô nhiễm môi trường như khí thải, khí bụi… do công ty thải ra Nhưng
do còn nhiều bất cập nhưng những đơn thư khiếu nại, tố cáo của người dân vẫn chưa được giải quyết triệt để dẫn đến tình trạng xung đột môi trường giữa công ty giấy với các cộng đồng dân cư xung quanh
2.2 Khái quát về môi trường sản xuất giấy và bột giấy
2.2.1 Khái quát quá trình sản xuất bột giấy và giấy
Ngành công nghiệp giấy chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế nước
ta, và thu hút được lượng lớn lao động của đất nước Nó chiếm vị trí quan trọng hơn với cuộc sống hàng ngày của chúng ta bởi ta có thể thấy có mặt trong hầu hết tất cả công việc hàng ngày cũng như trong các công sở Vì vậy
để ngành giấy phát triển song song với sự phát triển của đất nước đòi hỏi sự chung tay của tất cả các bên liên quan [6]
Việc sử dụng nguyên liệu trong ngành giấy đòi hỏi các công ty, nhà máy phải đưa ra những giải pháp phù hợp để bảo vệ môi trường, lượng nước thải của ngành giấy chiếm tỷ trọng lớn, nếu không có công nghệ xử lý chất thải sẽ kéo theo nhiều vấn đề đặt ra cho môi trường như làm ô nhiễm nguồn nước, lãng phí nguồn nước ngọt, việc xả thải bừa bãi ra môi trường cũng gây những ảnh hưởng không nhỏ với cuộc sống sinh hoạt của con người Hiện nay hầu hết các công ty, nhà máy chưa xây dựng được hệ thống xử lý chất thải phù hợp với quy trình , tiêu chuẩn cho phép [6]
Ngoài ra việc tẩy rửa, đốt nguyên liệu cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm và ảnh hưởng tới môi trường Một lượng khí lớn có mùi bay ra khi đốt nguyên liệu để làm giấy, việc tẩy trắng giấy theo yêu cầu mong muốn cũng gây ra những ảnh hưởng không nhỏ cho môi trường các quy trình công nghệ này hầu như các nhà máy không xây dựng được hệ thống
xử lý chất thải hoặc có xây dựng được thì hầu hết không đạt yêu cầu
Trang 35Nhìn vào quy trình công nghệ sau chúng ta có thể thấy được lượng chất thải thải ra môi trường ở mức độ ra sao nếu như không có một hệ thống xử lý hiệu quả.
Quy trình sản xuất giấy và bột giấy theo sơ đồ sau:
* Quy trình công nghệ sản xuất bột giấy
Sơ đồ: Quy trình công nghệ sản xuất bột giấy [27]
Trang 36* Quy trình công nghệ sản xuất giấy
Sơ đồ: Quy trình công nghệ sản xuất giấy [27]
Hầu hết nước của các dây truyền công nghệ được xả ra thẳng dòng thải, tải theo các hóa chất dư thừa từ dây chuyền công nghệ và các sợi hòa tan Nhiệt dư thừa bị phung phí làm bốc hơi nước và truyền ra dòng thải ấm Mức
sử dụng nước, hóa chất và năng lượng trong xeo giấy ít hơn rất nhiều so với nghiền bột Bởi vậy tải lượng dòng thải của quá trình xeo giấy thấp hơn tải lượng dòng thải từ nghiền bột [27]
Trong cả quá trình nghiền bột lẫn xeo giấy, các hóa chất xeo giấy từ quy trình công nghệ và sản phẩm phản ứng từ các thành phẩm nguyên liệu sợi với các hóa chất quy tình công nghệ đều được thải ra không khí, hoặc xả vào hơi nước như là các dòng thải chất rắn Quá trình xeo giấy gây ô nhiễm nước
Trang 37là chủ yếu, các sợi và đoạn sợi trong dòng thải nước có tác động đến độ tổng của các thủy vực và cấu trúc đáy thủy vực [27]
Nguyên liệu vào máy xeo là các loại bột giấy, sợi tái chế, bột vụn và bột nghiền lại, các hóa chất phụ gia khác, các tác nhân định cỡ và thuốc nhuộm được bổ xung và sản phẩm nguyên liệu cuối cùng được tinh chế Các thành phần nguyên liệu chính này được trộn với mảnh vụn từ máy xeo giấy Các loại giấy khác nhau có hệ thống chuẩn bị nguyên liệu đầu vào riêng biệt [27]
2.2.2 Hiện trạng môi trường chất thải ngành giấy
2.2.2.1 Nước thải
Trong tất cả các ngành công nghiệp thì ngành công nghiệp giấy là một trong những ngành gây ô nhiễm nặng nề nhất Hầu hết các công ty sản xuất giấy nằm cạnh các con sông ngòi, kênh rạch nên phần lớn lượng nước thải chưa được xử lý hoặc xử lý chưa triệt để thải thẳng ra sông ngòi, kênh rạch gây ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm môi trường vì vậy vấn đề bảo vệ môi trường xử lý chất thải là rất cần thiết
Với thiết bị công nghệ lạc hậu như hiện nay thì hầu hết các chất thải chưa được xử lý mà thải thẳng ra môi trường
Mặt khác đặc thù của ngành công nghiệp sản xuất giấy và bột giấy là cần nhiều nước, lượng nước thải phát sinh lớn, khí thải có nhiều những hóa chất hữu cơ bay hơi và có mùi khó chịu, vì vậy phải có một dây truyền sản xuất hoàn thiện với các hệ thống xử lý chất thải cần thiết như hệ thống thu hồi hóa chất, hệ thống xử lý nước thải, khí thải…đảm bảo không gây ảnh hưởng đến vấn đề ô nhiễm môi trường [27]
“Nước thải từ các khu công nghiệp có thành phần đa dạng, chủ yếu là các chất lơ lửng, chất hữu cơ, dầu mỡ và một số kim loại nặng Khoảng 70% trong tổng số hơn 1 triệu m2 nước thải/ ngày từ các khu công nghiệp được xả thẳng ra các nguồn tiếp nhận không qua xử lý đã gây ra ô nhiễm môi trường nước mặt Chất lượng nguồn nước mặt tại những vùng chịu tác động của nguồn nước thải từ các khu công nghiệp đã gây suy thoái” [9;25]
Trang 38Bảng 2.1 Mức độ tiêu thụ nước của các nhà máy giấy
Tên đơn vị Sản xuất bột giấy
(m3/tấn)
Sản xuất giấy (m3/tấn)
Lượng nước (m3/ngày)
2.2.2.2 Khí thải
“Ô nhiễm không khí ở các khu công nghiệp mang tính cục bộ tập trung nhiều ở các khu công nghiệp cũ, do các nhà máy trong khu công nghiệp sử dụng công nghệ sản xuất lạc hậu hoặc chưa đầu tư hệ thống xử lý nước thải Vấn đề ô nhiễm tại các khu công nghiệp chủ yếu là ô nhiễm bụi, một số khu công nghiệp có xuất hiện ô nhiễm CO, SO2, và NO2” [9;25]
Trong quá trình sản xuất giấy và bột giấy, việc phát sinh mùi khó chịu bắt nguồn từ việc đốt nhiên liệu cùng với việc tẩy trắng giấy trong đó một lượng lớn clo bị rò rỉ ra ngoài phát tán vào trong không khí gây mùi khó chịu ảnh hưởng tới cuộc sống cũng như sinh hoạt hàng ngày của người dân
Ngoài ra các hoạt động phụ trợ khác như hoạt động của các phương tiện giao thông, hoạt động bảo quản và xử lý nguyên liệu, các hợp chất hữu cơ bay hơi phát sinh từ các công đoạn này bao gồm nhiều chất khác nhau có thể góp phần làm cho không khí bị ô nhiễm, gây tác động tới môi trường Tuy nhiên,
Trang 39mức độ ảnh hưởng của những nguồn này là không lớn, phạm vi ảnh hưởng hẹp và phân tán
Các nguồn phát sinh khí thải xảy ra ở các công đoạn như công đoạn làm bột giấy, công đoạn tẩy trắng (phát sinh khí thải clo)… gây mùi khó chịu [27]
2.2.2.3 Chất thải rắn
Chất thải rắn được hình thành ở tất cả các công đoạn trong quá trình sản xuất giấy và bột giấy Chất thải lâm nghiệp chứa chủ yếu là vỏ cây, mùn cưa, cành lá Chất thải hữu cơ được tạo ra trong quá trình sản xuất Tro, xỉ và các chất thải vô cơ khác thường đi vào đất Giảm thiểu tác động môi trường và tối
ưu hóa điểm thải là quan trọng để giảm chất thải phát sinh và tìm ra các phương thức sử dụng mới đối với các loại nguyên liệu còn thừa có thể sử dụng
Chất thải còn được hình thành trong các ngành công nghiệp phụ trợ cho ngành công nghiệp giấy và bột giấy như: quá trình sửa chữa, bảo dưỡng thiết
bị, quá trình lưu giữ vận chuyển hóa chất, vật tư đầu vào
“Lượng chất thải rắn tại các khu công nghiệp có chiều hướng gia tăng, tập trung nhiều nhất tại các khu công nghiệp và vùng kinh tế trọng điểm Bắc
Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Trong đó thành phần chất thải rắn nguy hại chiếm khoảng 20%, tỷ lệ chất thải rắn có thể tái chế hoặc tái sử dụng khá cao Hiện nay vấn đề thu gom, vận chuyển và tái chế, tái sử dụng chất thải rắn tại các khu công nghiệp còn nhiều bất cập, đặc biệt đối với việc quản lý, vận chuyển và đăng ký nguồn thải đối với chất thải nguy hại” [9;2003]
- Các loại chất thải rắn phát sinh trong các công đoạn như: Phế liệu của quá trình xử lý nguyên liệu thô (mùn cưa, vỏ cây,cát đá…), sơ sợi rơi vãi từ quá trình sản xuất bột giấy và giấy, bùn từ hệ thống xử lý nước thải…[27]
2.2.2.4 Chất thải nguy hại
Chất thải nguy hại có thể sinh ra từ nhiều nguồn khác nhau trong quá trình sản xuất giấy và bột giấy như từ quá trình bảo quản nguyên liệu, bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị, từ quá trình thải bỏ các bao bì đựng hóa chất…
* Một số chất thải nguy hại điển hình:
Trang 40Vỏ bao bì đựng các hóa chất có thành phần nguy hại, dầu mỡ, rẻ lau dính dầu mỡ thải ra từ quá trình bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị, ắc quy chì sau sử dụng
2.2.3 Hiện trạng xử lý môi trường ngành giấy
Việc đầu tư và sử dụng các dây chuyền thiết bị xử lý nước thải, khí thải, chất thải rắn được chú trọng ở hầu hết các doanh nghiệp Các công ty đã đầu
tư công nghệ xử lý nước thải như công ty giấy Bãi Bằng đầu tư công nghệ bao gồm 2 giai đoạn là xử lý hóa lý và xử lý vi sinh, hệ thống xử lý khí thải đã được cải tạo xong nhưng chưa hoàn thiện Các công ty còn lại hầu hết không được đầu tư hệ thống xử lý chất thải hoặc đầu tư không đầy đủ hoặc có đầu tư nhưng không sử dụng do chi phí vận hành cao [27]
Do đặc điểm tự nhiên của thành phố Việt Trì và huyện Phù Ninh của tỉnh Phú Thọ là dân cư sống đông đúc, tập trung trong khoảng không gian trật hẹp Người dân chủ yếu làm nông nghiệp và kinh doanh buôn bán Việc các nhà máy giấy sản xuất gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người dân sống quanh công ty nói riêng và người dân sống trên địa bàn của tỉnh nói chung Nếu không có những biện pháp ngăn chặn, chấn chỉnh kịp thời thì mức
độ ô nhiễm do công ty này thải ra ngày một trầm trọng hơn
2.2.3.1 Hiện trạng công nghệ xử lý nước thải
Trong các vấn đề xử lý môi trường của ngành giấy thì vấn đề xử lý nước thải là vấn đề khó giải quyết nhất vì đặc trưng của ngành công nghiệp giấy là sản xuất bột giấy và phát sinh ra lượng nước thải lớn, có chứa hàm lượng các chất ô nhiễm cao, khó xử lý Do vậy, đòi hỏi chi phí xử lý rất cao Chính vì vậy việc đầu tư xử lý nước thải trở thành gánh nặng của các nhà sản xuất giấy và bột giấy Trong khi giá sản phẩm giấy hiện nay thấp hơn so với giá thành và lại phải cạnh tranh gay gắt với giấy nhập ngoại ngay trên thị trường nội địa [27]