... HƯNG MSSV: C1200173 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐỒNG THÁP LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG MÃ SỐ NGÀNH:... khó khăn cho khách hàng muốn rút tiền 24 CHƢƠNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN TẠI VIETINBANK CHI NHÁNH ĐỒNG THÁP 4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN TẠI VIETINBANK CHI NHÁNH ĐỒNG THÁP 4.1.1 Giai đoạn... Giao dịch Tháp Mƣời Ngày 14/8/2009 Ngân hàng Công thƣơng chi nhánh Đồng Tháp thức chuyển tên loại hình doanh nghiệp thành Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Công thƣơng Việt Nam - chi nhánh Đồng Tháp,
Trang 1CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐỒNG THÁP
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
MÃ SỐ NGÀNH: 52340201
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGUYỄN PHÁT HƯNG MSSV: C1200173
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐỒNG THÁP
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
MÃ SỐ NGÀNH: 52340201
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Th.s THÁI VĂN ĐẠI
Trang 3LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành chương trình đại học và viết bài luận văn tốt nghiệp này, em đã
nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ, góp ý nhiệt tình của quý thầy cô trường Đại
Học Cần Thơ và sự nhiệt tình hướng dẫn cung cấp tài liệu của các cô, chú,
anh, chị trong cơ quan
Trước hết em xin chân thành cám ơn đến quý thầy cô trường Đại Học Cần
Thơ, đặc biệt là những thầy cô đã tận tình dạy bảo cho em trong suốt thời gian
học tập tại trường
Em xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến Thầy Thái Văn Đại đã giành rất nhiều thời
gian tâm huyết hướng dẫn và giúp em hoàn thành bài luận văn này
Đồng thời em cũng cảm ơn các cô, chú, anh, chị tại NHTMCP Công Thương
chi nhánh Đồng Tháp đã tạo điều kiện cho em có số liệu viết bài luận văn này
Mặc dù em đã có nhiều cố gắng hoàn thiện luận văn bằng tất cả tâm huyết và
năng lực của mình, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong
nhận được sự đóng góp quý báu của quý thầy cô để bài báo cáo của em được
hoàn thiện hơn
Chân thành cám ơn!
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Phát Hưng
Trang 4
LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên: NGUYỄN PHÁT HƯNG
MSSV: C1200173
Là sinh viên lớp Tài chính Ngân hàng khóa 38 - Bộ môn Tài chính Ngân hàng
- Khoa Kinh tế Quản trị Kinh doanh - Trường Đại Học Cần Thơ
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân Các số liệu, kết
quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ luận văn nào trước đây
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2014 Sinh viên thực hiện
Nguyễn Phát hưng
Trang 5NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
TP Cao Lãnh, Ngày….tháng….năm 2014
Trang 6MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM TẠ i
LỜI CAM ĐOAN ii
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP iii
MỤC LỤC iv
DANH SÁCH BẢNG vii
DANH SÁCH HÌNH viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ix
CHƯƠNG 1 1
1.1ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
1.3.1 Không gian 2
1.3.2 Thời gian 2
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu 2
CHƯƠNG 2 3
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 3
2.1.1 Tổng quan về nguồn vốn 3
2.1.1.1 Vốn chủ sở hữu 3
2.1.1.2 Vốn huy động 4
2.1.1.3 Nguồn vốn đi vay và vốn khác 7
2.1.2 Chi phí cho nguồn vốn của Ngân hàng 8
2.1.3 Rủi ro của nguồn vốn 8
2.1.3.1 Những rủi ro đối với nguồn vốn huy động: 9
2.1.3.2 Cân đối giữa chi phí và rủi ro 9
2.1.4 Các chỉ tiêu phân tích nguồn vốn 10
2.1.4.1 Phân tích tổng quát nguồn vốn 10
2.1.4.2 Các chỉ số đánh giá kết quả sử dụng nguồn vốn 10
2.1.4.3 Các chỉ số đánh giá chi phí nguồn vốn 11
2.1.4.4 Các chỉ số đánh giá rủi ro của nguồn vốn 11
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 12
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 13
CHƯƠNG 3 14
Trang 73.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 14
3.1.1 Quá trình hình thành 14
3.1.2 Mục tiêu phát triển của chi nhánh trong năm 2014 16
3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC 17
3.2.1 Sơ đồ tổ chức 17
3.2.2 Chức năng phòng ban 17
3.3 SẢN PHẨM DỊCH VỤ 19
3.4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA VIETINBANK ĐỒNG THÁP 20
3.4.1 Giai đoạn 2011 - 2013 22
3.4.2 6 tháng đầu năm 2014 22
3.5 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CHUNG CỦA NGÂN HÀNG 23
3.5.1 Thuận lợi 23
3.5.2 Khó khăn 23
CHƯƠNG 4 25
4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN TẠI VIETINBANK CHI NHÁNH ĐỒNG THÁP 25
4.1.1 Giai đoạn 2011 - 2013 25
4.1.1.1 Vốn điều chuyển 27
4.1.1.2 Vốn huy động tại chỗ 27
4.1.2 6 tháng đầu năm 2014 32
4.1.2.1 Vốn điều chuyển 32
4.1.2.2 Vốn huy động tại chỗ 33
4.2 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN 35
4.2.1 Giai đoạn 2011 - 2013 36
4.2.1.1 Vòng quay vốn tín dụng 36
4.2.1.2 Tổng dư nợ/vốn huy động tại chỗ 37
4.2.2 6 Tháng đầu năm 2014 37
4.2.2.1 Vòng quay vốn tín dụng 37
4.2.2.2 Tổng dư nợ/vốn huy động 37
4.3 PHÂN TÍCH CHI PHÍ NGUỒN VỐN 38
4.3.1 Giai đoạn 2011 - 2013 39
4.3.1.1 Chi phí lãi/tổng chi phí 39
4.3.1.2 Chi phí lãi/tổng vốn huy động tại chỗ bình quân 39
4.3.1.3 Thu nhập lãi/chi phí lãi 40
4.3.2 6 tháng đầu năm 2014 40
4.3.2.1 Chi phí lãi/tổng chi phí 40
4.3.2.2 Chi phí lãi/tổng vốn huy động tại chỗ bình quân 40
4.3.2.3 Thu nhập lãi/chi phí lãi 40
Trang 84.4 PHÂN TÍCH RỦI RO NGUỒN VỐN 40
4.4.1 Rủi ro thanh khoản 41
4.4.1.1 Hệ số thanh khoản 41
4.4.1.2 Dư nợ/vốn huy động tại chỗ 42
4.4.2 Rủi ro lãi suất 42
4.4.2.1 Hệ số độ lệch nhạy cảm 43
4.4.2.2 Hệ số rủi ro lãi suất 43
CHƯƠNG 5 45
5.1 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ HẠN CHẾ TRONG CÔNG TÁC NGUỒN VỐN CỦA VIETINBANK ĐỒNG THÁP 45
5.1.1 Kết quả đạt được 45
5.1.2 Hạn chế 46
5.2 GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VÀ NÂNG CAO NGUỒN VỐN CHO VIETINBANK CHI NHÁNH ĐỒNG THÁP 46
5.2.1 Giải pháp nâng cao nguồn vốn 46
5.2.2 Giải pháp quản lý nguồn vốn 48
KẾT LUẬN 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO 53
Trang 9DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank Đồng Tháp giai đoạn
2011 - 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 21 Bảng 4.1: Nguồn vốn của Vietinbank Đồng Tháp giai đoan 2011 - 2013 26 Bảng 4.2: Vốn huy động tại chỗ theo đối tƣợng kinh tế của Vietinbank Đồng Tháp giai đoạn 2011 - 2013 28 Bảng 4.3: Vốn huy động tại chỗ theo kỳ hạn của Vietinbank Đồng Tháp giai đoạn 2011 - 2013 31 Bảng 4.4: Nguồn vốn của Vietinbank Đồng Tháp 6 tháng đầu năm 2014 32 Bảng 4.5: Vốn huy động tại chỗ theo đối tƣợng kinh tế của Vietinbank Đồng Tháp 6 tháng đầu năm 2014 33 Bảng 4.6: Vốn huy động tại chỗ theo kỳ hạn của Vietinbank Đồng Tháp 6 tháng đầu năm 2014 35 Bảng 4.7: Đánh giá kết quả sử dụng nguồn vốn của Vietinbank Đồng Tháp giai đoạn 2011 - 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 36 Bảng 4.8: Chi phí nguồn vốn của Vietinbank Đồng Tháp giai đoạn 2011 -
2013 và 6 tháng đầu năm 2014 39 Bảng 4.9: Các chỉ số đánh giá rủi ro thanh khoản của Vietinbank Đồng Tháp giai đoạn 2011 - 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 41 Bảng 4.10: Các chỉ số đánh giá rủi ro lãi suất của Vietinbank Đồng Tháp giai đoạn 2011 - 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 43
Trang 10DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam - chi nhánh Đồng Tháp 17
Trang 11DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TMCP: Thương mại cổ phần
NHTM: Ngân hàng thương mại
NHNN: Ngân hàng Nhà nước
NHCT: Ngân hàng Công Thương
CBCNV: Cán bộ công nhân viên
CHXHCN: Cộng Hòa Xã Hội Chủ nghĩa
VNĐ: Việt Nam Đồng
Trang 12CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, bất kỳ tổ chức hay doanh nghiệp muốn hoạt động đều cần phải có nguồn vốn Vốn đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành, duy trì và cạnh tranh đối với doanh nghiệp Đặc biệt trong lĩnh vực Ngân hàng, nơi nguồn vốn quyết định đến quy mô hoạt động, đối tượng kinh doanh cũng như niềm tin của khách hàng Nguồn vốn của Ngân hàng được hình thành từ vốn huy động, vốn vay và các nguồn vốn khác Mỗi nguồn vốn đều giữ một vai trò nhất định và đều quan trọng vì nó giúp Ngân hàng tồn tại và phát triển Do đặc điểm của mỗi loại vốn đều có mặt lợi và hại khác nhau buộc các nhà quản trị phải tìm ra một cơ cấu vốn tối ưu nhất cho Ngân hàng nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất
Theo chủ trương tái cơ cấu lại hệ thống Ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước Với mức vốn điều lệ phải đạt từ 3.000 tỷ trở lên đã làm một số Ngân hàng nhỏ gặp khó khăn trong việc tăng vốn do nhiều Ngân hàng ồ ạt phát hành thêm cổ phần dẫn đến tình trạng cung vượt quá cầu Bên cạnh đó, với các cuộc chạy đua lãi suất, các Ngân hàng càng phải quan tâm nhiều hơn đến quản lý nguồn vốn nhằm đảm bảo tính thanh khoản, ổn định hoạt động kinh doanh và giữ gìn uy tín cho Ngân hàng Trong bối cảnh như thế, một Ngân hàng không thể tồn tại và phát triển bền vững nếu không chú trọng đến việc quản lý nguồn vốn của Ngân hàng mình Vì vậy, các Ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung, Ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) Công Thương Việt Nam (Vietinbank) chi nhánh Đồng Tháp nói riêng nếu muốn cạnh tranh cùng với các Ngân hàng trong và ngoài nước thì phải không ngừng nâng cao hiệu quả quản lý nguồn vốn bằng cách thường xuyên phân tích, đánh giá cơ cấu nguồn vốn cũng như tình hình huy động vốn của mình để từ đó tìm ra cơ cấu nguồn vốn tốt nhất cho Ngân hàng, cũng như xác định được thuận lợi, khó khăn của Ngân hàng nhằm đưa ra các biện pháp quản lý tốt nguồn vốn Bên cạnh đó, với vị thế là Ngân hàng TMCP lớn trong tỉnh Vietinbank Đồng Tháp luôn khẳng định vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn vốn hoạt động cho các doanh nghiệp, hộ sản xuất trên địa bàn.Để có được nguồn vốn mạnh và ổn định Vietinbank Đồng Tháp đã tăng cường các biện pháp quản lý nguồn vốn cũng như mở rộng và phát triển các dịch vụ nhằm thu hút nguồn vốn trong và ngoài tỉnh
Để hiểu rõ hơn về cơ cấu nguồn vốn và tình hình quản lý nguồn vốn của
Ngân hàng tôi quyết định chọn đề tài: “ Phân tích tình hình nguồn vốn tại
Trang 13Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam chi nhánh Đồng Tháp.” cho luận văn tốt nghiệp của mình
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích nguồn vốn, các chi phí và rủi ro liên quan đến nguồn vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam chi nhánh Đồng Tháp qua 3 năm 2011, 2012, 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 Từ đó đề ra giải pháp quản lý và nâng cao nguồn vốn cho Ngân hàng tốt hơn
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Phân tích khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Đồng Tháp giai đoạn 2011 - 2013 và 6 tháng đầu năm 2014
Phân tích nguồn vốn nói chung cũng như tình hình huy động vốn nói riêng của Vietinbank Đồng Tháp giai đoạn 2011 - 2013 và 6 tháng đầu năm
2014 để tìm ra các nhân tố ảnh hưởng
Phân tích các chi phí liên quan đến nguồn vốn của Ngân hàng
Phân tích những rủi ro liên quan đến nguồn vốn của Ngân hàng như: rủi
ro lãi suất, rủi ro thanh khoản
Đề xuất một số giải pháp quản lý và nâng cao nguồn vốn cho Ngân hàng tốt hơn
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Nguồn vốn tại Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Đồng Tháp
Trang 14CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Tổng quan về nguồn vốn
Nguồn vốn của một Ngân hàng thương mại trên bảng cân đối kế toán thì
có hai phần là nợ phải trả và vốn chủ sở hữu (vốn tự có) Nhưng để tìm hiểu rõ cách thức tạo lập nguồn vốn của NHTM trong phần này sẽ chia nguồn vốn của Ngân hàng thành các bộ phận sau: vốn chủ sở hữu, vốn huy động, vốn vay và nguồn vốn khác
2.1.1.1 Vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu hay còn gọi là vốn tự có của Ngân hàng là nguồn vốn do chính chủ sở hữu Ngân hàng đóng góp và phần lợi nhuận được tạo ra trong quá trình kinh doanh của Ngân hàng Nguồn vốn này phụ thuộc vào tính chất
sở hữu của mỗi Ngân hàng, ví dụ Ngân hàng cổ phần là do các cổ đông đóng góp, Ngân hàng của Nhà nước là do ngân sách bỏ ra, Ngân hàng liên doanh là
do các bên liên doanh đóng góp, còn Ngân hàng 100% của nước ngoài là do chủ sở hữu nước ngoài tạo lập nguồn vốn này, bao gồm giá trị thực có của vốn điều lệ, các quỹ dự trữ và một số nguồn vốn khác của Ngân hàng theo quy định của Ngân hàng Trung ương
Theo thông tư 05/2013/TT-BTC vốn chủ sở hữu của Ngân hàng được xác định như sau:
- Vốn điều lệ: vốn điều lệ là số vốn ban đầu ghi trong điều lệ hoạt động của các NHTM khi đi vào hoạt động Vốn điều lệ của Ngân hàng là do các chủ
sở hữu Ngân hàng đóng góp phụ thuộc vào hình thức sở hữu của Ngân hàng Mức vốn điều lệ và phương thức đóng góp vốn điều lệ của mỗi Ngân hàng được ghi trong điều lệ hoạt động của từng Ngân hàng và được Ngân hàng Trung ương phê duyệt
- Các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái:
+ Chênh lệch phát sinh từ việc hợp nhất báo cáo tài chính của tổ chức tín dụng (công ty mẹ) và các công ty con sử dụng đồng tiền hạch toán khác với đồng tiền Việt Nam;
+ Chênh lệch phát sinh trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản chưa hoàn thành được hạch toán vào vốn chủ sở hữu theo quy định của pháp luật
Trang 15- Chênh lệch đánh giá lại tài sản là chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của tài sản với giá trị đánh giá lại tài sản khi có quyết định của Nhà nước hoặc khi đưa tài sản đi góp vốn liên doanh, góp vốn cổ phần
- Thặng dư vốn cổ phần là chênh lệch giữa mệnh giá cổ phiếu với giá trị thực tế thu được từ phát hành (nếu có)
- Các quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ, quỹ dự phòng tài chính
- Lợi nhuận chưa phân phối
- Vốn khác thuộc sở hữu của tổ chức tín dụng gồm: giá trị cổ phiếu quỹ (nếu có) được ghi nhận theo quy định của pháp luật về chứng khoán và các nguồn vốn hợp pháp khác
2.1.1.2 Vốn huy động
Luật các tổ chức tín dụng có quy định: Ngân hàng được nhận tiền gửi của các tổ chức và cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại giấy tờ có giá và các loại tiền gửi khác
Theo nghị định 57/2012/NĐ-CP vốn huy động của Ngân hàng bao gồm:
- Vốn huy động tiền gửi của các tổ chức và cá nhân: là số tiền của khách hàng gửi tại Ngân hàng dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các hình thức khác Tiền gửi được hưởng lãi hoặc không hưởng lãi và phải được hoàn trả cho người gửi tiền
- Vốn nhận ủy thác đầu tư;
- Vốn vay các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính trong nước và ngoài nước;
- Vốn vay Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
- Phát hành các giấy tờ có giá: là chứng nhận của tổ chức tín dụng phát hành để huy động vốn trong đó xác nhận nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền trong một thời gian nhất định, điều kiện trả lãi và các điều khoản cam kết khác giữa
tổ chức tín dụng và người mua giấy tờ có giá của Ngân hàng phát hành
Cơ cấu vốn huy động như sau:
a Huy động vốn bằng tiền gửi:
Là số tiền của khách hàng gửi tại Ngân hàng dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các hình thức khác Tiền gửi được hưởng lãi hoặc không hưởng lãi và phải được hoàn trả cho
Trang 16người gửi tiền Tiền gửi huy động của Ngân hàng được chia theo nhóm khách hàng tổ chức và khách hàng cá nhân
- Tiền gửi của nhóm khách hàng là tổ chức kinh tế:
Tiền gửi của nhóm khách hàng này chủ yếu là tiền gửi từ các doanh nghiệp hoặc từ các đơn vị kinh tế khác Nhóm khách hàng này thường gửi tiền
ở Ngân hàng để thuận tiện cho việc kinh doanh và giao dịch của họ Hay nói cách khác mục đích gửi tiền của các tổ chức kinh tế là để thanh toán Đối với loại tiền gửi này khách hàng sẽ được Ngân hàng cung cấp các dịch vụ thanh toán qua Ngân hàng Tuy nhiên, cũng có những lúc họ gửi tiền vào Ngân hàng với mục đích sinh lời ở dạng tiền gửi có kỳ hạn Do đó, nhóm khách hàng này thường gửi tiền vào Ngân hàng dưới các hình thức sau:
+ Tiền gửi thanh toán (tiền gửi giao dịch):
Tiền gửi không kỳ hạn là loại tiền gửi mà khi gửi vào, khách hàng gửi tiền có thể rút ra bất cứ lúc nào mà không cần phải báo trước cho Ngân hàng,
và Ngân hàng phải thỏa mãn yêu cầu đó của khách hàng
Đây là tiền gửi mà khách hàng gửi vào với mục đích nhằm đáp ứng việc thực hiện các khoản chi trả trong quá trình hoạt động kinh doanh hoặc giao dịch của mình Đối với loại tiền gửi này khách hàng không có mục đích nhận lãi suất tiền gửi mà chủ yếu là để được Ngân hàng cung cấp các dịch vụ thanh toán qua Ngân hàng như ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, séc, Tuy nhiên, ở Việt Nam các Ngân hàng cũng thực hiện chi trả khoản lãi suất thấp cho loại tiền gửi này
Về phía Ngân hàng, dù đây là loại tiền gửi mà khách hàng có thể rút ra bất cứ lúc nào nhưng cũng có lúc chúng tạm thời nhàn rỗi và Ngân hàng được quyền sử dụng để đầu tư, tức nó cũng tạo vốn cho Ngân hàng Nhưng đối với
bộ phận vốn này rất không ổn định vì khách hàng có thể gửi và rút ra liên tục nên Ngân hàng phải thường dự trữ lại với số lượng rất lớn để đáp ứng yêu cầu của khách hàng
+ Tiền gửi theo kỳ hạn:
Tiền gửi theo kỳ hạn là loại tiền gửi mà khi khách hàng gửi tiền vào Ngân hàng có sự thỏa thuận với Ngân hàng để chọn một loại thời hạn gửi tiền thích hợp
Theo quy định khách hàng gửi tiền theo thời hạn chỉ được rút tiền khi đến hạn Tuy nhiên, trên thực tế do yếu tố cạnh tranh, để thu hút tiền gửi, các Ngân hàng thường cho phép khách hàng được rút tiền ra trước thời hạn nhưng không được hưởng lãi suất, hoặc chỉ được hưởng một mức lãi suất thấp hơn,
Trang 17thông thường là lãi suất tiền gửi không kỳ hạn Tuy nhiên, theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, khi khách hàng rút tiền trước thời hạn mà không có thỏa thuận trước thì sẽ bị các Ngân hàng thương mại phạt, nhưng đều này rất ít xuất hiện ở Việt Nam do các Ngân hàng thương mại luôn trong tình trạng cạnh tranh huy động vốn gay gắt
Ngoài tiền gửi của các tổ chức là doanh nghiệp thì NHTM cũng có nguồn tiền gửi từ các tổ chức tín dụng khác trong và ngoài nước Các tổ chức tín dụng khác gửi tiền ở các NHTM dưới hình thức tài khoản không kỳ hạn và
có kỳ hạn, tuy nhiên theo thông tư 13/2010/TT-NHNN thì chỉ có tiền gửi có
kỳ hạn mới coi là vốn huy động của NHTM Thực tế bộ phận tiền gửi này cũng không nhiều trong các NHTM
- Tiền gửi của nhóm khách hàng cá nhân và hộ gia đình:
Khi các cá nhân hoặc gia đình có những tích lũy vốn để dành cho tương lai, chưa biết sử dụng đầu tư vào đâu nhưng để đảm bảo an toàn và có chút sinh lời thì việc lựa chọn tối ưu là gửi vào các NHTM Các NHTM đưa ra nhiều hình thức tiền gửi để huy động số vốn nhàn rỗi này Hiện nay, tiền gửi của nhóm khách hàng cá nhân và hộ gia đình có thể phân thành những nhóm tiền gửi sau:
+ Tiền gửi tiết kiệm:
Là khoản tiền của cá nhân và hộ gia đình gửi vào tài khoản tiền gửi tiết kiệm, có xác nhận trên thẻ tiết kiệm, được hưởng lãi theo quy định của Ngân hàng nhận gửi tiết kiệm và được bảo hiểm theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi
Đây là hình thức huy động tiền gửi theo kiểu truyền thống của Ngân hàng Đối với Ngân hàng hình thức huy động vốn tiết kiệm tạo cho Ngân hàng nguồn vốn ổn định Mặc dù món tiền gửi từ cá nhân thường là nhỏ nhưng do Ngân hàng huy động từ số đông cá thể và hộ gia đình nên cũng đem lại cho Ngân hàng nguồn vốn lớn để kinh doanh
Về phía các NHTM, tiền gửi tiết kiệm tạo ra nguồn vốn đáng kể và nguồn vốn này cũng tương đối ổn định Do đó, Ngân hàng thương mại nào có khả năng thu hút được nhiều cá nhân gửi tiền cũng sẽ có thêm nguồn vốn và tăng lợi thế cạnh tranh
+ Tài khoản tiền gửi cá nhân:
Tiền gửi trên tài khoản cá nhân là loại tiền gửi mà từng cá nhân mở tài khoản tại Ngân hàng để sử dụng các tiện ích do Ngân hàng cung cấp như sử dụng các loại thẻ thanh toán và các giao dịch không dùng tiền mặt khác Ngày
Trang 18nay, khi điều kiện kinh tế được cải thiện, mọi người hướng đến sử dụng càng nhiều các tiện ích của xã hội cung cấp, và trong đó cũng có các tiện ích mà Ngân hàng đem lại cho khách hàng Những sản phẩm và dịch vụ nhắm đến khách hàng cá nhân được các NHTM có chiến lược bán lẻ chú trọng và khách hàng cá nhân cũng quan tâm đến ngày càng nhiều hơn Chẳng hạn như thanh toán bằng thẻ, dịch vụ trả lương vào tài khoản, thanh toán khấu trừ tự động tiền điện thoại, tiền điện nước, tiền bảo hiểm, mà các Ngân hàng đã và đang phát triển ở thị trường Việt Nam
+ Tiền gửi khác: tiền gửi vốn chuyên dùng và tiền gửi của kho bạc Nhà nước
b Huy động vốn bằng phát hành các chứng từ có giá:
Giấy tờ có giá là chứng nhận của tổ chức tín dụng phát hành để huy động vốn trong đó xác nhận nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền trong một thời gian nhất định, điều kiện trả lãi và các điều khoản cam kết khác giữa tổ chức tín dụng và người mua giấy tờ có giá của Ngân hàng phát hành
Ở Việt Nam hiện nay, khi các NHTM cần huy động số vốn lớn và ổn định một cách nhanh chóng thì Ngân hàng có thể phát hành các loại giấy tờ có giá như kỳ phiếu Ngân hàng, trái phiếu Ngân hàng và chứng chỉ tiền gửi Giấy tờ có giá ngắn hạn: là giấy tờ có giá có thời hạn dưới một năm bao gồm kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, tín phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác
Giấy tờ có giá dài hạn: là giấy tờ có giá có thời hạn từ một năm trở lên kể
từ khi phát hành đến hết hạn, bao gồm trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi dài hạn Huy động bằng các loại giấy tờ có giá, Ngân hàng có thể thu hút nguồn vốn lớn vào Ngân hàng với thời gian ngắn Vì để huy động được nguồn vốn lớn để đầu tư, đặc biệt là đầu tư trung và dài hạn thì Ngân hàng không thể dựa vào nguồn tiền gửi tiết kiệm của cá nhân và hộ gia đình Đối với Ngân hàng nguồn vốn có được từ việc phát hành các giấy tờ có giá thì rất ổn định nhưng Ngân hàng thường phải trả một mức lãi suất lớn hơn nhiều và Ngân hàng chỉ phát hành các loại giấy tờ có giá khi đã có kế hoạch về nguồn vốn cụ thể Đặc biệt khi phát hành giấy tờ có giá phải được Ngân hàng Nhà nước chấp nhận
2.1.1.3 Nguồn vốn đi vay và vốn khác
Trong những trường hợp cần vốn gấp với số lượng lớn hoặc cần thiết để
bù đắp những thiếu hụt tạm thời thì buộc Ngân hàng thương mại phải đi vay các Ngân hàng khác hoặc của Ngân hàng Trung ương
Trang 19- Vay của các tổ chức tín dụng trong nước: tình trạng thiếu vốn hay thừa vốn của một Ngân hàng ở một thời điểm nào đó là hiện tượng hết sức bình thường Vì có những lúc nguồn vốn huy động vào ít, không đáp ứng được nhu cầu thanh khoản của Ngân hàng thì buộc Ngân hàng phải đi vay các Ngân hàng khác Ngược lại trường hợp huy động nhiều nhưng đầu ra hạn chế, tức Ngân hàng thừa ngân quỹ, khi đó Ngân hàng có thể cho các Ngân hàng khác vay để hạn chế thiệt hại chi phí trả lãi
- Vay của Ngân hàng Trung ương:
+ Tái cấp vốn
Cho vay lại theo hồ sơ tín dụng
Cho vay có đảm bảo bằng cầm cố giấy tờ có giá
+ Chiết khấu và tái chiết khấu các giấy tờ có giá
- Nguồn vốn hình thành trong thanh toán: từ việc tổ chức thực hiện thanh toán cho doanh nghiệp và cá nhân, Ngân hàng cũng có thể huy động được bộ phận vốn đáng kể từ những quy định ký quỹ trong thanh toán
- Nguồn vốn khác: ngoài các nguồn vốn trên, Ngân hàng còn có thể tận dụng các nguồn vốn do ủy thác đầu tư, tài trợ của chính phủ hoặc của nước ngoài để đầu tư tài trợ các dự án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội
2.1.2 Chi phí cho nguồn vốn của Ngân hàng
Việc tăng nguồn vốn cho Ngân hàng bằng cách huy động tài khoản tiền gửi và các hình thức phi tiền gửi, Ngân hàng cần phải tính đến các yếu tố như: chi phí nguồn vốn, rủi ro của mỗi loại nguồn vốn
Nhà quản trị Ngân hàng sẽ phải tìm ra lời giải đáp cho những vấn đề trên Mỗi Ngân hàng thương mại trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay cần phải biết mỗi khoản mục chi phí bao gồm những gì Điều này đặc biệt chính xác đối với vốn huy động bởi vì trong hầu hết các Ngân hàng và tổ chức tín dụng, chi phí lãi trả cho nguồn vốn chiếm phần lớn nhất so với cả chi phí nhân viên, chi phí quản lý gián tiếp và các khoản chi phí nghiệp vụ khác Chi phí lãi gồm: chi trả lãi tiền gửi, chi trả lãi tiền vay, trả lãi phát hành giấy tờ có giá, chi phí hoạt động tín dụng khác
2.1.3 Rủi ro của nguồn vốn
Mỗi loại nguồn vốn có chi phí khác nhau và khả năng thanh khoản khác nhau Những nguồn vốn có chi phí thấp có thể tạo rủi ro thanh khoản cao cho Ngân hàng và ngược lại
Trang 20Muốn tìm hiểu những rủi ro của các loại nguồn vốn tiền gửi và phi tiền gửi, một Ngân hàng cần phải xác định những chiều hướng rủi ro khác nhau
2.1.3.1 Những rủi ro đối với nguồn vốn huy động:
a Rủi ro lãi suất:
Lãi suất thị trường thay đổi sẽ tác động đến quy mô và chi phí nguồn vốn của Ngân hàng Nói cách khác, nhu cầu của khách hàng trong mỗi loại nguồn vốn có độ co giãn đối với thay đổi lãi suất khác nhau Và mức thu nhập lãi suất ròng Ngân hàng sẽ chịu tác động trước bất kỳ sự thay đổi lãi suất của thị trường
Nếu lãi suất thị trường cao hơn thì sẽ làm tăng chi phí huy động vốn của Ngân hàng dẫn đến làm giảm thu nhập lãi suất ròng Và ngược lại, nếu lãi suất thấp hơn thì nhu cầu rút tiền của khách hàng sẽ tăng do đó sẽ làm giảm nguồn vốn huy động và nguy cơ thiếu thanh khoản
b Rủi ro thanh khoản:
Những tác động bất ngờ có thể làm giảm đáng kể nguồn vốn của Ngân hàng Ví dụ như trường hợp kinh tế rơi vào khủng hoảng, hay tình hình lạm phát tăng cao có thể làm cho khách hàng rút tiền ra khỏi Ngân hàng Khi đó Ngân hàng phải đương đầu với sự sụt giảm ngân quỹ to lớn và buộc phải tìm vay nguồn vốn khác với chi phí cao
c Rủi ro vốn chủ sở hữu:
Trong hỗn hợp nguồn vốn của Ngân hàng gồm có vốn huy động, vốn vay
và vốn chủ sở hữu Mặc dù vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng nhưng đây là bộ phận vốn tạo sự ổn định cho Ngân hàng Bởi vì nguồn vốn đi vay làm tăng rủi ro trong kinh doanh của Ngân hàng nên cần phải phân bổ kết cấu nguồn vốn đi vay và vốn chủ sở hữu Một khi tỷ lệ giữa nguồn vốn đi vay vốn chủ sở hữu có sự tăng lên thì sẽ tạo cảm giác không an toàn cho khách hàng khi gửi tiền làm ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn của Ngân hàng Vì vậy Ngân hàng cần phải có nhiều chính sách huy động vốn đa dạng hơn
2.1.3.2 Cân đối giữa chi phí và rủi ro
Người quản trị trong Ngân hàng phải cân nhắc giữa những thách thức to lớn và rủi ro nguồn vốn khác nhau trong Ngân hàng Như vậy Ngân hàng cần
có một sự đánh đổi giữa rủi ro và chi phí nguồn vốn - nguồn vốn có chi phí thấp có thể phải chịu rủi ro cao về thanh khoản Như thế mỗi khi phải huy động vốn mới, người quản trị trong Ngân hàng phải lựa chọn một sự cân đối
Trang 21giữa rủi ro và lợi nhuận theo chỉ đạo của các chủ sở hữu Ngân hàng, và cần có
sự đối chiếu giữa chi phí và rủi ro của từng bộ phận nguồn vốn
Hơn nữa, nhà quản trị cần xem xét chiều hướng thay đổi ở mức độ rủi ro đối với từng nguồn vốn của Ngân hàng Chẳng hạn tiền gửi tiết kiệm của cá nhân và hộ gia đình có thể tương đối ít nhạy cảm với những thay đổi lãi suất, nhưng loại tiền gửi này lại có rủi ro thanh khoản tương đối cao trong trường hợp có các biến cố xảy ra như khủng hoảng kinh tế Chính vì vậy, thách thức chủ yếu đối với người quản trị Ngân hàng trong việc chọn một hỗn hợp nguồn vốn bao gồm việc cân đối các mức độ rủi ro thích hợp ở mỗi nguồn vốn và điều chỉnh theo chi phí thích hợp đối với nguồn vốn
2.1.4 Các chỉ tiêu phân tích nguồn vốn
2.1.4.1 Phân tích tổng quát nguồn vốn
Số dư từng khoản mục nguồn vốn
Tỷ trọng từng khoản mục = x 100 nguồn vốn (%) Tổng nguồn vốn
Chỉ tiêu này sẽ giúp nhà phân tích biết được cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng Mỗi khoản mục nguồn vốn để có những yêu cầu khác nhau về chi phí, tính thanh khoản, thời hạn hoàn trả khác nhau… do đó, Ngân hàng cần phải quan sát, đánh giá chính xác từng loại nguồn vốn để kịp thời có những biện pháp huy động tốt nhất trong từng thời kỳ nhất định
2.1.4.2 Các chỉ số đánh giá kết quả sử dụng nguồn vốn
Trang 22nhanh thì Ngân hàng càng tiết kiệm chi phí, tiếp tục đầu tƣ vào các lĩnh vực khác Do đó càng tạo ra nhiều lợi nhuận cho Ngân hàng
b Dư nợ/vốn huy động:
Hệ số này cho thấy khả năng sử dụng vốn huy động của Ngân hàng, hệ
số này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt Bởi vì, nếu hệ số này lớn thì khả năng huy động vốn của Ngân hàng thấp, ngƣợc lại hệ số này nhỏ thì Ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động chƣa tốt
2.1.4.3 Các chỉ số đánh giá chi phí nguồn vốn
a Chi phí lãi/Tổng chi phí:
Chỉ số này xác định xem trong 1 đồng chi phí bỏ ra thì có bao nhiêu đồng là chi phí trả lãi
b Chi phí lãi/Tổng vốn huy động bình quân:
Chỉ số này xác định trong 1 đồng vốn huy động thì tốn bao nhiêu chi phí trả lãi để từ đó Ngân hàng có thể đƣa ra những chính sách huy động vốn hiệu quả với chi phí thấp hơn
c Thu nhập lãi/Chi phí lãi:
Chỉ số này xác định xem 1 đồng chi phí trả lãi thì tạo ra bao nhiêu đồng thu nhập
2.1.4.4 Các chỉ số đánh giá rủi ro của nguồn vốn
a Rủi ro thanh khoản:
Tỷ lệ dƣ nợ cho vay trên vốn huy động (LDR):
Tổng dƣ nợ cho vay
LDR =
Vốn huy động
Trang 23Đây là chỉ tiêu đánh giá năng lực hoàn trả của Ngân hàng đối với người gửi tiền và các chủ nợ khác mà không kèm theo các chi phí quá đắt, đồng thời vẫn duy trì tăng trưởng nguồn vốn
b Rủi ro lãi suất:
Tài sản nhạy cảm với lãi suất
Hệ số rủi ro lãi suất =
Nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất
Đây là hệ số đo lường mức độ rủi ro lãi suất
Khi hệ số này = 1 thì không có rủi ro lãi suất
Khi hệ số này > 1 thì rủi ro khi lãi suất giảm
Khi hệ số này < 1 thì rủi ro khi lãi suất tăng
Tuy nhiên mức độ rủi ro còn phụ thuộc vào tình hình biến động của lãi suất trên thị trường
Hệ số độ lệch nhạy cảm:
Tài sản nhạy cảm – Nguồn vốn nhạy cảm
Hệ số độ lệch nhạy cảm =
Tổng nguồn vốn
Tài sản nhạy cảm với lãi suất bao gồm: cho vay ngắn hạn, tiền gửi tại các
tổ chức tín dụng trong và ngoài nước, tiền gửi thanh toán tại Ngân hàng Trung ương
Nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất bao gồm: tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác, tiền gửi ngắn hạn của cá nhân và tổ chức kinh tế
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu thứ cấp trực tiếp từ Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Đồng Tháp
Tiếp nhận những thông tin truyền đạt của các cán bộ Ngân hàng tại đơn
vị Ngân hàng đang thực tập
Tổng hợp từ các giáo trình chuyên ngành đã được học và các tài liệu khác có kiến thức liên quan như: các tạp chí Ngân hàng, những tư liệu tín dụng tại Ngân hàng Công Thương, những sách báo viết về Ngân hàng Công Thương…
Thu thập những thông tin từ các Website của Ngân hàng Công Thương
và các trang khác có liên quan đến đề tài của luận văn
Trang 242.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
Dùng phương pháp phân tích, so sánh số tương đối, số tuyệt đối để đối chiếu qua các năm nhằm thấy được xu hướng tăng hay giảm của một chỉ tiêu nào đó
So sánh tương đối
1
1 2
T
T T
Trong đó: T1là số liệu năm trước
T2 là số liệu năm sau
T là tốc độ tăng trưởng của năm sau so với năm trước(%) Phương pháp này dùng để làm rõ tình hình biến động mức độ của các số liệu kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định So sánh các tốc độ tăng trưởng của các số liệu qua các năm, đồng thời so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu để tìm ra các yếu tố ảnh hưởng Qua đó đưa ra nhận xét, kết luận
và các biện pháp khắc phục hay nâng cao tốc độ tăng trưởng
Trong đó: T1 là số liệu năm trước
T2 là số liệu năm sau
T là chênh lệch tăng, giảm của các số liệu kinh tế
Phương pháp này nhằm xem xét sự biến động của các số liệu kinh tế và biết tìm hiểu các nguyên nhân tác động, từ đó để đưa ra giải pháp và biện pháp khắc phục
Phương pháp tỷ trọng để xem xét sự biến động của các chỉ tiêu nghiên cứu
Phương pháp tỷ số dùng để nghiên cứu, đánh giá các chỉ tiêu tài chính về hiệu quả hoạt động huy động vốn của Ngân hàng
Phương pháp dùng các chỉ số tài chính sẽ mô tả rõ hơn về bản chất của hoạt động tín dụng tại chi nhánh
Trang 25CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
và Quỹ Tiết kiệm Xã Hội Chủ Nghĩa thị xã Cao Lãnh thành lập NHCT thị xã Cao Lãnh trực thuộc chi nhánh NHCT tỉnh Đồng Tháp
Trong những năm đầu hoạt động chi nhánh phải chịu sự cạnh tranh bùng phát của các tổ chức tín dụng và sự ra đời của hàng loạt các doanh nghiệp Nhà nước 4 cấp, nhất là cấp huyện, cấp xã Vốn doanh nghiệp thấp, nền hầu hết các doanh nghiệp hoạt động bằng nguồn vốn vay Ngân hàng cùng với năng lực điều hành yếu kém, chưa nắm bắt những tác động của nền kinh tế thị trường nên trong những năm đầu thập niên 1990, các quỹ tín dụng đồng loạt vỡ nợ và trên 90% các doanh nghiệp Nhà nước thua lỗ phải tiến hành giải thể theo Quyết định 315 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ), nhiều đơn vị sáp nhập hoặc thành lập lại theo Nghị định 388/NĐ-CP nhưng hoạt động kinh doanh vẫn kém hiệu quả, làm cho các Ngân hàng, nhất là Ngân hàng Công Thương chi nhánh Đồng Tháp phải gánh chịu hậu quả rất nặng nề, nợ quá hạn
có thời điểm lên đến 50% tổng dư nợ, dẫn đến hoạt động kinh doanh của đơn
vị trong 2 năm 1993-1994 không hiệu quả, đời sống của cán bộ công nhân viên (CBCNV) gặp nhiều khó khăn, tưởng chừng khó có thể vượt qua
Tuy nhiên, với sự quan tâm và hỗ trợ tích cực của các cấp, các ngành, của địa phương, nhất là sự giúp đỡ quan tâm củng cố của Ngân hàng Công thương Việt Nam, cộng với sự nỗ lực cao độ với tinh thần phấn đấu vươn lên của Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên (CBCNV) chi nhánh đã từng bước khắc phục khó khăn, đồng thời đổi mới phương thức kinh doanh theo cơ chế thị trường với chủ trương: “Mở rộng địa bàn, mở rộng đối tương đầu tư, đầu tư tới mọi thành phần kinh tế trên tất cả các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh dịch vụ, tiêu dùng, sinh hoạt, sửa chữa và xây dựng nhà…Trước hết ưu
Trang 26tiên vốn cho các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động kinh doanh hiệu quả, uy tín trong quan hệ tín dụng, bên cạnh đó xem đầu tư kinh tế hộ là trọng điểm” Nhờ chủ trương kinh doanh đúng hướng nên kết quả hoạt động kinh doanh của NHCT chi nhánh Đồng Tháp từ năm 1995 trở đi luôn đạt hiệu quả cao, năm sau cao hơn năm trước, niềm tin của khách hàng đối với chi nhánh ngày càng được nâng lên NHCT chi nhánh Đồng Tháp luôn được xếp đơn vị khá giỏi và xuất sắc của hệ thống Ngân hàng Công Thương Việt Nam Những thành tích đáng kể như Huân chương lao động hạng III do Chủ tịch nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa (CHXHCN) Việt Nam tặng thưởng cho tập thể CBCNV chi nhánh trong sự nghiệp đổi mới năm 2001, Huân chương lao động hạng II năm
2007, Thủ tướng Chính phủ tặng 01 Bằng khen, 01 cờ thi đua, Thống đốc NHNN tặng 06 Bằng khen, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh tặng 12 Bằng khen
về thành tích hoạt động kinh doanh xuất sắc…
Ngày 01/07/1998 Ngân hàng Công thương chi nhánh Đồng Tháp chính thức đi vào hoạt động Mô hình tổ chức thời điểm này NHCT chi nhánh tỉnh phụ thuộc NHCT Việt Nam, gồm có 5 phòng, ban: Phòng Tổ chức Hành chính, Phòng Nghiệp vụ Kinh doanh, Phòng Kế toán Tài chính, Tổ Ngân quỹ
và Tổ Kiểm soát
Đến cuối năm 1993 thành lập thêm 3 Phòng giao dịch: phòng giao dịch
số 1, số 2 trực thuộc NHCT chi nhánh tỉnh và phòng giao dịch số 3 thuộc chi nhánh NHCT thị xã Sa Đéc Đến năm 1994 thành lập phòng giao dịch số 4, trực thuộc NHCT chi nhánh tỉnh Năm 2001 thành lập thêm phòng giao dịch
số 5 trực thuộc NHCT chi nhánh tỉnh
Kể từ ngày 15/07/2006, sau khi NHCT thị xã Sa Đéc được nâng cấp thành chi nhánh cấp 1 phụ thuộc NHCT Việt Nam, mô hình tổ chức NHCT chi nhánh Đồng Tháp có 8 phòng, tổ nghiệp vụ và 6 phòng giao dịch trực thuộc
Cụ thể là: Phòng Tổ chức hành chính, Phòng Khách hàng Doanh nghiệp, Phòng Bán lẻ, Phòng Kế toán, Phòng Quản lý Rủi ro, Phòng Kiểm tra, Phòng Thông tin Điện toán, Phòng Tiền tệ Kho quỹ; các Phòng Giao dịch số 1, số 2,
số 4, số 5, số 6, số 7 và Phòng Giao dịch Tháp Mười
Ngày 14/8/2009 Ngân hàng Công thương chi nhánh Đồng Tháp chính thức chuyển tên và loại hình doanh nghiệp thành Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - chi nhánh Đồng Tháp, tên giao dịch là Vietinbank
Là đơn vị hạch toán phụ thuộc Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, Vietinbank chi nhánh Đồng Tháp thực hiện các chức năng, nhiệm vụ: kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ Ngân hàng và các hoạt động
Trang 27khác ghi trong quy chế tổ chức và hoạt động của Sở giao dịch, chi nhánh Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam
3.1.2 Mục tiêu phát triển của chi nhánh trong năm 2014
Năm 2014, VietinBank Đồng Tháp tiếp tục giữ vững ổn định và tăng trưởng có hiệu quả dựa vào những thế mạnh hiện có của chi nhánh Cụ thể:
- Chi nhánh giữ vững thị phần, tăng trưởng nguồn vốn huy động để đáp ứng nhu cầu của khách hàng đi đôi với việc nâng cao chất lượng tín dụng
- Bên cạnh đó, chi nhánh cũng chú trọng đến việc quảng bá các sản phẩm dịch vụ của VietinBank, nhằm tăng tỷ trọng thu dịch vụ trong tổng nguồn thu, nhất là chú trọng phát triển các sản phẩm thẻ, dịch vụ chuyển tiền, kiều hối và Ngân hàng điện tử
- Về hoạt động cho vay, chi nhánh định hướng tập trung vào phân khúc khách hàng cá nhân Đẩy mạnh đầu tư cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn theo Nghị định số 41//2010/NĐ-CP và Thông Tư 14/2012/TT-NNNN, đồng thời tiếp tục phát huy thế mạnh của tỉnh về cho vay nuôi trồng chế biến xuất khẩu thủy sản, cho vay thu mua tạm trữ, xuất khẩu gạo VietinBank Đồng Tháp sẽ tiếp tục phát huy hơn nữa vai trò chủ đạo của một Ngân hàng thương mại Nhà nước trên địa bàn tỉnh nhà
- Giữ ổn định tổ chức và nhân sự để đảm bảo hoạt động của Ngân hàng
Trang 283.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC
3.2.1 Sơ đồ tổ chức
Nguồn: Phòng tổ chức hành chính - chi nhánh Công Thương Đồng Tháp
Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Công Thương
Việt Nam - Chi Nhánh Đồng Tháp
3.2.2 Chức năng phòng ban
Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Công Thương Đồng Tháp gồm có: Một chi nhánh chính, 7 phòng giao dịch Bộ máy hoạt động của Ngân hàng gồm: 1 Giám đốc, 2 Phó giám đốc, cùng các trưởng, phó phòng
Giám đốc
- Phụ trách chung các hoạt động của ngân hàng và chỉ đạo công tác tổ chức cán bộ, các phòng ban, và công tác chính trị tư tưởng toàn đơn vị Chịu trách nhiệm trước cấp trên về tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh
Phòng Giao dịch
số 2 Giao dịch số 2
Phòng Giao dịch
số 4 Giao dịch số 4
Phòng Giao dịch
số 5 Giao dịch số 5
Phòng Giao dịch
số 6 Giao dịch số 6
Phòng Giao dịch
số 7 Giao dịch số 7
Phòng Giao dịch
Tháp Mười Giao dịch Tháp Mười
Trang 29 Phó giám đốc thường trực
Phụ trách huy động vốn, kinh doanh ngoại tệ và các dịch vụ của ngân hàng Trực tiếp chỉ đạo phòng kế toán, phòng tiền tệ kho quỹ và một số công tác khác do giám đốc phân công Trong thời gian giám đốc đi vắng được ủy quyền điều hành xử lý, giải quyết các công việc phát sinh tại chi nhánh, sau đó báo cáo với giám đốc
Phó giám đốc phụ trách kinh doanh
Trực tiếp chỉ đạo các hoạt động tại phòng nghiệp vụ kinh doanh và các phòng giao dịch trực thuộc, thực hiện một số công tác khác do giám đốc phân công
Phòng tổ chức - hành chính
Có trách nhiệm quản lý, điều động nhân sự tại đơn vị, theo dõi, lưu trữ công văn đến và đi Thực hiện công tác quản trị văn phòng và phục vụ hoạt động kinh doanh tại đơn vị, thực hiện công tác bảo vệ an ninh, an toàn chi nhánh Ngoài ra, còn tham mưu cho ban giám đốc trong việc điều hành hoạt động của chi nhánh, soạn thảo các văn bản về nội quy Quy chế của chi nhánh, xây dựng mục tiêu thi đua…
Phòng khách hàng doanh nghiệp
Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp, để khai thác vốn VNĐ và ngoại tệ, xử lý các nghiệp vụ liên quan đến cho vay, quản lý các sản phẩm cho vay phù hợp với chế độ, quy định hiện hành Ngoài ra còn giữ vai trò tham mưu cho ban giám đốc xây dựng chiến lược hoạt động cho toàn chi nhánh Thực hiện tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, chịu trách nhiệm thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch được giao trong từng thời kỳ
Phòng bán lẻ
Tham mưu cho lãnh đạo chi nhánh trong quản lý, tổ chức hoạt động kinh doanh tại chi nhánh và phòng giao dịch phù hợp với định hướng của Ngân hàng Công Thương trong từng thời kỳ và chế độ, quy định hiện hành của Ngân hàng Công Thương, đồng thời chịu trách nhiệm thực hiện các chỉ tiêu bán lẻ được giao theo quy định của Ngân hàng Công Thương trong từng thời
kỳ
Trang 30 Phòng tiền tệ kho quỹ
Chức năng tham mưu ban lãnh đạo chi nhánh trong công tác quản lý, thực hiện các khoản thu chi tiền mặt trên cơ sở các chứng từ phát sinh, đảm bảo thực hiện các chính sách kịp thời đúng chế độ kho quỹ Phát sinh ngăn chặn tiền giả, xác định đúng tiêu chuẩn lưu thông tiền mặt, chứng từ có giá, tài sản thế chấp Thực hiện các giao dịch thu chi, giải ngân, thu gốc và lãi…
Phòng tổng hợp
Chức năng tham mưu cho ban lãnh đạo chi nhánh trong công tác lập, xây dựng, giao kế hoạch, tổng hợp báo cáo, xử lý nợ có vấn đề tại chi nhánh Nhiệm vụ theo dõi, đôn đốc, đề xuất biện pháp chỉnh sửa, khắc phục, chấn chỉnh sau thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nội bộ nhằm phòng ngừa, hạn chế rủi
ro tại chi nhánh Tham mưu cho ban giám đốc trong nhiều hoạt động kinh doanh tại chi nhánh, phân tích tình hình tài chính, xây dựng chiến lược phát triển hoạt động kinh doanh của chi nhánh
3.3 SẢN PHẨM DỊCH VỤ
- Huy động vốn (nhận tiền gửi của khách hàng)
- Sử dụng vốn (cung cấp tín dụng, đầu tư, hùn vốn liên doanh)
- Các dịch vụ trung gian (thực hiện thanh toán trong và ngoài nước, thực hiện dịch vụ ngân quỹ, chuyển tiền kiều hối và chuyển tiền nhanh, bảo hiểm nhân thọ qua Ngân hàng)
- Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ E-Partner (với dịch vụ này của VietinBank khách hàng có thể sử dụng số tiền có trong tài khoản thẻ
để mua hàng hoặc trả phí tại các website thương mại điện tử có liên kết thanh toán trực tuyến với VietinBank Bên cạnh đó, dịch vụ thanh toán trực tuyến sẽ
hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động bán hàng trực tuyến và rút ngắn quy trình thanh toán, giao nhận hàng hóa, quản lý các phương thức vận chuyển…)
Trang 31- Vay vốn Ngân hàng - Ngân hàng cho vay (cho vay tiêu dùng, sản xuất nông nghiệp, cho vay sản xuất kinh doanh, cho vay đặc thù)
- E - bank (Vietinbank iPay, SMS banking, ví điện tử, mobile bankplus):
+ VietinBank iPay (Internet banking dành cho khách hàng cá nhân) ứng dụng Ngân hàng điện tử cho các thiết bị di động thông minh Chức năng mới giúp cho giao dịch tài chính của khách hàng ngày càng trở nên đơn giản, thuận tiện và linh hoạt hơn trước, bên cạnh các kênh chuyển tiền truyền thống như: tại quầy giao dịch, máy ATM…
+ SMS Banking là gói sản phẩm dịch vụ tiện ích ứng dụng công nghệ hiện đại của VietinBank, cho phép người dùng thực hiện giao dịch tài chính, tra cứu thông tin tài khoản và đăng ký nhận những thông tin mới nhất từ Ngân hàng qua điện thoại di động của mình
+ Ví điện tử là một ví tiền trên điện thoại di động dùng để thay thế tiền mặt, giúp khách hàng thực hiện các giao dịch như: nạp tiền điện thoại, thanh toán hóa đơn, mua hàng trực tuyến và nhiều tiện ích khác
+ Mobile banking là phần mềm hỗ trợ cho dịch vụ SMS banking giúp khách hàng chuyển khoản, thanh toán hóa đơn, nạp tiền ví điện tử, tra cứu thông tin tài khoản thông qua tin nhắn gửi đến tổng đài của VietinBank Phần mềm mobile banking này giúp khách hàng không cần phải nhớ các cú pháp tin nhắn mà phần mềm sẽ tự nhập cú pháp khi khách hàng lựa chọn các tính năng
và nhập một vài dữ liệu để thực hiện gửi tin nhắn
3.4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA VIETINBANK ĐỒNG THÁP
Trong 3 năm qua, mặc dù kinh tế khó khăn nhưng tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh vẫn đạt hiệu quả cao, lợi nhuận tăng trưởng qua các năm Đây là thành công lớn của Ngân hàng Công Thương Việt Nam nói chung
và chi nhánh Đồng Tháp nói riêng Bên cạnh những kết quả đạt được chi nhánh còn gặp không ít khó khăn, áp lực cạnh tranh từ những Ngân hàng thương mại trong và ngoài địa bàn tỉnh ngày càng gay gắt, đặc biệt là cạnh tranh lãi suất để thu hút khách hàng Mặt khác tình hình kinh tế khó khăn cũng gây trở ngại lớn trong việc kinh doanh của chi nhánh Song với định hướng chiến lược của ban giám đốc và sự nỗ lực cố gắng của toàn thể cán bộ nhân viên, chi nhánh đã đạt được những kết quả Cụ thể:
Trang 32Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank Đồng Tháp giai đoạn 2011 - 2013 và 6 tháng đầu năm 2014
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 6 tháng So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012
2011 2012 2013 2013 2014 Số tiền % Số tiền % Tổng doanh thu 726.736 895.530 1.267.616 545.074 630.215 168.794 23,23 372.086 41,55 Tổng chi phí 681.315 835.828 1.188.390 511.008 579.267 154.513 22,68 352.562 42,18 Lợi nhuận trước thuế 45.421 59.702 79.226 34.066 50.948 14.281 31,44 19.524 32,70
Nguồn: Phòng tổ chức hành chính - chi nhánh Công Thương Đồng Tháp, 2011 - 2013, 6 tháng 2014