Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 23 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
23
Dung lượng
40,26 KB
Nội dung
NHỮNGVẤNĐỀVỀNGUỒNVỐNVÀHUYĐỘNGVỐNTẠINGÂNHÀNGTHƯƠNG MẠI. 1.1 NGUỒNVỐNVÀ VAI TRÒ CỦA NGUỒNVỐN ĐỐI VỚI NGÂNHÀNGTHƯƠNGMẠI . 1.1.1 Định nghĩa nguồn vốn. Nguồnvốn trong Ngânhàngthươngmại được định nghĩa là toàn bộ tài sản bên nợ trong Bảng cân đối Kế toán của Ngân hàng. Nó bao gồm nguồnvốn chủ sở hữu vànguồnvốn đi vay, trong đó nguồnvốn đi vay là chủ yếu và quan trọng bởi nguồn này tạo ra lợi nhuận cho Ngân hàng. Thông thường kết cấu nguồnvốn của các NHTM là như nhau nhưng xét về số lượng mỗi thành phần thì không ngânhàng nào giống nhau. Sự khác biệt đó xuất phát từ cách thức, mục tiêu huyđộngvốn của mỗi Ngân hàng. Thông qua kết cấu nguồnvốn của mỗi Ngânhàng người ta có thể đánh giá được rất nhiều điều về sự hoạt động cũng như khả năng quản trị Ngânhàng của ban lãnh đạo. 1.1.2 Vai trò của nguồnvốn đối với ngânhàngthương mại. Trước hết, Nguồnvốn là cơ sở cần thiết cho sự tồn tạivà hoạt động của Ngân hàng. Bất kì một ngânhàng nào muốn tiến hành các hoạt động cho vay hay cung cấp các dịch vụ đều phải có một số lượng vốn đủ lớn đảm bảo. Số vốn đó giúp ngânhàng ban đầu nghiên cứu thị trường, tìm kiếm khách hàng, thực hiện hoạt động tín dụng và mở rộng việc cung cấp các dịch vụ khác như : bảo lãnh, mua bán ngoại tệ… Trong quá trình hoạt động, nguồnvốn của ngânhàng không ngừng tăng lên, vượt xa số vốn tự có của ngânhàng nhờ hoạt độnghuyđộngvốn được thực hiện song song với các hoạt động trên. Ngânhànghuyđộngvốn từ nhiều nguồn khác nhau: từ dân cư, từ các doanh nghiệp hay trên thị trường vốn. Quy mô vốn của một ngânhàng càng lớn thì càng khẳng định được sức mạnh và uy tín của nó trên thị trường tài chính, tạo ra điều kiện tốt nhất cho sự hoạt độngvà phát triển của nó. Chính vì thế các ngânhàng không ngừng cạnh tranh nhau để thu hút được lượng vốn lớn trên thị trường bằng nhiều chiến lược khác nhau. Mỗi một ngânhàng có những lợi thế và chiến lược riêng trong việc huyđộngvốn dẫn tới cơ cấu các thành phần trong nguồnvốn của chúng khác nhau. Cơ cấu này ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động cho vay và đầu tư của Ngân hàng, chẳng hạn : một ngânhàng có nguồnvốn trung và dài hạn lớn hơn nguồnvốnngắn hạn thì sẽ có cơ hội cho vay đầu tư cho các dự án trung và dài hạn nhiều hơn. Mặc dù hiện nay các ngânhàngvẫn lấy cả nhữngnguồnngắn hạn đem cho vay trung và dài hạn nhưng hoạt động đó luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Tóm lại, nguồnvốnđóng vai trò cực kì quan trọng trong hoạt động kinh doanh của tất cả các ngân hàng. 1.2 CÁC NGUỒN HÌNH THÀNH NÊN NGUỒNVỐN CỦA NGÂNHÀNGTHƯƠNG MẠI. 1.2.1 Vốn chủ sở hữu. Bất kì một ngânhàng nào bắt đầu hoạt động đều phải có một lượng vốn nhất định,gọi là vốn chủ sở hữu hay vốn tự có. Đây là loại vốnngânhàng có thể sử dụng lâu dài, hình thành nên trang thiết bị, nhà cửa cho ngân hàng. Nguồnvốn này tuy chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng nguồnnhưng được coi là đệm chống rủi ro, bảo đảm an toàn cho sự hoạt động của tất cả các ngân hàng. Đồng thời quy mô nguồnvốn cho thấy thực lực của ngân hàng, là cơ sở để thu hút các nguồnvốn khách. Nguồn hình thành và nghiệp vụ hình thành loại vốn này rất đa dạng, tuỳ theo tính chất sở hữu, năng lực tài chính của chủ ngân hàng, yêu cầu và sự phát triển của thị trường. Vốn chủ sở hữu bao gồm các thành phần sau: 1.2.1.1 Nguồnvốn hình thành ban đầu. Nguồnvốn ban đầu hay Vốn pháp định của mỗi ngânhàng được hình thành do tính chất sở hữu của ngânhàng quyết định. Đối với các NHTM quốc doanh thì 100% vốn pháp định ban đầu là vốn do Nhà nước cấp. Đối với các NHTM cổ phần thì vốn pháp định (vốn điều lệ) hình thành do sự đóng góp của các cổ đông dưới hình thức phát hành cổ phiếu. Đối với các NHTM liên doanh thì vốn pháp định là vốnđóng góp của các bên liên doanh. Còn vốn của ngânhàng tư nhân lại chính là vốn thuộc sở hữu của chủ ngân hàng. 1.2.1.2 Nguồnvốn bổ sung trong quá trình hoạt động. Gia tăng vốn chủ sở hữu là một hoạt động có ý nghĩa rất quan trọng đối với mỗi ngân hàng. Vốn chủ sở hữu càng lớn thì uy tín cũng như sức mạnh của ngânhàng trên thị trường càng lớn. Để tăng vốn chủ sở hữu, các ngânhàngthường lấy từ các nguồn sau: - Nguồn từ lợi nhuận : Khi ngânhàng hoạt động có lợi nhuận thì lãnh đạo ngânhàngthường có xu hướng gia tăng vốn chủ sở hữu bằng cách chuyển một phần thu nhập ròng thành vốn đầu tư. Việc này có ý nghĩa tích cực với mọi ngânhàng vì nó góp phần tạo thêm sự an tâm với các khách hàng, đồng thời giúp ngânhàng tích luỹ tiền để đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị của ngânhàng nhằm tạo ra một hình ảnh ngânhàng đẹp hơn. - Nguồnvốn bổ sung từ phát hành thêm cổ phần , góp thêm, cấp thêm… để mở rộng quy mô hoạt động của Ngânhàng hoặc đáp ứng yêu cầu gia tăng vốn chủ do Ngânhàng nhà nước quy định. Tuy nhiên nguồnvốn này không không phải lúc nào cũng có được. Đối với các ngânhàng Nhà nước, việc được cấp thêm vốn tuỳ thuộc vào chính sách của nhà nước mỗi năm. Còn đối với các ngânhàng cổ phần, việc tăng thêm vốn điều lệ bằng cách phát hành thêm cổ phiếu mới đòi hỏi sự cân nhắc của hội đồng quản trị ngân hàng. Không phải lúc nào một ngânhàng cũng có thể phát hành thêm cổ phiếu mới vì việc này có thể gây ra nhiều tác động không tốt như: giá cổ phiếu ngânhàng trên thị trường giảm, cổ tức của cổ đông ít đi… 1.2.1.3 Các quỹ. Các quỹ của ngânhàng được lập ra với nhiều mục đích, nhằm hỗ trợ cho các hoạt động khác nhau của ngân hàng. Những quỹ này đều được hình thành từ thu nhập của ngân hàng. - Quỹ dự phòng tổn thất: được trích lập hàng năm và được tích lũy lại nhằm bù đắp những tổn thất đã và sẽ xảy ra. - Quỹ bảo toàn vốn : nhằm bù đắp hao mòn của vốn dưới tác động của lạm phát. - Quỹ thặng dư: là phần đánh giá lại tài sản của ngânhàngvà chênh lệch giữa thị giá và mệnh giá cổ phiếu khi phát hành cổ phiếu mới. Ngoài ra, các ngânhàng còn có thể có quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng, quỹ giám đốc… 1.2.1.4 Nguồn vay nợ có thể chuyển đổi thành cổ phần. Đây là thành phần khá đặc biệt trong nguồnvốn chủ sở hữu bởi nó được hình thành từ các khoản vay trung và dài hạn của ngân hàng. Một số ngânhàng phát hành các trái phiếu có thời hạn lâu năm nhằm huyđộng vốn, người nắm giữ những trái phiếu này đến một thời hạn nào đó sẽ chuyển thành cổ đông của ngânhàngvà được hưởng lợi tức thay vì tiền lãi. Nguồnvốn này xuất hiện ở các ngânhàng sắp cổ phần hoá có tác dụng làm tăng vốn lượng vốn dài hạn trong thời điểm hiện tạivà tăng vốn chủ sở hưu trong tương lai. Tại Việt Nam, trong quá trình cổ phần hoá Ngânhàng Ngoại thương cũng đã phát hành những trái phiếu có thể chuyển đổi thành cổ phần. Những trái phiếu này rất hấp dẫn các nhà đầu tư vì họ có cơ hội trở thành đồng sở hữu một ngânhàng rất mạnh trong tương lai. Kết luận: Vốn tự có hay vốn điều lệ càng lớn, sức chịu đựng của ngânhàng càng lớn khi mà tình hình kinh tế và tình hình hoạt độngngânhàng trải qua những giai đoạn khó khăn. Vốn tự có càng lớn, khả năng tạo lợi nhuận càng lớn vì có thể đa dạng hoá các nghiệp vụ ngân hàng, có cơ hội làm ra nhiều tiền hơn. Tuy nhiên không phải vốn tự có càng lớn càng tốt vì nếu nó quá lớn thì lợi nhuận chia cho các cổ đông cũng sẽ giảm, giá cổ phiếu cũng sẽ giảm theo. Ngược lại, vốn tự có quá nhỏ sẽ cản trở hoạt động của ngân hàng. Vậy tỷ lệ vốn tự có/tổng nguồn là bao nhiêu thì hợp lý ? Theo thoả ước Basel vào năm 1992, các ngânhàng phải đạt hệ số vốn tự có so với tài sản có dựa trên cơ sở rủi ro là : 8% ( còn gọi là hệ số Cook ). Đây được coi là tỷ lệ chuẩn dùng để đánh giá mức vốn tự có của các ngân hàng. Nếu theo tỷ lệ này thì hầu như không có ngânhàng nào tại Việt Nam có thể đáp ứng được vì phần lớn tỷ lệ vốn tự có/tổng tài sản rủi ro của các ngânhàng này đều ở mức tù 5% đến 6%. Tuy nhiên cũng cần nhận thấy rằng điều kiện kinh tế của mỗi quốc gia trên thế giới là khác nhau, nếu đem áp dụng 1 tỷ lệ cho tất cả thì không hợp lý lắm. Vì nhiều ngânhàng có hệ số Cook nhỏ hơn 8% vẫn hoạt động khá tốt. Do đó tỷ lệ chuẩn trên chỉ là tương đối, quan trọng hơn là cơ cấu vốn tự có trong tổng nguồn của mỗi ngânhàng phù hợp với hoạt động của chính nó, đáp ứng được các chính sách, quyết định của ngân hàng. 1.2.2 Tiền gửi và các nghiệp vụ huyđộng tiền gửi. Tiền gửi là nguồnvốnhuyđộng từ bên ngoài đầu tiên và quan trọng nhất đối với mỗi NHTM. Trong cơ cấu vốn của các ngân hàng, tiền gửi luôn chiếm tỷ trọng lớn và có nhiều ảnh hưởng nhất tới các hoạt động của ngân hàng. Vì thế để gia tăng tiền gửi trong môi trường cạnh tranh vàđể có được nguồn tiền gửi chất lượng ngày càng cao thì các ngânhàng đã đưa ra nhiều hình thức huyđộng khác nhau. 1.2.2.1 Tiền gửi thanh toán. Tiền gửi thanh toán hay còn gọi là tiền gửi không kì hạn là loại tiền gửi mà người gửi có thể rút ra bất cứ lúc nào. Nghĩa là nếu một người vừa gửi tiền sáng nay, nếu cần anh ta có thể rút ra ngay buổi chiều cùng ngày, còn nếu chưa cần sử dụng thì anh ta cứ để đấy khi nào cần thì rút. Thông thường, chủ các tài khoản tiền gửi không kì hạn thường yêu cầu ngânhàng thanh toán hộ mình cho các đối tác qua tài khoản mà không cần phải đến ngânhàng rút tiền nữa. Việc này đẩy nhanh tốc độ lưu thông của tiền và hạn chế bớt tiền mặt trong thanh toán. Chính ưu điểm này của tiền gửi thanh toán đã khiến nó rất được ưa thích và phổ biến với tất cả mọi người, đặc biệt là các doanh nghiệp và cá nhân có hoạt động mua bán thường xuyên. Ngày nay tài khoản tiền gửi thanh toán đảm nhiệm rất nhiều chức năng hữu dụng đối với chủ tài khoản. Người chủ tài khoản có thể phát séc từ tài khoản của mình, thanh toán các loại hoá đơn qua ngân hàng, rút tiền mặt tại các máy ATM của ngân hàng…Mạng lưới ngânhàng càng mở rộng và phát triển thì càng tạo nhiều thuận lợi cho những người sở hữu các tài khoản tiền gửi thanh toán. Giờ đây người ta có thể mua bán với nhau dù cách xa hàngngàn km, có thể đi du lịch khắp nơi mà chỉ cần mang theo một chiếc thẻ tín dụng được chấp nhận toàn cầu. Đặc biệt, từ sau thập niên 70 các ngânhàng đã bắt đầu trả lãi suất cho các khoản tiền gửi thanh toán, dù lãi suất rất thấp. Tuy nhiên điều này càng làm tăng sự ưa thích của các khách hàng vì tiền của họ không những có thể rút được ra bất kì lúc nào mà còn sinh lãi khi không dùng đến trong một khoảng thời gian dài. Đối với ngân hàng, tiền gửi thanh toán cũng là khoản vốnhuyđộng khá hấp dẫn. Bởi chi phí (lãi suất) cho loại tiền gửi này thấp nhất trong các loại tiền gửi. Để thu hút tiền gửi thanh toán, các ngânhàng tạo rất nhiều sản phẩm cũng như tiện ích sử dụng khiến cho khách hàng có rất nhiều lựa chọn. Chỉ riêng về Thẻ đã có rất nhiều loại và nhiều tính năng phù hợp với mỗi loại khách hàng. Tương lai, tiền gửi thanh toán sẽ thay thế hầu như toàn bộ tiền mặt, nó không những giúp người sở hữu thuận lợi trong các giao dịch, ngânhàng có thêm nhiều vốn mà còn giúp Nhà nước quản lý có hiệu quả lượng tiền mặt trong lưu thông. 1.2.2.2 Tiền gửi có kì hạn của doanh nghiệp, các tổ chức xã hội. Bên cạnh những khoản tiền gửi thanh toán, hầu hết các doanh nghiệp thương mại, tổ chức xã hội đều gửi một lượng tiền nhất định tạingânhàng với thời hạn xác định. Trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp hay tổ chức luôn có một lượng tiền tạm thời chưa cần sử dụng, họ gửi nó vào ngânhàng với các kì hạn khác nhau để hưởng lãi (lãi suất cao hơn lãi suất của tiền gửi không kì hạn) nhằm tạo thêm thu nhập cho mình. Tuy nhiên lượng tiền gửi có kì hạn của các tổ chức chiếm một lượng rất nhỏ so với lượng tiền gửi không kì hạn, đồng thời rất khó dự đoán được sự biến động của nó do sự biến động của hoạt động kinh doanh sản xuất của các doanh nghiệp. 1.2.2.3 Tiền gửi tiết kiệm của dân cư. Các tầng lớp dân cư đều có các khoản thu nhập tạm thời chưa dùng đến, họ tích luỹ lại cho tương lai. Người dân có nhiều cách để giữ số tiền tiết kiệm của mình. Một trong những cách đó là gửi tiền tiết kiệm tạingân hàng. Ngânhàng thu hút tiền gửi của người dân bằng việc đảm bảo an toàn cho tài sản của họ đồng thời trả lãi để khuyến khích họ gửi nhiều tiền với thời hạn lâu dài. Huyđộng tiền gửi trong dân cư là nghiệp vụ truyền thống đem lại cho ngânhàng một lượng vốn rất lớn để có thể tiến hành các hoạt động cho vay và đầu tư sinh lợi. Thông thường tiền gửi tiết kiệm có 2 loại chính : - Tiền gửi tiết kiệm không kì hạn - Tiền gửi tiết kiệm có kì hạn Với tiền gửi tiết kiệm không kì hạn, người gửi có thể rút bất cứ khi nào họ muốn. Còn với tiền gửi tiết kiệm có kì hạn, người gửi chỉ có thể rút tiền khi đến hạn nhưng lại được hưởng mức lãi suất cao hơn nhiều so với tiền gửi tiết kiệm không kì hạn. Người gửi tiết kiệm có kì hạn có quyền yêu cầu ngânhàng thay đổi kì hạn tiền gửi của mình, nhập các sổ tiết kiệm lại với nhau, dùng sổ tiết kiệm để thế chấp vay vốn…Đặc biệt, hiện nay để cạnh tranh hầu như các ngânhàng đều cho người gửi tiền tiết kiệm có kì hạn rút tiền trước hạn khi cần. Điều này làm tăng sức hấp dẫn của tiền gửi tiết kiệm có kì hạn. Hơn nữa, người dân cũng có thể yên tâm hơn khi khoản tiền gửi của mình trong ngânhàng được bảo hiểm, trong trường hợp ngânhàng mất khả năng thanh toán thì người gửi vẫn có thể nhận lại toàn bộ hoặc một phần số tiền của mình từ tổ chức bảo hiểm tiền gửi. 1.2.2.4 Tiền gửi của các ngânhàngvà tổ chức tín dụng khác. Giữa các ngânhàngvà các tổ chức tín dụng khác thường xuyên có mối liên hệ với nhau về nhiều mặt trong hoạt động kinh doanh. Các ngânhàng đều gửi một lượng tiền ở các ngânhàng khác nhằm mục đích tạo sự thuận tiện cho việc thanh toán hộ, chuyển khoản hay mua bán, giao dịch khác…Lượng tiền gửi này thường không lớn, biến động nhỏ nên ít ảnh hưởng tới nguồnvốn của ngân hàng. 1.2.3 Tiền vay và nghiệp vụ đi vay. Bên cạnh việc huyđộngvốn từ nhận tiền gửi, các ngânhàng còn đi vay để tăng lượng vốn nắm giữ nhằm đảm bảo và phát triển hoạt động kinh doanh của mình. Vốn vay của ngânhàng có thể có được từ nhiều nguồn khác nhau nhu: vay từ Ngânhàng nhà nước, vay từ các tổ chức tín dụng khác hoặc vay trên thị trường vốn…Nguồn vốn vay chỉ chiếm tỷ trọng vừa phải trong kết cấu nguồn song nó rất cần thiết và quan trọng đối với các ngân hàng. 1.2.3.1 Tiền vay Ngânhàng Nhà nước. Ngânhàng trung ương là ngânhàng của các ngân hàng, là cứu tinh của các ngânhàng trong các trường hợp khó khăn nhất, là người cho vay sau cùng. Thông thường tất các ngânhàngthươngmạivà một số tổ chức tài chính khác trong nước được NHNN cho phép thành lập đều được hưởng quyền vay tạingânhàng NHNN trong những tình huống thiếu hụt dự trữ hoặc quá kẹt vốn. Đối với các NHTM thì vay mượn tại NHNN là một dịch vụ hết sức tiện lợi và hấp dẫn vào lúc nó hạ lãi suất tái chiết khấu trong chính sách cung ứng tiền nới lỏng để kích thích đầu tư. Nhưng trường hợp không may diễn ra là khi các ngânhàng đến vay vào lúc NHTƯ không muốn khuyến khích sự bành trướng của tín dụng hay đang muốn thắt chặt cung ứng tiền tệ chống lạm phát. Lúc đó lãi suất chiết khấu được đẩy lên cao và với những khoản lỗ trông thấy khi vay vốn của NHTƯ thì các ngânhàng chỉ miễn cưỡng vay trong những tình huống ngặt nghèo và tìm cách trả nợ rất nhanh. Những khi ấy, các khoản vay từ NHNN chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tài sản nợ của các ngân hàng. Dù ít hay nhiều, thường xuyên hay thình thoảng thì vay NHNN vẫn là một khoản mục hiển nhiên trong tài sản nợ. Ngânhàng Nhà nước cấp tín dụng cho các NHTM qua 2 hình thức: - Tái chiết khấu (hoặc chiết khấu) hay còn gọi là tái cấp vốn. Các thương phiếu đã được các ngânhàngthươngmại chiết khấu sẽ trở thành tài sản cảu họ. Khi cần tiền họ mang chúng lên NHNN đểtái chiết khấu. Nghiệp vụ này làm thương phiếu của NHTM giảm đi và dự trữ tăng lên. NHNN kiểm soát việc vay mượn này một cách chặt chẽ. Thông thường NHNN chỉ chiết khấu cho các thương phiếu có chất lượng (có thời hạn đáo hạn ngắnvà khả năng trả nợ cao) và phù hợp với mục tiêu của NHNN trong từng thời kì. - Thế chấp hay ứng trước bảo đảm hay không có bảo đảm. Đây là hình thức cho vay thời hạn ngắn, chủ nợ không bán các phiếu nợ cho ngânhàng mà chỉ đem gửi các phiếu đó làm vật bảo đảm cho việc vay tiền. Ở Việt Nam hiện nay, có các loại cho vay của NHNN đối với các NHTM như sau: - Cho vay bổ sung nguồnvốn tín dụng ngắn hạn : là hình thức tài trợ vốn theo kế hoạch, chỉ phân phối đối với các ngânhàngthươngmại quốc doanh. - Chiết khấu vàtái chiết khấu kho bạc, khế ước mà các ngânhàng đã cho khách hàng vay nhưng chưa đáo hạn và các thương phiếu. - Cho vay bổ sung thanh toán bù trừ của các tổ chức tín dụng. 1.2.3.2 Tiền vay các tổ chức tín dụng khác. Khi vay tiền từ NHNN để đáp ứng thiếu hụt dự trữ hay chi trả cấp bách quá khó khăn (lãi suất chiết khấu cao, điều kiện vay mượn chặt chẽ ) các NHTM thường vay mượn lẫn nhau trên thị trường kiên ngân hàng. Quá trình vay mượn này rất đơn giản. Ngânhàng vay chỉ cần liên hệ trực tiếp với ngânhàng cho vay hoặc thông qua ngânhàng đại lí (hoặc NHNN ). Khoản vay có thể không cần bảo đảm hoặc được bảo đảm bằng các chứng khoán của kho bạc. Thông thường, các ngânhàng đang có dự trữ vượt yêu cầu do có kết dư gia tăng bất ngờ về các khoản tiền huyđộng hoặc giảm cho vay sẽ sẵn lòng cho các ngânhàng khác vay để tìm kiếm lãi suất cao hơn. Ngược lại, các ngânhàng đang thiếu hụt dự trữ có nhu cầu vay mượn tức thời để đảm bảo thanh khoản. Việc vay mượn giữa các ngânhàng là hoạt độngthường xuyên và là một kênh huyđộngvốn tốt cho các ngânhàng trong những trường hợp khẩn cấp. 1.2.3.3 Vay trên thị trường vốn. Đểhuyđộng được lượng vốn dồi dào đáp ứng nhu cầu cho vay thường xuyên (đặc biệt là cho vay trung và dài hạn), bên cạnh việc thu hút tiền gửi, các Ngânhàngthường chủ động đi vay trên thị trường vốn. Cũng giống như các doanh nghiệp, Ngânhàng vay mượn bằng cách phát hành các giấy nợ (kì phiếu, tín phiếu, trái phiếu ) trên thị trường. Thông thường đây là các khoản vay không có đảm bảo, nên nhữngngânhàng lớn có uy tín hoặc trả lãi suất cao hơn thì sẽ vay được nhiều hơn. Các ngânhàng nhỏ thường khó vay mượn trực tiếp bằng cách đó mà phải thông qua ngânhàng đại lí hoặc được sự bảo lãnh của ngânhàng Đầu tư. Có thể nói thị trường tài chính với vai trò trung gian điều hoà vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu đã hỗ trợ tích cực cho hoạt động của các ngân hàng. Thị trường tài chính càng phát triển thì khả năng chuyển đổi các công cụ nợ dài hạn của các ngânhàng càng tăng. 1.2.3.4 Vay nợ khác. Ngoài nhữngnguồnvốn đi vay cơ bản trên, Ngânhàng còn có các nguồnvốn vay khác như: - Nguồn uỷ thác: NHTM thực hiện các dịch vụ uỷ thác như uỷ thác cho vay, uỷ thác đầu tư, uỷ thác cấp phát, uỷ thác giải ngânvà thu hộ….Trong đó Uỷ thác Đầu tư là dịch vụ khá hấp dẫn của ngân hàng. Với dịch vụ này, khách hàng uỷ thác tiền bạc, tài sản của mình cho ngânhàngđểngânhàng tiến hành đầu tư vào những dự án khả thi để sinh lãi. Ngânhàng với lợi thế về uy tín và thông tin cũng như khả năng thẩm định dự án tốt sẽ tiến hành hoạt động đầu tư có hiệu quả hơn, mang lại thu nhập cho khách hàngđồng thời thu lời cho chính mình qua phí dịch vụ. Trong tương lai, dịch vụ Uỷ thác đầu tư hứa hẹn rất phát triển, là một nguồn thu hút vốn khá tốt và trở thành một sản phẩm cạnh tranh hấp dẫn không kém sản phẩm tiền gửi. - Nguồn trong thanh toán: Các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt có thể hình thành nguồn trong thanh toán ( séc trong quá trình chi trả, tiền ký quỹ L/C…), Hoặc các ngânhàng là ngânhàng đầu mối trong đồngtài trợ có kết dư tiền gửi từ tiền của các ngânhàng thành viên chuyển vềđể cho vay. Đặc điểm của nguồn này là thời gian tồn tạingắn vì phần lớn chúng đều ở trong trạng thái chờ luân chuyển, do đó các ngânhàng ít khi chỉ sử dụng chúng để cho vay lâu dài mà chỉ để bổ sung thêm nguồn ở thời điểm hiện tại. - Nguồn khác: Các khoản nợ khác như Thuế chưa nộp, lương chưa trả…Đây là nguồn mà ngânhàng tạm thời chiếm dụng, không có ảnh hưởng đáng kể tới nguồnvốn cũng như hoạt độnghuyđộngvốn của ngân hàng. [...]... không có tác dụng thu hút vốn mà còn làm tăng chi phí hoạt động cho ngânhàng • Nâng cao trình độ, nghiệp vụ cho cán bộ huyđộngvốn Cán bộ huyđộngvốn là những người trực tiếp xây dựng và triển khai các chương trình huyđộng vốn của ngânhàng Trình độ và nghiệp vụ của những người này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả huyđộngvốn của các ngânhàng Hiện nay các ngânhàng đều cố gắng lựa chọn cũng... trọng nhất ảnh hưởng tới hiệu quả huyđộngvốn của ngânhàngnhững lại có giá trị ở chỗ nó khiến cho gần hết tiền nhàn rỗi trong dân cư được luân chuyển vào ngânhàng 1.4.2 Các nhân tố chủ quan 1.4.2.1 Chính sách huyđộngvốn của ngânhàng Chính sách huyđộngvốn của ngânhàng là tổng thể các chiến lược và biện pháp huyđộngvốn của một ngânhàng nhằm mục tiêu thu hút vốn tối đa Chính sách này thay đổi... sản phẩm huyđộng vốn, chú ý phát triển sản phẩm riêng biệt sẽ tạo dựng cho các ngân hàngthươngmại những dấu ấn nhất định đối với khách hàng gửi tiền, khuyến khích họ gửi tiền nhiều hơn, làm tăng lượng vốnhuyđộng cho các ngân hàngthươngmại 1.3.2 Đẩy mạnh hoạt động tiếp thị, khuyến mại sản phẩm Bên cạnh việc đa dạng hoá các sản phẩm huyđộng vốn, các NHTM đều không ngừng đẩy mạnh hoạt động tiếp... của ngânhàngnhưng nhìn chung luôn bao gồm các nội dung sau : - Hình thức huyđộngvốn : Ngânhàng muốn dễ dàng tìm kiếm nguồnvốn thì trước hết phải đa dạng hoá hình thức huyđộng Hình thức huyđộng càng phong phú thì ngânhàng càng dễhuyđộng hơn Ngânhàng có thể đưa ra nhiều hình thức huyđộng như : phát hành trái phiếu, kì phiếu, huyđộng tiền gửi tiết kiệm trong đó đưa ra nhiều thời hạn và lãi... trình khuyến mại lớn bằng các đợt huyđộngvốn dự thưởng với tổng giá trị giải thưởng khá lớn, rất thu hút được sự tham gia của khách hàng Ngoài những đợt huyđộng dự thưởng lớn đó, các ngânhàng cũng triển khai xen kẽ các đợt khuyến mại nhỏ với từng loại sản phẩm huyđộngvốn của mình như: tặng quà khách hàng thân thiết, khách hàng gửi tiền với số lượng lớn Những chi phí cho hoạt động tiếp thị và khuyến... doanh hàng năm có lợi nhuận cao, mối liên hệ với các tổ chức tài chính khác rộng…Một ngânhàng có uy tín trên thị trường dễ tạo được niềm tin và sự yêu thích của khách hàng, dễ lôi kéo khách hàng đến gửi tiền hơn là nhữngngânhàng không có uy tín 1.5 PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CHI PHÍ HUYĐỘNGVỐN 1.5.1 Chi phí huyđộng Chi phí huyđộng = Lãi suất trả cho nguồnhuyđộng + Chi phí huyđộng khác Định giá nguồn. .. phí huyđộng khác Định giá nguồnhuyđộng là một mắt xích quan trọng trong việc triển khai chiến lược huyđộng vốn, trong đó lãi suất là phần quan trọng ảnh hưởng đến quy mô và hiệu quả huyđộng Lãi suất trả cho = Quy mô huyđộng x Lãi suất huyđộngnguồnhuyđộng Chi phí huyđộng khác: Chi phí huyđộng khác rất đa dạng và không ngừng gia tăng trong điều kiện các ngânhàng gia tăng cạnh tranh phi lãi... nhà quản lí ngân hàngNgânhàng cẩn phải phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới quy mô và cấu trúc nguồnhuyđộngđể xác dịnh lãi suất và các chi phí huyđộng khác 1.5.2 Xác định lãi suất huyđộng Theo nguyên lý chung, các ngânhànghuyđộng với lãi suất thị trường, phản ánh quan hệ cung cầu trên thị trường tiền tệ Với mỗi nguồn cụ thể ngânhàng có phương pháp riêng để tính toán lãi suất huyđộng 1.5.2.1... HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNGHUYĐỘNGVỐN CỦA NGÂNHÀNGTHƯƠNGMẠI 1.4.1 Các nhân tố khách quan 1.4.1.1 Chính sách chỉ đạo của ngânhàng Nhà nước NHNN ban hành các chính sách chỉ đạo về hoạt động nhằm đảm bảo các ngân hàngthươngmại hoạt động theo đúng định hướng của nó, phù hợp và thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước Các chính sách của Ngânhàng Nhà nước thay đổi theo từng thời kì, tùy thuộc vào chính sách... được các ngânhàng thiết kế sao cho sản phẩm cũng như hình ảnh của ngânhàng mình thật hấp dẫn người xem nhất Bên cạnh hoạt động tiếp thị sản phẩm, các ngânhàng cũng tổ chức các đợt khuyến mạiđể tăng cường huyđộngvốn Các đợt khuyến mại này thường được triển khai vào các thời điểm trong năm như: đầu năm, giữa năm hay cuối năm, hoặc cũng có khi tuỳ thuộc vào chiến lược huyđộngvốn của mỗi ngânhàng . NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ NGUỒN VỐN VÀ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 1.1 NGUỒN VỐN VÀ VAI TRÒ CỦA NGUỒN VỐN ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI . 1.1.1. Chính sách huy động vốn của ngân hàng. Chính sách huy động vốn của ngân hàng là tổng thể các chiến lược và biện pháp huy động vốn của một ngân hàng nhằm