Một nghiên cứu khác liên quan đến quản lý tài chính trong lĩnh vực KH&CN của tác giả Trần Ngọc Hoa 2012 đã đề cập đến cơ chế tự chủ về ngân sách trong hoạt động nghiên cứu và phát triển
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
-o0o -
TRẦN QUANG HUY
QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TẠI VIỆN VẬT LÝ, VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH
Hà Nội – 2015
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
-
TRẦN QUANG HUY
Quản lý tài chính trong hoạt động Khoa học và công nghệ tại Viện Vật lý,
Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam
Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế
Trang 3MỤC LỤC
Danh mục các chữ viết tắt i
Danh mục bảng biểu ii
Danh mục các hình vẽ iii
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG KH&CN 12
1.1 Khái niệm và đặc điểm của quản lý tài chính trong hoạt động KH&CN 12
1.1.1 Khái niệm quản lý tài chính trong hoạt động KH&CN 12
1.1.2 Đặc điểm quản lý tài chính trong hoạt động KH&CN 16
1.2 Nội dung và vai trò của quản lý tài chính đối với sự phát triển của khoa học và công nghệ 18
1.2.1Nội dung quản lý tài chính trong hoạt động khoa học và công nghệ 18
1.2.2Vai trò của quản lý tài chính trong hoạt động khoa học và công nghệ 19
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Ở VIỆN VẬT LÝ, VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM TỪ NĂM 2005 ĐẾN 2013 23
2.1 Những nhân tố ảnh hưởng tới quản lý tài chính ở Viện Vật lý 23
2.1.1.Chính sách và biện pháp quản lý tài chính đối với hoạt động KH&CN 23
2.1.2 Cơ chế giám sát sử dụng kinh phí hoạt động KH&CN 27
2.2 Khái quát về hoạt động khoa học và công nghệ của Viện Vật lý, Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 28
2.2.1 Lịch sử ra đời và phát triển của Viện Vật lý, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 28
2.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của Viện Vật lý 28
2.2.3 Cơ cấu tổ chức của Viện Vật lý 30
2.2.4 Tình hình hoạt động Khoa học và Công nghệ ở Viện Vật lý 30
2.3 Tình hình quản lý tài chính ở Viện Vật lý 31
2.3.1.Chính sách của Viện Vật lý và tác động của nó tới công tác quản lý tài chính 31
2.3.2 Thực trạng quản lý tài chính ở Viện Vật lý 33
2.4 Đánh giá chung về thực hiện quản lý tài chính trong hoạt động KH&CN của Viện Vật lý 45
2.4.1.Thành tựu về mặt quản lý tài chính trong hoạt động KH&CN 45
2.4.2.Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân 56
Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CHO VIỆN VẬT LÝ, VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM 53
3.1 Bối cảnh mới ảnh hưởng tới hoạt động quản lý tài chính của Viện Vật lý 53
Trang 43.1.1 Yếu tố quốc tế và trong nước ảnh hưởng tới hoạt động của Viện Vật lý
trong hoạt động nghiên cứu khoa học 53
3.1.2 Yếu tố nội tại Viện Vật lý 54
3.1.3 Cơ hội và thách thức trong quản lý tài chính của Viện Vật lý 55
3.2 Một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính cho Viện Vật lý 60
3.2.1 Nhóm giải pháp về cơ chế quản lý tài chính 60
3.2.2 Nhóm giải pháp về con người và tiềm lực 64
KẾT LUẬN 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO 67
Trang 56 KH&CN Khoa học và công nghệ
Trang 62
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
1 Bảng 2.1 Ngân sách Nhà nước đầu tư cho Viện Vật lý từ
3 Bảng 2.3 Kinh phí nghiên cứu cấp cơ sở 40
4 Bảng 2.4 Chi thường xuyên hoạt động bộ máy 41
6 Bảng 2.6 Kinh phí cho đào tạo các năm 2010 đến năm 2013 42
7 Bảng 2.7 Các khoản kinh phí khác năm 2010 đến năm 2013 42
Trang 73
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
1 Hình 1.1 Mô hình vận động của nguồn tài chính
trong nền kinh tế tập trung
16
2 Hình 1.2 Mô hình vận động của nguồn tài chính
trong nền kinh tế thị trường
18
3 Hình 2.1 So sánh giữa nguồn tài chính NSNN và
ngoài NSNN
49
Trang 84
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong khoảng thời gian 10 năm trở về đây (từ năm 2005 đến 2014), Khoa Học và Công Nghệ (KH&CN) Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu
quan trọng, đóng góp thiết thực vào sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm
quốc phòng, an ninh, cải thiện an sinh xã hội và chất lượng cuộc sống, đưa
Việt Nam từ một nước kém phát triển gia nhập nhóm nước có thu nhập trung bình
Hoạt động của các tổ chức KH&CN đã mở rộng từ nghiên cứu - phát
triển đến sản xuất và dịch vụ KH&CN Vốn huy động cho KH&CN từ các
nguồn hợp đồng với khu vực sản xuất - kinh doanh, tín dụng ngân hàng, tài
trợ quốc tế và các nguồn khác, tăng đáng kể nhờ chính sách đa dạng hoá nguồn vốn đầu tư cho KH&CN
Môi trường pháp lý cho hoạt động khoa học và công nghệ nước ta đã
có bước phát triển nhanh chóng với hàng loạt các đạo luật về hoạt động khoa học và công nghệ đã được Quốc hội thông qua từ năm 2000 cho đến nay như: Luật Khoa học và Công nghệ (năm 2000), Luật Sở hữu trí tuệ (2005), Luật
Chuyển giao Công nghệ (năm 2006), Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật (2006), Luật Chất lượng Sản phẩm Hàng hoá (2007), Luật Năng lượng Nguyên tử (2008), Luật Công nghệ cao (2008)
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, hoạt động KH&CNvẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng và vị trí quốc sách hàng đầu, chưa thực sự trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy phát triển kinh
tế - xã hội và khắc phục được tình trạng tụt hậu so với khu vực và thế giới
Theo các nhà khoa học thì chính sách quản lý khoa học công nghệ trong đó
công tác quản lý tài chính mang nặng tính bao cấp chưa theo kịp nền kinh tế
Trang 95
thị trường ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ
Viện Vật lý – Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (gọi tắt
là Viện Vật lý) là đơn vị đi đầu trong một số nghiên cứu phát triển và ứng
dụng, triển khai công nghệ dựa trên các thành tựu nghiên cứu về quang học, quang tử, laser, điện tử, tự động hóa, vật lý hạt nhân và vật liệu tiên tiến…
Các sản phẩm là những thiết bị và công nghệ đã và đang được ứng dụng hiệu quả trong các lĩnh vực Y tế, môi trường, công nghiệp, truyền thông, giáo dục - đào tạo nghề, an ninh-quốc phòng và nghiên cứu khoa học Hàng năm, Viện Vật lý chủ trì tổ chức khoảng 10 lớp học vật lý, hội nghị, hội thảo quốc gia và quốc tế ở Việt Nam (Hội nghị Toàn quốc về Vật lý lý thuyết, Hội nghị Toàn quốc về Quang học Quang phổ, Hội nghị Quốc tế về Quang tử và ứng dụng
(ICPA), Hội nghị Khu vực về khoa học tự nhiên cho học viên trên đại học,
lớp học Vật lý Việt nam, lớp học quang tử và ứng dụng, lớp học vật lý hạt
nhân ) Viện Vật lý là một trong ba đơn vị nghiên cứu khoa học cơ bản có số lượng công trình khoa học được công bố lớn nhất ở Viện Viện Vật lý, trung
bình: 100 bài/năm (bài báo trên tạp chí khoa học quốc tế và quốc gia, kỷ yếu hội nghị quốc tế và quốc gia)
Mặc dù số lượng đề tài, dự án mấy năm gần đây đã nâng lên đáng kể
nhưng chất lượng, hiệu quả của các đề tài, sản phẩm nghiên cứu và ứng dụng công nghệ còn chưa tương xứng với tiềm năng của viện Viện Vật cũng gặp
những khó khăn nhất định trong công tác quản lý tài chính đặc biệt là nguồn vốn đầu tư Không ít nhà quản lý và cán bộ khoa học của viện cho rằng:
“Quản lý tài chính trong hoạt động khoa học và công nghệ còn hạn chế, gây khó khăn cho việc giải trình kinh phí và làm mất nhiều thời gian trong việc
hoàn tất các giấy tờ theo đúng quy định.”
Trang 106
Điều này đòi hỏi cần nghiên cứu thấu đáo những vấn đề sau: Thực trạng quản lý tài chính trong hoạt động KH&CN ở Viện Vật lý thời gian qua
đã đạt được những thành công và còn tồn tại những hạn chế gì? Viện cần có
giải pháp gì để cải thiện quản lý tài chính qua đó thúc đẩy hoạt động KH&CN? Việc tìm giải đáp cho các câu hỏi này có ý nghĩa rất quan trọng,
góp phần làm giảm bớt những vướng mắc, rào cản trong hoạt động KH&CN
Bổ sung về mặt lý luận và đưa ra một số giải pháp trong đổi mới công tác
quản lý tài chính cho Viện Vật lý, tạo điều kiện cho các nhà khoa học của
viện phát huy khả năng sáng tạo, giảm bớt phức tạp trong công tác quản lý về
mặt tài chính Đây chính là lý do để tác giả chọn đề tài " Quản lý tài chính
trong hoạt động Khoa học và công nghệ tại Viện Vật lý, Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam " làm đề tài luận văn Thạc sỹ của mình
2 Tình hình nghiên cứu
Đã có rất nhiều những nghiên cứu của các nhà quản lý, các nhà khoa học, nhằm đóng góp, xây dựng một cơ chế quản lý tài chính KH&CNmới phù hợp với sự phát triển của đất nước Các đề tài đều xoay quanh vấn đề về chính sách quản lý tài chính cho hoạt động khoa học và công nghệ như nghiên cứu
của TS Đinh Thị Nga, Đổi mới cơ chế quản lý chi tiêu ngân sách nhà nước
cho khoa học và công nghệ, Tạp chí Khoa học công nghệ Việt Nam, số
14/2013 Trong nghiên cứu này, tác giả đã nêu lên những bất cập trong quản
lý chi ngân sách nhà nước cho hoạt động khoa học và công nghệ trong đó có
đề cập đến những hạn chế của công tác lập ngân sách đầu tư, phân bổ ngân
sách và thanh quyết toán ngân sách Trên cơ sở đó, tác giả đã đưa ra các khuyến nghị đổi mới cơ chế quản lý chi ngân sách nhằm thúc đẩy phát triển
KH&CNcho các nhà trường, doanh nghiệp, viện nghiên cứu Các giải pháp
này xoay quanh bài toán thị trường KH&CNnhìn chung phù hợp với các tổ
chức nghiên cứu sản xuất những sản phẩm có thị trường còn đối với các viện
Trang 11trạng của tài chính cho KH&CN gồm: Thứœ nhất, tỷ lệ đầu tư từ ngân sách nhà nướœc cho hoa ́•t đô ́•ng KH &CN cóžn thấp váž viê ́•c phân bốŸ nguồn kinh phíœ nážy
cho cáœc nhiê ́•m vụ của ngành KH&CN cóžn chưa hớ•p lýœ; Thứœ hai, viê ́•c quáŸn lýœ, phân bốŸ sứŸ du ́•ng kinh phíœ sứ• nghiê ́•p KH &CN co ́žn dážn tráŸi lážm cho hiê ́•u qu០sứŸ du ́•ng vốn chưa cao ; Thứœ ba, thanh quyết toáœn kinh phíœ sứ• nghiê ́•p KH &CN còn nhiều bất cập
Bài báo “Cơ chế tài chính cho hoạt động khoa học công nghệ ở Việt Nam:
Một số hạn chế và giải pháp hoàn thiện” cúŸa Nguyế¡n Hồng Sơn (2012) chỉ ra
mô ́•t số ha ́•n chế cúŸa cơ chế táži chíœnh hiê ́•n hážnh c ho KH&CN gồm: cơ chế huy
đô ́•ng, cơ chế phân bốŸ váž vấn đề sứŸ du ́•ng nguồn lứ•c táži chíœnh Tác giả đã đưa
ra mô ́•t số giáŸi pháœp hoážn thiê ́•n cơ chế táži chíœnh cho cáœc hoa ́•t đô ́•ng KH &CN theo 2 hướœng láž : tái cấu trúc lĩnh vực đầu tư c ông, và duy trì các khuyến khích hiện tại đối với việc nâng cao quyền tự chủ , tư ́• chi ́•u tráœch nhiê ́•m Bài viết đá¡ phân tích khá rõ nét thực trạng cơ chế quản lý tài chính trong hoạt
động khoa học công nghệ ở nước ta hiế•n nay đồng thời cũng đóng góp một số giải pháp nhằm tăng hiệu quả trong quản lý cũng như trong hoạt động nghiên cứu Tuy nhiên, đó là những giải pháp mang tính vĩ mô mà tác giả muốn hướng tới một cơ chế chung
Nghiên cứu của Trần Xuân Trí, ”Quản lý, cấp phát, thanh toán kinh phí
sự nghiệp khoa học giai đoạn 2001-2005, những bất cập và kiến nghị”(2006)
Trang 128
đã cho thấy:Việc phân bổ và giao dự toán chi ngân sách cho từng đề tài, dự án nghiên cứu khoa học và công nghệ đến các đơn vị được giao nhiệm vụ chủ trì thực hiện thường rất chậm gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng và hiệu quả của công tác nghiên cứu, việc quản lý sử dụng kinh phí theo đó cũng đạt được hiệu quả thấp Từ đó, tác giả đã đề ra những giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài chính như: các giải pháp phân bổ, giao dự toán, thanh quyết toán
và cơ chế tự chủ trong hoạt động Khoa học và Công nghệ Mặc dù các giải
pháp đưa ra này tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động quản lý tài chính cho các tổ chức nghiên cứu nhưng việc các tổ chức này đưa ra các chính sách sao cho phù hợp với các luật ban hành thì chưa được đề cập đến
Tác giả Bùi Thiên Sơn, tổng quan về định hướng chi tiêu nguồn tài chính
cho quá trình phát triển khoa học và công nghệ quốc gia đến năm 2020 và
một số khuyến nghị, tạp chí nghiên cứu chính sách khoa học và công nghệ, số
17, 2010 Trong nội dung này, tác giả nhận định “công tác tài chính có vai trò quan trọng để tạo đột phá cho phát triển Khoa học và công nghệ quốc gia“
Những đánh giá cụ thể về mặt thu và chi ngân sách cho hoạt động khoa học
và công nghệ giai đoạn 2010 còn nhiều bất cập Tác giả đã chỉ ra một số thực trạng trong quản lý tài chính và có dẫn chứng bằng số liệu điều tra “năm
2008, có nhiều nơi các nhà khoa học mất đến 60% quỹ thời gian nghiên cứu
để giải trình thuyết minh và giải ngân kinh phí đề tài đã được phê duyệt" Điều này cho thấy chính sách quản lý tài chính trong hoạt động khoa học và công nghệ còn nhiều hạn chế, cần có các giải pháp phù hợp hơn cho sự phát triển Khoa học và Công nghệ
Bài „Vấn đề đầu tư vàC vốn cho khoa hòD c vàC công nghềD ờE nườFc ta’ của Nguyế¡n Mâ ́•u Trungđá¡ tốŸng kết la ́•i cáœc nguồn vốn cơ báŸn tứž NSNN cho
KH&CN, thứ•c tra ́•ng sứŸ du ́•ng vốn tứž NSNN, mô ́•t số cơ chế ta ́•o vồn đầu tư cho KH&CN trong cáœc doanh ngh iê ́•p váž nêu ra mố•t số giáŸi pháœp đếŸ tăng cướžng
Trang 139
hiê ́•u qu០hoa ́•t đô ́•ng KH&CN… Bài viết đã đưa một số trường hợp cu ́• thếŸ như: ngân sáœch nháž nướœc bố tríœ cho KH &CN 2% tô ́Ÿng chi ngân sáœch , nhưng viê ́•c phân bốŸ tồn ta ́•i nhiều bất câ ́•p , ách tắc dấ¡n đến týŸ lê ́• thứ•c chi cho KH &CN thấp, viê ́•c giáŸi ngân châ ́•m , thâ ́•m tríœ tồn không tiêu hết ; Hoạt động KH &CN vấ¡n hížnh thứœc váž không hiê ́•u quáŸ, vớœi trên 1200 tốŸ chứœc KH&CN, nhưng cáœc tốŸ chứœc KH &CNvà các nhà khoa học chủ yếu nghiê n cứœu KH &CN theo sứ•chỉ đạo của nhà nước, dùng kinh phí của nhà nước và nộp sản phẩm cho nhà nướœc đếŸ hướŸng tiền lương , tiề n công; Bên ca ́•nh đóœ nháž nướœc cho phéœp hížnh thành các quỹ để hỗ trợ đầu tư cho KH&CN, ưu đá¡i về thuế đối vớœi hoa ́•t đô ́•ng KH&CN; ra chúŸ trương chuyếŸn đốŸi về tốŸ chứœc váž hoa ́•t đô ́•ng trong KH &CN (theo nghi ́• đi ́•nh 115/2005/NĐ-CP).Nguyễn Mậu Trung đá¡ đề xuất môt số giải phápsau: nâng cao nhâ ́•n thứœc cho toážn dân ; Có quy chế phân bổ và sử d ụng đúœng đúŸ váž triê ́•t đếŸ kinh phíœ đướ•c phân bốŸ ; có chính sách khuyến khích chuyếŸn đốŸi cáœc tốŸ chứœc KH &CN sang tứ• chúŸ, tư ́• chi ́•u tráœch nhiê ́•m ; MớŸ rô ́•ng
xã hội hóa thu hút các nguồn vốn ngoài ngân sách cho hoạt động KH &CN; tốŸ chứœc kiếŸm điếŸm thứ•c hiê ́•n nghi ́• quyết TW 2 và kết quả thực hiện luật KH&CN
cũng như các văn bản khác liên quan
Một nghiên cứu khác liên quan đến quản lý tài chính trong lĩnh vực KH&CN của tác giả Trần Ngọc Hoa (2012) đã đề cập đến cơ chế tự chủ về ngân sách trong hoạt động nghiên cứu và phát triển tự chủ của tổ chức KH&CN về vấn đề tài chính chỉ là một nội dung đó, do vậy nghiên cứu mới chỉ đề cập đến một khía cạnh trong công tác quản lý và sử dụng nguồn ngân sách của Nhà nước trong các tổ chức R&D Bài báo chưa nêu ra được những vấn đề về nguồn vốn đầu tư cho KH&CN và các thủ tục gây khó khăn cho các nhà khoa học
Ngoài ra, vấn đề cơ chế tài chính cho KH&CN nói chung còn được đề cập tới trong một số công trình, bài viết khác như: Kỷ yếu Hội thảo khoa học
Trang 1410
Tài chính với việc phát triển khoa học - công nghệ, của Học viện Tài chính,
Hà Nội 3/2003; Đổi mới quản lý tài chính từ ngân sách Nhà nước đối với
hoạt động khoa học và công nghệ, Mai Ngọc Cường, Kỷ yếu Hội thảo khoa
học do Kiểm toán Nhà nước - Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức, Hà Nội,
tháng 8/2006; Về cơ chế quản lý tài chính chương trình KH&CN trọng điểm
cấp nhà nước giai đoạn 5 năm 2001-2005, Nguyễn Trường Giang, Tạp chí
Kiểm toán, số tháng 9/2006; Thông tư liên tịch số
93/2006/TTL/BTC-BKHCN: Tự chủ hơn trong việc sử dụng dự toán kinh phí của đề tài, dự án
Nguyễn Minh Hoà, Tạp chí Hoạt động khoa học, số tháng 11/2006, Chi cho
KH&CN: Hiệu quả khó "đong đếm" Minh Nguyệt T/c Hoạt động khoa học,
số tháng 9/2006; Nghiên cứu hình thành và cơ chế hoạt động của hệ thống
các quỹ hỗ trợ tài chính cho hoạt động khoa học và công nghệ ở Việt Nam,
Nguyễn Danh Sơn, Đề tài nghiên cứu cấp Bộ; Đổi mới chính sách tài chính
đối với KH&CN, Nguyễn Thị Anh Thư, T/c Hoạt động khoa học, số tháng
3/2006; Quản lý, cấp phát, thanh toán kinh phí sự nghiệp khoa học giai đoạn
2001-2005, những bất cập và kiến nghị, Trần Xuân Trí, Tạp chí Kiểm toán,
tháng 9/2006;
Phần lớn các nghiên cứu trên đã nêu lên được những thực trạng về quản lý tài chính hiện nay Có những nghiên cứu khá tổng quan nhằm đóng góp cho cơ chế hiện hành, có những bài viết rất cụ thể chi tiết về quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ Tuy nhiên, chưa có một công trình nào nghiên cứu cụ thể về quản lý tài chính tại một đơn vị sự nghiệp có những đặc thù riêng như Viện Vật lý Do đó, việc áp dụng các giải pháp này đối với Viện Vật lý - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cần
được nghiên cứu kỹ sao cho phù hợp với đặc thù của tổ chức này
Vì vậy, việc bổ sung và phát triển những vấn đề còn chưa nghiên cứu
hoặc nghiên cứu mới ở mức độ bước đầu về thực trạng quản lý tài chính trong
Trang 153 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
Nghiên cứu thực trạng quản lý tài chính Viện Vật lý - Viện Hàn Lâm
Khoa học và Công nghệ Việt Nam để phát hiện những vấn đề bất cập và nguyên nhân khiến cho công tác quản lý tài chính trở nên phức tạp, gây khó
khăn cho các nhà khoa học trong hoạt động KH&CN, trên cơ sở đó đề xuất
một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính trong hoạt động KH&CNcủa Viện Vật lý Mục tiệu cụ thể:
+ Tìm hiểu về cơ sở lý luận và thực tiễn của quản lý tài chính trong
hoạt động KH&CN
+ Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý tài chính Viện Vật lý - Viện
Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
+ Đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện quản lý tài chính trong hoạt động KH&CNcủa Viện Vật lý - Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn: quản lý tài chính đối với hoạt
động KH&CNcủa Viện Vật lý - Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
- Về nội dung nghiên cứu: Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng quản lý tài chính trong hoạt động KH&CN của Viện Vật lý - Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam giai đoạn từ năm 2010 đến 2013 Đây
là khoảng thời gian sau khi nước ta có nhiều sửa đổi, bổ sung các luật và các
cơ chế quản lý liên quan đến tài chính trong hoạt động khoa học và công
Trang 1612
nghệ Đề xuất các giải pháp cải thiện quản lý tài chính đối với hoạt động KH&CNcủa Viện Vật lý - Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
- Về không gian: Nghiên cứu tại Viện Vật lý, Viện Hàn lâm Khoa học
và Công nghệ Việt Nam
- Về thời gian: Nghiên cứu dữ liệu thứ cấp,đánh giá thực trạng tình hình quản lý tài chính qua các năm 2010-2013
5 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Bên cạnh các phương pháp nghiên cứu truyền thống như phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, thống kê, luận văn còn sử dụng phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: luận văn có trích dẫn từ các văn bản luật, nghị định, thông tư , kế thừa lý thuyết và các kết quả của các tác giả đã nghiên cứu, các cơ sở lý luận liên quan về thực trạng quản lý tài chính trong hoạt động KH&CN ở Việt Nam và tại Viện Vật lý - Viện Hàn Lâm Khoa học
và Công nghệ Việt Nam
Phương pháp phân tích: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới công tác
quản lý nhân lực trong doanh nghiệp Phân tích các báo cáo về thực trạng nguồn nhân lực tại doanh nghiệp để từ đó tìm ra điểm mạnh và điểm yếu trong công tác quản lý, từ đó đưa ra giải pháp
Phương pháp so sánh: Dựa trên các số liệu thống kê giai đoạn
2010-2013 để so sánh đổi chiếu tìm ra sự thay đổi trong công tác quản lý theo từng thời kỳ
Phương pháp thống kê: Đây cũng là phương pháp được sử dụng trong một số chương Dựa vào các số liệu, chỉ tiêu đề ra trong các năm để từ đó rút
ra được thực trạng quản lý của doanh nghiệp hiện nay
Trang 1713
Bên cạnh đó, đề tài cũng vận dụng kết quả nghiên cứu của các công
trình khoa học liên quan để làm phong phú và sâu sắc hơn các cơ sở khoa học
và thực tiễn của đề tài
Quy trình nghiên cứu
Bước 1: Để thực hiện được mục tiêu của đề tài tiến hành nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề
Bước 2: Thu thập dữ liệu thứ cấp từ Phòng Tài chính kế toán của Viện Vật lý, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cung cấp
Bước 3: Xử lý dữ liệu thu thập được, từ đó đánh giá thực trạng quản lý tài
chính trong hoạt động khoa học và công nghệ của Viện
Bước 4: Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý tài chính trong hoạt động khoa học và công nghệ của Viện
6 Dự kiến đóng góp của đề tài nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu công tác quản lý tài chính trong hoạt động khoa
học và công nghệ của Viện Vật lý, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ
Việt Nam Dựa vào các dữ liệu về tài chính qua các năm, tác giả đã phân tích thực trạng, tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng tới hiệu quả công tác quản lý tài
chính Trên cơ sở đó, tác giả đã đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm hoàn
thiện công tác quản lý tài chính, góp phần nâng cao hiệu quả trong hoạt động nghiên cứu khoa học tại Viện Vật lý
- Đưa ra được giải pháp huy động nguồn tài chính ngoài ngân sách Nhà nước cho Viện Vật lý
- Xây dựng được mô hình sản phẩm chiến lược cho Viện trong việc thương mại hóa các sản phẩm vốn là thế mạnh của Viện
- Đóng góp một số giải pháp thay đổi cơ chế giao-nhận đề tài nghiên
cứu
Trang 1814
- Đề xuất giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản
lý hành chính
7 Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm có 3 nội dung chính:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý tài chính trong hoạt động
Khoa học và Công nghệ
Chương 2: Thực trạng quản lý tài chính trong hoạt động Khoa học và Công
nghệ ở Viện Vật lý - Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Namtừ
2010 đến năm 2013
Chương 3: Giải pháp cải thiện quản lý tài chính cho Viện Vật lý - Viện Hàn
Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Namtrong thời gian tới
Trang 191.1.1 Khái niệm quản lý tài chính
Quản lý tài chính là quá trình mà chủ thể quản lý, thông qua
việc sử dụng có chủ định các phương pháp và các công cụ quản lý, tác động
và điều khiển hoạt động tài chính nhằm đạt được các mục tiêu đã định
Quản lý tài chính trong hoạt động KH&CN là tổng thể các biện
pháp, các hình thức tổ chức quản lý quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các nguồn tài chính cho hoạt động KH&CN trong các tốŸ chứœc KH&CN
Trong đó, chủ thể quản lý cao nhất là Nhà nước, tiếp theo là các cơ quan nhà nước được Nhà nước giao nhiệm vụ thực hiện các hoạt động tạo lập
và sử dụng các quỹ tiền tệ của Nhà nước Các cơ quan được giao chức năng, nhiệm vụ trực tiếp quản lý tài chính thông thường là bộ máy tài chính trong hệ thống các cơ quan nhà nước
Quản lý tài chính đối với nhiệm vụ KH&CN được thể hiện qua các nội dung sau: Lập dự toán, thẩm định, phê duyệt dự toán, giao dự toán, cấp kinh phí, kiểm tra, quyết toán kinh phí
1.1.2 Đặc điểm quản lý tài chính trong hoạt động Khoa học và Công nghệ
Quản lý tài chính cho hoạt động KH&CN là những biện pháp, hình
thức tổ chức quản lý việc tạo lập, phân phối và sử dụng nguồn tài chính cho hoạt động KH&CN Vì thế, nó thể hiện quan hệ phân phối lợi ích giữa nhà
nước với ngành KH&CN, giữa ngành với các đơn vị hoạt động trong ngành, giữa các đơn vị hoạt động trong ngành với nhau, cũng như giữa các nhà nghiên cứu khoa học với các đơn vị mà họ hoạt động Do phải giải quyết các
Trang 2016
mối quan hệ lợi ích nên cơ chế tài chính nói chung, cơ chế tài chính cho hoạt động KH&CN nói riêng rất nhạy cảm Nó liên quan đến phân phối nguồn vốn của xã hội Việc phân phối đúng sẽ thúc đẩy nền kinh tế nói chung, hoạt động KH&CN nói riêng phát triển và ngược lại
Đặc điểm quản lý tài chính trong hoạt động KH&CN được thể hiện trên những khía cạnh chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, cơ chế tài chính phản ảnh mối quan hệ tài chính giữa tổ chức nghiên cứu với Nhà nước Nghiên cứu khoa học là hoạt động trí tuệ
được tiến hành một cách rất đa dạng Về cơ bản, các đề tài nghiên cứu có thể
do một cá nhân hoặc một tập thể các nhà khoa học thức hiện Mặc dù như
vậy, sản phẩm nghiên cứu cũng do một tổ chức đặt hàng hoặc nhận đặt hàng để
tổ chức triển khai nghiên cứu Với đặc điểm này, ở nước ta hiện nay, tổ chức đặt hàng thường là Nhà nước Các kết quả nghiên cứu thường không có thị trường, một phần rất nhỏ trong đó được các công ty tư nhân đặt hàng dưới dạng các hợp đồng KHCN
Tổ chức nghiên cứu, triển khai, dịch vụ khoa học đó có thể là một
viện nghiên cứu khoa học, một trung tâm nghiên cứu triển khai ứng dụng
hoặc dịch vụ khoa học, hoặc một trường đại học đứng ra để tổ chức thực
hiện đề tài Trong thuật ngữ hiện hành ở nước ta gọi đó là cơ quan chủ trì
đề tài Thông qua cơ quan chủ trì đề tài, các nhà nghiên cứu nhận công trình nghiên cứu, triển khai thực hiện và được nghiệm thu, đánh giá, đưa
vào ứng dụng trong thực tiễn
Nhà nước phải bảo đảm sự phát triển ổn định, liên tục cho nghiên cứu
cơ bản trong các lĩnh vực khoa học, nhất là một số lĩnh vực khoa học đặc thù; đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng trong các lĩnh vực KH&CN, chú trọng phát triển công nghệ, nhất là công nghệ cao, công nghệ mới; Phải đẩy mạnh ứng dụng kết quả hoạt động KH&CN; phát triển dịch vụ KH&CN; xây dựng và
Trang 2117
phát triển thị trường KH&CN; khuyến khích hoạt động sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, phổ biến tri thức KH&CNvà kinh nghiệm thực tiễn, tạo điều kiện thuận lợi cho các hội KH&CN thực hiện tốt trách nhiệm
của mình
Các tổ chức nghiên cứu, triển khai, ứng dụng, dịch vụ khoa học như các viện, các trung tâm nghiên cứu , hoạt động theo luật định để phát triển KH&CN, phổ biến kiến thức, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng
nhân tài về KH&CN; phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản
xuất, ứng dụng các thành tựu KH&CNvào việc phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh Tổ chức, động viên các thành viên tham gia tư vấn, phản biện, giám định xã hội và tiến hành các hoạt động KH&CN
Đối với các nhà khoa học, nhiệm vụ của họ là phải cung cấp được những sản phẩm nghiên cứu có chất lượng Sản phẩm nghiên cứu của họ đáp ứng nhu cầu của sự phát triển nhà trường, của dân cư, của các doanh nghiệp và của nhà nước thì công trình đó được ứng dụng trong thực tiễn, nhiệm vụ của họ hoàn thành, họ được trả chi phí cho các sản phẩm nghiên cứu và ngược lại
Thứ hai nguồn tài chính cho hoạt động KH&CN trong các tổ chức
nghiên cứu khoa học chủ yếu từ NSNN
Để cho KH&CN phát triển, cần thiết phải có sự đầu tư nguồn lực, kể từ con người, đến cơ sở, và suy đến cùng là nguồn tài chính cho lĩnh vực này
hoạt động Nguồn lực này được hình thành từ nhà nước, các doanh nghiệp,
các cơ quan, tổ chức xã hội, là nguồn ngân sách của nhà nước Trong những giai đoạn phát triển nhất định, nguồn tài chính đầu tư cho KH&CN càng lớn
sẽ phản ánh tầm quan trọng, sự đóng góp to lớn và của các tổ chức nghiên cứu đối với sự phát triển của đất nước
- Nguồn tài chính từ ngân sách nhà nước cho hoạt động KH&CN.Đầu
tư tài chính từ NSNN cho KH&CN là quá trình phân phối sử dụng một phần
Trang 2218
vốn NSNN để duy trì, phát triển hoạt động KH&CN theo nguyên tắc không
hoàn trả trực tiếp Đây chính là thực hiện sự phân bổ nguồn tài chính của nhà
nước cho hoạt động KH&CN Nguồn đầu tư này có những đặc điểm sau đây:
+ Nguồn tài chính từ NSNN đầu tư cho hoạt động KH&CN không chỉ
đơn thuần là cung cấp tiềm lực tài chính nhằm duy trì, củng cố các hoạt động
KH&CN mà còn có tác dụng định hướng điều chỉnh các hoạt động nghiên
cứu phát triển KH&CN theo đường lối chủ trương của Nhà nước
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường thì nguồn tài chính đầu tư cho
hoạt động KH&CN rất đa dạng Ở các nước có nền kinh tế thị trường, nguồn
tài chính đầu tư cho nghiên cứu khoa học được hình thành từ ngân sách nhà
nước, các doanh nghiệp, từ bản thân cơ sở nghiên cứu, từ các tổ chức xã hội
và từ sự tài trợ của các tổ chức quốc tế Tỷ phần trong các nguồn tài chính cho
khoa học ở mỗi nước có sự khác nhau, song nhìn chung, các nước đều có chính sách đầu tư từ ngân sách nhà nước cho các cơ sở nghiên cứu khoa học,
các trường đại học để tạo nguồn đầu tư tài chính cho hoạt động KH&CN
+ Nguồn tài chính từ NSNN phục vụ cho các hoạt động KH&CN trong
các lĩnh vực trọng điểm, ưu tiên thực hiện nhiệm vụ nâng cao lợi ích xã hội;
Thực hiện nghiên cứu cơ bản có định hướng trong các lĩnh vực khoa học; Duy
trì và phát triển tiềm lực KH&CN; Cấp cho các quỹ phát triển KH&CN của nhà nước; Xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, đầu tư chiều sâu cho các tổ chức nghiên cứu và phát triển của nhà nước; Trợ giúp cho các doanh nghiệp thực hiện nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ thuộc lĩnh vực ưu tiên trọng điểm
Thứ ba, tổ chức phân phối sử dụng và sự vận động của nguồn tài
chính cho hoạt động KH&CNtrong các tổ chức nghiên cứu do đặc điểm của cơ chế kinh tế quyết định
Tuỳ thuộc vào từng cơ chế kinh tế, việc tổ chức phân phối, sử dụng và
sự vận động của nguồn tài chính cũng có sự khác nhau
Trang 2319
Trong điều kiện nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, nguồn tài chính cho hoạt động KH&CN chủ yếu là nguồn từ NSNN Các nguồn tài chính khác đều được tập trung vào NSNN và sau đó được phân phối theo một kế hoạch thống nhất Vì vậy, sự vận động của nguồn tài chính cho hoạt động KH&CN sẽ đi từ Nhà nước tới các đơn vị nghiên cứu và các đơn vịnghiên cứu giao vốn cho các nhà khoa học trên cơ sở các nhiệm vụ đã được các đơn vị KH&CN giao
Về bản chất, ta có thể gọi đây là mô hình vận động nguồn tài chính hai nhân tố: Người đặt hàng và các đơn vị nghiên cứu Để mô hình hoá quá trình vận động của vốn theo mô hình này, chúng ta xem hình 1.1
Hình 1.1: Mô hình vận động của nguồn tài chính trong nền kinh tế tập trung
Ở đây, cả người đặt hàng và người nghiên cứu đều thuộc khu vực nhà nước Nguồn tài chính cho hoạt động KH&CN trong cơ chế này là từ NSNN Người làm công tác nghiên cứu cũng thuộc nhà nước Từ NSNN nguồn tài chính sẽ đưa đến các tổ chức nghiên cứu khoa học, với tư cách là cơ quan chủ trì các đề tài, dự án Trên cơ sở kế hoạch nghiên cứu được phê duyệt, các tổ
Từ Ngân sách nhà nước
Các
Tổ chức nghiên cứu khoa học Các nhà
khoa học
Trang 2420
chức nghiên cứu khoa học ký hợp đồng với các nhà khoa học để nghiên cứu
đề tài Khi kết thúc hợp đồng, các cơ quan chủ trì nghiệm thu đề tài và bàn
giao kết quả nghiên cứu cho người đặt hàng (thường là Nhà nước)
Trong điều kiện kinh tế thị trường, nguồn tài chính cho KH&CN có
mô hình vận động khác Do nguồn tài chính cho KH&CN được hình thành từ nhiều nguồn, từ NSNN, từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước, từ các tổ
chức quốc tế, từ các tổ chức xã hội và từ các cá nhân trong và ngoài nước;
Đồng thời, trong cơ chế thị trường phạm vi người nghiên cứu cũng rộng hơn, không chỉ là các tổ chức nghiên cứu khoa học, đơn vị thuộc kinh tế nhà nước,
mà người nghiên cứu còn thuộc nhiều thành phần kinh tế, không chỉ là các
đơn vị thuộc sở hữu nhà nước mà còn là những đơn vị ngoài sở hữu nhà nước; không chỉ là đơn vị nghiên cứu mà còn cá nhân nhà khoa học
Như vậy, nguồn tài chính cho hoạt động KH&CN có thể đi từ Nhà nước, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, các cá nhân, các tổ chức nước
ngoài tới các tổ chức nghiên cứu khoa học, rồi sau đó đến các nhà nghiên cứu, nhưng cũng có thể vận động trực tiếp từ nhà nước, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội hoặc cá nhân, các tổ chức nước ngoài có nhu cầu sản phẩm khoa học đặt hàng, cấp tài chính và nhà khoa học thanh toán hợp đồng trực tiếp với người đặt hàng Do đó, sự vận động của nguồn tài chính cho KH&CN cũng rộng hơn (xem hình 1.2)
Trang 251.2.1 Nội dung quản lý tài chính trong hoạt động khoa học và công nghệ
Với bản chất và các chức năng của tài chính , quản lý tài chính là một phạm trù rất rộng , bao gồm nhiều cấp độ khác nhau Trên phạm vi quốc gia , quản lý tài chính bao gồm các chính sách và các hìn h thức tổ chức quản lý quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng vốn, quản lý tài chính đối với các doanh nghiệp, đối với NSNN, đối với hộ gia đình, đối với hoạt động tài chính đối ngoại Các phân hệ chính sách tài chính có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Đồng thời, mỗi phân hệ này cũng mang tính độc lập tương đối, thực hiện mục tiêu của mình bằng các giải pháp và công cụ thích hợp
Trong hoạt động KH&CN, quản lý tài chính cũng được hình thành từ nhiều bộ phận cấu thành và mỗi bộ phận có vị trí vai trò nhất định của nó Nhưng tổng thể quáŸn lýœ tài chính đảm bảo nguồn tài chính cho lĩnh vực
- Từ nguồn nhà nước -Từ doanh nghiệp -Từ các tổ chức xã hội,
cá nhân
- Tổ chức nước ngoài
Các tổ chức nghiên cứu khoa học Các nhà
khoa học
Trang 2622
KH&CN hoạt động và nhà nước có thể điều tiết hoạt động của lĩnh vực này
phục vụ mục tiêu điều tiết vĩ mô trong mỗi thời kỳ
Quản lý tài chính trong hoạt động KH&CN gồm có những nội dung
cụ thể sau:
Lập kế hoạch thu, chi về tài chính bao gồm: các nguồn thu, chi tiêu thường xuyên, quản lý hành chính, mua sắm, sửa chữa, chi cho các đề tài, dự án, xây dựng cơ bản,
Hàng năm, nhà nước xây dựng kế hoạch ngân sách cho hoạt động KH&CN Kế hoạch này dựa trên hai căn cứ Một mặt, chỉ tiêu nghiên cứu,
triển khai trong năm, các nhu cầu đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, sửa chữa bổ sung tài sản cố định, nhu cầu phát triển hoạt động nghiên cứu, nhu
cầu đầu tư về chiều sâu và nhu cầu đầu tư khác của các cơ sở nghiên cứu; mặt khác là dựa vào khả năng của NSNN Trên cơ sở khả năng ngân sách, nhà
nước phê duyệt ngân sách cấp cho hoạt động nghiên cứu
Điều hành thực hiện: Cấp phát kinh phí và thực hiện các
khoản chi tiêu kịp thời theo kế hoạch đảm bảo hoạt động thường xuyên của
đơn vị Giám sát việc chi tiêu cho các bộ phận đúng chế độ, đúng mục đích và
1.2.2 Vai trò của quản lý tài chính trong hoạt động KH&CN
Trong các cơ chế, chính sách để thúc đẩy sự phát triển KH&CN, hệ thống cơ chế, chính sách tài chính có vai trò đặc biệt quan trọng Trong thời
gian qua, cùng với việc hoàn thiện các cơ chế chính sách chung về phát triển KH&CN, các cơ chế tài chính để thúc đẩy đầu tư và tăng cường hiệu quả
Trang 2723
phân bổ, sử dụng nguồn lực tài chính cho KH&CN cũng liên tục được đổi mới Nguồn lực tài chính đầu tư cho KH&CN được tăng cường, đặc biệt là nguồn từ ngân sách nhà nước Cùng với đó, đã hình thành được một số cơ chế
để thu hút, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đầu tư phát triển KH&CN
Cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước là toàn bộ các chính sách, chế
độ chi tài chính thống nhất trong các cơ quan nhà nước mà các tổ chức nghiên cứu phải tuân thủ Trong cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước, các công cụ
về định mức chi tiêu, danh mục được phép chi tiêu, quy trình xét duyệt và cấp ngân sách, phân cấp quản lý chi tài chính công có vai trò quan trọng Thông qua cơ chế quản lý tài chính, Nhà nước kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng các nguồn lực tài chính công trong các tổ chức nghiên cứu.[19]
1.2.2.1 Điều tiết việc sử dụng ngân sách nhà nước trong hoạt động Khoa học và Công nghệ
Cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước có tác động đến chương trình chi tiêu ngân sách quốc gia, ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện các chương trình, mục tiêu quốc gia về hoạt động KH&CN Vì vậy, cơ chế tài chính đó nếu được thiết lập phù hợp, hiệu quả sẽ đảm bảo cung ứng đủ nguồn kinh phí cho hoạt động chuyên môn, tránh được thất thoát, lãng phí các nguồn lực tài chính, đảm bảo phát huy tối đa hiệu quả, tạo tiền đề vật chất cho việc thực hiện tốt các chương trình quốc gia trong hoá•t đô ́•ng KH &CN Ngược lại, nếu
cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước không phù hợp sẽ làm cho các chương trình được thực hiện không đem lá•i hiê ́•u qu០như mong muốn , thậm chí làm cho nguồn vốn đầu tư của nhà nước cho các hoạt động này không hiệu quả , gây thiê ́•t ha ́•i lớœn cho ngân sáœch cúŸa Nháž nướœc
Cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước đóng vai trò như một cán cân thanh toáœn, đảm bảo sự công bằng, hợp lý trong việc tạo lập và sử dụng các
Trang 2824
nguồn lực tài chính giữa các lĩnh vực vớœi hoa ́•t đô ́•ng KH &CN Nhờ đó, các ĐVSN dù hoạt động ở đâu, lĩnh vực nào cũng được quan tâm, tạo điều kiện phát triển tương xứng với yêu cầu của xã hội đối với lĩnh vực đó và tiềm lực kinh tế của quốc gia đó.[18]
1.2.2.2 Thúc đẩy sự phát triển của khoa học và công nghệ
- Quản lý tài chính trong hoạt động KH&CN làm tăng hiệu quả sử dụng vốn đầu tư Điều chỉnh phân bổ ngân sách nhà nước cho hoạt động khoa học
và công nghệ theo hướng căn cứ vào kết quả, hiệu quả sử dụng kinh phí khoa học và công nghệ của bộ, ngành, địa phương, khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, kém hiệu quả Nguồn tài chính từ NSNN đầu tư cho hoạt động KH&CN không chỉ đơn thuần là cung cấp tiềm lực tài chính nhằm duy trì, củng cố các hoạt động KH&CN mà còn có tác dụng định hướng điều chỉnh các hoạt động nghiên cứu phát triển KH&CN theo đường lối chủ trương của Nhà nước
- Cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước tạo ra môi trường pháp lý cho việc tạo lập và sử dụng các nguồn lực tài chính nhằm đáp ứng yêu cầu hoạt động của đơn vị Nó được xây dựng dựa trên quan điểm định hướng về chính sách quản lý ĐVSN trong từng giai đoạn cụ thể của Nhà nước nhằm cụ thể hóa các chính sách đó Cơ chế này sẽ vạch ra các khung pháp lý về mô hình quản lý tài chính của ĐVSN, từ việc xây dựng các tiêu chuẩn, định mức, các quy định về lập dự toán, điều chỉnh dự toán, cấp phát kinh phí, kiểm tra, kiểm soát,.đến quyết toán kinh phí, nhằm phát huy tối đa hiệu quả quản lý vĩ mô của Nhà nước có tính đến quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị Do
đó, nếu cơ chế tài chính phù hợp sẽ tạo điều kiện tăng cường và tập trung
nguồn lực tài chính, đảm bảo sự linh hoạt, năng động và hữu hiệu của các
nguồn lực tài chính, giúp cho ĐVSN thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn được giao Ngược lại, nếu các định mức quá lạc hậu, quy trình cấp phát và kiểm tra quá rắc rối, phức tạp thì không chỉ chi phí quản lý tài chính tăng, mà
Trang 3026
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG HOẠT
NĂM 2013
2.1 Những nhân tố ảnh hưởng tới quản lý tài chính ở Viện Vật lý
2.1.1 Chính sách và biện pháp quản lý tài chính đối với hoạt động KH&CN
Đây là bộ phận quan trọng nhất đối với cơ chế tài chính cho hoạt động KH&CN Do đặc điểm của hoạt động KH&CN như đã nói trên, việc huy
động nguồn tài chính bao gồm nhiều kênh khác nhau, do vậy cần có nhiều
chính sách và các biện pháp khác nhau như:
- Chính sách và các biện pháp đầu tư nhà nước cho hoạt động KH&CN
- Chính sách và các biện pháp huy động vốn trong nước và nước ngoài
- Chính sách và các biện pháp về tín dụng
- Chính sách và các biện pháp về thuế đối với hoạt động KH&CN
- Chính sách và các biện pháp hình thành các quỹ tạo vốn phát triển
KH&CN,v.v
Trong hệ thống các chính sách biện pháp trên, chính sách và các biện pháp đầu tư nhà nước cho hoạt động KH&CN có vai trò rất quan trọng Hàng năm, nhà nước xây dựng kế hoạch ngân sách cho hoạt động KH&CN Kế hoạch này dựa trên hai căn cứ Một mặt, chỉ tiêu nghiên cứu, triển khai trong năm, các nhu cầu đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, sửa chữa bổ sung tài sản cố định, nhu cầu phát triển hoạt động nghiên cứu, nhu cầu đầu tư về
chiều sâu và nhu cầu đầu tư khác của các cơ sở nghiên cứu; mặt khác là dựa vào khả năng của NSNN Trên cơ sở khả năng ngân sách, nhà nước phê duyệt ngân sách cấp cho hoạt động nghiên cứu
Trang 3127
Ngân sách Nhà nước đầu tư cho hoạt động KH&CN nhiều hay ít phụ thuộc vào hai nhân tố là yêu cầu về số lượng và chất lượng của hoạt động KH&CN từ phía nhà nước; và khả năng NSNN cấp cho hoạt động KH&CN
Yêu cầu về số lượng và chất lượng của hoạt động KH&CN từ phía nhà nước phụ thuộc vào mục tiêu phát triển KH&CN của nhà nước, như lĩnh vực khoa học, các loại hình công nghệ ưu tiên, nhu cầu đào tạo nhân lực khoa học, bồi dưỡng và sử dụng nhân tài về KH&CN
Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước cho mỗi thời
kỳ, nhà nước xác định những nhiệm vụ của KH&CN, xây dựng lên các hướng nghiên cứu và những hoạt động nghiên cứu ưu tiên Trên cơ sở đó, xác định mức đầu tư cho hoạt động KH&CN
Trong phát triển KH&CN, việc đầu tư xây dựng cơ bản, đầu tư chiều sâu có vai trò quan trọng Khoản đầu tư này có tầm quan trọng đặc biệt trong việc tạo điều kiện xây dựng cơ sở vật chất, phát triển tiềm lực cho các tổ chức KH&CN
Trong nguồn tài chính đầu tư cho hoạt động KH&CN, hàng năm, nhà nước còn có ngân sách để đào tạo, đào tạo lại nhân lực về KH&CN có trình
độ cao ở trong nước hoặc đưa đi học ở nước ngoài Việc nhà nước chú trọng đào tạo bồi dưỡng nhân tài, những người có trình độ cao, kỹ thuật viên lành nghề còn tuỳ thuộc vào từng thời kỳ phát triển Nếu thời kỳ mà nhà nước có chỉ tiêu đào tạo nhiều, đòi hỏi chất lượng cao thì NSNN cấp cho đào tạo đội ngũ này sẽ nhiều và ngược lại
Tuy nhiên, do nhu cầu phát triển của xã hội, tính tất yếu của việc đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển KH&CN là ngày càng cao Vì vậy, NSNN hầu hết đều phải tăng chi cho đào tạo phát triển và bồi dưỡng nhân tài về KH&CN
Trang 3228
Về khả năng nguồn tài chính từ NSNN cấp cho hoạt động KH&CN, được xem xét trên hai góc độ là quy mô NSNN và tỷ lệ NSNN cấp cho hoạt
động KH&CN trong các tổ chức khoa học
+ Quy mô ngân sách nhà nước Nếu NSNN có nguồn thu lớn, khả năng
NSNN cấp cho hoạt động KH&CN nói chung và cho các tổ chức nghiên cứu nói riêng sẽ tăng lên và ngược lại Đến lượt nó, quy mô NSNN lại phụ thuộc vào nguồn thu của NSNN, vào kết quả sản xuất kinh doanh của toàn xã hội
Sản xuất càng tăng trưởng, doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có
lãi, đóng thuế một cách đầy đủ, thì NSNN có thêm nguồn tài chính đầu tư cho hoạt động KH&CN
+ Tỷ lệ ngân sách nhà nước cấp cho hoạt độngKH&CN của các tổ chức nghiên cứu khoa học Nếu tỷ lệ đầu tư từ NSNN cao, thì nguồn tài chính đầu tư
cho hoạt động KH&CN trong các tổ chức này cũng cao và ngược lại Đến lượt nó,
tỷ lệ đầu tư từ NSNN cho hoạt động KH&CN trong các tổ chức nghiên cứu phụ thuộc vào những chính sách và tổ chức hoạt động KH&CN của nhà nước
Căn cứ vào nhu cầu phát triển của hoạt động KH&CN, vào chủ trương chính sách của Nhà nước đối với hoạt động KH&CNtrong các các tổ chức khoa học, nguồn vốn được định hướng sử dụng vào phát triển các hoạt động KH&CN, đáp ứng yêu cầu phát triển KH&CN của xã hội Các nguồn vốn huy động được sử dụng vào các mục tiêu khác nhau, trong đó chủ yếu là để phục
vụ cho các nhu cầu sau đây:
Thứ nhất, sử dụng nguồn tài chính vào việc duy trì hoạt động của các
Trang 33Thứ ba, sử dụng nguồn tài chính vào đầu tư xây dựng cơ sở vật chất
cho hoạt độngKH&CN trong các tổ chức khoa học công nghệ
Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho hoạt động KH&CN phản ánh
mối quan hệ giữa nhà nước với các tổ chức hoạt động KH&CN Muốn tiến hành nghiên cứu, triển khai ứng dụng tiến bộ KH&CN vào thực tiễn,
các cơ sở nghiên cứu phải có cơ sở vật chất như văn phòng, phòng thí nghiệm, thư viện, các tài liệu và phương tiện vật chất khác Muốn có những điều kiện vật chất này phải có chính sách đầu tư xây dựng cơ sở
vật chất kỹ thuật cho các tổ chức KH&CN
Trong điều kiện hiện nay, khi trình độ KH&CN trên thế giới biến đổi nhanh chóng, đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật lại càng có tầm quan trọng đặc
biệt Chẳng hạn, một cơ sở nghiên cứu không có được phòng thí nghiệm hiện đại, không thể tạo ra sản phẩm đáp ứng được yêu cầu đổi mới kỹ thuật sản
xuất kinh doanh hiện nay
Song đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật đòi hỏi một lượng vốn lớn, thời
gian thu hồi vốn lâu Điều này đòi hỏi phải có sự hỗ trợ đầu tư của nhà nước Thiếu sự hỗ trợ này, các đơn vị hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, triển khai
khó có thể hoạt động có chất lượng được
Thứ tư, sử dụng nguồn tài chính để phát triển nguồn nhân lực cho hoạt
động KH&CN trong các tổ chức nghiên cứu khoa học
Trang 3430
Đối với hoạt động nghiên cứu, bên cạnh nguồn tài chính, việc phát triển nguồn lực có vị trí cực kỳ quan trọng Bởi lẽ, con người là nhân tố hàng đầu của lực lượng sản xuất Kinh nghiệm thực tiễn chỉ ra, những cơ sở nào có đội ngũ cán
bộ KH&CN cao, hoạt động KH&CN ở đó sẽ mạnh hơn so với những cơ sở khác Với nguồn lực tài chính nhất định, nguồn nhân lực của KH&CN có ý nghĩa quyết định cho hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và triển khai kết quả nghiên cứu
2.1.2 Cơ chế giám sát sử dụng kinh phí hoạt động KH&CN
Giám sát là một chức năng quan trọng của bất kỳ tổ chức nào Thanh
tra, kiểm tra và đánh giá rất được coi trọng trong quá trình quản lý tài chính Nguồn vốn sử dụng cho hoạt động nghiên cứu khoa học là rất lớn Chính vì
vậy, cơ chế giám sát việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này là cần thiết Với nhiệm vụ của mình, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường sẽ thực hiện giám sát và thường xuyên phối hợp với Bộ KH&CN để ban hành các văn bản quy phạm pháp luật kịp thời, thể hiện được những tư tưởng và quy định của Luật
Hoạt động nghiên cứu khoa học có những đặc thù riêng, nhà khoa học
có phương thức sử dụng kinh phí riêng, khác với việc sử dụng kinh phí cho
hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác Cho nên, giám sát sử dụng kinh phí cho nghiên cứu khoa học cũng phải khác so với giám sát sử
dụng kinh phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh và các lĩnh vực khác Hiện nay, cơ chế giám sát sử dụng kinh phí đối với các nhiệm vụ KH&CN thông
qua các thủ tục thanh, quyết toán đề tài, nhiệm vụ KH&CN
Các thủ tục thanh quyết toán đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu KH&CN tại bất kỳ tổ chức nghiên cứu nào cũng có các quy trình cụ thể và tuân theo các nguyên tắc chặt chẽ Đó là các luật, văn bản dưới luật và các thông tư hướng dẫn của Bộ tài chính và bộ KH&CN như: luật Ngân sách Nhà nước, luật đấu thầu,
Trang 3531
2.2 Khái quát về hoạt động khoa học và công nghệ của Viện Vật lý – Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam
2.2.1 Lịch sử ra đời và quá trình phát triển của Viện Vật lý - Viện Hàn
Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Viện Vật lý được thành lập theo Quyết định số 25/CP ngày 05 tháng 2 năm 1969 của Hội đồng Chính phủ về việc thành lập Viện Vật lý thuộc Ủy
ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước
Căn cứ Nghị định 24/CP ngày 22/5/1993 của Chính phủ về việc thành lập Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia (trên cơ sở Viện
Khoa học Việt Nam cũ) , Viện Vật lý trực thuộc Viện Khoa học Việt Nam trở thành Viện Vật lý trực thuộc Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ
Quốc gia Các bộ phận nghiên cứu vật lý chất rắn và vật liệu của Viện Vật lý được tách riêng để thành lập Viện Khoa học Vật liệu
Căn cứ Nghị định 27/2004/NĐ-CP ngày 16/01/2004 của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện
Khoa học và Công nghệ Việt Nam (đổi tên Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia thành Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) , Viện
Vật lý trực thuộc Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia đổi
tên thành Viện Vật lý và Điện tử trực thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Căn cứ Nghị định số 62/2008/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2008 của
Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam Viện Vật lý và Điện tử đổi tên thành Viện Vật lý trực thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam
2.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của Viện Vật lý
Viện Vật lý có chức năng nghiên cứu cơ bản về khoa học vật lý và công nghệ vật lý liên quan
Trang 3632
Viện có nhiệm vụ nghiên cứu các vấn đề khoa học và công nghệ thuộc các lĩnh vực:
Vật lý lý thuyết nghiên cứu về cấu trúc của vật chất:
o Vật lý lý thuyết trường lượng tử;
o Vật lý lý thuyết hạt cơ bản
Phương pháp toán lý và mô hình - mô phỏng trong vật lý;
Thông tin lượng tử (Quantum information);
Vật lý và kỹ thuật hạt nhân;
Vật lý của các môi trường đậm đặc và vật liệu tiên tiến;
Vật lý điện tử học lượng tử;
Vật lý và công nghệ quang tử và laser;
Vật lý điện tử và siêu vi điện tử;
Vật lý linh kiện và thiết bị khoa học;
Vật lý và công nghệ viễn thám và thiên văn;
Vật lý và công nghệ môi trường;
Vật lý kỹ thuật và tự động hóa trong vật lý
Tổ chức triển khai, áp dụng và chuyển giao các kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ cũng như các thành tựu của vật lý vào trong các lĩnh vực khoa học – công nghệ, sản xuất và đời sống;
Nghiên cứu chế tạo, sản xuất thử các sản phẩm mới, có trình độ công nghệ cao;
Tổ chức, hoạt động triển khai sản xuất, thông tin tư vấn và thẩm định khoa học công nghệ phù hợp với lĩnh vực về khoa học vật lý và khoa học công nghệ liên quan;
Đào tạo bồi dưỡng và nâng cao trình độ các cán bộ nghiên cứu khoa
học công nghệ về khoa học vật lý Tổ chức đào tạo đại học và sau đại học về khoa học vật lý;
Trang 3733
Tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ;
Quản lý cán bộ công nhân viên trực thuộc theo quy định của pháp luật;
Quản lý tài chính, ngân sách, sử dụng hiệu quả tài sản Nhà nước giao
2.2.3 Cơ cấu tổ chức của Viện Vật lý
Trung tâm Vật lý lý thuyết
Trung tâm Vật lý tính toán
Trung tâm Điện tử học lượng tử
Trung tâm Vật lý Hạt nhân
Trung tâm Vật lý và Công nghệ môi trường
Trung tâm Vật lý Kỹ thuật
Trung tâm Hợp tác và chuyển giao Công nghệ Việt Nam – Ucraina
Phòng Tự động hóa các thí nghiệm vật lý
Phòng Quản trị hệ thống dữ liệu và an ninh mạng
Xưởng Quang Điện tử
Phòng Quản lý Tổng hợp
• Phòng Tài chính - Kế toán chịu trách nhiệm phối hợp với các phòng chức năng giúp Hiệu trưởng xây dựng và thực hiện kế hoạch tài chính hàng năm cho hoạt động KH&CN Quản lý các nguồn kinh phí, kiểm tra các khoản thu chi và báo cáo quyết toán cho hoạt động KH&CNtheo quy định
2.2.4 Tình hình hoạt động Khoa học và Công nghệ ở Viện Vật lý
Viện Vật lý là một trong ba đơn vị nghiên cứu khoa học cơ bản có số lượng công trình khoa học được công bố lớn nhất ở Viện HLKHCNVN, trung bình: 100 bài/năm (bài báo trên tạp chí khoa học quốc tế và quốc gia, kỷ yếu hội nghị quốc tế và quốc gia);
Trang 3834
Viện Vật lý là đơn vị đi đầu trong một số nghiên cứu phát triển và ứng dụng, triển khai công nghệ dựa trên các thành tựu nghiên cứu về quang học,
quang tử, laser, điện tử, tự động hóa, vật lý hạt nhân và vật liệu tiên tiến…
Các sản phẩm là những thiết bị và công nghệ đã và đang được ứng dụng hiệu quả trong các lĩnh vực Y tế, môi trường, công nghiệp, truyền thông, giáo dục - đào tạo nghề, an ninh-quốc phòng và nghiên cứu khoa học… Tiêu biểu là chế tạo và ứng dụng các hệ LIDAR phục vụ nghiên cứu sol khí và vật lý khí quyển; hệ thiết bị hiển vi laser quét đồng tiêu hiện đại; các hệ thống laser xung cực ngắn; các thiết bị khử khuẩn trong y tế dựa trên công nghệ ozone;
các hệ thiết bị xử lý tự động quả lọc máu sau điều trị cho bệnh nhân chạy thận nhân tạo; các nguồn chuẩn kỹ thuật số và ứng dụng trong kiểm chuẩn và đo
lường thiết bị điện; các thiết bị chẩn đoán tự động cho sửa chữa ô-tô; các cân điện tử công nghiệp; các hệ ống kính ngắm tiềm vọng và kính nhìn đêm…
Số lượng phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích: 04;
Đào tạo trên đại học: khoảng 70 học viên cao học/năm và 30 Nghiên
cứu sinh/năm;
Hàng năm, Viện Vật lý chủ trì tổ chức khoảng 10 lớp học vật lý, hội
nghị, hội thảo quốc gia và quốc tế ở Việt nam (Hội nghị Toàn quốc về Vật lý
lý thuyết, Hội nghị Toàn quốc về Quang học Quang phổ, Hội nghị Quốc tế về Quang tử và ứng dụng (ICPA), Hội nghị Khu vực về khoa học tự nhiên cho
học viên trên đại học, lớp học Vật lý Việt nam, lớp học quang tử và ứng dụng, lớp học vật lý hạt nhân )
2.3 Tình hình quản lý tài chính ở Viện Vật lý
2.3.1 Chính sách của Viện và tác động của nó tới công tác quản lý tài
chính
Chính sách về quản lý tài chính của Viện Vật lý hiện nay đang áp
dụng đều tuân theo đúng luật, văn bản và thông tư của các bộ ngành liên