1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

GIÁO ÁN NV11 CHUẨN KT TIẾT 1-40

81 405 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 797 KB

Nội dung

Tiết1 : VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH (Trích “Thượng kinh kí sự”). - Lê Hữu Trác- A. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Bức tranh chân thực , sinh động về cuộc sống xa hoa, đầy quyền uy nơi phủ chúa Trịnh. - Những nét đặc sắc của bút pháp kí sự: tài quan sát, miêu tả sinh động những sự việc có thật; lối kể chuyện lôi cuốn, hấp dẫn; chọn lựa chi tiết đặc sắc; đan xen văn xuôi và thơ. 2. Kĩ năng: Đọc – hiểu thể kí ( kí sự) trung đại theo đặc trưng thể loại. 3.Thái độ: HS cần tích cực, chủ động và hứng thú trong việc tiếp thu kiến thức. B. Chuẩn bị bài học: 1. Giáo viên: - Phương tiện: Sgk, sgv, tài liệu chuẩn kiến thức, giáo án. - Biện pháp tổ chức: GV tổ chức lớp học theo hình thức đọc sáng tạo, thảo luận kết hợp với việc trả lời các câu hỏi. 2. Học sinh: Đọc kĩ đoạn trích, soạn bài theo các câu hỏi sgk phần hướng dẫn học bài. C.Hoạt động dạy học: 1. Ổn định lớp: Trật tự , vệ sinh, sĩ số, trang phục. 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc soạn bài của Hs ở nhà. 3. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt. Hoạt động 1: GV giới thiệu bài tạo tâm thế tiếp nhận cho Hs. Hoạt động 2: Tìm hiểu chung về bài học. - Nêu những nét chính về tác giả Lê Hữu Trác? GV giới thiệu đôi nét về bộ “Hải Thượng y tông tâm lĩnh”) ( là bộ sách y học nổi tiếng) - Nội dung chính tác phẩm “ Thượng kinh kí sự”? - Thể loại? Hoạt động 3: GV hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu văn bản. - Xác định vị trí của đoạn trích? - Đoạn trích chủ yếu miêu tả về điều gì? I.Tìm hiểu chung. 1. Tác giả. (sgk). 2. Tác phẩm “Thượng kinh kí sự”. - Thể loại kí sự, viết bằng chữ Hán (1783). - Nội dung chính: Ghi lại những điều tai nghe mắt thấy trong chuyến lên kinh chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán. 3.Văn bản “ Vào phủ chúa Trịnh”. a. Vị trí đoạn trích: Rút từ “Thượng kinh kí sự”, xếp ở cuối bộ “Hải Thượng y tông tâm lĩnh”- ghi lại việc tác giả được triệu vào phủ chúa để khám bệnh kê đơn cho thế tử. b. Đại ý: Cảnh sống xa hoa đầy uy quyền của chúa Trịnh và Hoạt động 4: Phân tích bức tranh phủ chúa - Quang cảnh trong phủ chúa được miêu tả như thế nào? - Qua việc miêu tả quang cảnh nơi phủ chúa, em có nhận xét gì về cách miêu tả của tác giả? Từ cách miêu tả đó đã giúp em nhận biết được gì nơi phủ chúa? -Cung cách sinh hoạt trong phủ chúa ra sao? Qua cách miêu tả của tác giả cho thấy đó là nơi ntn? + C/s sung sướng: Người hầu kẻ hạ. + C/s giàu có: Đồ dùng quý đắt. + C/s no đủ: Cao lương mỹ vị. + Mặc ấm: Lụa là gấm vóc. + Nghi lễ kỉ cương nghiêm ngặt - Tìm một vài chi tiết “đắt” và phân tích làm rõ sự xa hoa, cầu kì nơi phủ chúa?( Thế tử Cán trong “tổ kén” vàng son). - Qua những chi tiết trên, em hãy nhận xét khái quát về cung cách sinh hoạt trong phủ chúa? thái độ của tác giả. II.Đọc- hiểu văn bản. 1.Bức tranh nơi phủ chúa. a. Quang cảnh phủ chúa. - Khi bước vào phủ: Phải qua nhiều lần cửa, “ cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, …mùi hương”. - Bên trong phủ : Là những nhà “đại đường, gác tía với kiệu son, võng điều…(trang 5,6). - Nội cung của thế tử: “ Phải qua 5,6 lần trướng gấm, trong phòng thắp nến, sập thếp vàng….”( trang 8). ⇒ Quang cảnh được miêu tả rất tỉ mỉ, chi tiết, sinh động→ Phủ chúa cực kì tráng lệ, lộng lẫy không đâu sánh bằng. b.Cung cách sinh hoạt trong phủ chúa. - Người giữ cửa truyền báo rộn ràng, người có việc quan qua lại như mắc cửi. - Nghi lễ quy định trong cung: + Muốn vào thăm bệnh phải có thẻ, lạy bốn lạy trước và sau khi thăm. + Phi tần chầu chực ngày đêm. + Thái độ cung kính lễ độ đối với chúa Trịnh. + Ăn uống với “mâm vàng, chén bạc, toàn của ngon vật lạ”. ⇒ Cung cách sinh hoạt trong phủ chúa với những lễ nghi khuôn phép→ cao sang, quyền uy cùng cuộc sống hưởng thụ đến cực điểm của nhà chúa Trịnh Sâm. 4. Củng cố: Nắm vững nội dung bài học. Chú ý : Quang cảnh nơi phủ chúa và vị trí của đoạn trích. 5. Dặn dò: Làm bài tập phần luyện tập(trang 9) chuẩn bị phần còn lại “Thái độ, tâm trạng và những suy nghĩ của nhân vật “tôi”. 6. Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: Tiết 2 : VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH (Trích “Thượng kinh kí sự”). - Lê Hữu Trác- A. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Thái độ, tâm trạng của nhân vật “tôi” khi vào phủ chữa bệnh cho Trịnh Cán. - Vẻ đẹp tâm hồn của Hải Thượng Lãn Ông; lương y, nhà nho thanh cao, coi thường danh lợi. 2. Kĩ năng: Đọc – hiểu thể kí ( kí sự) trung đại theo đặc trưng thể loại. 3. Thái độ: HS cần tích cực, chủ động và hứng thú trong việc tiếp thu kiến thức. B. Chuẩn bị bài học: 1. Giáo viên: - Phương tiện: Sgk, sgv, tài liệu chuẩn kiến thức, giáo án. - Biện pháp tổ chức: GV tổ chức lớp học theo hình thức đọc sáng tạo, thảo luận kết hợp với việc trả lời các câu hỏi. 2. Học sinh: Đọc kĩ đoạn trích, soạn bài theo các câu hỏi sgk phần hướng dẫn học bài. C.Hoạt động dạy học: 1. Ổn định lớp: Trật tự , vệ sinh, sĩ số, trang phục. 2. Kiểm tra bài cũ: Quang cảnh phủ chúa được miêu tả như thế nào qua ngòi bút của Lê Hữu Trác?. 3. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt. Hoạt động 1: GV giới thiệu bài tạo tâm thế tiếp nhận cho Hs. Hoạt động 2: Phân tích thái độ, tâm trạng và những suy nghĩ của tác giả. - Thái độ của tác giả đối với cuộc sống nơi phủ chúa? - Em có nhận xét gì về các chi tiết miêu tả nơi ở của thế tử? - Hình hài thế tử được miêu tả ntn? Em có suy nghĩ gì về cách miêu tả đó? - Thái độ của LHT và phẩm chất của một người thầy lang được thể hiện ntn khi khám bệnh cho thế tử? “Vì thế tử ở trong chốn . yếu đi” “ Nhưng sợ mình không ở .về núi được nữa” “Cha ông mình mới được”. - Em có kết luận gì về con người của Lê Hữu Trác? Hoạt động 3: Rút ra ý nghĩa của văn bản. II.Đọc- hiểu văn bản. 1.Bức tranh nơi phủ chúa. 2.Thái độ, tâm trạng và những suy nghĩ của nhân vật xưng “tôi” - Tác giả công nhận, khen cái đẹp, cái sang nơi phủ chúa, song tác giả tỏ ra dửng dưng trước những quyến rũ vật chất, không đồng tình với cuộc sống quá no đủ, tiện nghi nhưng thiếu khí trời và thiếu tự do. - Thái độ của tác giả diễn biến phức tạp: Lúc đầu, có ý định chữa bệnh cầm chừng để tránh bị công danh trói buộc. Nhưng sau đó, ông thẳng thắn đưa ra cách chữa đúng bệnh, kiên trì giải thích, dù khác ý với các quan thái y. ⇒ Lê Hữu Trác là thầy thuốc giỏi, bản lĩnh, giàu kinh nghiệm, y đức cao; xem thường danh lợi, yêu cuộc sống tự do và nếp sống thanh đạm. 3. Ý nghĩa văn bản: Đoạn trích phản ánh quyền lực to lớn của chúa Trịnh Sâm, cuộc sống xa hoa, hưởng lạc Hoạt động 4: Yêu cầu HS đọc và khắc sâu phần ghi nhớ Hoạt động 5: Hướng dẫn HS tổng kết về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật - Giá trị nội dung của đoạn trích? - Giá trị về nghệ thuật? Hoạt động 6: Luyện tập (sgk trang 9) trong phủ chúa đồng thời bày tỏ thái độ coi thường danh lợi, quyền quý của tác giả. III.Ghi nhớ: (sgk) IV.Tổng kết 1.Nội dung: Bức tranh phủ chúa sa hoa, đầy quyền uy và thái độ của tác giả. 2.Nghệ thuật: Đoạn trích mang giá trị hiện thức sâu sắc, quan sát tinh tế, ghi chép chi tiết, chân thực, sắc sảo →Bút pháp kí sự đặc sắc. 4. Củng cố: Nắm vững nội dung bài học: Thái độ, tâm trạng của tác giả 5. Dặn dò: -Làm bài tập phần luyện tập, soạn bài “Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân”. Chú ý: đọc kĩ phần lí thuyết, áp dụng làm bài tập 1,2 trang 13. - Dựng lại chân dung Lê Hữu Trác qua đoạn trích. - Nêu suy nghĩ của bản thân về hình ảnh thế tử Trịnh Cán. 6. Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: Tiết 3 : TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂN A. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung của xã hội và lời nói cá nhân. - Những biểu hiện của mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng. - Sự tương tác: Ngôn ngữ là cơ sở để tạo ra lời nói, còn lời nói hiện thực hóa ngôn ngữ và tạo điều kiện cho ngôn ngữ biến đổi, phát triển. 2. Kĩ năng: - Nhận diện và phân tích những đơn vị và quy tắc ngôn ngữ chung trong lời nói. - Lồng ghép kĩ năng sống: + Kĩ năng giao tiếp: Tìm hiểu về phương tiện giao tiếp, trình bày nội dung, lĩnh hội lời nói của người khác. + Kĩ năng tự nhận thức: Sự phát triển vốn từ ngữ và khả năng sử dụng ngôn ngữ của bản thân trong giao tiếp. 3. Thái độ: HS cần tích cực, chủ động và hứng thú trong việc tiếp thu kiến thức. B. Chuẩn bị bài học: 1. Giáo viên: - Phương tiện: Sgk, sgv, tài liệu chuẩn kiến thức, giáo án. - Biện pháp tổ chức: GV cho ví dụ, tổ chức lớp theo hình thức thảo luận nhóm. 2. Học sinh: HS thảo luận, phát hiện vấn đề, kết luận chung về quy tắc sử dụng ngôn ngữ. C.Hoạt động dạy học: 1. Ổn định lớp: Trật tự , vệ sinh, sĩ số, trang phục. 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị bài của Hs ở nhà. 3. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt. Hoạt động 1: Gv giới thiệu bài tạo tâm thế tiếp nhận cho HS. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài. - Bên cạnh các yếu tố chung, ngôn ngữ là tài sản chung còn thể hiện qua những quy tắc, phương thức nào? . Kiểu câu: đơn, ghép. . Phương thức chuyến nghĩa gốc→ phái sinh→ ẩn dụ. Khi sử dụng phương tiện ngôn ngữ chung để giao tiếp, mỗi cá nhân sẽ tạo ra sản phẩm riêng  Lời nói cá nhân •Lồng ghép kĩ năng giao tiếp. • Động não: Nêu các nội dung về ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân? -Cái riêng trong lời nói của mỗi người được biểu lộ ở những phương diện nào? - Phân tích biểu hiện vốn từ cá nhân trong lời nói cá nhân? VD: “Nắng xuống… sâu chót vót” (Huy Cận) “Áo bào……về đất” (Quang Dũng). VD: “Lom khom….tiều vài chú, Lác……chợ mấy nhà.” (Đảo ngữ). Hoạt động 3: Cho HS đọc và khắc sâu phần ghi nhớ Hoạt động 4: Hướng dẫn tìm hiểu trả lời các câu hỏi phần luyện tập - HS đọc phần ghi nhớ (sgk). A. Tìm hiểu bài: I.Ngôn ngữ - tài sản chung của xã hội. 1. Ngôn ngữ:là tài sản chung của 1 dân tộc,1 cộng đồng xã hội. 2. Biểu hiện về tính chung của ngôn ngữ. a. Các yếu tố chung: - Các âm và các thanh ( phụ âm, nguyên âm, thanh điệu). - Các tiếng (âm tiết) tạo bởi sự kết hợp âm và thanh. - Các từ : Đơn và phức. - Các ngữ cố định ( thành ngữ, quán ngữ). b. Các quy tắc và phương thức chung. - Quy tắc cấu tạo câu: (Câu đơn, câu ghép). - Phương thức chuyến nghĩa từ: gốc→ phái sinh. II. Lời nói - sản phẩm riêng của cá nhân. a. Lời nói cá nhân: là sản phẩm của người nào đó vừa có yếu tố quy tắc chung của ngôn ngữ vừa mang sắc thái riêng và phần đóng góp của cá nhân. b. Các phương diện biểu hiện của sắc thái cá nhân trong lời nói. - Giọng nói cá nhân ( trong, the thé, ấm ) phân biệt được người này với người khác dù không thấy mặt. - Vốn từ ngữ cá nhân: Phụ thuộc nhiều yếu tố ( tuổi, giới tính, nghề nghiệp, trình độ…). - Sự chuyển đổi sáng tạo khi sử dụng từ ngữ chung. - Tạo ra các từ mới. - Vận dụng linh hoạt, sáng tạo các quy tắc chung, phương thức chung → Phong cách ngôn ngữ cá nhân của nhà văn. III.Ghi nhớ (sgk). B. Luyện tập. 1. Bài tập 1: Hai câu thơ trên là sản phẩm cá nhân của Nguyễn - GV hướng dẫn HS làm các bài tập. Khuyến → phong cách của tác giả.Vì vậy từ “thôi” có nghĩa: mất mát, đau đớn. “Thôi” hư từ: -Nỗi đau khi nghe tin bạn mất. - Cách nói giảm nhẹ → nghĩa mới. 2. Bài tập 2: - Các cụm danh từ ( rêu từng đám, đá mấy hòn) được sắp xếp theo cấu trúc: Danh từ trung tâm (rêu, đá) + định từ + danh từ chỉ loại. - Vị ngữ đứng trước chủ ngữ. → Cách làm riêng → âm hưởng mạnh → tô đậm hình tượng. 4.Củng cố: Nắm vững các yếu tố chung của ngôn ngữ, nhận biết được nét riêng, sáng tạo trong ngôn ngữ cá nhân. 5. Dặn dò: - Học bài, nắm vững kiến thức làm các bài tập trang 35,36. Chú ý: + Phát hiện và phân tích nét riêng, sự sáng tạo của cá nhân khi sử dụng ngôn ngữ chung để tạo ra lời nói. + Sử dụng ngôn ngữ cho đúng với các chuẩn mực và quy tắc chung, tránh các lỗi vi phạm quy tắc chung. - Tiết sau viết bài (1 tiết) ở lớp: NLXH 6. Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: Tiết 4 : VIẾT BÀI LÀM VĂN SỐ I (NLXH) A. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: Ôn tập và củng cố kiến thức về văn nghị luận. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kỹ năng xây dựng văn bản nói chung, văn bản nghị luận nói riêng. - Lồng ghép với các kĩ năng: + Giải quyết vấn đề, xác định các lựa chọn: Biết suy nghĩ về vấn đề nghị luận, lựa chọn cách giải quyết đúng đắn, lập luận chặt chẽ, logic để triển khai một vấn đề xã hội. + Tự nhận thức, xác định giá trị, tự tin, tự trọng: Xác định được các giá trị chân chính trong cuộc sống mà mỗi con người cần hướng tới. 3. Thái độ: HS cần có sự chuẩn bị trước, chủ động và tích cực viết bài. B. Chuẩn bị bài học: 1. Giáo viên: - Phương tiện: Sgk, sgv, tài liệu chuẩn kiến thức, giáo án. - Biện pháp tổ chức: GV hướng dẫn chung, tổ chức lớp trật tự làm bài. 2. Học sinh: HS lắng nghe hướng dẫn, tập trung viết bài. C.Hoạt động dạy học: 1. Ổn định lớp: Trật tự , vệ sinh, sĩ số, trang phục. 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị bài của Hs ở nhà. 3. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt. Hoạt động 1: GV dặn dò HS tự ôn tập kiến thức cũ về văn nghị luận trước khi làm bài viết. Hoạt động 2: GV hướng dẫn chung. Hoạt động 3: GV ra đề gợi ý để HS tự xác định các bước cần thiết trước khi tiến hành viết bài văn nghị luận. HS tiến hành lập dàn ý ở nhà cho một số đề trong sgk. Hoạt động 4: Thực hành: Viết bài văn nghị luận để nêu và đề xuất cách giải quyết một vấn đề đang đặt ra trong cuộc sống hiện nay. Qua đó bày tỏ suy nghĩ và nhận thức của bản thân. Hoạt động 5: HS trật tự viết bài. Hoạt động 6: GV thu bài Hoạt động : GV thu bài làm của I. Hướng dẫn chung: 1. Ôn tập kiến thức cũ về văn nghị luận - Cách lập dàn ý. - Lập luận trong văn nghị luận. - Các thao tác nghị luận. 2. Bố cục bài văn nghị luận - Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận. - Thân bài: Triển khai luận điểm, luận cứ và lấy dẫn chứng từ thực tế cuộc sống để làm sáng tỏ vấn đề. - Kết bài: Kết luận và gợi mở những vấn đề để người đọc cùng tiếp tục suy nghĩ. II. Gợi ý một số đề bài và cách làm bài Đề 1 / sgk /14: Truyện Tấm Cám 1. Xác định vấn đề cần nghị luận: Cuộc đấu tranh giữa thiện – ác, tốt – xấu→ Thiện, tốt sẽ thắng. 2. Xác định luận diểm, luận cứ: - Đấu tranh giữa thiện – ác, tốt – xấu là cuộc đấu tranh phức tạp, khó khăn. Vì sao? - Tại sao cần phải đấu tranh cho cái thiện, cái tốt? - Kết quả cuối cùng của cuộc đấu tranh? 3. Lập dàn ý, viết bài: Yêu cầu: Lí lẽ, dẫn chứng cần chọn lọc, bám sát yêu cầu đề, lập luận ngắn gọn. III. Ra đề: Em hãy viết một bài văn nghị luận bày tỏ ý kiến của mình về phương châm “Học đi đôi với hành”. IV. Học sinh làm bài: V. Thu bài: HS 4.Củng cố: - Cách xác lập luận điểm, luận cứ. - Các thao tác lập luận: phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp. 5.Dặn dò: Soạn bài “Tự tình” của Hồ Xuân Hương. Chú ý: - Diễn biến tâm trạng của nhân vật trữ tình . - Tìm đọc các bài thơ thuộc chùm thơ “Tự tình”. 6. Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: Tiết 5 : TỰ TÌNH ( Bài II) -Hồ Xuân Hương- A. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Tâm trạng bi kịch, tính cách và bản lĩnh của Hồ Xuân Hương. - Khả năng Việt hóa thơ Đường: dùng từ ngữ độc đáo, sắc nhọn; tả cảnh sinh động; đưa ngôn ngữ đời thường vào thơ ca. 2. Kĩ năng: - Đọc – hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại. - Lồng ghép với các kĩ năng: Giao tiếp; Tư duy sáng tạo; Ra quyết định. 3. Thái độ: HS cần tích cực, chủ động và hứng thú trong việc tiếp thu kiến thức. B. Chuẩn bị bài học: 1. Giáo viên: - Phương tiện: Sgk, sgv, tài liệu chuẩn kiến thức, giáo án. - Biện pháp tổ chức: GV tổ chức lớp học theo hình thức đọc sáng tạo, thảo luận kết hợp với việc trả lời các câu hỏi Sgk. 2. Học sinh: Đọc kĩ bài thơ, soạn bài theo các câu hỏi sgk phần hướng dẫn học bài kết hợp với việc tìm đọc thêm các sáng tác khác của Hồ Xuân Hương. C.Hoạt động dạy học: 1. Ổn định lớp: Trật tự , vệ sinh, sĩ số, trang phục. 2. Kiểm tra bài cũ: Thái độ, tâm trạng và những suy nghĩ của tác giả trước quang cảnh và cuộc sống đầy quyền uy nơi phủ chúa? 3. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt. Hoạt động 1: GV giới thiệu bài tạo tâm thế tiếp nhận cho HS. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài - Qua giới thiệu của sgk, em thấy gì nổi bật trong cuộc đời và sư nghiệp của HXH?(Hs trả lời, Gv kết lại và cho gạch ý chính sgk). Tiểu kết về tác giả Hoạt động 3: Gọi HS đọc bài thơ - Nêu xuất xứ bài thơ? - Xác định thể loại bài thơ? - Nhan đề bài thơ là “Tự tình” có ý nghĩa gì? (liên hệ với 2 bài thơ khác trong chùm thơ Tự tình). Hoạt động 4: Phân tích bài thơ về giá trị nội dung và nghệ thuật. - Suy nghĩ và trao đổi về cách thể hiện cảm xúc của bài thơ, qua đó tìm hiểu về số phận và khát khao của người phụ nữ trong xã hội cũ? - Tâm trạng của nhân vật trữ tình trong 2 câu thơ đầu được khắc hoạ thông qua yếu tố nghệ thuật nào? + Không gian và thời gian gợi lên tâm trạng gì của nhân vật trữ tình? + Câu 2, em nhận ra sự khác biệt gì về việc sử dụng từ ngữ và nhịp thơ? Điều đó có ý nghĩa ntn? Liên hệ từ “trơ” trong 1 số bài thơ khác. - Trong câu 3,4 biểu hiện tâm sự gì của HXH? - Tâm sự ấy được bày tỏ thông qua các hình ảnh nào? “Chén rượu” (Uống rượu tiêu sầu sầu vẫn sầu – Lý Bạch). - Vầng trăng “xế, khuyết chưa tròn” có gợi em liên tưởng gì về thân phận nữ sĩ? * Sự sẻ chia, đồng cảm trước khao khát tình yêu và hạnh phúc tuổi xuân của người phụ nữ. - Nhân vật trữ tình bộc lộ thái độ ntn trong 2 câu 5,6? ( Bộc lộ qua cảnh vật). + Cảnh hiện lên ntn? + Những từ ngữ nào là ấn tượng nhất? + Ấn tượng đó được khắc sâu nhờ sử dụng biện pháp tu từ gì? - Qua cảnh vật ấy, em có kết luận gì về tâm I.Tìm hiểu chung. 1. Tác giả: ( sgk) Hồ Xuân Hương là một thiên tài kì nữ nhưng cuộc đời lại gặp nhiều bất hạnh. Thơ Hồ Xuân Hương là thơ của phụ nữ viết về phụ nữ , trào phúng mà trữ tình, đậm chất dân gian từ đề tài, cảm hứng đến ngôn ngữ, hình tượng. 2. Tác phẩm: a. Xuất xứ: Bài thứ 2 trong chùm thơ Tự tình . b. Nhan đề: Tự bộc lộ tâm tình. II.Đọc-hiểu văn bản. 1.Hai câu đề: - Không gian và thời gian nghệ thuật: + Đêm khuya → Không gian vắng lặng. + Tiếng trống canh dồn → Sự rối bời trong tâm trạng. + Tính từ “trơ” + đảo ngữ→ cô đơn tột cùng →Sự thách thức. - Nghệ thuật đối: Cái hồng nhan >< nước non→ nhấn mạnh sự bẽ bàng, cay đắng. - Nhịp thơ : 1 /3 /3. ⇒ Nỗi cô đơn, xót xa thấm thía cho sự rẻ rúng, bẽ bàng duyên phận. 2. Hai câu thực. - Cụm từ “say lại tỉnh” → gợi vòng quẩn quanh, cảm nhận tình duyên như trò đùa của con tạo → cảm nhận nỗi đau thân phận sâu sắc hơn, thấm thía hơn. - Hình ảnh ẩn dụ “vầng trăng” → tương quan giữa ngoại cảnh và tâm cảnh: + “Xế” → tuổi xuân đã qua. + “Khuyết” → không trọn vẹn hạnh phúc. ⇒ Dư vị khổ đau sau những cuộc tình không trọn vẹn hạnh phúc 3.Hai câu luận. - Động từ mạnh “xiên, đâm”+ bổ ngữ “ngang, toạc” → Sự bướng bỉnh, ngang ngạnh. - Đảo ngữ : Cấu trúc tương phản: Rêu- mềm yếu >< xiên ngang… Đá – ít ỏi >< đâm toạc… ⇒ Cảnh vật hiện lên sinh động, đầy sức sống →Thái độ phẫn uất trước duyên phận, bộc lộ cá tính, bản lĩnh không cam chịu, như muốn thách thức số trạng HXH? - Em có cảm nhận gì ở 2 câu thơ cuối? - Các điệp từ, thán từ, nghệ thuật tăng tiến được sử dụng trong 2 câu này có tác dụng gì? - Tâm trạng chủ đạo của HXH trong 2 câu thơ cuối? So với tâm trạng của các câu trên thì có sự chuyển biến, thay đổi ntn? *Khát vọng của HXH cũng chính là khát vọng giải phóng tình cảm của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. * Bình luận, trình bày cảm nhận về cách biểu hiện của chủ thể trữ tình trong thơ ca trung đại. * Nhận thức và xác định sự thức tỉnh ý thức cá nhân, thức tỉnh về quyền con người qua bài thơ Từ đó rút ra ý nghĩa của văn bản. Hoạt động 5: Cho HS đọc và khắc sâu phần ghi nhớ. Hoạt động 6: Tổng kết giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật. phận→Con người và bản lĩnh Xuân Hương. 4. Hai câu kết. - Thán từ “ngán nỗi” → Chán ngán, ngán ngẩm nỗi đời éo le, bạc bẽo. - NT điệp từ : “Xuân đi xuân lại lại” - NT tăng tiến : “Mảnh tình san sẻ- tí -con con”→Tô đậm nghịch cảnh éo le. ⇒ Tâm trạng tăng tiến , tâm trạng chán chường, buồn tủi mà cháy bỏng khát vọng hạnh phúc. * Ý nghĩa văn bản: Bản lĩnh hồ Xuân Hương được thể hiện qua tâm trạng đầy bi kịch: vừa buồn tủi, phẫn uất trước tình cảnh éo le, vừa cháy bỏng khao khát được sống hạnh phúc. →Ý nghĩa nhân văn sâu sắc. III.Tổng kết 1. Nội dung: Bài thơ là lời tự tình cho duyên phận đồng thời bày tỏ khát vọng hạnh phúc. 2.Nghệ thuật: - Việt hoá thể thơ TNBCĐL, dùng từ giản dị, hình ảnh gợi cảm. - Sử dụng sáng tạo thành ngữ, lối đảo từ, điệp từ, động từ mạnh. 4.Củng cố: Tâm trạng chủ đạo của nhân vật trữ tình trong bài thơ, giá trị nhân văn sâu sắc của bài. 5.Dặn dò:- Thực hiện các yêu cầu nêu ở phần “Luyện tập”. Học thuộc lòng bài thơ; Bản lĩnh Hồ Xuân Hương được thể hiện như thế nào trong những vần thơ buồn tê tái này? - Học bài và soạn bài “Câu cá mùa thu”. Chú ý: Tìm đọc thêm các bài thơ khác trong chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến. 6.Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: Tiết 6 : CÂU CÁ MÙA THU ( Thu điếu) -Nguyễn Khuyến- A. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Vẻ đẹp của bức tranh mùa thu ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ; tình yêu thiên nhiên, đất nước và tâm trạng của tác giả. - Sự tinh tế, tài hoa trong nghệ thuật tả cảnh và trong cách sử dụng ngôn từ của Nguyễn Khuyến. 2. Kĩ năng: - Đọc – hiểu một bài thơ theo đặc trưng thể loại. [...]... Phân tích, bình giảng thơ - Lồng ghép các kĩ năng: + Giao tiếp + Tư duy, sáng tạo + Tự nhận thức 3 Thái độ: HS cần tích cực, chủ động và hứng thú trong việc tiếp thu kiến thức B Chuẩn bị bài học: 1 Giáo viên: - Phương tiện: Sgk, sgv, tài liệu chuẩn kiến thức, giáo án - Biện pháp tổ chức: GV tổ chức lớp học theo hình thức đọc sáng tạo, thảo luận kết hợp với việc trả lời các câu hỏi GV có thể bình thêm... hứng thú trong việc tiếp thu kiến thức B Chuẩn bị bài học: 1 Giáo viên: - Phương tiện: Sgk, sgv, tài liệu chuẩn kiến thức, giáo án - Biện pháp tổ chức: GV tổ chức lớp học theo hình thức đọc sáng tạo, thảo luận kết hợp với việc trả lời các câu hỏi Sgk 2 Học sinh: Đọc kĩ bài thơ, soạn bài theo các câu hỏi sgk phần hướng dẫn học bài kết hợp với việc tìm đọc thêm các sáng tác khác của Trần Tế Xương viết về... ý cho trước - Viết bài văn phân tích về một vấn đề xã hội hoặc văn học - Lồng ghép các kĩ năng: + Tư duy sáng tạo + Giao tiếp 3 Thái độ: HS cần tích cực, chủ động và hứng thú trong việc tiếp thu kiến thức B Chuẩn bị bài học: 1 Giáo viên: - Phương tiện: Sgk, sgv, tài liệu chuẩn kiến thức, giáo án - Biện pháp tổ chức: Phát vấn, thảo luận nhóm 2 Học sinh: Đọc kĩ các ngữ liệu trong sgk và tiến hành trả... trí thức, được tơn vinh như bậc thánh ( Thần Siêu Thánh Qt) - Khí phách hiên ngang, tư tưởng tự do, khống đạt, có hồi bão lớn, muốn sống có ích cho đời, thi cử lận đận →Bất mãn Hoạt động 3: Nội dung trong thơ văn của với chế độ đương thời CBQ phản ánh điều gì? - Thơ văn bộc lộ chế độ phê phán mạnh mẽ chế độ phong kiến trì trệ, bảo thủ; chứa đựng tư tưởng khai sáng, phản ánh Hoạt động 4: Gọi HS đọc bài... thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại 3 Thái độ: HS cần tích cực, chủ động và hứng thú trong việc tiếp thu kiến thức B Chuẩn bị bài học: 1 Giáo viên: - Phương tiện: Sgk, sgv, tài liệu chuẩn kiến thức, giáo án - Biện pháp tổ chức: GV tổ chức lớp học theo hình thức đọc sáng tạo, thảo luận kết hợp với việc trả lời các câu hỏi Sgk 2 Học sinh: Đọc kĩ bài thơ, soạn bài theo các câu hỏi sgk phần hướng dẫn học... một bài thơ theo đặc trưng thể loại 3 Thái độ: HS cần tích cực, chủ động và hứng thú trong việc tiếp thu kiến thức B Chuẩn bị bài học: 1 Giáo viên: - Phương tiện: Sgk, sgv, tài liệu chuẩn kiến thức, giáo án - Biện pháp tổ chức: GV tổ chức lớp học theo hình thức đọc sáng tạo, thảo luận kết hợp với việc trả lời các câu hỏi Sgk 2 Học sinh: Đọc kĩ bài thơ, soạn bài theo các câu hỏi sgk phần hướng dẫn học... vị quan thanh liêm, u nước - Nêu số lượng tác phẩm và những thể loại NCT thương dân sáng tác? b Sự nghiệp - Tác phẩm gồm: + 50 bài thơ + 60 bài ca trù → Chữ Nơm - Nêu những nội dung chính được thể hiện trong + 1 bài phú những sáng tác của NCT? + Một số bài thơ chữ Hán + câu đối Nơm - Nội dung: + Phản ánh tư tưởng nho giáo ( chí làm trai) + Tố cáo hiện thực ( XHPK bất mãn, bi quan) + Tính cách phóng túng,... văn học 2 Kĩ năng: - Phân tích đề văn nghị luận - Lập dàn ý bài văn nghị luận 3 Thái độ: HS cần tích cực, chủ động và hứng thú trong việc tiếp thu kiến thức B Chuẩn bị bài học: 1 Giáo viên: - Phương tiện: Sgk, sgv, tài liệu chuẩn kiến thức, giáo án - Biện pháp tổ chức: Phát vấn, nêu ví dụ, lập dàn ý 2 Học sinh: Đọc kĩ các đề bài trong sgk và tiến hành phân tích đề, lập dàn ý theo sự phân cơng C.Hoạt... nét riêng, nét sáng tạo của cá nhân (tiêu biểu là của các nhà văn) trong lời nói - Bước đầu biết sử dụng sáng tạo ngơn ngữ chung để tạo nên lời nói có hiệu quả giao tiếp tốt và có nét riêng của cá nhân - Lồng ghép: Kĩ năng đặt mục tiêu học tập ngơn ngữ chung và trau dồi ngơn ngữ cá nhân 3 Thái độ: HS cần tích cực, chủ động và hứng thú trong việc tiếp thu kiến thức B Chuẩn bị bài học: 1 Giáo viên: - Phương... và lời nói cá nhân - ND sáng tạo từ “ nách” → nét nghĩa riêng, độc đáo để chỉ vị trí giao nhau giữa 2 bức tường “ nách tường” - Sự sáng tạo của ND từ “nách” trong →Sử dụng sáng tạo nghĩa theo phương thức ẩn dụ, mối câu thơ đó là gì? quan hệ tương đồng giữa 2 sự vật - Gọi HS giải thích nghĩa gốc của từ “xn”- mùa bắt đầu cho 1 năm + Chữ “xn” trong câu thơ của HXH có nét nghĩa sáng tạo ntn? + “Xn” trong . có sự chuẩn bị trước, chủ động và tích cực viết bài. B. Chuẩn bị bài học: 1. Giáo viên: - Phương tiện: Sgk, sgv, tài liệu chuẩn kiến thức, giáo án. -. trong việc tiếp thu kiến thức. B. Chuẩn bị bài học: 1. Giáo viên: - Phương tiện: Sgk, sgv, tài liệu chuẩn kiến thức, giáo án. - Biện pháp tổ chức: GV tổ chức

Ngày đăng: 18/10/2013, 23:11

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

1. Bảng tổng kết về tác giả, tác phẩm trong văn học trung đại: - GIÁO ÁN NV11 CHUẨN KT TIẾT 1-40
1. Bảng tổng kết về tác giả, tác phẩm trong văn học trung đại: (Trang 58)
- Ơn tập, củng cố kiến thức về văn nghị luận, hiểu sâu hơn về hình ảnh người phụ nữ trong văn học trung đai. - GIÁO ÁN NV11 CHUẨN KT TIẾT 1-40
n tập, củng cố kiến thức về văn nghị luận, hiểu sâu hơn về hình ảnh người phụ nữ trong văn học trung đai (Trang 60)
bảng... - GIÁO ÁN NV11 CHUẨN KT TIẾT 1-40
b ảng (Trang 70)
- Khi ra trận: Họ khơng được tập luyện về đội hình, đội ngũ, vũ khí chiến đấu thơ sơ , nhưng khí thế chiến đấu  vơ  cùng  mạnh mẽ , dũng cảm, phi thường .. - GIÁO ÁN NV11 CHUẨN KT TIẾT 1-40
hi ra trận: Họ khơng được tập luyện về đội hình, đội ngũ, vũ khí chiến đấu thơ sơ , nhưng khí thế chiến đấu vơ cùng mạnh mẽ , dũng cảm, phi thường (Trang 71)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w