PHƯƠNGHƯỚNGVÀGIẢIPHÁPĐỂ NÂNG CAOCÔNGTÁCQUẢNLÝNSNN HUYỆN BẮCMÊTỈNHHÀGIANG 3.1 Phương hướng, mục tiêu Mục tiêu của CNH, HĐH, HĐH là xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất vàtinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu, xã hội công bằng, văn minh. Để thực hiện được mục tiêu đó nhất thiết phải có nguồn tài chính to lớn và được bảo đảm ổn định và tăng trưởng cao. Trong đó trách nhiệm của NSNN đóng vai trò quyết định. Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VIII khẳng định: " . chính sách tài chính phải nhằm vào mục tiêu thúc đẩy sản xuất phát triển, huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực, tăng tích luỹ để tạo vốn cho đầu tư phát triển ." Chiến lược phát triển kinh tế của Đảng nêu rõ: " . phấn đấu hạn chế tiến tới thăng bằng NS một cách tích cực, nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu, chống thất thu và lạm thu, đáp ứng nhu cầu chi tiêu cần thiết phục vụ lợi ích chung của sự nghiệp phát triển, cải tiến phân cấp quảnlý kinh tế tài chính giữa trung ương và địa phương, tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, tạo điều kiện phát triển kinh tế-xã hội. Đặc biệt là khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo, đảm bảo chủ quyền và ổn định quốc gia, nếu còn bội chi thì bù đắp bằng nguồn vốn vay, không đưa vào nguồn phát hành tiền" Tại hội nghị lần thứ 4 BCHTW Đảng khoá VIII đã nêu rõ: " . nângcaotính thực hiện của dự toán thu ngân sách hàng năm và thực hiện đúng chức năng chi NSNN trên ba lĩnh vực (chi đầu tư, chi thường xuyên, chi trả nợ). Khống chế mức bội chi ngân sách, tiến tới cân bằng thu chi và tăng dự trữ, không phát hành tiền cho chi tiêu ngân sách, trên cơ sở tăng thu tiết kiệm chi, Nhà nước tăng tỷ lệ ngân sách dùng cho đầu tư phát triển. Thực hiện chế độ kiểm toán với các đơn vị có sử dụng NSNN." Từ những phương hướng, nhiệm vụ chiến lược của Đảng, căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnhHàGiang lần thứ XII đã xác định phương hướng, nhiệm vụ chung phát triển kinh tế -xã hội đến năm 2000: tập trung mọi nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Khai thác tốt tiềm năng thế mạnh cả 3 vùng, phấn đấu đạt nhịp độ tăng trưởng kinh tế nhanh, sản xuất hàng hoá phát triển trong nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quảnlý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Thực hiện xoá đói giảm nghèo đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục, văn hoá- thông tin- thể dục thể thao, y tế và thực hiện kế hoạch hoá dân số, phấn đấu giảm bớt khoảng cách giữa các vùng về đời sống và tiến bộ xã hội. Bảo đảm an ninh, quốc phòng, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. . Để thực hiện phươnghướngvà mục tiêu nói trên, côngtácquảnlý tài chính, ngân sách lẫn quán triệt nguyên tắc, quan điểm chủ yếu sau đây: - Xây dựng một nền tài chính vững mạnh để đảm bảo thực hiện được chức năng của ngành và đáp ứng yêu cầu của những mục tiêu nhiệm vụ đặt ra. Vừa nângcao khả năng huy động cao các nguồn vốn tại chỗ, vừa nângcao khả năng tiếp thu nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài, tạo thành sức mạnh tổng hợp của hoạt động tài chính. - Tăng cường vai trò quảnlý Nhà nước của các cấp chính quyền đối với hoạt động sản xuất- kinh doanh, của các thành phần kinh tế trên địa bàn huyện trên cơ sở đó mới có điều kiện tăng thu ngân sách qua thuế và phí. Phải trên cơ sở nuôi dưỡng nguồn thu, nghĩa là phải trên cơ sở đầu tư có trọng điểm cho việc phát triển kinh tế-xã hội, tăng NSLĐ, để từ đó tăng được nguồn thu cho NS. - Tăng cường kỷ cương, pháp chế tài chính trong việc quảnlý tài chính. Đảm bảo phát huy công cụ quảnlý kinh tế vĩ mô của tài chính ngân sách, đảm bảo hành lang pháplý cho các đơn vị, địa phương phát huy tínhnăng động, sáng tạo trong công tácquảnlý NSNN. 3.2.Về những giảiphápGiảipháp 1: QuảnlýNSNN Giữ vững đường biên giới, đảm bảo ổn định an ninh chính trị trên địa bàn, tạo điều kiện cho nhân dân yên tâm sản xuất, các nhà doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh yên tâm bỏ vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Thực hiện tốt chính sách tích luỹ vốn, nhất là vấn đề tiết kiệm rong dân cư và xã hội. Đây là một giảiphápquan trọng và thiết thực. Vấn đề tiết kiệm, đầu tư bền vững nhằm giải phóng triệt để sức sản xuất heo hướng mọi người dân có vốn đều được tự do đăng ký sản xuất kinh doanh theo pháp luật. Huyện cần cụ thể hoá và vận dụng các chính sách của Nhà nước vào điều kiện cụ thể của mình trên cơ sở luật pháp về chế độ chính sách chung của Nhà nước. Tăng hiệu quả đầu tư bằng cách có chính sách đầu tư đúng đắn có cơ sở kinh tế cho các ngành công nghiệp chế biến. Đẩy mạnh việc xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội; ưu tiên cho các công trình trọng điểm phục vụ chung cho kinh tế-xã hội của huyệnvàtỉnhHà Giang. Doanh nghiệp Nhà nước phải vươn lên giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nhiều thành phần phát triển theo định hướng XHCN. Tăng cường côngtácquảnlývà khai thác nguồn thu cho NSNN với quan điểm là thu NSNN trong sự phát triển bền vững, tức là không làm suy yếu các nguồn thu quan trọng mà phải bồi dưỡng, phát triển và mở rộng các nguồn thu một cách vững chắc, lâu bền. Điều đó có nghĩa là cần xác định mức thu hợp lý, vừa đảm bảo NSNN có nguồn thu cao vừa đảm bảo để các đối tượng NSNN có đủ điều kiện tài chính tiếp tục phát triển. Xác định được mức thu tại điểm "giới hạn tối ưu" không đơn giản mà cần phân tích, cân nhắc nhiều nhân tố khác nhau. Những nguồn thu thuộc khu vực kinh tế quốc doanh có ý nghĩa đặc biệt thì cần chú ý bồi dưỡng thông qua các biện pháp hỗ trợ đầu tư, trợ giúp khoa học, kỹ thuật, công nghệ và nhân lực . Giảipháp 2 : Hoạt động thu NSNN + Hoàn thiện hệ thống thu từ các hoạt động kinh tế mà trọng tâm là thuế. Thuế là phải thu chủ yếu của NSNN, là công cụ và điều tiết vĩ mô nền kinh tế vô cùng quan trọng. Nó góp phần bảo đảm sự bình đẳng giữa các chủ thể của nền kinh tế, bảo hộ hợp lý những mặt hàng trong nước sản xuất trong nước, thực hiện công bằng xã hội. Thuế là một công cụ đòn bẩy để kích thích phát triển sản xuất kinh doanh một cách có hiệu quả. Chính sách thuế Nhà nước ban hành đã được pháp luật hoá thì phải quán triệt đầy đủ đến mọi cấp, mọi ngành, mọi tổ chức, mọi cá nhân; phải tổ chức cho các đối tượng nộp thuế học tập, tìm hiểu để họ tự giác thực hiện. + Rà soát lại toàn bộ các khoản thu phí, lệ phí đã ban hành trên địa bàn tỉnh, qua đó chấn chỉnh những điểm không còn phù hợp, bổ sung những khoản thu phí và lệ phí phù hợp với quy định của pháp luật Nhà nước. Phải được công khai, công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng để mọi người tổ chức thực hiện làm tốt côngtác này, góp phần vào tăng thu cho NSNN. + Tăng cường vai trò quảnlý Nhà nước của các cấp chính quyền đối với các cơ quan chức năng; thực hiện thu đúng, thu đủ, kịp thời đúng đối tượng, quảnlý tốt nguồn thu, bao quát hết nguồn thu, chống thất thu phát sinh trên địa bàn. + Tăng cường nângcaonăng lực tổ chức vàquảnlý của bộ máy thu thuế, bao gồm cả nângcao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, phẩm chất đạo đức của cán bộ thuế và việc đầu tư trang thiết bị phục vụ cho côngtác thu. Kiên quyết xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm luật thuế của Nhà nước; chấn chỉnh và lập lại kỷ cương trên lĩnh vực thuế, khắc phục những trường hợp tuỳ tiện về lợi ích cá nhân, làm tổn hại đến lợi ích Nhà nước, coi thường pháp luật. + Khai thác tối đa lợi thế các cửa khẩu biên giới với Trung Quốc, đặt biệt là cửa khẩu Thanh Thuỷ để tăng nguồn thu cho NS địa phương. Ngành Hải quan phải phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng như công an, cục thuế, giao thông vận tải, quảnlý thị trường . để làm tốt côngtác kiểm tra trong việc thực hiện áp mã, áp giá thuế suất. Phát hiện kịp thời những sai sót bất hợp lý trong côngtác thu; tăng cường côngtác chống buôn lậu, gian lận thương mại, kiểm soát chặt chẽ việc dán tem các mặt hàng có thuế suất cao. 3.3 Đề Nghị Nâng caocôngtácquảnlý ngân sách nhà nước huyện là một tất yếu đòi hỏi phải thực tiễn khách quan.các cơ quanquảnlý ngân sách cấp huyện cần hiểu rõ và từng bước nângcao chất lượng quảnlývà điều hành ngân sách .tuy nhiên không chỉ ở ngân sách cấp huyện mà ở các xã trên địa bàn. Để có thể thực hiện tôt côngtác khó khăn này đòi hỏi phải có sự tham gia, góp ý kiến của các ban ngành, đoàn thể chức năngvà nhân dân. Vì vậy nhất thiết phải có sự quan tâm, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, HĐND – UBND huyệnvà cấp xã bằng toàn bộ hệ thống chính sách chế độ hợp lý, sát thực, đúng với lòng dân thì côngtácquảnlý ngân sách mới từng bước được hoàn thiện và đạt h iệu quả cao. 3.4 Kiến nghị Trong những năm qua ngân sách địa phương đã tích cực khai thác,nuôi dưỡng nguồn thu trên địa bàn và được sự hỗ trợ có hiệu quả của NSTW, cho nên đã cơ bản đáp ứng yêu cầu chi thường xuyên và chi cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của trên địa bàn huyệnvà các xã đặc biệt khó khăn.Nhờ đó mà các loại hình kinh tế mới được hình thành,cơ cấu kinh tế có sự chuyển đổi theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa.Đồng thời cơ chế quảnlý tài chính nói chung,NSNN nói riêng cũng có sự đổi mới cho phù hợp với hoạt dộng sản xuất – kinh doanh trong điều kiện kinh tế thị trường. Tuy nhiên, để tiếp tục nângcao hiệu quả quảnlývà sử dụng NSNN trên địa bàn huyệnBắcmê trong những năm tới.Với tư cách là một cán bộ chuyên môn trong ngành tài chính, chúng tôi xin nêu lên một số kiến nghị sau: Kiến nghị 1: kiến nghị với huyện - Cân đổi mới phân cấp quảnlý ngân sách cho các cấp ngân sách để các cấp đó chủ động ,sáng tạo trong quảnlý thu - chi có hiệu quả cao nhất.Tăng cường hơn nữa tính chủ động và giao quyền cho các cấp chính quyền huyện, xã trong việc thực hiện các nhiệm vụ khai thác nguồn thu, bố trí kế hoạch chi đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện, xã. - Cần phải có sự quy định cụ thể về việc quản lý, tuyển chọn, sử dụng và thay thế đội ngũ cán bộ kế toán ngân sách xã một cách hợp lý giữa các cấp chính quyền và ngành chuyên môn vì theo phân cấp ngân sách thì ngân sách xã là một cấp ngân sách cần phải có đội ngũ cán bộ có chuyên môn, nghiệp vụ, tránh tình trạng để đội ngũ cán bộ xã thay đổi cùng với kỳ bầu cử của xã, làm cho côngtácquảnlý ngân sách xã không đi vào nề nếp, hoạt động kém hiệu quả. Kiến nghị 2 : kiến nghị với nhà nước - Đề nghị nhà nước có chính sách hỗ trợ chiến lược phát triển đối với tỉnh miền núi như : chính sách thuế ưu tiên, miễn giảm thuế thu nhập đối với các nhà đầu tư sản xuất kinh doanh,đặc biệt là trên lĩnh vực sản xuất công nghệ chế biến, nông nghiệp,chính sách về giảm lãi suất cho vay và điều chỉnh thời hạn vay phù hợp với từng lĩnh vực đầu tư, các chính sách về phát triển văn hóa, xã hội. KẾT LUẬN Ngân sách nhà nước (NSNN) là một trong những công cụ vô cùng quan trọng để nhà nước thực hiện quảnlý vĩ mô nền kinh tế - xã hội của bất kỳ một quốc gia nào. Đất nước ta tiến lên CNXH từ điểm xuất phát về kinh tế quá thấp, trong khi nhu cầu về xây dựng và phát triển kinh tế theo hướng CNH,HĐH đất nước lại đòi hỏi số lượng, chất lượng, cơ cấu vốn tài chính rất lớn và cấp bách. Tình hình đó đòi hỏi phải nângcao sự quảnlý vốn tài chính, vốn ngân sách có hiệu quả. Có như vậy mới tạo điều kiện về tài chính cho tất cả các hoạt động kinh tê – xã hội, khai thác có hiệu quả tối đa các nguồn lực và tiếp thu có hiệu quả nguồn vốn bên ngoài dưới hình nhiều hình thức. Ngoài nhu cầu tài chính cho các hoạt động kinh tế - xã hội, thì nhu cầu tài chính cho sự hoạt động của bộ máy quảnlý Nhà nước cũng phải được đáp ứng thường xuyên và ngày càng tăng. Vì vậy phấn đấu xây dựng một nền NSNN lớn mạnh, ổn định vững chắc mà nguồn thu chủ yếu là từ nội bộ. Song, để có được một nền NSNN như vậy thì cần phải giải quyết một loạt các giảipháp vĩ mô của nhà nước, trong đó có giảipháp thực hiện đổi mới cơ chế quảnlýNSNN có vai trò vô cùng quan trọng. Muốn đổi mới côngtácquảnlýNSNN thì phải xây dựng và hoàn thiện môi trường pháplý sao cho phù hợp yêu cầu mới của nền kinh tế thị trường. Đồng thời thực hiện tốt các giảipháp như trong chuyên đề đã nêu. Vai trò của công tácquảnlýNSNN nêu trên cũng rất đúng với tất cả các địa phương, các ngành. Đối với huyện miền núi biên giới Hà Giang, vai trò của NSNN lại càng đặc biệt quan trọng khi đặt nó trong hoàn cảnh cụ thể về kinh tế - chính trị - xã hôi – an ninh và quốc phòng, khi đặt nó trong sự nghiệp CNH, HĐH nền kinh tế của tỉnh. Vì lẽ đó, việc nâng caocôngtácquảnlý và sử dụng NSNN là một yêu cầu khách quan, vừa có tính cấp bách, vừa có tính cơ bản lâu dài. Quảnlývà sử dụng có hiệu quả NSNN là nghĩa vụ vừa là quyền lợi thiết thực của các cấp, các ngành, các đoàn thể từ trung ương đền địa phương, cơ sở là sự nghiệp của toàn dân của các thành phần kinh tế. Trong đó ngành tài chính – tiền tệ đóng vai trò trực tiếp và trọng yếu. Trên cơ sở đó xây dựng một nền NSNN của huyện vững mạnh góp phần vào thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh Đảng bộ đề ra. Chuyên đề được hoàn thành với sự nỗ lực của bản thân và nhờ các kiến thức đã tiếp thu được trong những năm học tập ở trường. ngoài ra, đạt được kết quả này còn phải kể đến sự giúp đỡ của thầy giáo Nguyễn Văn Hiển khoa khoa học quản lý. Kết quả này có sự giúp đỡ đáng kể của Phòng tài chính – kế hoạch huyệnBắcMêtỉnhHàGiang Em xin chân thành cảm ơn mọi sự giúp đỡ quý báu đó! DANH MỤC TÀI LIÊU THAM KHẢO 1.Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI,VII,VIII. 2.Các nghị quyết của các kỳ Đại hội Đảng 3.Đổi mới chính sách và cơ chế quảnlý tài chính phục vụ CNH, HĐH đất nước,NXB Tài chính, HN 06/1996. 4.Luật NSNN 5.Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. 6.Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện 7.Báo cáo thực hiện kết quả thu – chi NSĐP năm 2007 và những nhiệm vụ thu – chi NSĐP năm 2005 của UBND huyện 8.Báo cáo kết quả thực hiện thu – chi ngân sách vàphương hướng, nhiệm vụ thu – chi ngân sách qua các của UBND huyện 9.Số liệu tổng hợp thu – chi NSĐP của chi cục thống kê – vật giá tỉnhHà Giang. 10.Tài liệu giáo khoa của trường Đại học kinh tế quôc dân . 11.Các bài báo Đảng trên các tạp chí và các báo hàng ngày có liên quan đến đề tài. 12. Sách giáo trình khoa học quảnlý . PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ NSNN HUYỆN BẮC MÊ TỈNH HÀ GIANG 3.1 Phương hướng, mục tiêu Mục tiêu của. hành lang pháp lý cho các đơn vị, địa phương phát huy tính năng động, sáng tạo trong công tác quản lý NSNN. 3.2.Về những giải pháp Giải pháp 1: Quản lý