1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGUỒN VỐN VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

37 931 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 48,14 KB

Nội dung

NGUỒN VỐN VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI KHẢ NĂNG HUYĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 NHỮNG HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của NHTM 1

Trang 1

NGUỒN VỐN VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI KHẢ NĂNG HUY

ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 NHỮNG HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của NHTM

1.1.1.1 Định nghĩa ngân hàng thương mại

Để đưa ra một định nghĩa về Ngân hàng thương mại người ta thường phảidựa vào tính chất và mục đích hoạt động của nó trên thị trường tài chính Theo luật

Ngân hàng Pháp năm 1941 định nghĩa: ”Được coi là Ngân hàng là những xí nghiệp hay cơ sở nào hành nghề thường xuyên nhận của công chúng dưới hình thức ký thác hay hình thức khác số tiền mà họ dùng cho chính họ vào các nghiệp vụ, chiết khấu hay tài chính”.

Ở nước ta trong bước chuyển đổi sang kinh tế thị trường có sự quản lý củanhà nước, “Thực hiện nhất quán kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hộichủ nghĩa, mọi người được tự do kinh doanh theo pháp luật, được bảo hộ quyền sởhữu và thu nhập hợp pháp, các hình thức sở hữu có thể hỗn hợp, đan xen với nhauhình thành các tổ chức kinh doanh đa dạng, các doanh nghiệp không phân biệtquan hệ sở hữu đều tự chủ kinh doanh, hợp tác và cạnh tranh với nhau, bình đẳngtrước pháp luật” Theo hướng đó nền kinh tế hàng hoá phát triển tất yếu sẽ tạonhững tiền đề cần thiết cho những hoạt động của ngành Ngân hàng nói chung và sự

ra đời của nhiều loại hình Ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác Cho nên đểtăng cường quản lý, định hướng hoạt động cho các Ngân hàng và các tổ chức tíndụng khác, tạo thuận lợi cho sự phát triển của nền kinh tế đồng thời bảo vệ lợi íchhợp pháp của các tổ chức và cá nhân, pháp lệnh Ngân hàng, Hợp Tác Xã Tín dụng

và Công ty Tài chính đã xác định” Ngân hàng là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách

Trang 2

nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện các nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán”.

1.1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng thương mại.

a Lịch sử hình thành

Lịch sử đã ghi nhận sự ra đời và phát triển của ngành Ngân hàng được quyếtđịnh bởi quá trình phát triển của các quan hệ hàng hoá-tiền tệ Nghề Ngân hàng bắtđầu từ nghiệp vụ đổi tiền hoặc đúc tiền của các thợ vàng, việc lưu hành từng đồngtiền của mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ kết hợp với thương mại và giao lưu quốc tế

đã tạo ra nhu cầu đổi tiền hoặc đúc tiền tại các cửa khẩu hoặc trung tâm thươngmại Người làm nghề đúc tiền hoặc đổi tiền thực hiện kinh doanh tiền tệ bằng cáchđổi ngoại tệ lấy bản tệ hoặc ngược lại, lợi nhuận thu được là chênh lệch giữa giámua và giá bán Bên cạnh các nghệp vụ trên, người làm nghề đổi tiền, đúc tiền cònthực hiện cả nghiệp vụ cất trữ hộ Việc cất trữ hộ người khác là điều kiện để thựchiện thanh toán hộ và thanh toán không dùng tiền mặt, với ưu điểm của thanh toánkhông dùng tiền mặt đã thu hút khách hàng gửi tiền nhiều hơn Trong điều kiện lưuthông tiền kim loại các chủ cửa hàng vàng bạc vừa đổi tiền, vừa cất trữ hộ và thanhtoán hộ_Các cửa hàng vàng bạc loại này gọi là Ngân hàng của những thợ vàng.Ban đầu các Ngân hàng hoạt động bằng vốn tự có để tài trợ cho các hoạt động củamình nhưng điều đó không kéo dài Từ thực tiễn, các Ngân hàng nhận thấy thườngxuyên có người gửi tiền và người rút tiền song tất cả các người gửỉ tiền khôngcùng đồng thời rút tiền ra cùng một lúc nên luôn có một lượng tồn khoản khá lớnnằm tại Ngân hàng Do tính chất vô danh của tiền, chủ Ngân hàng có thể sử dụngtạm thời một phần tiền gửi của khách hàng để cho vay Từ đó các hoạt động cơ bảncủa Ngân hàng ngày càng hình thành và phát triển

b Lịch sử phát triển

Trang 3

Hình thức Ngân hàng đầu tiên là Ngân hàng của các thợ vàng hoặc củanhững kẻ cho vay nặng lãi - Thực hiện cho vay đối với các cá nhân, chủ yếu lànhững người giàu nhằm phục vụ cho mục đích tiêu dùng Nhiều chủ Ngân hànglớn còn mở rộng cho vay đối với các vua chúa- hình thức cho vay chủ yếu là thấuchi Sau này khi sản xuất phát triển hơn, quan hệ trao đổi, mua bán sản phẩm, hànghoá giữa các vùng, các quốc gia diễn ra sôi động hơn thì các nhà buôn nhận thấyrằng các Ngân hàng thợ vàng này không đáp ứng được nhu cầu của họ Do vậy một

só nhà buôn đã tự thành lập Ngân hàng và gọi là NHTM Như vậy NHTM đượcthành lập xuất phát từ tư bản thương nghiệp gắn liền với quá trình luân chuyển của

tư bản thương nghiệp Các NHTM này vừa thực hiện phát hành tiền vừa thực hiệnkinh doanh do vậy mà trong lưu thông đã tồn tại nhiều loại tiền khác nhau gây khókhăn cho lưu thông Các ngniệp vụ Ngân hàng thời kỳ này đã bao gồm hầu hết cácnghiệp vụ của Ngân hàng đương đại Tuy nhiên điểm khác biệt giữa NHTM vàNgân hàng thợ vàng là NHTM chủ yếu cho các nhà buôn vay dưới hình thức chiếtkhấu thương phiếu - Đây là các khoản cho vay ngắn hạn dựa trên quá trình luânchuyển của hàng hoá với lãi suất thấp hơn so với lợi nhuận được tạo ra do sử dụngtiền vay Để đảm bảo an toàn tài sản, ban đầu Ngân hàng không cho vay đối vớingười tiêu dùng, không cho vay đối với nhà nước, không cho vay trung và dài hạn

Đến cuối thế kỷ XVIII lưu thông hàng hoá được mở rộng cả về qui mô vàphạm vi Trong bối cảnh ấy việc có nhiều Ngân hàng phát hành với nhiều loại giấybạc khác nhau đã cản trở quá trình phát triển kinh tế Mặt khác sự phá sản củanhiều Ngân hàng đã gây tổn thất lớn cho người gửi tiền nói riêng và nền kinh tế nóichung Đặc biệt sau khủng hoảng kinh tế 1929-1933 thì xu hướng chung trên toànthế giới là quốc hữu hoá các Ngân hàng phát hành, các Ngân hàng này không đượcphép phát hành kỳ phiếu, phát hành giấy bạc Ngân hàng Chuyển chức năng này vềNHTƯ, NHTƯ không chỉ phát hành giấy bạc Ngân hàng mà còn thực hiện chứcnăng quản lý nhà nước về lĩnh vực Tiền tệ-Tín dụng-Ngân hàng, đó là sự ra đời

Trang 4

của NHTƯ Còn các Ngân hàng khác chỉ thực hiện chức năng nhận tiền gửi, chovay, đầu tư và làm dịch vụ thanh toán và goi các Ngân hàng này là các Ngân hàngchuyên doanh hay Ngân hàng thương mại.

Trong giai đoạn hiện nay cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và xuthế chung của nền kinh tế thế giới thì hệ thống NHTM đã phát triển ngày càng đadạng về loại hình, phạm vi, về qui mô, về chất lượng hoạt động và có mối liên kếttrên toàn cầu

1.1.2 Chức năng và vai trò của ngân hàng thương mại

1.1.2.1 Chức năng của Ngân hàng thương mại

Một là: Chức năng là trung gian tín dụng.

Trong nền kinh tế thị trường các giao dịch kinh tế diễn ra rất sôi động đã tạo

ra những khoản thu nhập, chi tiêu và tích luỹ bằng tiền của các tầng lớp trong xãhội Quá trình đó làm hình thành nên những người có tiền tích luỹ có khả năngcung cấp tín dụng và những người có nhu cầu tín dụng để đáp ứng cho nhu cầu đầu

tư phát triển Nhưng làm thế nào để họ tìm gặp được nhau và làm sao có thể cùngthoả mãn những nhu cầu vốn đa dạng và to lớn trong khi các nguồn tiền tiết kiệmđang nằm phân tán trong xã hội mà mỗi khoản tiết kiệm lại theo đuổi một mục đíchriêng

Nhờ có thị trường tài chính và cơ chế chuyển giao vốn năng động của thitrường tài chính mà trong đó hệ thống NHTM giữ vai trò chủ đạo, NHTM hoạtđộng như một chiếc cầu nối giữa khả năng cung ứng vốn và nhu cầu về vốn tiền tệtrong xã hội Là trung gian tín dụng, Ngân hàng đóng vai trò là người môi giớigiữa một bên là người có tiền cho vay và một bên là những người có nhu cầu chitiêu cần đi vay vốn Thông qua cơ chế thị trường, bằng những biện pháp, chínhsách và áp dụng những phương pháp kỹ thuật theo hướng hiện đại Ngân hàng cókhả năng thu hút hầu hết những nguồn tiền tệ nhàn rỗi trong xã hội để phân bổ vốn

Trang 5

cho nhu cầu sản xuất kinh doanh Như vậy có nghĩa là Ngân hàng đã biến nhữngđồng tiền tạm thời nhàn rỗi thành những đồng tiền hoạt động, biến những đồng tiền

tệ nằm phân tán thành nguồn tiền tệ tập trung phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinhdoanh, qua dó phát triển hoạt động kinh doanh của Ngân hàng

Hai là: Chức năng làm trung gian thanh toán

Trong đời sống hàng ngày diễn ra hàng tỷ lượt giao dịch, thanh toán bằngtiền mặt Nếu như mọi khoản thanh toán đầu thanh toán bằng tiền mặt trao tay thì

sẽ kéo theo hàng loạt các công việc phức tạp và tốn kém mà nhiều khi còn gặp rủi

ro không lường trước được Khi NHTM ra đời và phát triển, trong quá trình làmtrung gian tín dụng Ngân hàng đã thu hút được hầu hết các nhà kinh doanh có quan

hệ buôn bán với nhau mở tài khoản tại Ngân hàng tạo cơ sở cho các Ngân hàngđứng ra làm trung gian thanh toán theo lệnh của chủ tài khoản bằng cách trích số

dư tiền gửi trên tài khoản của người mua chuyển sang tài khoản của người bán, tiếnhành các nghiệp vụ này Ngân hàng trở thành là người thủ quỹ và là bộ máy kế toánđáng tin cậy của các nhà kinh doanh trong việc làm trung gian nhận và trả tiền theoyêu cầu của họ, kế toán và kết toán tài khoản cho họ Do đó, quá trình thực hiệnchức năng này hệ thống NHTM đã góp phần quan trọng làm giảm bớt khối lượnglưu thông tiền mặt, tiết kiệm chi phí lưu thông thuần tuý, giúp cho việc thanh toántiền hàng hoá dịch vụ được thuận lợi, nhanh chóng, an toàn Đối với Ngân hàngthực hiện chức năng này tạo cho Ngân hàng có thể duy trì và nâng cao khả năngthanh toán, quản lý được tình hình thu chi của các đơn vị qua đó có các quyết địnhkịp thời nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và an toàn tài sản cho khách hàng vàNgân hàng

Ba là: Chức năng tạo phương tiện thanh toán

Quá trình tạo tiền của NHTM bắt nguồn từ quá trình phát triển hoạt động tíndụng gắn liền với việc mở rộng thanh toán qua Ngân hàng Qua việc thực hiện haichức năng trên Ngân hàng đã thu hút được một lượng khách hàng và số lượng tiền

Trang 6

gửi khá lớn tại Ngân hàng, bằng cách dùng tiền gửi của người này để cho ngườikhác vay và người này lại tạo nên tiền gửi của người khác nằm trong cùng hệthống Ngân hàng Quá trình đó NHTM đã tự tạo được khối lượng tiền gửi tăngthêm nhiều lần từ số tiền gửi đầu tiên (Tiền gửi sử dụng Sec), khối lượng tiền đósẵn sàng cung ứng cho nhu cầu thanh toán vì người ta có thể viết Sec để rút tiền từtài khoản tiền gửi của họ, Sec được sử dụng làm phương tiện thanh toán thay thếcho tiền trong việc mua bán hàng hoá và chi trả dịch vụ khác.

1.1.2.2 Vai trò của Ngân hàng thương mại đối với nền kinh tế

Cùng với sự phát triển của nhiều ngành nghề khác, từ khi ra đời và phát triểnNHTM đã đóng góp vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng và phát triển nềnkinh tế thế giới Ở tất cả các nước, hệ thống NHTM đã không ngừng phát triển,đóng vai trò tập trung những khoản tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế để cung ứngvốn cho các nhà đầu tư cần vốn- Đó chính là quá trình huy động vốn và sử dụngvốn của các NHTM Bằng hoạt động của mình NHTM đã đóng góp một lượng vốnđáng kể và hàng loạt các dịch vụ Ngân hàng khác cho nền kinh tế

Một là: Ngân hàng thương mại là nơi cung cấp tín dụng cho nền kinh tế, là

cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư

Là một trung gian tín dụng NHTM đã tích tụ và tập trung được một khốilượng lớn tiền tạm thời nhà rỗi thông qua nghiệp vụ huy động vốn và thực hiện cácdịch vụ Ngân hàng cho khách hàng Từ nguồn tiền đó tiến hành cấp phát tín dụngcho các thành phần kinh tế, những tổ chức và cá nhân cần vốn để phục vụ cho nhucầu chi tiêu của mình Tức là Ngân hàng đóng vai trò là người môi giới giữa mộtbên là những người có tiền nhàn rỗi có thể cho vay và một bên là những người cầnvay vốn Thực hiện chức năng này tức là Ngân hàng đã trở thành người khơi thông

và kích hoạt các nguồn vốn, làm cho nguồn tiền tệ luôn hoạt động và sinh lãi

Trang 7

Những hoạt động đó của NHTM đã thực sự tác động điều hoà cung cầu tiền tệ,biến những đồng tiền nhàn rỗi thành những đồng tiền hoạt động có ích, tập trungvốn vào việc tài trợ cho các ngành kinh tế khác phát triển, tạo thêm việc làm chongười lao động và bằng những khoản tín dụng nhỏ thích hợp giúp người lao động

có thêm điều kiện ổn đinh và cải thiện đời sống

Hai là: Ngân hàng giúp cho các nhà kinh doanh trong việc nâng cao hiệu

quả sử dụng vốn

Ngân hàng tài trợ vốn cho các Doanh nghiệp trên cơ sở phải tuân thủ cácđiều kiện do Ngân hàng đặt ra Trong đó các khoản tín dụng mà Doanh nghiệpnhận được đều phải trả lãi và khi hết thời gian sử dụng phải hoàn trả gốc Vì vậy đểđảm bảo an toàn tài sản cho Ngân hàng và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn choDoanh nghiệp thì trước khi cho vay, Ngân hàng cần phải thẩm định phương án sửdụng vốn vay của Doanh nghiệp, thẩm định tính khả thi của dự án, thẩm định cácyếu tố liên quan đến Doanh nghiệp (Uy tín, trình độ nhân viên, tài sản đảm bảo…)một cách chính xác rõ ràng, chi tiết, qua đó cán bộ tín dụng giúp Doanh nghiệp xâydựng phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả Sau khi cho Doanh nghiệp vayvốn, Ngân hàng vẫn tiếp tục tiến hành giám sát quá trình sử dụng vốn vay củaDoanh nghiệp và thông qua hoạt động thanh toán hộ thì Ngân hàng có thể giúpDoanh nghiệp quản lý tốt hơn về vốn và sử dụng vốn

Ba là: Ngân hàng khuyến khích tiết kiệm trong nền kinh tế.

Bất kỳ đối tượng nào trong nền kinh tế gửi tiền vào Ngân hàng đều đượchưởng lãi, điều đó có nghĩa là thu nhập của người gửi tiền sẽ tăng lên Người gửitiền có thể gửi theo bất kỳ phương thức nào, bất kỳ thời hạn nào, Các cá nhân có sốtiền nhàn rỗi chưa sử dụng đến thì có thể gửi vào Ngân hàng khi cần thì có thể rút

ra bất cứ lúc nào Thông qua chính sách lãi suất Ngân hàng đã khuyến khích kháchhàng tiết kiệm tiêu dùng hiện tại để có thể tăng tiêu dùng trong tương lai

Trang 8

Bốn là: Hoạt động Ngân hàng có tác dụng điều tiết sự dịch chuyển của vốn

đầu tư dẫn đến bình quân hoá tỷ suất lợi nhuận, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh

tế và phát triển vùng

Trong hoạt động tài trợ của mình, Ngân hàng có thể tài trợ đối với tất cả cácđơn vị và cá nhân trong nền kinh tế dưới các hình thức khác nhau Với hệ thốngcác Ngân hàng chuyên doanh cùng với mạng lưới chân rết của mình, NHTM cómặt ở hầu hết các địa bàn trong phạm vi cả nước Thông qua đó Ngân hàng sẽ tiếnhành cho vay đối với những ai cần vốn mà đáp ứng được các điều kiện của Ngânhàng thì Ngân hàng sẽ tiến hành cho vay Ngoài ra khi có sự ưu tiên của nhà nước

về phát triển ngành nghề hoặc vùng kinh tế nào đó thì Chính phủ đưa ra nhữngchính sách riêng cho từng vùng và thông qua hệ thống NHTM sẽ tiến hành cungứng vốn cho những vùng đó Hoạt động tín dụng Ngân hàng ngày càng phát triển

đã làm cho việc di chuyển vốn diễn ra một cách dễ dàng, tập trung duy trì lựclượng bình quân từ tất cả các ngành Đồng thời với sự tác động của Ngân hàng vốnđược dịch chuyển từ vùng thừa vốn sang vùng thiếu vốn đảm bảo cho sự phát triểnđồng đều giữa các ngành, xoá dần sự khác biệt, thúc đẩy nền kinh tế phát triển ổnđịnh

Năm là: Hoạt động của Ngân hàng góp phần chống lạm phát.

Với đặc điểm của NHTM là một tổ chức trung gian tài chính với các hoạtđộng chủ yếu là huy dộng vốn, cho vay và thực hiện chức năng trung gian thanhtoán Lượng tiền trong lưu thông được Ngân hàng kiểm soát Thông qua các khoảnmục của NHTM, NHTƯ sẽ xác định được lượng tiền mặt đang lưu thông trong nềnkinh tế, từ đó để có các biện pháp kiểm soát nhằm đề phòng và hạn chế những ảnhhưởng xấu có thể xảy ra Trường hợp nếu xảy ra lạm phát thì bằng các nghiệp vụcủa mình, NHTƯ sẽ tiến hành điều chỉnh tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tăng lãi suấtchiết khấu hoặc tái chiết khấu, tham gia vào thị trường mở để tác động tới NHTM

để qua đó làm thay đổi lượng tiền trong lưu thông

Trang 9

Sáu là: Ngân hàng tài trợ cho các hoạt động xuất nhập khẩu- thúc đẩy phát

triển thương mại quốc tế

Thương mại quốc tế ngày càng phát triển, cùng với xu thế khu vực hoá vàtoàn cầu hoá thì các mối quan hệ kinh tế quốc tế giữa các quốc gia đóng vai tròngày càng quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.Cùng hoà chung với xu thế đó NHTM cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việcđưa nền kinh tế của quốc gia mình hội nhập vời nền kinh tế thế giới Bằng các hoạtđộng của mình như tài trợ xuất nhập khẩu, thực hiện các hình thức thanh toán, bảolãnh… đã góp phần thúc đẩy việc chu chuyển hàng hoá dịch vụ giữa các quốc giavới nhau một cách thuận lợi và nhanh chóng

1.1.3 Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế

1.1.3.1 Nhận tiền gửi

Đây là hoạt động cơ bản của NHTM, Ngân hàng nhận được các khoản tiềngửi từ khách hàng dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn,tiền gửi tiết kiệm và các hình thức khác Ngân hàng nhận tiền gửi của các cá nhân,của các tổ chức kinh tế và Ngân hàng phải hoàn trả gốc và lãi cho khách hàng khiđến hạn hoặc khi khách hàng có nhu cầu sử dụng là đến rút tiền ở Ngân hàng Quahoạt động này Ngân hàng đã thu hút một lượng lớn tiền tạm thời nhàn rỗi để phục

vụ cho các hoạt động của mình như hoạt động cho vay và thông qua đó cung cấpphương tiện thanh toán cho nền kinh tế

1.1.3.2 Hoạt động tài trợ của ngân hàng

Trên cơ sở lượng tiền gửi từ nền kinh tế mà Ngân hàng đã tiếp nhận và quản

lý được sau khi trừ đi phần dự trữ cần thiết theo qui định, phần còn lại sẽ đượcNgân hàng sử dụng để tài trợ cho các hoạt động của mình Do tính đa dạng củakhách hàng và nhu cầu phong phú về phương thức sử dụng tiền tài trợ của kháchhàng nên Ngân hàng đã thiết lập và xây dựng các phương thức tài trợ khác nhau

Trang 10

a Tài trợ cho các hoạt động của chính phủ

Khả năng huy động và cho vay với khối lượng lớn của Ngân hàng đã trởthành trọng tâm chú ý của chính phủ Do nhu cầu chi tiêu lớn của chính phủ vàthường là cấp bách trong khi thu không đủ chi hoặc thu chưa đủ thì chính phủ cácnước đều muốn tiếp cận với các khoản cho vay của Ngân hàng Phương thức được

sử dụng nhiều nhất là Ngân hàng thực hiện nghiệp vụ mua bán tín phiếu, trái phiếuhoặc làm đại lý phát hành các giấy tờ có giá cho Chính phủ, qua nghiệp vụ này mộtmặt vừa thực hiện nghĩa vụ với nhà nước mặt khác vừa đem lại thu nhập cho Ngânhàng

b Tài trợ cho nền kinh tế

Để tiến hành hoạt động kinh doanh thì vấn đề sống còn là phải có nguồn lựctài chính đủ mạnh, trước hết là dể tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh mặtkhác là để mở rộng qui mô và tham gia cạnh tranh để đứng vững trong nền kinh tếthị trường Nguồn lực này thì ngoài nguồn vốn tự có của các Doanh nghiệp(thường chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ), thì phần lớn các doanh nghiệp đều phải dựa vànguồn vốn tín dụng Ngân hàng Tuỳ theo nhu cầu và loại hình kinh doanh màNgân hàng chấp nhận cấp tín dụng theo các phương thức khác nhau trên cơ sở thoảmãn các điều kiện vay vốn do Ngân hàng đưa ra Khi thực hiện nghiệp vụ này thì

nó đem lại lợi nhuận rất lớn cho Ngân hàng và đây là nguồn thu chủ yếu của Ngânhàng

Cho vay: Là hình thức cấp tín dụng, theo đó Ngân hàng giao cho khách

hàng một khoản tiền để sử dụng trong một khoảng thời gian và theo mục đích nhấtdịnh trên cơ sở với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi Đây là phương thức phổbiến nhất trong hoạt động tài trợ của Ngân hàng đối với khách hàng

Cho thuê tài chính: Là hoạt động tín dụng trung và dài hạn kéo dài trên cơ

sở hợp đồng cho thuê tài sản giữa bên cho thuê là các tổ chức tín dụng và kháchhàng đi thuê Khi kết thúc thời hạn thuê, khách hàng có thể mua lại tài sản đó hoặc

Trang 11

tiếp tục thuê tài sản đó theo các điều kiện đã thoả thuận trong hợp đồng thuê.Trong thời hạn cho thuê các bên không được đơn phương hủy bỏ hợp đồng Hìnhthức này giúp người thuê có ngay tài sản có giá trị lớn để phục vụ cho sản xuấtnhưng người thuê phải trả lãi suất thuê thường cao hơn các hình thức vay khác.

Góp vốn đầu tư: Là hình thức Ngân hàng cùng với một số đối tác cùng góp

vốn để thực hiện các dự án sản xuất kinh doanh Có thể là hình thức đầu tư trựctiếp hoặc đầu tư gián tiếp, và Ngân hàng được hưởng quyền lợi và nghĩa vụ nhưmột cổ đông thường

Mua nợ: Ngân hàng có thể tài trợ cho khách hàng thông qua việc mua lại

các khoản nợ, hay chiết khấu các chứng từ có giá

c Mua bán ngoại tệ

Đây là hình thức Ngân hàng làm trung gian trong việc chuyển đổi các đồngtiền của các quốc gia với nhau theo nhu cầu của khách hàng dựa trên tỷ giá muabán các đồng tiền đó với nhau, qua hoạt động này Ngân hàng thu được lợi nhuận từchênh lệch giữa tỷ giá mua và tỷ giá bán Số lượng ngoại tệ mà Ngân hàng muađược có thể dùng để cho vay đối với các khách hàng có nhu cầu vay bằng ngoại tệhoặc dùng để thanh toán trong các giao dịch bằng ngoại tệ

d Các dịch vụ của Ngân hàng

 Cung cấp tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán hộ

Thông qua việc thu hút khách hàng (Cá nhân hoặc tổ chức) mở tài khoảngiao dịch tại Ngân hàng, Ngân hàng sẽ quản lý tài khoản của khách hàng và tiếnhành chi trả tiền hàng hóa dịch vụ cũng như thu hộ các khoản phải thu của chủ tàikhoản theo lệnh của họ Thực hiện nghiệp này một mặt Ngân hàng giúp kháchhàng giảm bớt được chi phí trong quá trình thanh toán mặt khác Ngân hàng tập

Trang 12

trung được một lượng tiền lớn trong nền kinh tế để sử dụng cho các hoạt động củamình.

 Bảo quản vật có giá

Đây là một dịch vụ mang lại thu nhập khá cao cho các Ngân hàng Trên thếgiới dịch vụ này rất phát triển Nội dung của nghiệp vụ này là các Ngân hàng chokhách hàng thuê két của Ngân hàng để bảo quản tài sản của mình và thu phí từ hoạtđộng cho thuê đó

 Dịch vụ bảo lãnh

Bảo lãnh Ngân hàng là cam kết bằng văn bản của các tổ chức tín dụng vớibên có quyền về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi kháchhàng không thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết Muốn vạy khách hàng phải cóđược sự đồng ý của Ngân hàng, nó phải tuân theo một qui trình bảo lãnh riêng KhiNgân hàng thực hiện nghĩa vụ thay cho khách hàng thì Ngân hàng được hưởng mộtkhoản phí gọi là phí bảo lãnh, mức phí này tuỳ thuộc vào mức độ rủi ro của từnghợp đồng bảo lãnh

 Cung cấp dịch vụ uỷ thác và tư vấn đầu tư

Do hoạt động trong lĩnh vực tài chính, Ngân hàng có rất nhiều chuyên gia vềquản lý tài chính vì vậy có rất nhiều cá nhân và doanh nghệp đã nhờ Ngân hàngquản lý tài sản và quản lý hoạt động tài chính hộ Ngân hàng sẵn sàng tư vấn vềđầu tư, về quản lý tài chính, về thành lập, mua bán và sáp nhập doanh nghiệp

 Cung cấp dịch vụ môi giới đầu tư chứng khoán

Với trình độ của đội ngũ cán bộ công nhân viên và hệ thống cơ sở vật chất

kỹ thuật, Ngân hàng đã cung cấp cho khách hàng các thông tin về chứng khoán vàđầu tư chứng khoán như các danh mục đầu tư, quản lý tài khoản, mua bán hộ, bảoquản chứng khoán…

Trang 13

 Cung cấp dịch vụ đại lý

Nhiều Ngân hàng trong quá trình hoạt động không thể thiết lập chi nhánhhoặc văn phòng ở khắp mọi nơi, nhiều Ngân hàng (thường là các Ngân hàng lớn)cung cấp dịch vụ đại lý cho các Ngân hàng khác như thanh toán hộ, phát hànhchứng chỉ tiền gửi, làm Ngân hàng đầu mối trong đồng tài trợ…

1.2 NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Để thuận tiện chi việc đi sâu vào nghiên cứu nguồn vốn của Ngân hàngthương mại, trước hết cần phải nắm bắt được định nghĩa nguồn vốn của NHTM làgì?

“Vốn của Ngân hàng thương mại là những giá trị tiền tệ do NHTM tạo lập hoặc huy động được dùng để đầu tư, cho vay hoặc thực hiện các dịch vụ kinh doanh khác Nó chi phối toàn bộ hoạt động của NHTM Nó quết định sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng”

1.2.1 Cơ cấu và nguồn hình thành nên nguồn vốn của NHTM

Nguồn vốn của NHTM phần lớn do thu nhập quốc dân tạm thời nhàn rỗitrong sản suất kinh doanh được gửi vào Ngân hàng với các mục đích khác nhau.Ngân hàng đóng vai trò tập trung nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế để chuyểnđến các nhà đầu tư có nhu cầu về vốn để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinhdoanh qua đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển Ngân hàng và các hoạt động vềnguồn vốn quyết định trực tiếp đến sự tồn tại và phất triển của cấc Ngân hàngthương mại Nguồn vốn đóng vai trò chi phối và quyết định đối với các hoạt độngcủa các NHTM trong việc thực hiện các chức năng của mình

Cơ cấu vốn của Ngân hàng thương mại bao gồm:

1.2.1.1 Vốn thuộc sở hữu của Ngân hàng

Vốn thuộc sở hữu của NHTM chiếm một tỷ trọng nhỏ trong các khoản mụctạo nên nguồn vốn (thường chỉ chiếm 5% trong tổng nguồn vốn) nhưng nó có vai

Trang 14

trò cực kỳ quan trọng đối với các Ngân hàng Do tính chất thường xuyên ổn địnhnên Ngân hàng có thể sử dụng nó vào các mục đích khác nhau như trang bị cơ sởvật chất kỹ thuật, tạo tài sản cố định phục vụ cho bản thân Ngân hàng, có thể sửdụng cho vay, đặc biệt là đầu tư góp vốn liên doanh Mặt khác với chức năng bảo

vệ, vốn thuộc sở hữu của Ngân hàng được coi như là tài sản đảm bảo gây lòng tinvới khách hàng, duy trì khả năng thanh toán cho khách hàng khi Ngân hàng hoạtđộng thua lỗ Hơn nữa nó là một căn cứ quyết định đối với qui mô và khối lượngvốn huy động cũng như hoạt động cho vay và bảo lãnh của Ngân hàng Quy mô và

sự tăng trưởng vốn thuộc sở hữu của Ngân hàng sẽ quyết định năng lực phát triểncủa NHTM Khi đánh giá về qui mô của một NHTM thì tiêu chí đầu tiên được đềcập là vốn thuộc sở hữu của Ngân hàng đó

Vốn thuộc sở hữu của Ngân hàng bao gồm:

a Vốn điều lệ: Là mức vốn được hình thành khi Ngân hàng được thành lập Vốn

điều lệ luôn lớn hơn hoặc bằng vốn pháp định Vốn pháp định là mức vốn tối thiểuphải có khi thành lập một Ngân hàng do pháp luật qui định Vốn điều lệ được ghivào điều lệ thành lập Ngân hàng Tuỳ thuộc vào loạ hình Ngân hàng mà vốn điều

lệ được hình thành từ những nguồn gốc khác nhau:

 Ngân hàng quốc doanh: Vốn điều lệ được hình thành từ Ngân sách nhà nướccấp

 Ngân hàng cổ phần: Vốn điều lệ được hình thành từ vốn góp của các cổđông thông qua việc mua các cổ phiếu

 Ngân hàng liên doanh: Vốn điều lệ được hình thành từ vốn góp của các bênliên doanh

 Ngân hàng nước ngoài: Vốn diều lệ được hình thành từ 100% vốn nướcngoài

 Ngân hàng tư nhân: Vốn điều lệ được hình thành từ vốn của chủ Ngân hàng

b Các quỹ

 Quỹ dự trữ: Nhằm để bổ sung vốn điều lệ

Trang 15

 Quỹ dự phòng rủi ro: Để dự phòng bù đắp rủi ro trong quá trình hoạt độngkinh doanh của Ngân hàng nhằm bảo vệ vốn điều lệ

 Quỹ phúc lợi, khen thưởng

 Lợi nhuận chưa chia

1.2.1.2 Nguồn huy động

Theo quan niệm của các nhà kinh tế học và các nhà Ngân hàng trong tổngnguồn vốn của Ngân hàng ngoài nguồn vốn thuộc chủ sở hữu thì tất cả các nguồnvốn còn lại được coi là nguồn vốn huy động Như vậy nguồn vốn huy động của cácNgân hàng thương mại chiếm tỷ trọng tới hơn 90% trong tổng nguồn vốn Vì vậycác hoạt động sử dụng vốn của Ngân hàng tồn tại và phát triển được là nhờ nguồnvốn huy động này

a Nhận tiền gửi

Là nguồn vốn mà Ngân hàng huy động được từ các doanh nghiệp, tổ chứckinh tế, cá nhân… trong xã hội thông qua quá trình nhận tiền gửi, thanh toán hộ,các khoản cho vay tạo tiền gửi và các nghịệp vụ kinh doanh khác Bản chất của tàikhoản tiền gửi là tài sản thuộc sở hữu của các đối tượng khách hàng khác nhau,Ngân hàng chỉ có quyền sử dụng nó để cho vay, chiết khấu, thanh toán… nhưngkhông có quyền sở hữu, Ngân hàng có trách nhiệm phải hoàn trả đúng hạn cả gốc

và lãi hoặc khi khách hàng có nhu cầu rút tiền để sử dụng Tiền gửi chiếm một tỷtrọng khá lớn trong nguồn vốn huy động của các Ngân hàng thương mại

Các hình thức nhận tiền gửi của các Ngân hàng thương mại rất đa dạng, tuỳthuộc vào các tiêu thức khác nhau mà được chia thành từng loại khác nhau:

a 1 Theo tiêu thức nguồn hình thành

 Các khoản ký gửi của các cá nhân và tổ chức là các khoản tiền mà cá nhân

và tổ chức trực tiếp chuyển vào Ngân hàng: Cá nhân gửi tiền tết kiệm, doanhnghiệp nộp tiền bán hàng…Đây là các khoản tiền tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh

Trang 16

tế được Ngân hàng tập trung lại Các cá nhân và tổ chức thường gửi tiền với kỳ hạn

và mục đích khác nhau, các cá nhân thường gửi tiền để hưởng lãi còn các tổ chứcdoanh nghiệp thường là để sử dụng các dịch vụ thanh toán của Ngân hàng

 Tín dụng tạo tiền gửi: Ít người biết được rằng đây là một hình thức nhận tiềngửi Khi Ngân hàng cho khách hàng vay vốn thì Ngân hàng chuyển số tiền cho vaycủa khách hàng vào tài khoản tiền gửi của khách hàng ngay trong Ngân hàng Khikhách hàng chưa có nhu cầu rút tiền ngay lập thì Ngân hàng có thể sử dụng số tiền

đó mặc dù với thời hạn rất ngắn

a 2 Theo tiêu thức kỳ hạn

Ngày nay người ta thường phân chia các khoản tiền gửi theo tiêu thức này

để có thể quản lý tốt lượng tiền gửi, tiền lãi và là cơ sở để Ngân hàng xây dựngchiến lược dự trữ phù hợp và chủ động trong việc sử dụng nguồn vốn đó vào quátrình hoạt động kinh doanh

 Tiền gửi không kỳ hạn: Đây là các khoản tiền gửi không có kỳ hạn xác định,người gửi tiền có thể rút ra bất kỳ lúc nào tuỳ theo nhu cầu của mình do đó lãi suấtcủa loại tiền gửi này thường thấp hơn so với các loại tiền gửi có kỳ hạn xác định.Tiền gửi không kỳ hạn đáp ứng nhu cầu của những khách hàng chưa có dự định rõràng trong tương lai Đây là hình thức chủ yếu được các doanh nghiệp lựa chọnnhằm mục đích giao dịch trong kinh doanh Do vậy lượng tiền gửi không kỳ hạnthường chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng Vớiđặc tính của nguồn tiền này là luôn biến động cho nên Ngân hàng chỉ được sử dụngmột tỷ lệ phần trăm(%) nhất định của lượng tiền gửi không kỳ hạn nhận được nhấtđịnh tuỳ thuộc vào dự tính của Ngân hàng về sự ổn định tương đối của lượng tiềnhuy động được trong thời gian tới Quản lý tiền gửi không kỳ hạn là một phần quantrọng của quả lý dự trữ của Ngân hàng

Trang 17

 Tiết kiệm có kỳ hạn: Đây là loại tiền gửi có sự thõa thuận giữa người gửitiền và Ngân hàng về số lượng, kỳ hạn và lãi suất của khoản tiền gửi dó Do có sựxác định rõ ràng về kỳ hạn nên Ngân hàng có thể sử dụng để cho vay với thời hạntương ứng hoặc có thể chuyển đổi một phần tiền gửi ngắn hạn để cho vay trung vàdài hạn Do đặc tính của khoản tiền gửi này là có độ ổn định cao nên Ngân hàngchủ động trong việc sử dụng nguồn tiền đó để phục vụ cho hoạt động kinh doanhcủa mình, vì vậy Ngân hàng trả lãi cho người gửi tiền cao hơn lãi suất của loại tiềngửi không kỳ hạn và tiền giửi thanh toán, Ngân hàng đưa ra các kỳ hạn khác nhaunhư 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng, Mức lãi suất tỷ lệ thuận với kỳ hạn, nếu kỳ hạncàng dài thì lãi suất càng cao Các khách hàng gửi tiền theo loại này thì khi đến hạn

sẽ được hoàn trả cả gốc và lãi theo qui định, nếu chưa đến hạn mà khách hàng gửitiền rút tiền ra trước thì khách hàng chỉ được hưởng lãi suất của tiền gửi không kỳhạn

a 3 Theo tiêu thức loại tiền

 Tiền gửi nội tệ: Đây là khoản tiền gửi cơ bản mà các Ngân hàng thương mạinhận được, nguồn vốn nội tệ là nguồn vốn chủ yếu đối với các Ngân hàng, nó phụthuộc vào mức thu nhập trong nước và lãi suất huy động trong từng thời kỳ, loạitiền này thường chiếm tỷ trọng cao trong tổng lượng tiết kiệm

 Tiền gửi ngoại tệ: Bên cạnh nhận tiền gửi nội tệ, Ngân hàng còn nhận tiềngửi dưới dạng ngoại tệ đặc biệt là các ngoại tệ mạnh như USD, FRF, GBP, DEM…Những ngoại tệ này cũng rất cần thiết trong hoạt động của Ngân hàng như kinhdoanh ngoại tệ trong nước, trong quan hệ tài trợ xuất nhập khẩu, thanh toán quốctế…các Ngân hàng có xu hướng mở rộng kinh doanh đối ngoại thường có nguồnvốn ngoại tệ lớn Nhận tiền gửi bằng ngoại tệ là một phương thức đa dạng hoá vềphương thức huy động vốn của các Ngân hàng thương mại

a 4 Theo tiêu thức mục đích sử dụng

Trang 18

 Tiền gửi tiết kiệm: Phần lớn là các khoản ký gửi của cá nhân với mục đích làtìm kiếm một khoản thu nhập với số tiền nhàn rỗi của mình Thông thường tiền gửi

có khối lượng nhỏ, thời hạn ngắn Những người gửi tiền tiết kiệm là những đốitượng giảm chi tiêu trong hiện tại với kỳ vọng sẽ tăng được chi tiêu trong tươnglai Phương thức gửi tiền tiết kiệm chủ yếu là nộp tiền trực tiếp vào Ngân hànghoặc gián tiếp chuyển thu nhập dưới hình thức chuyển qua tài khoản

 Tiền gửi tiết kiệm có mục đích: Loại hình này khá phổ biến ở các nước pháttriển, thường sử dụng với những hộ có thu nhập thấp và trung bình Những người

để dành một khoản tiền gửi vào Ngân hàng (Thông thường là các khoản tiền đềuđặn hàng năm) với ý định tích luỹ tiền cho một mục đích nhất định trong tương lainhư xây dựng nhà cửa, mua ôtô… và cũng được hưởng lãi trên số tiền gửi như cácloại tiết kiệm khác Khi có nhu cầu sử dụng tiền vào mục đích nói trên, nếu số dưcủa khoản tiết kiệm đó chưa đủ thì Ngân hàng có thể hỗ trợ thêm một phần dướihình thức cho vay với một lãi suất hợp lý đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên Đây làmột hình thức huy động vốn trung và dài hạn khá hiệu quả, có tính chất ổn định,đồng thời có tác dụng tích cực trong việc hỗ trợ cho người dân về việc mua sắmnhà cửa, phương tiện

 Tiền gửi thanh toán: Là các khoản ký gửi của cá nhân, tổ chức, doanhnghiệp sản xuất kinh doanh không nhằm mục đích tìm kiếm thêm thu nhập mà đểđược hưởng các dịch vụ thanh toán của Ngân hàng, thông thường các khoản tiềngửi thanh toán có số lượng lớn Mặt khác một số Ngân hàng thường ưu tiên hơnđối với các doanh nghiệp mở tài khoản tại Ngân hàng và phải có số dư nhất địnhtrên tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Các khoản tiền gửi này Ngân hàng phải chịuchi phí thấp, phải quản lý chính xác khâu dự trữ nhưng lại được sử dụng một khoảntiền lớn phục vụ cho các hoạt động của mình

 Các khoản tiền gửi thanh toán một mặt làm phát triển hệ thống thanh toánkhông dùng tiền mặt qua hệ thống Ngân hàng, tiết kiệm chi phí trong lưu thông,

Ngày đăng: 03/10/2013, 04:20

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w